intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính: bằng chứng từ các công ty niêm yết Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:231

209
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của nghiên cứu này: kiểm tra các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, và rủi ro công ty bằng việc áp dụng phương pháp phân tích nội dung để phát triển chỉ số trách nhiệm xã hội (CSR) trên cơ sở đó, kiểm tra mức độ thực hành CSR cho các công ty niêm yết Việt Nam và đo lường các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính: bằng chứng từ các công ty niêm yết Việt Nam

  1. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Giới thiệu Trong nhận thức của phần lớn các nhà đầu tư thì hiệu quả công ty thường gắn liền với giá cổ phiếu. Mục đích chính của quản trị là để tối đa hóa sự giàu có của công ty (Sujoko, 2007), hiệu quả/giá trị công ty được phản ánh vào giá cổ phiếu đó là ổn định hay tăng trưởng. Nếu giá cổ phiếu cao sẽ làm cho hiệu quả công ty cao và tác động đến lòng tin của thị trường đối với hiệu quả công ty ở hiện tại, cũng như triển vọng đối với công ty trong tương lai, rất quan trọng trong các giao dịch đầu tư. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả công ty cao thì các nhà quản lý có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Một là, tác động vào các chỉ số tài chính của công ty để cải thiện lợi nhuận, vì lợi nhuận tăng có thể dẫn đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tăng. Hai là, các nhà quản lý công bố rộng rãi về việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội (Corporate social responsibility – CSR) để nâng cao hình ảnh và làm tăng doanh số bán hàng của công ty. Ba là, các nhà quản lý thực hiện tốt quản trị công ty, vì quá trình quản trị công ty tốt hơn có thể làm tăng hiệu quả công ty. Bốn là, các công ty lớn có xu hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vững chắc hơn nên nó được dự kiến là sẽ làm gia tăng hiệu quả công ty. Cho nên, những công ty có báo cáo các thông tin về trách nhiệm xã hội tốt, quản trị công ty tốt, và quy mô lớn được kỳ vọng sẽ có những ảnh hưởng tốt đối vối việc cải thiện hiệu quả công ty. Như vậy, có nhiều khía cạnh khác nhau để đạt được hiệu quả công ty cao và trách nhiệm xã hội là một trong những khía cạnh được các nhà quản lý sử dụng để làm tăng hiệu quả công ty. Nhưng trách nhiệm xã hội (CSR) là gì? Trách nhiệm xã hội có tác động như thế nào lên hiệu quả công ty (hiệu quả tài chính)? Đó là hướng nghiên cứu chính của nghiên cứu này. Thuật ngữ “Trách nhiệm xã hội” đã xuất hiện trong lý thuyết Quản trị và Kế toán trong khoảng 45 năm (Wood, 2010). Trong những năm gần đây không chỉ các tổ chức kinh tế mà cả xã hội ngày càng gia tăng mối quan tâm của họ đối với trách nhiệm xã hội (Adams và Frost 2006; Gulyas 2009; Young và Thyil 2009). Theo truyền thống, các công ty phải tập trung các chiến lược của họ cho hoạt động kinh doanh và lợi nhuận (ví dụ như sự khác biệt, sự đa dạng, tập trung và toàn cầu hóa v.v…). Tuy nhiên, gần đây nhu cầu mở rộng các hoạt động của tổ chức vào các hoạt động xã hội đã trở nên cấp thiết và đóng vai trò quan trọng trong tư duy chiến lược 1
  2. của tổ chức. Các học giả cho rằng những hoạt động như vậy chính là các hoạt động trách nhiệm xã hội (Carroll 1979; Margolis và Walsh 2001). Cụ thể hơn, trách nhiệm xã hội là việc công ty/doanh nghiệp sẽ tự nguyện tích hợp các vấn đề về xã hội và môi trường vào hoạt động kinh doanh của họ và tương tác với các bên liên quan (Djalil, 2003). Hay hiểu rộng hơn, khái niệm này hàm ý rằng trách nhiệm xã hội trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược đầu tư, chiến lược kinh doanh cốt lõi, công cụ quản lý, cũng như các hoạt động của tổ chức - nghĩa là trách nhiệm không phải là chi phí mà là một sự đầu tư đối với tổ chức kinh doanh (Kusuma Dilaga, 2010). Trách nhiệm xã hội là sự khẳng định rằng tổ chức không chỉ hoạt động vì lợi ích của các cổ đông, mà còn vì lợi ích của các bên liên quan khác cụ thể là người lao động, cộng đồng địa phương, chính phủ, tổ chức phi chính phủ (NGOs), người tiêu dùng và môi trường. Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã được truyền bá vào nước ta thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia đầu tư nước ngoài. Các công ty này thường đưa ra các chương trình khuyến cáo ứng xử về văn hoá kinh doanh đem áp dụng vào các địa bàn đầu tư. Ví dụ như “Chương trình tôi yêu Việt Nam” của công ty Honda - Vietnam; “Chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân” cho các trẻ em của công ty Unilever; “Chương trình đào tạo tin học Topic 64” của Microsoft, Qualcomm và HP; “Chương trình hỗ trợ dị tật tim bẩm sinh” và “Chương trình ủng hộ nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ” của Vinacapitat, Samsung; “Chương trình khôi phục thị lực cho trẻ em nghèo” của Western Union;… Kết quả, những năm qua đã có một số tổ chức kinh tế chủ động thực hiện trách nhiệm xã hội và nhờ đó mà thương hiệu của họ càng được xã hội biết đến (Mai Linh, Tân Tạo, Duy Lợi, Ngân hàng Á Châu - ACB, Sacombank, Kinh Đô,…). Như vậy, khái niệm trách nhiệm xã hội không hề mới; đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội cũng như nhiều công ty nước ngoài từ lâu đã thực hiện trách nhiệm xã hội một cách nghiêm túc và bài bản. Tuy nhiên, việc thực hiện trách nhiệm xã hội phụ thuộc vào điều kiện phát triển của mỗi quốc gia, nhất là các nước phát triển phương Tây như Hoa Kỳ (USA) và Vương quốc Anh (UK) (Chambers và cộng sự, 2003). Các điều kiện cụ thể đã được thảo luận bởi nhiều nhà nghiên cứu và họ đã xác định là có khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển (Chambers và cộng sự, 2003; Matten và Moon 2004; Chapple và 2
  3. Moon 2005; Visser 2008). Các nhà nghiên cứu như Edmondson và Carroll (1999), Burton và cộng sự (2000) và Khan (2005), cho rằng trách nhiệm xã hội bị ảnh hưởng bởi các mô hình văn hóa và phong tục truyền thống khác nhau nên có thể khó áp dụng ở các nước đang phát triển. Mặt khác, có một số lượng lớn các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội được thực hiện khi sử dụng các khía cạnh trách nhiệm xã hội khác nhau, các quốc gia khác nhau và thị trường khác nhau (Guthrie và Parker, 1989; Deegan và Gordon, 1996; Mathews, 1997; O’Dwyer, 2001; Deegan và cộng sự, 2002; Murphy và Abeysekera, 2008; Clarklon và cộng sự, 2011). Cũng như một số lượng lớn nghiên cứu khác tiến hành điều tra mối quan hệ thực nghiệm giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính công ty (Corporate financial performance – CFP) (Griffin và Mahon, 1997; McWilliam và Siegel, 2000; Chen và Wang, 2011). Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính thường mâu thuẫn và hỗn hợp. Cụ thể, một số nghiên cứu cho thấy mối tương quan dương giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính (Waddock và Graves, 1997; Van de velde và cộng sự, 2005; Petrer và Mullen, 2009; Choi và cộng sự, 2010; Kwanbo, 2011; Michelon, 2011; Oeyono và cộng sự, 2011; Stephanus và cộng sự, 2014; Sarah và cộng sự, 2015; Yusuf và Maryam, 2015; Strouhal và cộng sự, 2015; Amran, 2015; Wan và Muhammad, 2016); trong khi một số nghiên cứu khác phát hiện ra mối tương quan âm (Mittal và cộng sự, 2008; Crisostomo và cộng sự, 2100); hay cũng có một số nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ nào giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính (Preston và O’Bannon, 1997; McWilliam và Siegel, 2000; Moneva và Ortas; 2008; Kimbro và Melendy, 2010). Phần còn lại được phân bổ như sau: mục 1.2, bối cảnh; mục 1.3, câu hỏi nghiên cứu; mục 1.4, mục tiêu nghiên cứu; mục 1.5, đối tượng và phạm vi nghiên cứu; mục 1.6, phương pháp nghiên cứu; mục 1.7, ý nghĩa của nghiên cứu; mục 1.8, bố cục của nghiên cứu. 1.2. Bối cảnh Vào cuối những năm 1980, trách nhiệm xã hội đã thu hút được sự chú ý trên toàn thế giới và một số học giả đã xác định rằng các công ty có trách nhiệm xã hội được hưởng một số lợi ích. Những lợi ích đó bao gồm các yếu tố như lợi nhuận - việc đạt được một lợi thế cạnh tranh (Smith 1994; Porter và Kramer, 2002); tạo ra một hình 3
  4. ảnh tích cực về công ty (Smith và Stodghill, 1994); thu hút và giữ chân những nhân viên giỏi nhất (Turban và Greening, 1997); và nâng cao lòng trung thành của khách hàng (Brown và Dacin, 1997). Tuy nhiên, một số học giả đã thừa nhận rằng các sáng kiến trách nhiệm xã hội có thể tạo ra chi phí bổ sung (Agarwal, 2008; Sharma và Talwar, 2005) và các công ty có thể gặp một số bất lợi về kinh tế từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội (Ullmann, 1985; Turban và Greening, 1997). Sang thế kỷ 21, tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội ở các nước đang phát triển bắt đầu được thảo luận bởi nhiều học giả. Một nghiên cứu về các công ty Châu Á (Belal, 2001) lập luận, các nước đang phát triển đã quan tâm đến các mối nguy hiểm tiềm năng do đầu tư nước ngoài mang lại, phát triển công nghiệp cho thấy những tác động xấu đến môi trường và tệ nạn xã hội. Trong nghiên cứu của Rais và Goedegebuure (2009), Chappel và Moon (2003) về các nước đang phát triển đã nhấn mạnh, toàn cầu hóa đã khuyến khích trách nhiệm xã hội ở các nước đang phát triển nói chung và cấu trúc lại hệ thống doanh nghiệp quốc gia, chính trị, tài chính, giáo dục và văn hóa trách nhiệm xã hội trong các công ty đa quốc gia nói riêng. Hơn nữa, các nước đang phát triển thường có các vấn đề về xã hội và môi trường như quyền con người, ô nhiễm môi trường và các vấn đề lao động. Tuy nhiên, người dân ở các nước đang phát triển cho rằng các công ty đa quốc gia (MNCs) có thể giải quyết những vấn đề này khi tham gia vào các sáng kiến trách nhiệm xã hội theo sự phát triển bền vững và hợp tác với xã hội (Ite, 2004). Các tổ chức kinh doanh luôn suy nghĩ làm thế nào để tăng hiệu quả tài chính của họ. Nếu họ tham gia vào các hoạt động trách nhiệm xã hội, họ có thể giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường (Henderson, 2001). Bởi vì những vấn đề trên thường phổ biến cho các nước đang phát triển, các nhà nghiên cứu cũng đề xuất những biện pháp để khắc phục những vấn đề chung này bằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Tất nhiên, những vấn đề nêu trên có liên quan trực tiếp đến Việt Nam, một quốc gia đang phát triển. Vì vậy, nghiên cứu này trước hết sẽ xác định việc thực hành trách nhiệm xã hội và xác định lợi ích của trách nhiệm xã hội thông qua kiểm tra các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết Việt Nam. Đồng thời các nhà nghiên cứu tại các nước đang phát triển hiện nay cũng đang bắt đầu xem xét các khái niệm trách nhiệm xã hội ở mức độ sâu hơn. Đặc biệt quan tâm liệu việc thực hiện trách nhiệm xã hội đạt đến mức độ nào (Dober và Halme, 4
  5. 2009), các khái niệm phổ biến của phương Tây về trách nhiệm xã hội có thể thực hiện được ở các nước đang phát triển (Jamali, 2007), và liệu trách nhiệm xã hội có mang đến lợi ích kinh doanh cao (Dutta và Durgamohan, 2008). Mặc dù các bên liên quan khác nhau đã buộc các tổ chức ở các nước đang phát triển thực hiện trách nhiệm xã hội, nhưng có vẻ như rất nhiều tổ chức kinh doanh không có đủ kiến thức để hiện thực hóa trách nhiệm xã hội (Fernando, 2007). Hơn nữa, không có quy tắc nào về trách nhiệm xã hội được chấp nhận ở các nước đang phát triển để thực thi yêu cầu các bên liên quan (Chambers và cộng sự, 2003; Blowfield, 2004; Chapple và Moon, 2005; Thorpe và Prakash-Mani, 2006; Visser, 2008). Các học giả khác lại cho rằng sự thiếu hiểu biết về các lợi ích của trách nhiệm xã hội đã cản trở việc thực hiện trách nhiệm xã hội (Fernando, 2007; Agarwal, 2008). Do đó, các bên liên quan và các tổ chức có ít thông tin về khả năng áp dụng các khía cạnh trách nhiệm xã hội ở các nước đang phát triển. Hơn nữa, các thông tin đến từ các tổ chức quốc tế như UN Global Compact và Global Reporting Initiative (GRI) đã hỗ trợ cho sự phát triển của nhiều kế hoạch thực hiện trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, các nghiên cứu về các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính là quan trọng bởi vì nếu nó được phát hiện là có mối quan hệ cùng chiều, thì điều này sẽ hỗ trợ cho các tranh luận “win – win”. Quả nhiên, các tài liệu đã cho thấy các kết quả trái ngược nhau bởi vì nhiều nghiên cứu bị mắc phải lỗi mô hình thông số sai lệch và/hoặc dữ liệu hạn chế (Elsayed và Paton, 2005). Elsayed và Paton (2005) đã xác định một khoảng trống lớn trong các tài liệu - rất ít nghiên cứu có kiểm soát đối với công ty không đồng nhất hoặc xem xét hiệu ứng động trong mối quan hệ giữa hiệu quả môi trường – xã hội và hiệu quả tài chính". Việt Nam là một đất nước có lịch sử lâu dài với niên đại hơn 4000 năm. Phần đông người dân theo đạo Phật và họ tin rằng họ có trách nhiệm lẫn nhau và điều này là rất quan trọng trong sự phát triển cuộc sống của họ. Trách nhiệm này sau đó được mở rộng đến kinh doanh. Do đó, thuật ngữ "Trách nhiệm xã hội" không phải là mới đối với người dân Việt Nam nói chung và các tổ chức nói riêng. Tuy nhiên, khái niệm trách nhiệm xã hội (CSR) là mới đối với các tổ chức kinh doanh, các nhà đầu tư, với người tiêu dùng và toàn xã hội nói chung. Nhất là, sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào năm 2007, việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với các tổ chức kinh doanh trở nên đặc biệt quan trọng. Nhưng việc thực hiện trách nhiệm xã hội 5
  6. ở Việt Nam lại còn tương đối khó khăn. Điều này do nguyên nhân bởi chính bản thân các tổ chức cũng chưa có hiểu biết đúng đắn về trách nhiệm xã hội (CSR). Ngoài ra, nếu xem xét tổng thể các tổ chức kinh tế thì Việt Nam có hơn 90% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa (Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ) nên sự am hiểu và đầu tư cho việc thực hành trách nhiệm xã hội còn rất nhiều khoảng trống. Mặt khác, cách hiểu phổ biến của phần lớn các tổ chức kinh tế là đồng nhất giữa thực hiện trách nhiệm xã hội với làm từ thiện hay thực hiện trách nhiệm xã hội là không bắt buộc, khi nào có điều kiện thì làm. Thậm chí có nhiều nhà quản lý trong các tổ chức còn coi trách nhiệm xã hội là hoạt động PR, khuếch trương tên tuổi của mình nhằm che dấu hiệu quả kinh tế thực tế. Điều đó đi ngược hoàn toàn với tinh thần của trách nhiệm xã hội. Đồng thời, việc thiếu nguồn nhân lực, tài chính và kỹ thuật của các tổ chức kinh doanh cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các phát kiến trách nhiệm xã hội. Mặc dù vậy, một số tổ chức kinh doanh tại Việt Nam đã thực hiện một loạt các hoạt động trách nhiệm xã hội và nhiều báo cáo sáng kiến trách nhiệm xã hội của họ được công bố trên các websites công ty, báo cáo bền vững và các báo cáo thường niên. Bởi vì, các tổ chức đều nhận thức và quan tâm đến sự ảnh hưởng trong các hoạt động của họ đối với môi trường, cộng đồng, người lao động và các bên liên quan khác. Cũng như rất nhiều các tổ chức Việt Nam đã nhận thấy được những lợi ích tích cực liên quan đến các hoạt động trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, các tổ chức vẫn phải đối mặt với những thách thức to lớn trong việc thực hành các hoạt động trách nhiệm xã hội và mức độ hiểu biết về trách nhiệm xã hội vẫn còn rất thấp. Do đó, các nghiên cứu tập trung vào việc xác định các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết Việt Nam là một nhiệm vụ khó khăn, bởi vì không có bằng chứng bắt buộc cho dù trách nhiệm xã hội đã được thực hiện ở Việt Nam. Dựa vào những lập luận trên trong các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội ở Việt Nam, đã cho tác giả thấy được sự cần thiết mở rộng các nghiên cứu trước đây về trách nhiệm xã hội, về mối quan hệ thực nghiệm giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính đối với các công ty niêm yết trên thị trường vốn Việt Nam. Đó chính là lý do tác giả lựa chọn chủ đề về “Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính: bằng chứng từ các công ty niêm yết Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu chính cho nghiên cứu này. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 6
  7. Như thảo luận trong bối cảnh nghiên cứu, sự hiểu biết về trách nhiệm xã hội ở Việt Nam là chưa cao. Mặc dù, một số công ty đã áp dụng và phát triển các khía cạnh trách nhiệm xã hội để báo cáo các hoạt động trách nhiệm xã hội của họ trên cơ sở tự nguyện nhưng lại có tương đối ít các công ty niêm yết đã thực hiện việc công bố trách nhiệm xã hội trong báo cáo thường niên, báo cáo bền vững và websites có nội dung bền vững. Do đó, những cuộc điều tra xa hơn về việc mở rộng các nghiên cứu trước về trách nhiệm xã hội cần được thực hiện. Các câu hỏi nghiên cứu chính trong nghiên cứu này bao gồm: (1) Có mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và các phương diện (khía cạnh) trách nhiệm xã hội với hiệu quả tài chính trong các công ty công ty niêm yết Việt Nam hay không? (2) Có mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty trong các công ty công ty niêm yết Việt Nam hay không? (3) Các công ty niêm yết có công bố trách nhiệm xã hội luôn có hiệu quả tài chính tốt hơn các công ty niêm yết khác không công bố trách nhiệm xã hội đúng không? 1.4. Mục tiêu nghiên cứu Để giải quyết sự thiếu rõ ràng về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, cũng như những tranh luận về khả năng áp dụng trách nhiệm xã hội vào các nước đang phát triển như Việt Nam. - Mục tiêu chung của nghiên cứu này: kiểm tra các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, và rủi ro công ty bằng việc áp dụng phương pháp phân tích nội dung để phát triển chỉ số trách nhiệm xã hội (CSR) trên cơ sở đó, kiểm tra mức độ thực hành CSR cho các công ty niêm yết Việt Nam và đo lường các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính. - Mục tiêu cụ thể: (1) Tính toán và đo lường chỉ số trách nhiệm xã hội sau đó sử dụng chỉ số CSR này kiểm tra các mối quan hệ giữa chỉ số trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, và rủi ro công ty. (2) Kiểm tra mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và các khía cạnh trách nhiệm xã hội với hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết Việt Nam. (3) Kiểm tra mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty. 7
  8. (4) Xem xét hiệu quả tài chính giữa các công ty niêm yết có công bố trách nhiệm xã hội so với các công ty niêm yết khác không công bố trách nhiệm xã hội. 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu: trách nhiệm xã hội, hiệu quả tài chính, rủi ro công ty và các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, và rủi ro công ty. 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện dựa vào các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (chia thành hai nhóm gồm các công ty niêm yết có công bố CSR và nhóm các công ty niêm yết không công bố CSR) giai đoạn 2012 – 2016, để hoàn thành hai kiểm tra thực nghiệm. Một là, khảo sát việc thực hành trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết; hai là, kiểm tra các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, và rủi ro công ty đồng thời so sánh hiệu quả tài chính giữa các công ty niêm yết có công bố trách nhiệm xã hội và các công ty niêm yết không công bố trách nhiệm xã hội. Trong phần kiểm tra thực nghiệm đầu tiên được chia thành hai bước: một là, dựa trên phân tích nội dung báo cáo thường niên, báo cáo bền vững và các websites có nội dung bền vững của các công ty niêm yết để phát triển chỉ số trách nhiệm xã hội bao gồm bốn phương diện (khía cạnh): trách nhiệm với môi trường, với người lao động, với cộng đồng và với sản phẩm/khách hàng. Sau đó dùng chỉ số CSR được phát triển để kiểm tra mức độ thực hành trách nhiệm xã hội và đo lường các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, và rủi ro công ty; hai là, xác định các biến đại diện cho hiệu quả tài chính, các biến kiểm soát và thu thập dữ liệu cho các biến này. Trong phần kiểm tra thực nghiệm thứ hai sử dụng mô hình kinh tế lượng và các kiểm tra kỹ thuật để kiểm tra các mối quan hệ trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, và rủi ro công ty, so sánh hiệu quả tài chính giữa các công ty niêm yết có công bố CSR và các công ty niêm yết không công bố CSR. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu này được dựa trên các tài liệu hiện nay về trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính. Các thành phần chính của phương pháp được sử dụng như sau: 8
  9. Một là, phát triển khung nghiên cứu; thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu cho nghiên cứu. Hai là, sử dụng phương pháp phân tích nội dung để phát triển chỉ số trách nhiệm xã hội phù hợp với bối cảnh Việt Nam, và để đo lường việc thực hành trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết bằng cách thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo cáo thường niên, báo cáo bền vững và websites của các công ty niêm yết có công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Đồng thời, xác định các biến đo lường đại diện cho hiệu quả tài chính, rủi ro công ty và thu thập dữ liệu cho biến hiệu quả tài chính và rủi ro công ty từ báo cáo tài chính của các công ty niêm yết. Ba là, xây dựng mô hình hồi quy cụ thể để đo lường các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính và rủi ro công ty trong nghiên cứu. Bốn là, sử dụng các mô hình kinh tế lượng (Pooled OLS, FEM, REM) và các kiểm tra kỹ thuật phù hợp để kiểm tra các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, và rủi ro công ty trong nghiên cứu. Cuối cùng, các kết quả từ phân tích thực nghiệm sẽ được giải thích và được phân tích. Các kết quả ban đầu từ nghiên cứu được so sánh với kết quả từ các nghiên cứu khác để giải thích mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. 1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu Các nghiên cứu hiện nay đã có những đóng góp thiết thực đáng kể cho lĩnh vực trách nhiệm xã hội vì nó chứa các hiệu quả kinh tế cũng như hỗ trợ việc áp dụng các chiến lược và chính sách trách nhiệm xã hội thích hợp. Hiệu quả kinh tế đạt được từ các kết quả phân tích hồi quy, và các chiến lược và chính sách trách nhiệm xã hội đã được xác định từ sự phát triển của các chỉ số trách nhiệm xã hội. Phần lớn các nghiên cứu hiện có về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính đã tập trung vào quan điểm của các nước phương Tây (Mỹ, Anh và Úc). Các tài liệu đã nhấn mạnh rằng một khung nghiên cứu trách nhiệm xã hội thích hợp là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo các chính sách và nguyên tắc trách nhiệm xã hội ở các nước đang phát triển (Rathnasiri, 2003; Fernando, 2008; Moon, 2002). Hiện nay các nhà nghiên cứu về trách nhiệm xã hội như McWilliams và cộng sự (2006), Rodríguez và cộng sự (2006) đã chỉ trích các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội là những lời tuyên bố kém vì không có định nghĩa được chấp nhận, thiếu vận hành và thước đo được chấp nhận. 9
  10. Nghiên cứu này cố gắng khắc phục những vấn đề trên bằng cách phát triển khung nghiên cứu trách nhiệm xã hội phù hợp với bối cảnh ở Việt Nam. Ngoài ra, khung nghiên cứu trách nhiệm xã hội có thể được sử dụng như là một công cụ để tiếp tục các nghiên cứu trách nhiệm xã hội và ra quyết định đối với các nhà nghiên cứu trong tương lai. Hơn nữa, quá trình phát triển khung nghiên cứu trách nhiệm xã hội có thể hữu ích cho việc quản lý cũng như các bên liên quan để giúp họ hiểu được các khái niệm trách nhiệm xã hội (Carroll, 2004; Maon và cộng sự, 2009). Mặt khác, như đã đề cập nhiệm vụ khó khăn nhất cho các nghiên cứu trách nhiệm xã hội là đo lường hiệu quả trách nhiệm xã hội. Wood (2010), có một số nghiên cứu trách nhiệm xã hội đã sử dụng nhiều thước đo trách nhiệm xã hội khác nhau nhưng các nghiên cứu này không thể được phân thành các nguyên tắc, quy trình hoặc kết quả. Điều này có nghĩa việc lượng hóa khái niệm trách nhiệm xã hội là rất quan trọng vì nó sẽ giúp các nhà nghiên cứu đo lường được các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, và cho phép sự minh bạch giữa nhà quản lý và các bên liên quan. Abbott (1979) nêu hai vấn đề chính về đo lường trách nhiệm xã hội cho các nghiên cứu trong lĩnh vực trách nhiệm xã hội: (i) việc thiếu các dữ liệu định lượng các hoạt động xã hội và (ii) khó khăn của các phương pháp được sử dụng bởi các học giả để nhận ra những hiệu ứng đầy đủ của xã hội. Bởi vì, sử dụng các con số định lượng có thể nhận ra hiệu quả trách nhiệm xã hội của công ty. Kết quả là, nhà quản lý có thể đưa ra quyết định mà những quyết định này sẽ làm giảm xung đột giữa các tổ chức và nhân viên, cộng đồng và khách hàng của mình. Do vậy, việc lượng hóa trách nhiệm xã hội thông qua việc phát triển chỉ số trách nhiệm xã hội của nghiên cứu này sẽ bổ sung đáng kể cho các tài liệu về trách nhiệm xã hội hiện nay trong bối cảnh Việt Nam. Cuối cùng, như đã nêu, mục tiêu chính của nghiên cứu này là kiểm tra các mối quan hệ tổng thể giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, và rủi ro công ty khi mà có tương đối hạn chế các nghiên cứu thực nghiệm tương tự được thực hiện trước đó ở Việt Nam. Điều này sẽ hỗ trợ và khuyến khích các công ty tăng cường đầu tư cho các hoạt động trách nhiệm xã hội và làm nền tảng cho các nghiên cứu tương lai về các mối quan hệ này. Như vậy, nghiên cứu này đã có đóng góp tốt đối với thực hành trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết trong bối cảnh Việt Nam. 1.8. Bố cục nghiên cứu 10
  11. Nghiên cứu này bao gồm năm chương. Các chương này giới thiệu về các chủ đề và cung cấp kiến thức nền tảng cho nghiên cứu. Nó bao gồm một thiết kế cho các mục tiêu và phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu. Chương 2: Thảo luận về các lý thuyết và các tài liệu thực nghiệm liên quan đến trách nhiệm xã hội, hiệu quả tài chính, rủi ro công ty và các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính và rủi ro công ty. Chương này bắt đầu với việc thảo luận về khái niệm trách nhiệm xã hội, các lý thuyết chính liên quan trách nhiệm xã hội, lý do tại sao phải đầu tư cho trách nhiệm xã hội và lợi ích của trách nhiệm xã hội mang lại cho các tổ chức. Sau đó tổng quan các vấn đề về mối quan hệ thực nghiệm giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ở các nước phát triển, các nước đang phát triển và Việt Nam. Tiếp theo, xem xét mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty. Kế tiếp xem xét hiệu quả tài chính giữa công ty có công bố trách nhiệm xã hội và công ty không công bố trách nhiệm xã hội. Cuối cùng, xác định “gaps” trong nghiên cứu. Từ những nền tảng lý luận này, hình thành giả thuyết nghiên cứu và khung nghiên cứu chung để sử dụng trong nghiên cứu án này. Chương 3: Thảo luận về dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Đầu tiên, giải thích khung nghiên cứu và mô tả việc phát triển khung nghiên cứu để hiểu được những ảnh hưởng của các biến lên hiệu quả tài chính. Tiếp theo liên quan đến lựa chọn mẫu nghiên cứu, việc lựa chọn và đo lường các biến, xây dựng mô hình hồi quy để kiểm tra các mối quan hệ, và lựa chon các mô hình kinh tế lượng và các kiểm tra kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu. Chương 4: Giải thích các kết quả nghiên cứu chính của nghiên cứu. Chương này thảo luận các kỹ thuật phân tích được đề cập trọng trong Chương 3 dựa trên các giả thuyết nghiên cứu trong Chương 2 thông qua ba bước để đạt mục tiêu nghiên cứu: (i) sử dụng phân tích nội dung, (ii) thống kê mô tả, (iii) hệ số tương quan, (iv) giải thích kết quả phân tích hồi quy về các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính và rủi ro công ty. Chương 5: Kết luận. Cụ thể, Chương này đưa ra một vài kiến nghị, hàm ý chính sách, những hạn chế và đề xuất cho các hướng nghiên cứu tương lai. 11
  12. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Giới thiệu Chương 2 giới thiệu các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến trách nhiệm xã hội và các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội với hiệu quả tài chính và rủi ro. Thứ nhất, nội dung bao gồm định nghĩa về trách nhiệm xã hội, hiệu quả tài chính và rủi ro công ty. Thứ hai, các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty để có một sự hiểu biết sợ bộ về các mối quan hệ này trong thực tế. Nhiều nghiên cứu đã hướng đến việc xác định các cơ chế của trách nhiệm xã hội và làm thế nào trách nhiệm xã hội liên quan đến việc làm tăng lợi thế cạnh tranh. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã cố gắng xác định các tác động của trách nhiệm xã hội lên các bên liên quan khác nhau, chẳng hạn như nhân viên, khách hàng và xã hội. Một số nghiên cứu đã điều tra làm thế nào các hoạt động trách nhiệm xã hội của công ty ảnh hưởng đến lợi nhuận của nó (Waddock và Graves, 1997; Luo và Bhattacharya, 2006) đã lập luận rằng trách nhiệm xã hội làm tăng doanh thu và giảm chi phí (Cruz và Wakolbinger, 2008; Maloni và Brown, 2006). Các nhà nghiên cứu khác (Ruf và cộng sự, 2001; Griffin và Mahon, 1997) đã chỉ ra rằng việc cải thiện trách nhiệm xã hội sẽ dẫn đến hiệu quả tài chính cao hơn, cho dù hiệu quả này là do giảm chi phí hoặc tăng doanh thu. Friedman (1970), trách nhiệm chính của công ty là tối đa hóa sự giàu có của cổ đông. Garriga và Melé (2004), tối đa hóa giá trị của cổ đông phù hợp với sự thỏa mãn lợi ích nhất định của những người trong tổ chức và họ cũng nói rằng các công ty nhận được nhiều lợi ích qua việc đầu tư vào các nhu cầu xã hội và "việc đầu tư vào các hoạt động từ thiện có thể là cách duy nhất để cải thiện lợi thế cạnh tranh của một công ty". Ngoài ra, từ quan điểm của lý thuyết các bên liên quan, trách nhiệm xã hội có thể được đánh giá trong điều kiện của một công ty đáp ứng nhu cầu của nhiều bên liên quan. Ruf và cộng sự (2001) cho rằng đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau để "thỏa mãn yêu cầu các bên liên quan, đi từ giảm thiểu chi phí đến tối đa hóa xã hội. Bằng cách đầu tư có chiến lược vào nhu cầu các bên liên quan, công ty đạt được lợi thế cạnh tranh bằng việc phát triển thêm các kỹ năng bổ sung mà đối thủ cạnh tranh gần như không thể bắt chước". 12
  13. Các phần tiếp theo được trình bày như sau. Mục 2.2, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR). Mục 2.3, hiệu quả tài chính công ty (CFP). Mục 2.4, các quan điểm lý thuyết về trách nhiệm xã hội. Mục 2.5, các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính. Mục 2.6, mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty. Mục 2.7, xác định khoảng trống nghiên cứu. Mục 2.8, giả thuyết nghiên cứu. Cuối cùng, phần tóm tắt Chương 2. 2.2. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate social responsibility - CSR) 2.2.1. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) 2.2.1.1. Định nghĩa Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trách nhiệm xã hội. Mỗi doanh nghiệp, tổ chức, chính phủ nhìn nhận CSR dưới những góc độ riêng và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mình. Keith Davis (1973) đưa ra một khái niệm khá rộng: “CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ”. Trong khi đó, Caroll (1999) cho rằng trách nhiệm xã hội còn có phạm vi lớn hơn “là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi trong mỗi thời điểm nhất định”. Theo Matten và Moon (2004): “CSR là một khái niệm bao gồm nhiều khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”. Theo Ủy ban Kinh tế Thế giới về phát triển bền vững: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp nhằm đóng góp cho phát triển kinh tế bền vững thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và cho toàn xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội”. Như vậy, khái niệm trách nhiệm xã hội theo thời gian đã mở rộng đối tượng ảnh hưởng của mình ra nhiều doanh nghiệp và tổ chức liên quan. Các doanh nghiệp đó phải quan tâm tới việc các hoạt động của mình có ảnh hưởng như thế nào tới các vấn đề xã hội xung quanh như với cộng đồng (quyền con người, các vấn đề về lao động…), bảo vệ môi trường… Tuy nhiên, sau rất nhiều định nghĩa về trách nhiệm xã 13
  14. hội thì khái niệm của Ủy ban Kinh tế Thế giới về phát triển bền vững cho thấy rõ hơn bản chất của trách nhiệm xã hội. Do đó, nghiên cứu thống nhất với khái niệm của Ủy ban Kinh tế Thế giới về phát triển bền vững. 2.2.1.2. Các cách tiếp cận trách nhiệm xã hội Mặc dù hiện nay trách nhiệm xã hội là một vấn đề tương đối phổ biến. Song, trên thực tế, còn có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nội dung và phạm vi của trách nhiệm xã hội, dưới đây là một số cách tiếp cận phổ biến: Tiếp cận theo mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1999) Mô hình này có tính toàn diện và được sử dụng rộng rãi nhất. Mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll thể hiện rõ nhất và bao quát nhất các lĩnh vực quan tâm của trách nhiệm xã hội. Hình 2.1: Mô hình “kim tự tháp trách nhiệm xã hội (Nguồn: Carroll Archie, 1999) Theo mô hình trên, trách nhiệm xã hội bao gồm trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện. Ranh giới giữa các tầng trong “Kim tự tháp” là không rõ ràng, tác động lẫn nhau. Việc tuân thủ quy định pháp luật chắc chắn đưa đến các chi phí kinh tế cho tổ chức. Và quy tắc đạo đức xã hội ngoài luật luôn mở rộng (theo trình độ phát triển của xã hội), tạo áp lực lên hệ thống pháp luật, bắt buộc các nhà làm luật phải luôn bám sát thực tiễn xã hội. Bên cạnh đó, một số tác giả cho rằng: trách nhiệm xã hội có thể tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau và bao trùm nhiều khía cạnh. Ngoài cách tiếp cận theo mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll, các tổ chức có thể tiếp cận theo các bên liên quan. Tiếp cận theo các bên liên quan Các bên liên quan, ảnh hưởng và hưởng lợi của việc thực thi trách nhiệm xã hội có thể bao gồm: Cổ đông/chủ sở hữu doanh nghiệp, người lao động, đối tác, khách hàng, cộng đồng và các đối tượng khác như cơ quan quản lý, các hiệp hội hay các tổ chức phi lợi nhuận hay các tổ chức quốc tế (Matten và Moon, 2005). 14
  15. Theo hình 2, trách nhiệm xã hội đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh có trách nhiệm đối với người lao động, có trách nhiệm bảo vệ môi trường, trách nhiệm đóng góp cho lợi ích cộng đồng, trách nhiệm đối với khách hàng, nhà cung ứng. Hình 2.2: Các đối tượng tác động của trách nhiệm xã hội Các nội dung thực thi trách nhiệm xã hội và các mức độ quan tâm của các bên liên quan đến việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được tóm tắt trong bảng sau. Bảng 2.1: Mức độ quan tâm của các bên liên quan đối với trách nhiệm xã hội Chủ sở Khách Người lao Cộng Cơ quan Nội dung hữu hàng động đồng quản lý Trách nhiệm_ kinh tế 1 4 2 3 5 Trách nhiệm_ pháp lý 3 2 1 4 5 Trách nhiệm_ đạo đức 4 1 2 3 5 Trách nhiệm_ từ thiện 3 4 2 1 5 Các số từ 1 đến 5 chỉ thứ tự quan tâm của từng bên liên quan đến các nội dung trách nhiệm xã hội. (Nguồn: Carroll và Buchholtz, 2003) Như vậy, qua bảng trên có thể thấy rằng tùy thuộc vào mục tiêu của từng đối tượng cụ thể mà các khía cạnh trách nhiệm xã hội sẽ được nhận thức theo từng mức độ khác nhau. Đối với chủ sở hữu công ty, họ luôn xem trách nhiệm kinh tế là mực tiêu quan tâm hàng đầu đối với họ vì lợi ích của cổ đông và chính bản thân công ty. Trong khi khách hàng luôn đặt vấn đề đạo đức của công ty vào sản phẩm họ sản xuất và cung cấp trên thị trường là mối quan tâm chính, thì người lao động lại xem trách nhiệm thực thi pháp luật của công ty đối với họ lại là vấn đề thiết yếu để bảo vệ quyền 15
  16. và lợi ích của chính bản thân cũng như gia đình của họ. Đối với cộng đồng, luôn đề cao các hoạt động tham gia từ thiện của các công ty, doanh nghiệp thông qua các hoạt động như bảo vệ môi trường, đóng góp, ủng hộ, tài trợ, quyên góp, giúp đỡ các đối tượng gặp khó khăn, thiên tai.v.v… là vấn đề quan trọng bởi vì ngoài trách nhiệm với cơ quan chủ quản thông qua việc đóng thuế thì các công ty, doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm với cộng đồng xung quanh nơi họ đặt cơ sở hạ tằng để thực hiện các hoat động sản xuất kinh doanh. Cuối cùng, các cơ quan chủ quản, họ xem cả bốn trách nhiệm trên đều quan trọng và thiết yếu mà bất kỳ một công ty, một doanh nghiệp hay một bên liên quan nào cũng cần có để đảm bảo lợi ích chung cho toàn xã hội. Tiếp cận chuỗi giá trị Theo cách tiếp cận này, Michael Porter và Kramer (2006) và các nhà nghiên cứu đã xây dựng chiến lược thực hiện trách nhiệm xã hội gắn liền với những yêu cầu thực thi trách nhiệm xã hội bắt buộc và tự nguyện. Nó có thể trở thành một bộ phận trong chiến lược của tổ chức nếu tổ chức thực sự quan tâm, hiểu được vai trò của trách nhiệm xã hội trong thực hiện các mục tiêu của mình. Bảng 2.2: Cách tiếp cận chuỗi giá trị Chuỗi giá trị Các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội Các hoạt động hỗ trợ Cơ sở hạ tầng (các mối quan hệ Thực hành các báo cáo tài chính trung thực; Đảm về tài chính, kế hoạch, đầu tư) bảo sự minh bạch hóa; Thúc đẩy thay đổi chính sách;… Quản trị nguồn nhân lực (tuyển Đào tạo và tập huấn công việc cho người lao động; dụng, đào tạo, hệ thống đãi Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn; Đánh giá đúng ngộ,...) sự đa dạng và phân biệt hóa; Quan tâm chăm sóc sức khỏe và các lợi ích khác; Có chế độ đãi ngộ đối với người lao động; Có chế độ khi người lao động nghỉ việc,;… Phát triển công nghệ (thiết kế Duy trì các mối quan hệ với các cơ sở đào tạo; sản phẩm, thiết kế quy trình, Nghiên cứu về các giá trị đạo đức; Sản xuất các nghiên cứu vật tư, nghiên cứu sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng; Sử dụng các thị trường,…) nguồn nguyên liệu bền vững; Sử dụng các nguồn nguyên liệu và sản xuất các sản phẩm tái chế. Mua sắm (vật tư , máy móc, Mua sắm và thực hiện chuỗi cung ứng sạch (tránh dịch vụ ngoài) các vấn đề liên quan đến hành vi bất minh trong mua bán, sử dụng các lao động trẻ em,…); Sử dụng các nguồn nguyên liệu đặc biệt (lông thú,..); Tối đa 16
  17. hóa nguồn lực tự nhiên Tác nghiệp trực tiếp Logistic mua (nhập kho nguyên Ảnh hưởng của việc vận chuyển (hiệu ứng nhà kính, liệu và quản lý kho, cơ sở dữ tắc nghẽn đường…) liệu, dịch vụ,...) Vận hành (tạo sản phẩm, dịch Bức xạ và chất thải; Ảnh hưởng đến sinh thái và đa vụ…) dạng sinh học; Sử dụng năng lượng và nước sạch; Điều kiện an toàn trong lao động và quan hệ với người lao động; Nguồn vật liệu nguy hiểm Logistic bán (nhận đơn hàng, Đóng gói rác thải; Các ảnh hưởng của vận chuyển phân phối sản phẩm, dịch vụ) Marketing và bán (bán, khuyến Các hoạt động marketing và quảng cáo (đảm bảo mại, quảng cáo, …) quảng cáo trung thực, chú ý các hoạt động quảng cáo cho trẻ em,…); Chính sách giá (không lũng loạn giá, quan tâm đến chính sách giá đối với người nghèo,…); Thông tin trung thực cho người tiêu dùng;… Dịch vụ sau khi bán (hỗ trợ Loại bỏ sản phẩm cũ; Đảm bảo việc thay thế và vận khách hàng; giải quyết các phàn hành cho khách hàng (dầu máy ô tô, mực in…); nàn của khách; sửa chữa, thay Đảm bảo sự an toàn thông tin của khách hàng thế, …) Giá trị gia tăng (Nguồn: Porter và Kramer, 2006) 2.2.2. Đo lường trách nhiệm xã hội (CSR) Các tài liệu trách nhiệm xã hội cho thấy có nhiều thách thức trong việc đo lường hiệu quả xã hội của công ty (Graves và Waddock, 1994). Trong thực tế, do các định nghĩa khác nhau về trách nhiệm xã hội nên thiếu sự đồng thuận trong cách đo trách nhiệm xã hội. Abbott và Monsen (1979) nói rằng có hai khó khăn cơ bản trong việc đo lường trách nhiệm xã hội liên quan đến mục đích nghiên cứu. Việc đầu tiên trong số này là việc thiếu thông tin định lượng về các hoạt động xã hội. Để khắc phục điều này, họ cho rằng đối với mục đích nghiên cứu các hoạt động trách nhiệm xã hội phải được đo và được báo cáo thống nhất thông qua phân tích thống kê bởi một số lượng lớn các công ty. Khó khăn thứ hai là phát triển một phương pháp phù hợp để đo lường toàn bộ tác động của các hoạt động xã hội của công ty lên phạm vi xã hội rộng lớn hơn. Nhiều học giả đã đo trách nhiệm xã hội theo những cách khác nhau. Griffin và Mahon (1997) nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính 17
  18. khi sử dụng một thước đo duy nhất của hiệu quả xã hội - ô nhiễm môi trường. Ví dụ khác về các thước đo khác nhau của trách nhiệm xã hội bao gồm sử dụng xếp hạng tài chính và các chỉ số được phát triển như: KLD Kinder, Lydenberg, Domini và Co (Waddock và Graves 1997), trong đó điều tra một loạt các nguồn và sử dụng các tiêu chí định lượng để xác định các giá trị phù hợp; Vigeo của Châu Âu (Vermeir và cộng sự, 2005); cơ sở dữ liệu đầu tư xã hội Canada (Canadian Social Investment Database - CSID) (Mahoney và Roberts 2007); bộ dữ liệu doanh nghiệp Monitor CSP cho các công ty Úc (Kristoffersen và cộng sự, 2005); Toxics Release Inventory (TRI), trong đó chỉ tập trung vào một vài ngành công nghiệp; công dân doanh nghiệp tốt (Best Corporate Citizens). Gần đây, STRING Consultants đã phát triển một chỉ số CSR cho các công ty Sri Lanka (Anthonisz, 2011). Saleh và cộng sự (2008) giải thích rằng những đánh giá được "dựa trên tỷ trọng bằng nhau của bảy tiêu chí. Bảy tiêu chí bao gồm lợi nhuận trung bình của cổ đông trong ba năm và điểm trung bình trên sáu thước đo hiệu quả xã hội được báo cáo bởi một công ty nghiên cứu đầu tư xã hội đáng tin cậy" (Murphy và Poist 2002, trang 6). Hiện nay, nhiều hệ thống đo lường trách nhiệm xã hội được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu. Các hệ thống đo lường được biết như là các chỉ số chủ quan. Các chỉ số đầu tiên là khảo sát của sinh viên kinh doanh (Heinz, 1976), giảng viên kinh doanh (Moskowitz, 1972) hoặc thậm chí các bảng xếp hạng tài sản (McGuire và cộng sự, 1988). Các nghiên cứu khác đã sử dụng công cụ điều tra buộc phải lựa chọn (Aupperle và cộng sự, 1985; Aupperle, 1991), chỉ số uy tín của công ty (McGuire và cộng sự, 1988.) và phân tích nội dung của văn bản (Wolfe, 1991) như các công cụ đo lường trong nghiên cứu trách nhiệm xã hội. Ngoài ra, một số chỉ số trách nhiệm xã hội khác nhau cũng có sẵn (Hopkins 2005) chẳng hạn như các chỉ số cộng đồng doanh nghiệp (Business in the Community - BITC), chỉ số FTSE4Good, chỉ số Bền vững Dow Jones (Dow Jones Sustainability Index - DJSI), đạo đức kinh doanh 100, xếp hạng trách nhiệm (AA), báo cáo Sáng kiến toàn cầu (GRI) và chỉ số KLD (Graves và Waddock, 1994). Thật không may, các phép đo trách nhiệm xã hội sử dụng thông thường không thể áp dụng trực tiếp vào các nghiên cứu của các nước đang phát triển (Hopkins, 2005) bởi vì các thước đo này dựa trên các công ty của các nước phát triển (Fortune 500 công ty) và các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội quốc tế (Pháp luật Lao động Quốc tế). 18
  19. Do đó, các nhà nghiên cứu ở các nước đang phát triển thường sử dụng dữ liệu thứ cấp để đo hiệu quả trách nhiệm xã hội từ các cuộc điều tra khác nhau. Theo Ghauri và Gronhaug, (2005) - "Dữ liệu thứ cấp là hữu ích không chỉ để tìm thông tin để giải quyết vấn đề nghiên cứu mà còn để hiểu rõ hơn và giải thích vấn đề nghiên cứu của chúng tôi". Ngược lại với các xếp hạng tài chính, dữ liệu thứ cấp cung cấp một cách tiếp cận bổ sung cho trách nhiệm xã hội vì chúng đều được dựa trên các hoạt động thực tế của công ty mà không có sự đánh giá từ các cơ quan khác. Do đó, thước đo phổ biến nhất đối với trách nhiệm xã hội sẽ là chỉ số trách nhiệm xã hội, được trích xuất từ các dữ liệu thứ cấp. Vì vậy, nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thứ cấp để định lượng chỉ số trách nhiệm xã hội bằng cách sử dụng báo cáo thường niên và báo cáo bền vững thông qua phương pháp phân tích nội dung. 2.2.3. Tại sao phải đầu tư cho trách nhiệm xã hội (CSR)? Khái niệm trách nhiệm xã hội đang phát triển liên tục do sự tương tác với những ảnh hưởng bên trong và bên ngoài. Silberhorn và Warren (2007) cho rằng khái niệm trách nhiệm xã hội phát triển để đáp ứng với sự tương tác giữa các giá trị tổ chức và ảnh hưởng bên ngoài. Các giá trị quan trọng của một tổ chức có thể được mô tả như là tài nguyên, văn hóa và cấu trúc của nó (Wheelen và Hunger, 2002). Một số nghiên cứu đã đề xuất rằng mặc dù các yếu tố bên trong đã được thảo luận ở trên, các tổ chức chủ yếu phản ứng đối với trách nhiệm xã hội từ áp lực bên ngoài chứ không phải bên trong để xác định trách nhiệm xã hội (L'Etang, 1994; Vogel, 2005). Ví dụ, trong môi trường xã hội và kinh doanh hiện tại, có một nhu cầu ngày càng tăng của công chúng đối với các nhà lãnh đạo của tổ chức bao gồm các vấn đề xã hội như là một phần trong chiến lược của họ (Lantos, 2001). Các nhà quản lý thường xuyên phải chịu áp lực từ các bên liên quan khác nhau trong việc phân bổ nguồn lực tài chính cho các hoạt động trách nhiệm xã hội. Các áp lực đến từ các bên liên quan như: người lao động, người tiêu dùng, cộng đồng và các nhóm môi trường (McWilliams và Siegel 2001) được thảo luận dưới đây: 2.2.3.1. Áp lực từ người lao động Những áp lực từ các nhân viên được thảo luận bởi Musah (2008) bao gồm sự nhìn nhận ngày càng tăng của công chúng về các quyền lợi nhất định của nhân viên tại nơi làm việc, không phân biệt đối xử trong tuyển dụng, sa thải và thăng cấp. Matten và Moon (2008) cho rằng trách nhiệm xã hội đã giải quyết rõ ràng các vấn đề như tiền 19
  20. lương công bằng, giờ và điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe, dự phòng và bảo vệ chống lại sa thải bất công. Các ví dụ quan trọng khác về áp lực từ người lao động được xem như là chỉ số uy tín của trách nhiệm xã hội (KLD). Các khía cạnh bao gồm các vấn đề tại nơi làm việc và “nhân viên là quan hệ lao động”, quyền lợi nhân viên và nhân viên tham gia. KLD sử dụng các vấn đề về người lao động cho mục đích đo lường trách nhiệm xã hội (Graves và Waddock, 1994; Sharfman, 1996; Turban và Greening, 1997). Các nước phát triển như Anh và Đức có nhiều mối quan tâm về sức khỏe của người lao động, an ninh xã hội và sự đóng góp vào dịch vụ y tế quốc gia của họ thông qua thuế (Matten và Moon, 2008). Phân tích của Aguilera và cộng sự (2007) cho thấy nhận thức về trách nhiệm xã hội định hình thái độ và hành vi của nhân viên đối với công ty và nhấn mạnh rằng làm thế nào nhân viên có thể thúc đẩy các công ty tham gia vào các sáng kiến trách nhiệm xã hội. Trên thực tế, sự công bằng trong nhận thức ở bất kỳ môi trường làm việc nào đều có một tác động lên phúc lợi của nhân viên (sự hài lòng trong công việc, căng thẳng và cảm xúc) cộng với sự cân nhắc của tổ chức như sự vắng mặt và cam kết của nhân viên (Colquitt, 2001). Trên thực tế, khi một tổ chức tạo một môi trường làm việc không thiên vị, nhân viên rất vui và rất chăm chỉ. Khi người lao động hạnh phúc thì không khó để thuyết phục họ tham gia làm tình nguyện viên cho các hoạt động trách nhiệm xã hội của công ty - gọi là nhân viên tình nguyện. Trung tâm công dân doanh nghiệp tại Đại học Boston (1999) kết luận rằng nhân viên tình nguyện cung cấp nhiều lợi ích theo ba cách (1) cho các công ty, (2) cho người lao động và (3) là cộng đồng. Theo Hahn (2003) những lợi ích của hoạt động tình nguyện “cải thiện mối quan hệ với cộng đồng xung quanh, cải thiện hình ảnh công cộng, xây dựng một lực lượng lao động gắn kết và năng động, làm tăng hiệu quả và năng suất lao động, giúp thiết lập và nâng cao uy tín hoặc thương hiệu của công ty trong các thị trường mới hoặc hiện tại”. Ở đây điều quan trọng để thảo luận về sự cần thiết của các tổ chức thực hiện phương pháp trách nhiệm xã hội để tránh đình công hoặc tỷ lệ lao động có thu nhập cao, cải thiện quan hệ với người lao động và duy trì các thị trường tiêu dùng của các tổ chức. Collier và Esteban (2007) trong lời giải thích của họ về vai trò của trách nhiệm xã hội trong việc nâng cao động lực và cam kết của người lao động, cho rằng "việc cung cấp hiệu quả của các sáng kiến trách nhiệm xã hội và môi trường của công ty 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2