Luận án tiến sĩ Kinh tế: Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế
lượt xem 11
download
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích và đánh giá thực trạng lợi ích kinh tế của NLĐ trong các DNTN ở tỉnh Thừa Thiên Huế, chỉ ra những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất các quan điểm, pháp giải nhằm bảo đảm lợi ích kinh tế của NLĐ trong các DNTN ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THƯƠNG LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2018
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THƯƠNG LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 62 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN HẬU HÀ NỘI - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định. Tác giả Phạm Thị Thương
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................ 6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu lợi ích kinh tế và lợi ích kinh tế của người lao động.................................................................... 6 1.2. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những điểm "trống" cần tiếp tục nghiên cứu ...................................... 27 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN .............................................................................. 31 2.1. Lý luận về lợi ích kinh tế và lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân .......................................................... 31 2.2. Nội dung, hình thức biểu hiện; nhân tố ảnh hưởng và cơ chế bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân................................................................................................. 40 2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia và một số tỉnh trong nước về bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp và bài học cho tỉnh T.T.Huế ................................................... 65 Chương 3: THỰC TRẠNG LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ............... 79 3.1. Điều kiên tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế có liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân......... 79 3.2. Tình hình bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2016 ..... 92 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .................................................... 125 4.1. Quan điểm về bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế ........................... 125 4.2. Giải pháp bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế .................................. 130 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ .... 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 154 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATLĐ An toàn lao động BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp CTCP Công ty cổ phần CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn DN Doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tư nhân HĐLĐ Hợp đồng lao động KTTN Kinh tế tư nhân LI Lợi ích LIKT Lợi ích kinh tế NC Nhu cầu NCKT Nhu cầu kinh tế NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động TULĐTT Thỏa ước lao động tập thể T.T.Huế Thừa Thiên Huế XHCN Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Cơ cấu GDP của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2006- 2016 phân theo nhóm ngành kinh tế (theo giá hiện hành) .................. 82 Bảng 3.2. Quy mô dân số, lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2016 ............................................................................................ 83 Bảng 3.3. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo phân theo loại hình doanh nghiệp ............................................... 85 Bảng 3.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2016 ..................................................................................................... 87 Bảng 3.5. Số lượng lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................... 89 Bảng 3.6. Trình độ người lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế .............................. 90 Bảng 3.7. Mức lương tối thiểu vùng của các địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế................................................................................... 93 Bảng 3.8. Thu nhập bình quân tháng của người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, phân theo loại hình doanh nghiệp ....................................................................................... 94 Bảng 3.9. Năng suất lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................... 96 Bảng 3.10. Tiền thưởng bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................... 97 Bảng 3.11. Tình hình tai nạn lao động tại các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ............................ 107 Bảng 3.12. Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động tại các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế .... 108 Bảng 3.13. Mức đóng bảo hiểm theo quy định qua các thời kỳ .......................... 110
