-iBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI<br />
<br />
Huỳnh Ngọc Hào<br />
<br />
C<br />
CÓ<br />
<br />
AC Ờ<br />
<br />
BẰ<br />
<br />
CÔ<br />
<br />
RÌ<br />
<br />
VẢ<br />
<br />
XÂY DỰ<br />
<br />
ỊA KỸ<br />
Ờ<br />
<br />
Ậ<br />
<br />
R<br />
<br />
Ô ÔỞVỆ<br />
<br />
C C<br />
AM<br />
<br />
Chuyên ngành: Xây dựng đƣờng ô tô và đƣờng thành phố<br />
Mã số:<br />
<br />
62.58.30.01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT<br />
<br />
Hà Nội, 06/2014<br />
<br />
- ii CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH<br />
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
<br />
1: GS.TS Vũ Đình Phụng<br />
2: TS Vũ Đức Sỹ<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
GS.TSKH Nguyễn Văn Quảng<br />
Đại học Kiến Trúc Hà Nội<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
GS.TS Đỗ Bá Chương<br />
Đại học Xây Dựng Hà Nội<br />
<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
PGS.TSKH Nguyễn Văn Cận<br />
Đại học Mỏ Địa Chất Hà Nội<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ<br />
cấp Trường họp tại: Trường Đại học Giao Thông Vận Tải<br />
vào hồi ... giờ ...’ ngày ... tháng ... năm 2014.<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
1. Thư viện Quốc gia<br />
2. Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải<br />
<br />
- iii CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ<br />
<br />
1- ThS. Huỳnh Ngọc Hào, GS.TS Vũ Đình Phụng (2009), "Một số phương<br />
pháp thiết kế có sử dụng Vải địa kỹ thuật để ổn định nền đất yếu trong<br />
xây dựng đường và đê đập", Tạp chí Cầu Đường, (số 11), Tr. 08 -11.<br />
2- ThS. Huỳnh Ngọc Hào, GS.TS Vũ Đình Phụng (2013), "Những khả năng<br />
gây mất ổn định công trình nền đất đắp nhìn từ góc độ tính toán thiết kế",<br />
Tạp chí Cầu Đường ISSN 1859-459X, (số 8), Tr.19-22 .<br />
3- ThS Huỳnh Ngọc Hào, GS.TS Vũ Đình Phụng (2013), "Mô hình tính bài<br />
toán ổn định nền đắp đường, đê, đập gia cường vải địa kỹ thuật (VĐKT)<br />
bằng phương pháp phần tử hữu hạn có xét đến ứng xử kéo của VĐKT và<br />
quan hệ ứng suất biến dạng của phần tử tiếp xúc giữa đất nền và VĐKT",<br />
Tạp chí Cầu Đường ISSN 1859-459X, (số 11),Tr.08-11.<br />
4- ThS Huỳnh Ngọc Hào, TS. Vũ Đức Sỹ, GS.TS Vũ Đình Phụng (2014),<br />
“So sánh kết quả phân tích mặt trượt ổn định mái dốc theo phương pháp<br />
phần tử hữu hạn bằng chương trình tính hnh_ress và phương pháp giải<br />
tích”, Tạp chí Cầu Đường ISSN 1859-459X, (số 1+2), Tr.38-41.<br />
<br />
-4-<br />
<br />
-1MỞ ĐẦU<br />
1- Giới thiệu công trình nghiên cứu: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ<br />
trong ứng dụng công nghệ vật liệu mới trên thế giới, Việt Nam cũng rất quan tâm<br />
nghiên cứu sử dụng vật liệu địa kỹ thuật trong gia cường nền đắp công trình<br />
đường, đê, đập. Từ đó đặt ra việc nghiên cứu hoàn thiện phương pháp tính toán<br />
cho kết quả đạt độ tin cậy cao đối với bài toán nền đắp gia cường bằng VĐKT<br />
trong các công trình xây dựng đường ô tô ở Việt Nam trở nên cần thiết.<br />
Trong phạm vi công trình nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp phần<br />
tử hữu hạn - phương pháp số có nhiều ưu điểm ở thời điểm hiện nay để áp dụng<br />
xây dựng thuật toán, lập chương trình tính trên phần mềm phù hợp với điều kiện<br />
Việt Nam và cho một số kết quả nghiên cứu của bài toán ổn định, trạng thái ứng<br />
suất-biến dạng nền đắp, đề xuất tính toán và đưa ra các biểu đồ tiện ích sử dụng<br />
trong thiết kế.<br />
2- Lý do lựa chọn đề tài: Nhằm hoàn thiện phương pháp tính toán cho bài<br />
toán nền đắp có sử dụng VĐKT trong các công trình xây dựng đường ô tô.<br />
3- Mục đích: Xây dựng mô hình tính toán nền đường đất đắp có gia cường<br />
bằng VĐKT, góp phần hoàn thiện phương pháp tính toán sát với thực tế làm việc<br />
của vật liệu và dự báo khả năng mất ổn định một cách chính xác nhằm đem lại<br />
hiệu quả cao, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thiết kế nền đắp gia cường VĐKT<br />
4- Đối tƣợng nghiên cứu: Nền đất đắp có sử dụng VĐKT trong các công<br />
trình nền đường.<br />
5- Phạm vi nghiên cứu: Lựa chọn, xây dựng mô hình tính bài toán nền đắp<br />
gia cường VĐKT. Xây dựng thuật toán và chương trình tính bằng phương pháp<br />
phần tử hữu hạn. Nghiên cứu bài toán nền đường đắp cao có gia cường VĐKT.<br />
6- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: VĐKT (Geotextiles) là loại<br />
vật liệu mới được chế tạo từ vật liệu polyme tổng hợp hoặc các sản phẩm có liên<br />
quan đến polyme nhờ các công nghệ chế tạo khác nhau. Từ những năm 70 của thế<br />
kỷ trước VĐKT (VĐKT) đã ra đời ở các nước phương tây. Do có những đặc tính<br />
ưu việt nên VĐKT đã nhanh chóng được dùng để gia cường nâng cao sức chịu tải<br />
và tính năng ổn định cho các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình đất<br />
đắp trong xây dựng cầu đường, thủy lợi...<br />
Những năm đầu của thập niên 90 - thế kỷ trước, VĐKT được sử dụng rộng rãi<br />
ở nhiều nước như Pháp, Hà Lan, Mỹ, Nhật, đặc biệt ở các nước Đông Nam Á như<br />
Thái Lan, Philippin, Inđônêxia, Malaysia, ... Ở nước ta, VĐKT được đưa vào sử<br />
dụng công trình xây dựng đường từ năm 1993 và ngày càng được sử dụng rộng<br />
<br />