Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu xác định loại vật nổ thông qua dấu vết ở hiện trường các vụ án có sử dụng chất nổ
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của luận án: Sử dụng các công cụ khoa học của ngành cơ kỹ thuật như Vật lý nổ, biến dạng, phá huỷ, va đập tương tác để phân tích quá trình nổ, tác dụng vụ nổ và các dấu vết còn lại trên hiện trường vụ nổ nhằm xác định một số đặc trưng của vật nổ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu xác định loại vật nổ thông qua dấu vết ở hiện trường các vụ án có sử dụng chất nổ
- 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Lê Xuân Cường LỜI CẢM ƠN Tác giả luận án xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành, sâu sắc đối với TS Nguyễn Văn Thủy và GS.TS Ngô Sỹ Hiền đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, có nhiều định hướng khoa học có giá trị giúp cho tác giả hoàn thành luận án này. Tác giả trân trọng cảm ơn tập thể Bộ môn Đạn, Khoa Vũ khí; Bộ môn Vật liệu, Khoa Cơ khí; Phòng Sau đại học, Học viện Kỹ thuật Quân sự; Lữ đoàn Công binh 543, Quân khu II; Trung tâm DASI, Đại học Bách khoa Hà Nội; Phòng Giám định hoá học và Phòng Tham mưu, Viện Khoa học hình sự; các nhà khoa học và bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp nhiều tài liệu, các kiến thức khoa học hiện đại và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận án. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn đối với những người thân trong gia đình đã thông cảm, động viên và chia sẻ những khó khăn trong suốt thời gian làm luận án.
- 2 Tác giả luận án Lê Xuân Cường MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 1. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU Ký hiệu Diễn giải tên các ký hiệu Đơn vị λ Độ dài tương đối của mảnh mm f Chiều rộng trung bình của mảnh mm Cx Hệ số lực cản chính diện S Diện tích miden của mảnh mm2 ρkk Mật độ không khí kg/m3 v Tốc độ mảnh m/s m Khối lượng mảnh g v0 Tốc độ ban đầu của mảnh m/s vc Tốc độ chạm mục tiêu m/s + Thời gian diễn ra pha nén s
- 3 i Xung riêng Pa.s ik Giá trị tới hạn của xung riêng Pa.s pk Áp suất dư cực đại mặt sóng kPa K Hằng số kPa.Pa.s T Chu kỳ dao động riêng của các tòa nhà s Q Nhiệt lượng nổ Kcal/kg D Tốc độ nổ của thuốc nổ m/s dкр Đường kính tới hạn của thuốc nổ mm dпр Đường kính giới hạn mm ρ0 Mật độ của thuốc nổ kg/m3 mTN Khối lượng liều thuốc nổ kg TH Nhiệt độ của sản phẩm nổ 0 C uH Tốc độ của sản phẩm nổ m/s Lmax Chiều sâu xuyên của mảnh vào vật cản mm Bề dày mảnh mm X Khoảng cách từ tâm đến vật cản m d Đường kính vật nổ mm Hệ số nhồi % Sxq Diện tích xung quanh của mảnh mm2 vc Mật độ của vật liệu vật cản g/cm3 2. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- 4 CAND Công an nhân dân KHHS Khoa học hình sự KTHS Kỹ thuật hình sự KNHT Khám nghiệm hiện trường SVĐ Sóng va đập PTHH Phần tử hữu hạn DV,VC Dấu vết, vật chứng SPN Sản phẩm nổ SEM Kính hiển vi điện tử quét BXL Bộ xử lý IMS Phổ ion di động GC/MS Sắc kí khí khối phổ DANH MỤC CÁC BẢNG
- 5 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
- 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là một trong những nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Lực lượng vũ trang nói chung, lực lượng Công an nhân dân nói riêng, trong đó có lực lượng Kỹ thuật hình sự (KTHS) đã góp phần không nhỏ vào lĩnh vực phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm, nhất là đối với loại đối tượng tội phạm liên quan đến sử dụng vũ khí, vật liệu nổ. Trong thời gian gần đây, số vụ nổ vật nổ xảy ra với số lượng ngày càng tăng, diễn biến và tính chất phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng như giết người, khủng bố… gây hậu quả về tính mạng, sức khỏe con người, tài sản, phá huỷ môi trường xung quanh và ảnh hưởng tới an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Do vậy, khi xảy ra vụ nổ, cơ quan điều tra phải nhanh chóng áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, tiến hành khám nghiệm hiện trường (KNHT), thu thập dấu vết, vật chứng (DV,VC) để phục vụ công tác điều tra. Việc xác định vụ nổ phải dựa trên cơ sở khoa học nghiệp vụ điều tra, nghiên cứu về vật lý nổ, cơ học phá huỷ và đặc trưng của thuốc nổ… để vận dụng các phương pháp phân tích hoá học, hoá lý, mô phỏng thực nghiệm hiện trường nổ và tính toán các thông số cơ bản để xác định loại thuốc nổ, vật nổ, nguyên lý gây nổ, giúp cơ quan điều tra truy nguyên nguồn gốc vật nổ, đối tượng gây án. Hiện nay, tuy việc nghiên cứu dấu vết hình sự của hiện trường nổ đã và đang được triển khai, nghiên cứu, ứng dụng trên cơ sở các thành tựu của khoa học hình sự (KHHS) thế giới, kết hợp với kinh nghiệm đúc rút từ thực tế công tác điều tra đã đạt được những kết quả đáng kể. Song công
- 7 tác giám định này đến nay vẫn còn là vấn đề phức tạp và chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo bởi việc tiếp cận đồng bộ lý thuyết của các chuyên ngành khác nhau và áp dụng các trang thiết bị, tài liệu có liên quan còn gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực tiễn và trên bình diện lý luận của vấn đề nghiên cứu đặt ra đều có những đòi hỏi mang tính cấp thiết. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu xác định loại vật nổ thông qua dấu vết ở hiện trường các vụ án có sử dụng chất nổ” làm đề tài luận án tiến sĩ kỹ thuật của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án Sử dụng các công cụ khoa học của ngành cơ kỹ thuật như Vật lý nổ, biến dạng, phá huỷ, va đập tương tác để phân tích quá trình nổ, tác dụng vụ nổ và các dấu vết còn lại trên hiện trường vụ nổ nhằm xác định một số đặc trưng của vật nổ. Bổ sung và hoàn thiện lý luận KHHS, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KNHT và giám định vật nổ của lực lượng KTHS. 3. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: Một số loại vật nổ điển hình được tội phạm sử dụng gần đây, trong đó có lựu đạn quân dụng và các vật nổ tự chế (dùng thuốc nổ TNT, am ônit hay hỗn hợp NH4NO3 và dầu khoáng). Các loại này thường có khối lượng và uy lực khá nhỏ (dưới 3 kg) và được gây nổ trực tiếp. Phạm vi nghiên cứu: Phân tích đặc điểm mảnh vỏ vật nổ và dấu vết để lại trên hiện trường của vật nổ thường gặp. Nội dung nghiên cứu:
- 8 + Phân tích cơ chế và xây dựng mô hình nổ có và không có vỏ bọc; + Mô phỏng cơ chế nổ, sinh mảnh bằng phần mềm Ansys Autodyn 3D; + Phân tích, đánh giá tương tác giữa sản phẩm nổ và môi trường; + Nghiên cứu, nhận dạng các dấu vết đặc trưng ở hiện trường nổ; + Xây dựng qui trình xác định vật nổ thông qua dấu vết ở hiện trường nổ. 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng lý thuyết vật lý nổ, lý thuyết cơ học môi trường liên tục để thiết lập phương trình toán học mô tả quá trình hình thành, lan truyền sóng nổ, biến dạng và phá vỡ thân vỏ vật nổ, tương tác với môi trường xung quanh. Ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH) với thuật toán tính toán song song trong phần mềm Ansys để mô phỏng thực nghiệm nổ vật nổ. Tiến hành thực nghiệm nổ tại hiện trường để nghiên cứu xây dựng hệ thống dấu vết nổ, thu mẫu phục vụ công tác phân tích trong phòng thí nghiệm. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học: + Bổ sung cơ sở lý luận cho khoa học hình sự trong nghiên cứu về quá trình nổ của các loại vật nổ; khảo sát, phân tích dấu vết hiện trường và trong phòng thí nghiệm để xác định các tham số của vật nổ và loại vật nổ; + Nghiên cứu khai thác, ứng dụng phần mềm Ansys Autodyn3D mô phỏng quá trình nổ và tương tác của sản phẩm với vỏ bọc, kết hợp với tính toán bổ sung cho phép xác định các thông số đặc trưng của vật nổ;
- 9 + Xây dựng các phương pháp khoa học xác định vật nổ trong nghiên cứu điều tra, phân tích hiện trường. Làm sáng tỏ thêm cơ chế hình thành dấu vết hiện trường của vụ nổ bằng các mô hình lý thuyết, mô phỏng số và thực nghiệm. Ý nghĩa thực tiễn: Việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu dấu vết hiện trường của vụ nổ và xây dựng được quy trình xác định loại vật nổ của luận án cho phép xác định loại vật nổ tương đối hiệu quả và có thể ứng dụng trong thực tiễn điều tra các vụ án có sử dụng vật nổ. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương: Chươ ng 1: Tổng quan v ề vật n ổ và các nghiên cứu xác định vật nổ Giới thiệu tổng quan v ề v ật nổ, trình bày về quá trình biến đổi nổ, tác dụng của vật nổ để tạo ra dấu vết trên hiện trườ ng và vai trò của công tác điều tra. Chương 1 cũng trình bày về tình hình nghiên cứu về vật nổ hiện nay ở trong nước và trên thế giới, đề cập đến những vấn đề còn tồn tại về các phương pháp xác định định dấu vết nổ để từ đó đề ra nội dung nghiên cứu của luận án. Chươ ng 2: Mô phỏng, phân tích quá trình nổ của vật nổ Trình bày cơ sở lý thuyết về sự phá huỷ của vỏ bọc và tươ ng tác của vật nổ với môi trườ ng xung quanh. Ch ương 2 cũng trình bày phươ ng pháp mô phỏng thực nghiệm hi ện tr ường n ổ v ật n ổ, trên cơ sở đặt bài toán nghiên cứu, thiết lập hệ phương trình giải bài toán và áp dụng
- 10 phương pháp tính toán song song trong ph ần m ềm Ansys Autodyn 3D để đẩy nhanh tiến độ giải toán. Chươ ng 3: Thực nghiệm xác định vật nổ qua dấu vết nổ Tiến hành thực nghiệm để đánh giá và kiểm chứng các lý thuyết đã trình bày. Tiến hành nghiên cứu hệ thống dấu vết sau nổ, thu l ượm và phân tích xác định loại thuốc nổ đã sử dụng, tiến hành khảo sát hình thái bề mặt và tổ chức tế vi của mảnh vỏ vật nổ, đánh giá sự phân bố mảnh của vụ nổ. Kết quả thực nghi ệm đượ c so sánh với lý thuyết, mô phỏng và thực tế các vụ nổ đã xảy ra. Chương 4: Phương pháp xác định vật nổ từ dấu vết để lại ở hiện trường Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày, chương 4 nghiên cứu hệ thống hoá dấu vết đặc trưng trên hiện trường nổ vật nổ, xây dựng và đưa ra các phương pháp xác định dấu vết nổ, cụ thể: xác định thuốc nổ, xác định mảnh vỏ vật nổ, xác định một số thông số kết cấu vật nổ. Trên cơ sở đó, xây dựng quy trình KNHT và xác định vật nổ thông qua dấu vết nổ thu trên hiện trường.
- 11 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẬT NỔ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH VẬT NỔ 1.1. Vật nổ và tình hình sử dụng vật nổ của tội phạm 1.1.1. Nguyên lý kết cấu vật nổ Vật nổ là tên gọi thông dụng trong điều tra hình sự của các thiết bị nổ, bao gồm một khối thu ốc nổ và cơ cấu kích nổ. Dướ i tác độ ng của xung kích thích ban đầu, xảy ra biến đổi nổ, tạo ra tiếng nổ và phá hủy môi trường xung quanh. Như vậy, vật nổ phạm tội sử dụng có thể là loại đạn dượ c quân dụng (như đạn pháo, mìn, lựu đạn,…), cũng có thể chế tạo từ vật liệu nổ quân dụng hay vật liệu nổ công nghiệp, thậm chí từ vật liệu nổ tự chế. Về nguyên tắc, kết cấu vật nổ gồm các bộ phận cơ bản: vỏ bọc, thuốc nổ và ngòi nổ. Vỏ bọc vật nổ: là bộ phận ngoài cùng, có tác dụng để chứa thuốc nổ, bộ phận gây nổ hoặc để ngụy trang. Có thể chia vỏ bọc vật nổ thành 2 loại: vỏ bọc kim loại (gọi t ắt là vỏ hay vỏ kim loại) và vỏ bọc bao gói (bằng các vật liệu khác như gỗ, nhựa...). + Vỏ bọc kim loại: Vỏ bọc kim loại điển hình là các loại dùng để chế tạo vũ khí quân dụng như vỏ đạn pháo, cối, lựu đạn... Vật liệu dùng để chế tạo vỏ đầ u đạn là một trong những yếu tố h ết s ức quan tr ọng, v ật li ệu có ảnh hưởng trực tiếp đến tính năng kỹ, chiến thuật của đầu đạn như độ phá mảnh, độ an toàn khi bắn.
- 12 Thép C45 và C50 dùng để chế tạo lựu đạn sát thươ ng cỡ nhỏ không nhiệt luyện. Thép C60 dùng để chế tạo thân vỏ đầu đạn sát thươ ng không nhiệt luyện. Loại này đượ c ứng dụng rộng rãi hơn cả vì nó có cơ tính tốt không qua nhiệt luyện vẫn đảm bảo độ bền thích hợp khi bắn, tính sát thương của đạn tốt, dễ gia công. Thép C55 dùng để chế tạo thân vỏ đạn nổ sát thươ ng cỡ trung bình có nhiệt luyện 7 , 21 . Trong thực tế sản xuất vỏ đầu đạn nổ phá, sát thươ ng người ta thườ ng sử dụng các loại thép cacbon để chế tạo vỏ đầu đạn, có thể nhiệt luyện hoặc không qua nhiệt luyện 7 , 21 . Thành phần hoá học của thép cacbon chế tạo vỏ đầu đạn bằng phương pháp biến dạng, cơ tính trong bảng 1.1. Bảng 1.1. Thép cacbon dùng để chế tạo thân vỏ đầu đạn Thành phần hoá học % Mác thép C Mn Si P S Cu C45 0,40 0,50 0,06 0,30 C50 0,45 0,55 0,50÷0,8 0,06 0,30 0,17÷0,40 0,8 0 C55 0,50 0,60 0,06 0,30 C60 0,60 0,65 0,06 0,30 Các loại thép đúc thông dụng: Đối với vỏ đạn nổ sát thương, đạn sát thương yêu cầu độ bền không cao cũng có thể dùng gang.
- 13 Các loại gang thường dùng là gang dẻo, gang cầu, gang pha thép. Thành phần hoá học và cơ tính của gang d ẻo trong b ảng 1.2. Bảng 1.2. Thành phần hoá học và cơ tính gang dẻo. % HB Mác gang B KG/mm2 Mẫu thử Mẫu thử 16mm 12mm КЧ 403 40 3 4 201 КЧ 354 35 4 5 201 КЧ 303 30 3 4 201 Vỏ b ọc v ật nổ cũng r ất đa dạ ng v ề ch ủng lo ại, kích thướ c, vỏ bọ c kim lo ại ho ặc các vậ t li ệu khác nhau . Trong đó lo ại có vỏ bọc kim loại r ất nguy hi ểm vì khi nổ t ạo ra các mả nh, bay t ản xung quanh t ạo nên m ột vùng sát th ươ ng rộng 4 , 29 , 32 , 34 , 35 , 50 , 51 . Lo ại vỏ bọc này thườ ng th ấy nh ất là vỏ (thân) các loại lự u đạ n, các vậ t dụ ng hay ống kim lo ại (hình 1.1).
- 14 Hình 1.1. Vật nổ có vỏ bọc bên ngoài bằng kim loại + Vỏ bọc bao gói: Là những loại v ỏ b ọc khác nhau (nilông, giấy, nhựa, tre, g ỗ, chai l ọ thu ỷ tinh…) khi v ật n ổ n ổ thì những vỏ bọc loại này ít hoặc không có khả năng sát thươ ng. Chúng thườ ng dùng để bao gói hoặc để nguỵ trang cho vật n ổ: * Vỏ bọc bằng ni lông, giấy, bìa các tông, vỏ lon bia, lon n ướ c giải khát hay dùng các đồ hộp Các loại vỏ bọc dạng này đượ c các đối tượ ng sử dụng phổ biến hơn vì dễ làm, dễ ngụy trang, b ố trí nhanh gọn. Thông thườ ng, các đố i tượ ng hay gói thuốc nổ vào túi nilon hoặc b ọc b ằng gi ấy, cũng có thể bọc thêm các lớp bên ngoài (hình 1.2). Các loại vật nổ này khi nổ thườ ng sát thươ ng chủ yếu bằng uy l ực c ủa thu ốc n ổ, kh ả năng vỏ bọ c gây sát thươ ng hạn ch ế 4 .
- 15 Hình 1.2. Vật nổ có vỏ bọc bên ngoài bằng ni lông, giấy * Vỏ bọc bằng chai l ọ th ủy tinh Loại vỏ bọc này đối tượng thường nhồi trực tiếp thuốc nổ vào trong, thậm chí còn bố trí thêm các vật gây sát thương như sỏi, đá, mảnh kim loại, đinh hay bi kim loại (hình 1.3) rồi ngụy trang để dễ gây án 4 , 29 , 51 . Hình 1.3. Vật nổ có vỏ bọc bên ngoài bằng chai thủy tinh
- 16 * Vỏ bọc bằng hộp nhựa, ống tre, gỗ: Vỏ bọc bằng nhựa cũng đa dạng, tội phạm thường lợi dụng các vật dụng có sẵn là các ống nhựa, sau đó chế tạo lại cho phù hợp với ý đồ và mục đích của chúng (hình 1.4). Riêng đối với vỏ bọc bằng tre, gỗ thường thấy phổ biến ở các vùng miền có nhiều tre, gỗ 4 , 29 . Hình 1.4. Vật nổ có vỏ bọc bên ngoài bằng ống tre, chai nhựa Thuốc nổ: là hợp chất hóa học đơn lẻ hoặc hỗn hợp cơ học của chúng, dưới tác động của bên ngoài (các xung kích thích) có khả năng biến đổi hóa học tự lan truyền với sự tạo thành các sản phẩm khí và tỏa ra nhiệt lượng lớn 7 , 8 , 9 , 12 , 29 , 34 . Dựa vào chế độ biến hoá nổ đặc trưng và điều kiện kích thích, phù hợp với công dụng của chúng người ta chia thuốc nổ thành 2 nhóm: thuốc nổ mồi, thuốc nổ phá 9 , 32 . + Thuốc nổ mồi (thuốc nổ sơ cấp): Dạng biến hoá nổ đặc trưng là nổ ổn định. Dưới tác dụng của các xung ban đầu đơn giản như tia lửa, va đập, đâm chọc, ma sát chúng dễ dàng biến hoá nổ. Các thuốc nổ mồi thường dùng là phuminát thủy ngân, azit chì. Thuốc nổ mồi thường dùng trong các phương tiện kích thích để gây nổ các thuốc nổ khác (thuốc nổ phá). + Thuốc nổ phá (thuốc nổ thứ cấp): Sự biến hoá nổ đặc trưng là nổ
- 17 ổn định. Thuốc nổ phá dùng để nhồi vào trong thân vỏ các loại bom, đạn hoặc chế tạo các liều thuốc nổ độc lập (vật nổ). Hình 1.5. Thuốc nổ trinitro toluen (TNT) Thuốc nổ thường được các đối tượng sử dụng để gây án đó là: thuốc nổ TNT (hình 1.5), thuốc nổ amônít, thuốc nổ ANFO, thuốc nổ nhũ tương, thuốc nổ tự chế (có thành phần chính amôni nitrat và dầu khoáng). Ngòi nổ: là bộ phận quan trọng và được bố trí gắn liền với khối thuốc nổ, có tác dụng để kích nổ thuốc nổ. Ngòi nổ có nhiều kiểu loại nhưng phổ biến đối tượng thường sử dụng một số kiểu ngòi nổ sau đây: + Kiểu ngòi nổ cơ khí: Hoạt động của kiểu ngòi này do lực cơ học (hình 1.6) 4 , 29 , 50 , 51 .
- 18 Hình 1.6. Vật nổ sử dụng ngòi cơ khí + Kiểu ngòi nổ nhiệt: Vật nổ sử dụng ngòi nổ nhiệt thường được chế tạo bằng cách sử dụng dây cháy chậm để dẫn lửa gây nổ kíp nổ đốt (hình 1.7). Nhiều trường hợp, đối tượng tự chế tạo ngòi nổ 4 , 29 , 50 , 51 . Hình 1.7. Vật nổ sử dụng ngòi nổ nhiệt + Kiểu ngòi nổ điện: Trong tất cả các loại vật nổ thường gặp thì kiểu ngòi nổ điện là đa dạng nhất. Các nguồn điện được ứng dụng trong các thiết bị gia dụng, công nghiệp đều có thể trở thành nguồn điện kích nổ vật nổ. Một số kiểu ngòi nổ điều khiển từ xa, hẹn giờ được các đối tượng
- 19 sử dụng phổ biến hiện nay như sử dụng điện thoại di động, điều khiển phương tiện, đồ chơi điện tử 4 , 29 , 50 , 51 . Để kích hoạt ngòi nổ, có một cơ cấu bẫy lắp với ngòi khi cài đặt vật nổ: là bộ phận (chi tiết) kết nối với bộ phận kích thích của ngòi nổ, làm cho bộ phận kích thích hoạt động khi ai đó vô tình tác động đến nó, ví dụ dây vướng nổ trong ngòi nổ cơ, công tắc nguồn thiết bị dân dụng. 1.1.2. Tình hình sử dụng vật nổ của tội phạm Trong nh ững năm gần đây, tình hình tội phạm hình sự có liên quan đến sử dụng vũ khí, vật liệu nổ ở nướ c ta có chiều hướ ng gia tăng, tính chất vụ việc nghiêm trọng, diễn biến ph ức t ạp và ngày càng nguy hiểm 3 , 4 , 10 , 18 . Loại tội phạm này có thể coi là một trong số nhóm các loại tội phạm nguy hi ểm nh ất hi ện nay và đang dần hiện hữu trở thành mối lo ngại tiềm tàng đối với lực lượ ng chức năng trong công tác đấ u tranh phòng, chống tội phạm, b ởi vì khi tiến hành điều tra, các đố i tượ ng trong vụ án này ít nhiều cũng có liên quan trực tiếp đến vũ khí, vật liệu nổ nên nguy cơ m ất an toàn rất cao. Theo các số liệu thống kê của Viện KHHS trong toàn hệ lực lượ ng KTHS những năm gần đây, số vụ án Cơ quan điều tra các cấp trưng cầu giám định liên quan tới tội ph ạm gi ết ng ười, c ướp c ủa, c ố ý gây thươ ng tích, án liên quan đến tàng trữ, buôn bán, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và ma túy lên tới hàng nghìn vụ mỗi năm. Riêng số vụ án các địa phươ ng trưng cầu Vi ện KHHS tham gia KNHT và giám định vật nổ từ năm 2010 đến 2014, số lượ ng vụ vi ệc đã tăng 21% từ 156 lên 189 vụ, tổng số vụ trong 5 năm này đã lên tới 967 vụ.
- 20 Còn theo số li ệu th ống kê của Cục Bảo vệ chính trị V (A67), Tổng cục An ninh, ch ỉ tính riêng các vụ nổ xảy ra từ năm 2010 đến năm 2014, toàn quốc đã xảy ra 180 v ụ làm chết 44 ngườ i, 110 ng ườ i b ị thươ ng. Trong đó: năm 2010 là 40 vụ, năm 2011 là 34 vụ, năm 2012 là 47 vụ, năm 2013 là 31 vụ và năm 2014 là 28 vụ, như vậy tính trung bình mỗi năm đối tượ ng phạm tội gây ra 36 vụ nổ vật nổ. Dướ i đây là kết quả nghiên cứu, phân tích và tổng hợp số liệu thống kê các vụ án có liên quan đến sử dụng vũ khí, vật liệu nổ từ năm 2010 đến năm 2014 Cơ quan điều tra các địa phươ ng, đơ n vị trưng cầu Viện KHHS tham gia KNHT và tiến hành giám định, cụ thể nh ư b ảng 1.3. Bảng 1.3. Số liệu các loại chất nổ tội phạm sử dụng 4 Loại thuốc ̉ Tông số vụ nổ Thuố Thuố Thuố c nổ Thuố c nổ c nổ công c nổ quân tự nghiệ khác STT sự chế p Có Có Nhũ Thuố thành Chấ thành Hỗn Thuố TNT AmônitANFO tươn c nổ phần t phần hợp c pháo g lỏng Amôni khác RDX Nitrat Năm 2010 2 7 6 47 2 1 6 76 156
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Tích hợp GIS và kỹ thuật tối ưu hóa đa mục tiêu mở để hỗ trợ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
30 p | 178 | 27
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu lựa chọn một số thông số hợp lý của giá khung thủy lực di động dùng trong khai thác than hầm lò có góc dốc đến 25 độ vùng Quảng Ninh
27 p | 201 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Thuật toán ước lượng các tham số của tín hiệu trong hệ thống thông tin vô tuyến
125 p | 125 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp khu vực Đông Anh - Hà Nội
27 p | 140 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu định lượng kháng sinh Erythromycin trong tôm, cá bằng kỹ thuật sóng vuông quét nhanh trên cực giọt chậm và khả năng đào thải
27 p | 155 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trắc địa hiện đại trong xây dựng và khai thác đường ô tô ở Việt Nam
24 p | 166 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật ô tô: Nghiên cứu chế độ cháy do nén hỗn hợp đồng nhất (HCCI) sử dụng nhiên liệu n-heptan/ethanol/diesel
178 p | 13 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật năng lượng: Nghiên cứu mô hình dự báo ngắn hạn công suất phát của nhà máy điện mặt trời sử dụng mạng nơ ron hồi quy
120 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: Nghiên cứu ứng xử cơ học của vật liệu và kết cấu áo đường mềm dưới tác dụng của tải trọng động trong điều kiện Việt Nam
162 p | 14 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Nghiên cứu giải pháp nâng cao an toàn thông tin trong các hệ thống điều khiển công nghiệp
145 p | 11 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu và phát triển một số kỹ thuật che giấu thông tin nhạy cảm trong khai phá hữu ích cao
26 p | 10 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tối ưu hóa một số thông số công nghệ và bôi trơn tối thiểu khi phay mặt phẳng hợp kim Ti-6Al-4V
228 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật ô tô: Nghiên cứu áp dụng công nghệ dầu từ trường trong hệ thống phanh bổ trợ ô tô
202 p | 8 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Nghiên cứu thiết kế hệ điều khiển ổ từ dọc trục có xét ảnh hưởng dòng xoáy
161 p | 9 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật hóa học: Nghiên cứu tổng hợp một số hợp chất furan và axit levulinic từ phế liệu gỗ keo tai tượng
119 p | 9 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật viễn thông: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật định vị thiết bị di động thế hệ thứ tư và ứng dụng cho công tác an ninh
27 p | 4 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật ô tô: Nghiên cứu điều khiển hệ thống động lực nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng cho ô tô điện
150 p | 7 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy phân tích ổn định hệ vỏ hầm thủy điện và môi trường đất đá xung quanh
157 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn