intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

126
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá đúng thực trạng quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam chặt chẽ, hiệu quả và đúng pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

  1. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ---------------- TRÇN MINH TH¾NG QU¶N Lý QUü B¶O HIÓM THÊT NGHIÖP ë VIÖT NAM Hµ Néi, N¡M 2018
  2. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ---------------- TRÇN MINH TH¾NG QU¶N Lý QUü B¶O HIÓM THÊT NGHIÖP ë VIÖT NAM Chuyªn ngµnh: Tµi chÝnh - Ng©n hµng (Kinh tÕ B¶o hiÓm) M· sè: 62340201 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. PGS. TS. NGUYỄN VĂN ĐỊNH 2. TS. ĐỖ VĂN SINH Hµ Néi, N¡M 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Tôi xin cam đoan các số liệu được sử dụng trong luận án tiến sĩ “Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam” hoàn toàn được thu thập từ thực tế, chính xác, đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, được xử lý trung thực và khách quan. Hà Nội, tháng năm 2018 Tác giả Luận án Trần Minh Thắng
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành biết ơn trường Đại học Kinh tế quốc dân, Viện Sau đại học, Khoa Kinh tế Bảo hiểm, TS. Nguyễn Thị Chính - Trưởng khoa, cùng các thầy cô tham gia giảng dạy chương trình nghiên cứu sinh. Chính những kiến thức cùng phương pháp nghiên cứu được tiếp thu trong thời gian học tập tại trường là hành trang quan trọng giúp tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chuyển lời tri ân sâu sắc nhất đến tập thể giáo viên hướng dẫn, PGS.TS. Nguyễn Văn Định và TS. Đỗ Văn Sinh. Sự hướng dẫn tận tình, tâm huyết và rất trách nhiệm của các thầy đã giúp tôi hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo BHXH Việt Nam và các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, các đồng nghiệp trong ngành đã luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện trong quá trình thu thập dữ liệu, tư vấn và các gợi ý chính sách. Xin cảm ơn tình cảm của những người thân, gia đình đã quan tâm, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận án. Trân trọng cảm ơn! Tác giả Luận án Trần Minh Thắng
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ....................................................................................................................... 19 1.1. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ................................................................................. 19 1.1.1. Khái quát về bảo hiểm thất nghiệp.................................................................. 19 1.1.2. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ............................................................................... 23 1.2. Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ................................................................... 27 1.2.1. Khái niệm quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ................................................. 27 1.2.2. Mục tiêu quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp .................................................... 28 1.2.3. Nguyên tắc quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ................................................ 29 1.2.4. Nội dung quản lý quỹ BHTN .......................................................................... 30 1.3. Những nhân tố chủ yếu tác động đến quản lý quỹ BHTN ............................. 42 1.3.1. Chính sách pháp luật ....................................................................................... 42 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 43 1.3.3. Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật bảo hiểm thất nghiệp ............... 44 1.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát ......................................................... 45 1.3.5. Tổ chức triển khai chính sách pháp luật về quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ........ 46 1.3.6. Chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp .. 47 1.3.7. Ứng dụng công nghệ thông tin ........................................................................ 47 1.4. Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ....................................................................................... 48 1.4.1. Quản lý quỹ BHTN ở một số nước trên thế giới............................................. 48 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................ 57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 59 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM ................................................................................................................... 60 2.1. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam ............................................................ 60 2.1.1. Quá trình hình thành và mục đích sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam ........................................................................................................................... 60
  6. 2.1.2. Cơ quan quản lý bảo hiểm thất nghiệp và quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam ... 62 2.2. Thực trạng quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam ........................... 68 2.2.1. Quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp ................................................................... 68 2.2.2. Quản lý chi BHTN .......................................................................................... 76 2.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát............................................................. 84 2.2.4. Quản lý cân đối thu - chi quỹ BHTN .............................................................. 85 2.2.5. Quản lý hoạt động đầu tư quỹ BHTN ............................................................. 86 2.3. Đánh giá tình hình quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam .............. 86 2.3.1. Kết quả đạt được ............................................................................................... 86 2.3.2. Tồn tại, hạn chế ............................................................................................... 96 2.3.3. Đánh giá nhân tố tác động đến quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ............... 106 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 122 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM .......................................................... 123 3.1. Định hướng, quan điểm tổ chức quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ........... 123 3.1.1. Định hướng mục tiêu quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp .............................. 123 3.1.2. Quan điểm về tổ chức quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ............................. 126 3.2. Giải pháp quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam ........................... 131 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ............ 131 3.2.2. Giải pháp về kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý ............................................ 132 3.2.3. Giải pháp về quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp............................................. 133 3.2.4. Giải pháp quản lý chặt chẽ các khoản chi bảo hiểm thất nghiệp .................. 135 3.2.5. Giải pháp đảm bảo cân đối thu - chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp.................... 136 3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp137 3.2.7. Xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ trong quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ...................................................................................................... 138 3.2.8. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ...................................................................................................................... 139 3.2.9. Xây dựng cơ chế thưởng phạt nghiêm minh ................................................. 140 3.3. Kiến nghị ........................................................................................................... 141 3.3.1. Đối với Quốc hội và Chính phủ .................................................................... 141 3.3.2. Đối với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội .................................... 143 3.3.3. Đối với các Bộ, ngành có liên quan ............................................................. 145 3.3.4. Đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam ................................................. 146 3.3.5. Đối với người sử dụng lao động .................................................................. 148 3.3.6. Đối với người lao động ................................................................................ 148
  7. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 150 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................... 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................... 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 153 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 161
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHVL Bảo hiểm việc làm BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CPS Khảo sát Dân cư Hiện thời HĐLĐ Hợp đồng lao động HĐLV Hợp đồng làm việc ILO Tổ chức Lao động quốc tế NSNN Ngân sách Nhà nước TCTN Trợ cấp thất nghiệp TTLB Thông tư liên Bộ TTLT Thông tư liên tịch UBND Uỷ ban nhân dân
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tỷ lệ đóng góp BHTN/BHVL ở một số nước trên thế giới ....................... 24 Bảng 1.2: Quỹ BHTN và tính bền vững ở một số quốc gia trên thế giới ................... 49 Bảng 2.1: Tình hình lập và giao kế hoạch thu BHTN (2011 - 2015) ......................... 69 Bảng 2.2: Số người lao động tham gia BHTN (2011 - 2015) .................................... 71 Bảng 2.3: Số tiền thu BHTN (2011 - 2015) ................................................................ 73 Bảng 2.4: Tình hình lập và giao kế hoạch chi BHTN (2011 - 2015) ......................... 78 Bảng 2.5: Số người thụ hưởng các chế độ BHTN (2011-2015) ................................. 78 Bảng 2.6: Kết quả chi trả BHTN (2011 - 2015) ......................................................... 82 Bảng 2.7: Cân đối quỹ BHTN (2011 - 2015) ............................................................. 85 Bảng 2.8: Đánh giá sự phù hợp của chính sách pháp luật về BHTN ......................... 89 Bảng 2.9: Đánh giá của cán bộ BHXH về việc chấp hành pháp luật BHTN đối với đơn vị sử dụng lao động sau khi thanh tra, kiểm tra .................................. 92 Bảng 2.10: Đánh giá về thủ tục, hồ sơ tham gia BHTN ............................................... 93 Bảng 2.11: Đánh giá về thủ tục, hồ sơ hưởng chế độ BHTN ....................................... 94 Bảng 2.12: Đánh giá về sự chuyên nghiệp của cán bộ BHXH hiện nay ...................... 96 Bảng 2.13: Đánh giá của cán bộ BHXH về việc chấp hành chính sách, pháp luật về BHTN của người sử dụng lao động ........................................................... 97 Bảng 2.14: Đánh giá về tỷ lệ tham gia BHTN hiện nay ............................................... 98 Bảng 2.15: Kết quả phân tích hồi quy Logistic .......................................................... 111 Bảng 2.16: Kết quả kiểm định Hosmer-Lemeshow đánh giá sự phù hợp của mô hình Logistic ..................................................................................................... 112 Bảng 2.17: Kết quả phân tích hồi quy Logistic .......................................................... 118
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 1: Mô hình nghiên cứu dự kiến ....................................................................... 17 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy BHXH Việt Nam..................................................... 65 Hình 2.2: Số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHTN (2011 - 2015) ....................... 70 Hình 2.3: Số tiền nợ đọng BHTN (2011 - 2015) ........................................................ 74 Hình 2.4: Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHTN (2011 - 2015) ............................. 76 Hình 2.5: Tình hình thực hiện kế hoạch chi BHTN (2011 - 2015) ............................. 83 Hình 2.6: Tình hình tham gia và thụ hưởng chế độ BHTN ........................................ 87 Hình 2.7: Đánh giá của cán bộ BHXH về công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHTN .......................................................................................... 91 Hình 2.8: Kênh tiếp cận thông tin của người sử dụng lao độngvà người lao động về chính sách pháp luật BHTN ........................................................................ 91 Hình 2.9: Tình hình chi trả và hưởng trợ cấp BHTN của cơ quan BHXH đối với người thất nghiệp......................................................................................... 95 Hình 2.10: Đánh giá của cán bộ BHXH về lý do người sử dụng lao động tham gia BHTN chưa đầy đủ cho người lao động ................................................... 100 Hình 2.11: Đánh giá của người lao động về chất lượng đào tạo nghề và sự hài lòng trong công tác tư vấn, giới thiệu việc làm ................................................. 105 Hình 2.12: Tỉ lệ tham gia BHTN................................................................................. 109 Hình 2.13: Tỉ lệ tham gia BHTN theo khu vực làm việc ............................................ 110 Hình 2.14: Tỉ lệ tham gia BHTN theo thành thị (TT) và nông thôn (NT) .................. 110 Hình 2.15: Tỉ lệ tham gia BHTN theo trình độ học vấn ............................................. 111 Hình 2.16: Số lượng cán bộ BHXH được khảo sát theo tỉnh thành ............................ 116 Hình 2.17: Đánh giá của cán bộ cơ quan BHXH về mức độ ảnh hưởng của nhân tố chính sách pháp luật đến quản lý quỹ BHTN ........................................... 120 Hình 2.18: Đánh giá của người sử dụng lao động và người lao động về mức độ ảnh hưởng của nhân tố chính sách pháp luật đến quản lý quỹ BHTN............. 121
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp là điều không thể tránh khỏi, để lại nhiều hệ lụy đến người lao động, gia đình họ và toàn xã hội như: mất cân đối về tài chính đối với người lao động; lãng phí nguồn nhân lực xã hội; tệ nạn xã hội gia tăng, thậm chí đe doạ đến sự ổn định thể chế chính trị của quốc gia,… Để đối phó và khắc phục hậu quả của tình trạng thất nghiệp, các chế độ trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp mất việc làm hay BHTN là những biện pháp hữu hiệu nhằm thay thế, bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị thất nghiệp và quan trọng hơn là hỗ trợ họ học nghề, giới thiệu việc làm để người thất nghiệp sớm quay lại thị trường lao động, có thu nhập và ổn định lại cuộc sống. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, BHTN là một trong những chính sách quan trọng góp phần giải quyết các vấn đề về thất nghiệp, việc làm và đảm bảo ASXH. Tại Việt Nam, quyền lợi của người lao động cũng như tình trạng thất nghiệp luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội khác nhau. Giai đoạn trước năm 2009, NSNN đã chi hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để giải quyết cho hàng chục vạn người lao động thông qua các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp tạm ngừng việc, trợ cấp mất việc làm hay các chế độ trợ cấp đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước,... Để đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho người lao động khi không may bị thất nghiệp và giảm gánh nặng cho NSNN, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI đã ban hành Luật BHXH, quy định chi tiết về BHTN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Sau 5 năm triển khai thực hiện, BHTN được hoàn thiện hơn trong Luật Việc làm được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Trải qua quá trình hình thành và sửa đổi đến nay, BHTN đã từng bước đi vào cuộc sống và là “Phao cứu sinh” cho người lao động khi bị mất việc làm. Theo số liệu của BHXH Việt Nam đến năm 2015, cả nước đã có trên 10,3 triệu người lao động tham gia BHTN với số thu vào quỹ BHTN lên đến trên 9,7 nghìn tỷ đồng và đã chi trên 4,5 nghìn tỷ đồng cho hơn 545 nghìn người hưởng chế độ. Qua đó, quỹ BHTN không những đủ chi các chế độ mà còn kết dư trên 49 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý quỹ BHTN vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập về chính sách như: người lao động có đóng BHTN nhưng không hưởng chế độ khi về hưu, chưa có quy định giới hạn về độ tuổi hưởng BHTN nên một số người lao động hết tuổi lao động nghỉ việc hưởng chế độ BHTN sau đó mới làm thủ
  12. 2 tục hưởng lương hưu, người lao động hưởng chế độ thai sản chủ động xin nghỉ việc để hưởng cả trợ cấp thai sản và TCTN,... Trong tổ chức thực hiện, tình trạng trục lợi quỹ BHTN vẫn đang diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý và bảo toàn Quỹ BHTN, biểu hiện như: người lao động chủ động nghỉ việc hoặc bắt tay với người sử dụng lao động làm thủ tục để hưởng chế độ BHTN trong khi đơn vị vẫn bố trí được việc làm cho người lao động; người lao động nghỉ việc hưởng TCTN đồng thời vẫn đi làm và đóng BHXH, BHTN tại các địa phương khác nơi hưởng TCTN để tránh bị phát hiện; một số đơn vị có biểu hiện lách luật để trốn đóng BHTN bằng cách giao kết hợp đồng lao động với người lao động thời hạn dưới 03 tháng hoặc đóng chưa đầy đủ số người trong đơn vị, đóng không đúng mức lương của người lao động, nợ đọng tiền BHTN,… Thông tin việc làm còn hạn chế, việc đào tạo nghề còn bất cập về thời gian, kinh phí và ngành nghề đào tạo, chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Cơ chế phối hợp trong thực hiện chính sách và thanh tra, kiểm tra giữa các cơ quan, tổ chức chưa thực sự chặt chẽ,... Mặt khác, quỹ BHTN hiện nay chủ yếu hướng tới chi trả chế độ trợ cấp thất nghiệp với số chi tuyệt đối lớn hơn rất nhiều lần các chế độ khác, chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động chưa được chi trả, các chính sách BHTN mang tính chủ động nhằm hạn chế tình trạng sa thải lao động, hỗ trợ mức đóng BHTN hay nâng cao vai trò của thị trường lao động chưa được quan tâm đúng mức,... dẫn đến số tiền kết dư của quỹ BHTN hiện nay là khá lớn. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, “Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam” là đề tài được tác giả lựa chọn để nghiên cứu nhằm khắc phục những vấn đề hạn chế, bất cập, từ đó, góp phần quản lý quỹ BHTN chặt chẽ, hiệu quả và đúng pháp luật. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu tổng quát Đánh giá đúng thực trạng quản lý quỹ BHTN và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm quản lý quỹ BHTN ở Việt Nam chặt chẽ, hiệu quả và đúng pháp luật. b. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa, bổ sung và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quỹ BHTN và quản lý quỹ BHTN; - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thu, quản lý chi, cân đối quỹ BHTN. Đồng thời, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý quỹ BHTN ở Việt Nam; - Đề xuất các giải pháp và đưa ra những kiến nghị nhằm quản lý quỹ BHTN
  13. 3 chặt chẽ, hiệu quả và đúng pháp luật. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý quỹ BHTN. b. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý sự nghiệp quỹ BHTN. Trong đó, chủ yếu nghiên cứu về quản lý thu, quản lý chi, cân đối quỹ BHTN ở Việt Nam. - Về không gian: Luận án nghiên cứu quản lý quỹ BHTN tại Việt Nam. - Về thời gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu - Luận án sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử để hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý quỹ BHTN. - Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của thống kê như: tổng hợp, phân tích, so sánh đánh giá và liên hệ. - Trong quá trình nghiên cứu, Luận án kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Để thực hiện các phương pháp này, tác giả sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp được thu thập như sau: + Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, Ngành có liên quan. + Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua các phiếu khảo sát thực tế. Cách thức và phương pháp thu thập dữ liệu cho nghiên cứu là đặc biệt quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng của số liệu và ảnh hưởng đến kết quả phân tích (Creswell, 2013). Do đó, để đảm bảo chất lượng dữ liệu cho nghiên cứu, tác giả thực hiện khảo sát với hai nhóm đối tượng chủ yếu: Nhóm thứ nhất, là người lao động trên toàn quốc, chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố có đông lao động, mật độ khu công nghiệp dày đặc như: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng,... Nhóm thứ hai, là các bộ quản lý quỹ BHTN trên toàn quốc và tập trung chủ yếu ở các địa bàn địa lý nêu trên, mà ở đó, cán bộ quản lý BHTN nhiều hơn so với các tỉnh khác.
  14. 4 Theo Privitera (2013) kích thước mẫu nghiên cứu phải đảm bảo hai khía cạnh sau: (1) đủ lớn và (2) đối tượng chọn mẫu phải đa dạng nhằm phản ánh đúng bản chất của thông tin. Số lượng phiếu khảo sát đối với người lao động là 2019 người ở các loại hình doanh nghiệp như: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Số lượng phiếu khảo sát đối với cán bộ quản lý quỹ BHTN là 1021, chủ yếu làm công tác quản lý thu BHTN, chi trả chế độ BHTN ở các tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương và các quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh. Sau khi loại bỏ các trường hợp không hợp lệ, tác giả thu về 1613 phiếu hợp lệ với nhóm thứ nhất và với nhóm thứ hai tác giả thu về 976 phiếu hợp lệ. Như vậy, kích cơ mẫu sử dụng cho các mô hình nghiên cứu có thể nói là đủ lớn để đảm bảo rằng các kết quả phân tích là đáng tin cậy. Một số cán bộ cơ quan BHXH mặc dù đã được hẹn trước nhưng không gặp được trực tiếp vì nhiều lý do khác nhau, tác giả đã thực hiện khảo sát qua điện thoại. Tuy vậy, nhóm này chiếm tỉ lệ không nhiều và vẫn đảm bảo chất lượng về mặt số liệu. Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan, tác giả thực hiện tiếp 1 đợt khảo sát thông qua phiếu khảo sát điện tử được tạo trên công cụ “Google docs forms” cho cả ba nhóm đối tượng là người lao động, chủ sử dụng lao động và cán bộ BHXH trên phạm vi cả nước để phân tích, đánh giá các nhân tố tác động đến công tác quản lý quỹ BHTN. Sau khi thu thập và xử lý dữ liệu, tác giả thu về 828 mẫu phiếu hợp lệ đối với người lao động, 359 mẫu phiếu hợp lệ đối với người sử dụng lao động và 404 mẫu phiếu hợp lệ đối với cán bộ BHXH. Do đối tượng được khảo sát trải rộng trên toàn quốc nên khoảng thời gian cần thiết để thực hiện kéo dài từ tháng 07/2016 đến tháng 04/2017. - Các nguồn dữ liệu sau khi thu thập được phân tích trên bảng, biểu và sử dụng phần mềm SPSS (Phần mềm thống kê dành cho khoa học xã hội - Statistical Package for the Social Sciences) để phân tích, đánh giá cho nghiên cứu này. 5. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 5.1. Một số nghiên cứu trên thế giới Bảo hiểm thất nghiệp không phải là vấn đề mới, từ những năm đầu của thế kỷ XX để góp phần giải quyết tình trạng mất việc làm trên thế giới, nhất là ở các nước công nghiệp, ILO Convention (1919), phê chuẩn Công ước thất nghiệp C2 vào năm 1919. ILO Convention (1934), Tổ chức này tiếp tục phê chuẩn Công ước số 44 vào ngày 04/6/1934 về bảo đảm tiền trợ cấp cho những người thất nghiệp. Trên cơ sở Công
  15. 5 ước này, nhiều nước đã ban hành chính sách về BHTN. ILO Convention (1952), Công ước An sinh xã hội C102 năm 1952; ILO Convention (1991), Công ước xúc tiến, hỗ trợ và bảo vệ phòng chống thất nghiệp C168 năm 1991. Những công ước này là định hướng cho các nước hoạch định chính sách tìm kiếm biện pháp phòng chống thất nghiệp để bảo vệ người lao động và gia đình họ. Để hoạch định và tổ chức thực hiện được những chính sách này là hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của từng nước. Trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học công bố những công trình nghiên cứu về BHTN và các vấn đề liên quan. - Wandner, S. A., & Stengle, T. (1997) đã chỉ ra thực tế là trong những năm gần đây, cứ mỗi tháng lại có khoảng 1/3 số người lao động thất nghiệp có trong danh sách những người nhận trợ cấp định kỳ theo thống kê của Khảo sát Dân cư Hiện thời (CPS). Những cá nhân này gọi là người thất nghiệp được bảo hiểm. Tỷ lệ những người đang nhận bảo hiểm được gọi là tỷ lệ người thụ hưởng thất nghiệp. Có rất nhiều cách tính tỷ lệ thụ hưởng thất nghiệp và mỗi cách tính lại có những ý nghĩa riêng. Mục đích của nghiên cứu này nhằm giới thiệu các tính chỉ tiêu, tỷ lệ người thụ hưởng thất nghiệp. Từ đó, để mọi người thảo luận và vận dụng trong thực tiễn. CPS giới thiệu số liệu người thất nghiệp toàn cầu. Dựa vào khảo sát trên một số hộ gia đình, phương pháp này xác định tất cả những người thất nghiệp đang tìm kiếm việc làm trong một đơn vị thời gian nhất định trong tháng. Tất cả những người đang tìm việc làm, bất kể do bị mất việc hay bỏ việc, bất kể đó là công việc đầu tiên hay họ mới quay lại làm việc, bất kể họ có gắn bó với công việc đó hay không và bất kể thời gian thất nghiệp là một tuần hay vài năm, đều được CPS tính đến. Ngược lại, khái niệm về người thất nghiệp được bảo hiểm dựa trên những nguồn thông tin hoàn toàn khác lại mang tính hạn chế hơn. Người thất nghiệp được bảo hiểm gồm tất cả những người tham gia vào hệ thống BHTN. Họ phải đáp ứng những điều kiện thụ hưởng ban đầu và đang yêu cầu hay đang được thụ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 01 tuần thất nghiệp. Họ thường là những người lao động có gắn bó với công việc nhưng bị ép buộc phải thôi việc và có khả năng tìm kiếm việc khác. Họ có thể có tiền lương và vẫn được tính như một người thất nghiệp vì khoảng thời gian họ nhận trợ cấp thất nghiệp là hạn chế, đa số thường chỉ thất nghiệp trong khoảng dưới 06 tháng. Theo hồ sơ hành chính, số lượng người thất nghiệp được tính định kỳ theo tuần. Trong thời kỳ khủng hoảng, người ta dường như đã không còn bận tâm về vấn đề người thụ hưởng chương trình định kỳ vì có quá nhiều sự thay đổi liên quan đến
  16. 6 thất nghiệp với tỷ lệ người thất nghiệp và người thụ hưởng gia tăng. Tuy nhiên, cùng lúc đó, trợ cấp từ các chương trình định kỳ được cho là ngày càng cao, và người ta lại đặt câu hỏi về việc liệu có bao nhiêu lao động thất nghiệp rời khỏi chương trình mà không nhận được trợ cấp thu nhập nào thêm? Mối bận tâm lúc này là liệu trợ cấp BHTN có đủ kéo dài để ngăn ngừa tình trạng kiệt quệ về tài chính và nếu có kéo dài thêm thì sẽ kéo dài đến bao lâu? Các tác giả cho rằng tỷ lệ người thụ hưởng có những ý nghĩa khác nhau vì nó liên quan đến hai thước đo khác nhau. Tỷ lệ này có tác động tới bất cứ tranh cãi nào về tính hợp lý của chương trình BHTN và vì thế cần phải xem xét kỹ lưỡng khi đưa ra chính sách. Ngoài ra tài liệu này còn cho rằng không nên sử dụng tỷ lệ thụ hưởng như một công cụ phân tích chính sách khi khủng hoảng xảy ra bằng cách đưa ra những thước đo khác tỷ lệ thụ hưởng và cách sử dụng chúng trong tương lai. Có thể thấy, nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến sự tác động của BHTN tới tình hình lao động việc làm, việc trở lại làm việc sau thất nghiệp, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp và tác động của BHTN đến an sinh xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu không đi sâu vào công tác quản lý và cân đối quỹ BHTN, cho dù tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ người thụ hưởng có ảnh hưởng đến quỹ và quản lý quỹ BHTN. - Schwartz, J. (2009) phân tích mối tương quan giữa BHTN tại Mỹ và chu kỳ kinh doanh. Nghiên cứu thứ nhất xây dựng mô hình xác định mức điều chỉnh trợ cấp BHTN tối ưu nhất cho chu kỳ kinh doanh. Mô hình này hỗ trợ hiệu quả cho việc tăng cường trợ cấp BHTN cho người thất nghiệp lâu dài trong thời kỳ suy thoái. Tại Mỹ, cơ chế để bắt đầu mở rộng trợ cấp BHTN khi tỷ lệ thất nghiệp của một bang đạt tới một ngưỡng nhất định. Cơ chế này được xem là thiết kế không hiệu quả và việc mở rộng chỉ có thể được thực hiện ở một số ít bang trước khi xảy ra khủng hoảng. Tiểu luận thứ hai phân tích tính khả thi của các mô hình Markov Switching (MS) nhằm xác định ở chu kỳ suy thoái nào trong thị trường lao động có thể thực hiện mở rộng trợ cấp BHTN. Tăng cường trợ cấp trong thời kỳ suy thoái với mô hình MS dựa theo khoảng thời gian thất nghiệp trung bình liên kết chặt chẽ hơn với việc kéo dài thời gian đảm nhận một công việc tạm thời hơn là các chương trình hiện thời và các giải pháp đề xuất khác. Tiểu luận cuối cùng tập trung vào tác động của chương trình mở rộng tự động tại Mỹ tới hành vi tìm kiếm. Với chương trình này, có một sự không chắc chắn trong việc thụ hưởng trợ cấp của cá nhân người tham gia bởi việc mở rộng mang tính ngẫu nhiên và không chắc chắn vì phụ thuộc vào tỷ lệ thất nghiệp tại một bang. Tác giả sử dụng cách tiếp cận hồi quy gián đoạn để xác định ảnh hưởng của chương trình tới khoảng thời gian thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp ở quy mô hạt. Tác giả nhận thấy rằng việc mở
  17. 7 rộng trợ cấp có tác động đáng kể đến cả hai yếu tố trên, sự không chắc chắn ở chương trình này có thể tác động đáng kể đến tỷ lệ thất nghiệp ở hạt. Kết luận của nghiên cứu này có thể sử dụng như nguồn tài liệu hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách nhằm thiết kế một hệ thống BHTN tối ưu, xác định thời điểm suy thoái của thị trường lao động và hiểu rõ tác động của việc tăng cường trợ cấp một cách tự động trong thời kỳ suy thoái tới hành vi tìm hiểu của người dân. Tuy nhiên, các chuỗi nghiên cứu này chưa đề cập đến việc quản lý quỹ BHTN, mà chỉ đề cập đến thời kỳ suy thoái của thị trường lao động như một nhân tố tác động lớn đến quỹ và quản lý quỹ BHTN. - Mullins, S. D. (2012) phân tích tác động của thất nghiệp tới việc mở rộng bảo hiểm thất nghiệp vào năm 2008. Robert J. Barro, báo Wall Street, 30/8/2010 đã từng đưa ra dự đoán rằng tỷ lệ thất nghiệp có thể xuống thấp hơn 6,8% thay vì 9,5% nếu trợ cấp thất nghiệp không được mở rộng đến 99 tuần. Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp trung bình đạt 4,6% trong vòng 02 năm trước cuộc khủng hoảng năm 2008-2009 và sau đó vào mùa hè năm 2010, con số này đã tăng lên hơn gấp đôi. Robert Barro lúc đó đã nghiên cứu đánh giá liệu sự gia tăng tỉ lệ thất nghiệp này có tác động như thế nào tới sự thay đổi trong chính sách BHTN. Phân tích của ông gợi ý rằng: khủng hoảng không thực sự nghiêm trọng như những gì số liệu thống kê thất nghiệp đưa ra bởi vì hơn một nửa phần tăng trong tỷ lệ thất nghiệp kể từ khi khủng hoảng bắt đầu là do việc mở rộng BHTN. Barro tin tưởng rằng Chính phủ cần xem xét lại việc mở rộng BHTN. Chương trình BHTN là một ví dụ hoàn hảo phản ánh chính sách của Chính phủ phải đối mặt với sự thỏa hiệp giữa công bằng và hiệu quả kinh tế (Okun 1975). Động cơ triển khai BHTN năm 1935 chính là từ lòng thương cảm nhằm mang đến sự trợ giúp tạm thời cho những người đang phải đối mặt với tổn thất về thu nhập trong thời kỳ suy thoái kinh tế lan rộng. Nhưng tất nhiên, việc gì cũng có hai mặt. Tính thiếu hiệu quả có thể được nhìn thấy khi trợ cấp này nhằm hỗ trợ người dân kéo dài tình cảnh thất nghiệp mà BHTN đang tìm cách để kéo họ ra??? Các nhà kinh tế học từ lâu đã chấp nhận rằng trợ cấp BHTN có thể dẫn đến việc kéo dài tình trạng thất nghiệp (Kartz và Meyer 1990; Chetty 2008). Một số chuyên gia khuyến nghị rằng tính thiếu hiệu quả có thể nghiêm trọng đến nỗi phải xem xét lại việc mở rộng trợ cấp thất nghiệp (Barro) hoặc hủy bỏ chương trình BHTN hiện thời, thay bằng tài khoản tiết kiệm tạm ứng cá nhân (Feldstein và Altman 1998). Cuộc khủng hoảng hiện thời cùng với tình trạng thất nghiệp kéo dài (Farber
  18. 8 2011) và chính sách mở rộng trợ cấp thất nghiệp chưa từng có tiền lệ (Bộ Lao động Mỹ 2011) đã thu hút sự quan tâm trong những thảo luận về chính sách của Chính phủ. Trợ cấp BHTN có thể được đề xuất xóa bỏ nếu chính sách mở rộng trợ cấp này trong những năm vừa qua được xác định là làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Ở khía cạnh khác, nếu sự gia tăng này là không đáng kể, chính sách hạn chế trợ cấp có thể “trừng phạt” những cá nhân chịu tác động của khủng hoảng kinh tế nhưng lại “đút túi” một món lời nhỏ. Nghiên cứu này cho thấy việc mở rộng chính sách BHTN, việc kéo dài thời gian nhận trợ cấp BHTN của người lao động bị thất nghiệp có tác động trực tiếp và làm gia tăng người bị thất nghiệp. Điều này đương nhiên ảnh hưởng đến quỹ và quản lý quỹ BHTN. Song nghiên cứu không đi sâu vào vấn đề chính mà luận án hướng tới. - Carter, J., Bédard, M., & Bista, C. P. (2013) nghiên cứu so sánh kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm việc làm khu vực Châu Á và trên thế giới. Trong nghiên cứu này đã trình bày tổng quan về các chương trình bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm việc làm đang được thực hiện tại 14 quốc gia, như một phương án hỗ trợ một phần thu nhập cho người lao động tham gia bảo hiểm trong khi họ thay đổi công việc, và tìm kiếm việc làm mới. Các quốc gia được lựa chọn làm đối tượng cho nghiên cứu này không chỉ đa dạng về mặt địa lý, mà còn đang trong các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau. Có hai quốc gia ở Bắc Mỹ (Canada và Hoa Kỳ), hai ở Nam Mỹ (Argentina và Chile), ba ở Châu Âu (Đan Mạch, Pháp, Đức), một ở Trung Đông (Bahrain), hai nước là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (Thái Lan và Việt Nam), và bốn nước cuối cùng thuộc khu vực Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ và Hàn Quốc). Nghiên cứu này thực chất chỉ là một bài báo nêu lên các đặc điểm chính và thực tiễn triển khai một số chương trình BHTN - có ba nước gọi là chương trình bảo hiểm việc làm - nhưng không đi vào nghiên cứu chi tiết tất cả các đặc điểm và đưa ra các số liệu cụ thể. Đồng thời, bài báo cũng nêu lên những bức tranh toàn cảnh vè BHTN ở 14 quốc gia đại diện cho các Châu lục khác nhau để dễ dàng so sánh. Vì thế, việc đi sâu vào nghiên cứu quỹ và quản lý quỹ BHTN chưa được thực hiện. Hơn nữa, báo cáo chỉ được trình bày dưới dạng liệt kê, phản ánh các vấn đề có liên quan đến BHTN ở từng nước để người đọc tự so sánh, tự liên hệ… - Hu, Y. W., Impavido, G., & Li, X. (2009) đã nêu lên vấn đề về hệ thống hưu trí của Trung Quốc có sự phân hoá và phân cấp cao, với các tiêu chuẩn quản trị, thực tiễn quản lý quỹ hưu trí, quy định và giám sát của họ khác nhau đáng kể giữa các thành phần được hỗ trợ của hệ thống lương hưu Trung Quốc và các tỉnh. Báo này mô tả các thành phần chính của hệ thống, nhấn mạnh những tiến bộ đã đạt được cho đến
  19. 9 nay và xác định các điểm yếu còn lại liên quan đến công bố thông tin, khung quản trị và các tiêu chuẩn quản lý quỹ lương hưu. Tuy rằng, báo cáo này đề cập đến quản lý quỹ trong hệ thống hưu trí có tính tương đồng với vấn đề mà luận án đang nghiên cứu nhưng chỉ đề cập đến quản lý quỹ trên góc độ của một tổ chức, bộ máy quản trị quản lý quỹ hưu trí. Những vấn đề liên quan đến đối tượng tham gia, mức đóng, mức hưởng, các nhân tố tác động đến việc quản lý quỹ trong báo cáo chưa đề cập. 5.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Cả trước và sau khi chính sách pháp luật về BHTN ở Việt Nam được thực hiện (01/01/2009) đã có không ít những nghiên cứu liên quan đến vấn đề này của các nhà khoa học, các nhà quản lý: - Đỗ Văn Sinh (2005) đã nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận về quỹ BHXH, quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam. Tác giả cũng đã chỉ ra những nhân tố tác động đến quỹ BHXH đó là: nhân tố chính sách, nhân tố tổ chức thực hiện, các nguồn tài chính vận động làm tăng quy mô quỹ BHXH, giảm quỹ BHXH. Và các nội dung quản lý quỹ BHXH. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý quỹ BHXH trong giai đoạn nghiên cứu, cụ thể tập trung nghiên cứu quỹ hưu trí và trợ cấp giai đoạn từ năm 1995 - 2003 và quỹ khám chữa bệnh từ năm 1998 - 2003 về chính sách, mô hình quỹ, phương thức quản lý và hệ thống tổ chức bộ máy quản lý quỹ BHXH để tìm ra những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân. Xuất phát từ những thực trạng, tồn tại, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam gồm: hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về chế độ hình thành và sử dụng quỹ BHXH; Hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ quản lý quỹ BHXH; Hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán quỹ BHXH; Hoàn thiện hoạt động thông tin, tuyên truyền về chính sách BHXH; Các giải pháp điều kiện về mô hình tổ chức bộ máy, cán bộ, trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ quản lý quỹ BHXH;... Nghiên cứu trên đã chỉ ra một số vấn đề liên quan đến quỹ và quản lý BHXH như: Đối tượng tham gia, đối tượng thụ hưởng, mô hình tổ chức thực hiện,... Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện trước khi Luật BHXH ban hành và là một trong những nghiên cứu có tính tương đồng về quỹ BHTN, quản lý quỹ BHTN. Do đó, công trình này sẽ được tác giả kế thừa những vấn đề liên quan để nghiên cứu trong luận án này. - Nguyễn Văn Định (2008) nghiên cứu và đề xuất mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam. Nghiên cứu đã làm rõ những vấn đề lý luận về thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp và BHTN, đánh giá đúng thực trạng thất nghiệp ở nước ta, nhu cầu và
  20. 10 khả năng tham gia BHTN, xác định những nội dung liên quan đến BHTN và đề xuất mô hình tổ chức BHTN ở nước ta. Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp như: tổng hợp, phân tích, so sánh và điều tra, khảo sát thực tế cụ thể ở Thủ đô Hà Nội với một số doanh nghiệp đại diện trên địa bàn. Tác giả đã làm rõ một số vấn đề về thất nghiệp, các biện pháp, chính sách khắc phục tình trạng thất nghiệp và nội dung cơ bản của BHTN, cùng với đó đề xuất hai mô hình tổ chức BHTN ở Việt Nam bên cạnh việc nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức BHTN tại các nước như: Cộng hòa Liên bang Đức, Trung Quốc, Thái Lan. Nội dung của đề tài đề cập đến thực trạng thất nghiệp, nhu cầu và khả năng tham gia BHTN ở Việt Nam. Đề tài dựa trên các chính sách và một số biện pháp giải quyết tình trạng thất nghiệp ở nước ta những năm trước đó và đưa ra mô hình tổ chức BHTN ở Việt Nam. Theo mô hình tổ chức BHTN của tác giả thì BHTN Việt Nam phải tổ chức theo một hệ thống dọc với 3 cấp (cấp trung ương, cấp tỉnh/ thành phố, cấp huyện/ quận/ thị xã). Chính vì thế, nghiên cứu này đã kiến nghị nên gắn BHTN vào hệ thống BHXH hiện hành. Cơ quan BHXH các cấp vừa nắm đối tượng tham gia BHTN, vừa thực hiện công tác thu - chi BHTN và quản lý đối tượng hưởng trợ cấp BHTN… Điều đó cũng có nghĩa coi BHTN giống như một chế độ BHXH bắt buộc, nên khi tổ chức thực hiện phải đảm bảo tính thống nhất trong toàn hệ thống. Có thể nói đây là một đề tài được nghiên cứu khá toàn diện và hết sức công phu, đồng thời cũng rất phù hợp với Việt Nam khi tổ chức triển khai. Tuy nhiên, thực tế tổ chức triển khai chính sách BHTN ở nước ta lại khác. Bộ lao động thương binh và xã hội ngoài việc thực hiện chức năng là quản lý Nhà nước về BHTN, cũng tham gia quản lý sự nghiệp BHTN. Còn BHXH Việt Nam chỉ thực hiện các nghiệp vụ thu và chi trả trợ cấp BHTN cho người lao động. Nghiên cứu trên đã chỉ ra một số vấn đề liên quan đến quản lý thu BHTN như: Đối tượng tham gia, hình thức triển khai, mức đóng góp BHTN; một số vấn đề liên quan đến quản lý chi trả chế độ như: Mức hưởng, Điều kiện hưởng, Thời gian hưởng và vấn đề về chi chế độ BHTN khác. Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện trước khi chính sách BHTN có hiệu lực và chưa đề cập đến quỹ BHTN cũng như quản lý quỹ BHTN ở Việt Nam. - Nguyễn Vinh Quang (2009) nghiên cứu các mô hình và kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm thất nghiệp trên thế giới với mục đích đưa ra các thông tin cô đọng và khái quát bức tranh về các mô hình BHTN điển hình trên thế giới tại các nước phát triển, các nước đang phát triển và các nước chuyển đổi. Về cơ sở lý thuyết, chuyên đề đưa ra một số định nghĩa về BHTN như: Trong Công ước 102/1952 về An sinh xã hội (Các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2