intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý tác động của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp: Trường hợp tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:205

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Quản lý tác động của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp: Trường hợp tỉnh Nghệ An" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan các nghiên cứu về quản lý tác động của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp; Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tác động của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp; Thực trạng quản lý tác động của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Nghệ An; Đề xuất một số giải pháp quản lý tác động của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý tác động của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp: Trường hợp tỉnh Nghệ An

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN PHƢƠNG QUẢN LÝ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP: TRƢỜNG HỢP TỈNH NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, năm 2025
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN PHƢƠNG QUẢN LÝ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP: TRƢỜNG HỢP TỈNH NGHỆ AN Ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 9 34 04 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Lê Phƣớc Minh 2. PGS.TS Đỗ Văn Quang Hà Nội, năm 2025
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án “Quản lý tác động của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp: trường hợp tỉnh Nghệ An” là công trình nghiên cứu độc lập, do chính bản thân tôi hoàn thành. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án phản ánh trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học hoặc tài liệu nào khác. Các số liệu sử dụng trong luận án, tài liệu tham khảo và trích dẫn sử dụng trong luận án tác giả đều trích dẫn nguồn, xuất xứ, tác giả và được ghi trong mục tài liệu tham khảo ở cuối luận án. Tác giả luận án Nguyễn Văn Phương i
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Lê Phước Minh và PGS.TS. Đỗ Văn Quang là hai giáo viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn tác giả trên con đường nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ chuyên môn và hoàn thành luận án tiến sĩ của mình. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Khoa học quản lý, Phòng Quản lý đào tạo, Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, UBND tỉnh Nghệ An, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Nghệ An, Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An, đơn vị công tác của tác giả cùng với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các nhà khoa học, các tác giả của những cuốn sách chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành đã đóng góp những ý kiến xác đáng và giúp đỡ tác giả có được tư liệu, tài liệu tham khảo quý báu trong suốt quá trình học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiên cứu luận án. Tác giả luận án Nguyễn Văn Phương ii
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài luận án ................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 5 5. Những đóng góp mới của luận án ....................................................... 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ............................................. 11 7. Kết cấu của luận án ............................................................................. 11 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ....... 13 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc................................................. 13 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc................................................. 19 1.3. Những vấn đề thuộc đề tài chƣa đƣợc các công trình nghiên cứu, công bố (khoảng trống tri thức) ................................................. 30 1.4. Những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu .......................... 31 Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................ 32 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP....... 33 2.1. Một số khái niệm và lý thuyết liên quan ...................................... 33 2.1.1. Một số khái niệm liên quan ........................................................... 33 2.1.2. Một số lý thuyết cơ bản về quản lý tác động của thiên tai đến SXNN.... 38 2.1.3. Cơ sở thực tiễn về quản lý tác động của thiên tai đến SXNN ....... 41 2.2. Quản lý tác động của thiên tai đến SXNN và các tiêu chí đánh giá .................................................................................................. 47 2.2.1. Mục tiêu quản lý tác động của thiên tai đến SXNN ...................... 47 iii
  6. 2.2.2. Các tiêu chí đánh giá quản lý tác động của thiên tai đến SXNN ....................................................................................................... 47 2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tác động của thiên tai đến SXNN ............................................................................................... 55 2.3.1. Nhân tố khách quan ...................................................................... 56 2.3.2. Nhân tố chủ quan .......................................................................... 59 2.4. Kinh nghiệm một số nƣớc trên thế giới về quản lý tác động của thiên tai đến SXNN ........................................................................ 62 2.4.1. Hà Lan........................................................................................... 62 2.4.2. Trung Quốc ................................................................................... 64 2.4.3. Hàn Quốc ...................................................................................... 66 2.5. Một số gợi ý chính sách cho tỉnh Nghệ An .................................. 67 Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................ 70 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH NGHỆ AN .............. 71 3.1. Thực trạng tác động của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Nghệ An .................................................................................... 71 3.2. Các đặc điểm về tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của Nghệ An có ảnh hƣởng đến công tác quản lý tác động của thiên tai đến SXNN ......................................................................................... 76 3.2.1. Các đặc điểm về tự nhiên .............................................................. 76 3.2.2. Các đặc điểm về kinh tế - xã hội ................................................... 82 3.3. Công tác quản lý tác động của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp tại Nghệ An ................................................................................ 84 3.3.1. Giới thiệu về BCH PCTT – TKCN và PTDS tỉnh Nghệ An .......... 84 3.3.2. Thực trạng ban hành các chính sách về quản lý thiên tai về SXNN ....................................................................................................... 85 iv
  7. 3.3.3. Kết quả đánh giá công tác phòng chống thiên tai cấp tỉnh theo Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng chống thiên tai ........................ 87 3.3.4. Đánh giá quản lý tác động của thiên tai đến SXNN theo các tiêu chí quản lý ........................................................................................ 91 3.3.5. Quản lý tác động của thiên tai đến SXNN của các hộ nông dân ........................................................................................................... 97 3.3.6. Những kết quả đạt được và những gợi ý về chính sách, giải pháp trong thời gian tới ........................................................................ 101 Kết luận Chƣơng 3 ...................................................................................... 107 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH NGHỆ AN.... 108 4.1. Quy hoạch và chiến lƣợc phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ............................. 108 4.1.1. Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp .................................. 108 4.1.2. Chiến lược phát triển nông nghiệp ............................................. 109 4.2. BĐKH tại Nghệ An và những tác động đến quản lý tác động thiên tai đến SXNN .................................................................... 112 4.2.1. Tác động của BĐKH đến các loại hình thiên tai ........................ 112 4.2.2. Tác động của BĐKH đến SXNN tại Nghệ An ............................. 117 4.3. Một số giải pháp quản lý tác động của thiên tai đến SXNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2030 ......................................... 123 4.3.1. Giải pháp tác động trực tiếp vào các loại hình thiên tai với góc tiếp cận từ nguyên nhân hình thành ............................................... 123 4.3.2. Giải pháp tác động trực tiếp vào các đối tượng bị tác động bởi thiên tai để nâng cao khả năng chống chịu hoặc giảm thiểu tác động ....................................................................................................... 125 4.3.3. Nhóm các giải pháp chung ......................................................... 128 v
  8. 4.4. Một số kiến nghị để quản lý tác động của thiên tai đến SXNN .................................................................................................... 136 Kết luận Chƣơng 4 ...................................................................................... 138 KẾT LUẬN .................................................................................................. 139 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............ 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 143 vi
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Viết tắt tiếng Việt STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ATNĐ Áp thấp nhiệt đới 2 BCH Ban chỉ huy 3 BĐKH Biến đổi khí hậu 4 CSHT Cơ sở hạ tầng 5 CSHTTL Cơ sở hạ tầng thủy lợi 6 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 7 HTX Hợp tác xã 8 NCKH Nghiên cứu khoa học 9 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 10 NSNN Ngân sách nhà nước 11 PCTT Phòng chống thiên tai Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu 12 PCTT&TKCN nạn 13 PTDS Phòng thủ dân sự 14 QLNN Quản lý nhà nước 15 SXNN Sản xuất nông nghiệp 16 TKCN Tìm kiếm cứu nạn 17 TN&MT Tài nguyên và môi trường 18 UBND Ủy ban nhân dân 19 VPTT Văn phòng thường trực vii
  10. 2. Viết tắt tiếng Anh Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt 1 Trung Tâm Phòng Tránh DMC Disaster Management Center Và Giảm Nhẹ Thiên Tai 2 Đầu tư trực tiếp nước FDI Foreign Direct Investment ngoài 3 GDP Gross Domestic Products Tổng thu nhập quốc nội 4 Gross Regional Domestic Tổng sản phẩm trên địa GRDP Product bàn 5 Intergovernmental Panel on Ủy ban Liên chính phủ về IPCC Climate Change Biến đổi khí hậu 6 Official Development Hỗ trợ phát triển chính ODA Assistance thức 7 Gross Regional Domestic Tổng sản phẩm trên địa GRDP Product bàn 8 Trung Tâm Phòng Tránh DMC Disaster Management Center Và Giảm Nhẹ Thiên Tai viii
  11. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1 Bảng thống kê các loại hình thiên tai 2 2 Bảng 2 Tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra 3 3 Bảng 3.1 Bảng tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra 70 tại Nghệ An 4 Bảng 3.2 Số lượng các loại hình thiên tai 77 5 Bảng 3.3 Điểm tổng hợp kết quả đánh giá công tác 86 phòng, chống thiên tai theo Bộ chỉ số năm 2021 6 Bảng 3.4 Kết quả đánh giá công tác phòng, chống 87 thiên tai tỉnh Nghệ An năm 2022 7 Bảng 3.5 So sánh kết quả PCTT của tỉnh Nghệ An với 88 tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Thanh Hóa ix
  12. DANH MỤC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1 Khung phân tích luận án 9 2 Hình 2 Quy trình nghiên cứu luận án 10 3 Hình 1.1 Mô hình quản lý thiên tai 21 4 Hình 2.1 Mô hình quản lý tác động của thiên tai đến 42 SXNN 5 Hình 2.2 Sơ đồ quản lý tác động của thiên tai đến 46 SXNN 6 Hình 2.3 Quy trình đánh giá công tác quản lý tác động 50 của thiên tai đến SXNN 7 Hình 3.1 Tác động chủ yếu của thiên tai đến SXNN 72 8 Hình 3.2 Tác động của thiên tai đối với cây trồng 73 9 Hình 3.3 Tác động của thiên tai đối với chăn nuôi 73 10 Hình 3.4 Tác động của thiên tai đối với nuôi trồng, 74 đánh bắt thủy hải sản 11 Hình 3.5 Thiệt hại bình quân/năm của mỗi hộ gia đình 74 trong 5 năm gần đây 12 Hình 3.6 Tác động của các loại thiên tai đến SXNN 75 13 Hình 3.7 Biểu đồ kết quả đánh giá tính Hiệu lực 91 14 Hình 3.8 Biểu đồ kết quả đánh giá tính Hiệu quả 92 15 Hình 3.9 Biểu đồ kết quả đánh giá tính Phù hợp 94 16 Hình 3.10 Biểu đồ kết quả đánh giá tính Bền vững 95 17 Hình 3.11 Tính chủ động của các hộ nông dân trong 96 quản lý tác động của thiên tai đến SXNN 18 Hình 3.12 Cách thức quản lý tác động của thiên tai đến 97 SXNN của các hộ dân 19 Hình 3.13 Nguồn thông tin các hộ gia đình sử dụng để 98 đưa ra các phương pháp quản lý tác động của thiên tai đến SXNN x
  13. STT Hình Nội dung Trang 20 Hình 3.14 Nguồn kinh phí các hộ gia đình sử dụng để 98 đưa ra các phương pháp quản lý tác động của thiên tai đến SXNN 21 Hình 3.15 Đánh giá của người dân về công tác quản lý 99 tác động của thiên tai đến SXNN của chính quyền địa phương 22 Hình 3.16 Ý kiến của người dân về giai đoạn để quản 101 lý tác động của thiên tai đến SXNN 23 Hình 3.17 Hướng tiếp cận để quản lý tác động của 102 thiên tai đến SXNN 24 Hình 3.18 Nguyên nhân gây ra tác động của thiên tai 103 đối với SXNN theo ý kiến người dân 25 Hình 3.19 Nguyên nhân dẫn đến thiệt hại do thiên tai 103 gây ra đối với SXNN theo ý kiến của cán bộ quản lý 26 Hình 3.20 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tác 104 động của thiên tai đến SXNN xi
  14. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng và chịu tác động nặng nề nhất của thiên tai và biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm 2023 trên phạm vi toàn quốc xảy ra trên 1.100 trận thiên tai với 21/22 loại hình thiên tai. Thiên tai làm chết 166 người, ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 8.236 tỷ đồng [17]. Thiên tai ảnh hưởng sâu, rộng đến mọi mặt đời sống xã hội cũng như mọi lĩnh vực kinh tế, trong đó có sản xuất nông nghiệp (SXNN). Các hiểm họa, thiên tai liên quan đến khí hậu như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất có tần suất ngày càng gia tăng. Theo nghiên cứu của Trần Đức Viên &nnk thì Việt Nam là quốc gia có tính dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai thuộc tốp 10 của thế giới (đứng vị trí thứ 6) theo bảng xếp hạng của Gemanwatch. Thiên tai và BĐKH có tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam. Cụ thể nếu nước biển dâng lên thêm 1m Việt Nam có nguy cơ mất đi 5% diện tích đất (chủ yếu là đất nông nghiệp), gây thiệt hại 7% cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới 11% dân số và làm giảm tới 10% tổng thu nhập quốc nội (GDP) [69]. Ngành nông nghiệp là một ngành dễ bị tổn thương và chịu tác động nặng nề do thiên tai gây ra. Thiên tai và BĐKH có thể tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng; làm suy thoái tài nguyên đất, đa dạng sinh học bị đe dọa, suy giảm về số lượng và chất lượng do ngập nước và do khô hạn, tăng thêm nguy cơ diệt chủng của động, thực vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm. Ngoài các tác động về mặt vật chất, thiên tai còn tác động đến dân sinh, kinh tế, an ninh chính trị, an ninh lương thực [69]. Tùy theo vị trí địa lý, mỗi khu vực có vị trí 1
  15. và địa hình khác nhau, mức độ chịu ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH đối với mỗi vùng cũng khác nhau và xuất hiện các loại thiên tai khác nhau [64]. Nghệ An được biết đến là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất Việt Nam với khoảng gần 16.500 km2, dân số của tỉnh đứng thư tư cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hóa) với khoảng 3,4 triệu dân (năm 2023), trong đó khoảng 80% dân số lao động trong ngành SXNN. Tỷ lệ dân số lao động trong ngành nông nghiệp cao không chỉ ở Nghệ An mà còn trên toàn Việt Nam nói chung, điều đó cho thấy ngành nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, là trụ đỡ đối với nền kinh tế đất nước. Sự phát triển của ngành SXNN là cơ sở, là tiền đề để phát triển các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên ngành nông nghiệp lại chịu tác động rất lớn bởi thiên tai do tính dễ bị tổn thương của chúng. Thống kê về các loại hình thiên tai và thiệt hại hàng năm do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An như sau: Bảng 1: Bảng thống kê các loại hình thiên tai [7, 8, 9] TT Loại hình thiên tai Năm Năm Năm Năm Năm 2019 2020 2021 2022 2023 1 Không khí lạnh 15 31 17 22 22 2 Rét đậm, rét hại 2 1 3 1 3 3 Nắng nóng 11 11 7 9 11 4 Tố lốc, giông sét 30 15 31 33 36 5 Bão và áp thấp nhiệt đới 3 2 5 3 3 6 Mưa 10 4 12 5 1 7 Lũ 3 1 1 1 1 2
  16. Bảng 2: Tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra [7, 8, 9] Đơn vị: tỷ đồng Tổng Thiệt hại về SXNN Tỷ lệ % Năm thiệt hại Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Tổng 2019 812 372 55 102 529 65 2020 1.237 350 101 220 671 54 2021 699 255,5 29,5 85 370 53 2022 1.265 229 99 202 530 42 2023 667 231 14 56 301 45 Như vậy có thể thấy rằng thiệt hại do thiên tai gây ra hàng năm là rất lớn (chỉ tính riêng về giá trị kinh tế), trong đó thiệt hại về SXNN chiếm khoảng 40%- 65% tổng giá trị thiệt hại. Thiệt hại do thiên tai gây ra đối với SXNN trong những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng vẫn còn tương đối lớn. Vấn đề này đặt ra yêu cầu cần thiết và cấp bách là phải có giải pháp để quản lý tác động của thiên tai đối với SXNN. Để quản lý tác động của thiên tai đến SXNN thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố chủ quan như con người, cơ cấu tổ chức bộ máy, điều kiện cơ sở vật chất và các yếu tố khách quan như điều kiện địa hình, địa chất, vị trí địa lý,… Trên thực tế tại Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng thì công tác quản lý tác động của thiên tai đến SXNN được chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước rất quan tâm và đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các thể chế, chính sách để nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Về phía cơ quan quản lý nhà nước, Chính phủ cũng như các sở, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về quản lý, giảm thiểu tác động của thiên tai, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp,… cùng với đó là hoàn thiện tổ chức cơ cấu, bộ máy PCTT các cấp để ngăn 3
  17. ngừa, phòng chống thiên tai. Tại tỉnh Nghệ An đã hoàn thiện 100% cơ cấu tổ chức BCH PCTT cấp tỉnh, cấp huyện, 460/460 xã đã thành lập đội thanh niên xung kích về PCTT và TKCN theo quy định của pháp luật. Ngoài ra tỉnh cũng đã duy trì và phát triển việc thu quỹ PCTT, kêu gọi các tổ chức, xã hội cộng đồng cùng tham gia chung tay, góp sức hỗ trợ công tác PCTT. Tuy nhiên, để quản lý tốt tác động của thiên tai đến SXNN cần có cái nhìn và cách tiếp cận đa chiều về bản chất thiên tai, nguyên nhân gây thiên tai, các yếu tố tác động làm gia tăng hoặc giảm nhẹ thiên tai,… Ở Nghệ An hiện nay cách tiếp cận quản lý tác động của thiên tai đến SXNN mới chỉ dừng lại ở việc rút kinh nghiệm từ hậu quả thiên tai trong quá khứ để xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống cho tương lai. Cách tiếp cận và quản lý này chưa thực sự hiệu quả nhất là trong điều kiện BĐKH toàn cầu như hiện nay. Xuất phát từ thực trạng tác động của thiên tai đến SXNN tại Nghệ An như trên, tác giả nhận thấy việc thực hiện nghiên cứu luận án với tên đề tài “Quản lý tác động của thiên tai đến SXNN: trường hợp tỉnh Nghệ An” là hết sức cần thiết. 2. Mục tiêu của đề tài luận án 2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tác động của thiên tai đến SXNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đề xuất các giải pháp quản lý, giảm thiểu tác động của thiên tai đến SXNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2030. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát như trên, tác giả sẽ nghiên cứu để đạt được một số mục cụ thể như sau: 4
  18. Một là: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tác động của thiên tai đến SXNN; Hai là: Nghiên cứu thực trạng quản lý tác động của thiên tai đến SXNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An của các bên liên quan; Ba là: Đề xuất một số giải pháp quản lý tác động của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là công tác quản lý tác động của thiên tai đến SXNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu cách thức quản lý tác động của thiên tai đến SXNN của chính quyền các cấp tỉnh Nghệ An và các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh. + Phạm vi không gian: trên địa bàn tỉnh Nghệ An. + Phạm vi thời gian: Các số liệu sơ cấp được tác giả thu thập, phỏng vấn từ các hộ nông dân và cán bộ quản lý trong năm 2023, các số liệu thứ cấp được tác giả thu thập trong 5 năm gần đây từ năm 2019 đến năm 2023. Phạm vi thời gian cho các giải pháp chính sách đề xuất đến năm 2030. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp kế thừa Phương pháp được sử dụng để thu thập tài liệu là các thông tin thứ cấp trên sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án tiên sĩ… nhằm làm rõ cơ sở lý luận về quản lý tác động của thiên tai đến SXNN, đồng thời kế thừa các kết quả 5
  19. nghiên cứu đã có để tổng kết kinh nghiệm và rút ra những bài học từ các nước về vấn đề quản lý tác động của thiên tai đến SXNN đồng thời tìm ra khoảng trống tri thức để tác giả tập trung nghiên cứu. 4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu Sử dụng bảng hỏi được tác giả nghiên cứu, tổng hợp để điều tra, khảo sát các hộ nông dân, các cơ quan quản lý trên địa bàn tỉnh Nghệ An về quản lý tác động của thiên tai đến SXNN. Trong đó: + Các hộ nông dân: là những người trực tiếp SXNN, chịu tác động trực tiếp do thiên tai gây ra nên cần nghiên cứu để tìm hiểu về nhận thức, cách thức ứng phó của các hộ nông dân đối với thiên tai để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra; + Cán bộ quản lý nông nghiệp: bao gồm cán bộ làm việc tại các hợp tác xã nông nghiệp, phòng nông nghiệp các huyện, sở nông nghiệp của tỉnh. Những cán bộ này có vai trò xây dựng kế hoạch, truyền tải thông tin về thiên tai và SXNN, kế hoạch ứng phó với thiên tai đến các hộ nông dân để đảm bảo SXNN được phát triển, bền vững thích ứng với thiên tai; Tác giả sử dụng 02 mẫu điều tra để khảo sát, thu thập số liệu: Mẫu 1: Phiếu điều tra quản lý tác động của thiên tai đến SXNN dành cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An. (Nội dung phiếu khảo sát chi tiết tại Phụ lục 1). Để tính toán cỡ mẫu, tác giả sử dụng công thức chọn mẫu ngẫu nhiên như sau: Z 2 (1 /2 ) .P.(1  P) N= (1) d2 Trong đó: N - Cỡ mẫu nghiên cứu; 6
  20. Z(1-α/2) - Hệ số tin cậy ở mức xác suất: (Với mức xác suất 95% thì Z(1-α/2) = 1,96); P - Tỷ lệ ước tính; d - Độ chính xác mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tổng thể nghiên cứu với sai số cho phép Chọn d = 0,05 và P = 0,5 để có quy mô mẫu lớn nhất;  N1 = = 384 Theo công thức tính toán thì số phiếu điều tra đối với các hộ nông dân là 384 mẫu. Tuy nhiên theo tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 21 huyện, thị xã và thành phố nên tác giả xác định mẫu nghiên cứu N2 = 420 phiếu (21 huyện, thị xã, thành phố x 20 phiếu = 420 phiếu). Trên địa bàn mỗi huyện chọn ngẫu nhiên 1 xã, trên địa bàn xã đã chọn tiến hành chọn ngẫu nhiên 1 thôn, trên địa bàn thôn đã chọn thì chọn ngẫu nhiên 20 hộ dân để tiến hành khảo sát. Mẫu 2: Phiếu điều tra cán bộ quản lý các cấp liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp bao gồm: Sở NN&PTNT, Phòng nông nghiệp các huyện. (Nội dung phiếu khảo sát chi tiết tại Phụ lục 2). * Bảng hỏi khảo sát ý kiến từ các nhà quản lý: Chọn d = 0,1 và P = 0,2 để có quy mô mẫu lớn nhất;  N= = 62 Tác giả xác định mẫu nghiên cứu N1 = 65 phiếu, bao gồm: Lãnh đạo Sở NN&PTNT (2 phiếu); cán bộ các chi cục trực thuộc Sở NN&PTNT (7 chi cục x 3 phiếu = 21 phiếu); 21 phòng nông nghiệp huyện, thành phố, thị xã (21 x 2 phiếu = 42 phiếu). 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
42=>0