intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản trị dòng tiền của các Công ty than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:253

33
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Quản trị dòng tiền của các Công ty than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam" là đề xuất giải pháp tăng cường quản trị dòng tiền của các Công ty than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản trị dòng tiền của các Công ty than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- DƢƠNG THỊ NHÀN QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN CỦA CÁC CÔNG TY THAN THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- DƢƠNG THỊ NHÀN QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN CỦA CÁC CÔNG TY THAN THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. PHẠM THỊ VÂN ANH 2. TS. LƢU SỸ QUÝ HÀ NỘI - 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Dƣơng Thị Nhàn
  4. ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ......................................................................................................................... i Mục lục.................................................................................................................................. ii Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................................... v Danh mục các bảng ............................................................................................................. vi Danh mục các biểu đồ .......................................................................................................viii Danh mục các sơ đồ ............................................................................................................ ix MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................ 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 18 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 19 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 19 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................. 20 7. Kết cấu của luận án ............................................................................................... 21 Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP ........... 22 1.1. Tổng quan về dòng tiền của doanh nghiệp ........................................................... 22 1.1.1. Khái niệm dòng tiền ....................................................................................... 22 1.1.2. Phân loại dòng tiền trong doanh nghiệp ........................................................ 26 1.1.3. Vai trò của dòng tiền đối với doanh nghiệp .................................................. 29 1.2. Quản trị dòng tiền của doanh nghiệp .................................................................... 30 1.2.1. Khái niệm quản trị dòng tiền.......................................................................... 30 1.2.2. Nội dung quản trị dòng tiền của doanh nghiệp ............................................. 32 1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị dòng tiền của doanh nghiệp ............. 43 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản trị dòng tiền của doanh nghiệp .................... 47 1.3.1. Nhóm các nhân tố chủ quan ........................................................................... 47 1.3.2. Các nhân tố khách quan ................................................................................. 54 1.4. Kinh nghiệm về quản trị dòng tiền của một số Công ty và bài học kinh nghiệm cho các công ty than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ............................................................................... 57 1.4.1. Kinh nghiệm về quản trị dòng tiền của một số công ty trên thế giới và tại Việt Nam.............................................................................................. 57 1.4.2. Bài học kinh nghiệm về quản trị dòng tiền cho các công ty than thuộc TKV ..................................................................................................... 64 Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................................ 65
  5. iii Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN CỦA CÁC CÔNG TY THAN THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 ................................................................... 66 2.1. Tổng quan về Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các công ty thuộc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ........... 66 2.1.1. Giới thiệu chung về Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ........................................................................................................ 66 2.1.2. Giới thiệu về các Công ty thuộc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ................................................................................... 67 2.1.3. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của các Công ty than thuộc TKV giai đoạn 2011-2020...................................................................................... 71 2.2. Thực trạng quản trị dòng tiền của các Công ty than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ................... 75 2.2.1. Thực trạng dòng tiền của các công ty thuộc Tập đoàn TKV ....................... 75 2.2.2. Thực trạng thực hiện nội dung quản trị dòng tiền của các công ty than thuộc Tập đoàn TKV ............................................................................ 82 2.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị dòng tiền của các Công ty than thuộc Tập đoàn TKV .......................................................................... 103 2.3. Kiểm định tác động của các nhân tố tới quản trị dòng tiền của các công ty than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ................................................................................................................ 118 2.3.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 118 2.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu ....................... 119 2.3.3. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 121 2.3.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quản trị dòng tiền của các công ty than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ........................................................ 127 2.4. Đánh giá thực trạng quản trị dòng tiền của các công ty than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ............................................................................................................... 132 2.4.1. Ưu điểm ......................................................................................................... 132 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế .............................................. 134 Kết luận chƣơng 2 .......................................................................................................... 138
  6. iv Chƣơng 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN CỦA CÁC CÔNG TY THAN THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ........................................................................................ 140 3.1. Bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay, định hƣớng phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến 2025 và tầm nhìn đến 2030 ảnh hƣởng tới quản trị dòng tiền của doanh nghiệp ...................... 140 3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay ảnh hưởng tới quản trị dòng tiền của doanh nghiệp......................................................................................... 140 3.1.2. Định hướng phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến 2025 và tầm nhìn đến 2030 ......................................... 141 3.2. Một số nguyên tắc quản trị dòng tiền .................................................................. 145 3.2.1. Quản trị dòng tiền của doanh nghiệp phải chú trọng đến việc đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp ............................................... 145 3.2.2. Quản trị dòng tiền của doanh nghiệp phải xây dựng trên nền tảng phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ............................................................................................... 145 3.2.3. Quản trị dòng tiền của doanh nghiệp phải chú trọng đến việc tăng cường phòng ngừa rủi ro và giám sát tài chính của doanh nghiệp........... 145 3.3. Giải pháp tăng cƣờng quản trị dòng tiền của các công ty than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ................................... 146 3.3.1. Giải pháp về lập kế hoạch dòng tiền............................................................ 146 3.3.2. Xây dựng và lựa chọn mô hình xác định ngân quỹ tối ưu ......................... 166 3.3.3. Tăng cường kiểm soát dòng tiền tại các công ty than thuộc Tập đoàn công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam ....................................... 169 3.3.4. Đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp đối với các công ty TNHH MTV thuộc TKV, xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý tại các doanh nghiệp ........... 172 3.3.5. Xây dựng lại quy trình quản trị dòng tiền ................................................... 172 3.4. Kiến nghị................................................................................................................... 174 3.4.1. Kiến nghị Đối với Chính phủ và Bộ công thương...................................... 174 3.4.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính ................................................................... 175 Kết luận chƣơng 3 .......................................................................................................... 176 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 177 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................ 179 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 180 PHỤ LỤC......................................................................................................................... 187
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa TCDN Tài chính doanh nghiệp CCC Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt CF Dòng tiền CTCP Công ty cổ phần DIO Số ngày hàng tồn kho DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DPO Kỳ trả tiền bình quân DSO Kỳ thu tiền bình quân FCFE Dòng tiền thuần của chủ sở hữu FCFF Dòng tiền thuần của doanh nghiệp FE (FEM) Mô hình tác động cố định GLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát OCC Chu kỳ hoạt động tiền mặt OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất giản đơn RE (REM) Mô hình tác động ngẫu nhiên SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ TCT Tổng công ty TĐKT Tập đoàn kinh tế TKV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam TSCĐ Tài sản cố định VLĐ Vốn lưu động
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1: Kết quả nghiên cứu của một số tác giả về quản trị dòng tiền .............................. 4 Bảng 2.1: Tỷ lệ vốn đầu tư của TKV tại các doanh nghiệp than .................................... 70 Bảng 2.2: Bảng quy mô vốn kinh doanh bình quân các công ty than thuộc TKV ......................................................................................................................... 72 Bảng 2.3: Bảng một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh ........................................ 73 Bảng 2.4: Dòng tiền từ các hoạt động giai đoạn 2011-2020 ........................................... 81 Bảng 2.5: Tổng hợp các kế hoạch SXKD năm 2018 công ty cổ phần than Hà Lầm ............................................................................................................................... 87 Bảng 2.6: Bảng kế hoạch nhu cầu vật tư 2018 của công ty cổ phần than Hà Lầm .......... 89 Bảng 2.7: Bảng dự toán dòng tiền năm 2018 của công ty cổ phần than Hà Lầm .......... 94 Bảng 2.8: Bảng tình hình thực hiên định mức tín dụng ngắn hạn và hệ số tài chính năm 2019 .................................................................................................................. 99 Bảng 2.9: Kế hoạch định mức tín dụng ngắn hạn và hệ số tài chính năm 2020 .......... 101 Bảng 2.10: Bảng hệ số khả năng thanh toán tức thời ..................................................... 104 Bảng 2.11: Bảng hệ số khả năng thanh toán nhanh ....................................................... 106 Bảng 2.12: Bảng hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ............................................. 107 Bảng 2.13: Bảng số ngày các khoản phải thu ................................................................. 109 Bảng 2.14: Bảng số ngày các khoản phải phải trả.......................................................... 110 Bảng 2.15: Bảng kỳ luân chuyển hàng tồn kho .............................................................. 112 Bảng 2.16: Bảng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt bình quân giai đoạn 2011-2020............ 113 Bảng 2.17: Bảng tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền so với tổng tài sản ................................................................................................................................ 114 Bảng 2.18: Bảng hệ số đánh giá khả năng chi trả nợ của dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ....................................................................................................... 116 Bảng 2.19: Các giả thuyết nghiên cứu về nhân tố tác động đến quản trị dòng tiền của các Công ty than thuộc TKV ............................................................................. 120
  9. vii Bảng 2.20: Bảng tên các biến nghiên cứu....................................................................... 120 Bảng 2.21: Nghề nghiệp chức vụ đối tượng khảo sát .................................................... 121 Bảng 2.22: Trình độ đối tượng khảo sát.......................................................................... 121 Bảng 2.23: Kết quả đánh giá sơ bộ độ tin cậy của các thang đo Alpha ........................ 121 Bảng 2:24: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................................................... 123 Bảng 2.25: Tổng phương sai rút trích (AVE) của các nhân tố ...................................... 125 Bảng 2.26: Ma trận tương quan giữa các khái niệm correlation ................................... 125 Bảng 2.27: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 1......................... 126 Bảng 2.28: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 2......................... 127 Bảng 3.1: Mục tiêu sản lượng than đến năm 2025 và triển vọng đến năm 2030 ......... 142 Bảng 3.2: Bảng mô tả các biến ........................................................................................ 149 Bảng 3.3: Bảng Thống kê mô tả dữ liệu các Công ty khai thác than thuộc TKV ........ 150 Bảng 3.4: Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến............................................... 152 Bảng 3.5: Bảng tổng hợp kết quả hồi quy mô hình 1.1 ................................................. 153 Bảng 3.6: Bảng tổng hợp kết quả hồi quy mô hình 1.2 ................................................. 154 Bảng 3.7: Bảng tổng hợp kết quả hồi quy mô hình 1.3 ................................................. 155 Bảng 3.8: Bảng tổng hợp kết quả hồi quy mô hình 2.1 ................................................. 156 Bảng 3.9: Bảng tổng hợp kết quả hồi quy mô hình 3.1 ................................................. 158 Bảng 3.10: Bảng kết quả hồi quy mô hình 3.1 với mức ý nghĩa ................................... 159 Bảng 3.11: Bảng kết quả hồi quy mô hình 3.2 với mức ý nghĩa ................................... 161 Bảng 3.12: Bảng kết quả hồi quy mô hình 3.3 với mức ý nghĩa ................................... 163 Bảng 3.13: Bảng dự báo CFO năm 2021 của công ty CP than Hà Lầm ...................... 164 Bảng 3.14: Bảng tổng hợp số liệu dòng tiền của công ty cổ phần than Hà Lầm ......... 167
  10. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Doanh thu bình quân giai đoạn 2011-2020 ................................................. 74 Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận bình quân giai đoạn 2011-2020 ................................................. 75 Biểu đồ 2.3: Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh bình quân giai đoạn 2011-2020 ........................................................................................................................... 77 Biểu đồ 2.4: Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư bình quân giai đoạn 2011-2020 .......................................................................................................................... 77 Biểu đồ 2.5: Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính bình quân giai đoạn 2011-2020 ........................................................................................................................... 79 Biểu đồ 2.6: Dòng tiền thuần trong kỳ bình quân giai đoạn 2011-2020 ......................... 82 Biểu đồ 2.7: Mức tồn quỹ tại công ty cổ phần than Hà Lầm trong quý 1/ năm 2018 trước khi sử dụng các biện pháp xử lý đi vay hoặc trả nợ vay ...................... 84 Biểu đồ 2.8: Biểu đồ thể hiện khả năng chi trả nợ của dòng tiền thuần từ HĐKD .......................................................................................................................... 117
  11. ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Sơ đồ dòng tiền trong một khoảng thời gian .................................................. 22 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ dòng tiền trong doanh nghiệp ............................................................... 23 Sơ đồ 1.3: Chu kỳ tạo tiền mặt ......................................................................................... 25 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ xác định ngân quỹ tối ưu theo mô hình Baumol ................................. 35 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ quản lý dòng tiền theo mô hình Miller - Orr........................................ 37 Sơ đồ 1.6: Sơ đồ xác định ngân quỹ tối ưu theo mô hình Stone ..................................... 39 Sơ đồ 2.1: Quy trình quản trị dòng tiền tại các công ty than thuộc TKV ....................... 83 Sơ đồ 2.2: Công tác dự báo tiền theo phương pháp kế hoạch dòng tiền tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc TKV .......................................................................... 86 Sơ đồ 3.1: Quy trình dự báo dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ........................ 165
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Quản trị dòng tiền là một trong những nội dung then chốt của quản trị tài chinh doanh nghiệp. Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp dựa vào sự ổn định và bền vững của dòng tiền. Duy trì dòng tiền lành mạnh, không chỉ thể hiện hoạt động kinh doanh hiệu quả, năng lực thanh toán ngắn hạn, khả năng hoàn trả nợ vay, mà còn cho thấy lợi ích của các chủ sở hữu được đảm bảo, giá trị của doanh nghiệp được nâng cao. Tuy nhiên, quản trị dòng tiền là một vấn đề không đơn giản đối với các nhà quản trị tài chính bởi nội dung này có liên quan chặt chẽ đến các quyết định quản trị tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn. Trong ngắn hạn, quản trị dòng tiền đồng nghĩa với việc đảm bảo lượng tiền mặt tồn quỹ hợp lý, quản lý các khoản thu chi bằng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn bằng tiền mặt, đảm bảo cân đối giữa các dòng tiền bộ phận. Trong dài hạn, quản trị dòng tiền liên quan đến việc sắp xếp cơ cấu nguồn vốn cho các nhu cầu đầu tư và phân phối dòng tiền tự do của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của doanh nghiệp. Xuất phát từ những lý do trên, quản trị dòng tiền của doanh nghiệp trở thành một nội dung nghiên cứu được quan tâm rộng rãi. Các nghiên cứu không chỉ làm rõ quản trị dòng tiền về mặt lý luận mà còn đưa ra những tình huống nghiên cứu đa dạng để làm sáng tỏ nội dung này. Phần lớn các nghiên cứu trước đây làm rõ quản trị dòng tiền của một doanh nghiệp độc lập, hoặc một nhóm các doanh nghiệp độc lập trong một ngành nghề nhất định. Những nghiên cứu làm rõ quản trị dòng tiền của một doanh nghiệp thuộc một tập đoàn còn rất khiêm tốn. Tại Việt Nam nói chung và ở các công ty than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), việc quản trị dòng tiền đã và đang được các Công ty đề cập tới, tuy nhiên nhiều nội dung của quản trị dòng tiền đang được các Công ty thực hiện theo kinh nghiệm là chủ yếu như công tác lập kế hoạch dòng tiền, xác định mức ngân quỹ tối ưu,… chưa ứng dụng bất kỳ một mô hình ngân quỹ tối ưu nào, việc duy trì số dư tiền mặt tồn quỹ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm…Tại các doanh nghiệp này còn chưa đề cao công tác dự báo dòng tiền, đang sử dụng phương
  13. 2 pháp trực tiếp để dự báo dòng tiền nên gặp nhiều khó khăn và có nhiều sự sai lệch khi kế hoạch sản xuất tiêu thụ bị thay đổi. Thêm vào đó tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty than thuộc Tập đoàn hiện nay và trong tương lai ngày càng khó khăn do càng khai thác xuống sâu giá thành càng cao, trữ lượng than gần cạn kiệt, giá bán than bị Trung Quốc ép giá. Do đó doanh thu và lợi nhuận của các công ty than thuộc Tập đoàn có xu hướng giảm. Xét trên góc độ công ty mẹ tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu vẫn đảm bảo theo yêu cầu trong khi đó tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của hầu hết các công ty con, đặc biệt trong những năm gần đây, tại một số công ty trong Tập đoàn tỷ lệ này đều vượt quá quy định của Nhà nước (3/1), xuất hiện tình trạng khan hiếm vốn đầu tư. Thêm vào đó các hệ số thanh toán nhanh và thanh toán tức thời thấp, nguy cơ mất khả năng thanh toán có thể dễ dàng gặp phải. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhiều loại dịch bệnh mới, khả năng đứt gãy tạm thời chuỗi cung ứng toàn cầu có thể xảy ra bất kỳ khi nào. Hơn nữa các công ty than thuộc TKV là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, là lĩnh vực vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế trong bối cảnh an ninh năng lượng toàn cầu đang gặp nhiều bất cập. Vì vậy việc quản trị dòng tiền như thế nào để các doanh nghiệp này có thể tồn tại và phát triển là vấn đề hết sức cần thiết đối với không những nhà quản trị doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa mang tầm quốc gia. Do vậy để tăng cường công tác Quản trị dòng tiền tại các công ty than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, tác giả lựa chọn đề tài“Quản trị dòng tiền của các Công ty than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu về dòng tiền và quản trị dòng tiền. Tuy nhiên xét theo vấn đề nghiên cứu, các nghiên cứu này tập trung vào một số vấn đề như: Nghiên cứu nội dung quản trị dòng tiền (đặc biệt tập trung vào các nội dung như lập kế hoạch dòng tiền, xây dựng mô hình xác định mức ngân quỹ tối ưu, mô hình dự báo dòng tiền), tác động của dòng tiền đến hoạt động của doanh nghiệp, nhân tố ảnh hưởng tới quản trị dòng tiền của doanh nghiệp.
  14. 3 2.1.1. Nhóm các nghiên cứu về nội dung quản trị dòng tiền (mô hình dự báo dòng tiền, lập kế hoạch dòng tiền, xây dựng mô hình xác định mức ngân quỹ tối ưu) Các nghiên cứu về nội dung quản trị dòng tiền phải kể đến như các nghiên cứu của Rajendra (2013) [65], Krishnan & Largay (2000) [44], Bowen, Burstahler và Daley (1986) [19], Lorek và Willinger (1996) [53], Lorek và Willinger (1993) [52], Lev, Li và Sougiannis (2010) ở Hoa Kỳ [49], Khansalar (2012) [46], Arnedo & ctg (2012) [17]... Các nghiên cứu này đi sâu xây dựng mô hình dự báo dòng tiền trong tương lai theo các phương pháp trực tiếp và gián tiếp. Theo Rajendra (2013) [65], đã chỉ ra rằng mục đích của dự báo dòng tiền là tìm ra những nhu cầu về tiền mặt và đảm bảo chắc chắn rằng quỹ tiền mặt này được công ty sử dụng một cách tối đa và không phát sinh thêm khoản vay nào nữa. Bên cạnh đó thành công của dự báo dòng tiền cũng giúp giảm chi phí về vốn và làm tăng thu nhập của khoản tiền mặt dư thừa. Cũng theo Rajendra (2013) [65], dự báo dòng tiền tiến hành tốt sẽ hỗ trợ việc ra quyết định quản lý và cho phép quản lý rủi ro. Nội dung cơ bản của quản trị rủi ro là đưa ra được dự báo về dòng tiền tương lai và quản lý chúng một cách hiệu quả. Điều này một lần nữa có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tài chính của công ty. Đặc biệt ông cũng chỉ ra có một vài phương pháp dự báo dòng tiền nhưng lựa chọn phương pháp nào lại phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên theo Krishnan & Largay (2000): Dự báo dòng tiền theo phương pháp gián tiếp sử dụng các thông tin về thu nhập quá khứ, dòng tiền quá khứ để dự báo dòng tiền tương lai còn dự báo dòng tiền theo phương pháp trực tiếp lại sử dụng thông tin các khoản phải thu, phải trả, thuế phải nộp, lãi nhận được để dự báo dòng tiền tương lai. Sẽ không có vấn đề gì nếu dòng tiền thuần là bằng nhau trong cả hai phương pháp [44]. Nghiên cứu chi tiết về nội dung quản trị dòng tiền có thể kể đến nghiên cứu của Kroes and Manikas (2014) [45], nghiên cứu sử dụng phương pháp GEE để phân tích một mẫu 1233 công ty sản xuất để giải thích mối quan hệ giữa các thay đổi trong dòng tiền và thay đổi hiệu quả tài chính, đồng thời điều tra mối quan hệ giữa sự thay đổi theo quý của dòng tiền và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Tác giả đã đưa ra 4 giả thuyết nghiên cứu ảnh hưởng ngược chiều của kỳ thu tiền bình quân (DSO, chính là số ngày bình quân cần thiết để thu hồi các khoản doanh thu đã bán), kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân (DIO), kỳ trả tiền bình quân DPO, chu kỳ
  15. 4 chuyển đổi tiền mặt (CCC, CCC = DSO + DIO - DPO) và chu kỳ hoạt động tiền mặt (OCC, OCC = DSO + DIO) tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp (Tobin'Q). Kết quả nghiên cứu chỉ ra cả DSO và DIO đều ảnh hưởng tiêu cực và đáng kể lên những thay đổi của hiệu quả tài chính, nói cách khách chu kỳ hoạt động tiền mặt OCC ảnh hưởng tiêu cực và đáng kể tới hiệu quả tài chính. Tuy nhiên DPO và CCC không ảnh hưởng tới thay đổi của hiệu quả tài chinh trong thời gian nghiên cứu. Nghiên cứu này còn đưa ra bảng tổng hợp kết quả của 12 nghiên cứu trước đó liên quan đến quản trị dòng tiền. Kết quả của các nghiên cứu thể hiện như sau: Bảng 1: Kết quả nghiên cứu của một số tác giả về quản trị dòng tiền Phƣơng Mẫu và Tác pháp TT Bài báo nguồn dữ Kết quả chính giả/năm nghiên liệu cứu Xem xét việc dùng chỉ Số liệu tài tiêu chu kỳ hoạt động Churchill How fast can chính cụ Ví dụ cụ tiền mặt (OCC) làm 1 and Mullins your company thể của thể thước đo để xác định (2001) [25] afford to grow? một số tiềm năng tăng trưởng công ty của một công ty DIO, DSO, DPO ngắn hơn có mối liên kết với Does working Số liệu tài tổng thu nhập từ hoạt capital chính của động cao hơn (Gross Tương Deloof management 1009 công operating Income). 2 quan và (2003) [27] affect ty phi tài CCC không có mối hồi quy profitability of chính lớn quan hệ đáng chú ý tới Belgian tại Bỉ tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cash conversion Dữ liệu tài Chu kỳ chuyển đổi tiền cycle chính hàng mặt CCC có tác động management in năm cho tích cực tới vốn đầu tư Ebben and small firms: 833 nhỏ, và tiêu cực tới doanh 3 Johnson relationships các cơ sở Hồi quy thu, tỷ suất sinh lời của (2011) [28] with liquidity, bán lẻ và vốn đầu tư (ROI) và invested hãng sản khả năng cân bằng capital, and xuất của trong thanh toán của firm Mỹ doanh nghiệp. performance.
  16. 5 Sử dụng Cash-to-cash: Farris and dữ liệu tài Ví dụ cụ Chứng minh tầm quan the new supply 4 Hutchison chính cho thể (Case trọng của việc đo lường chain manage- (2002) [78] một vài examples) CCC ment metric trường hợp Số liệu tài So sánh chính năm các giá trị 1986 và CCC trung Farris and Measuring 2001 của bình năm Chu kỳ chuyển đổi tiền 5 Hutchison cash-to-cash 5884 công 1986 và mặt trung bình đã giảm (2003) [79] performance. ty của các 2001 cho từ năm 1986 đến 2001 ngành các ngành công công nghiệp nghiệp Số liệu tài chính của CCC, DIO, DPO và Garcia- Effects of 8872 công DSO ngắn hơn tác Teruel and working capital ty vừa và động tích cực tới ROA. 6 Martinez- management nhỏ trên Hồi quy DPO mất dấu hiệu tác Solano on SME thế giới từ động khi đề cập tới các (2007) [43] profitability năm 1996 độ trễ. đến năm 2002 Nghiên The cứu sử relationship Hồi quy dụng số between Weighted liệu của 88 working capital least DSO có tác động tiêu Gill Biger công ty management square cực tới lợi nhuận, CCC 7 and Mathur thương mại and bình có tác động tích cực tới (2010) [35] công cộng profitability: phương lợi nhuận của Mỹ evidence from nhỏ nhất giai đoạn the United có trọng số từ 2005 States. đến 2007 Giảm CCC cho một A supply-chain công ty đơn lẻ trong Hofmann oriented Mô hình chuỗi cung ứng không Tối ưu hóa 8 and Kotzab approach of tối ưu hóa làm tăng thêm giá trị tuyến tính (2010) [37] working capital tuyến tính cho tất cả các thành management viên trong chuỗi cung ứng
  17. 6 Kiểm tra Nghiên CCC cho cứu sử các phân Cash dụng số đoạn của tổ Moss and conversion CCC ngắn hơn đối với liệu của chức bởi tỷ 9 Stine (1993) cycle and firm các doanh nghiệp có 1717 công lệ bán [60] size: a study of quy mô lớn. ty bán lẻ hàng, tài retail firms công cộng sản và khả của Mỹ năng thanh toán Supply chain financing: Sử dụng Randall and using cash-to- dữ liệu tài Ví dụ cụ Đưa ra ví dụ về cách 10 Farris cash variables chính của thể (Case thức giảm CCC để cải (2009) [67] to strengthen một vài examples) thiện lợi nhuận the supply công ty chain Nghiên cứu sử dụng số liệu của Cash CCC thay đổi theo 2000 công Phân tích conversion ngành. Chu kỳ thương Soenen ty thương thực 11 cycle and mại thuần không liên (1993) [73] mại công nghiệm các corporate quan chặt chẽ với lợi khai từ 20 giá trị CCC profitability nhuận công ty ngành công nghiệp trên thế giới Supply chain performance Đề xuất CCC hữu ích benchmarking Ví dụ cụ Stewart Ví dụ giả như một thước đo 12 study reveals thể (Case (1995) [74] thuyết chuẩn cho chuỗi cung keys to supply examples) ứng. chain excellence (Nguồn: Kroes and Manikas (2014) [45]) Nghiên cứu của Txomin Iturrade, Leise San Jose và Amaia Maseda (2005) [40], quản trị dòng tiền được phản ánh thông qua quản trị ngân quỹ. Đồng thời nội dung quản trị dòng tiền được tác giả đề cập tới bao gồm quản trị tiền mặt, quản trị các khoản phải thu và quản trị các khoản phải trả. Bên cạnh đó dự báo dòng tiền, tạo lập các quan hệ với các định chế tài chính để xử lý khi có dòng tiền thặng dư
  18. 7 hoặc thâm hụt. Tuy nhiên cách tạo lập mô hình quản trị ngân quỹ tối ưu chưa được tác giả phân tích rõ ràng. Ngoài ra còn có một số nghiên cứu ảnh hưởng của dòng tiền tới chi phí của nợ, tới thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp hoặc tới khả năng thanh khoản của doanh nghiệp như các nghiên cứu của Amy L.Geile (2003) [16], Ran Zhang (2006) [66], Daniel Havran (2009) [26]. Đặc biệt không thể không kể đến cuốn “Managing cash flow - an operational focus monetary theory” của hai tác giả trường Đại học California Miramar do Rob Reider và Peter B Heyler (2003) [68]. Cuốn sách tập trung vào nội dung quản lý tiền mặt, các khoản phải thu, phải trả. Các nội dung chi tiết như các nguyên tắc để sử dụng tiền dư thừa và huy động vốn hiệu quả, các kỹ thuật lập kế hoạch về dòng tiền. Đặc biệt cuốn sách cũng đưa ra một số kỹ thuật và thước đo để phần tích dòng tiền của công ty. Phát triển trên quan điểm về quản trị dòng tiền của Rob Reider và Peter B Heyler (2003) [68], Morris & ctg (2009) [59] bổ sung thêm nội dung quản trị chứng khoán bên cạnh các nội dung như quản lý tiền mặt, quản lý các khoản phải thu, phải trả trong nội dung quản trị dòng tiền của doanh nghiệp. Các nghiên cứu này đồng quan điểm nghiên cứu với Txomin Iturrade, Leise San Jose và Amaia Maseda (2005) [40], đã đề cập tới quản trị dòng tiền dưới dạng quản trị ngân quỹ tại các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau. Dưới góc độ nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp định tính để thể hiện các nội dung trong nghiên cứu của minh. Trong số các nghiên cứu về mô hình dự báo dòng tiền tương lai, có những nghiên cứu sử dụng mô hình đơn biến là lợi nhuận, dòng tiền từ hoạt động hoặc mô hình đa biến trong đó sử dụng cả lợi nhuận, dòng tiền và các khoản dồn tích để dự báo dòng tiền tương lai hoặc có những nghiên cứu kết hợp cả hai loại mô hình này để phân tích, so sánh và đưa ra mô hình dự báo dòng tiền tương lai tối ưu - Mô hình đơn biến dự báo dòng tiền: Các nghiên cứu mô hình đơn biến dự báo dòng tiền thường sử dụng thu nhập quá khứ hoặc dòng tiền quá khứ để dự báo dòng tiền tương lai. Agana (2015) [14], đã đưa ra mô hình đơn biến dự báo dòng tiền, đồng thời chỉ ra mô hình sử dụng lợi nhuận trong 3 năm liên tiếp để dự báo dòng tiền tương lai là mô hình dự báo dòng tiền tốt nhất.
  19. 8 Lorek và Willinger (1993) [52] với nghiên cứu đầu tiên của mình về dự báo dòng tiền thành công với mô hình đơn biến (ARIMA) với chuỗi thời gian theo quý của dòng tiền có khả năng dự báo dòng tiền thực tế tốt hơn mô hình đa biến mặt cắt ngang. Tại Việt Nam, nghiên cứu đầu tiên về dự báo dòng tiền sử dụng phương pháp định lượng là mô hình đơn biến của Nguyễn Hữu Ánh (2013) [1]. Tác giả đã sử dụng mô hình đơn biến gồm biến dòng tiền, biến lợi nhuận để dự báo dòng tiền trong tương lai của các công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cả dòng tiền và lợi nhuận đều có khả năng dự báo dòng tiền tương lai, tuy nhiên sử dụng lợi nhuận có tác động dự báo tốt hơn khi sử dụng dòng tiền, mô hình dự báo tốt hơn khi tăng độ trễ của lợi nhuận kế toan. Đồng thời tại nghiên cứu này, Nguyễn Hữu Ánh cũng sử dụng mô hình đa biến kết hợp thông tin dòng tiền và lợi nhuận để dự báo dòng tiền tương lai. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mô hình dự báo dòng tiền tốt nhất là kết hợp thông tin lợi nhuận kế toán có độ trễ hai năm và dòng tiền thuần có độ trễ ba năm. Nói cách khác mô hình đa biến có khả năng dự báo dòng tiền tốt hơn mô hình đa biến. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Ánh đồng nhất với quan điểm của Lorek và Willinger (1996) [53], Lev, Li và Sougiannis (2010) ở Hoa Kỳ [49]. - Sử dụng mô hình đa biến để dự báo dòng tiền: Mô hình này được sử dụng rộng rãi như trong nghiên cứu của Bowen, Burstahler và Daley (1986) [19], Lorek và Willinger (1996) [53], Takhtaei và Karimi (2013) [76], Takhtaei và Karimi (2017) [77],… Các biến chủ yếu được sử dụng ở trong mô hình này là các biến thu nhập, dòng tiền và một số biến khác như thu nhập ròng, khấu hao. Các kết quả thống nhất thể hiện rằng mô hình dự báo dòng tiền dựa vào thông tin lợi nhuận, dòng tiền, kết hợp với yếu tố dồn tích đặc biệt là yếu tố dồn tích cụ thể có khả năng dự báo dòng tiền tốt hơn mô hình đơn biến dự báo dòng tiền dựa trên thông tin kế toán về dòng tiền hoặc thu nhập. Công trình nghiên cứu của Bowen, Burstahler và Daley (1986) [19] đưa ra công thức tính toán giá trị dòng tiền từ hoạt động kinh doanh theo 3 cách từ đơn giản đến phức tạp, sử dụng các thông tin từ lợi nhuận, khấu hao, các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, chi phí trả trước, thuế để dự báo dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.
  20. 9 Nghiên cứu của Takhataei và Karimi năm 2013 và 2017 cũng sử dụng mô hình đa biến để dự báo dòng tiền, tuy nhiên nghiên cứu này có điểm khác biệt là sử dụng kết hợp cả lợi nhuận, dòng tiền và vốn hoạt động để dự báo dòng tiền tương lai. Nghiên cứu của tác giả (2013) chỉ ra “thu nhập thuần có khả năng dự báo tốt hơn dòng tiền hoạt động và nó phù hợp cách cổ điển trong dự báo dòng tiền” [76]. Tuy nhiên năm 2017 khi tiến hành khảo sát có điều kiện phân tách giữa doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn thì Takhataei và Karimi nhận thấy: “Thu nhập ròng kết hợp với dòng tiền và các yếu tố khác có khả năng dự báo dòng tiền tương lai tốt hơn khi sử dụng dòng tiền hoạt động tại các doanh nghiệp nhỏ, tuy nhiên khi so sánh với doanh nghiệp có quy mô lớn thì dòng tiền lại có khả năng dự báo tốt hơn các yếu tố khác” [77]. Ở Việt Nam, dự báo dòng tiền sử dụng mô hình đa biến được tìm thấy ở luận án tiến sĩ của tác giả Đỗ Hồng Nhung (2014), “Quản trị dòng tiền của các doanh nghiêp chế biến thực phẩm Việt Nam” [10], tác giả cũng sử dụng phương pháp định lượng dự báo dòng tiền bằng các mô hình dự báo đa biến. Các thông số sử dụng để dự báo dòng tiền là dòng tiền năm trước, thu nhập trước khấu hao, các khoản phải thu, phải trả và hàng tồn kho. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra: Dòng tiền dự báo không phụ thuộc vào dòng tiền trong quá khứ, dòng tiền dự báo có quan hệ thuận với thu nhập hoạt động trước khấu hao, các khoản phải thu và hàng tồn kho, nhưng có quan hệ tỷ lệ nghịch với các khoản phải trả. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được tác giả thu thập trong giai đoạn 2007- 2012 (trong vòng 5 năm). Kết quả nghiên cứu sẽ mang tính tuyết phục hơn nữa nếu khoảng thời gian dự báo được thu thập trong giai đoạn dài hơn. Bên cạnh đó, dự báo dòng tiền sử dụng mô hình đa biến còn được tìm thấy trong luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Hiếu (2016) “Dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” [8]. Luận án này đã xây dựng khá cụ thể và chi tiết về các mô hình dự báo dòng tiền. Tại luận án này, tác giả thực hiện các phương pháp hồi quy OLS, FEM, REM, GLS để ước lượng các mô hình (mô hình lợi nhuận, mô hình dòng tiền, mô hình thanh phần dồn tích gộp chung, mô hình thành phần dồn tích cụ thể) theo đề xuất của Yaffee (2003) [81] Sau đó tác giả so sánh kết quả của các phương pháp nhằm tăng tính kiểm định của phương trình mà tác giả xây dựng. Kết quả nghiên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2