Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
lượt xem 9
download
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho định hướng phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn Đồng Nai theo hướng quản lý rừng bền vững, đáp ứng được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Mời các bạn tham khảo nội dung đề tài!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN VĂN PHÚ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI Ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 9.620.211 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN QUANG BẢO Hà Nội - 2021
- i CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ lâm nghiệp “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng, mã số 9620211 là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác dưới mọi hình thức. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ Luận án tiến sĩ về lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng 10 năm 2021 Tác giả luận án NCS. Nguyễn Văn Phú
- ii LỜI CẢM ƠN Luận án tiến sĩ “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng, mã số 9620.211 là công trình nghiên cứu về thực trạng, hiệu quả của rừng trồng sản xuất và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo hướng quản lý rừng trồng bền vững. Trong quá trình thực hiện tác giả đã gặp không ít những khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của tập thể quý Thầy, Cô giáo cùng các đồng nghiệp và gia đình đến nay Luận án đã hoàn thành nội dung nghiên cứu và đạt được mục tiêu đặt ra. Nhân dịp này, tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn là PGS. TS. Trần Quang Bảo đã hết lòng dìu dắt, định hướng, tận tình hướng dẫn và cung cấp nhiều tài liệu có giá trị khoa học và thực tiễn để tôi hoàn thành Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, Viện sinh thái rừng và môi trường, Ban giám đốc Phân hiệu trường đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện và dành thời gian cung cấp thông tin, tài liệu cho tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận án. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới toàn thể gia đình và những người thân đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần cho tôi trong suốt thời gian qua. Hà Nội, tháng 06 năm 2021 Tác giả luận án NCS. Nguyễn Văn Phú
- iii MỤC LỤC CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii PHỤ LỤC ....................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu............................................................ 1 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ................................................... 4 2.1. Ý nghĩa khoa học........................................................................................ 4 2.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 4 3. Những đóng góp mới của luận án ................................................................. 4 4. Cấu trúc luận án............................................................................................. 4 Chương 1 ........................................................................................................................ 5 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................. 5 1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 5 1.1.1. Quản lý rừng bền vững............................................................................ 5 1.1.2. Rừng sản xuất và phát triển rừng trồng sản xuất .................................... 6 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rừng bền vững ................................. 6 1.2. Tình hình nghiên cứu rừng trồng trên thế giới ........................................... 6 1.2.1. Nghiên cứu về điều kiện lập địa trồng rừng ............................................ 6 1.2.2. Nghiên cứu về giống cây trồng rừng ..................................................... 10 1.2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh trong trồng rừng ............................... 11 1.2.4. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng ........... 13 1.2.5. Nghiên cứu về quản lý rừng bền vững và các yếu tố ảnh ..................... 16 1.3. Tình hình nghiên cứu rừng trồng ở Việt Nam.......................................... 19 1.3.1. Nghiên cứu về lập địa trồng rừng.......................................................... 19 1.3.2. Nghiên cứu về giống cây trồng rừng ..................................................... 22 1.3.3. Nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh........................................................... 24 1.3.4. Chính sách phát triển rừng trồng sản xuất ............................................ 29
- iv 1.3.5. Nghiên cứu về quản lý rừng bền vững và các yếu tố ảnh hưởng.......... 33 1.4. Đánh giá chung......................................................................................... 39 Chương 2 ...................................................................................................................... 43 MỤC TIÊU, PHẠM VỊ, NỘI DUNG VÀ ................................................................ 43 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 43 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 43 2.1.1. Mục tiêu tổng quát................................................................................. 43 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 43 2.2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu ................................................................... 43 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 44 2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 44 2.4.1. Quan điểm nghiên cứu .......................................................................... 44 2.4.2. Cách tiếp cận ......................................................................................... 45 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 48 Chương 3 ...................................................................................................................... 61 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 61 3.1. Thực trạng phát triển rừng trồng sản xuất tại tỉnh Đồng Nai ................... 61 3.1.1. Diện tích và chủ thể quản lý rừng trồng sản xuất ................................. 61 3.1.2. Giống và cơ cấu cây trồng rừng ............................................................ 67 3.1.3. Tình hình áp dụng các biện pháp lâm sinh trong phát triển rừng trồng sản xuất .................................................................................................................. 74 3.2. Tình hình sinh trưởng và hiệu quả kinh tế - xã hội của rừng trồng Keo lai tại tỉnh Đồng Nai ................................................................................................... 78 3.2.1. Tình hình sinh trưởng của rừng trồng Keo lai ...................................... 78 3.2.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội của rừng trồng Keo lai ...................................... 81 3.2.2.1. Hiệu quả kinh tế ................................................................................. 81 3.2.2.2. Hiệu quả xã hội................................................................................... 84 3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý và phát triển bền vững rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ................................................................ 86 3.3.1. Phân tích SWOT về phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ................................................................................................................... 86 3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và phát triển bền vững rừng trồng sản
- v xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ...................................................................... 90 3.3.3. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý và phát triển bền vững rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ............................................ 111 3.3.4. Đánh giá chung các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .................................................... 118 3.4. Đề xuất giải pháp quản lý và phát triển bền vững rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ................................................................................... 121 3.4.1. Giải pháp thúc đẩy các yếu tố thuận lợi tạo đà cho phát triển rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai một cách bền vững và hiệu quả ................. 121 3.4.2. Giải pháp loại bỏ (hoặc giảm thiểu) ảnh hưởng của các yếu tố cản trở đến phát triển rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ..................................... 127 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................... 131 Kết luận: ........................................................................................................ 131 Khuyến nghị: ................................................................................................. 133 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ............. 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 135 PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải nghĩa CCR Chứng chỉ rừng CS&PL Chính sách và pháp luật CIFOR Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế EU Liên minh Châu Âu IRR Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ KHCN Khoa học và Công nghệ MĐSD Mục đích sử dụng NLĐĐ Nguồn lực đất đai NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NPV Giá trị hiện tại thuần NT&KN Nhận thức và kỹ năng OTC Ô tiêu chuẩn PTNT Phát triển nông thôn FSC Hội đồng quản lý rừng FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực của Liên hợp quốc Kế hoạch hành động Tăng cường Luật pháp, Quản lý và Thương FLEGT mại Lâm sản QLRBV Quản lý rừng bền vững TN&MT Tài nguyên và Môi trường UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc VPA Hiệp định Đối tác Tự nguyện
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm của các chủ rừng được điều tra, khảo sát ................................ 53 Bảng 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rừng trồng bền vững theo tiêu chuẩn FSC ................................................................................................................................ 59 Bảng 3.1. Diện tích rừng trồng theo MĐSD tại tỉnh Đồng Nai............................... 61 Bảng 3.2. Diện tích rừng trồng sản xuất theo đơn vị hành chính huyện ................ 62 Bảng 3.3. Diện tích rừng trồng sản xuất theo nguồn gốc hình thành rừng............. 63 Hình 3.4. Diện tích rừng trồng sản xuất phân theo nhóm chủ quản lý ................... 66 Bảng 3.4. Danh mục nguồn giống đã được công nhận của các tổ chức, ................ 68 Bảng 3.5. Loài cây trồng rừng sản xuất chính tại tỉnh Đồng Nai ........................... 72 Bảng 3.6. Kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng sản xuất của..................... 74 các chủ rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ................................................................... 74 Bảng 3.7. Sinh trưởng về đường kính (D1.3) loài Keo theo tuổi tại tỉnh Đồng Nai 78 Bảng 3.8. Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn (Hvn) loài Keo trên các cấp tuổi khác nhau tại tỉnh Đồng Nai ................................................................................................ 79 Bảng 3.9. Sản phẩm gỗ các mô hình rừng trồng Keo lai ở Đồng Nai .................... 81 Bảng 3.10. Tổng hợp các chi tiêu kinh tế kỹ thuật rừng trồng Keo ........................ 81 Hình 3.5. Khối lượng các sản phẩm từ rừng trồng Keo lai tại Đồng Nai............... 82 Bảng 3.11. Tổng hợp chi phí và thu nhập của rừng trồng Keo ............................... 82 Bảng 3.12. So sánh hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai ở Đồng Nai và một số địa phương .......................................................................................................................... 83 Bảng 3.13. Nhận thức của người dân về hiệu quả của việc trồng rừng tại tỉnh Đồng Nai ................................................................................................................................. 85 Bảng 3.15. Các mặt hàng từ sản phẩm gỗ đạt giá trị kim ngạch ............................ 97 Bảng 3.16. Sản phẩm gỗ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ............................................... 98 Bảng 3.18. Mô hình 1- Hệ số tương quan các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bền vững rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ...................................................... 115 Bảng 3.19. Mô hình 2 - Hệ số tương quan các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bền vững rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ............................................ 117
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình về phát triển bền vững................................................................... 5 Hình 1.2. Các nhân tố tác động đến quản lý rừng..................................................... 34 Hình 2.1. Khung phân tích các yếu tố tác động để quản lý và phát triển rừng bền vững trồng sản xuất theo tiêu chuẩn FSC .................................................................. 46 Hình 2.2. Bản đồ vị trí ô tiêu chuẩn điều tra.............................................................. 50 Hình 3.1. Tỷ lệ diện tích rừng trồng theo MĐSD tại tỉnh Đồng Nai ...................... 62 Hình 3.2. Diện tích rừng trồng sản xuất theo đơn vị hành chính huyện ................. 63 Hình 3.3. Phân bố rừng trồng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ....................................... 65 Hình 3.4. Diện tích rừng trồng sản xuất phân theo nhóm chủ quản lý ................... 66 Hình 3.5. Khối lượng các sản phẩm từ rừng trồng Keo lai tại Đồng Nai............... 82 Hình 3.6. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam ............................ 97 Hình 3.7. Tiêu dùng đồ gỗ thị trường nội địa Việt Nam theo khu vực................. 101 Hình 3.8. Tổng cầu gỗ nguyên liệu và nguồn cung trên thị trường ...................... 102 Hình 3.9. Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn thực hiện BV&PTR tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020.......................................................................................................... 106 Hình 3.10. Đánh giá mức độ đạt được trong quản lý rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trên trên cơ các nguyên tắc QLRBV của FSC........................ 112 Hình 3.11. Mức độ quan trọng của các yếu tố vĩ mô đến quản lý bền vững rừng trồng sản xuất ở Đồng Nai ........................................................................................ 114 Hình 3.12. Mức độ quan trọng của các yếu tố ngành hàng lâm sản đến quản lý bền vững rừng trồng sản xuất ở Đồng Nai ..................................................................... 114 Hình 3.13. Mức độ quan trọng của các yếu tố bên trong chủ rừng đến quản lý bền vững rừng trồng sản xuất ở Đồng Nai ..................................................................... 115
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Phát triển rừng bền vững giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ và thúc đẩy công cuộc bảo vệ, phát triển và quản lý tài nguyên rừng bền vững. Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng [10] đã xác định việc quản lý, sử dụng và phát trển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lLâm nghiệp. Trên cơ sở đó, thời gian qua ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu và tiến bộ trong nghiên cứu và thực tiễn trên lĩnh vực quản lý rừng bền vững (QLRBV) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng, đặc biệt là diện tích rừng trồng sản xuất. Theo Đỗ Anh Tuân (2020) tính đến nay, tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng (FM) ở Việt Nam là khoảng 240.000 ha (cấp cho hơn 40 đơn vị quản lý rừng), toàn bộ diện tích này là chứng chỉ FSC và cả nước được cấp 925 chứng chỉ CoC [61]. Rừng trồng sản xuất có vị trí chiến lược rất quan trọng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây là đối tượng liên quan nhiều đến phát triển kinh tế, xã hội nông thôn và xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của cư dân miền núi, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số [1]. Ở Việt Nam, diện tích rừng trồng tăng lên rất nhanh từ 3,86 triệu ha năm 2015 lên 4,39 triệu ha năm 2020 [3] và nằm trong nhóm 10 nước có diện tích rừng trồng lớn nhất thế giới (đứng thứ 9 thế giới và thứ 3 Đông Nam Á). Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt khoảng 13,17 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm 2019, xuất siêu cả năm của ngành lâm nghiệp ước đạt 10,5 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2019. Năm 2020, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ vươn lên đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa/nhóm hàng hóa của Việt Nam [4]. Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có tổng diện tích rừng trồng là 59.019,00 ha, trong đó có 35.014,4 ha rừng trồng với mục đích sản xuất (18.923,90 ha rừng trồng sản xuất trong quy hoạch và 16.090,50 ha rừng trồng
- 2 với mục đích sản xuất ngoài quy hoạch) với mô hình rừng trồng cây gỗ là chủ yếu với các loài cây trồng chính là Keo lai, Keo lá tràm, Dầu rái, Sao đen, Muồng đen, Gõ đỏ, Xà cừ,….(trong đó rừng trồng Keo lai chiếm 62,8% tổng diện tích rừng trồng sản xuất), giá trị sản xuất lâm nghiệp toàn tỉnh năm 2019 đạt 251,09 tỷ đồng, tăng 3,26% so với cùng kỳ [5]. Mặc dù diện tích rừng trồng sản xuất tuy không lớn so với nhiều địa phương khác trong cả nước, nhưng Đồng Nai có nhiều thuận lợi cả về tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển rừng trồng sản xuất một cách bền vững và hiệu quả. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà quản lý và chủ rừng thì việc phát triển rừng trồng sản xuất của tỉnh trong thời gian qua chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế và chưa thực sự bền vững. Hiện nay, trên toàn tỉnh Đồng Nai mới có Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà (Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam) được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững với diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ là 9.354,4 ha, chiếm 26,71% tổng diện tích rừng trồng với mục đích sản xuất của tỉnh. Như vậy, ngoài Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà nhận được sự hỗ trợ của Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam để thực hiện quản lý rừng bền vững, các chủ rừng còn lại theo đánh giá bước đầu còn gặp một số khó khăn, thách thức trong tiến trình thực hiện phát triển bền vững rừng trồng sản xuất nói riêng và quản lý rừng bền vững nói chung, cụ thể như sau: Thứ nhất: Quy mô sản xuất phổ biến vẫn là nhỏ lẻ, phân tán; năng suất, chất lượng rừng chưa tương xứng với tiềm năng; đất đai manh mún khó đầu tư trồng rừng thâm canh theo công nghệ tiên tiến, người dân khó tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển rừng. Đất rừng ngày càng trở nên nghèo kiệt, một số diện tích có nguy cơ bạc màu, trơ sỏi đá do thiếu phương thức canh tác khoa học, phù hợp. Do vậy, việc đáp ứng các yêu cầu của quản lý rừng bền vững gặp nhiều khó khăn. Thứ hai: Việc liên doanh, liên kết để mở rộng quy mô sản xuất còn khó khăn do chưa có sự hợp tác giữa các chủ rừng quy mô nhỏ là hộ gia đình, cá nhân với các doanh nghiệp. Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân chưa nhận được sự
- 3 hỗ trợ cả về kỹ thuật lẫn tài chính để thực hiện liên kết thành các nhóm hộ, hợp tác xã trong thực hiện QLRBV và chứng chỉ rừng. Thứ ba: Cơ cấu giống cây trồng rừng trên địa bàn tỉnh còn đơn điệu, chủ yếu là loài Keo lai, trồng qua nhiều chu kỳ trên cùng thửa đất đến nay đã tích tụ và nhiễm bệnh lây lan trên diện rộng làm cho năng suất, chất lượng rừng ngày càng suy giảm, nếu tiếp tục duy trì trồng các giống này nhiều năm tiếp theo sẽ có nguy cơ rừng trồng bị suy thoái. Điều này, dẫn đến tính bền vững trong sử dụng đất chưa được đảm bảo. Thứ tư: Trồng rừng có chu kỳ kinh doanh dài, trong khi thủ tục vay vốn từ các tổ chức tín dụng còn khó khăn, thời gian cho vay ngắn. Do đó, các doanh nghiệp và hộ gia đình khó tiếp cận được nguồn vốn vay để đầu tư thâm canh trồng rừng gỗ lớn, đặc biệt các hộ gia đình trồng rừng sản xuất vẫn phải khai thác rừng non bán để quay vòng vốn. Thứ năm: Trong thực tế các chủ rừng quản lý rừng trồng trên địa bàn tỉnh rất mong muốn thực hiện QLRBV để nâng cao giá trị về kinh tế và các lợi ích về môi trường và xã hội. Tuy nhiên, hiện nay đa phần các chủ rừng không biết bắt đầu từ đâu, không biết yếu tố nào là yếu tố hiện đang cản trở và yếu tố nào là yếu tố hiện đang thuận lợi tạo đà cho việc thực hiện QLRBV. Như vậy, để phát triển rừng trồng sản xuất bền vững chúng ta không những chỉ chú ý giải quyết thuần tuý yếu tố kỹ thuật từ khâu chọn, tạo giống và điều tra lập địa cho đến các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh, nuôi dưỡng và quản lý rừng mà còn phải chú ý giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan tác động qua lại lẫn nhau; nghĩa là cần phải có cách tiếp cận tổng hợp theo chuỗi hành trình của sản phẩm từ khâu trồng rừng cho tới khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trong đó thị trường lâm sản (nội địa và xuất khẩu) và chính sách giữ vai trò rất quan trọng trong việc quản lý bền vững rừng trồng sản xuất theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn về QLRBV của các tổ chức quốc tế. Trên cơ sở đó, nhằm đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai một cách bền vững và hiệu quả, chúng tôi thực hiện Luận án “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng sản
- 4 xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”. Luận án được thực hiện nhằm góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho định hướng phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn Đồng Nai theo hướng QLRBV, đáp ứng được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 2.1. Ý nghĩa khoa học Luận án đã cung cấp được số liệu nhiều mặt về rừng trồng sản xuất và bổ sung được một số lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng sản xuất bền vững trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án đã đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững rừng trồng sản xuất tại tỉnh Đồng Nai. 3. Những đóng góp mới của luận án + Về khoa học: Đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bền vững rừng trồng sản xuất tại Đồng Nai. + Về thực tiễn: Đã đánh giá được thực trạng và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy các yếu tố thuận lợi, giảm thiểu tác động của những yếu tố cản trở đén phát triển rừng trồng sản xuất bền vững trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 4. Cấu trúc luận án Luận án dài 145 trang đánh máy A4 được cấu trúc thành 3 chương (ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và danh mục) như sau: - Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. - Chương 2. Mục tiêu, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu. - Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Ngoài ra còn có hệ thống 21 bảng biểu, 17 hình minh họa, 93 tài liệu tham khảo trong đó 65 tài liệu tiếng Việt, 28 tài liệu tiếng nước ngoài và phần phụ lục.
- 5 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Quản lý rừng bền vững Khái niệm Quản lý rừng bền vững được phát triển dựa trên khái niệm phát triển bền vững. Quản lý rừng bền vững là quản lý rừng để đồng thời đạt được cả 3 mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường cho thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai. Việt Nam định nghĩa Quản lý rừng bền vững như sau: “Quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh (Điều 2, Luật Lâm nghiệp, 2017) [49]. Như vậy, QLRBV là việc đóng góp của nghề rừng đến sự phát triển của quốc gia. Sự phát triển đó phải mang lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội, đồng thời có thể cân bằng giữa nhu cầu hiện tại và tương lai. Hình 1.1. Mô hình về phát triển bền vững Nguồn: WCED, 1987
- 6 1.1.2. Rừng sản xuất và phát triển rừng trồng sản xuất - Theo Điều 5 của Luật lâm nghiệp năm 2017, rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường [49]. - Rừng trồng sản xuất được hiểu là diện tích rừng trồng thuộc quy hoạch rừng sản xuất và diện tích rừng trồng ngoài quy hoạch được sử dụng để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường. - Trên cơ sở khái niệm về QLRBV, phát triển rừng trồng sản xuất bền vững được hiểu là quá trình thực hiện các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu phát triển rừng nhưng không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường,… Như vậy, việc phát triển rừng trồng sản xuất bền vững đó là sự phát triển phải mang lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội. 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rừng bền vững Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rừng bền vững gồm hai nhóm bao gồm: nhóm yếu tố chủ quan của bản thân người sản xuất (chủ rừng) và nhóm yếu tố khách quan bao gồm các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Theo Phạm Hoài Đức và cộng sự (2006) [26] các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến quản lý rừng bền vững là chính sách lâm nghiệp, phong trào môi trường và thị trường sản phẩm. Nguyễn Ngọc Lung (2013) [38] cho rằng một số yếu tố cản trở đối với quản lý rừng bền vững đó là xuất phát điểm quản lý rừng yếu, hạn chế về nguồn lực và khả năng thực thi của cơ quan quản lý và các đơn vị chủ rừng, thị trường về sản phẩm có chứng chỉ rừng còn hạn chế và quy trình chứng chỉ rừng khá phức tạp. 1.2. Tình hình nghiên cứu rừng trồng trên thế giới 1.2.1. Nghiên cứu về điều kiện lập địa trồng rừng
- 7 Lập địa được hiểu là một phạm vi địa bàn nhất định với tất cả những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây cối. W.Schwanecker (1971), trên cở sở thuyết lâm hình của Suchaev (1958) đã đưa ra khái niệm cụ thể về lập địa như sau [36], [55]: 1. Các yếu tố tĩnh: Sinh thái cảnh - Khí hậu (lập địa theo - Địa hình Sinh địa quần Sinh địa quần nghĩa hẹp) - Đất thể tự nhiên thể tự nhiên 2. Các yếu tố động: (lập địa theo (lập địa theo - Thế giới động vật nghĩa rộng) nghĩa rộng) Quần thể sinh vật - Thế giới thực vật - Thế giới sinh vật 3. Các yếu tố tác nhân: Xã hội con người Pogrebnhiac (Ucraina) đã phân chia lập địa làm cơ sở cho trồng rừng và xác định các kiểu rừng dựa trên hai yếu tố chính là độ phì và độ ẩm của đất. Trong khi đó Blaglovidop và Buadop (1958), Tretop (1981) thì n ền lập địa ở vùng Sankt-Peterburg lại được phân chia dựa vào các yếu tố: đá mẹ hình thành đất, địa hình và chế độ thoát nước. Tretop trong quá trình nghiên cứu còn bổ sung thêm tiêu chuẩn phân chia lập địa là kiểu mùn vì ông cho rằng kiểu mùn phản ánh quá trình hình thành và phát triển độ phì đất rừng [45],[47],[48]. Các chỉ tiêu sinh trưởng cây rừng được áp dụng chủ yếu để đánh giá và phân loại lập địa đó là cấp lập địa, chỉ số lập địa và sai số sinh trưởng, trong đó: (1) Cấp lập địa là một chỉ tiêu đo lường tương đối, phản ánh sức sản xuất của đất rừng, thường được xác định bởi tương quan giữa chiều cao bình quân và cấp tuổi, để từ đó chia ra các loại lập địa. Phương pháp này được áp dụng ở Liên Xô từ năm 1950. (2) Chỉ số lập địa, người ta cho rằng độ cao ưu thế của một loài cây ở một tuổi chuẩn có quan hệ với sức sản xuất của lập địa mật thiết hơn so với độ cao bình quân. Đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của mật độ và tổ
- 8 thành loài cây nhỏ nhất. Phương pháp này được Trung Quốc, Mỹ, Anh ứng dụng từ năm 1970 [45]. Sajjaduzzaman và cộng sự (2005) áp dụng tại Bangladesh để phân loại lập địa cho rừng Tếch [89]. (3) Sai số sinh trưởng được lựa chọn để nghiên cứu chất lượng lập địa ở thời kỳ sinh trưởng của rừng non. - Sử dụng những nhân tố hoàn cảnh vật lý có tính ổn định, có quan hệ mật thiết với sinh trưởng của cây rừng để phân chia lập địa, như: (1) Khí hậu là căn cứ để chia ra các vùng lập địa, đai lập địa và khu lập địa để làm đơn vị phân chia trong hệ thống phân loại lập địa. Cùng một vùng khí hậu thì điều kiện đại khí hậu giống nhau, sự khác nhau về tiểu khí hậu là do địa hình và đất khác nhau. (2) Địa hình là một trong những căn cứ để phân loại lập địa. Trong điều kiện khí hậu và đất tương đối đồng nhất, địa hình phức tạp thì địa hình chiếm một địa vị rất quan trọng trong phân loại lập địa. Smalle (1979) đã căn cứ vào địa mạo để phân chia đơn vị lập địa tại vùng cao nguyên Comberland của Mỹ. Tuy nhiên mỗi đơn nguyên còn phải mô tả độ phì của đất, cây chỉ thị và chỉ số lập địa của một số loài cây chủ yếu. Phương pháp này không phù hợp với những nơi có điều kiện địa hình đơn giản và bằng phẳng. (3) Trong điều kiện khí hậu tương đối đồng đều thì nhân tố đất là căn cứ quan trọng để phân chia lập địa. Các học giả Nhật Bản đã áp dụng hệ thống phân loại đất của Mỹ, của UNESCO và phương pháp nghiên cứu mối qua hệ giữa đất và lập địa để tiến hành phân loại đất và lập địa ở các bờ sông của Philippines [45]. Trên phạm vi toàn cầu thì phương pháp đánh giá đất của FAO được áp dụng khá phổ biến, theo đó việc đánh giá đất là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt/khoanh đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất phải có và được phân thành hai bộ: bộ thích hợp (S- Suitable) và bộ không thích hợp (N-Not Suitable) trong quá trình đánh giá. Ban đầu phương pháp này được áp dụng ở các nước Tây Âu, đến năm 1984 được tổ chức FAO thừa nhận và đề xuất áp dụng chung trên toàn thế giới [48]. Theo FAO (1994) [75] ở các nước vùng nhiệt đới đã chỉ ra rằng khả năng sinh trưởng
- 9 của rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng cây nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất rõ vào các yếu tố của điều kiện lập địa, đó là khí hậu, địa hình, loại đất và thực bì. Nghiên cứu của Evans.J (1974) [72] về đánh giá khả năng sinh trưởng của loài Thông P. patula ở Swaziland đã chứng minh khả năng sinh trưởng về chiều cao của loài cây này có quan hệ khá chặt (R=0.81) với các yếu tố địa hình và đất đai thông qua phương trình tương quan sau: Y = -18,75 + 0,0544X3 - 0,000022X32 + 0,0185X4 + 0,0449X5 + 0,5346X11 Trong đó: Y: Chiều cao vút ngọn tại thời điểm 12 tuổi (m); + X3: Độ cao so với mặt nước biển (m); X4: Độ dốc chênh lệch giữa đỉnh đồi và chân đồi (%); X5: Độ dốc tuyệt đối của khu trồng rừng (%); X11: Độ phì của đất đã được xác định. Theo kết quả nghiên cứu của Pandey.D (1983) [85] về loài Bạch đàn Eucalyptus camaldulensis được trồng trên các điều kiện lập địa khác nhau đã chỉ ra rằng nếu trồng ở vùng nhiệt đới khô với chu kỳ kinh doanh 10 - 20 năm thì năng suất chỉ đạt từ 5 - 10 m3/ha/năm, nhưng trồng ở vùng nhiệt đới ẩm thì năng suất có thể đạt tới 30 m3/ha/năm. Kết quả này lại một lần nữa khẳng định điều kiện lập địa có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất rừng trồng. Trung tâm Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) đã tiến hành nghiên cứu về quản lý lập địa và sản lượng rừng cho rừng trồng ở các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Nam Phi, Congo, Brazil. Kết quả nghiên cứu cho thấy: các biện pháp xử lý lập địa khác nhau và các loài cây trồng khác nhau đã có ảnh hưởng khác nhau đến độ phì đất, cân bằng nước, sự phân hủy thảm mục và chu trình dưỡng khoáng [67]. Từ các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về ảnh hưởng của điều kiện lập địa cho thấy việc xác định vùng trồng, với điều kiện lập địa phù hợp với từng loài cây trồng là hết sức cần thiết, quyết định đến sự thành công của công tác phát triển rừng trồng.
- 10 1.2.2. Nghiên cứu về giống cây trồng rừng Giống cây trồng là yếu tố đầu tiên cần quan tâm trong trồng rừng, là một trong những lĩnh vực nghiên cứu mang tính đột phá đem lại những kết quả đáng kể trong thời gian qua. Trên thế giới có rất nhiều quốc gia đã đi sâu nghiên cứu, cải thiện đặc tính di truyền của các giống cây rừng, như Brazin, Công Gô, Zimbabwe, Malayxia... Từ thế kỷ 18 - 19 đã có những ý tưởng về nghiên cứu lai giống, sản xuất hạt giống cây rừng trồng và nhân giống sinh dưỡng. Đầu thế kỷ 20 các nước Bắc Âu như Đức, Thụy Điển, Đan Mạch là những nước có nền lâm nghiệp phát triển đã có nhiều công trình nghiên cứu về khảo nghiệm xuất xứ, chọn giống, lai giống cây rừng, đã thu được một số thành tựu nhất định. Theo Eldridge và cộng sự (1993) [71], các chương trình chọn giống đã bắt đầu ở nhiều nước và tập trung cho nhiều loài cây mọc nhanh khác nhau, trong đó có Bạch đàn. Hiện nay, có nhiều giống cây rừng cho năng suất cao đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng, tăng thu nhập cho người trồng rừng. Trong trồng rừng sản xuất có nhiều giống cây rừng được nghiên cứu, phát triển như Keo, Bạch đàn, Thông, Mỡ... Điển hình như ở Công Gô, bằng phương pháp lai nhân tạo đã tạo ra giống Bạch đàn lai (Eucalyptus hybrids) có năng suất đạt tới 35 m3/ha/năm ở giai đoạn 7 năm tuổi (Welker, 1986) [93]. Ở Brazin, bằng con đường chọn lọc nhân tạo đã chọn được giống Bạch đàn Eucalyptus grandis có năng suất đạt tới 55m3/ha/năm sau 7 năm trồng. Ở Swaziland cũng đã chọn được giống Thông Pinus patula sau 15 năm tuổi đạt năng suất 19m3/ha/năm (Pandey, 1983) [85]. Ở Zimbabwe cũng đã chọn được giống Bạch đàn Eucalyptus grandis đạt từ 35m3 - 40m3/ha/năm, giống Bạch đàn E.urophylla đạt trung bình tới 55m3/ha/năm, có nơi lên tới 70m3/ha/năm (Campinhos và Ikemori, 1988) [66]. Pinso và Nasi (1991) [86] khi đánh giá về các chỉ tiêu chất lượng của cây Keo lai thấy rằng độ thẳng của thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân,... đều tốt hơn giống bố mẹ và
- 11 cho rằng Keo lai rất phù hợp với các chương trình trồng rừng thương mại. Như vậy, có thể thấy vấn đề chọn, tạo giống cây trồng rừng từ lâu đã được nhiều nhà khoa học ở nhiều nơi trên thế giới nghiên cứu và đạt được những kết quả quan trọng. Trong đó nổi bật là các nghiên cứu về lai tạo giống theo hướng nâng cao năng suất. 1.2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh trong trồng rừng Bên cạnh công tác giống, các biện pháp kỹ thuật tạo rừng trồng cũng được quan tâm nghiên cứu. JB Ball, TJ. Wormald, L. Russo (1995) [79] khi nghiên cứu tính bền vững của rừng trồng đã nghiên cứu cấu trúc của tầng tán của rừng trồng hỗn loài. Mathew, J. Keklty (1995) [81] đã nghiên cứu xây dựng rừng trồng hỗn loài cây gỗ và cây họ đậu. Qua đó cho thấy cây họ đậu có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho cây trồng chính nên công tác trồng rừng với mô hình trồng hỗn giao là thiết thực về cải tạo đất, giữ độ ẩm cho cây trồng chính sinh trưởng và phát triển trên đất khô cằn. a) Nghiên cứu về xử lý thực bì và làm đất đến sinh trưởng rừng trồng Theo Nambiar và Brown (1997) [84], việc trồng rừng có thể đem lại những ảnh hưởng tích cực khi độ phì đất được cải thiện. Ngược lại, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực nếu làm mất cân bằng hay cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất. Việc làm đất đúng kỹ thuật có thể dẫn đến cải thiện độ phì vật lý của đất, tuy nhiên những nhà khoa học cho rằng việc áp dụng cơ giới hóa trong xử lý thực bì và làm đất rừng trồng là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm sức sản xuất của đất. b) Nghiên cứu về bón phân đến sinh trưởng rừng trồng Bón phân cho cây trồng lâm nghiệp là một trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, đặc biệt ở những nơi đất xấu. Mello và cộng sự (1976) [83] khi nghiên cứu ở Brazil đã cho thấy bón phân NPK cho Bạch đàn cho sinh trưởng nhanh hơn 50% so với không bón phân. Schonau (1985) [90] ở Nam Phi nghiên cứu vấn đề bón
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 361 | 78
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng kali cho mía đồi vùng Lam Sơn - Thanh Hóa
212 p | 170 | 36
-
Luận án Tiến sĩ lâm nghiệp: Xây dựng phương pháp để cộng đồng ứng dụng trong đo tính, giám sát carbon rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên - Phạm Tuấn Anh
192 p | 107 | 16
-
Luận án Tiến sĩ lâm nghiệp: Xác định lập địa, trạng thái thích hợp và kỹ thuật làm giàu rừng khộp bằng cây tếch (tectona grandis L.F.) ở tỉnh Đăk Lăk
188 p | 84 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Tác động của du lịch sinh thái đến quản lý rừng đặc dụng tại Vườn Quốc gia Ba Vì
211 p | 27 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số thông số kỹ thuật của thiết bị cô đặc mật ong kiểu chân không dạng ống phối hợp công nghệ siêu âm
179 p | 19 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng kali cho mía đồi vùng Lam Sơn - Thanh Hóa
28 p | 134 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Sử dụng vỏ quả chanh leo (Passiflora edulis) làm thức ăn cho bò sữa tại Sơn La
139 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) tại Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn
185 p | 16 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo lá tràm cung cấp gỗ lớn ở vùng Đông Bắc Bộ
168 p | 17 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật nhân giống mai cây (Dendrocalamus yunnanicus Hsueh Et D.Z.Li) tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
224 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu truyền động vô cấp sử dụng hộp số phân nhánh công suất thủy tĩnh trên máy kéo nông nghiệp
144 p | 14 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng thâm canh Quế (Cinnamomum cassia BL.) tại ba vùng sinh thái chính của Việt Nam
208 p | 17 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật gây trồng Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lecomte) tại một số tỉnh phía Bắc
217 p | 9 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu giải pháp bón phân hợp lý cho rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) ở Quảng Ninh
175 p | 6 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật gây trồng Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lecomte) tại một số tỉnh phía Bắc
29 p | 7 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng thâm canh Quế (Cinnamomum cassia BL.) tại ba vùng sinh thái chính của Việt Nam
27 p | 8 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu giải pháp bón phân hợp lý cho rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) ở Quảng Ninh
26 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn