intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên động thái tài nguyên nước ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:183

51
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án là phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên động thái tài nguyên nước mặt nhằm đánh giá sự thay đổi của các vùng sinh thái nông nghiệp do công tác quản lý tài nguyên nước mặt từ đó có cơ sở hỗ trợ quyết định trong định hướng, hoạch định chính sách, bố trí sản xuất nông nghiệp theo hướng phù hợp với từng vùng sinh thái nông nghiệp trong điều kiện xâm nhập mặn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên động thái tài nguyên nước ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ……o0o…… NGUYỄN THỊ MỸ LINH PHÂN VÙNG SINH THÁI NÔNG NGHIỆP DỰA TRÊN ĐỘNG THÁI TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÀNH MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC Cần Thơ, 2018
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ……o0o…… NGUYỄN THỊ MỸ LINH PHÂN VÙNG SINH THÁI NÔNG NGHIỆP DỰA TRÊN ĐỘNG THÁI TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÀNH MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. VĂN PHẠM ĐĂNG TRÍ PGS.TS. NGUYỄN VĂN BÉ Cần Thơ, 2018
  3. LỜI CẢM TẠ Tôi xin trân trọng và bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Văn Phạm Đăng Trí và PGS.TS. Nguyễn Văn Bé đã tận tình hướng dẫn khoa học, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án này. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn chuyên đề PGS.TS. Nguyễn Duy Cần. Xin chân thành cám ơn đến quý thầy cô trong hội đồng đánh giá chuyên đề, hội đồng cơ sở và quý thầy cô phản biện cùng quý thầy cô trong Khoa Môi trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng, Chi cục Thủy lợi Sóc Trăng, các phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các huyện của tỉnh. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Đại học Cần Thơ, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, khoa Sau Đại học và các em sinh viên ngành Quản lý Môi trường đã giúp đỡ cho tôi hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh. Xin được cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng Cần Thơ và các đồng nghiệp đã tạo những điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành việc nghiên cứu của mình. Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba Mẹ, người thân của tôi đã luôn động viên, chia sẻ để tôi hoàn thành luận án này. i
  4. TÓM TẮT Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu. Với những định hướng chiến lược, các giải pháp toàn diện để phát triển bền vững ĐBSCL, Nghị quyết đã thể hiện rõ quan điểm phát triển là tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên. Chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững với phương châm chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn. Nghiên cứu, xây dựng các kịch bản và có giải pháp ứng phó hiệu quả với thiên tai như bão, lũ, hạn hán và xâm nhập mặn, với các tình huống bất lợi nhất do biến đổi khí hậu và phát triển thượng nguồn sông Mê Công (Chính phủ Việt Nam, 2017). Vì vậy, đề tài “Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên động thái tài nguyên nước ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp ở các vùng sinh thái nông nghiệp trên cơ sở sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước góp phần bảo vệ môi trường sinh thái để khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa phương. Nội dung của luận án được thực hiện ở tỉnh Sóc Trăng nhưng đây sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng áp dụng cho công tác quản lý tài nguyên nước mặt ở các hệ sinh thái nông nông nghiệp ven biển ĐBSCL nói chung. Các kết quả nghiên cứu được xây dựng dựa trên bộ mười tiêu chí đánh giá quản trị nước được thực hiện bằng các công cụ nghiên cứu (bao gồm: (i) Công cụ Đánh giá nhanh có sự tham gia - PRA, phỏng vấn chuyên gia - KIP và điều tra nông hộ được sử dụng để thu thập thông tin từ chính quyền và người dân địa phương; và (ii) Công cụ GIS để thể hiện các thông tin được thu thập về mặt không gian) và được xác định là phương pháp nghiên cứu hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của mục tiêu được đặt ra ban đầu. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 03 vùng sinh thái nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng gồm có: (1) vùng ngọt quanh năm, (2) vùng mặn quanh năm và (3) vùng mặn theo mùa. Trong 3 vùng sinh thái chính được chia thành 36 vùng sinh thái nhỏ và trên cơ sở các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp, chúng ta sẽ xác định các lợi thế và hạn chế của vùng sinh thái về nguồn nước mặt để phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế khác theo hướng ổn định và bền vững. Động thái của nguồn nước mặt đã dẫn đến các thay đổi cho các phân vùng sinh thái nông nghiệp đã được xây dựng năm 2013. Các phân vùng sinh thái nông nghiệp được ghi nhận có sự thay đổi thuộc các vùng thuỷ lợi Quản Lộ Phụng Hiệp, Thạnh Mỹ và Ba Rinh Tà Liêm. Sự chuyển dịch chủ yếu thuộc các vùng mặn theo mùa, với thay đổi sử dụng đất đai từ chuyên lúa sang lúa màu kết hợp do sự gia tăng mặn xâm nhập trong mùa khô từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm. Trong bối cảnh xâm nhập mặn gia tăng, ở các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp hệ thống canh tác chuyên canh của tỉnh Sóc Trăng phụ thuộc lớn vào các công trình thủy lợi, nhất là trong việc điều tiết nguồn nước cho tưới tiêu. Song, hệ thống thủy lợi tạo ra các tác động khác nhau theo từng địa phương. Mật độ các công trình phân bố không đồng đều và một số công trình đã xuống cấp và gần như không thể điều tiết nguồn nước hiệu quả. Bên cạnh đó, kết quả phân tích cho thấy hiệu quả về các khía cạnh kinh tế, xã hội ở các phân vùng sinh thái nông nghiệp được cải thiện đáng kể nhờ vào hệ thống thủy lợi. Tuy nhiên, các tiêu chí môi trường có xu hướng suy giảm do các công trình thủy lợi đã làm thay đổi chất lượng nước và đất. Vì vây, nhà quản lý cần có phương hướng quản lý và vận hành hệ thống công trình hiệu quả và người sử dụng nước mặt cần có những giải pháp khai thác hợp lý nguồn nước mặt để duy trì hiệu quả của hệ thống canh tác. Từ khóa: phân vùng sinh thái nông nghiệp, động thái tài nguyên nước, hệ thống thủy lợi, tài nguyên nước mặt, vùng ven biển, quản lý tổng hợp tài nguyên nước, xâm nhập mặn. ii
  5. ABSTRACT The Vietnamese government issued the Resolution No.120/NQ-CP dated on 17/11/2017 to enhance the sustainable development of the Mekong Delta in the context of changing global climate. With the strategic orientation and comprehensive solutions for sustainable development of Mekong Delta, the resolution demonstrates that development respects the nature, in accordance with the in situ socio-economic development and avoiding abrupt interferences in nature. In addition, the viewpoints are to select different development adaptive models to natural conditions and friendly to the environment and develop sustainably with the motto “living with floods, brackish water and saltwater”; making plans and take measures for response to natural disasters such as storms, floods, droughts and saltwater intrusion and to the most unfavorable situation due to climate change and development of Mekong River upstream development (Vietnamese government, 2017).Therefore, the research “Agro-ecological Zoning Based on Dynamic Water Resources in coastal areas of Vietnamese Mekong Delta”was done to serve the planning of agricultural production in agro-ecological zones on the basis of efficient use of water resources for contribution to protecting the ecological environment in order to effectively exploit the advantages and natural conditions of each region and each locality. The content of this thesis was implemented in Soc Trang province, but this will be an important database applied for the management of surface water resources in agro-ecological systems in the Mekong Delta in general. The research results based on the framework “Ten-building Block” were carried out by synthetic research tools. They were: (i) Participatory Rural Appraisal (PRA) tool, Key Informant Panel (KIP) tool and farm household surveys for collecting information from the government and local people; and (ii) Geographic Information System (GIS) tools for presenting the geospatial data. These are effective research tools to meet the needs of the targets of this thesis. Research showed that three agro-ecological zones of the Soc Trang province were identified including: (1) fresh water zone, (2) seasonal saline water zone and (3) permanent saline water zone. In addition, there were 36 sub agro- ecological zones divided from the three main zones. The agro-ecological zoning is helpful for determining advantages and disadvantages of water resources management of the ecological areas. Thus, it helps to develop agriculture – fishery, the stability and sustainability for the coastal zones. Surface water dynamics led to changes in agro-ecological zones that were established in 2013. The agro-ecological zones have mostly changed in the Phung Hiep, Thanh My and Ba Rinh Ta Liem irrigation areas. The shifts are mainly in seasonal saline influenced areas, with the change in land use from paddy rice to mixed rice due to increased salinity intrusion in the dry season from January to June each year.The results showed that in agro- ecological zones the current irrigation systems played an important role in cultivating agriculture in Soc Trang, especially in regulating surface water for agriculture. The irrigation systems reduced the nagative impacts of salinity recently leading to the reduction of damages of agriculture cultivation. These systems, however, had many impacts on different districts in the study area. The density of constructions for irrigation was unevenly distributed and some of them were degraded to regulate the water force after a long time usage without proper checking and upgrading. Besides, the results also illustrated that there were significant changes of the socio-economic and environmental context depending on operating the irrigation systems. The socio-economic aspect were improved significantly after having the irrigation systems operated while the environment was reflected to be degraded in both water and land quality, leading to the integrated effectiveness index of the irrigation systems. Thus, the local government and resident have to establish certain solutions to increase the socio-economic effectiveness, leading to less negative impacts to the environment. Keywords: agro- ecological zoning, dynamic water resources, irrigation systems, surface water resources, the coastal area, intergrated water resource management, salinity intrusion. iii
  6. iv
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ ........................................................................................... i TÓM TẮT ................................................................................................ ii ABSTRACT ............................................................................................iii MỤC LỤC ................................................................................................ v DANH SÁCH BẢNG ............................................................................. ix DANH SÁCH HÌNH .............................................................................. xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................... xv CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................. 1 Đặt vấn đề ................................................................................................... 1 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 4 Mục tiêu tổng quát ......................................................................... 4 Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 4 Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 4 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ................................................. 4 Ý nghĩa khoa học ........................................................................... 4 Ý nghĩa thực tiễn............................................................................ 5 Những đóng góp mới của luận án ............................................................... 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ..................... 7 Phân vùng sinh thái nông nghiệp ................................................................ 7 Khái niệm....................................................................................... 7 Ý nghĩa của phân vùng sinh thái nông nghiệp............................... 7 Phân vùng sinh thái nông nghiệp trên thế giới .............................. 8 Phân vùng sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam ............................. 10 Đánh giá công tác phân vùng sinh thái nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam ........................................................................................... 14 Quản lý tổng hợp tài nguyên nước............................................................ 15 v
  8. Cac khái niệm cơ bản về quản lý tài nguyên nước ...................... 15 Quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên thế giới .......................... 17 Quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam........................... 23 Hiện trạng quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam .......... 23 Hệ thống cơ quan chính quyền ở Việt Nam tham gia công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước mặt ...................................................... 25 Hiện trạng quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở đồng bằng sông Cửu Long ................................................................................................... 28 2.2.4 Các tiêu chí cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước .................... 30 Hiện trạng xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long .......................... 34 Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 38 2.4.1 Vị trí địa lý ................................................................................... 39 2.4.2 Đặc điểm địa hình ........................................................................ 39 2.4.3 Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng .................................................... 40 2.4.4 Đặc điểm chế độ thủy, hải văn tỉnh Sóc Trăng ............................ 40 2.4.5 Đặc điểm khí hậu ......................................................................... 41 2.4.6 Tổng quan về các địa điểm nghiên cứu ....................................... 42 2.4.7 Các vấn đề liên quan đến hệ thống công trình thủy lợi ............... 45 Một số vấn đề trong vận hành và quy hoạch cống ....................... 45 Sạt lở đê sông ............................................................................... 45 Sạt lở đê biển ................................................................................ 46 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 48 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................ 48 3.2 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 48 3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 48 3.3.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai, đặc tính nguồn tài nguyên nước mặt và xây dựng phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng 48 3.3.1.1 Thu thập các dữ liệu thứ cấp ........................................................ 48 3.3.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp................................................................. 49 vi
  9. 3.3.2 Đánh giá nền tảng, cơ chế và hiệu quả vận hành hệ thống hạ tầng thuỷ lợi và quản lý nguồn tài nguyên nước mặt trong điều kiện xâm nhập mặn ..................................................................................................... 52 3.3.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp .............................................................. 52 3.3.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp ................................................................ 53 3.3.2.3 Đánh giá hệ thống chính sách quản lý và cơ sở dữ liệu nguồn tài nguyên nước mặt ....................................................................................... 55 3.3.2.4 Đánh giá SWOT ........................................................................... 57 3.3.3 Xây dựng phân vùng sinh thái nông nghiệp 2017 và phân tích sự thay đổi của các phân vùng sinh thái 2013 – 2017 ................................... 58 3.3.3.1 Phỏng vấn chuyên gia (Key Informant Panel - KIP) ................... 58 3.3.3.2 Phỏng vấn cấu trúc nông hộ ......................................................... 58 3.3.3.3 Phỏng vấn nhóm ........................................................................... 59 3.3.3.4 Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) ...................................................................................................... 59 3.3.3.5 Phương pháp phân tích thống kê mô tả ........................................ 59 3.4 Xử lý số liệu .............................................................................................. 59 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................. 60 4.1 Đặc tính tài nguyên nước mặt và phân vùng sinh thái nông nghiệp ......... 60 4.1.1 Hiện trạng tài nguyên nước mặt .................................................. 60 4.1.1.1 Lượng mưa ................................................................................... 60 4.1.1.2 Hệ thống sông kênh chi phối nguồn tài nguyên nước mặt........... 61 4.1.2 Hiện trạng sử dụng đất đai ........................................................... 63 4.1.2.1 Đặc tính đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ..................................... 63 4.1.2.2. Các kiểu sử dụng đất đai chính và lịch thời vụ ............................ 64 4.2 Phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng dựa trên sự thay đổi của tài nguyên nước mặt và đặc tính tự nhiên của tài nguyên đất ......................... 65 4.2.1 Cơ sở phân vùng sinh thái nông nghiệp ...................................... 65 4.2.2 Kết quả xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng .................................................................................................. 66 4.2.3 Mối quan hệ giữa phân vùng sinh thái nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp của địa phương ..................................................................... 67 vii
  10. 4.3 Khái quát về các vùng dự án thuỷ lợi tỉnh Sóc Trăng .............................. 68 4.3.1 Vùng dự án Kế Sách .................................................................... 69 4.3.2 Vùng dự án Ba Rinh – Tà Liêm................................................... 69 4.3.3 Vùng dự án Long Phú – Tiếp Nhật .............................................. 70 4.3.4 Vùng dự án Thạnh Mỹ ................................................................. 70 4.3.5 Vùng dự án Quản Lộ Phụng Hiệp ............................................... 70 4.3.6 Vùng dự án Ven Biển Đông ........................................................ 71 4.3.7 Vùng dự án Cù Lao Sông Hậu ..................................................... 71 4.4 Động thái mặn và sự thay đổi vận hành hệ thống hạ tầng thuỷ lợi .......... 72 4.4.1 Sự thay đổi nồng độ mặn từ 2010 đến 2016 ................................ 73 4.4.2 Nguyên nhân của hiện trạng gia tăng xâm nhập mặn .................. 80 4.4.3 Công tác vận hành hệ thống thủy lợi phục vụ cho canh tác nông nghiệp ..................................................................................................... 81 4.4.4 Sự thay đổi trong cơ chế và công tác vận hành hệ thống thủy lợi để đáp ứng với những thay đổi về tài nguyên nước mặt và xâm nhập mặn . ..................................................................................................... 83 4.4.5 Hiệu quả vận hành hệ thống thuỷ lợi dưới bối cảnh thay đổi nguồn nước mặt ........................................................................................ 84 4.4.6 Phân tích các điểm mạnh yếu của hệ thống thuỷ lợi và đề xuất giải pháp cho hệ thống canh tác nông nghiệp .................................................. 92 4.5 Công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt đối với xâm nhập mặn ..... 93 4.5.1 Sự tham gia của các bên trong quản lý và phản hồi xâm nhập mặn ..................................................................................................... 93 4.5.2 Hiệu quả quản lý nguồn tài nguyên nước mặt trong điều kiện xâm nhập mặn ................................................................................................... 96 4.5.3 Mâu thuẫn sử dụng nước, giải pháp khắc phục và phòng tránh rủi ro ..................................................................................................... 98 4.5.3.1 Mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên nước .................................. 98 4.5.3.2 Cơ chế giải quyết mâu thuẫn và phòng tránh rủi ro ................... 100 4.6 Sự chuyển dịch các phân vùng sinh thái nông nghiệp ............................ 102 4.6.1 Động thái sử dụng đất đai qua các giai đoạn từ 2005 – 2015.... 102 viii
  11. 4.6.2 Tác động của sự động thái xâm nhập mặn đến các khía cạnh của hệ thống canh tác .................................................................................... 107 4.6.2.1 Tác động của xâm nhập mặn đến khía cạnh kinh tế của hệ thống canh tác lúa .............................................................................................. 107 4.6.2.2 Tác động của xâm nhập mặn đến khía cạnh xã hội của hệ thống canh tác lúa .............................................................................................. 114 4.6.2.3 Tác động của xâm nhập mặn đến khía cạnh môi trường của hệ thống canh tác lúa .................................................................................... 116 4.6.3 Nguyên nhân tác động đến khả năng thay đổi các phân vùng sinh thái nông nghiệp với những thay đổi về tài nguyên nước mặt ............... 117 4.6.4 Phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng năm 2017 ..... 118 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................ 123 5.1 Kết luận ................................................................................................... 123 5.2 Kiến nghị ................................................................................................. 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 126 PHỤ LỤC ............................................................................................. 136 ix
  12. DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1: Mối liên quan của quản lý tổng hợp tài nguyên nước đến những vấn đề phát triển chính trên thế giới ....................................... 18 Bảng 3.1: Các công cụ của PRA sử dụng trong nghiên cứu ............. 50 Bảng 3.2: Tiêu chí chọn đối tượng phỏng vấn để tìm hiểu về xâm nhập mặn và các thay đổi về hệ thống canh tác nông nghiệp ........... 51 Bảng 3.3: Nội dung được thực hiện trên nền công cụ GIS................ 52 Bảng 3.4: Dữ liệu thứ cấp cần thu thập .............................................. 53 Bảng 3.5: Tiêu chí chọn hộ phỏng vấn để đánh giá hệ thống vận hành thủy lợi .......................................................................................... 55 Bảng 3.6: Tiêu chí chọn hộ phỏng vấn để đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước mặt.............................................................................. 57 Bảng 4.1: Diện tích các vùng dự án thuỷ lợi ....................................... 68 Bảng 4.2: Các công trình thuỷ lợi giai đoạn 2010 - 2016................... 86 Bảng 4.3: Nguyên nhân và hậu quả của các mâu thuẫn sử dụng nước ............................................................................................................... 100 Bảng 4.4: Chi phí đầu tư trong những vụ bị tác động ..................... 111 x
  13. DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp tại ĐBSCL dựa các yếu tố địa mạo ......................................................................................... 13 Hình 2.2: Hệ thống cơ quan (từ trung ương đến địa phương) ở Việt Nam tham gia công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước mặt ...................... 26 ................................................................................................................. 26 Hình 2.3: Thẩm quyền ban hành, nội dung văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam ................................................................................................. 27 Hình 2.4: Tổng quan công tác quản trị nguồn nước ............................... 31 Hình 2.5: Bộ tiêu chí đánh giá quản trị tài nguyên nước của OECD năm 2015 ......................................................................................................... 32 Hình 2.6: Khung “Mười khối tiêu chí đánh giá quản trị tài nguyên nước” ................................................................................................................. 34 Hình 2.7: Vị trí địa lý tỉnh Sóc Trăng ..................................................... 39 Hình 3.1: Vị trí của Sóc Trăng tại ĐBSCL và các vùng nghiên cứu ...... 54 Hình 3.2: Các mục tiêu và tiêu chí đánh giá hệ thống thủy lợi............... 55 Hình 4.1: Lượng mưa bình quân hàng tháng từ 2010 – 2015 tại Sóc Trăng ....................................................................................................... 61 Hình 4.2: Hướng nước mặt trên hệ thống kênh chính của tỉnh Sóc Trăng năm 2013 ................................................................................................. 62 Hình 4.3: Thổ nhưỡng tỉnh Sóc Trăng 2013 ........................................... 64 Hình 4.4: Sử dụng đất đai tỉnh Sóc Trăng năm 2013.............................. 65 Hình 4.5: Phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng năm 2013 .. 67 Hình 4.6: Các vùng dự án thuỷ lợi tỉnh Sóc Trăng ................................. 69 Hình 4.7: Số ngày kéo dài các đợt mặn (trái) và số đợt mặn trong vụ Đông Xuân và Xuân Hè (phải) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2016 ............................................................................................. 73 Hình 4.8: Nồng độ mặn của nước mặt tại trạm Trần Đề năm 2010 và 2016 ......................................................................................................... 74 xi
  14. Hình 4.9: Nồng độ mặn của nước mặt tại trạm Đại Ngãi năm 2010 và 2016 ......................................................................................................... 75 Hình 4.10: Nồng độ mặn của nước mặt tại trạm Long Phú năm 2010 và 2016 ......................................................................................................... 75 Hình 4.11: Nồng độ mặn của nước mặt tại trạm Thạnh Phú năm 2010 và 2016 ......................................................................................................... 76 Hình 4.12: Nồng độ mặn của nước mặt tại trạm Sóc Trăng năm 2010 và 2016 ......................................................................................................... 77 Hình 4.13: Nồng độ mặn của nước mặt tại trạm An Lạc Tây năm 2010 và 2016 .................................................................................................... 78 Hình 4.14: Nồng độ mặn của nước mặt tại trạm Ngã Năm năm 2012 và 2016 ......................................................................................................... 78 Hình 4.15: Nồng độ mặn của nước mặt tại trạm Thạnh Thới Thuận năm 2012 và 2015 ................................................................................... 79 Hình 4.16: Nồng độ mặn của nước mặt tại trạm Tham Đôn năm 2016 . 79 Hình 4.17: Nguyên nhân dẫn đến việc thiếu nước ngọt cho canh tác .... 81 Hình 4.18: Hiện trạng phân bố hệ thống công trình thủy lợi tỉnh Sóc Trăng và các khu vực nghiên cứu thành phần năm 2016 ....................... 85 Hình 4.19: Các giá trị đạt được của các tiêu chí đánh giá trước khi xây dựng hệ thống công trình thủy lợi tại các khu vực nghiên cứu .............. 87 Hình 4.20: Các giá trị đạt được của các tiêu chí đánh giá sau khi xây dựng hệ thống công trình thủy lợi tại các khu vực nghiên cứu........ 89 Hình 4.21: Hiệu quả của hệ thống công trình thuỷ lợi trên từng tiêu chí đánh giá ................................................................................................... 90 Hình 4.22: Mức độ quan tâm của người sử dụng nước đối với hiệu quả các mục tiêu mà hệ thống công trình thủy lợi mang lại .......................... 90 Hình 4.23: Đánh giá của người dân về hiệu quả vận hành hệ thống công trình thủy lợi tại khu vực nghiên cứu ............................................. 91 Hình 4.24: Thành phần có liên quan tham gia quản lý nguồn nước mặt 94 Hình 4.25: Sự tương tác của các bên liên quan trong công tác quản lý tài nguyên nước mặt ................................................................................ 95 xii
  15. Hình 4.26: Mức độ tham gia của các bên có liên quan trong quản lý tài nguyên nước mặt ..................................................................................... 96 Hình 4.27: Đánh giá của người dân về hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên nước mặt ..................................................................................... 98 Hình 4.28: Các khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ............................ 99 Hình 4.29: Mâu thuẫn trong sử dụng nguồn nước mặt ........................... 99 Hình 4.30: Cơ chế giải quyết mâu thuẫn sử dụng nước của người dân và cơ sở của các cơ chế .............................................................................. 101 Hình 4.31: Các biện pháp phòng tránh mâu thuẫn sử dụng nước của người dân ............................................................................................... 101 Hình 4.32: Đánh giá của người sản xuất nông nghiệp về vai trò của nhà quản lý trong giải quyết và phòng tránh mâu thuẫn sử dụng nước....... 102 Hình 4.33: Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2005 của tỉnh Sóc Trăng . 103 Hình 4.34: Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2005 tại các huyện nghiên cứu ......................................................................................................... 103 Hình 4.35: Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2010 của tỉnh Sóc Trăng . 104 Hình 4.36: Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2010 tại các huyện nghiên cứu ......................................................................................................... 105 Hình 4.37: Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2014 của tỉnh Sóc Trăng . 106 Hình 4.38: Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2014 tại các huyện nghiên cứu ......................................................................................................... 107 Hình 4.39: Năng suất thông thường trong các vụ lúa không bị tác động từ bên ngoài ........................................................................................... 108 Hình 4.40: Năng suất các vụ lúa bị tác động trong các thời điểm bị tác động bởi xâm nhập mặn ........................................................................ 109 Hình 4.41: Năng suất các vụ lúa bị tác động trong các năm 2016, 2017 sau xâm nhập mặn ................................................................................. 110 Hình 4.42: Lợi nhuận bình quân trong các vụ lúa không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài ............................................................................. 112 ............................................................................................................... 113 xiii
  16. Hình 4.43: Lợi nhuận của các vụ lúa trong thời gian bị tác động bởi xâm nhập mặn ............................................................................................... 113 Hình 4.44: Lợi nhuận các vụ lúa sau thời điểm bị tác động bởi xâm nhập mặn ........................................................................................................ 114 Hình 4.45: Vấn đề di cư (trái) và các nguyên nhân di cư (phải) trong thời điểm xâm nhập mặn ....................................................................... 115 Hình 4.46: Vấn đề mâu thuẫn phát sinh do xâm nhập mặn (trái) và nguyên nhân (phải)................................................................................ 116 Hình 4.47: Phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng 2017 ...... 120 Hình 4.48: Sự thay đổi các phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng năm 2017 so với năm 2013 ........................................................ 121 Hình4.49: Động thái nguồn tài nguyên nước mặt tại các vùng sinh thái nông nghiệp có sự thay đổi ................................ 122 xiv
  17. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BĐKH Biến đổi khí hậu ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long Tổ chức Lương thực và Food and Agriculture FAO Nông nghiệp Liên Hiệp Organization Quốc Geographic Information GIS Hệ thống thông tin địa lý System Tổ chức cộng tác vì nước GWP Global Water Partnership toàn cầu HĐND Hội đồng nhân dân International Institute for Viện Quốc tế về Phân tích IIASA Applied Systems Analysis Hệ thống Ứng dụng Integrated Coastal Area Quản lý tổng hợp vùng ven ICARM Management biển và lưu vực sông International Union for Liên minh Quốc tế Bảo tồn IUCN Conservation of Nature and Thiên nhiên và Tài nguyên Natural Resources Thiên nhiên Integrated water resources Quản lý tổng hợp tài nguyên IWRM management nước KIP Key Informant Panel Phỏng vấn những người am hiểu cung cấp thông tin PRA Participatory Rural Appraisal Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia OECD Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát Co-operation and triển kinh tế Development MRC Mekong River Commission Ủy ban sông Mê Công Phương pháp đánh giá PRA Participatory Rural Appraisal nhanh có sự tham gia UBND Ủy Ban Nhân Dân United Nations Environment Chương trình Môi trường UNEP Programme Liên Hiệp Quốc xv
  18. CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu. Với những định hướng chiến lược, các giải pháp toàn diện để phát triển bền vững ĐBSCL, Nghị quyết đã thể hiện rõ quan điểm phát triển là tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên. Chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững với phương châm chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn. Nghiên cứu, xây dựng các kịch bản và có giải pháp ứng phó hiệu quả với thiên tai như bão, lũ, hạn hán và xâm nhập mặn, với các tình huống bất lợi nhất do biến đổi khí hậu và phát triển thượng nguồn sông Mê Công (Chính phủ Việt Nam, 2017). Phát triển nông nghiệp bền vững đòi hỏi phải có sự nỗ lực một cách hệ thống về quy hoạch sử dụng đất đai một cách hợp lý kết hợp với các thể chế và chính sách quản lý các nguồn tài nguyên khác. Phân vùng sinh thái nông nghiệp là một trong những cách tiếp cận quan trọng đối với quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững bởi vì sự tồn tại và thất bại của việc sử dụng đất đai hoặc hệ thống canh tác nông nghiệp chủ yếu dựa vào việc đánh giá cẩn thận nguồn tài nguyên khí hậu và các nguồn tài nguyên phục vụ nông nghiệp (Pal et al., 2009). Phân vùng sinh thái nông nghiệp là sự xác định các vùng sinh thái dựa trên cơ sở kết hợp các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên (đất, nước và khí hậu) và tác động của con người quy định đến kiểu sử dụng đất đai. Phân vùng sinh thái nông nghiệp được xác định là sự phân chia một vùng thành các đơn vị đất đai nhỏ hơn, trong đó có những đặc điểm tương tự liên quan đến sử dụng đất đai, tiềm năng sản xuất và tác động môi trường (FAO, 1996). Việc phân vùng sinh thái nông nghiệp được thực hiện khá nhiều trên thế giới trong thời gian qua chủ yếu dựa trên cơ sở về yếu tố môi trường đất, và các nhà nghiên cứu thường ít xem xét đến yếu tố tài nguyên nước mặt (Mertens và Silverman, 2005; Leopold, 2010). Điều này sẽ dẫn đến sự mất cân bằng nguồn tài nguyên nước mặt trong tương lai vì không có đầy đủ cơ sở khoa học để quản lý. Hiện nay, nguồn tài nguyên nước mặt đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng do sự kém hiệu quả về nhiều mặt của công tác quản trị liên quan đến thể chế quản lý tài nguyên cho việc khai thác của con người và duy trì hệ sinh thái (Van Der Valk et al., 2011). Nước là tài nguyên có hạn và dễ bị tổn thương (Solanes et al., 1999), nếu quản trị ngành nước không hợp lý sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của con người và môi trường (Đỗ Hồng Phấn, 2014). 1
  19. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở hạ nguồn của sông Mê Công và là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam với vai trò cung cấp lương thực không chỉ cho Việt Nam mà còn phục vụ nhu cầu lương thực cho các quốc gia trên thế giới (Le Anh Tuan, 2010). Hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt của vùng được sử dụng để phục vụ cho cả cấp và thoát nước tại những vùng sản xuất nông nghiệp chủ yếu vào mùa khô trong quá khứ và cả mùa mưa trong những năm gần đây. Các hệ thống canh tác nông nghiệp chuyên canh đã làm gia tăng áp lực và rủi ro cho nguồn tài nguyên nước mặt (Neefjes, 2002). Những khó khăn về nước của vùng ĐBSCL chủ yếu liên quan đến sự phân phối nguồn nước mặt không đồng đều cho thâm canh lúa ở khu vực thượng nguồn và bất đồng về tập quán canh tác giữa các mô hình sản xuất nông nghiệp khác nhau ở khu vực hạ lưu và ven biển (Dang Kieu Nhan et al., 2007). Hơn nữa, việc xây dựng 135 con đập trên lưu vực sông Mê Công và việc xây dựng các hệ thống ngăn chặn lũ đã gây ra các mối đe dọa đối với sự ổn định của các hệ thống nông nghiệp và sinh thái ở vùng ngập lũ. Sự phát triển của các đập thủy điện ở thượng nguồn dòng chính Mê Công những năm qua khiến cho vấn đề an ninh nguồn nước ở hạ châu thổ sông Mê Công nói chung, ĐBSCL của Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng (Thanh Duc Dang et al., 2016). Ở các tỉnh ven biển của ĐBSCL, việc đa dạng hóa các loại hình sản xuất nông nghiệp trên nền các hệ sinh thái đất ngập nước với yêu cầu điều kiên tự nhiên về nước và đất khác nhau đã làm việc quản lý nguồn tài nguyên nước ngày càng trở nên phức tạp (Tran Dang An et al., 2014; Nguyễn Thị Mỹ Linh et al., 2014). Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, việc đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp làm cho nguồn nước mặt đối mặt với nguy cơ suy thoái về cả lượng và chất (Ridolfi, 2010). Vì vậy, việc xác định những giải pháp thích hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời vẫn duy trì sự cân bằng của môi trường tự nhiên, từ đó làm giảm mức độ dễ bị tổn thương đối với sinh kế của người dân (Trần Trí Trung, 2015). Khu vực nghiên cứu của đề tài là tỉnh Sóc Trăng, với địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, địa hình bao gồm phần đất bằng, xen kẽ những vùng trũng và các giồng cát. Ngoài ra, Sóc Trăng còn là tỉnh nông nghiệp ven biển ĐBSCL với canh tác lúa là loại hình chủ yếu trong cơ cấu ngành nông nghiệp (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2016). Chế độ thủy văn của vùng tương đối phức tạp do chịu sự chi phối từ chế độ bán nhật triều của biển Đông và phụ thuộc vào dòng chảy thượng nguồn (Nguyen Ngoc Anh, 2010; Trần Quốc Đạt et al., 2012). Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã gây ra những bất lợi cho nguồn tài nguyên nước mặt; xâm nhập mặn, khan hiếm nguồn nước ngọt và ảnh hưởng của triều cường là những rủi ro lớn và có khuynh hướng ngày càng trầm trọng hơn (Wassmann et al., 2004; Nguyễn Thanh Bình et al., 2012; Smajgl et al., 2015), tạo ra các tác động tiêu cực cho hệ thống 2
  20. canh tác nông nghiệp của tỉnh (Lê Quang Trí et al., 2008; Hồng Minh Hoàng et al., 2014). Theo các nghiên cứu của Trương Thị Thúy Quỳnh et al. (2015) và Phan Kỳ Trung et al. (2015), công tác quản lý nguồn tài nguyên nước của Sóc Trăng còn gặp nhiều bất cập về sự chặt chẽ trong áp dụng các công cụ quản lý. Thêm vào đó, mâu thuẫn trong sử dụng nguồn nước giữa các hộ nông dân được xác định là do phương pháp quản lý nước chưa hợp lý của người dân địa phương dẫn đến ô nhiễm tài nguyên nước (Nguyễn Trần Khánh et al., 2015). Hiện nay, ở tỉnh Sóc Trăng để ổn định và phát triển kinh tế, công tác phát triển thuỷ lợi của tỉnh đã được quan tâm đầu tư ngày càng cao (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2016). Giải pháp công trình là lựa chọn hàng đầu và đang được đầu tư nâng cấp, làm mới để đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp ở Sóc Trăng trong bối cảnh ứng phó với BĐKH (Chi cục Thủy lợi Sóc Trăng, 2016). Vị trí của Sóc Trăng tuy có lợi thế về phát triển đa dạng các mô hình canh tác nhưng gặp bất lợi lớn về tình trạng nhiễm mặn trong mùa khô, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân (Võ Quang Minh và Nguyễn Thị Bích Vân, 2011; Hagenvoort và Van Pham Đang Tri, 2013). Tuy các hệ thống thủy lợi đã phát huy hiệu quả phục vụ dân sinh, kinh tế nhưng trong quá trình quản lý vẫn còn một số tồn tại về xây dựng, vận hành và quản lý dẫn đến việc chưa tối ưu hóa được khả năng sử dụng của hệ thống thủy lợi (Mai Viết Văn et al., 2010). Việc áp dụng các công cụ đánh giá quản trị tổng hợp tài nguyên nước đã được thực hiện trong thời gian gần đây. Các nghiên cứu của Trương Thị Thúy Quỳnh et al., (2015); Phan Kỳ Trung et al., (2015 và 2016) đã áp dụng các tiêu chí đánh giá mười khối quản trị tài nguyên nước của Van Rijswick et al. (2014) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD (2015) để đánh giá công tác quản lý tại vùng ven biển. Các nghiên cứu đã phản ánh tính có thể áp dụng được của các công cụ này tại ĐBSCL. Từ các vấn đề trên, đề tài “Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên động thái tài nguyên nước ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp ở các vùng sinh thái nông nghiệp trên cơ sở sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước góp phần bảo vệ môi trường sinh thái để khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa phương. Tuy nội dung của luận án được thực hiện ở tỉnh Sóc Trăng, nhưng kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu quan trọng áp dụng cho công tác quản lý tài nguyên nước mặt ở các hệ sinh thái nông nghiệp ven biển ĐBSCL nói chung. 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2