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.14. Hoàn cảnh cư trú của người lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ........................................................... 112 Bảng 3.15. Tổ chức đại diện quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ............................................... 123 Bảng 3.16. Đánh giá của người lao động về hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tư nhân................................................ 124
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2016 .. 81 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu GDP tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015, 2016 ............................... 82 Biểu đồ 3.3. Cơ cấu doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, phân theo loại hình doanh nghiệp ............................... 86 Biểu đồ 3.4. Đánh giá mức độ hài lòng của người lao động về thu nhập ................... 99 Biểu đồ 3.5. Hình thức đào tạo và đào tạo lại lao động tại các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ......................................................................... 105 Biểu đồ 3.6. Đánh giá của người lao động về thời gian nghỉ ngơi ............................ 103
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lợi ích (LI) vật chất và tinh thần là một trong những động cơ hoạt động của con người, với ý nghĩa đó, lợi ích cũng chính là động lực cho sự phát triển xã hội. C.Mác, Ph.Ăngghen đã từng nói: lợi ích chuyển đời sống của con người. Để phát triển kinh tế - xã hội, cần có nhiều động lực, trong đó, giải quyết tốt các lợi ích kinh tế (LIKT), đặc biệt là lợi ích kinh tế của người lao động (NLĐ) là một động lực quan trọng. Thực tiễn ở Việt Nam, trước đổi mới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IV, với những tìm tòi thử nghiệm "giải phóng lực lượng sản xuất" với tư tưởng "làm cho sản xuất bung ra", tạo động lực cho sản xuất, chú ý kết hợp 3 lợi ích, quan tâm đến lợi ích thiết thân của NLĐ đã tạo ra động lực mạnh mẽ và quan trọng trong sự vận động và phát triển toàn diện của đất nước trong hơn 30 năm qua. Tỉnh Thừa Thiên Huế (T.T.Huế) là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Sau mười năm thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân (DNTN) nói riêng đã có sự khởi sắc đáng kể. Năm 2005, trên địa bàn toàn tỉnh có 915 doanh nghiệp (DN), tính đến cuối năm 2015, số DNTN tăng lên 2.946 DN, chiếm đến 91% trong tổng số DN đang hoạt động trên toàn tỉnh. DNTN tham gia vào hầu hết tất cả các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp và dịch vụ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Đây là lực lượng đi đầu trong giải quyết việc làm cho người lao động, năm 2015, loại hình doanh nghiệp này đã giải quyết được việc làm cho 53.400 lao động, chiếm hơn 60,4% lực lượng lao động của tỉnh. Bên cạnh việc phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, vấn đề thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động cũng được các DNTN quan tâm. Tuy vậy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, như: tiền công, tiền lương của người lao động chưa cao, tính đến năm 2016, thu nhập bình quân của người lao động trong các DNTN khoảng 4,8 triệu đồng/người/tháng, thấp hơn tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, mức thu nhập này chưa đáp ứng được yêu cầu tái sản xuất
- 2 sức lao động; Các DNTN vẫn chưa mặn mà trong việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho NLĐ, nếu có thì chỉ một phần trong tổng số lao động tại DN, tình trạng nợ đọng bảo hiểm bắt buộc vẫn còn nhiều. Để tránh đóng bảo hiểm bắt buôc một số DN không ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc ký kết dưới hình thức giao khoán, cộng tác viên,.. Vấn đề vệ sinh và an toàn lao động (ATLĐ) vẫn chưa bảo đảm,…Từ đó dẫn đến tình trạng xâm hại LIKT của NLĐ, mặt khác gia tăng những xung đột, mâu thuẫn trong quan hệ LIKT, giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ. Sự xung đột này không chỉ tác động xấu đến các DNTN, mà còn gây bất ổn trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh. Chính vì vậy, nghiên cứu về thực trạng và giải pháp bảo đảm thực hiện LIKT của NLĐ trong các DNTN là rất cần thiết. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: "Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế" cho luận án Tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích và đánh giá thực trạng LIKT của NLĐ trong các DNTN ở tỉnh T.T.Huế, chỉ ra những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất các quan điểm, pháp giải nhằm bảo đảm LIKT của NLĐ trong các DNTN ở tỉnh T.T.Huế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, luận án có các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận LIKT nói chung và LIKT của NLĐ trong các DNTN nói riêng. - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia và tỉnh/thành trong nước về thực hiện LIKT của NLĐ trong các DNTN, từ đó luận án rút ra những bài học tham khảo cho các DNTN ở tỉnh T.T.Huế. - Phân tích thực trạng giải quyết LIKT của NLĐ trong các DNTN ở tỉnh T.T.Huế trong giai đoạn từ nay năm 2006 đến năm 2016. Rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó và những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu. - Trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm LIKT của NLĐ trong DNTN ở tỉnh T.T.Huế.
- 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu LIKT của NLĐ trong các DNTN dưới góc độ kinh tế chính trị học, bao gồm: thu nhập bằng tiền; việc làm; an toàn, vệ sinh lao động; nâng cao trình độ; chế độ bảo hiểm và hỗ trợ nhà ở, phương tiện đi lại của NLĐ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Bản chất, nội dung, hình thức biểu hiện LIKT của NLĐ trong các DNTN và những giải pháp bảo đảm LIKT của NLĐ trong các DNTN ở tỉnh T.T.Huế. - Về không gian nghiên cứu: LIKT của NLĐ trong các DNTN ở tỉnh T.T.Huế. Các DNTN được nghiên cứu trong luận án này là các loại hình DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) (không kể đến những DN có vốn đầu tư nước ngoài), cụ thể bao gồm: công ty cổ phần tư nhân, các công ty TNHH tư nhân, công ty hợp danh và các DNTN theo quy định trong Luật DN năm 2014 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Về thời gian: Từ năm 2006 đến năm 2016 là quãng thời gian đề tài khảo sát đánh giá thực trạng, lấy số liệu, tư liệu về LIKT của NLĐ trong DNTN ở tỉnh T.T.Huế. 4. Cơ sở phương pháp uận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở phương pháp luận Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tức là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận án bám sát những quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng bộ của tỉnh T.T.Huế và các chính sách của Nhà nước về phát triển khu vực KTTN, về các cơ chế, chính sách liên quan để LIKT của NLĐ, …, các lý thuyết kinh tế khác liên quan đến đề tài luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận án sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học, với các phương pháp cụ thể: phương pháp lôgíc kết hợp với lịch sử; phương pháp quy nạp và diễn dịch; phương pháp phân tích và tổng hợp; luận án cũng sử dụng phương pháp tổng kết thực tiễn giải quyết LIKT của NLĐ trong các DNTN trên địa bàn tỉnh.
- 4 - Luận án sử dụng phương pháp thu thập và xử lý số liệu: nhằm phụ vụ chứng minh các luận điểm, lập luận và những nhận định, đánh giá về thực trạng LIKT của NLĐ trong các DNTN ở tỉnh T.T.Huế, luận án sử dụng phương pháp thu thập và xử lý số liệu từ các nguồn tài liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Thứ nhất, thu thập các nguồn tài liệu và số liệu thứ cấp, bao gồm: + Các văn bản, chính sách và báo cáo tổng kết, đề tài, đề án của tỉnh về tình hình phát triển của DNTN, khu vực KTTN; chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh T.T.Huế + Nguồn số liệu thống kê từ Cục thống kê tỉnh và các Sở ban ngành về tình hình hoạt động, kết quả đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNTN, khu vực KTTN trên địa bàn tỉnh T.T.Huế; Số liệu của Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các Sở ban ngành về tình hình lao động và thực hiện LIKT của NLĐ trong các DNTN trên địa bàn tỉnh. + Tổng quan các tư liệu nghiên cứu hiện có về DNTN, KTTN, LIKT của NLĐ nói chung và LIKT của NLĐ trong các DNTN được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí và các tài liệu có liên quan khác Thứ hai, phương pháp điều tra xã hội học. Mục đích điều tra xã hội học nhằm thu thập thông tin về NLD làm việc trong các DNTN; nội dung điều tra hướng đến những LIKT mà NLĐ nhận được trong các DNTN, đó là: Thu nhập của NLĐ; Tuyển dụng và ký kết hợp đồng; Đào tạo và đào tạo lại lao động; Chế độ làm việc và nghỉ ngơi; Điểu kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp và ATLĐ; Thực hiện bảo hiểm cho NLĐ; Tình trạng nhà ở của NLĐ; Công đoàn và các tổ chức khác bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Phương pháp điều tra, tiến hành phỏng vấn được áp dụng cho 02 loại lao động: lao động quản lý và lao động trực tiếp; số lao động được tiến hành điều tra là 300 lao động. Đối với DN, số DN được tiến hành điều tra là 150, chọn mẫu có phân loại DN trên cơ sở danh sách DNTN trên địa bàn tỉnh T.T.Huế được cung cấp bởi Cục thống kê tỉnh T.T.Huế Bên cạnh đó, luận án còn tiến hành tham khảo ý kiến của các chuyên gia về tình hình hoạt động của các DNTN, KTTN; lao động và những LIKT của NLĐ trong các
- 5 DNTN trên địa bàn tỉnh T.T.Huế. Từ thực tiễn khảo sát LIKT của NLĐ; thông qua ý kiến nhận định của các chuyên gia giúp luận án đánh giá chính xác thực trạng LIKT của NLĐ trong các DNTN ở tỉnh T.T.Huế 5. Đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án tiếp cận vấn đề LIKT của NLĐ dưới góc độ kinh tế chính trị học, vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề cơ sở lý luận về LIKT của NLĐ, cụ thể: - Luận án tập trung làm rõ quan niệm, nội dung và hình thức biểu hiện LIKT của NLĐ các DNTN. - Luận án chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng và cơ chế thực hiện LIKT của NLĐ trong các DNTN. Từ đó, tác giả đưa ra khung phân tích để đánh giá LIKT của NLĐ trong các DNTN Thứ hai, phân tích, đánh giá quá trình thực hiện LIKT của NLĐ trong các DNTN trên địa bàn tỉnh T.T.Huế, luận án đã khái quát những kết quả đạt được và chỉ ra các hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế làm cơ sở cho việc tìm giải pháp bảo đảm thực hiện tốt LIKT của NLĐ trong các DNTN. Thứ ba, dựa vào kết quả đánh giá thực trạng, luận án đề xuất các quan điểm và các nhóm giải pháp nhằm bảo đảm LIKT của NLĐ trong các DNTN ở tỉnh T.T.Huế trong thời gian tới, các nhóm giải pháp mang tính toàn diện và khả thi cao. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận án bao gồm 4 chương, 9 tiết.
- 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về lợi ích kinh tế Lợi ích kinh tế là vấn đề quan trọng trong sản xuất và đời sống xã hội, nên từ lâu có nhiều tác giả nước ngoài, trong nước quan tâm nghiên cứu dưới các góc độ khoa học triết học, kinh tế chính trị, xã hội học, tâm lý học… 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về lợi ích kinh tế ở nước ngoài + Nhóm vấn đề thứ nhất: Quan niệm và bản chất của LIKT. Theo C.Mác – Angghen, động lực sâu xa nhất thúc đẩy con người hành động đó chính là LI, thật vậy, mọi hoạt động của con người luôn có động cơ nhất định. Động cơ thúc đẩy con người hành động, hành động mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào nhận thức và thực hiện LI của họ. Thông qua quá trình nghiên cứu cho thấy các tác giả đều thống nhất quan điểm: LI không phải là cái gì trừu tượng và có tính chủ quan, mà cơ sở của LI là nhu cầu (NC) khách quan của con người. LIKT là một phạm trù kinh tế khách quan, nó xuất hiện trong những điều kiện tồn tại là mối quan hệ xã hội nhằm thực hiện nhu cầu kinh tế (NCKT) của các chủ thể kinh tế. Con người không thể tự lựa chọn, định đoạt được LIKT của mình. LIKT là là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất trước hết là quan hệ sở hữu, vì thế LI của con người là tuỳ thuộc vào vai trò, vị trí của họ trong hệ thống quan hệ sản xuất. Những lý luận về LIKT nêu trên được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu tiêu biểu dưới đây: Trong tác phẩm "Vấn đề nhà ở", khi phân tích quan điểm của Proudhon về nguyên lý tối cao chi phối mọi nguyên lý khác là công lý, Ph.Ăngghen đã khẳng định LIKT là một phạm trù phản ánh quan hệ kinh tế. LIKT là hình thức biểu hiện trước hết, nên nó tác động đến các hình thức khác [4,749]. Điểm này hoàn toàn phù
- 7 hợp với quan điểm của C.Mác trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức: "Lợi ích là nguyên tắc điều tiết cơ bản mà các nguyên tắc khác tuân theo" [11, 481]. Như vậy, trong tất cả các LI, thì LIKT là lợi ích quan trọng nhất, LIKT được thực hiện sẽ tạo cơ sở để thực hiện các LI còn lại. Ph.Ăngghen viết: "Những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó biểu hiện trước hết dưới hình thức LI" [8,376] V.I.Lênin đã viết: Lợi ích của giai cấp này hay giai cấp khác được xác định một cách khách quan theo vai trò mà họ có trong hệ thống quan hệ sản xuất, theo những hoàn cảnh và điều kiện sống của họ. D.I.Chesnocov [15], là tác giả nghiên cứu LI và LIKT theo xu hướng coi LIKT gắn bó mật thiết với NCKT song LIKT không phải là NCKT. Tác giả xem xét LIKT với tư cách là một phạm trù khách quan và cho rằng: "Lợi ích là mối quan hệ khách quan của xã hội, hay của một con người riêng lẻ đối với điều kiện sống của xã hội và các NC hiện có của mình, là mối quan hệ kích thích, tác động đến tập thể hay cá nhân mỗi người nhằm bảo đảm điều kiện thuận lợi cho đời sống và sự phát triển của cá nhân hay tập thể, đấu tranh với những điều kiện cản trở sự tồn tại và phát triển của họ" [15, 127]. Nguồn gốc ra đời của LIKT chính là từ quá trình giải quyết mối quan hệ giữa NC của con người với điều kiện sống. Thông qua việc giải quyết mối quan hệ này, con người có được phương thức để tồn tại, hướng tới sự phát triển cho cá nhân và xã hội. Quan điểm này của tác giả khá đồng nhất với một số tác giả hiện nay khi khẳng định: LIKT là một phạm trù khách quan, nó sinh ra từ NCKT, là phương thức để thỏa mãn những NC đó. Công trình có ý nghĩa lý luận quan trọng trong đề tài luận án. Theo V.N.Lavrinenko [78], trong công trình nghiên cứu, tác giả phân tích quá trình hình thành quan hệ LI trong xã hội xuất phát từ mối quan hệ giữa LI và NC. Công trình nghiên cứu cho thấy, LI và NC luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó với nhau, quan hệ LI chỉ xuất hiện khi có quan hệ NC. Đặc biệt tác giả nhấn mạnh, NC phản ánh mối quan hệ tất yếu của xã hội và LI phản ánh mối quan hệ xã hội khi thực hiện NC. Quan điểm này của tác giả khá đồng nhất với quan điểm của D.I.Chesnocov, khẳng định LIKT là một quan hệ và có nguồn gốc từ NC. Chính NC đã vạch ra "sự khởi đầu" cho LIKT và hình thành nội dung của nó. Ông
- 8 khẳng định: "Lợi ích là mối quan hệ khách quan của sự tự khẳng định xã hội của chủ thể" [78, 16]. Tính khách quan của LIKT thể hiện ở chỗ nó xuất hiện bên ngoài chủ thể và hoàn toàn không phụ thuộc và sự nhận thức của con người. Ju.K. Pletnicov [57] khẳng định: "Lợi ích quan hệ với mặt khách quan của đời sống xã hội, là hiện tượng khách quan của hiện thực, rằng LI xã hội không thể tồn tại thiếu chủ thể và chính các quan hệ xã hội, những LI xã hội này không phải bởi ý thức chủ thể mà do địa vị xã hội khách quan của họ" [57,402]. Theo tác giả, LIKT là một phạm trù khách quan, tính chất này không chỉ xuất phát từ nhận thức của con người, mà nó còn được khẳng định thông qua địa vị của họ trong xã hội, như: nhà tư bản nhận lợi nhuận, công nhân làm thêm nhận tiền công. Như vậy, LIKT là một phạm trù khách quan và mang tính chất giai cấp rõ rệt. V.P.Ca.man-kin [12], với những lý luận sắc bén, ông trình bày những quan điểm về LIKT một cách khoa học. Trong đó, ông đã đưa ra khái niệm LIKT: LIKT của một chủ thể nhất định là sự tác động lẫn nhau giữa các NCKT của chủ thể đó. [12, 7]. Nghiên cứu LIKT nhưng xuất phát từ NC nào? Theo Ca.man-kin đó là NCKT, một dạng của NC vật chất đáp ứng cho sự tồn tại và phát triển của con người: "Nhu cầu về của cải vật chất, tức nhu cầu về vật chất thường được đồng nhất với NCKT. Nhưng nó không phải là khái niệm giống nhau. Nhu cầu kinh tế không phải là nhu cầu hiện vật, mà là khía cạnh kinh tế của nhu cầu" [12, 9], từ đó tác giả khẳng định, NCKT là khái niệm ban đầu để định nghĩa LIKT. Quan niệm này đã và đang nhận được sự thống nhất trong công trình nghiên cứu của các nhà khoa học. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả còn đi sâu phân tích các LIKT và quá trình tái sản xuất lực lượng sản xuất; nghiên cứu tính khách quan của các LIKT. Một số tác giả đã đề cập đến hình thức biểu hiện cụ thể của LIKT, như: Theo từ điển Business dictionary [111], LIKT là một phạm trù được định lượng bằng một khoản tiền như doanh thu, thu nhập, ... Theo từ điển Investerwords, LIKT được biểu đạt bằng số tiền tạo ra thông qua một hoạt động của chủ thể như kinh doanh, thực hiện một chiến lược hay một hoạt động tài chính. Như vậy, LIKT được xem là một khoản tiền nhất định mà chủ thể thu được thông qua hoạt động của mình.
- 9 Tác giả Glen Weisbrod và David Simmonds [96], lại hiểu một cách khái quát hơn khi đánh giá LIKT dưới hình thức thiên về phúc lợi, nhóm tác giả này cho rằng: LIKT bao gồm cả những khoản tiền có được và cả những giá trị thu được nhưng không phải bằng tiền, (It can include both money benefits and non-money benefits), đây là cách hiểu rộng hơn so với các khái niệm trước. Theo nhóm tác giả, hiểu LIKT dưới hình thức một khoản tiền thu được, đó chính là xem xét những tác động kinh tế đối với một khu vực nhất định. Ngược lại, hiểu LIKT bao gồm cả những phúc lợi đạt được sẽ có thể đánh giá cho toàn bộ nền kinh tế. + Nhóm vấn đề thứ hai, nghiên cứu về vai trò của LIKT C.Mác và Ph.Ăngghen nói về vai trò động lực của LIKT. Nghiên cứu lịch sử từ xuất phát điểm lấy con người làm yếu tố trung tâm, C.Mác và Ăngghen đã khẳng định: "Lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động của con người theo đuổi mục đích của bản thân mình" [6,141]. Như vậy, nghiên cứu lịch sử chính là nghiên cứu bản thân con người, tìm động lực cho tiến trình phát triển của lịch sử đó cũng chính là động lực hoạt động của con người. Theo C.Mác - Ăngghen, động lực sâu xa nhất thúc đẩy con người hành động đó chính là LI. Từ đó, trong hệ thống những tác phẩm, C.Mác và Ăngghen đã phân tích một cách khoa học phạm trù LI và LIKT. Trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức", C.Mác và Ph.Ăngghen đã trình bày quan niệm về lịch sử nhân loại, tiền đề cơ bản cho sự phát triển của lịch sử chính là: con người, hoạt động con người và những điều kiện vật chất. Theo ông, con người muốn sáng tạo ra lịch sử trước hết phải sống, tồn tại, hoạt động mang tính chất lịch sử đầu tiên của con người chính là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt bảo đảm NC sống, cụ thể: "... hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn nhu cầu, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất và đó là một hành vi lịch sử, một điều kiện cơ bản của mọi lịch sử mà hiện nay cũng như hàng nghìn năm về trước người ta thực hiện hàng ngày, hàng giờ để nhằm duy trì con người.." [11, 45]. Như vậy, NC có vai trò quan trọng, NC và LI trở thành động lực chủ yếu cho hoạt động của con người, tất cả những gì con người giành lấy đều gắn liền với LI của chính họ. Vai trò động lực này được C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ trong những cuộc đấu tranh giai cấp: "Cuộc
- 10 đấu tranh giai cấp giữa giai cấp chiếm hữu ruộng đất và giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, vấn đề là ở những LIKT, để thỏa mãn những LIKT thì quyền lực chính trị được sử dụng làm phương tiện đơn thuần" [9, 410]. Trong những tác phẩm của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen còn nhấn mạnh: "xét đến cùng mọi cuộc cách mạng đều được tiến hành vì để giải phóng về LIKT" [11, 749]. Lợi ích kinh tế là một trong những vấn đề sống còn của sản xuất và đời sống. Chính những LIKT đã gắn bó con người với cộng đồng của mình và tạo ra những kích thích, những thôi thúc và khát vọng, sự say mê trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế. LIKT được nhận thức và được thực hiện thì nó trở thành động lực kinh tế thúc đẩy con người hành động. Do đó, LIKT được coi là một trong những động lực cơ bản của sự tiến bộ xã hội nói chung, của phát triển kinh tế - xã hội và sản xuất kinh doanh nói riêng. Theo Ph,Ăngghen: LIKT là những động cơ đã lay chuyển những quần chúng đông đảo. khi chúng biến thành sự kích thích hoạt động của con người thì chúng "lay động đời sống nhân dân". Lợi ích kinh tế thiết thân của NLĐ là động lực trực tiếp đối với sự hoạt động của từng con người nói riêng và của cả xã hội nói chung. Kế thừa và phát triển quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, trong những tác phẩm của mình Lênin bổ sung và phát triển thêm lý luận về LIKT. Theo Ông, vai trò của LIKT là động lực cho sự phát triển, chính vì vậy, Lênin nhấn mạnh đến thực hiện và phát triển LI cá nhân: "... tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải bằng cách trực tiếp dựa vào nhiệt tình, mà là với nhiệt tình do cuộc cách mạng vĩ đại sinh ra, bằng cách khuyến khích LI cá nhân, bằng sự quan tâm thiết thân của cá nhân,..." [49, 189]. Lợi ích kinh tế mang tính chất giai cấp, khi phân tích về các LIKT, Lênin nhấn mạnh: "Lợi ích của quần chúng nhân dân đông đảo nhất - về thực chất có nghĩa là LI của toàn bộ xã hội - trực tiếp chỉ đạo chính quyền công nông" [48, 22]. Để bảo đảm LIKT của toàn bộ xã hội: một khi chiếm được chính quyền nhà nước, giai cấp vô sản có một LI căn bản nhất, sống còn nhất là phải tăng số lượng sản phẩm, phải nâng cao sức sản xuất của xã hội [48, 433]. LIKT gắn liền với LI giai cấp và LIKT được thể hiện bằng các chính sách kinh tế, trong xã hội có nhiều giai cấp thì LIKT của giai cấp thống trị quy định chính sách đối nội và đối ngoại, cụ thể theo V.I.Lênin: "Những cội rễ sâu xa nhất của chính sách đối nội cũng như đối
- 11 ngoại của nhà nước ta đều do những LI kinh tế do địa vị kinh tế của giai cấp thống trị ở nước ta quy định" [48, 403]. Những quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác về LI nói riêng và LIKT nói chung đã được các nhà khoa học kế thừa và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về lợi ích kinh tế ở trong nước Ở nước ta, nghiên cứu về LIKT được nhiều tác giả bắt đầu quan tâm vào giai đoạn những năm 1980 bắt nguồn từ những tư tưởng đột phá vè kinh tế trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IV (8/1979) với quan điểm "làm cho sản xuất bung ra"… khắc phục sai lầm, khuyết điểm trong quản lý kinh tế; trong cải tạo XHCN, tạo ra động lực cho sản xuất, chú ý kết hợp 3 LIKT - xã hội, tập thể và cá nhân NLĐ quan tâm hơn đến LI thiết thân của NLĐ. Các tác giả trong nước đều nghiên cứu về quan niệm, bản chất của LIKT, các hình thức LIKT và vai trò động lực của LIKT trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, mà trực tiếp nhất là các quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, các nhà nghiên cứu trong nước đều cho rằng: - Cơ sở của LIKT là NC vật chất kinh tế khi đã được xác định về mặt xã hội (tức là NC vật chất có khả năng thanh toán). - Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, LIKT là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất, trước hết là quan hệ sở hữu. Lợi ích kinh tế là một phạm trù thể hiện tính chất giai cấp. Trong xã hội, do địa vị của các giai cấp khác nhau nên NCKT và LIKT cũng hoàn toàn khác nhau. Đồng thời, LIKT mang tính chất lịch sử rõ rệt. Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ phát triển của nền kinh tế - xã hội, NC của con người luôn vận động và thay đổi. Chính yếu tố này tác động làm LIKT luôn biến đổi cho phù hợp với sự thay đổi của NC. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, LIKT của các chủ thể trong xã hội thể hiện ở: LI của xã hội, LI của tập thể và LIKT của cá nhân NLĐ. Bên cạnh đó, khi phân tích quá trình hoạt động của con người nói chung và quá trình hoạt động kinh tế - xã hội nói riêng, các tác giả đều khẳng định vai trò của LIKT là động lực cho sự phát triển của xã hội loài người.
- 12 Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu đề cập đến các vấn đề lý luận nêu ở trên: Tập thể nhiều tác giả [33], cuốn sách là công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, với xu hướng nghiên cứu thông qua ba LI. Đây là xu hướng nổi bật trong những năm của thập kỷ 80. Thông qua những nghiên cứu về LIKT, nhóm tác giả đều thống nhất một số quan điểm sau: Thứ nhất, LIKT là một phạm trù kinh tế, là hình thức biểu hiện của quan hệ kinh tế, quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất [33; 10, 45]. Thứ hai, Thời kỳ quá độ lên CNXH, LIKT của các chủ thể trong xã hội thể hiện dưới hình thức LI xã hội, LI tập thể và LI của cá nhân NLĐ. Ba LI này có mối quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất hữu cơ với nhau. Trong đó, LIKT của xã hội có vai trò chủ đạo trong quá trình thực hiện các LIKT [33; 10, 29, 31, 59]. Thứ ba, LIKT là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất, không phụ thuộc vào nhận thức, ý chí và lòng ham muốn của con người. Vì vậy, LIKT là một phạm trù mang tính chất khách quan [33; 25, 33, 47]. Thứ tư, LIKT là một trong những động lực cơ bản , phổ biến của sự phát triển không ngừng của sản xuất và đời sống xã hội [33, 15]. Theo Chu Văn Cấp [13], thống nhất quan điểm với các nhà khoa học đương thời về LIKT: LIKT là một hình thức biểu hiện của các quan hệ sản xuất, biểu hiện thông qua các qui luật kinh tế. Chính vì vậy tác giả đã nhấn mạnh: LIKT là mắt khâu không thể tách rời trong cơ chế nội tại của sự phát triển kinh tế và là mắt khâu trong cơ chế tác động của các quy luật kinh tế. Các LIKT trong thời kỳ quá độ lên CNXH là không đồng nhất và phức tạp, tức là trong mỗi thành phần kinh tế có những LIKT tương ứng. Chúng bao gồm không chỉ LIKT của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tập thể và tầng lớp trí thức XHCN, mà những LI đó được phản ánh ở LI toàn dân, tập thể và cá nhân NLĐ. Bên cạnh đó, còn có những LI của các nhà tư bản tư nhân, của những người sản xuất nhỏ cá thể, tồn tại cùng với hệ thống XHCN của thời kỳ quá độ và phục thuộc vào nó [13, 5]. Theo tác giả các LIKT tác động theo các hướng khác nhau, vì vậy quá trình thực hiện các LI trong xã hội cần được thực hiện theo cùng một hướng, tức là "cái gì có lợi đối với xã hội, cần phải có lợi đối với tập thể lao động và mỗi NLĐ" [13, 3]. Từ đó, luận án luận giải nét đặc trưng của chính sách và những biện pháp kinh tế của Đảng trong thời kỳ quá độ là
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 290 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 53 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 14 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 11 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn