intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của vốn xã hội đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp - trường hợp nghiên cứu ngành Dệt may khu vực phía Nam, Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:287

61
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu về mối quan hệ giữa vốn xã hội với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành dệt may tại khu vực phía Nam, Việt Nam, thông qua xem xét vai trò trung gian của hai yếu tố tiếp thu kiến thức và đổi mới sản phẩm. Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm: (1) Nghiên cứu định tính khám phá mô hình và hiệu chỉnh thang đo các yếu tố; (2) Nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nhà lãnh đạo cấp cao và cấp trung đại diện cho 293 doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của vốn xã hội đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp - trường hợp nghiên cứu ngành Dệt may khu vực phía Nam, Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH BÙI VĂN THỜI TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XàHỘI ĐỐI VỚI KẾT QUẢ KINH  DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ­ TRƯỜNG HỢP NGHIÊN  CỨU NGÀNH DỆT MAY KHU VỰC PHÍA NAM, VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
  2. TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH BÙI VĂN THỜI TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XàHỘI ĐỐI VỚI KẾT QUẢ KINH  DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ­ TRƯỜNG HỢP NGHIÊN  CỨU NGÀNH DỆT MAY KHU VỰC PHÍA NAM, VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ                                           NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:                                       PGS. TS. HỒ TIẾN DŨNG
  4. TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
  5. LƠI CAM ĐOAN ̀ Tôi xin cam kết luận án “Tác động của vốn xã hội đối với kết quả kinh   doanh của doanh nghiệp ­ trường hợp nghiên cứu ngành dệt may khu vực phía  Nam, Việt Nam” do bản thân tôi tự nghiên cứu. Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, tôi phải lược khảo tài liệu, thu thập  dữ  liệu thị  trường để  phân tích, đánh giá phù hợp với bối cảnh nghiên cứu  trong ngành dệt may tại Việt Nam. Các kết quả  nghiên cứu này chưa được  công bố trong các công trình khác.  Tp.Hồ Chí Minh, ngày…. tháng….năm 2021         NGHIÊN CỨU SINH                                                                                        BÙI VĂN THỜI                                                                                  
  6. MỤC LỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ......................................................147 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................i ­ xxv PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................1 – 12 PHỤ LỤC 2 ...........................................................................................................13 – 32 PHỤ LỤC 3 ...........................................................................................................33 – 46 PHỤ LỤC 4 ...........................................................................................................47 – 49 PHỤ LỤC 5 ...........................................................................................................50 – 55 PHỤ LỤC 6 ...........................................................................................................56 – 62 PHỤ LỤC 7 ...........................................................................................................63 – 67 PHỤ LỤC 8 .........................................................................................................68 – 111
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải tiếng Anh Diễn giải tiếng Việt AMOS Analysis of Moment Structures Phân tích cấu trúc Moment AVE Average Variance Extracted Phương sai trích trung bình China   Champer   of   Commerce   for  Phòng Thương mại xuất nhập  CCCT Import and Export of Textiles khẩu dệt may Trung Quốc CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định CFI Comparative Fix Index Chi­square Giá trị chi bình phương CP Cổ phần Comprehensive   and   Progressive  Hiệp định Đối tác Toàn diện  CPTPP Agreement   for   Trans­Pacific  và   Tiến   bộ   xuyên   Thái   Bình  Partnership Dương CR Construct Reliability Df Số bậc tự do của mô hình DN Doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tư nhân EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá European­Vietnam   Free   Trade  Hiệp định thương mại tự  do  EVFTA Agreement Việt Nam – EU GFI Good of Fitness Index KBV Knowledge­Based View  Thuyết kiến thức Organizational   innovativeness  OIT  Lý thuyết đổi mới tổ chức theory Pc Hệ số tin cậy tổng hợp Pvc Tổng phương sai trích Chữ viết tắt Diễn giải tiếng Anh Diễn giải tiếng Việt P­Value Mức ý nghiã Root Mean Square Error  RMSEA Approximation SE Standard Error Sai số chuẩn Partial   Least   Squares   ­   Structural  Mô hình cấu trúc bình phương  PLS­SEM Equation Modeling tối thiểu phần riêng Covariance   Based   ­   Structural  Mô   hình   cấu   trúc   tuyến   tính  CB­SEM Equation Modeling dựa trên phương sai Statistical   Packge   for   the   Social  SPSS Phần mềm phân tích thống kê Sciences TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  8. TLI Tucker & Lewis Index Vietnam   Cotton   and   Spinning  VCOSA Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam Association VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai VXH Social Capital Vốn xã hội VXLD Vốn xã hội lãnh đạo VXBT Vốn xã hội bên trong VXBN Vốn xã hội bên ngoài
  9. DANH MỤC BẢNG
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu khám phá mối quan hệ giữa Vốn xã hội lãnh đạo  với vốn xã hội bên trong và bên ngoài
  11. TÓM TẮT LUẬN ÁN  Tên luận án: Tác động của vốn xã hội đối với kết quả  kinh doanh của doanh   nghiệp ­ Trường hợp nghiên cứu ngành dệt may khu vực phía Nam, Việt Nam. Từ khóa: Vốn xã hội, tiếp thu kiến thức, đổi mới sản phẩm, kết quả kinh doanh,   Việt Nam. Luận án nghiên cứu về mối quan hệ giữa vốn xã hội với kết quả kinh doanh của   doanh nghiệp ngành dệt may tại khu vực phía Nam, Việt Nam, thông qua xem xét vai trò  trung gian của hai yếu tố  tiếp thu kiến thức và đổi mới sản phẩm. Sử  dụng phương   pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm: (1) Nghiên cứu định tính khám phá mô hình và hiệu  chỉnh thang đo các yếu tố; (2) Nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định các giả  thuyết  nghiên cứu. Thu thập dữ  liệu trong nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện  bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nhà lãnh đạo cấp cao và cấp trung đại diện   cho 293 doanh nghiệp. Nghiên cứu này đã có những đóng góp mới về mặt khoa học và thực tiễn. Vốn xã  hội của doanh nghiệp bao gồm ba khía cạnh là vốn xã hội lãnh đạo, vốn xã hội bên  trong và vốn xã hội bên ngoài tác động gián tiếp lên kết quả  kinh doanh. Đồng thời   nghiên cứu cũng khám phá vai trò trung gian của hai yếu tố  tiếp thu kiến thức và đổi   mới sản phẩm trong việc truyền dẫn tác động đến kết quả kinh doanh. Hơn nữa, nghiên  cứu này cũng rút ra được các hàm ý quản trị  dành cho các nhà lãnh đạo của các doanh   nghiệp ngành dệt may và các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là hiệp hội ngành   nghề dệt may các cấp từ trung ương đến địa phương.
  12. ABSTRACT OF THE THESIS Thesis title: The impact of social capital on business performance of enterprises ­  Case study of textile and garment industry in South Vietnam. Keywords:   Social   capital,   knowledge   acquisition,   product   innovation,   business  performance, Vietnam. The thesis explores the relationship between social capital and business performance  of   enterprises   in   the   textile   industry   in   South   Vietnam.   Through   considering   the  intermediate role of two factors  of knowledge acquisition  and product innovation.  We  employ mixed research methods including (1) Qualitative approach is used to explore the  research model and adjust measurement; (2) After that, Quantitative research is applied to  test research hypotheses. Data is mainly collected by directly interviewing senior leaders  representing 293 enterprises across industries. The study contributes to both in terms of literature and management practice. Social  capital of business includes three aspects: social capital from leadership, internal social  capital, and external social capital that indirectly affect business performance. At the same  time, the study also explores the mediating role of two factors of knowledge acquisition  and  product   innovation   in  transmission   affecting  business   performance.  Moreover,  this  study   also   draws   out   governance   implications   for   leaders   of   textile   businesses   and  policymakers, across levels of the industry.
  13. 13 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU Trong Chương 1, trình bày lý do nghiên cứu của đề tài thông qua việc phân tích bối  cảnh lý thuyết và bối cảnh thực tiễn ngành dệt may tại Việt Nam. Qua đó, khái quát các   nghiên cứu liên quan về vốn xã hội và kết quả kinh doanh nhằm tìm ra khe hổng nghiên   cứu. Kế  tiếp, trình bày mục tiêu, câu hỏi, phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên   cứu. Sau cùng, tác giả trình bày ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu của luận án. 1.1. Lý do nghiên cứu của đề tài 1.1.1 Bối cảnh lý thuyết nghiên cứu Lịch sử phát triển nhân loại của mỗi quốc gia nói riêng và thế giới nói chung, các   loại hình vốn khác nhau luôn tồn tại, tích lũy và phát triển. Trong đó, bên cạnh các loại  hình vốn khác nhau như  vốn kinh tế, vốn con người, vốn tài nguyên, riêng vốn xã hội  luôn hiện diện và đóng góp vào đời sống tinh thần cũng như  vật chất trong cuộc sống   mỗi con người. Thật ra, các nhà khoa học bắt đầu quan tâm đến khái niệm vốn xã hội   khi lý giải hiện tượng hai cộng đồng dân cư  có tài sản (vốn kinh tế), các nguồn lực   (vốn con người, vốn công nghệ) và môi trường (vốn tài nguyên) tương đương nhau  nhưng một bên phát triển và một bên suy tàn. Chính điều này, các nhà khoa học đã đúc   kết và tiến hành làm hoàn thiện khái niệm vốn xã hội (VXH), từ  đó, xem xét mối quan  hệ  giữa VXH với các loại hình vốn khác. Có thể  nói, VXH đóng vai trò như  một chất   keo kết dính các nguồn vốn khác lại với nhau, phối hợp nhau để  tăng cường hiệu quả  sử  dụng của các nguồn vốn, đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế  ( Lins và cộng sự,  2017; Dasgupta, 2005). Vốn xã hội đã có lịch sử phát triển lâu đời tại các quốc gia có kinh tế  phát triển.   Thành quả kinh doanh của doanh nghiệp (DN) được tăng lên đáng kể khi vận dụng vốn   xã hội. Đặc biệt, các DN hoạt động trong ngành dệt may cần đầu tư  nhiều vốn, kỹ  thuật, công nghệ và con người để đảm nhiệm cho nhiều công đoạn sản xuất khác nhau   cũng như luôn sử dụng nhiều nguồn lực để đổi mới sản phẩm, thích ứng theo xu hướng 
  14. 14 mới của người tiêu dùng. Do đó, DN trong ngành dệt may luôn cần sử  dụng VXH như  làm chất xúc tác kết nối hệ thống các DN từ  khâu kéo sợi, dệt, nhuộm, may đến việc   tiêu thụ sản phẩm. Chính VXH hỗ trợ doanh nhân có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận các   nguồn lực cần thiết phục vụ  cho hoạt động kinh doanh (Dai và cộng sự, 2015). Các   nguồn lực mà các doanh nhân có được thông qua mạng lưới quan hệ cá nhân của họ và  các kết nối xã hội cho phép họ xác định các cơ hội kinh doanh (Bhagavatula và cộng sự,   2010), từ  đó, đóng góp chung vào kết quả  kinh doanh (Akintimehin và cộng sự, 2019;   Nasip và cộng sự, 2017). Lý thuyết là cơ  sở nền tảng để  vận dụng vào trong thực tiễn. Trong đó, hai nền  tảng lý thuyết quan trọng về phân tích các yếu tố  của lợi thế  cạnh tranh liên quan đến   kết quả  hay hiệu quả  kinh doanh của DN, đó là mô hình tổ  chức công nghiệp ­ IO   (Industrial Organization) và mô hình dựa trên nguồn lực ­ RBV (Resource ­ Based View).  Tổ  chức Công nghiệp phân tích các yếu tố  về  hoạt động hoặc những bộ  phận  khác nhau góp phần xây dựng chiến lược tổng thể DN, mục tiêu là sản phẩm/dịch vụ  của DN chinh phục được thị  trường. Mô hình tổ  chức công nghiệp cho rằng lợi thế  cạnh tranh có thể  đạt được khi các DN thực hiện các chiến lược áp đặt bởi các đặc  điểm của các yếu tố bên ngoài (Porter, 1985). Trong khi đó, quan điểm dựa trên nguồn  lực (RBV) cho rằng các yếu tố  tạo nên thành công phụ  thuộc vào nguồn lực và khả  năng của từng DN. Theo quan điểm này, các DN được xem như là nơi tập hợp rất nhiều   nguồn lực. Các lựa chọn của DN không được quyết định bởi những hạn chế  về  môi  trường, mà bằng cách đánh giá khả năng DN trong việc khai thác tốt nhất các nguồn lực   của mình liên quan đến các cơ hội cũng như thách thức từ môi trường bên ngoài như thế  nào. Điều này có nghĩa là chiến lược của DN được thảo luận trên phương diện cân đối  nguồn lực DN hiện có để sử dụng chúng theo hướng tạo ra lợi thế (Barney, 1991). Dựa trên hai nền tảng của lý thuyết trên, hàng loạt các nghiên cứu về sự tác động   của các yếu tố  hữu hình và vô hình lên kết quả  kinh doanh trong các lĩnh vực xã hội,  giáo dục, kinh tế  và văn hóa. Gần đây, các nghiên cứu  ảnh hưởng đến kết quả  kinh  doanh của DN không chỉ  là các yếu tố  bên ngoài hay bên trong mà còn kết hợp cả  hai   như nghiên cứu về các yếu tố giá thành, phi giá thành, các yếu tố bên trong và bên ngoài  DN (Keegan và cộng sự,1989).
  15. 15 Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, các tổ  chức và DN gặp khó   khăn trong việc làm cho mức độ  thay đổi trong cơ cấu chính thức của họ  đáp ứng với  mức độ  thay đổi từ  môi trường kinh doanh. Do đó, các nghiên cứu tập trung chú ý về  tầm quan trọng cũng như vai trò của cấu trúc quản lý không chính thức. Scott (1998) chỉ  ra tầm quan trọng của môi trường và nhấn mạnh vào các cấu trúc không chính thức, các   cấu trúc tổ  chức không chính thức được xem là biểu hiện về  giá trị, tính linh hoạt và  tính năng động mà nó có thể bổ sung cho các cấu trúc tổ chức chính thức. Một loại cấu trúc không chính thức, có được sự  chú ý ngày càng cao gần đây, là   mạng lưới xã hội (social networks). Các nhà nghiên cứu cho rằng mạng lưới xã hội có  khả  năng cung cấp cho nhà quản trị  các nguồn lực có giá trị  qua đó có ảnh hưởng sâu   sắc đến hiệu quả  của cá nhân và tổ  chức (Adler & Kwon, 2002; Nahapiet & Ghoshal,  1998). Các nguồn lực có được từ mạng lưới xã hội được gọi chung là vốn xã hội (social   capital). Thật ra, khái niệm vốn xã hội (VXH) được cho là xuất hiện đầu tiên vào năm  1916 của Lyda Judson Hanifan, nhà giáo dục Mỹ, đã thảo luận về  cách những người   hàng xóm có thể  làm việc cùng nhau để  giám sát trường học. Hanifan (1916) sử  dụng   định nghĩa vốn xã hội để chỉ các mối quan hệ trong xã hội như tình bạn hữu, thông cảm   lẫn nhau và giao tiếp giữa các cá nhân hay gia đình. Từ đó, VXH được các học giả quan  tâm nghiên cứu cũng như sử dụng trong nhiều lĩnh vực như tâm lý, giáo dục, kinh tế và  xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Nếu như  vốn vật chất (physical capital) nói đến các tài sản hữu hình, ví dụ  như  máy móc, thiết bị, công cụ, nhà xưởng; vốn con người (human capital) nói đến các tài  sản cá nhân như năng lực cá nhân, kinh nghiệm làm việc, trình độ, kiến thức và kỹ năng  (McCallum và O’Connell, 2009) thì VXH  đề  cập  đến các năng lực quan hệ  xã hội   (relational competencies) của các cá nhân và tổ chức dựa vào nhận thức xã hội, tự quản   trị, cam kết, thúc đẩy hợp tác, phối hợp, mạng lưới thông tin phản hồi được thiết lập   theo niềm tin, thiện chí và có qua có lại (McCallum và O’Connell, 2009). Như vậy, VXH  không chỉ  là sự  tổng hợp các của cải vật chất, các tài sản xã hội mà còn là chất xúc  tác làm kết dính các tài sản xã hội này lại với nhau. Trong   thời   gian   qua,   VXH   đã   được   nghiên   cứu   ở   ba   cấp   độ:   Cộng   đồng;   tổ  chức/Doanh nghiệp và quốc gia. Ba cấp độ  này liên quan đến: (1) cá nhân, (2) các tổ 
  16. 16 chức, doanh nghiệp và (3) xã hội, quốc gia và toàn cầu.  (1) Cấp độ  cộng đồng  có nhiều học giả  nổi tiếng nghiên cứu như  Fukuyama   (1997), Lin (1999), Coleman (1988), Bourdieu (1986), Putnam (1995), Nahapiet & Ghosal  (1998). Theo đó, vốn xã hội được định nghĩa như là chất lượng mối liên kết giữa các cá  nhân, các mạng lưới quan hệ, các chuẩn mực, niềm tin nhằm chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ  lẫn nhau.  (2) Cấp độ tổ chức/doanh nghiệp  có nhiều nghiên cứu của các tác giả Nguyen   & Huỳnh (2012), Akintimehin và cộng sự  (2019), Polyviou và cộng sự  (2019), Tasavori   và   cộng   sự   (2018),   Wang   và   cộng   sự   (2016),   Tian   và   cộng   sự   (2016),   Stam   (2013),  Acquaah (2007). Các tác giả cho rằng VXH của DN chính là chất lượng mạng lưới mối   quan hệ giữa các cá nhân, các bộ phận bên trong DN và chất lượng mạng lưới mối quan   hệ của DN với các đối tác bên ngoài.  (3) Cấp độ quốc gia có các nghiên cứu của Sabatini (2005) nghiên cứu VXH của   nước Ý cung cấp một khung đo lường mới về khái niệm đa chiều VXH đồng thời cũng   cung cấp cách thức đo lường các đóng góp tích cực của VXH với các kết quả  kinh tế.  Một nghiên cứu khác về  VXH của nước Úc, theo đó, sau khi tham vấn sâu rộng, Cục   Thống kê Úc (ABS, 2004) đã phát triển một khung khái niệm đa chiều về  vốn xã hội,   cũng như một bộ chỉ số khả thi để đo lường các khía cạnh của vốn xã hội. Các nghiên cứu về VXH ở nhiều cấp độ khác nhau sẽ giúp cho các cá nhân, các tổ  chức, doanh nghiệp và các quốc gia thuận lợi hơn trong vấn đề  tiếp cận, tìm hiểu,  nghiên cứu và vận dụng VXH trong cuộc sống, trong công việc cũng như phát triển mối   quan hệ trong xã hội phục vụ cho lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp và quốc gia. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu về VXH ở cấp độ DN mà cụ  thể là tác động của vốn xã hội đến kết quả kinh doanh. Các nghiên cứu trước đây, khi   nghiên cứu về  VXH trong DN, các nhà nghiên cứu tập trung vào ba yếu tố  chính gồm   Vốn xã hội lãnh đạo (VXLD), Vốn xã hội bên ngoài (VXBN) và Vốn xã hội bên trong   (VXBT) (Nguyen và Huỳnh, 2012; McCallum và O’Connell, 2009). Tuy nhiên, chưa tìm  thấy các nhà nghiên cứu xem xét mối quan hệ  tác động lẫn nhau giữa các yếu tố  này.   Hơn nữa, có nhiều tác giả đã chỉ ra rằng VXH tác động tích cực đến kết quả kinh doanh  
  17. 17 (Akintimehin và cộng sự, 2019); Nasip và cộng sự, 2017) nhưng chưa tìm thấy nghiên   cứu nào đồng thời có xem xét mối quan hệ của VXH đối với kết quả kinh doanh thông   qua hai yếu tố trung gian là tiếp thu kiến thức (TTKT) và đổi mới sản phẩm (DMSP).  Hơn nữa, nghiên cứu về VXH trong bối cảnh hội nhập, mở rộng quan hệ kinh tế  theo mô hình kinh tế  đặc thù của Việt Nam đang chuyển đổi và phát triển mạnh mẽ.  Việc thực hiện nghiên cứu này có nhiều ý nghĩa vì các nghiên cứu thực nghiệm trước  về  VXH được thực hiện nhiều  ở  các quốc gia có nền kinh tế  phát triển. Hơn nữa, tại   Việt Nam, chưa tìm thấy các nghiên cứu có liên quan về VXH trong ngành dệt may. Như vậy, xem xét bối cảnh nghiên cứu trong ngành dệt may cho thấy, có sự thiếu   hụt các nghiên cứu về  mối quan hệ giữa VXH với kết quả kinh doanh (TTKD). Đồng   thời, khám phá thêm các yếu tố  mới đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ  này để  mở  rộng mô hình nghiên cứu nhằm giúp cho các DN ngành dệt may gia tăng kết quả  kinh doanh thông qua việc vận dụng VXH là hết sức cần thiết. 1.1.2 Bối cảnh thực tiễn ngành dệt may Thời trang là một trong những phương tiện thay đổi dễ thấy nhất. Dệt may được   xem như ngành công nghiệp thời trang, là một phần của một hiện tượng văn hóa và xã  hội, hiểu rộng hơn được gọi là “hệ  thống thời trang”, một khái niệm bao trùm không  chỉ kinh doanh thời trang mà còn cả nghệ thuật thời trang, và không chỉ sản xuất mà còn  cả tiêu dùng. Ngày nay, thời trang được coi là một trong những ngành công nghiệp quan   trọng nhất vì nó chiếm một phần quan trọng trong nền kinh tế toàn thế giới (McKinsey  & Company, 2016). Mọi người đều có nhu cầu ăn mặc và để  đáp  ứng nhu cầu đó thì   cần phải có quần áo. Mặc quần áo thời trang và sành điệu là cách mà mọi người đạt  được và thể hiện địa vị của mình (Kim và cộng sự, 2015). Ngành dệt may luôn là ngành   thay đổi nhanh chóng, bởi vì mọi người thích mặc quần áo mới, các công ty luôn quảng  bá sản phẩm để định vị thương hiệu của họ trong tâm trí khách hàng (Rahman và cộng   sự, 2014). Hơn nữa, người tiêu dùng thường xuyên trao đổi với nhau về các xu hướng và  phong cách mới, trao đổi thông tin và đưa ra các đề  xuất, trong đó nêu bật vai trò của   giao tiếp xã hội trong việc lan tỏa các xu hướng thời trang (Goldsmith & Clark, 2008). Hiện nay, thời trang đã trở thành một ngành công nghiệp có quy mô lớn và mức độ 
  18. 18 cạnh tranh cao trên toàn thế  giới. Đặc biệt trong lĩnh vực dệt may thời trang có mạng  lưới cung ứng khá phức tạp cả về sự phân chia của các hoạt động sản xuất và phân tán  địa lý. Ngành công nghiệp này rất đáng nghiên cứu vì bối cảnh không chắc chắn, luôn  cần sự đổi mới sáng tạo thường xuyên để  thỏa mãn các sở  thích khác nhau của người   tiêu dùng và sự cạnh tranh gây gắt giữa các DN. Hiện nay, các công ty thời trang không   chỉ  phải đối mặt với những thách thức đặt ra bởi nhu cầu không thể  tiên đoán, nhưng   cũng phải thích  ứng với một môi trường cạnh tranh mới (Priest, 2005). Sự  phụ  thuộc   ngày càng tăng của thị trường các nước khối BRIC (Brazil, Nga,  Ấn Độ, Trung Quốc),   và chi phí lao động tăng cao ở các nước mới nổi đã khiến các công ty thời trang tổ chức   lại mạng lưới cung cấp của họ, tìm kiếm một sự  cân bằng mới giữa nguồn sản xuất   địa phương và nguồn sản xuất toàn cầu (Dana & cộng sự, 2007).  Theo số liệu tổng kết từ Hiệp hội dệt may Việt Nam năm 2019, kim ngạch xuất   khẩu của ngành dệt may đạt 39 tỷ  USD chiếm 7.54% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu   của cả nước (Thu Hoài, 2019). Đây là một ngành chiếm tỉ trọng xuất nhập khẩu rất lớn   trong nền kinh tế quốc dân, giải quyết hàng triệu công ăn việc làm cho người lao động.  Ngành dệt may phụ thuộc vào thị hiếu của người mua, việc sản xuất ra sản phẩm cuối   cùng phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Các hoạt động sản xuất cũng được triển  khai  ở nhiều quốc gia. Đặc biệt, các DN sở hữu thương hiệu nổi tiếng, các trung gian   thương mại như  hệ  thống bán buôn, bán lẻ  lớn đóng vai trò quyết định trong việc xác  lập mạng lưới sản xuất cũng như  việc tiêu thụ  số  lượng lớn sản phẩm thông qua các  thương hiệu mạnh. Hệ  thống sản xuất và phân phối phụ  thuộc lẫn nhau thông qua  chiến lược thuê gia công trên phạm vi toàn cầu. Theo Gereffi (2002) chuỗi giá trị  dệt   may thời trang chia thành 5 công đoạn chính: (1) các nhà cung cấp sản phẩm thô như  bông tự  nhiên, xơ; (2) các công ty dệt, nhuộm đảm nhận việc sản xuất các sản phẩm   đầu vào như chỉ, sợi và vải; (3) các công ty may mặc đảm nhận việc thiết kế mẫu sản   phẩm và sản xuất thành phẩm; 4) các trung gian thương mại đảm nhận việc xuất khẩu;   (5) hoạt động Marketing và phân phối. Hơn nữa, ngành công nghiệp dệt may có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh   tế  quốc dân nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có điều kiện  mở  rộng thương mại quốc tế và mang lại nhiều nguồn thu cho đất nước. Điều này đã 
  19. 19 thể hiện trong việc điều tiết các chính sách của chính phủ trong thời gian qua nhằm phát  triển ngành dệt may như sau: Thứ nhất, Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cấu trúc Tập đoàn Dệt May Việt Nam   (VINATEX) giai đoạn 2013 ­ 2015. Mục tiêu nhằm bảo đảm VINATEX tập trung vào  các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh chính. Qua đó hình thành chuỗi cung  ứng sợi, dệt,   nhuộm và may; đồng thời nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, sức cạnh tranh và cải  thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế  của đất nước. Trong năm 2014, Chính phủ  cũng đã cấp ngân sách 65,6 tỷ  đồng nhằm  đào tạo nhân lực trong ngành dệt may Việt Nam, theo quyết định số 288/QĐ­TTg. Thứ hai, Chính phủ xác định ngành công nghiệp dệt may là ngành chủ lực để phát   triển kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm và an sinh xã hội cho người lao động, vì nước  ta có dân số  đông và thu nhập còn thấp. Điều này được thể  hiện trong các hiệp định   thương mại tự do được ký kết giữa Việt Nam và các nước. Cụ  thể  như hiệp định đối  tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiệp định này sẽ xóa bỏ thuế  ̣ ̉ ối với hàng dệt may có xuất xứ từ Việt Nam khi xuất khẩu vào thị  trường   nhâp khâu đ các nước này (ngay hoặc có lộ trình). Ngoài ra, còn có hiệp định thương mại tự do giữa  Việt Nam và EU (EVFTA) mới đây đã được Nghị  viện châu Âu phê chuẩn vào ngày   12/2/2020. Đây là Hiệp định thế  hệ  mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU.  EVFTA sẽ mở ra thị trường xuất khẩu rộng lớn cho ngành dệt may của Việt Nam. Như  vậy, ngành dệt may là ngành công nghiệp chủ  lực của Việt Nam, tuy nhiên,   nguồn lực của các DN dệt may chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành,  điều đó được thể hiện như sau: Thứ nhất, theo báo cáo tại hội nghị quốc tế  Diễn đàn Dệt May Việt Nam 2015 do   Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam (VCOSA), Phòng Thương mại xuất nhập khẩu Dệt may  Trung Quốc (CCCT) được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 25 đến ngày 27/6/2015, thông qua   hội thảo, một trong những điểm yếu mà các DN dệt may trong nước cần khắc phục là   mở  rộng mạng lưới quan hệ, chia sẻ thông tin và thiết lập mạng lưới quan hệ đối tác   chiến lược. Đồng thời, các DN dựa trên các nguồn lực như vốn, công nghệ để xác định  điểm mạnh, lợi thế, vai trò của mình trong chuỗi liên kết nội địa. Thông qua chuỗi liên  
  20. 20 kết, từng đơn vị sẽ từng bước tái cơ cấu để phát triển theo định hướng chuyên môn hóa   cao, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành dệt may trong quá trình phân công lao  động. Việc tham gia vào chuỗi liên kết, DN tạo dựng được niềm tin, được chia sẻ  các   thông tin, kiến thức quan trọng cũng như  hỗ  trợ  nhau trong quá trình sản xuất kinh   doanh. Từ  đó, DN tiết kiệm thời gian và chi phí khi giao dịch nhằm nâng cao kết quả  kinh doanh.  Thứ  hai, hiện tại ngành dệt may Việt Nam đang gặp nhiều thách thức lớn, bởi vì  nhân công giá rẻ giờ đây đã không thể so sánh với các nước khác như: Lào, Bangladesh,   hay Campuchia (Lê Thanh Thủy, 2019). Cụ  thể  qua khảo sát cho thấy công nghệ  sản  xuất lại kém hơn nhiều so với các nước phát triển, hầu hết máy móc thiết bị  của các  DN trực thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã sử dụng trên 15 năm, do đó, hiệu quả sử  dụng rất thấp do chất lượng xuống cấp và tiêu thụ  điện năng cao (Lê Thanh Thủy,   2019). Nguyên nhân chính là do tiềm lực vốn của các DN còn thấp, cho nên các DN trong  ngành dệt may hầu như chỉ mới tập trung sản xuất ở các khâu tạo ra giá trị thấp. Trong   khi đó, các khâu tạo ra giá trị cao hơn gồm có sản xuất sợi, hóa chất trợ nhuộm, in hoa  văn cũng như  hoàn tất vải vẫn phải nhập khẩu. Do đó, việc liên kết tạo thành mạng  lưới giữa các DN là đối tác chiến lược của nhau, gắn kết giữa các DN trong các công  đoạn từ  thiết kế sản phẩm, sản xuất nguyên phụ  liệu, may, xuất khẩu và marketing ­   phân phối nhằm khai thác và chia sẻ thông tin, kiến thức và các nguồn lực có liên quan  nhằm tận dụng nguồn lực lẫn nhau là rất quan trọng. Thứ ba, xét về bối cảnh thực tiễn các nghiên cứu tại Việt Nam liên quan đến vốn  xã hội, năm 2006, tạp chí Tia Sáng tổ  chức hội thảo về  chủ  đề  vốn xã hội trong quá   trình hội nhập kinh tế (Tia Sáng, 2006). Hội thảo này có sự tham gia gần 200 nhà khoa  học đến từ các ngành nghề khác nhau. Thuật ngữ vốn xã hội đã được sử dụng nhiều tại   các nước phương Tây. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đa số người dân vẫn cảm thấy mới lạ  về thuật ngữ này và cũng không hiểu hết các vấn đề liên quan về vốn xã hội. Theo đó,  trình độ phát triển vốn xã hội trên thế giới đã trải qua ít nhất 03 giai đoạn: (1) giai đoạn   tiếp cận lý thuyết về  vốn xã hội, (2) giai đoạn vận dụng và ứng dụng cơ  bản vốn xã   hội, (3) giai đoạn ứng dụng vốn xã hội ở tầm quốc gia (Tia sáng, 2006). Cũng theo hội   thảo, tại thời điểm năm 2006, các quốc gia phát triển đã  ứng dụng vốn xã hội  ở  giai 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2