Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tới việc dịch chuyển nguồn vốn FDI vào Việt Nam
lượt xem 4
download
Mục tiêu của luận án là nghiên cứu và đánh giá tác động của các FTA thế hệ mới tới dịch chuyển FDI vào nước nhận đầu tư, cụ thể trường hợp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này cung cấp những dẫn chứng cho việc xây dựng định hướng chính sách thu hút dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tới việc dịch chuyển nguồn vốn FDI vào Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- TỐNG THỊ MINH PHƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) THẾ HỆ MỚI TỚI VIỆC DỊCH CHUYỂN NGUỒN VỐN FDI VÀO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ HÀ NỘI - 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- TỐNG THỊ MINH PHƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) THẾ HỆ MỚI TỚI VIỆC DỊCH CHUYỂN NGUỒN VỐN FDI VÀO VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ Mã số: 9310106 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TẠ VĂN LỢI 2. PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH THỌ HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2024 Nghiên cứu sinh (ký và ghi rõ họ tên) Tống Thị Minh Phương i
- LỜI CẢM ƠN Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn tập thể Ban Lãnh đạo, cán bộ, giảng viên tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các Thầy, Cô giáo của Bộ môn Kinh tế Quốc tế và các Bộ môn khác ở Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế đã tận tình hỗ trợ, hướng dẫn, giảng dạy và góp ý cho tôi trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới hai Thầy hướng dẫn của tôi là PGS.TS. Tạ Văn Lợi, Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân và PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã định hướng, chỉ bảo, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại cơ quan tôi công tác, cũng như các giảng viên, cán bộ chuyên gia tại các trường đại học và cơ quan trong và ngoài nước đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện Luận án. Cuối cùng, tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện và là một trong những nguồn động lực quan trọng để tôi hoàn thành Luận án Tiến sĩ này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2024 Nghiên cứu sinh (ký và ghi rõ họ tên) Tống Thị Minh Phương ii
- MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ...............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................xi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 3 2.1 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 4 3.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4 3.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu .............................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 6 5. Những đóng góp mới của luận án .........................................................................6 6. Kết cấu của luận án ................................................................................................ 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 8 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án...........8 1.1.1 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch chuyển FDI......................................... 8 1.1.2. Tác động của ký kết FTA thế hệ mới đến dịch chuyển nguồn vốn FDI ......11 1.1.3 Các nghiên cứu thực nghiệm được sử dụng trong đánh giá tác động của FTA thế hệ mới đến dịch chuyển nguồn vốn FDI ..........................................................13 1.2 Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................17 1.2.1 Tóm lược kết quả tổng quan .......................................................................... 17 1.2.2 Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................. 20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................23 iii
- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FTA THẾ HỆ MỚI ĐẾN DỊCH CHUYỂN DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO MỘT NƯỚC THÀNH VIÊN ............................................................. 24 2.1 Khái quát về hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.....................................24 2.1.1 Khái niệm Hiệp định thương mại tự do (FTA) và FTA thế hệ mới .............. 24 2.1.2 Đặc điểm và phân loại FTA thế hệ mới ........................................................26 2.1.3 Một số tác động của FTA thế hệ mới tới dịch chuyển nguồn vốn FDI vào một nước thành viên ......................................................................................................29 2.2 Khái quát về dịch chuyển đầu tư trực tiếp nước ngoài ..................................31 2.2.1 Một số lý thuyết đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................31 2.2.2 Dịch chuyển đầu tư nước ngoài .....................................................................32 2.2.3 Dấu hiệu của sự dịch chuyển FDI .................................................................35 2.2.4 Các nhân tố thúc đẩy dịch chuyển FDI vào một quốc gia ............................. 36 2.3 Các yếu tố của FTA thế hệ mới tác động đến dịch chuyển FDI vào nước nhận đầu tư......................................................................................................................... 39 2.4. Kinh nghiệm quốc tế và cơ sở thực tiễn trong việc sử dụng FTA để thu hút dịch chuyển FDI vào nước nhận đầu tư ................................................................. 44 2.4.1. Các cú sốc trong đầu tư quốc tế, kinh nghiệm quốc tế và vai trò của các FTA thế hệ mới ...............................................................................................................44 2.4.2 Kinh nghiệm cụ thể ở các quốc gia trên thế giới trong sử dụng FTA thế hệ mới để dịch chuyển FDI vào nước nhận đầu tư ............................................................. 52 2.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..............................................................59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................62 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 63 3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 63 3.1.1 Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................................... 63 3.1.2 Cách tiếp cận .................................................................................................64 3.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................65 3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính................................................................65 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................81 iv
- CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA FTA THẾ HỆ MỚI ĐẾN DỊCH CHUYỂN DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM ............................82 4.1 Kết quả từ Khung phân tích - Khái quát thực trạng dịch chuyển FDI vào Việt Nam ....82 4.1.1 Tình hình dịch chuyển FDI từ các nước thuộc khối ký FTA thế hệ mới với Việt Nam................................................................................................................. 82 4.1.2 Tình hình dịch chuyển FDI từ các nước ngoại khối FTA thế hệ mới (ngoài EVFTA, CPTPP, UKVFTA) ..................................................................................97 4.1.3 FTA thế hệ mới và các kênh tác động dịch chuyển FDI vào Việt Nam .....102 4.2 Kết quả từ phỏng vấn chuyên gia ...................................................................115 4.2.1 Thời điểm FTA thế hệ mới bắt đầu có tác động vào dịch chuyển dòng vốn FDI thế hệ mới (đàm phán, khi FTA có hiệu lực, sau khi FTA có hiệu lực) ..............115 4.2.2 Tác động của FTA thế hệ mới đến số lượng và chất lượng của dòng vốn FDI vào Việt Nam (có tính tích cực hay tiêu cực và mức độ tác động) ......................117 4.2.3 Đánh giá vai trò của FTA thế hệ mới trong thu hút FDI bên cạnh các yếu tố khác ....118 4.2.4 Các ngành kinh tế nào bị tác động nhiều nhất .............................................119 4.2.5 Các kênh tác động chính của FTA thế hệ mới đối với dịch chuyển FDI vào Việt Nam...............................................................................................................120 4.2.6 Cơ hội và thách thức mà FTA thế hệ mới mang lại cho Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn FDI ...........................................................................................122 4.2.7 Các yếu tố tác động đến dịch chuyển FDI vào Việt Nam ngoài việc ký kết FTA thế hệ mới .....................................................................................................124 4.2.8 Những đề xuất và kiến nghị của các chuyên gia nhằm tận dụng cơ hội và giảm thiểu những thách thức mà FTA thế hệ mới tạo ra cho hoạt động dịch chuyển FDI vào Việt Nam ........................................................................................................125 4.3 Kết quả phân tích định lượng .........................................................................126 4.3.1 Thống kê mô tả ............................................................................................126 4.3.2 Kết quả hồi quy ...........................................................................................128 4.3.3 Kiểm định mô hình hồi quy .........................................................................130 4.4 Kết luận về tác động của FTA thế hệ mới đến dịch chuyển FDI vào Việt Nam 132 4.5 Bình luận về triển vọng thực hiện các FTA thế hệ mới đã ký kết ...............134 4.5.1 Triển vọng tiếp tục đàm phán, ký kết các FTA thế hệ mới với các quốc gia khác để tiếp tục dịch chuyển FDI vào Việt Nam ....................................................135 v
- 4.5.2 Triển vọng thực thi FTA thế hệ mới để thu hút dịch chuyển FDI theo định hướng phát triển và chiến lược quốc gia ..............................................................136 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..........................................................................................137 CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÁC ĐỘNG CỦA CÁC FTA THẾ HỆ MỚI ĐỂ THÚC ĐẨY DỊCH CHUYỂN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .................138 5.1 Định hướng trong dịch chuyển FDI vào Việt Nam khi thực thi các FTA thế hệ mới ......................................................................................................................138 5.1.1 Bối cảnh thực thi FTA thế hệ mới ...............................................................138 5.1.2 Định hướng đối với dịch chuyển FDI vào Việt Nam khi thực thi FTA thế hệ mới ..140 5.2 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy dịch chuyển FDI vào Việt Nam khi thực thi các FTA thế hệ mới ................................................................................................143 5.2.1 Bài học nghiên cứu xu hướng, tình hình đầu tư quốc tế để ứng dụng FTA thế hệ mới trong dịch chuyển FDI vào Việt Nam ......................................................143 5.2.2 Bài học đàm phán, thực thi FTA thế hệ mới từ kinh nghiệm quốc tế để dịch chuyển FDI vào Việt Nam ....................................................................................145 5.2.3 Nâng cao vị thế cạnh tranh quốc gia trong quá trình thực thi FTA thế hệ mới và dịch chuyển FDI vào Việt Nam .......................................................................146 5.2.4 Tiếp tục nâng tầm các đối tác đầu tư chiến lược, qua quá trình thực thi FTA thế hệ mới, tạo động lực cho dịch chuyển FDI ....................................................147 5.2.5 Hoàn thiện các cơ chế chính sách quản trị rủi ro, phù hợp các cam kết quốc tế trong các FTA thế hệ mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng cứng và mềm .......................149 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ..........................................................................................151 KẾT LUẬN ................................................................................................................152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...........................................................................................................154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................156 PHỤ LỤC ...................................................................................................................172 PHỤ LỤC 1: Phiếu phỏng vấn chuyên gia bằng tiếng Việt ...............................172 PHỤ LỤC 2: Phiếu phỏng vấn chuyên gia bằng tiếng Anh ...............................175 vi
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt 1 ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông 2 ASEAN Nations Nam Á 3 BIT Bilateral investment treaty Hiệp định đầu tư song phương EU-Canada Comprehensive Hiệp định Thương mại và Kinh 4 CETA Economic and Trade Agreement tế Toàn diện EU-Canada Computable General 5 CGE Mô hình cân bằng tổng thể Equilibrium Comprehensive and Progressive Hiệp định Đối tác Toàn diện và 6 CPTPP Agreement for Trans-Pacific Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Partnership 7 DNNN State-owned Enterprises (SOEs) Doanh nghiệp Nhà nước Small and Medium-sized 8 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa Enterprises (SMEs) 9 EU European Union Liên minh châu Âu European Union-Vietnam Free Hiệp định thương mại tự do Liên 10 EVFTA Trade Agreement minh châu Âu-Việt Nam Investment Protection Agreement between the Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt 11 EVIPA European Union and the Nam - Liên minh châu Âu Socialist Republic of Vietnam 12 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 13 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Global Trade Analysis Project Mô hình dự án phân tích thương 14 FTAP Model extended for FDI mại toàn cầu mở rộng cho đầu tư 15 GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội Global Trade Analysis Project Mô hình dự án phân tích thương 16 GTAP Model mại toàn cầu vii
- TT Viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt 17 GVC Global Value Chain Chuỗi giá trị toàn cầu International investment 18 IIA Hiệp định đầu tư quốc tế agreement 19 IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế 20 MNC Multinational Corporation Công ty đa quốc gia 21 NCS PhD Candidate Nghiên cứu sinh Organisation for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển 22 OECD operation and Development Kinh tế Regional Comprehensive Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn 23 RCEP Economic Partnership diện Khu vực Vietnam - UK Free Trade Hiệp định Thương mại Tự do 24 UKVFTA Agreement Việt Nam - Vương quốc Anh United Nations Conference on Hội nghị Liên Hợp Quốc về 25 UNCTAD Trade and Development Thương mại và Phát triển 26 WB World Bank Ngân hàng Thế giới 27 WIR World Investment Report Báo cáo Đầu tư Thế giới 28 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới viii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Yếu tố ảnh hưởng đến dịch chuyển dòng FDI vào quốc gia ........................ 10 Bảng 1.2: Tóm lược kết quả tổng quan .........................................................................17 Bảng 2.1: So sánh đặc điểm của FTA truyền thống và FTA thế hệ mới ......................26 Bảng 2.2: Ví dụ về FTA thế hệ mới trên thế giới và Việt Nam tính đến năm 2023 ..... 27 Bảng 2.3: Phân loại FTA thế hệ mới theo số lượng thành viên và quy mô kinh tế tác động.......................................................................................................................... 28 Bảng 2.4: Các hình thức và chủ thể trong luân chuyển dòng vốn FDI ......................... 34 Bảng 2.5: Các vấn đề phi thương mại trong FTA thế hệ mới ....................................... 43 Bảng 2.6: So sánh các cú sốc lịch sử, tác động đến FDI và phản ứng chính sách ........46 Bảng 2.7: So sánh dòng vốn FDI theo khu vực, theo giai đoạn 2019-2020 và 2020-2021 ...51 Bảng 2.8: Tài liệu phân tích, hướng dẫn đàm phán và thực thi các FTA...................... 60 Bảng 3.1: Thông tin đối tượng phỏng vấn sâu .............................................................. 68 Bảng 3.2: Khung lý thuyết dịch chuyển đầu tư FDI......................................................70 Bảng 3.3: Các biến được sử dụng trong mô hình .......................................................... 75 Bảng 4.1: Các mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - EU ......................................82 Bảng 4.2: Các nước EU đầu tư vào Việt Nam theo thời gian 2005-2022 .....................85 Bảng 4.3: Các thoả thuận và hiệp định đã ký kết giữa Việt Nam và UK ......................87 Bảng 4.4: Tỷ trọng FDI Vương quốc Anh vào Việt Nam so với FDI của Thế giới vào Việt Nam giai đoạn 2013-7T/2021 (Đơn vị: %) ........................................................... 90 Bảng 4.5: Bảng theo dõi vốn đầu tư đăng ký lũy kế, còn hiệu lực (tỷ USD) và vị trí đầu tư của dòng FDI từ Vương quốc Anh và quần đảo BVI vào Việt Nam ........................ 91 Bảng 4.6: Thông tin dự án FDI cấp mới, tăng vốn, và tổng vốn FDI đăng ký (triệu USD) và xếp hạng đầu tư của Vương quốc Anh vào Việt Nam .............................................. 92 Bảng 4.7: Tổng quan đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định CPTPP .........................94 Bảng 4.8: Tổng vốn đầu tư đăng ký mới từng năm và xếp hạng đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam từng năm (2013-2022) ................................................................................100 Bảng 4.9: Một số văn bản pháp luật liên quan FDI và FTA thế hệ mới .....................103 ix
- Bảng 4.10: Rà soát một số văn bản pháp luật được ban hành theo các cam kết của FTA thế hệ mới ....................................................................................................................106 Bảng 4.11: Hoạt động M&A của các nước ASEAN 2017-2019 (tỷ USD) .................115 Bảng 4.12: Thống kê mô tả .........................................................................................126 Bảng 4.13: Kết quả hồi quy - Hệ số mô hình ..............................................................128 Bảng 4.14: Kiểm định đa cộng tuyến ..........................................................................130 x
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Các hiệp định thương mại tự do khu vực đang hiện hành, tích lũy theo thời gian (theo năm đi vào hiệu lực), 1948-2022..................................................................24 Hình 2.2: Kênh tác động của FTA thế hệ mới đến thúc đẩy dịch chuyển FDI vào nước nhận đầu tư ....................................................................................................................40 Hình 2.3: Dòng vốn FDI vào các nhóm nước (tích lũy qua các năm) ..........................45 Hình 2.4: Các cú sốc toàn cầu, sự chuyển dịch toàn cầu của FDI và phản ứng chính sách..46 Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu ...........................................................................................64 Hình 3.2: Khung phân tích tác động tạo điều kiện tổng thể của FTA thế hệ mới đến dịch chuyển FDI vào nước nhận đầu tư ................................................................................66 Hình 3.3: Giả thuyết tác động của FTA thế hệ mới tới dịch chuyển FDI từ nước thuộc khối và ngoại khối .........................................................................................................72 Hình 3.4: Các yếu tố tác động của FTA thế hệ mới và yếu tố nội tại của nước nhận đầu tư tới dịch chuyển FDI vào một nước thành viên, trường hợp Việt Nam ..................... 73 Hình 3.5: Mô hình nghiên cứu....................................................................................... 74 Hình 4.1: Tổng vốn đầu tư EU đăng ký vào Việt Nam 2013-2022 (lũy kế) .................85 Hình 4.2: Đầu tư Vương quốc Anh vào Việt Nam giai đoạn 2013-2022 (số liệu lũy kế đến từng năm) (Đơn vị: Tỷ USD) .................................................................................89 Hình 4.3: Tổng vốn FDI đăng ký lũy kế của các nước thuộc khối CPTPP vào Việt Nam còn hiệu lực 2013-2022 (Tỷ USD) ................................................................................ 96 Hình 4.4: Tổng vốn đầu tư đăng ký FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam (lũy kế) còn hiệu lực 2013-2022 (tỷ USD) ................................................................................................ 97 Hình 4.5: Tổng vốn FDI lũy kế còn hiệu lực từ Hoa Kỳ vào Việt Nam 2013-2022.....99 Hình 4.6: Vốn FDI ASEAN vào Việt Nam lũy kế còn hiệu lực (tỷ USD) giai đoạn 2013-2022 ....................................................................................................................101 Hình 4.7: Thu hút FDI của Việt Nam và một số quốc gia giai đoạn 2013-2022 ........102 Hình 4.8: Chỉ số mức độ hạn chế FDI của Việt Nam và một số quốc gia ASEAN qua các năm 2003-2020 ......................................................................................................104 Hình 4.9: Dòng vốn FDI ròng vào Việt Nam và một số nước ASEAN giai đoạn 1990 - 2022 (tỷ USD) (BoP, đô la Mỹ hiện tại) .....................................................................109 Hình 4.10: Tăng trưởng GDP (%) của Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2022 ...........110 Hình 4.11: Xu hướng tăng trưởng GDP thực tế - Việt Nam, ASEAN và Thế giới ....110 xi
- Hình 4.12: GDP bình quân đầu người (nghìn USD) (đô la Mỹ hiện tại) - Việt Nam và các nước Thu nhập trung bình thấp giai đoạn 1990-2022 ...........................................111 Hình 4.13: Chi tiêu tiêu dùng cuối cùng (đô la Mỹ hiện tại) - Việt Nam 1990-2021 .112 Hình 4.14: Vị trí cơ sở hạ tầng ASEAN-6 và chi tiêu .................................................113 Hình 4.15: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (%) của các nước thành viên ASEAN 2007-2018 ....................................................................................................................114 Hình 4.16: Phản hồi cho câu hỏi “Thời điểm FTA thế hệ mới tác động lên dịch chuyển FDI vào Việt Nam”......................................................................................................116 Hình 4.17: Nhận định của chuyên gia về tác động FTA thế hệ mới đến thu hút dịch chuyển FDI vào Việt Nam ...........................................................................................117 Hình 4.18: Đánh giá của chuyên gia về vai trò của FTA thế hệ mới trong các yếu tố thu hút dịch chuyển FDI vào Việt Nam .............................................................................119 Hình 4.19: Đánh giá của chuyên gia về FDI vào các ngành, lĩnh vực kinh tế chịu tác động nhiều nhất từ FTA thế hệ mới ............................................................................119 Hình 4.20: Đánh giá của chuyên gia về kênh tác động của EVFTA đến dịch chuyển FDI vào Việt Nam ...............................................................................................................120 Hình 4.21: Đánh giá của chuyên gia về kênh tác động của CPTPP đến dịch chuyển FDI vào Việt Nam ...............................................................................................................121 Hình 4.22: Đánh giá của chuyên gia về kênh tác động của UKVFTA đến dịch chuyển FDI vào Việt Nam .......................................................................................................121 Hình 4.23: Các yếu tố tác động đến dịch chuyển FDI vào Việt Nam ngoài việc ký kết FTA thế hệ mới ............................................................................................................124 Hình 4.24: Xu hướng FDI từ quốc gia có FTA và quốc gia không có FTA giai đoạn 2013-2020 ....................................................................................................................127 Hình 4.25: Xu hướng của FDI từ các quốc gia có FTA và FTA thế hệ mới ...............127 Hình 4.26: Vốn FDI theo đối tác còn hiệu lực (lũy kế) giai đoạn 2013-2022 ............133 xii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chủ đề luôn được các nhà nghiên cứu và quản lý quan tâm, đặc biệt là những ảnh hưởng tích cực của những hoạt động này đến sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia. Việt Nam là một trong những quốc gia thu hút FDI thành công trên thế giới. Sau hơn 35 năm thu hút FDI (1988-2024), Việt Nam - một quốc gia đang phát triển và là thành viên tích cực của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) năng động, đã đạt được những thành tựu kinh tế-xã hội nhất định. Bên cạnh đó, những biến động toàn cầu và sự kiện trong nước cũng đặt ra những cơ hội và thách thức lớn đối với việc thu hút dịch chuyển dòng vốn FDI vào Việt Nam. Cụ thể, bối cảnh toàn cầu có thể kể đến sự xuất hiện của đại dịch Covid-19, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số trên toàn cầu, các căng thẳng địa chính trị, các cuộc chiến tranh thương mại- cụ thể và khắc nghiệt nhất - Mỹ-Trung, xu thế bảo hộ trỗi dậy trên toàn cầu, sự đứt gãy, gián đoạn của các chuỗi cung ứng và thay đổi của chuỗi giá trị toàn cầu (GVC), sự xuất hiện của các siêu hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới…Song song với những biến động toàn cầu, những sự phát triển và sự kiện tầm quốc gia ở Việt Nam cũng gợi ra nhiều thách thức cũng như yêu cầu đối với việc thu hút, dịch chuyển FDI vào Việt Nam như là: các biến động của nền kinh tế vĩ mô, việc hội nhập tích cực vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu của Việt Nam với một loạt các FTA mới và quan trọng được kí kết (đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)…), những điều chỉnh của chính sách thu hút đầu tư, hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài theo Nghị quyết Số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị, thành công nhất định trong ứng phó với đại dịch Covid- 19 và phát triển kinh tế giai đoạn hậu Covid-19, những thay đổi sau thành công của Đại hội Đảng XIII… Kể từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế, có thể thấy, xu hướng FDI vào Việt Nam luôn tăng qua các năm dựa trên số liệu thường niên của Tổng cục Thống kê. Trước đây, các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam phần lớn có quy mô và lợi nhuận chưa đáng kể, hầu hết làm thầu phụ cho các công ty đa quốc gia, nằm trong khâu tạo ra giá trị sản phẩm thấp (Malesky, 2010). Những năm gần đây, từ khi Việt Nam bắt đầu đàm phán và ký kết một loạt FTA thế hệ mới như CPTPP hay EVFTA, nhiều nhà đầu 1
- tư quốc tế mới cùng với nguồn vốn ngoại đã tìm đến các ngành công nghiệp của Việt Nam để đón đầu các cơ hội do các FTA này mang lại, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Dựa trên việc xem xét các điều kiện về môi trường và cơ hội kinh doanh từ thị trường Việt Nam, kết hợp với những bất ổn trong quan hệ kinh tế quốc tế và khu vực trong giai đoạn gần đây, nhiều tập đoàn đã dịch chuyển hoặc công bố kế hoạch dịch chuyển sản xuất, dây chuyền cung ứng từ các nước láng giềng về Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp FDI lớn cũng chuyển hoặc đầu tư xây dựng thêm các nhà máy lớn tại Việt Nam. Những hoạt động này được cho là góp phần vào việc dịch chuyển nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn phải cạnh tranh với các quốc gia khác để thu hút nguồn vốn FDI này. Vậy sự xuất hiện của các FTA thế hệ mới có ý nghĩa như thế nào và có góp phần tích cực đến sự dịch chuyển của nguồn vốn FDI vào Việt Nam hay không? Theo nhận định của các cơ quan quản lý và chuyên gia, vốn ngoại đã dần dịch chuyển vào Việt Nam nhờ sức hút của những FTA thế hệ mới này, đem lại lợi ích cho quốc gia trong việc thu hút FDI ở cả các dự án đầu tư mới và mở rộng các dự án đang thực thi. Tuy nhiên, thực trạng việc dịch chuyển nguồn vốn FDI có được như những kỳ vọng và nhận định trên hay không? Riêng đối tác EU, cùng với EVFTA đã có hiệu lực, chúng ra còn có Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) được thông qua gần đây, nếu có hiệu lực sẽ càng tạo điều kiện cho nguồn vốn từ EU tiếp tục vào Việt Nam. Thêm vào đó, cũng có các kỳ vọng rằng không chỉ có sự gia tăng của luồng vốn chất lượng từ các đối tác ký FTA thế hệ mới với Việt Nam mà cả vốn ngoại từ các quốc gia khác (bên thứ ba không phải thành viên của các FTA thế hệ mới này) cũng sẽ vào Việt Nam để đón đầu cơ hội xuất khẩu, kinh doanh sang thị trường của các nước (cũng là các đối tác thương mại, đầu tư quan trọng và năng động hàng đầu trên thế giới) mà Việt Nam đã kí kết FTA. Về mặt học thuật, lý luận, những nghiên cứu về ảnh hưởng của FTA thế hệ mới đến dịch chuyển FDI vào một nước nhận đầu tư còn rất hạn chế. Cụ thể, ý tưởng về các FTA thế hệ mới mặc dù đã xuất hiện trên 10 năm nhưng hiện nay chỉ có một số thực sự được ký kết và đi vào thực thi. Bên cạnh đó, thời gian thực thi của những FTA thế hệ mới này chưa lâu, nên những tác động của việc thực thi loạt FTA này vẫn chưa được quan sát và nghiên cứu đầy đủ, đặc biệt là những ảnh hưởng đến dịch chuyển đầu tư vào một nước thành viên cụ thể của hiệp định. Thêm vào đó, lý thuyết về dịch chuyển đầu tư cũng cần được làm rõ hơn để tạo điều kiện cho những nghiên cứu về chủ đề này. Về mặt thực tiễn, tại Việt Nam, bối cảnh biến động toàn cầu và trên phương diện quốc gia được dự đoán sẽ có những tác động sâu sắc đến hoạt động dịch chuyển FDI 2
- vào Việt Nam. Rất cần một nghiên cứu để đánh giá tổng thể thực trạng dịch chuyển FDI từ các quốc gia vào Việt Nam, trước và sau khi các FTA này đi vào hiệu lực. Liệu FDI từ những nước thành viên và không là thành viên của các FTA thế hệ mới này đã, đang và sẽ có xu hướng vào Việt Nam như thế nào trong tương lai? Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm chứng các nhận định, suy đoán trên. Với các lý do như trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tới việc dịch chuyển nguồn vốn FDI vào Việt Nam” cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận án là nghiên cứu và đánh giá tác động của các FTA thế hệ mới tới dịch chuyển FDI vào nước nhận đầu tư, cụ thể trường hợp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này cung cấp những dẫn chứng cho việc xây dựng định hướng chính sách thu hút dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án tập trung trả lời các câu hỏi sau đây: (1) Khung khổ lý thuyết: những nhân tố của FTA thế hệ mới tạo điều kiện dịch chuyển, thu hút FDI vào nước nhận đầu tư và cơ chế tác động thể hiện như thế nào? Xây dựng khung lý thuyết và khung phân tích tác động tạo điều kiện tổng thể của FTA thế hệ mới đến dịch chuyển FDI vào nước nhận đầu tư. (2) Tác động của FTA thế hệ mới tới thu hút FDI vào nước nhận đầu tư, cụ thể trong trường hợp dịch chuyển FDI vào Việt Nam như thế nào? Phân tích và làm rõ tác động của FTA thế hệ mới đến dịch chuyển nguồn vốn FDI vào nước nhận đầu tư, trường hợp của Việt Nam. (3) Những đề xuất/khuyến nghị chính sách mới trong định hướng thu hút FDI ở Việt Nam trong thời gian tới? Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số khuyến nghị và hàm ý chính sách nhằm khai thác tác động trên và tăng cường thu hút dòng dịch chuyển FDI vào Việt Nam trong thời gian tới. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Về mặt cơ sở lý luận, luận án xây dựng và đóng góp vào hệ thống cơ sở lý luận về tác động của các FTA thế hệ mới đến dịch chuyển nguồn vốn FDI vào một quốc gia, thông qua: 3
- (1) Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án (2) Hệ thống hóa các lý thuyết, khái niệm, thuật ngữ về chủ đề FTA thế hệ mới, thu hút, dịch chuyển dòng vốn FDI toàn cầu trong các giai đoạn khác nhau, đưa ra được lý luận chung về tác động thu hút, dịch chuyển FDI vào quốc gia dưới tác động của FTA thế hệ mới (3) Thực hiện nghiên cứu định tính và đưa ra mô hình định lượng của mối quan hệ giữa FTA thế hệ mới và dịch chuyển nguồn vốn FDI vào một quốc gia. Xác định các nhân tố ảnh hưởng cũng như cơ chế của chúng tới tác động của các FTA thế hệ mới đến thu hút FDI vào một quốc gia. Vận dụng cơ sở lý luận đã chỉ ra, đề tài sẽ phân tích thực trạng ảnh hưởng của các FTA thế hệ mới tới dịch chuyển nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Quá trình dịch chuyển sẽ thông qua các kênh tác động nào? Đánh giá xu thế dòng vốn FDI từ các nước ‘nội khối và ngoại khối ký FTA thế hệ mới với Việt Nam’ vào Việt Nam. Vận dụng kết quả nghiên cứu lý thuyết và phân tích thực trạng dịch chuyển FDI vào Việt Nam dưới tác động của FTA thế hệ mới, nghiên cứu sinh đề xuất một số khuyến nghị và gợi ý chính sách cho những vấn đề còn tồn tại để làm sáng tỏ những cách thức giúp Việt Nam thúc đẩy dịch chuyển dòng vốn FDI vào trong nước trong bối cảnh thực thi FTA thế hệ mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án này bao gồm: lý luận và thực tiễn về tác động của các FTA thế hệ mới đến dịch chuyển dòng vốn FDI vào một quốc gia nhận đầu tư – một nước thành viên FTA, cụ thể trong trường hợp Việt Nam. 3.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu Giới hạn về nội dung Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu tác động tới số lượng và chất lượng FDI vào một nước thành viên của FTA thế hệ mới, cụ thể trường hợp của Việt Nam. Giới hạn về không gian Dữ liệu thống kê quốc tế FDI vào Việt Nam và các dữ liệu khác, bao gồm: (1) Dữ liệu của các nước ký FTA thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, UKVFTA) với Việt Nam CPTPP: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Peru, New Zealand, Singapore 4
- EVFTA: 27 nước thành viên EU UKVFTA: Vương Quốc Anh và (2) Dữ liệu của một số nước nằm ngoài nhóm ký FTA thế hệ mới với Việt Nam để tìm hiểu các nhà đầu tư từ các nước ngoài nhóm ký FTA thế hệ mới này có thực sự dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam để tận dụng những ưu đãi mà các FTA thế hệ mới này mang lại cho hoạt động thương mại và đầu tư (Trung Quốc, Hoa Kỳ, các nước khu vực ASEAN - trừ Singapore, Malaysia, Brunei vì các nước này đã là thành viên của CPTPP và riêng Singapore đã ký FTA với EU [hiệu lực từ 11/2019], Malaysia và Brunei chưa có FTA với EU, vì vậy hai nước này vẫn phù hợp giả thuyết đầu tư sang Việt Nam để tận dụng lợi thế tiếp cận thị trường 27 nước châu Âu). (3) Các dữ liệu thống kê về Việt Nam Giới hạn về thời gian - Các lý thuyết đầu tư liên quan đề tài được nghiên cứu là các lý thuyết được phát triển qua các giai đoạn đến nay. - Dữ liệu lịch sử, định tính và định lượng, được thu thập trong giai đoạn 2012-2023 Loạt Báo cáo Đầu tư Thế giới thường niên của UNCTAD (WIR) về đầu tư quốc tế giai đoạn 1980-2022 được nghiên cứu phục vụ cho kinh nghiệm quốc tế (mục 2.5) về sử dụng FTA thúc đẩy đầu tư quốc tế. - Dữ liệu sơ cấp thu được qua phỏng vấn chuyên gia trong nước và quốc tế, được thực hiện trong tháng 1- 4 năm 2023. - Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu định lượng để nghiên cứu thực trạng dịch chuyển FDI vào Việt Nam được nghiên cứu trong giai đoạn 10 năm từ 2013 - 2022. Lý do để lựa chọn giai đoạn này là vì mặc dù EVFTA bắt đầu có hiệu lực từ 01/08/2020 và CPTPP bắt đầu có hiệu lực từ 14/01/2019 (theo thông tin của Bộ Công Thương), UKVFTA bắt đầu có hiệu lực từ 01/05/2021, các hiệp định CPTPP và EVFTA được bắt đầu đàm phán từ cách đây rất lâu, đối với CPTPP là từ 03/2010, và EVFTA là 06/2012, và thực tế đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đón đầu cơ hội thương mại và đầu tư dự kiến của các FTA thế hệ mới này nên đã đầu tư, dịch chuyển nguồn vốn FDI, nhà máy, công xưởng vào Việt Nam khi có thông tin đàm phán. Hiệp định UKVFTA có nội dung tương tự EVFTA, được tạo ra do sự kiện Brexit khi UK rời khỏi Liên minh châu Âu nên các hiệu ứng về thời gian cũng được giả sử tương tự EVFTA. 5
- 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án thực hiện kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để làm sáng tỏ vấn đề, từ đó có phương án thu thập dữ liệu và công cụ xử lý dữ liệu tương ứng. Thu thập dữ liệu: định tính và định lượng thu thập thông qua phỏng vấn chuyên gia và doanh nghiệp, thông qua các website chính thức của các Tổ chức Quốc tế, các Bộ, Ban, Ngành các nước khác nhau, đặc biệt các dữ liệu định tính cũng đến từ văn kiện của các FTA thế hệ mới. Phương pháp xử lý dữ liệu: Nghiên cứu định tính: (1) Khung phân tích tác động tác giả nghiên cứu và (2) phân tích dữ liệu thu được từ phỏng vấn sâu chuyên gia với phần mềm excel, phân tích và đưa ra mô hình sơ bộ, bổ sung vào các giả thuyết nghiên cứu và xác định nhân tố đưa vào mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng: mô hình Gravity mở rộng, dữ liệu được phân tích với phần mềm Stata để kiểm định mối quan hệ giữa việc ký kết, thực thi FTA thế hệ mới và thu hút dịch chuyển FDI vào Việt Nam. Dữ liệu được thu thập dưới dạng chuỗi thời gian - Time series data. 5. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án đóng góp vào hệ thống lý thuyết về FTA thế hệ mới, kiểm định mô hình tác động của FTA thế hệ mới lên dịch chuyển đầu tư, đưa ra định nghĩa dịch chuyển đầu tư. Dưới góc độ lý thuyết, nghiên cứu mở ra hướng mới trong nghiên cứu chuyên sâu về tác động của nhân tố FTA thế hệ mới đến sự dịch chuyển FDI vào Việt Nam, cụ thể tác động đến FDI nội khối, ngoại khối vào Việt Nam như thế nào. Và tác động của FTA thế hệ mới khác các FTA truyền thống như thế nào. Thứ hai, nghiên cứu khởi đầu cho các nghiên cứu ở các nước đang phát triển trong và ngoài khu vực có nhu cầu ký kết các FTA thế hệ mới để thúc đẩy thu hút dịch chuyển đầu tư. Thứ ba, nghiên cứu đóng góp vào quy trình đánh giá tác động của FTA thế hệ mới đến dịch chuyển FDI vào quốc gia. Các nghiên cứu trước đây cho rằng, chỉ sau khi FTA có hiệu lực thì FTA mới bắt đầu có tác động, thực tế, trong giai đoạn bắt đầu đàm phán FTA, kỳ vọng của nhà đầu tư về các lợi ích trong tương lai do FTA mang lại làm thay đổi quyết định của nhà đầu tư. Đề tài này cũng mở ra cánh cửa nghiên cứu cho tác động của FTA thế hệ mới đến dịch chuyển FDI vào các ngành cụ thể. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
0 p | 306 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 294 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 231 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 188 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn