intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành Vận tải hàng không trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:221

24
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành Vận tải hàng không trong bối cảnh hội nhập quốc tế" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan các công trình nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án; Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không trong hội nhập quốc tế; Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế; Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế thời kỳ đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành Vận tải hàng không trong bối cảnh hội nhập quốc tế

  1. BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN SỸ THÀNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - NĂM 2024
  2. BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN SỸ THÀNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9.31.01.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS, TS. Trần Công Sách TS. Nguyễn Huy Tráng ` HÀ NỘI - NĂM 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ” là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Công Sách và TS. Nguyễn Huy Tráng. Tất cả các thông tin, số liệu và trích dẫn trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa được sử dụng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị hoặc đề tài nào khác. Hà Nội, Ngày tháng Năm 2024 Tác giả luận án
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các Nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và bạn bè đồng nghiệp; tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo, các Nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương về sự giúp đỡ tận tình, quý báu đó. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Trần Công Sách và TS. Nguyễn Huy Tráng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện, hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí Lãnh đạo Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Cục hàng không dân dụng Việt Nam, bạn bè và đồng nghiệp tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam,Văn phòng chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và những người thân trong gia đình tôi đã tạo điều kiện thuận lợi, cổ vũ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn tác giả của các tài liệu mà tôi đã sử dụng tham khảo trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận án
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. iii 1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Những điểm mới của luận án........................................................................ 3 2.1. Về lý luận ........................................................................................................3 2.2. Về thực tiễn ........................................................................................................ 3 3. Kết cấu nội dung của luận án ....................................................................... 4 Chương 1 .......................................................................................................... 5 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN .................................................................... 5 1.1. Tổng quan các công trình và khoảng trống nghiên cứu của luận án .. 5 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không trong bối cảnh hội nhập quốc tế ................................................................................................................................5 1.1.2. Tổng quan các các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Vận tải hàng không trong bối cảnh hội nhập quốc tế ................................................................................................................................9 1.1.3. Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án đã được các nghiên cứu trước giải quyết và khoảng trống luận án tiếp tục nghiên cứu.................................... 13 1.2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ................. 15 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 15 1.2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 16
  6. 1.2.3. Phạm vị nghiên cứu .................................................................................. 16 1.2.4. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................... 17 1.3. Cách tiếp cận và khung phân tích của luận án .................................. 17 1.3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu của luận án...................................................... 17 1.3.2. Khung phân tích của luận án .................................................................... 18 1.4. Các phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu nghiên cứu ..... 20 1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp ..................................... 20 1.4.2. Phương pháp thu thập thông tin bằng phương pháp phỏng vấn sâu....... 20 1.4.3. Phương pháp thu thập thông tin bằng điều tra phỏng vấn có sử dụng phiếu điều tra................................................................................................................. 21 1.4.4. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin, số liệu .................................. 23 Chương 2 ........................................................................................................ 24 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ............... 24 2.1. Khái quát một số vấn để lý luận về phát triển nguồn nhân lực ngành Vận tải hàng không ................................................................................................ 24 2.1.1. Một số khái niệm ...................................................................................... 24 2.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không ............................. 27 2.1.3. Phân loại nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không.............................. 29 2.1.4. Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không ..... 30 2.2. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không trong bối cảnh hội nhập quốc tế ................................ 32 2.2.1. Khái niệm về quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không trong bối cảnh hội nhập quốc tế ................................................ 32 2.2.2. Đặc điểm và yêu cầu đặt ra đối với quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không trong bối cảnh hội nhập quốc tế............... 33 2.2.3. Mục tiêu, đối tượng và chủ thể quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không trong bối cảnh hội nhập quốc tế........................ 36
  7. 2.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không trong bối cảnh hội nhập quốc tế ..................................................... 37 2.2.5. Các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành Vận tải hàng không trong bối cảnh hội nhập quốc tế ........................................ 43 2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không trong bối cảnh hội nhập quốc tế .............................. 45 2.3. Kinh nghiệm quốc tế và một số bài học cho Việt Nam về quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Vận tải hàng không trong bối hội nhập quốc tế ...................................................................................... 49 2.3.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ......................................................................... 49 2.3.2. Kinh nghiệm Liên bang Nga .................................................................... 51 2.3.3. Kinh nghiệm của Thái Lan....................................................................... 53 2.3.4. Một số bài học rút ra cho việc hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ......................................................................................................... ........55 Chương 3 ........................................................................................................ 57 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ................................................................................... 57 3.1. Thực trạng ngành Vận tải hàng không và nguồn nhân lực ngành Vận tải hàng không trong bối cảnh hội nhập quốc tế ........................................ 57 3.1.1. Khái quát thực trạng ngành vận tải hàng không Việt Nam..................... 57 3.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không ........................... 61 3.1.3. Hội nhập quốc tế của ngành vận tải hàng không Việt Nam.................... 74 3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành Vận tải hàng không Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế thời gian qua .......................................................................................................... 77 3.2.1. Thực trạng xây dựng và thực hiện các định hướng phát triển nguồn nhân
  8. lực ngành vận tải hàng không Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế....... 77 3.2.2. Thực trạng tạo lập hệ thống khuôn khổ pháp lý về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam phù hợp vơi cam kết hội nhập quốc tế ............................................................................................................................. 83 3.2.3. Thực trạng xây dựng chính sách và công cụ điều tiết thúc đẩy hoạt động phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam phù hợp với các cam kết hội nhập quốc tế .................................................................................... 91 3.2.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và giám sát các hoạt động phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam phù hợp với các cam kết hội nhập quốc tế... ............................................................................................................ 103 3.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.. ............................................................................................... 110 3.3.1. Những kết quả đạt được ......................................................................... 110 3.3.2. Những hạn chế, bất cập .......................................................................... 111 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập ............................................. 114 Chương 4 ...................................................................................................... 125 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ .......................................... 125 4.1. Bối cảnh và dự báo nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không trong hội nhập quốc tế của Việt Nam thời kỳ đến năm 2030 ............................ 125 4.1.1. Bối cảnh liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành vận tài hàng không thời kỳ đến năm 2030 ....................................................................................... 125 4.1.2. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không giai đoạn 2024 - 2030 ................................................................................................................ 127 4.1.3. Những cơ hội và thách thức đối với quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
  9. ........................................................................................................................... 128 4.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành Vận tải hàng không Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ................................................................... ......131 4.2.1. Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam ......................................................... 131 4.2.2. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế thời ký đến năm 2030..... .............................................................................................................. 133 4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam thời kỳ đến năm 2030 ................... 136 4.3.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý và tạo môi trường phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam............................. 136 4.3.2. Giải pháp xây dựng, bổ sung, điều chỉnh chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam ........ 138 4.3.3. Giải pháp đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam ........................ 141 4.3.4. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam ........................ 145 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Tiếng Việt ANHK An ninh hàng không ANQP An ninh quốc phòng AN-AT An ninh an toàn AT-VSLĐ An toàn vệ sinh lao động CBCNV Cán bộ công nhân viên CHK Cảng hàng không CPH Cổ phần hóa CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư CMNV Chuyên môn nghiệp vụ CMKT Chuyên môn kỹ thuật CSH Chủ sở hữu CTCP Công ty cổ phần DNNN Doanh nghiệp nhà nước DN VTHK Doanh nghiệp vận tải hàng không GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GTGT Giá trị gia tăng GTVT Giao thông vận tải HKDD Hàng không dân dụng HNQT Hội nhập quốc tế KSVKL Kiểm soát viên không lưu NLĐ Người lao động NVKT Nhân viên kỹ thuật NNL Nguồn nhân lực NSLĐ Năng suất lao động PTNNL Phát triển nguồn nhân lực QLNN Quản lý nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TNDN Thu nhập doanh nghiệp TVHK Tiếp viên hàng không TTLĐ Thị trường lao động UBQLV Ủy ban quản lý vốn VTHK Vận tài hàng không
  11. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Tiếng Việt Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (Airports Corporation of ACV Vietnam) AI Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligent) AOC Chứng chỉ khai thác hàng không (Air Operator Certificate) ATC Đài kiểm soát không lưu (Airport Tower Control) Tổ chức chứng nhận huấn luyện bay (Approved Training ATO Organization) Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt BBA (Bamboo Airway) CAA Khu vực hàng không chung (Common Aviation Area) CAGR Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (Compound annual growth rate) Công ước về Hàng không Dân dụng Quốc tế (Convention on CICA International Civil Aviation) EU Liên minh Châu Âu (Europe Union) FAA Cục hàng không Liên bang Mỹ (Federal Aviation Administration) FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Production) Hiệp hội vận tải Hàng không Thế giới (International Air IATA Transport Association) Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (International Civil Aviation ICAO Organization) ICAS Cơ quan An toàn Hàng không Dân dụng Quốc tế ILO Tổ chức lao động quốc tế (International Labor Organization) JPA Công ty Cổ phần Hàng không Pacific Airlines (Jestar Pacific) LCC Hàng không giá rẻ (Low Cost Carrier) MRO Bảo trì, sửa chữa, đại tu (Maintenance, Repair, Overhaul) Tổng công ty quản lý bay Việt Nam (Vietnam Air Traffic VATM Management) Công ty Cổ phần Hàng không lữ hành Việt Nam (Viettravel VA Airlines) Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet VJA (Vietjet Air) VNA Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) Chương trình phát triển Liên hợp quốc (United Nations UNDP Development Programme) WB Ngân hàng thế giới (World Bank) WTO Tổ chức thương mại quốc tế (World Trade Organization)
  12. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Số lượng đối tượng điều tra thu thập thông tin ........................ ......22 Bảng 2.1: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ngành hàng không Thái Lan ................................................................................................................... ......54 Bảng 3.1: Số lượng máy bay của các hãng hàng không Việt Nam đến năm 2022 ......................................................................................................................... 60 Bảng 3.2: Số lượng lao động ngành vận tải hàng không Việt Nam giai đoạn2018- 2022…………………………………………………………………………..…62 Bảng 3.3: Số lượng phi công và nhân viên kỹ thuật của ngành vận tải hàng không Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022. .........................................................................62 Bảng 3.4: Số lượng phi công theo quốc tịch của ngành vận tải hàng không Việt Nam đến năm 2022 ..............................................................................................63 Bảng 3.5: Tỷ trọng chi phí đào tạo theo đối tượng của Tổng công ty hàng không Việt Nam giai đoạn 2018-2022 ............................................................................65 Bảng 3.6: Số ngày đào tạo trong năm của Tổng công ty hàng không Việt Nam giai đoạn 2018-2022 ....................................................................................................65 Bảng 3.7: Ý kiến đánh giá mức độ phù hợp trong việc sử dụng lao động ở các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam ........................................................66 Bảng 3.8: Hiệu quả sử dụng phi công theo giờ bay của Tổng công ty hàng không Việt Nam giai đoạn 2018-2022 ............................................................................66 Bảng 3.9: Ý kiến đánh giá thực trạng điều kiện làm việc, trang thiết bị lao động ngành vận tải hàng không Việt Nam ....................................................................68 Bảng 3.10: Ý kiến đánh giá thực trang an toàn vệ sinh lao động ngành vận tải hàng không Việt Nam ...................................................................................................69 Bảng 3.11: Ý kiến đánh giá thực trạng kỷ luật lao động ngành vận tải hàng không Việt Nam ..............................................................................................................70 Bảng 3.12: Ý kiến đánh giá thực trạng tiền lương, đãi ngộ, phúc lợi cho người lao động ngành vận tải hàng không Việt Nam...........................................................71 Bảng 3.13: Nguồn nhân lực hàng không Việt Nam theo độ tuổi đến năm 2022.. ..............................................................................................................................72 Bảng 3.14: Nguồn nhân lực hàng không Việt Nam theo trình độ đến năm 20212 ......................................................................................................................……73
  13. Bảng 3.15: Thực trạng thể lực nguồn nhân lực Hàng không Việt Nam ..............73 Bảng 3.16: Các văn bản định hướng về phát triển nguồn nhân lực ngành hàng không Việt Nam ...................................................................................................77 Bảng 3.17: Ý kiến đánh giá mức độ phù hợp của định hướng phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam..............................................................82 Bảng 3.18: Các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển nguồn nhân lực ngành Vận tải hàng không Việt Nam..............................................................................83 Bảng 3.19. Ý kiến đánh giá mức độ bắt buộc và tuân thủ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam ..............................................................................................................................87 Bảng 3.20: Ý kiến đánh giá mức độ đầy đủ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam ..............89 Bảng 3.21: Ý kiến đánh giá mức độ đơn giản của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam ..............90 Bảng 3.22: Các chính sách về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam ..............................................................................................................92 Bảng 3.23: Ý kiến đánh giá mức độ hiệu quả kinh tế của các chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam .........................................97 Bảng 3.24: Ý kiến đánh giá mức độ đầy đủ của chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam............................................................102 Bảng 3.25: Ý kiến đánh giá mức độ công khai và minh bạch của chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam ...............................103 Bảng 3.26: Thống kê số lượng các đoàn thanh tra, kiểm tra của Cục hàng không Việt Nam giai đoạn 2015 đến 2023 .............................................................................107 Bảng 3.27: Ý kiến đánh giá mức độ hiệu lực của hoạt động thanh tra giám sát về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam........................108 Bảng 3.28: Ý kiến đánh giá mức độ phù hợp của hoạt động thanh tra giám sát về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam........................110 Bảng 3.29: Ý kiến đánh giá thực trạng bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam ........................................115 Bảng 3.30: Ý kiến đánh giá thực trạng số lượng cán bộ quản lý nhà nước đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam ..........116 Bảng 3.31: Chất lượng công chức ngành vận tải hàng không Việt Nam ..........117
  14. Bảng 3.32: Ý kiến đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam. ..............................118 Bảng 3.33: Ý kiến đánh giá mức độ ưu tiên về phát triển nguồn nhân lực ngành Vận tải hàng không Việt Nam ...........................................................................120 Bảng 3.34: Ý kiến đánh giá thực trạng cơ chế phối hợp của bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam .......................122 Bảng 3.35: Ý kiến đánh giá mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp ngành vận tải hàng không Việt Nam... .....................................................123 Bảng 3.36: Ý kiến đánh giá mức độ tham gia hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam......................................................124 Bảng 4.1: Dự báo số lượng giám sát viên và số lượng tàu bay từ năm 2022 đến 2025 ....................................................................................................................127 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Thông kê số lượng phi công và tiếp viên hàng không Hoa Kỳ từ năm 2014 đến 2020 ......................................................................................................50 Hình 3.1: Cấu trúc mô hình của ngành Vận tải Hàng không Việt Nam ..............57 Hình 3.2: Công suất thiết kế và khai thác thực tế tại một số sân bay Việt Nam .60 Hình 3.3: So sánh tăng trưởng lượng hành khách bằng đường hàng không trong khu vực Đông Nam Á ..........................................................................................61 Hình 3.4: Ý kiến mức độ hiệu quả tăng năng suất lao động của các chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam .................................98 Hình 3.5: Ý kiến mức độ hiệu quả thu hút lao động của các chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam ..........................................99 Hình 3.6: Ý kiến đánh giá mức độ phù hợp của chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam............................................................101 Hình 3.7: Cơ cấu tổ chức thanh tra ngành Giao thông vận tải Việt Nam ..........104 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Khung phân tích vấn đề của luận án .............................................. 19
  15. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Ngành vận tải hàng không (VTHK) thế giới đã trải qua 100 năm lịch sử phát triển với sự ra đời nối tiếp nhau của các thế hệ máy bay thương mại ngày một hiện đại, thân thiện với môi trường, an toàn và hiệu quả kinh tế hơn. Mặc dù trải qua nhiều cuộc chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, thiên tai dịch bệnh nhưng ngành vận tải hàng không thế giới vẫn phát triển không ngừng và trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới đều quan tâm và đầu tư phát triển. Theo báo cáo của hiệp hội vận tải hàng không quốc tế - IATA (2018 và 2019), tốc độ tăng trưởng của ngành hàng không thế giới trung bình hàng năm đạt 4,7% về hành khách và 4,2% về hàng hóa, nhiều năm liên tục đều có lợi nhuận đạt trung bình 32 tỷ USD/năm trong 10 năm trở lại đây. Sự tăng trưởng của ngành vận tải hàng không là cơ sở phát triển ngành du lịch, thu hút đầu tư, giao thương, xuất khẩu hàng hóa góp phần tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ngành vận tải hàng không Việt Nam có lịch sử ra đời muộn hơn so với các nước tiên tiến trên thế giới nhưng cũng đang phát triển với tốc độ tăng trưởng vượt trội, IATA (2019) dự báo Việt Nam sẽ là thị trường vận tải hàng không phát triển nhanh thứ 5 thế giới về lượt khách giai đoạn 2015-2035 và nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với mức tăng trưởng trung bình gần 14% năm. Ngành vận tải hàng không đã tạo ra 2,2 triệu việc làm tại Việt Nam cũng như đóng góp 12,5 tỷ USD vào GDP, chiếm 25% giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Việt nam, đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế của đất nước (Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, 2019). Trong giai đoạn hiện nay cũng như những năm tới, nhu cầu vận tải hàng không của Việt Nam sẽ tăng mạnh khi Việt Nam đã đang hội nhập quốc tế nhanh và rộng với 16 hiệp định FTA đã ký kết, đồng thời là thành viên của nhiều tổ chức hàng không quốc tế. Điều này đặt ra những yêu cầu mới về năng lực vận tải hàng không và số lượng, chất lượng của nguồn nhân lực thực hiện vận tải hàng không đó là những cán bộ quản lý cấp cao của các doanh nghiệp ngành vận tải hàng không; lao động làm trong các doanh nghiệp vận tải hành không nhất là lao động chất lượng cao như phi công, điều hành bay, nhân viên kỹ thuật bay. Tuy nhiên sự phát triển của ngành vận tải hàng không Việt Nam cũng gắn liền với nhiều thách thức như: nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự sụt giảm
  16. 2 nhu cầu đi lại bằng đường hàng không do dịch bệnh, tình hình chính trị ở một số quốc gia, khu vực không ổn định, các cuộc xung đột vũ trang và chiến tranh thương mại; sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường vận tải hàng không quốc tế. Một trong những thách thức lớn nhất là khủng hoảng thiếu nguồn nhân lực, chảy máu chất xám nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành vận tải hàng không như phi công, nhân viên kỹ thuật sửa chữa tàu bay, cán bộ quản lý cấp cao. Trước những bối cảnh và thách thức trên, quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực trong ngành vận tải hàng không phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm và mang tính đột phá xuyên suốt trong quá trình phát triển của ngành vận tải hàng không với phương châm lấy phát triển con người làm trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành vận tải hàng không. Thực vậy, nguồn nhân lực giữ một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu nguồn lực của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dịch vụ nói chung và doanh nghiệp vận tải hàng không nói riêng. Phát triển nguồn nhân lực trong ngành vận tải hàng không là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định để thực hiện các nhiệm vụ phát triển ngành vận tải hàng không. Nguồn nhân lực có chất lượng là cơ sở để tạo ra lợi thế cạnh tranh của ngành vận tải hàng không Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh trên thế giới. Do đặc điểm của ngành vận tải hàng không Việt Nam, hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngành VTHK đòi hỏi có sự đầu tư và quản lý đồng thời cả 2 phía là nhà nước và doanh nghiệp. Trên thực tế, quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, định hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực chưa phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, quy hoạch nguồn nhân lực chỉ mang tính khái quát; tính hiệu lực hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật chưa cao, chưa toàn diện thiếu đồng bộ; chính sách hỗ trợ đầy đủ, sự hỗ trợ chưa nhiều, chưa có đột phá; năng lực bộ máy quản lý nhà nước còn hạn chế và còn bị chồng chéo các chủ thể quản lý; các hoạt động kiểm tra giám sát không theo kịp tốc độ tăng trưởng của ngành, không được duy trì thường xuyên, chưa thực sự quyết liệt, chế tài xử phạt còn nhẹ. Các hạn chế trên đã ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không. Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, có tính cập nhật về quản lý nhà nước đối với PTNNL của ngành vận tải hàng không Việt Nam trong bối cảnh
  17. 3 hội nhập quốc tế. Trước tình hình đó, đề tài luận án “Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” phản ánh sự cần thiết khách quan cả về phương diện lý luận và thực tiến quản lý. 2. Những đóng góp của luận án 2.1. Về lý luận Luận án khẳng định sự cần thiết khách quan và vai trò quan trọng của nhà nước về quản lý và PTNNL đối với VTHK trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực VTHK như: Định hướng chiến lược; Khung khổ pháp luật; Chính sách và các công cụ điều tiết; Bộ máy và đội ngũ QLNN về PTNNL; Thanh tra, Kiểm tra. Trên cơ sở đó, luận án bổ sung và hoàn thiện được một số nội dung lý luận như khái niệm, đặc điểm, chủ thể quản lý nhà nước và đối tượng bị quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không trong bối cảnh hội nhập quốc tế dưới góc độ của chuyên ngành quản lý kinh tế. Luận án đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về PTNNL bao gồm: Khuôn khổ pháp luật vĩ mô và ngành GTVT; Năng lực của bộ máy tổ chức triển khai quản lý về PTNNL; Nguồn lực thực hiện quản lý về PTNNL; Đặc điểm của đối tượng sử dụng và người lao động ngành VTHK, luận án cũng xây dựng các tiêu chí đánh giá về quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực. Đây là cơ sở để hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không trong bối cảnh hội nhập quốc tế dưới góc độ của chuyên ngành quản lý kinh tế. 2.2. Về thực tiễn Luận án đã đúc kết được kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới và rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho việc tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Luận án đã phản ảnh được thực trạng nguồn nhân lực, phân tích và đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp vận tải hàng không ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Những kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thời gian qua, quản lý nhà nước về PTNNL trong lĩnh vực VTHK đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Định hướng Phát triển nguồn nhân lực chưa phù hợp với yêu cầu của hội nhập quốc tế; Các văn bản quy phạm pháp luật ban hành nhiều
  18. 4 nhưng rất phức tạp, chồng chéo, chưa đồng bộ; Bộ máy quản lý nhà nước về PTNNL còn bị chồng chéo; Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát về hoạt động PTNNL tại ngành VTHK không được duy trì thường xuyên, chưa thực sự quyết liệt, Trên cơ sở đánh giá thực trạng và bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế, luận án đã đề xuất được một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Thông tin đánh giá thực trạng, kinh nghiệm quốc tế và các giải pháp này là những thông tin mới làm tài liệu tham khảo giúp cho các đơn vị quản lý nhà nước có liên quan đến ngành vận tải hàng không và các doanh nghiệp vận tải hàng không có thêm thông tin để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về nguồn nhân lực ngành hàng không, từ đó góp phần giúp ngành vận tải hàng không phát triển tốt hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 3. Kết cấu nội dung của luận án Luận án được trình bày trong 150 trang, 37 bảng, 8 hình, 1 sơ đồ, sử dụng 148 tài liệu tham khảo trong và ngoài nước. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc thành bốn chương Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không trong hội nhập quốc tế Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế thời kỳ đến năm 2030.
  19. 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan các công trình và khoảng trống nghiên cứu của luận án 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không trong bối cảnh hội nhập quốc tế 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực Về khái niệm, nội hàm của nguồn nhân lực, Adam Smith, nhà kinh tế học cổ điển người Anh, được coi là người đầu tiên đưa ra khái niệm ban đầu về nguồn nhân lực (Arthur, 2000). Tiếp sau đó, Alfred Marshall (1842-1924), cũng thống nhất với khái niệm NNL của Adam Smith khi cho rằng NNL là một tài sản cá nhân giá trị nhất bao gồm năng lượng, năng lực và các kỹ năng trực tiếp tạo hiệu quả sản xuất công nghiệp. Sau này nguồn nhân lực và vốn nhân lực được tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu và phát triển bởi Liên hiệp quốc, Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cùng một số nhà lý thuyết tiêu biểu như Milton Freidman, Simon Kuznet và Gary Becker (2010) và một số nhà khoa học trên thế giới: M.Marquardt và D.Engel (1993); Robert E. Lucas (1988); Hanushek và Kimko (2000), Baldacci, Clements, Gupta và Cui (2004); Erik Canton (2005); William Easterly (2009); Adeyemi O. Ogunade (2011); Eric A. Hanushek (2013). Nghiên cứu về khái niệm NNL ở Việt Nam cũng có rất nhiều công trình tiêu biểu của các tác giả: Hoàng Chí Bảo (1992); Phạm Minh Hạc (1996); Đoàn Văn Khái (2000); Bùi Sỹ Lợi (2002); Nguyễn Hữu Dũng (2002); Nguyễn Thanh (2005); Bùi Văn Nhơn (2006); Nguyễn Ngọc Quân (2007) Các tác giả trên mặc dù có sự khác nhau về góc độ tiếp cận, không gian, thời gian và kết quả nghiên cứu, nhưng đều thống nhất về quan điểm khi cho rằng nguồn nhân lực là một nguồn vốn rất có giá trị cần phải được đầu tư và phát triển. Hình thức đầu tư có hiệu quả nhất vào nguồn vốn này chính là thông qua giáo dục & đào tạo, từ đó đóng góp và mang lại lợi ích cho cá nhân, tổ chức và cả quốc gia. Thêm vào đó, một số tác giả như Mario Baldassarri, Luigi Paganetto và Edmun Sphelps (1994) cũng đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của nhân lực trình độ cao trong việc tiếp thu tri thức khoa học công nghệ hiện đại để tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ cho mỗi quốc
  20. 6 gia. Những nội dung này sẽ được tác giả kế thừa và chọn lọc trong quá trình thực hiện luận án vì đội ngũ phi công, nhân viên kỹ thuật máy bay được coi là nguồn nhân lực trình độ cao trong tổng thể ngành vận tải hàng không. Nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực cũng được nhiều tác giả nghiên cứu với những công trình khác nhau như: Harbison và Myers (1964), Craig (1976), Garavan (1991), Stewart và McGoldrick (1996), Armstrong (1999), Nadler & Nadler (1993), Gary Becker (2010), Lê Thị Ái Lâm (2003), Nguyễn Thanh (2005), Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (2012), Võ Xuân Tiến (2014). Các tác giả trên đều nêu các khái niệm về PTNNL, các nội dung cơ bản của vấn đề PTNNL, những yếu tố tác động đến PTNNL. Đa số các công trình của các tác giả đều khẳng định PTNNL liên quan trực tiếp đến việc đào tạo, phát triển khả năng tài nguyên con người. Thêm vào đó, các tác giả còn chỉ ra rằng PTNNL cần tập trung vào những nội dung cơ bản là phát triển về số lượng nhân lực; nâng cao chất lượng nhân lực thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của người lao động; điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực; đảm bảo lợi ích cho người lao động. Từ những nghiên cứu về lý luận, các tác giả đã đi phân tích cụ thể thực trạng PTNNL, từ đó đưa ra những nhóm giải pháp PTNNL. Về vai trò của phát triển nguồn nhân lực, cũng được nhiều nhà khoa học đi sâu phân tích như Richard A.Swanson (1995), Oudin, Xavier (1998); Jim Stewart và Graham Beaver David Mc Guire và Kenneth Jorgensen (2001),Walter W.McMahon (2002), Đàm Đức Vượng, Phạm Tất Đông, Nguyễn Đắc Hưng... Ngoài ra, trong báo cáo của chương trình phát triển Liên hiệp quốc (1999) đã đánh giá: PTNNL là vấn đề quan trọng của thời đại toàn cầu hóa và nó ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Các quốc gia đang trong quá trình phát triển công nghệ mới và có sự chạy đua về tri thức. Để thể thực hiện được quá trình đó, đòi hỏi mỗi quốc gia cần phải có trách nhiệm hướng tới sự phát triển nhân lực. Trong toàn cầu hóa kinh tế, nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự thành bại của tổ chức, quốc gia. Đặc biệt trong nền kinh tế tri thức, chất lượng NNL là yếu tố chủ đạo, được coi là lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp, tổ chức hay quốc gia. Tác giả Nguyễn Đình Luận (2003), Bùi Thị Thanh (2005) cho rằng PTNNL góp phần phát triển KT-XH, là nhân tố nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động, phát triển con người toàn diện, là giải pháp chiến lược đi tắt, đón đầu để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2