intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm đám cháy trên mặt đất rừng Thông ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp "Nghiên cứu đặc điểm đám cháy trên mặt đất rừng Thông ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội" được nghiên cứu với mục tiêu: Góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học xác định đặc điểm đám cháy; phương pháp, chiến thuật và kỹ thuật chữa cháy các đám cháy trên mặt đất rừng Thông ở huyện Sóc Sơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm đám cháy trên mặt đất rừng Thông ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN KIM KHÁNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐÁM CHÁY TRÊN MẶT ĐẤT RỪNG THÔNG Ở HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 9620211 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP HÀ NỘI - 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1: GS.TS. Vương Văn Quỳnh 2: PGS.TS. Ngô Văn Xiêm Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Lâm nghiệp. Vào hồi h , ngày tháng năm 2024. Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam. - Thư viện Trường Đại học Lâm nghiệp. 1
  3. DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trần Kim Khánh, Vương Văn Quỳnh, Ngô Văn Xiêm "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp về chiến thuật chữa cháy trên mặt đất cho rừng Thông ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp ISSN 1859 - 3828, Số 4 - 2023, trang 70 - 80. 2. Trần Kim Khánh, Vương Văn Quỳnh, Ngô Văn Xiêm "Nghiên cứu đặc điểm đám cháy trên mặt đất cho rừng Thông ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp ISSN 1859 - 3828, Số 3 - 2022, trang 83 - 93. 2
  4. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Nguy cơ cháy rừng Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon) ở huyện Sóc Sơn rất cao; công tác PCCCR cho vùng rừng ở đây ngày càng cấp thiết và đã nhận được sự quan tâm của các ngành, các cấp. Bên cạnh công tác phòng ngừa thì việc chủ động về mọi mặt trong công tác chữa cháy được xem là hoạt động quan trọng nhằm giảm thiệt hại do cháy rừng gây ra, nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái của Thủ đô. Công tác CCR rất phức tạp, đòi hỏi phải có phương pháp, chiến thuật và kỹ thuật chữa cháy cùng LLPT phù hợp. Trước khi đưa ra các quyết định, người chỉ huy cần có đủ thông tin để có thể xác định nhanh đặc điểm các đám cháy. Tuy nhiên, những đặc điểm này lại phụ thuộc vào trạng thái rừng, điều kiện địa hình, khí tượng... Mối liên hệ giữa đặc điểm của đám cháy rừng Thông với đặc điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến đám cháy rừng vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Đây là nguyên nhân giải thích tại sao trong đa số trường hợp cháy rừng Thông, mặc dù có nhiều lực lượng cùng được huy động nhưng không thể nhanh chóng dập tắt được đám cháy. Thực tế chỉ rằng, khi không xác định được chính xác các đặc điểm của đám cháy, sẽ không áp dụng được phương pháp, chiến thuật và kỹ thuật CCR một cách hiệu quả. Để góp phần xây dựng cơ sở khoa học giải quyết các vấn đề nêu trên, tôi lựa chọn đề tài luận án là “Nghiên cứu đặc điểm đám cháy trên mặt đất rừng Thông ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học xác định đặc điểm đám cháy; phương pháp, chiến thuật và kỹ thuật chữa cháy các đám cháy trên mặt đất rừng Thông ở huyện Sóc Sơn. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến đặc điểm đám cháy trên mặt đất rừng Thông ở huyện Sóc Sơn. - Xác định đặc điểm các đám cháy trên mặt đất rừng Thông ở huyện Sóc Sơn. - Đề xuất phương pháp, chiến thuật và kỹ thuật chữa cháy phù hợp nhất đối với từng đám cháy trên mặt đất rừng Thông ở huyện Sóc Sơn. - Xây dựng công cụ xác định nhanh đặc điểm các đám cháy; phương pháp, chiến thuật cùng kỹ thuật chữa cháy. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Lượng hóa mối tương quan giữa đặc điểm đám cháy với các yếu tố ảnh hưởng; làm cơ sở xác định nhanh đặc điểm đám cháy; phương pháp, chiến thuật và kỹ thuật chữa cháy. - Đây là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu căn cứ khoa học để xây dựng công cụ xác định nhanh đặc điểm đám cháy trên mặt đất rừng Thông và ứng dụng để đề xuất các phương pháp, chiến thuật và kỹ thuật chữa cháy cho từng đám cháy cụ thể. - Góp phần định hướng khả năng ứng dụng tin học vào công tác PCCCR; thúc đẩy tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động CCR ở Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Góp phần giải quyết một trong những khó khăn hiện nay là xác định nhanh phương pháp, chiến thuật và kỹ thuật chữa cháy cho từng đám cháy cụ thể theo thời gian thực. - Đã xây dựng được trang web cung cấp nhanh thông tin về đặc điểm đám cháy theo thời gian thực kèm theo đề xuất về phương pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy cho từng đám cháy cụ thể trên 3
  5. mặt đất rừng Thông ở huyện Sóc Sơn. Đây là công cụ rất có ý nghĩa để hỗ trợ các cơ quan chức năng và các lực lượng CCR một cách chủ động và hiệu quả cao. 4. Những đóng góp mới của luận án 4.1. Về mặt lý luận - Góp phần bổ sung kiến thức về mối liên hệ định lượng giữa đặc điểm đám cháy trên mặt đất rừng Thông với các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu. - Lượng hóa bằng những phương trình thực nghiệm cho phép xác định nhanh đặc điểm của đám cháy trên mặt đất rừng Thông. - Góp phần bổ sung các số liệu khoa học về PCCCR Thông ở khu vực nghiên cứu. 4.2. Về mặt thực tiễn - Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu xác định nhanh đặc điểm đám cháy rừng Thông cụ thể ở khu vực nghiên cứu: (1) Đặc điểm trạng thái rừng của từng điểm cách đều 30m trên toàn diện tích rừng. (2) Độ dốc, độ cao của từng điểm cách đều 30m trên toàn diện tích rừng. (3) Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa lưu trữ đến từng giờ ở khu vực nghiên cứu. (4) Khoảng cách đến đường giao thông của từng địa điểm ở khu vực nghiên cứu. - Đã xây dựng được công cụ xác định nhanh đặc điểm đám cháy và phương pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy cho từng đám cháy cụ thể theo thời gian thực, đó là trang web và phần mềm quản trị dữ liệu. Đây là công cụ hữu ích cho cơ quan quản lý và LLCC rừng. Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về cháy rừng và phòng cháy chữa cháy rừng - Tổng hợp các khái niệm, các nghiên cứu cơ bản về cháy rừng, các dạng cháy rừng, đặc điểm cháy rừng và cơ chế cháy rừng, nguy cơ cháy rừng, chỉ số khô hạn và VLC, trong đó có rừng Thông. - Tổng hợp các khái niệm, quan điểm về quản lý lửa rừng, PCR; các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy rừng xảy ra như: biện pháp kinh tế - xã hội, biện pháp kỹ thuật; bản chất, phương pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy và dụng cụ, phương tiện PCCCR, trong đó có rừng Thông ở Sóc Sơn. Tuy nhiên chưa có công trình nào được công bố trên thế giới nghiên cứu về đặc điểm đám cháy trên mặt đất rừng Thông và phương pháp, chiến thuật, kỹ thuật CCR Thông. 2. Các nghiên cứu trên thế giới về phòng cháy chữa cháy rừng Thông Tổng hợp các công trình, kết quả nghiên cứu về PCCCR Thông của các nhà khoa học Liên Xô (sau này là Nga), Australia, New Zealand, Mỹ về phân bố, khối lượng VLC để phân loại mức nguy cơ cháy của rừng Thông; mô hình hóa mối quan hệ giữa quá trình cháy với lớp VLC; nghiên cứu các yếu tố khí tượng ảnh hưởng đến công tác PCCCR. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được công bố đề cập đến đặc điểm đám cháy trên mặt đất rừng Thông và sự liên hệ tương quan giữa đặc điểm đám cháy với các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu (đặc điểm địa hình, khí tượng, hiện trạng rừng và khối lượng VLC) trong rừng Thông. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 1.2.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam về phòng cháy chữa cháy rừng - Tổng hợp các khái niệm và quan điểm của các nhà khoa học trong nước về cháy rừng và PCCCR: quá trình cơ bản của cháy rừng; các dạng cháy rừng; mặt tiêu cực và tích cực của cháy rừng (lửa rừng); các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng; các đặc điểm cơ bản của đám cháy rừng. 4
  6. - Phân tích các khái niệm và quan điểm về PCR: tầm quan trọng của PCR; các biện pháp PCR ; những biện pháp tổ chức công tác PCR; phương pháp và phần mềm cảnh báo nguy cơ cháy rừng. - Tập hợp các khái niệm và quan điểm về PCR: tầm quan trọng của CCR; các phương pháp, chiến thuật, kỹ thuật CCR; sự phối hợp giữa các LLCC và phương tiện CCR. Tuy vậy, chưa có công bố nào nghiên cứu về phương tiện, phương pháp, chiến thuật và kỹ thuật chữa cháy rừng Thông. 1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam về phòng cháy chữa cháy rừng Thông Có một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam đề cập đến công tác PCCCR Thông, như: cấu trúc, khối lượng, độ ẩm VLC dưới rừng Thông; xác định mùa cháy rừng Thông; xử lý VLC rừng Thông, đốt chỉ định và cảnh báo nguy cơ cháy rừng Thông. Song, chưa có đề tài hay báo cáo nào vào nghiên cứu về đặc điểm đám cháy trên mặt đất rừng Thông và phương pháp, chiến thuật, kỹ thuật CCR Thông. 1.3. Tình hình nghiên cứu về phòng cháy chữa cháy rừng ở huyện Sóc Sơn 1.3.1. Các nghiên cứu về phòng cháy chữa cháy rừng ở huyện Sóc Sơn - Có 02 nhóm tác giả nghiên cứu về thực trạng và nguyên nhân gây cháy rừng và các giải pháp PCCCR cho trạng thái rừng ở thành phố Hà Nội, trong đó có cả rừng ở huyện Sóc Sơn. Tuy nhiên 02 công trình này không đề cập đến đặc điểm đám cháy trên mặt đất rừng Thông ở huyện Sóc Sơn và hoạt động CCR Thông ở đây. 1.3.2. Các nghiên cứu về phòng cháy chữa cháy rừng Thông ở huyện Sóc Sơn Qua tìm hiểu các tài liệu, nhóm nghiên cứu chưa thấy có đề tài nào nghiên cứu về đặc điểm đám cháy trên mặt đất rừng Thông ở huyện Sóc Sơn và phương pháp, chiến thuật, kỹ thuật CCR Thông; cũng chưa có bộ công cụ hay phần mềm nào hỗ trợ công tác CCR Thông ở huyện Sóc Sơn được công bố. 1.4. Một số khái niệm có liên quan Nêu một số khái niệm như: phương pháp CCR, chiến thuật CCR, kỹ thuật CCR, phương án CCR. Làm nổi bật nhu cầu cần phải hoàn thiện các giải pháp huy động LLPT và tổ chức chỉ huy chữa cháy, áp dụng các phương pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy phù hợp với từng đám cháy rừng Thông. Chương 2: PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Phạm vi nghiên cứu + Lĩnh vực NC: quy luật ảnh hưởng của hoàn cảnh đến đặc điểm các đám cháy rừng Thông. + Địa điểm NC: 1.509 ha rừng thuộc BQLRPHĐD Hà Nội ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. + Thời gian nghiên cứu: từ năm 2017 đến 2022. 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu + Loại hình rừng: loài Thông ba lá. + 03 thông số chủ yếu phản ánh đặc điểm đám cháy: địa hình, thời tiết, hiện trạng rừng; 02 thông số của đám cháy trên mặt đất rừng Thông: chiều cao ngọn lửa (Hlửa), tốc độ lan truyền (Vc). 2.2. Nội dung nghiên cứu - 03 yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến đặc điểm đám cháy: địa hình, thời tiết, hiện trạng rừng. - Đặc điểm các đám cháy trên mặt đất rừng Thông: dạng cháy rừng, chiều cao ngọn lửa; tốc độ lan truyền của đám cháy và đám cháy thảm cây ràng ràng. - Công tác CCR: thực trạng; đề xuất các phương pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy các đám cháy trên mặt đất rừng Thông. 5
  7. - Công cụ xác định nhanh đặc điểm đám cháy và đề xuất phương pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy đám cháy trên mặt đất rừng Thông. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp luận - Phương pháp (PP) luận hệ thống: thực hiện trong mối tương quan với các yếu tố ảnh hưởng trong tự nhiên. - PP luận lâm sinh: rừng phát triển qua nhiều giai đoạn, sự khác biệt trong mỗi giai đoạn đặc trưng bởi: tốc độ sinh trưởng, độ tích lũy VLC, nguy cơ cháy rừng... - PP luận mô hình hóa: sử dụng mô hình vật lý tương đương các đối tượng thực với quy mô nhỏ. - PP luận nghiên cứu: có sự tham gia của cộng đồng. - PP luận nghiên cứu ứng dụng: xây dựng các giải pháp, công nghệ áp dụng vào thực tiễn CCR. 2.3.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin 2.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin - Kế thừa tư liệu: kết quả NC trong và ngoài nước; các tư liệu bản đồ; tư liệu điều tra cơ bản. - PP điều tra thực nghiệm: đề tài đã lập 25 OTC đại diện cho các cấp tuổi để điều tra về cấu trúc và đặc điểm VLC; xây dựng mô hình vật lý để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố: địa hình, khối lượng vật liệu và điều kiện thời tiết đến đặc điểm các đám cháy trên mặt đất rừng Thông. - PP điều tra xã hội học: phỏng vấn các chủ rừng, người dân, thành viên Đội cơ động BVR và PCCCR thuộc BQLRPHĐD Hà Nội về hiện trạng rừng, đặc điểm đám cháy rừng... - PP chuyên gia: thảo luận với 05 nhóm: cán bộ quản lý lâm nghiệp, cán bộ BQLRPHĐD Hà Nội, thành viên của tổ cơ động BVR và PCCCR, Cảnh sát PCCC&CNCH, chủ rừng về các chủ đề: đặc điểm đám cháy; phương pháp, chiến thuật và kỹ thuật CCR; những đề xuất để nâng cao năng lực CCR. 2.3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin - PP thống kê học: sử dụng bảng số, biểu đồ; các chỉ tiêu trung bình, tiêu chuẩn, hệ số biến động, số trung vị, tần số, tần suất... trong phần mềm Excel, MapInfo và WinForm... - PP phân tích tương quan: xây dựng mô hình dự tính các yếu tố liên quan đến đặc điểm đám cháy rừng bằng phương pháp thống kê toán học, trong đó có các phương pháp phân tích tương quan đơn biến, tương quan đa biến (có sẵn trong Excel). - PP xử lý dữ liệu bằng lập trình web: hệ thống kết nối Internet qua một website hỗ trợ xác định những yếu tố, đặc điểm nơi xảy ra cháy rừng; xác định đặc điểm đám cháy rừng, đề xuất các phương pháp, chiến thuật và kỹ thuật cần áp dụng để CCR. - PP phân tích logic: áp dụng để xác định được những hạn chế của công tác CCR hiện tại và đề xuất các phương pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy phù hợp, hoàn thiện kỹ thuật CCR. Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm đám cháy trên mặt đất rừng Thông ở huyện Sóc Sơn 3.1.1. Địa hình khu vực rừng Thông ở huyện Sóc Sơn Địa hình, đặc biệt là độ dốc có ảnh hưởng nhiều đến cường độ và Vc của đám cháy. Vì vậy, khi xác định phương pháp, chiến thuật và xây dựng PACC rừng cần phân tích điều kiện địa hình nơi xảy ra cháy. Rừng ở huyện Sóc Sơn do BQLRPHĐD Hà Nội quản lý, phân bố trong phạm cao độ từ 30÷ 400m, độ dốc tập trung nhiều nhất từ 20÷30 độ, số liệu này được ghi trong bảng 3.1 của luận án. Địa hình ảnh hưởng mạnh mẽ tới đặc điểm của đám cháy trên mặt đất rừng Thông. 3.1.2. Điều kiện khí tượng khu vực rừng Thông ở huyện Sóc Sơn Điều kiện khí tượng ảnh hưởng lớn đến đặc điểm các đám cháy rừng, thời tiết càng khô nóng thì Hlửa và Vc của đám cháy càng lớn; được phản ảnh qua các chỉ tiêu chủ yếu gồm: nhiệt độ, độ ẩm không khí, lượng mưa và chỉ số khí tượng tổng hợp P. Số liệu cho thấy: 6
  8. + Thời kỳ khô hạn nhất trong năm bắt đầu từ Tháng 11 đến đầu Tháng 4. Mùa cháy rừng ở huyện Sóc Sơn trùng với mùa khô, chứng tỏ khí tượng, thời tiết ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ cháy rừng. + Chỉ số khí tượng P dao động lớn giữa các tháng; tăng từ Tháng 8, đạt max vào Tháng 1; giảm dần và đạt min vào Tháng 5 ÷ 6 (hình 3.1). Theo chỉ số Pmaxtb có thể thấy, nguy cơ cháy rừng ở khu vưc nghiên cứu cao nhất vào các Tháng 1, 8, 11, 12 (P > 7500) nguy cơ cháy rừng ở cấp IV đến cấp V. Như vậy, mùa cháy rừng chủ yếu kéo dài trong 03 tháng, từ Tháng 11 đến Tháng 3. 3.1.3. Đặc điểm hiện trạng rừng và vật liệu cháy rừng Thông ở huyện Sóc Sơn 3.1.3.1. Đặc điểm cấu trúc rừng Thông ở huyện Sóc Sơn Thông chiếm 98%, còn 2% là keo tai tượng. Tán thưa và cao, rừng Thông trồng tạo ra đặc điểm trống trải dưới tán rừng. Vì vậy, vật liệu dưới rừng khô nhanh, lá Thông có dầu nên dễ bắt cháy - rừng có nguy cơ cháy cao. + Tuổi rừng: hầu hết trên 25 tuổi và dưới 45 tuổi. Đây là độ tuổi có lượng VLC tích lũy nhiều nhất và nguy cơ cháy rừng cũng là cao nhất (bảng 3.3). + Tầng thứ: thành 2 tầng rõ rệt, tầng cao là Thông, xấp xỉ 15m, quyết định đến trạng thái thưa trống dưới tán rừng; tầng dưới là CBTT phát triển yếu dưới tán rừng. + Đường kính cây ở độ cao 1.3m: Sử dụng phương trình tương quan đa biến và kiểm tra sự tồn tại, đề tài xác định mối liên hệ giữa đường kính cây với: tuổi rừng, độ dốc và mật độ cây rừng như sau: D13 = - 0.59483 + 1.025777*K; với R=0.89 (3.1) Trong đó: - K=9.083*exp[0.0398*(30.5566+0.083774*Tuoi-0.01727*Doc+0.090935 *N)]. - Tuoi: tuổi rừng (năm). - Doc: độ dốc mặt đất (độ). - N mật độ cây (cây/ha). + Chiều cao vút ngọn (Hvn): Sử dụng phương pháp tương tự, đề tài xác định mối liên hệ giữa chiều cao cây với tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm đám cháy: Hvn = -2.267+0.5439*D13-0.04565*doc+0.002595*N+0.048987*Tuoi; với R=0.73 (3.2) Trong đó: - D13 là đường kính cây rừng ở vị trí 1.3 m. - N là mật độ cây rừng. - Tuoi là tuổi rừng trồng. Kết quả: Hvn nằm trong phạm vi từ 10.4÷21.6 m. (hai tầng rõ rệt). + Độ tàn che tầng cây cao Dtc: Số liệu điều tra Dtc ghi ở phụ lục 2. Ít có sự khác biệt về Dtc tầng cây cao của rừng. Ở tất cả các OTC, Dtc rừng Thông đều > 75%, trung bình là 87%. Đây là yếu tố chính hạn chế sự phát triển của lớp CBTT. - CBTT: hầu hết dưới tán rừng đều có lớp CBTT. Ràng ràng là loài phân bố và thường chết khô vào mùa đông và trở thành VLC nguy hiểm. Tần suất tích lũy CBTT theo chiều cao trong 100 ODB (25m2) được biểu thị trong phụ lục 7 và bảng 3.4. Ở nơi CBTT thấp < 1.5m xanh quanh năm nhưng không giữ được lá Thông khô ở tán. 3.1.3.2. Thảm khô - vật liệu cháy chủ yếu dưới rừng Thông ở huyện Sóc Sơn - Thảm khô chủ yếu là lá, hoa, quả, cành Thông chính là thành phần gây nguy cơ cháy rừng cần được quản lý chặt chẽ. Tỷ lệ % các loại vật liệu khô dưới rừng Thông được thể hiện trong bảng 3.6. Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật CCR Thông cần tập trung chủ yếu vào đối tượng này. - Chiều dài lá Thông từ 16÷27cm; đường kính từ 1÷1.1 mm, đây là cơ sở để có thể áp dụng những biện pháp kỹ thuật tương tự nhau khi CCR Thông. - Khối lượng thảm khô (Mtk) được điều tra ở 400 ODB (1m2) được ghi trong phụ lục 4 và 8, thấp nhất là 13 tấn/ha, cao nhất là 70 tấn/ha; trung bình là 36 tấn/ha (> 30 tấn /ha). Như vậy, thảm khô trên toàn bộ diện tích rừng đều vượt quá 10 tấn/ha - mức nguy cơ cháy rừng rất cao. - Phân bố của thảm khô: Tần suất tích lũy số OTC theo Mtk được thể hiện qua hình 3.9. Trên 90% diện tích có lượng thảm khô vượt quá 20 tấn/ha, trên 60% diện tích vượt quá 30 tấn/ha và 20% diện tích vượt 60 tấn/ha. Mtk phụ thuộc vào: độ dốc, độ cao, tuổi rừng, trữ lượng gỗ, tỉa thưa, phát dọn. 7
  9. Đề tài đã phân tích mối tương quan giữa Mtk với các yếu tố khác nhau. Kết quả: lựa chọn được 3 yếu tố ảnh hưởng rõ nhất đến Mtk, gồm: độ dốc mặt đất, tuổi cây và trữ lượng rừng. Những yếu tố có thể xác định được nhờ dữ liệu trên hệ thống thông tin địa lý; độ dốc xác định theo bản đồ địa hình; tuổi rừng và trữ lượng gỗ xác định theo bản đồ kiểm kê rừng ghi trong phụ lục 6. Sau khi đã kiểm tra sự tồn tại, phương trình tương quan giữa Mtk (kg/ha) với các yếu tố độ ảnh hưởng đến đặc điểm đám cháy: độ dốc (doc, độ), tuổi rừng (tuoi, năm) và trữ lượng lâm phần (Mgo, m3/ha) có dạng như sau: Mtk (kg/ha) = -7602.2 + 1613.7*doc - 167.88*tuoi + 73.93*Mgo; với R=0.69 (3.3) Sự phù hợp của Mtk tính được từ phương trình thực nghiệm với khối lượng thảm khô thực tế (Mtt) được thể hiện qua phương trình tương quan và hình 3.9. + Phân bố của thảm khô theo bề mặt: Số liệu ghi trong phụ lục 2 cho thấy ở tất cả các OTC độ che phủ của thảm khô đều là 100%. Tuy nhiên, có sự khác nhau do gió, địa hình và phân bố lớp cây bụi. Đề tài đã phân tích đặc điểm phân bố của thảm khô trên mặt đất, xây dựng những biểu đồ phân bố khối theo số ODB 1m2 (các hình trong phụ lục 9). Từ các biểu đồ cho thấy OTC số 9 và 11 mới được dọn sạch thảm khô, nơi băng trắng đi qua, các OTC còn lại đều có phân bố tương đối đều. Đồ thị phân bố số ODB theo thảm khô luôn có đỉnh rất nhọn, chứng tỏ thảm khô phân bố khá đều (biến động trung bình là 53%). Biểu đồ tần số tích lũy số ODB theo lượng thảm khô thể hiện trong hình 3.10. Đường cong tích lũy tần suất xuất hiện lượng thảm khô cho thấy khoảng 5% diện tích có Mtk dưới 10 tấn/ha, khoảng 80% có Mtk trên 20 tấn/ha và khoảng 60% có Mtk trên 30 tấn/ha. Mtk nhiều và phân bố theo không gian tương đối đồng đều phản ánh thực trạng nguy cơ cháy trên bề mặt đất rừng rất cao. + Phân bố thảm khô theo chiều cao: Phân bố thảm khô theo chiều cao ảnh hưởng đến khả năng dẫn truyền ngọn lửa từ mặt đất lên tán cây. Thảm khô được tạo nên chủ yếu bởi lá thông rụng và rơi xuống mặt đất, nơi có CBTT lá sẽ rơi lên tán, nhưng do có kích thước nhỏ nên tiếp tục rơi xuống mặt đất. Vì vậy, > 90% lá thông đều rơi xuống mặt đất tạo nên một lớp thảm khô trên mặt đất (hình 3.11). 3.2. Đặc điểm các đám cháy trên mặt đất ở rừng Thông ở huyện Sóc Sơn 3.2.1. Dạng cháy ở rừng Thông ở huyện Sóc Sơn Rừng Thông ở huyện Sóc Sơn đã ở tuổi trung niên, cành thấp nhất của tầng cây cao cũng > 10m. Ràng ràng là cây dễ cháy, chỉ cao ~ 1.1m nên ngọn lửa khó lan đến tán rừng để chuyển thành cháy tán. Vì vậy, dạng cháy rừng Thông ở huyện Sóc Sơn chủ yếu là cháy trên bề mặt đất rừng. 3.2.2. Chiều cao ngọn lửa và tốc độ lan truyền của các đám cháy trên mặt đất rừng Thông ở huyện Sóc Sơn 3.2.2.1. Chiều cao ngọn lửa và tốc độ lan truyền của đám cháy trong mô hình đốt thử nghiệm Hlửa và Vc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là: độ ẩm vật liệu, thời tiết và độ dốc mặt đất. Để nghiên cứu ảnh hưởng của độ dốc và thời tiết đến Hlửa và Vc, đề tài đã tiến hành 28 lần đốt thử nghiệm lá thông khô với các độ dốc, nhiệt độ và độ ẩm không khí và độ ẩm vật liệu khác nhau (hình ảnh và kết quả tổng hợp được thể hiện trong hình 2.1 và phụ lục 10). Một số chỉ tiêu về đặc điểm cháy mỗi lần đốt thử nghiệm được ghi trong bảng sau: Bảng 3. 1: Số liệu đốt VLC trên các mô hình đốt thử nghiệm Lần Vận tốc Nhiệt độ Độ ẩm Độ ẩm Khối lượng Chiều cao Vận tốc Giờ Độ dốc đốt Gió KK KK VLC VLC (Mvl, ngọn lửa cháy (Vc, đốt (D, độ) thứ (Vg,m/s) Tkk(T,oC) (W,%) (Wvlc, %) tấn/ha) (Hlua, m) m/s) 1 8.05 5 2.2 30.0 74.3 26.9 5 0.50 0.019 2 8.11 5 3.6 30.2 74.3 25.1 10 0.43 0.049 3 8.39 5 2.4 29.0 81.0 29.2 15 0.30 0.016 4 8.77 5 3.0 30.4 80.0 34.8 20 0.60 0.011 5 9.13 15 1.6 29.2 82.3 25.6 5 0.23 0.026 6 9.26 15 3.0 29.0 85.8 30.5 10 0.50 0.085 7 9.47 15 3.2 28.7 84.0 17.8 15 0.80 0.074 8
  10. Lần Vận tốc Nhiệt độ Độ ẩm Độ ẩm Khối lượng Chiều cao Vận tốc Giờ Độ dốc đốt Gió KK KK VLC VLC (Mvl, ngọn lửa cháy (Vc, đốt (D, độ) o thứ (Vg,m/s) Tkk(T, C) (W,%) (Wvlc, %) tấn/ha) (Hlua, m) m/s) 8 9.74 15 1.0 31.0 82.0 18.7 20 1.07 0.021 9 10.08 25 0.3 29.4 82.4 23.7 5 0.23 0.041 10 10.24 25 0.8 29.0 84.5 22.1 10 0.63 0.026 11 10.51 25 0.5 28.2 85.0 23.7 15 0.70 0.012 12 10.77 25 0.8 30.4 98.0 22.5 20 0.60 0.013 13 11.00 35 0.7 27.6 88.5 24.4 5 0.37 0.092 14 11.17 35 0.6 28.5 86.7 19.2 10 0.43 0.045 15 11.37 35 0.3 27.0 88.0 24.1 15 0.80 0.033 16 11.58 35 1.2 30.0 82.6 20.5 20 0.97 0.074 17 14.03 30 0.5 34.0 69.5 13.2 5 0.63 0.116 18 14.15 30 1.0 33.7 69.0 19.6 10 0.73 0.071 19 14.31 30 0.8 34.0 68.0 15.1 15 1.17 0.032 20 14.53 30 1.2 33.0 71.0 13.6 20 0.90 0.044 21 14.03 20 0.4 34.7 67.4 15.8 5 0.50 0.028 22 14.16 20 0.6 32.6 72.6 19.1 10 0.83 0.028 23 14.38 20 0.7 33.7 67.4 14.8 15 1.17 0.031 24 14.60 20 0.5 34.0 68.0 15.6 20 0.97 0.022 25 14.82 10 0.4 34.2 67.5 15.8 5 0.43 0.028 26 14.98 10 0.2 32.5 71.0 17.7 10 0.77 0.019 27 15.18 10 0.2 32.8 74.5 14.3 15 1.17 0.017 28 15.40 10 0.2 30.0 69.0 14.6 20 1.53 0.019 Số liệu ở bảng trên cho thấy nhiều yếu tố ảnh hưởng đến Hlửa và Vc, rõ rệt nhất là độ dốc, vận tốc gió, khối lượng và độ ẩm VLC. Hình 3. 1: Mối tương quan giữa Hlua (m) với độ dốc (0) và khối lượng VLC (tấn/ha) Hình 3. 2: Mối tương quan giữa Hlua (m) với khối lượng VLC (tấn/ha), độ ẩm VLC Wvlc (%), độ dốc D (o) và tốc độ gió Vg (m/s) 9
  11. Áp dụng các phương pháp phân tích thống kê đa biến để phân tích mối tương quan giữa Hlửa và Vc với tổ hợp các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến đặc điểm đám cháy, kết quả được tổng hợp trong phụ lục 11 và 12. Số liệu trong phụ lục cho thấy có 05 yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến Hlửa và Vc gồm: độ dốc mặt đất, khối lượng VLC, độ ẩm VLC, độ ẩm không khí và tốc độ gió. Để xây dựng công thức xác định Hlửa và Vc Từ kết quả trên, sau khi kiểm tra sự tồn tại, đề tài đã lựa chọn 2 phương trình thực nghiệm, có hệ số tương quan cao nhất, cụ thể như sau: Vc = 0.412 [D*Vg/(M*Wvlc)]+ 0.0059; với R=0.89 (3.4) Hlua = 0.9998*[13.782*(M/(Wvlc*Wkk)]^(0.6399))^1.0001; với R=0.87 (3.5) Vì độ ẩm VLC (Wvlc) có tương quan chặt với chỉ số P nên có thể thay Wvlc bằng chỉ số P. Giả sử Vg max là 2m/s, ta nhận được các phương trình xác định Hlửa và Vc như sau: Vc = 0.412{[D*Vg/(M*(30.721*e^ (-0.000142*Pi)))]}+ 0.0059 (3.6) Hlua=0.9998*{13.782*[M/((30.721*e^(-0.000142*Pi))*Wkk)]^(0.6399)}^1.0001 (3.7) Trong công thức trên Wvlc được thay bằng P theo công thức sau: Wvlc = 30.721*e^ (-0.000142*Pi), với R=0.82 (3.8) Trong đó: - Wvlc: là độ ẩm VLC ngày thứ i; - Pi: là chỉ số khí tượng tổng hợp ngày thứ i, Pi  Ki ( Pi 1  Ti13 * di13 ) ; - Pi-1 là chỉ tiêu khí tượng tổng hợp tính cho ngày thứ i-1 (ngày hôm trước); - Ki = 0 khi lượng mưa ngày thứ i lớn hơn hoặc bằng 7mm; - Ki = (7-Ri)/7 khi lượng mưa ngày thứ i nhỏ hơn 7mm; - Ri là lượng mưa ngày thứ i; - Ti13 là nhiệt độ không khí lúc 13 giờ ngày thứ i (oC); - di13 là độ chênh lệch bão hoà độ ẩm không khí lúc 13 giờ ngày thứ i (mb); Nếu thay những tham số của phương trình bằng với những giá trị tối cao phổ biến có thể xảy ra ở địa phương: Wkk = 60%, độ dốc = 30 độ, Vg = 5m/s, M = 70 tấn/ha, P = 10000 thì có thể xác định được Hlửa max trong mô hình thử nghiệm là 4.2 m; Vc max trong mô hình thử nghiệm là 436 m/giờ. 3.2.2.2. Chiều cao ngọn lửa và tốc độ lan truyền của đám cháy thực tế Các công thức xác định Hlửa và Vc trên được xây dựng trên cơ sở các bãi đốt nhân tạo. Để kiểm tra, đề tài đã khảo nghiệm đốt trên nền đất rừng thực tế để so sánh với kết quả của mô hình lý thuyết. Số liệu thí nghiệm được tổng hợp lại ở phụ lục 13. Từ số liệu đề tài đã xác định hệ số hiệu chỉnh Hlửa và Vc của đám cháy, kết quả được ghi trong các bảng sau. Bảng 3. 2: Chiều cao ngọn lửa và vận tốc đám cháy thử nghiệm dưới rừng Thông Lần T1 T2 Tc (giây) Vc (m/s) Hlua1 (m) Hlua2 (m) Hlua (m) đốt 1 8h30 8h33'5 185 0.022 0.25 0.25 0.25 2 8h40 8h45'32 332 0.012 0.4 0.42 0.41 3 8h50 8h58'21 511 0.008 0.44 0.46 0.45 4 9h30 9h32'45 165 0.024 0.33 0.33 0.33 5 9h40 9h44'08 248 0.016 0.34 0.38 0.36 6 9h20 9h25'32 332 0.012 0.48 0.5 0.49 7 14h00 14h02'53 173 0.023 0.33 0.37 0.35 8 14h10 14h14'28 268 0.015 0.51 0.53 0.52 9 14h20 14h26'3 363 0.011 0.73 0.78 0.76 Ghi chú: T1 và T2 là thời gian bắt đầu và kết thúc, Tc (giây), Vc(m/s), Hlua1 và Hlua2 là chiều cao ngọn lửa ở vị trí 1m và 3m cách mép trước của bãi đốt, Hlua = (Hlu1 + Hlua2)/2. Từ số liệu quan trắc các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm đám cháy, đề tài đã sử dụng công thức thực nghiệm (3.1) và (3.2) để xác định Hluapt và Vcpt, số liệu ghi trong bảng sau: Bảng 3. 3: Chiều cao và tốc độ lan truyền ngọn lửa tính theo phương trình thực nghiệm 10
  12. Lần đốt Hluapt (m) Hlua (m) Vcpt (m/s) Vc (m/s) 1 0.43 0.25 0.023 0.022 2 0.66 0.41 0.015 0.012 3 0.86 0.45 0.012 0.008 4 0.46 0.33 0.031 0.024 5 0.72 0.36 0.019 0.016 6 0.93 0.49 0.014 0.012 7 0.59 0.35 0.030 0.023 8 0.92 0.52 0.018 0.015 9 1.19 0.76 0.014 0.011 Tương quan giữa Hluapt và Vcpt (theo PT thực nghiệm) với Hlua và Vc (thực tế) như sau: Hình 3.3:Mối tương quan giữa Hlupt, Vcpt (thực nghiệm) với Hlupt, Vcpt (thực tế) Từ các phương trình thực nghiệm thể hiện trong hình 3.16 cho thấy có thể bằng số liệu tính theo phương trình thực nghiệm để ước tính Hlửa và Vc đám cháy với hệ số hiệu chỉnh lần lượt là 0.567 và 0.8, công thức ước tính được viết như sau: Hlua = 0,567*Hluapt (3.9) và Vc = 0.8*Vcpt (3.10) Căn cứ vào hệ số xác định (hệ số tương quan bình phương) có thể ước lượng sai số của hiệu chỉnh của Hlua là 11% và của và Vc là 7%; thấp hơn so với thử nghiệm. Nguyên nhân do trong mô hình thử nghiệm, VLC được rải trên bề mặt bãi thử nhân tạo xốp hơn so với thực tế vì vậy, chúng cháy nhanh hơn và ngọn lửa cũng cao hơn. Với hệ số hiệu chỉnh thì giá trị cụ thể là: Hlua = 0.56*4.21 m = 2.39 m; Vc = 0.8*436 m/h = 349 m/giờ. 3.2.2.3. Dự tính chiều cao ngọn lửa và tốc độ lan truyền đám cháy trên mặt đất rừng Kết quả nghiên cứu trên cho thấy có thể sử dụng 2 phương trình thực nghiệm trên để dự báo Hlua và Vc cho những đám cháy ở địa điểm bất kỳ dưới rừng Thông ở huyện Sóc Sơn. Những yếu tố cần biết để xác định Hlua và Vc gồm: độ dốc (doc), Mvlc và P. Từ đây, đề tài xác định được 4 bước cần thiết để dự tính Hlua và Vc đám cháy rừng ở một điểm có tọa độ bất kỳ trong khu vực, gồm: (1) - Xác định độ dốc nơi cháy: căn cứ vào mô hình số độ cao và ArcGIS lập ra bản đồ phân bố độ cao và độ dốc ở khu vực nghiên cứu (hình 3.17 và 3.18). (2) - Xác định khối lượng vật liệu ở nơi xảy ra đám cháy: Có thể xác định Mtk cho vị trí bất kỳ theo 3 yếu tố: độ dốc, tuổi rừng và trữ lượng gỗ trung bình. Phương trình thực nghiệm như sau: Mtt = 9,842.13383007*exp (0.00003261*Mtn) (3.11) Trong đó: - Mtt là khối lượng vật liệu thực tế ở nơi xảy ra đám cháy. - Mtn là khối lượng vật tính bằng phương trình thực nghiệm nơi xảy ra cháy. Mtn (kg/ha) =567.2+1957*doc -738.3*tuoi +73.93*Mgo; với R=0.73 (3.12) Sự phù hợp của PT thực nghiệm với thực tế được phản ảnh qua sự tương quan giữa Mtn và Mtt điều tra được ở 25 OTC, mối tương quan này được thể hiện ở hình 3.19 sau: 11
  13. Hình 3.4: Sự phù hợp giữa M thảm khô tính theo PT thực nghiệm (Mtn) và thực tế (Mtt) Ba yếu tố ảnh hưởng đến Mtk được xác định nhờ bản đồ kiểm kê rừng và độ dốc khu vực nghiên cứu. Tích hợp 2 bản đồ sẽ được đủ thông tin cả 3 yếu tố: độ dốc, trữ lượng và tuổi rừng. Để dự tính Mtk, đề tài đã xây dựng công cụ bằng ASP.NET: http://paccr.siteam.vn, tên đăng nhập: "khanhnk", mật khẩu "kh1234", giao diện trang như sau: Hình 3. 5: Công cụ dự tính lượng thảm khô ở rừng Thông ở huyện Sóc Sơn Hình 3. 6: Ước tính lượng thảm khô cho vị trí bất kỳ trong rừng Thông ở huyện Sóc Sơn Khi vào lệnh “Xác định thảm khô” màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ để nhập tọa độ nơi cần xác định Mtk. Phần mềm sẽ tự động xác định dữ liệu liên quan và Mtk tại tọa độ cần. (3) - Xác định chỉ số khí tượng tổng hợp P. P được xác định theo nhóm lệnh CCR trong trang web http://dtpc.siteam.vn - sản phẩm KHCN của Bộ NN&PTNN. Tên đăng nhập là “dtpc”, mật khẩu là “pc123”. Trang web này liên tục cập nhật dữ liệu khí tượng của trạm Sóc Sơn để xác định P và tự động dự báo cấp nguy cơ cháy rừng. (4) - Xác định Hlửa và Vc: Phương trình được sử dụng để dự báo Hlửa và Vc như sau: Vc = 0.412{D*Vg/[M*(30.721*e^ (-0.000142*Pi))]}+ 0.0059; R=089 (3.13) -6 1.0001 Hlua = 0.9998*{13.782*[M/((30.721*e^(-142*10 *Pi))*Wvlc)]^ [0.6399]} ; R=0.87 (3.14) Các đại lượng được giải thích như trong PT (3.6) và (3.7). 12
  14. 3.2.2.4. Chiều cao ngọn lửa và tốc độ lan truyền của đám cháy thảm ràng ràng Hlửa và Vc ở các đám cháy thảm ràng ràng thường cao hơn nơi khác. Đề tài đã đốt thực nghiệm thảm ràng ràng có chiều cao 40cm, 60cm và 80cm để xác định Hlửa và Vc. Nơi đốt thực nghiệm có độ che phủ là 100%, độ dốc (phổ biến) là 15o. Số liệu thí nghiệm được ghi trong bảng sau: Bảng 3. 4: Số liệu điều tra các bãi đốt thực nghiệm ở nơi có thảm ràng ràng Bãi đốt Chiều Chiều cao ngọn lửa (Hlua, cm) Chiều dài Thời gian Vận tốc lan cao thử (Hrr,cm) Điểm 2m Điểm 3.5 m Điểm 5m bãi đốt (m) cháy (giây) truyền (m/s) Bãi 1 40 85 90 95 6 323 0.019 Bãi 2 60 130 150 170 6 390 0.015 Bãi 3 80 180 220 200 6 383 0.016 Với 9 lần thử nghiệm cho thấy Hlửarr đều xấp xỉ bằng 2÷2.5 lần Hrr. Tương quan giữa Hlửa và Hrr được mô phỏng ở hình 3.23. Mối tương quan đó được thể hiện: Hlua = - 18.3 + 2.75* Hrr; với R=0.9 (3.15) Kết quả điều tra cho thấy Hrr trung bình: 70cm và max là 1m. Như vậy, theo PT thực nghiệm trên có thể dự tính Hlửarr sẽ giới hạn ở độ cao 2.6m. Ở 3 bãi đốt thử, mặc dù Hrr khác nhau nhưng Vcrr đều ở mức 0.09÷0.12m/p, đây là tốc độ cháy trung bình. Hlửarr và Vcrr của đám cháy ở thảm ràng ràng dưới rừng Thông có chênh lệch nhất định so với đám cháy thảm khô. Tuy nhiên, theo kế hoạch của BQLRPHĐD Hà Nội lớp thảm ràng ràng và CBTT khác sẽ dần được phát dọn nên khi xác định đặc điểm đám cháy trên mặt đất ở rừng Thông, đề tài chỉ tập trung thảm khô được tạo thành bởi lá Thông là chủ yếu. Nhận xét chung về đặc điểm đám cháy trên mặt đất rừng Thông ở huyện Sóc Sơn - Dạng cháy chủ yếu là dạng cháy tại bề mặt mặt đất do cấu trúc của rừng có 2 tầng cách biệt. - Hlửa trung bình của đám cháy trên mặt đất ở rừng Thông có thể đạt tới 2.39m, phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu: Mvlc, P và Wkk. Phương trình tương quan như sau: Hlua = 0.9998*{13.782*[Mvlc/((30.721*e^(-0.000142*Pi))*Wkk)]^[0.6399]}^1.0001 (3.16) - Vc của đám cháy trên mặt đất ở rừng Thông có thể đạt tới 349 m/giờ, Vc phụ thuộc vào độ dốc, Vg, Mvlc và P. Phương trình tương quan giữa Vc với các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm đám cháy: Vc = 0.412{D*Vg/[Mvlc*(30.721*e^ (-0.000142*Pi))]} + 0.0059 (3.17) 3.3. Chữa cháy đám cháy trên mặt đất rừng Thông ở huyện Sóc Sơn Hiệu quả công tác CCR phụ thuộc vào việc xác định đúng phương pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy và cách thức tổ chức, phối hợp các LLPT trên thực địa một cách phù hợp. Trong phạm vi đề tài này, công tác chữa cháy các đám cháy trên mặt đất rừng Thông ở huyện Sóc Sơn được xây dựng trên cơ sở phân tích: (1) -những đặc điểm về, phương pháp chiến thuật, kỹ thuật CCR hiện tại ở khu vực nghiên cứu, (2) -kết quả nghiên cứu về đặc điểm các đám cháy rừng Thông và những phương tiện, dụng cụ hiện có thể huy động được, (3) -kế thừa những kết quả nghiên cứu của các đề tài khác về CCR. 3.3.1. Hiện trạng phương pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy rừng Thông ở huyện Sóc Sơn 3.3.1.1. Hiện trạng về phương pháp chữa cháy rừng ở huyện Sóc Sơn Chữa cháy trực tiếp là phương pháp được áp dụng chủ yếu do các đám cháy rừng Thông ở đây là đám cháy trên mặt đất, Hlủa thấp và Vc chậm; LLCC dễ tiếp cận ngọn lửa. Kỹ thuật để áp dụng phương pháp này là sử dụng các dụng cụ thủ công và cơ giới tác động trực tiếp vào ngọn lửa. Phương pháp chữa cháy gián tiếp cũng đã từng được thực hiện nhưng chỉ có một lần, cụ thể: đám cháy rừng Thông xảy ra ngày 05/06/2017 tại xã Nam Sơn. 13
  15. 3.3.1.2. Hiện trạng về chiến thuật chữa cháy rừng ở huyện Sóc Sơn Chiến thuật CCR Thông ở huyện Sóc Sơn chủ yếu được thực hiện là chặn đầu và hai bên. - Chữa cháy chặn đầu được thực hiện khi đám cháy nhỏ, Hlửa < 1m. Cháy ở nơi VLC chủ yếu là lá khô ở mặt đất hoặc vào đầu mùa cháy VLC còn tương đối ẩm. LLCC dùng các phương tiện dập lửa chặn đường phát triển của đám cháy. Bằng chiến thuật này, hầu hết các đám cháy rừng Thông ở Sóc Sơn đều bị dập tắt nhanh chóng. - Chữa cháy hai bên, được thực hiện khi Hlửa và Vc ở mức thấp hoặc trung bình. LLCC tập trung hai bên sườn đám cháy - nơi Hlửa và Vc nhỏ nhất. Cây và VLC được phát bớt để khống chế cháy lan; kết hợp sử dụng phương tiện, dụng cụ trực tiếp chữa cháy. Thực tế ở Sóc Sơn, LLCC ít sử dụng chiến thuật này, do đa phần là cháy nhỏ và được phát hiện sớm. 3.3.1.3. Hiện trạng về kỹ thuật chữa cháy ở huyện Sóc Sơn Kỹ thuật CCR được áp dụng hiện nay chủ yếu gồm: (a) -sử dụng cành cây để dập cháy, (b) -sử dụng máy thổi gió để dập cháy, (c) - kết hợp cả 2 phương tiện, dụng cụ trên để dập cháy. Điều kiện áp dụng từng kỹ thuật chữa cháy như bảng 3.12: Bảng 3. 5: Điều kiện để áp dụng từng kỹ thuật CCR Điều kiện khí Kỹ thuật chữa cháy tượng Bàn dập, cành cây Máy thổi gió Máy thổi gió+cành cây Nguy cơ cháy cấp III x x x Nguy cơ cháy cấp IV x x Nguy cơ cháy cấp V x x - Sử dụng cành cây: LLCC chủ yếu dùng cành cây tươi để dập cháy. Chúng phù hợp với đám cháy cấp III-IV khi Hlửa2.5m, cành cây không hiệu quả nữa. - Sử dụng máy thổi gió: rất hiệu quả ở Sóc Sơn, người điều khiển có thể đứng xa tới 5m thổi bay tàn lửa ra xa khỏi VLC, làm giảm nhiệt độ bề mặt cháy. Những máy thổi gió công suất thấp trước đây được BQLRPHĐD Hà Nội thay bằng máy có công suất lớn hơn, do Trường Đại học Lâm nghiệp cải tiến. Hiệu quả dập cháy tăng lên rõ rệt. - Kết hợp cả máy thổi gió với cành cây hoặc bàn dập để chữa cháy: Thực tế, LLCC thường kết hợp máy thổi gió với cành cây để làm tăng hiệu quả. Máy thổi gió từ khoảng cách trên 3m sẽ làm yếu ngọn lửa để người sử dụng cành cây tiếp cận gần hơn và dập cháy. 3.3.1.4. Hiện trạng về phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng ở huyện Sóc Sơn Qua tìm hiểu, đề tài nhận thấy có các phương tiện, dụng cụ chữa cháy được trang bị với số lượng chủng loại nhất định cho các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, chúng chưa được khai thác phù hợp và triệt để để phát huy tối đa tác dụng: - Dụng cụ chữa cháy thủ công: + Cuốc, xẻng và cào được sử dụng chủ yếu để cào dọn VLC khi xây dựng băng trắng phía trước đám cháy; được trang bị chủ yếu là cuốc với số lượng nhỏ và tự phát. + Dao quắm, cưa tay, cưa máy và rìu được được trang bị với số lượng vừa đủ cho lực lượng cơ động BVR và PCCCR của BQLRPHĐD Hà Nội; chỉ các chủ rừng nhỏ lẻ mới được trang bị dao quắm, chưa chú trọng trang bị đại trà cho các lực lượng khác. + Bàn dập thép không ép sát được xuống sát bề mặt nên khó ngăn cản Ôxy đi vào vùng cháy, mặt khác bàn dập nhỏ nên không đẩy nhiều không khí vào làm mát vùng cháy. Bàn dập thép được trang bị cho các đội CCR ở Sóc Sơn chưa được cải tiến cho phù hợp với hoạt động CCR Thông ở đây. + Cành cây tươi: Theo Đội cơ động BVR và PCCCR thuộc BQLRPHĐD Hà Nội thì cành cây tươi vừa dễ kiếm tìm vừa sử dụng hiệu quả cao hơn cả bàn dập bằng thép. Tuy nhiên, hạn chế là phải thay cành cây nhiều lần, dễ bị rụng lá, gãy nhánh làm giảm hiệu quả dập cháy; làm hại đến cây rừng (do không thể tập huấn đầy đủ tất cả các LLCC, nên nhiều khi cả cây non cũng bị chặt). 14
  16. - Phương tiện cơ giới: + Máy thổi gió: máy thổi gió cải tiến được sử dụng phổ biến trong 10 năm gần đây. Hiện nay, BQLRPHĐD Hà Nội ở Sóc Sơn đã được trang bị 20 máy DAĐL-2011/06 công suất lớn do Trường Đại học Lâm nghiệp cải tiến. Với công suất thổi gấp hơn 3 lần máy nguyên bản, chúng có thể dập tắt những đám cháy có Hlửa tới 3m. Đây là phương tiện chủ lực khi chữa cháy các đám cháy trên mặt đất. + Lăng vòi phun nước: BQLRPHĐD Hà Nội đã đầu tư 02 máy bơm chữa cháy khiêng tay cùng lăng vòi kèm theo để khai thác các nguồn nước hồ và 12 bể (dung tích 20m3 và 40m3) tại các khu vực. Khi điều kiện thích hợp, LLCC sẽ triển khai lăng vòi (kết hợp cùng máy bơm) để chữa cháy. Ngoài ra, máy bơm và lăng vòi chữa cháy có thể được huy động từ các đơn vị CS PCCC & CNCH. Tuy nhiên, phương tiện này chỉ hiệu quả ở những nơi gần nguồn nước đồng thời thuận tiện về giao thông. Hiện nay chỉ có ~ 520 ha rừng của BQLRPHĐD Hà Nội quản lý có thể sử dụng nước để chữa cháy. Diện tích rừng có thể sử dụng nước để chữa cháy được thể hiện ở hình 3.26. + Xe ô tô chữa cháy: Thực tế, chỉ có LLCS PCCC & CNCH của Công an các huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh và Đội chữa cháy và CNCH khu vực 3 thuộc Phòng CS PCCC & CNCH Hà Nội đóng tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long mới có xe ô tô chữa cháy. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể tiếp cận được các khu rừng dọc theo các trục giao thông. Khoảng cách tiếp cận tùy theo số lượng vòi theo xe, tối đa có thể đạt 500m. Nhận xét những ưu điểm của công tác CCR ở huyện Sóc Sơn - Có sự chuẩn bị tương đối tốt về LLCC: Huyện Sóc Sơn có nhiều lực lượng có thể được huy động để tham gia CCR như: Đội kiểm lâm cơ động của Hạt kiểm lâm Sóc Sơn, đội cơ động BVR và PCCCR của BQLRPHĐD Hà Nội, đội CCR và dân phòng của các xã cùng các chủ rừng nhỏ. Ngoài ra, BQLRPHĐD Hà Nội đã ký quy chế phối hợp PCCCR với một số đơn vị quân đội, công an và trường PTTH trên địa bàn. - Phần lớn lực lượng CCR chủ chốt đều được tập huấn hàng năm: Vào đầu mùa cháy, các tổ, đội PCCCR và chủ hộ nhận khoán BVR được tập huấn về chiến thuật, kỹ thuật PCCCR, sử dụng dụng cụ, phương tiện CCR và thực tập phương án PCCCR. Việc này đã giúp nâng cao bản lĩnh tâm lý và kỹ năng nghiệp vụ cho những người tham gia. - Có sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia CCR: Hàng năm kiểm lâm và chủ rừng thường rà soát và củng cố mối liên kết với các đơn vị phối hợp CCR. Trong những ngày nguy cơ cháy cấp V, các đơn vị phối hợp được báo động, chuẩn bị LLPT để sẵn sàng tham gia chữa cháy. - Có sự bổ sung phương tiện, dụng cụ CCR hàng năm: Các chủ rừng lớn thường xuyên bổ sung những phương tiện CCR (cưa máy, máy cắt cỏ, máy thổi gió), tuy nhiên số lượng còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của công tác CCR. Phương tiện cơ giới mới được trang bị chủ yếu cho các chủ rừng lớn, các hộ được giao khoán BVR chủ yếu tự trang bị hoặc được trang bị dụng cụ thô sơ. - Kinh nghiệm CCR được tích lũy qua nhiều năm: BQLRPHĐD Hà Nội đã xây dựng được đội chuyên trách về BVR và PCCCR, nhiều năm tham gia PCCCR đã giúp họ có được nhiều kinh nghiệm. Kết quả phỏng vấn (phụ lục 5) cho thấy, các thành viên ở đây rất coi trọng kết hợp giữa chiến thuật và kỹ thuật chữa cháy, kỹ thuật sử dụng dụng cụ phương tiện. Nhận xét những hạn chế của công tác CCR Thông ở huyện Sóc Sơn - Thiếu hệ thống cảnh báo phát hiện sớm cháy rừng:Việc phát hiện cháy rừng ở Sóc Sơn chủ yếu dựa vào lực lượng tuần tra và các chủ rừng cùng người dân. Do không có những quy trình và quy định pháp lý nên việc phát hiện, báo tin cháy rừng thường không được thực hiện một cách nghiêm túc và nhanh chóng. - Thiếu phương án nhanh để chữa cháy cho từng đám cháy rừng cụ thể: PACC rừng Thông ở Sóc Sơn chưa thực sự phù hợp mới chỉ được xây dựng với mục đích là huy động nhân lực để chữa cháy cháy rừng ở địa phương. Tình huống giả định cháy giống nhau cho hầu hết các đám cháy; chưa tính đến đặc điểm của thời tiết, loại rừng, địa hình, LLPT... Đây không phải là PACC cho từng đám cháy rừng mà chỉ là những nguyên tắc, những định hướng trong công tác CCR. Nếu lực lượng tại chỗ nhận thấy 15
  17. không thể khống chế được đám cháy thì mới gọi chi viện. Khi nhận được tin báo, lực lượng thường trực mới cơ động đến. - Thiếu phương tiện, dụng cụ chữa cháy: Chỉ có 20 máy thổi gió công suất lớn, 20 bàn dập được trang bị tại BQLRPHĐD Hà Nội, số máy thổi gió công suất nhỏ được chuyển cho một số hộ nhận khoán BVR. Như vậy, phần lớn LLCC khác, kể cả thành viên đội BVR và PCCCR vẫn phải sử dụng cành cây là chính. Thiếu phương tiện là 1 trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả CCR Thông ở đây. - Thiếu bảo hộ lao động phù hợp: CCR phải hoạt động ở nơi gồ ghề, trên sườn dốc, có cây bụi, dây leo rậm rạp, di chuyển khó khăn; có thể bị côn trùng và bò sát tấn công, gió có thể bất ngờ đổi chiều đeo dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, phần lớn LLCC rừng ở đây chưa được trang bị bảo hộ phù hợp với hoạt động CCR: quần áo không có khả năng cách nhiệt, chống cháy, thậm chí có LLCC còn sử dụng áo ngắn tay. Kết quả phỏng vấn về thực trạng đồ bảo hộ cho LLCC rừng được tổng hợp ở phụ lục 14. - Chiến thuật CCR chưa phù hợp với đám cháy rừng Thông: Ngọn lửa trong các đám cháy trên mặt đất rừng Thông ở huyện Sóc Sơn thay đổi liên tục do đặc điểm phân bố của VLC dưới rừng. LLCC thường tiếp cận ngọn lửa từ phía sau, ngay cả nơi có Hlửa cao nhất, vừa không an toàn mà hiệu quả chữa cháy lại thấp. - Chưa hoàn thiện kỹ thuật CCR Thông: LLCC mới chỉ dùng bàn dập/ cành cây đập theo hướng dẫn cơ bản; chưa sử dụng đến kỹ thuật ép và giữ lớp thảm tươi để giảm bớt lượng Ôxy vào hoặc phân tán VLC thông qua việc cào chúng ra khỏi hướng cháy lan. LLCC cũng chưa chú ý kỹ thuật sử dụng phối hợp giữa máy thổi gió và cành cây/bàn dập; đặc biệt là phối hợp giữa phun nước với máy thổi gió và bàn dập. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác CCR Thông ở huyện Sóc Sơn - Thiếu thông tin để xây dựng phương án CCR Thông: Để có được phương án CCR cho từng đám cháy cụ thể cần nhiều thông tin như: tọa độ đám cháy, trạng thái rừng, địa hình và điều kiện thời tiết; LLPT. Thiếu thông tin làm công tác CCR bị động, lúng túng, lãng phí nhân lực và không hiệu quả. - Thiếu quy chế phối hợp chặt chẽ với các lực lượng được huy động tham gia CCR: Việc xây dựng cơ chế phối hợp, tham gia CCR của các lực lượng còn phụ thuộc lớn vào chính quyền địa phương và cơ quan chức năng liên quan. Khi chưa có quy chế chặt chẽ và xảy ra cháy lớn, LLCC tại chỗ thường không trực tiếp gọi chi viện được, phải chờ ý kiến của cấp trên và của các cơ quan chức năng... - Thiếu đầu tư kinh phí nghiên cứu chế tạo phương tiện, dụng cụ và đồ bảo hộ CCR: Qua thực tiễn và tìm hiểu công tác CCR ở huyện Sóc Sơn, đề tài nhận thấy số lượng máy thổi gió được trang bị còn ít; việc cải tiến, sửa chữa bị hạn chế do thiếu kinh phí và dự án đầu tư. - Thiếu sự nghiên cứu, hướng dẫn đầy đủ kỹ thuật CCR Thông: Mặc dù một số cán bộ của các tổ CCR cộng đồng và BQLRPHĐD Hà Nội và được coi là “tinh nhuệ” nhất. Nhưng phần lớn họ đều không được đào tạo bài bản về CCR; chưa được trang bị lý thuyết CCR; chưa được huấn luyện chuyên sâu về CCR. Kết quả phỏng vấn LLCC cho biết: đa số chưa nắm được lý thuyết cơ bản của công tác CCR (phương pháp, chiến thuật và kỹ thuật). Một số không nắm được kỹ thuật sử dụng phối hợp dụng cụ thủ công và cơ giới trong khi CCR. Có kinh nghiệm nhưng thiếu kiến thức cơ bản nên họ thường áp dụng kinh nghiệm một cách cứng nhắc cho mọi tình huống. 3.3.2. Đề xuất các phương pháp, chiến thuật và kỹ thuật chữa cháy đám cháy trên mặt đất rừng Thông ở huyện Sóc Sơn 3.3.2.1. Đề xuất phương pháp chữa cháy Khi CCR Thông ở huyện Sóc Sơn, LLCC cần phối hợp chặt chẽ, linh hoạt hai phương pháp chữa cháy trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, với đám cháy trên mặt đất rừng, phương pháp trực tiếp là chủ đạo: Phương pháp trực tiếp áp dụng với các đám cháy trên mặt đất rừng Thông dễ tiếp cận, có cường độ thấp hoặc trung bình, có Hlửa từ 0.3÷2.39m và Vc từ 39.6÷349 m/giờ. Chúng là những đám cháy mà ngọn lửa chỉ lan trên bề mặt đất rừng, không phát triển thành đám cháy trên tán lá. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với các đám cháy có Hlửa dưới 2m. Để có hiệu quả cao, cần phối hợp các dụng cụ thủ công và phương tiện cơ giới, cụ thể: 16
  18. + Với các đám cháy có cường độ thấp hoặc trung bình, dễ tiếp cận, LLCC chỉ cần sử dụng các phương tiện như cành cây, bàn dập, cuốc, cào, máy thổi gió. + Với các đám cháy trên mặt đất có thảm VLC dày, cường độ trung bình và lớn, có thể triển khai máy múc VLC ra ngoài, dùng nước (kèm máy bơm, xe chữa cháy) ở những nơi phù hợp như gần giao thông và nguồn nước. Khi diện tích cháy lớn (>1ha) cường độ cháy cao, tốc độ lan truyền nhanh, diện tích rừng còn lại cần bảo vệ lớn; thì có thể áp dụng thêm phương pháp chữa cháy gián tiếp và phương pháp chữa cháy hỗn hợp. 3.3.2.2. Đề xuất chiến thuật chữa cháy - Chiến thuật chữa cháy chặn đầu: áp dụng với các đám cháy yếu, Hlửa < 1m, Vc < 60 m/giờ: + Bao vây đám cháy, tập trung LLPT tinh nhuệ nhất vào hướng tiến của đám cháy. + Hướng dẫn lực lượng chi viện kết hợp cành cây tươi và dụng cụ thủ công để dập cháy. + Sử dụng lăng phun nước (nếu có thể) và máy thổi gió để làm suy yếu ngọn lửa, sau đó cho lực lượng chi viện dùng dụng cụ thủ công và cành cây dập tắt hoàn toàn đám cháy. + Khi đám cháy cơ bản đã tắt, phải theo dõi khả năng cháy trở lại đề phòng nguy cơ cháy trở lại. - Chiến thuật chữa cháy song song: áp dụng trong điều kiện Hlửa trung bình 1÷2m. Hlửa phía đầu đám cháy cao > 2m, nhưng ở hai sườn thấp hơn có thể thực hiện dập cháy trực tiếp, cụ thể như sau: + Bố trí LLPT tinh nhuệ nhất tập trung nhiều ở sườn trước, song song với hướng tiến của đám cháy, áp dụng với một số khu vực rừng có độ dốc lớn. + Bố trí các lực lượng chi viện sử dụng dụng cụ thủ công, cành cây trực tiếp dập lửa để thu hẹp dần diện tích đám cháy theo đường tiến cho đến đầu đám cháy và dập tắt hoàn toàn. + Bố trí hai người thành một cặp, thay phiên nhau duy trì chữa cháy liên tục, áp dụng với 1 số khu rừng có độ dốc vừa phải và rừng thưa. + Bố trí lực lượng chủ lực sử dụng máy thổi gió, lăng phun nước để khống chế đám cháy rồi bố trí lực lượng chi viện dùng dụng cụ thủ công trực tiếp dập tắt hoàn toàn đám cháy trên bề mặt khi ngọn lửa đã yếu đi, áp dụng với các khu vực gần nguồn nước và đường giao thông. + Khi đã cơ bản khống chế được đám cháy, phải dập tắt hoàn toàn tàn lửa và các vị trí còn khói; theo dõi và loại trừ hoàn toàn nguy cơ cháy trở lại trước khi rút khỏi hiện trường. - Chiến thuật chữa cháy khi áp dụng phương pháp chữa cháy gián tiếp: Áp dụng khi Hlửa trung bình > 2m, không thể tiếp cận phía trước và hai sườn đám cháy, khoảng cách tiếp cận vượt quá tầm tác nghiệp của phương tiện, dụng cụ chữa cháy: + Lập băng trắng dạng cánh cung phía trước trên đường tiến của đám cháy, bố trí LLPT dọc theo băng dùng dụng cụ /phương tiện ngăn chặn cháy lan qua băng trắng. + Bố trí đội hình nhiều lớp ở sườn trước, song song với hướng phát triển của đám cháy; sử dụng cành cây dập các ngọn lửa mới bén cháy hoặc đã suy yếu để thu hẹp diện tích đám cháy. + Nếu có những phương tiện như máy thổi gió, lăng phun nước thì sử dụng chúng để khống chế ngọn lửa, sau đó dùng dụng cụ thủ công dập tắt hoàn toàn đám cháy. Chiến thuật đề xuất để chữa cháy đám cháy trên mặt đất rừng Thông ở huyện Sóc Sơn, được tổng hợp trong bảng 3.13. 3.3.2.3. Đề xuất kỹ thuật chữa cháy - Kỹ thuật áp dụng khi sử dụng phương pháp chữa cháy trực tiếp: + Kỹ thuật làm giảm nhiệt lượng của đám cháy (làm lạnh): Phun tia nước đặc vào gốc lửa hoặc phun phân tán đều lên bề mặt đám cháy; tập trung tia nước đặc vào các điểm lõm, khe trũng để làm giảm cường độ cháy, hỗ trợ cho việc sử dụng các dụng cụ thủ công như cành cây, cào, cuốc... Trong rừng Thông ở huyện Sóc Sơn thì chỉ có một số khu vực nhất định mới có thể sử dụng nước để chữa cháy, các khu vực còn lại phải áp dụng kỹ thuật làm giảm nguồn nhiệt bằng không khí (bàn dập, máy 17
  19. thổi gió) hoặc sử dụng cào cuốc để kéo VLC đang cháy dở ra ngoài vị trí đất trống rồi dập tắt bằng bàn dập, cành cây hoặc xúc đất lẫn tro than đã tắt đổ lên để dập cháy. + Kỹ thuật làm giảm khối lượng VLC: Áp dụng tại những khu vực VLC "đóng bánh" bằng cách dùng cào để phân tán VLC hoặc làm băng trắng nhỏ "đón đầu" đám cháy. Có thể sử dụng máy thổi gió có công suất lớn thổi VLC từ vùng cháy ra xung quanh để giảm khối lượng VLC. + Kỹ thuật làm giảm lượng Ôxy: Phổ biến nhất là sử dụng cành cây/ bàn dập đập trực tiếp vào vùng cháy, ép chặt VLC xuống bề mặt đất rừng (những nơi VLC tơi xốp). Ở những nơi thảm khô dày như thảm ràng ràng có thể sử dụng các nẹp tre để làm ép chặt chúng xuống hạn chế xảy ra đồng thời cháy các lớp VLC trên và dưới khi ngọn lửa lan đến. Tại một số vị trí thuận lợi có thể dùng cào, cuốc, xẻng xúc đất rừng phủ lên bề mặt cháy. - Kỹ thuật chữa cháy áp dụng khi sử dụng phương pháp chữa cháy gián tiếp: + Kỹ thuật làm băng trắng cục bộ: Áp dụng khi Hlửa > 2m và không thể chữa cháy bằng nước. Khoảng cách từ đám cháy đến băng theo đường tiến của đám cháy cần đủ lớn để hoàn thành băng trước khi đám cháy lan tràn đến. Bề rộng của băng phải đủ lớn để lửa không cháy lan sang, tối thiểu phải bằng 2 lần Hlửa. Hình dạng băng trắng phải là đường cong, ôm về phía đầu đám cháy để vị trí cháy lan nhanh nhất cũng không đến sớm hơn thời điểm hoàn thành băng. Kỹ thuật làm băng trắng cục bộ là dùng cào, cuốc để dọn sạch VLC trên bề mặt. + Kỹ thuật dập các đám cháy nhỏ khi lửa lan đến băng trắng: Phải bố trí LLPT dọc theo băng và sẵn sàng để dập cháy lan. 3.3.2.4. Đề xuất giải pháp khai thác phương tiện, dụng cụ để chữa cháy hiệu quả - Khai thác sử dụng các dụng cụ chữa cháy thủ công: + Đối với cào, cuốc, xẻng: dùng để kéo VLC ra khỏi vùng cháy, phát quang đường đi, dọn VLC, cây bụi ra khỏi đường băng trắng, làm tơi đất rừng để phủ lên bề mặt cháy. + Đối với dao quắm, cưa và rìu: dùng để phát quang cây bụi, dây leo tạo đường đi tiếp cận đám cháy, dùng để chặt cành cây làm bàn dập. + Đối với bàn dập: sử dụng tối thiểu thành 2 pha nối tiếp nhau: pha đầu đưa không khí lạnh vào làm giảm nhiệt độ bề mặt cháy, pha sau giữ bàn dập trên bề mặt cháy để ngăn vùng cháy tiếp xúc với Ôxy. Bàn dập cần được cải tiến phục vụ CCR theo hướng không chỉ là tăng chiều dài mà còn thay đổi thiết kế sao cho diện tích mặt bàn dập rộng hơn và các nan mềm mại và dễ đàn hồi hơn. + Đối với cành cây tươi: phải do người có kinh nghiệm trực tiếp lựa chọn và chặt, tỉa bớt lá, cành ngang. Không để người không có nghiệp vụ tự ý chặt cây non, cành cây không phù hợp để làm bàn dập, phải chọn các cây bụi, cành cây của cây trưởng thành, tỉa bớt lá nếu cần. - Khai thác sử dụng các phương tiện chữa cháy cơ giới: + Máy thổi gió: Để tăng hiệu quả của máy thổi gió LLCC rừng cần phát huy tối đa kinh nghiệm, tích cực trao đổi, tìm hiểu kỹ thuật sử dụng, khai thác tối đa tính năng của máy. Phải đào tạo, huấn luyện và tổ chức luyện tập, thực tập cho người sử dụng máy, như: tìm hiểu tính năng, tác dụng, thông số kỹ thuật, khả năng chữa cháy; tập vận hành không nổ máy, nổ máy với tình huống cháy giả định; độc lập vận hành chữa cháy đám cháy đốt có kiểm soát; phối hợp các máy với nhau và với phương tiện, dụng cụ khác để chữa cháy đám cháy đốt có kiểm soát. Một số giải pháp được tóm tắt như sau: + + Khi Hlửa < 1.5m, người vận hành hướng ống đẩy gió sát bề mặt đất của vùng cháy với khoảng cách < 1m để thổi, phân tán VLC khỏi vùng cháy. + + Khi Hlửa > 1.5m thì phải sử dụng theo cặp: người thứ nhất hướng ống đẩy gió vào gần bề mặt cháy để "bẻ cong" dòng khí đối lưu và giảm cường độ bức xạ nhiệt, người thứ hai dùng máy thổi gió tiếp cận gần hơn để dập cháy; có thể kết hợp với dùng cào hoặc cành cây. - Khai thác lăng và vòi phun nước: Mỗi vòi chữa cháy chỉ có chiều dài tiêu chuẩn 20m, nên để triển khai tới đám cháy, phải nối nhiều vòi với nhau. Để đảm bảo hiệu quả chữa cháy, người cầm lăng chữa cháy phải linh hoạt, cụ thể: 18
  20. + Với đám cháy đang phát triển mạnh theo hướng tiến thì dùng tia nước đặc phun vào gốc lửa đang cháy mạnh nhất để khống chế, ngăn chặn cháy lan lên ngọn cây và lan theo chiều gió, chiều dốc lên. Dùng tia nước đặc để "thổi" các VLC ra xa vùng cháy. + Khi cháy nhỏ hoặc đám cháy đã được khống chế thì chuyển sang phun phân tán đều trên bề mặt đất để tăng hiệu quả dập cháy và tiết kiệm nước. + Có thể phải kết hợp với các phương tiện, dụng cụ chữa cháy khác để tiết kiệm nước. - Khai thác xe ô tô chữa cháy: Để huy động xe ô tô chữa cháy, chính quyền và kiểm lâm cùng BQLRPHĐD Hà Nội phải có quy chế phối hợp chặt chẽ; điều tra, khảo sát khả năng chiến thuật của các xe ô tô chữa cháy và giao thông, nguồn nước để cập nhật vào dữ liệu của website. Tùy đặc điểm của từng đám cháy cụ thể tại mỗi vị trí mà bố trí số lượng xe ô tô chữa cháy và triển khai vòi lăng phun nước cho phù hợp. 3.3.2.5. Đề xuất sử dụng trang phục bảo hộ theo khoảng cách tiếp cận khi chữa cháy Qua phỏng vấn thực tế, căn cứ vào kết quả đề tài mã số KC0824 (Vương Văn Quỳnh và các cs, 2005) cùng kết quả thực nghiệm, đề tài đề xuất khoảng cách tiếp cận của con người đến đám cháy trên mắt đất rừng Thông ở huyện Sóc Sơn dựa theo Hlửa và trang phục của LLCC như sau: - Khoảng cách tiếp cận của LLCC tính theo công thức với trang phục bảo hộ lâm nghiệp: Dtc1 = Hlua/0.125 (3.18) Trong đó: + Dtc1 là khoảng cách từ người mặc bảo hộ đến đám cháy mà có thể tác nghiệp được trong thời gian ít nhất là 3 phút, tính bằng mét; + Hlua là chiều cao trung bình ngọn lửa của đám cháy, tính bằng mét. - Nếu mặc trang phục bảo hộ có thêm đội mũ bảo hộ có kính chắn nóng thì khoảng cách tiếp cận giảm đi gần một nửa: Dtc2 = Hlua/(2*0.125) (3.19) Để giảm khoảng cách tiếp cận và nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện khi chữa cháy đám cháy trên mặt đất rừng Thông, đề tài đã sử dụng kết quả và thử nghiệm trang phục CCR do chính nghiên cứu sinh thiết kế chế tạo. Kết quả cho thấy khoảng cách tiếp cận khi mặc trang phục CCR, có thể giảm 3 lần so với mặc bảo hộ lao động lâm nghiệp: Dtc3 = Hlua/(3*0.125) (3. 20) (Nếu sử dụng bộ trang phục chữa cháy chuyên dụng kèm bình thở cách ly của LLCS PCCC & CNCH thì khoảng cách tiếp cận bằng 0, tuy nhiên trang phục này không phù hợp để CCR). D Hình 3. 7: Khoảng cách tiếp cận của từng trang phục khi chữa cháy trên mặt đất rừng 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2