Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và quan hệ di truyền của họ Tắc kè (Gekkonidae) ở một số khu vực núi đá vôi tại Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
lượt xem 7
download
Luận án "Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và quan hệ di truyền của họ Tắc kè (Gekkonidae) ở một số khu vực núi đá vôi tại Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" với mục tiêu cung cấp các dẫn liệu khoa học về đa dạng thành phần và đặc điểm phân bố, nhằm đề xuất các giải pháp cho công tác bảo tồn các loài thuộc họ Tắc kè (Gekkonidae) ở khu vực núi đá vôi của Lào.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và quan hệ di truyền của họ Tắc kè (Gekkonidae) ở một số khu vực núi đá vôi tại Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP SALY SITTHIVONG NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA HỌ TẮC KÈ (GEKKONIDAE) Ở MỘT SỐ KHU VỰC NÚI ĐÁ VÔI TẠI NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP Hà Nội-2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP SALY SITTHIVONG NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA HỌ TẮC KÈ (GEKKONIDAE) Ở MỘT SỐ KHU VỰC NÚI ĐÁ VÔI TẠI NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RƯNG MÃ SỐ: 9 62 02 11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LƯU QUANG VINH GS.TS. NGUYỄN THẾ NHÃ Hà Nội - 2022
- i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đôc lâp-Tư do-Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, công trình nghiên cứu khoa học này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu tham khảo được trích dẫn trong Luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu chưa từng được sử dụng bảo vệ để nhận học vị trước hội đồng nào trước đây. Hà Nội, ngày.........tháng..........năm 2022 Người cam đoan SALY SITTHIVONG
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và các cá nhân, người thân trong gia đình. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới tập thể, cá nhân và người thân trong gia đình đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu vừa qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. LƯU QUANG VINH và GS. TS. NGUYỄN THẾ NHÃ, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết đề cương, thu thập số liệu cũng như hoàn thành Luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô lãnh đạo Đại học Quốc Gia Lào nói chung đặc biệt là khoa Lâm nghiệp, các đồng chí lãnh đạo các sở và các Phòng Nông-Lâm nghiệp đến cán bộ bản-làng thuộc huyện Văng Viêng và huyện Mường Phương tỉnh Viêng Chăn, huyện Luông Pha Bang và huyện Mường Ngoi tỉnh Luông Pha Bang, huyện Khun Khăm và huyện Bua La Pha tỉnh Khăm Muôn, huyện Na Mo và huyện Mường Xay tỉnh U Đôm Xay, huyện Mương Hiêm, huyện Mường Xon và huyện Viêng Xay tỉnh Húa Phăn, huyên Phu Kut và huyện Nong Hẹt tỉnh Xiêng Khoảng, đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu. Cảm ơn sự hỗ trợ của Vườn thú Cologne, GS TS Thomas Ziegler. Cảm ơn những người đồng tác giả Nguyễn Quảng Trường, Nicole Schneider, Alexandre Teynié, Lê Đức Minh, Nguyễn Huyền Thươg, Ngô Thị Hạnh, Thananh Khotpathoom, Hà Văn Ngoạn, Lo Văn Oanh, Vilay Phimpasone. Cảm ơn sự hỗ trợ của thầy cô lãnh đạo Trừơng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam luôn tạo điều kiện. Cảm ơn Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, Bộ môn Động vật rừng. Cảm ơn Viện TN&MT, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Cảm ơn tất cả sự hỗ trợ của các đồng nghiệp trong suất quá trình thực hiện Luận án này. Xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2022 Tác giả SALY SITTHIVONG
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi DANH LỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vii DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục tiêu của luận án ................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 3 4. Những đóng góp mới của luận án .............................................................. 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................... 3 5.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................ 3 5.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................. 4 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 5 1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu bò sát ở Lào ........................................ 5 1.2. Hệ thống phân loại và phân bố họ Tắc kè (Gekkonidae) ..................... 6 1.2.1. Nghiên cứu họ Tắc kè ở các nước lân cận ..................................... 7 1.2.2. Các nghiên cứu về họ Tắc kè (Gekkonidae) ở Lào ......................... 9 1.3. Các nghiên cứu liên quan khác ............................................................. 14 Chương 2. ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 20 2.1.1. Thời gian nghiên cứu thực địa ...................................................... 20 2.1.2. Thông tin điều kiện tự nhiên địa điểm nghiên cứu ........................ 21 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 26
- iv 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 27 2.3.1. Khảo sát thực địa........................................................................... 27 2.3.2 Tư liệu nghiên cứu .......................................................................... 27 2.3.3. Thu mẫu vật nghiên cứu ................................................................ 29 2.3.4. Phân tích đặc điểm hình thái và định loại loài tắc kè................... 29 2.3.5. Tách chiết DNA và giải trình tự .................................................... 32 2.3.6. Xây dựng cây phát sinh chủng loại ............................................... 34 2.3.7. Phân tích thống kê ......................................................................... 35 2.3.8. Đặc điểm phân bố của các loài tắc kè .......................................... 35 2.3.9. Đánh giá tình trạng bảo tồn .......................................................... 37 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 38 3.1. Đa dạng thành phần loài họ Tắc kè (Gekkonidae) ............................. 38 3.1.1. Các loài phát hiện mới. ............................................................... 41 3.1.2. Ghi nhận mới cho tỉnh ................................................................... 49 3.1.3. Đặc điểm hình thái các loài tắc kè chưa xác định được tên loài .. 51 3.1.4. Đặc điểm hình thái các loài tắc kè được mô tả trước ở KVNC .... 57 3.2. Quan hệ di truyền của một số giống trong họ Tắc kè ở Lào. ............. 69 3.2.1. Quan hệ di truyền của giống (Cyrtodactylus) ............................... 69 3.2.2. Quan hệ di truyền của giống Tắc kè (Gekko) ............................... 74 3.2.3. Quan hệ di truyền của giống Thằn lằn chân lá (Dixonius) .......... 77 3.3. Đánh giá mức độ tương đồng thành phần loài họ Tắc kè ở KVNC .. 80 3.3.1. Giữa các địa điểm nghiên cứu ...................................................... 80 3.3.2. Giữa miền Trung và miền Bắc ...................................................... 82 3.4. Đặc điểm phân bố của các loài tắc kè. .................................................. 82 3.4.1. Phân bố theo sinh cảnh ................................................................. 82 3.4.2. Phân bố theo đai độ cao ................................................................ 85 3.4.3. Phân bố theo dạng nơi ở ............................................................... 88
- v 3.5. Các vấn đề liên quan đến bảo tồn Tắc kè ở khu vực nghiên cứu .. 91 3.5.1. Các loài quý hiếm và đặc hữu ..................................................... 91 3.5.2 Các nhân tố đe doạ đến các loài tắc kè.......................................... 95 3.5.3 Một số giải pháp đề xuất đối với công tác bảo tồn ...................... 100 KẾT LUẬN-TỒN TẠI-KHUYẾN NGHỊ ................................................. 106 1. Kết luận .................................................................................................... 106 2. Tồn tại....................................................................................................... 107 3. Khuyến nghị ............................................................................................. 108 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 110 PHỤ LỤC ...........................................................................................................
- vi CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Viết tắt Nội dung đầy đủ BS Bò sát 1 CHDCND Lào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 2 CHLB Đức Cộng hòa liên bang Đức 3 CITES Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã bị đe dọa 4 CP Chính phủ 5 Cs Cộng sự (tài liệu tiếng Việt) 6 DNA Phân tử di truyền 7 djk Hệ số tương đồng (Sorensen-Dice) 8 et al Cộng sự (tài liệu tiếng Anh) 9 HP Tỉnh Húa Phăn 10 IUCN Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới 11 KM Tỉnh Khăm Muôn 12 KVNC Khu vực nghiên cứu 13 NC Nghiên cứu 14 LPB Tỉnh Luông Pha Bang 15 N Số mẫu 16 NĐCP Nghị định chính phủ 17 NT Near Threatened (Sắp bị đe dọa) 18 QH Quốc hội 19 SC1,2,3 Sinh cảnh (1,2,3) 20 UDX Tỉnh U Đôm Xay 21 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc 22 VC Tỉnh Viêng Chăn 23 VQG Vườn quốc gia 24 VNUF Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam 25 VU Vulnerable (Sẽ nguy cấp) 26 XK Tỉnh Xiêng Khoảng
- vii DANH LỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Số loài trong các giống thuộc họ Tắc kè (Uetz et al. 2021) ............. 6 Bảng 1.2. Các loài tắc kè được ghi nhận và có phân bố ở Lào ....................... 12 Bảng 2.1: Thời gian và địa điểm nghiên cứu thực địa .................................... 20 Bảng 2.2 Diện tích 3 loại rừng của cả nước và các tỉnh NC ở Lào ................ 26 Bảng 2.3. Các cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu quan hệ di truyền của giống Thằn lằn ngón (Cyrtodactylus) ....................................................................... 28 Bảng 2.4. Các cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu quan hệ di truyền của giống Thằn lằn chân lá (Dixonius) ............................................................................ 28 Bảng 2.5. Các cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu quan hệ di truyền của giống Tắc kè (Gekko) ................................................................................................ 28 Bảng 2.6. Các chỉ tiêu hình thái các loài tắc kè .............................................. 30 Bảng 3.1. Danh sách các loài họ Tắc kè (Gekkonidae) ghi nhận ở KVNC .... 39 Bảng 3.2. Danh sách các loài thuộc giống Thằn lằn ngón ghi nhận ở Lào. ... 70 Bảng 3.3. Danh sách các loài thuộc giống Tắc kè ghi nhận ở Lào. ................ 74 Bảng 3.4. Danh sách các loài thuộc giống Thằn lằn chân lá ở Lào. ............... 78 Bảng 3.5. Chỉ số tương đồng (Sorensen-Dice) về thành phần loài tắc kè giữa các địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 81 Bảng 3.6. Các loài quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại KVNC ........................ 93 Bảng 3.7. Bảng đánh giá các Điểm ưu tiên bảo tồn các loài tắc kè .............. 101
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Tổng số loài bò sát được ghi nhận ở Lào từng giai đoạn.................. 5 Hình 1.2. Bàn đồ phân bố của họ Tắc kè (Gekkonidae) ở trên toàn cầu. ......... 7 Hình 1.3. So sánh số loài họ Tắc kè ở các nước lân cận................................... 9 Hình 1.4. Bản đồ thể hiện các loài được mô tả tại Lào từ 2010 đến 2016. .... 11 Hình 1.5. Cây phát sinh chủng loại trong giống Cyrtodactylus ở Lào. .......... 15 Hình 1.6. Cây phát sinh chủng loại trong giống Gekko ở Lào........................ 18 Hình 2.1. Bản đồ thể hiện sự phân bố núi đá vôi ở Lào ................................. 22 Hình 2.2: Sơ đồ vị trí các địa điểm nghiên cứu .............................................. 23 Hình 2.3. Các chỉ tiêu đo và đếm mẫu vật tắc kè............................................ 32 Hình 2.4. Các dạng sinh cảnh A: (SC1); B: (SC2); C: (SC3) ......................... 36 Hình 2.5. Các vị trí bắt gặp, A: Vách đá; B: Mặt đất; C: Trên cây. ............... 37 Hình 3.1. Mẫu chuẩn loài mới Cyrtodactylus muangfuangensis .................... 42 Hình 3.2. Mẫu chuẩn loài mới Cyrtodactylus houaphanensis ........................ 44 Hình 3.3. Loài mới Cyrtodactylus ngoiensis. ................................................. 45 Hình 3.4. Mẫu chuẩn loài mới Dixonius lao ................................................... 46 Hình 3.5. Loài mới Dixonius somchanhae...................................................... 47 Hình 3.6. Loài mới Gekko khunkhamensis ..................................................... 48 Hình 3.7. (A) Mẫu mô tả ban đầu; (B) Mẫu ghi nhân mới. ............................ 49 Hình 3.8. (A) Mẫu mô tả ban đầu; (B) Mẫu ghi nhân mới. ............................ 50 Hình 3.9. Loài chưa xác định được Cyrtodactylus sp.1 .................................. 51 Hình 3.10. Loài chưa xác định được Cyrtodactylus sp.2 ................................ 52 Hình 3.11. Loài chưa xác định được Gehyra sp.1 .......................................... 53 Hình 3.12. Loài chưa xác định được Gehyra sp.2 .......................................... 54 Hình 3.13. Loài chưa xác định được Dixonius sp. .......................................... 55 Hình 3.14. Loài chưa xác định được Hemiphyllodactylus sp.1 ...................... 56 Hình 3.15. Loài chưa xác định được Hemiphyllodactylus sp.2 ...................... 57
- ix Hình 3.16. Thằn lằn ngón Cyrtodactylus interdigitalis .................................. 58 Hình 3.17. Mẫu ghi nhân loài Cyrtodactylus pageli ....................................... 58 Hình 3.18. Thằn lằn ngón Cyrtodactylus teyniei ............................................ 59 Hình 3.19. Thằn lằn chân lá Dixonius siamensis ............................................ 60 Hình 3.20. Thạch sùng cụt Gehyra mutilata ................................................... 61 Hình 3.21. Tắc kè Gekko aarobaueri .............................................................. 62 Hình 3.22. Tắc kè bay Gekko kabkaebin ........................................................ 63 Hình 3.23. Tắc kè hoa Gekko gecko................................................................ 64 Hình 3.24. Thạch sùng bau-ring Hemidactylus bowringii .............................. 65 Hình 3.25. Thạch sùng đuôi sần Hemidactylus frenatus ................................ 66 Hình 3.26. Thạch sùng ca-not Hemidactylus ganotii...................................... 67 Hình 3.27. Thạch sùng đuôi dẹp Hemidactylus platyurus .............................. 68 Hình 3.28. Thạch sùng dẹp Hemiphyllodactylus cf. serpispecus. .................. 69 Hình 3.29. Phân bố của các loài Cyrtodactylus ở Lào .................................... 72 Hình 3.30. Cây quan hệ di truyền của các loài trong giống Cyrtodactylus. ... 72 Hình 3.31. Phân nhóm các loài của giống Cyrtodactylus ở Lào..................... 73 Hình 3.32. Cây quan hệ di truyền của các loài trong giống Gekko. ............... 75 Hình 3.33. Bản đồ thể hiện các loài nhóm Gekko japonicus ở Lào................ 76 Hình 3.34. Cây quan hệ di truyền của các loài trong giống Dixonius. ........... 78 Hình 3.35. Sơ đồ thể hiện các loài Dixonius ở Lào, Việt Nam và Thái Lan. . 79 Hình 3.36. Sơ đồ phân bố các loài tắc kè ở KVNC ....................................... 80 Hình 3.37. Phân tích tập hợp nhóm về sự tương đồng thành phần loài .......... 81 Hình 3.38. Đa dạng giống và các loài tắc kè theo sinh cảnh tại KVNC. ........ 83 Hình 3.39. Phân bố các loài tắc kè theo đai độ cao ở KVNC ......................... 85 Hình 3.40. Số lượng cá thể và loài tắc kè ghi nhận theo độ cao tại KVNC. .. 88 Hình 3.41. Ghi nhận về nơi ở của các loài tắc kè tại KVNC. ......................... 89 Hình 3.42. Phân bố của các loài quý, hiếm theo độ cao tại KVNC ................ 95 Hình 3.43. Nương rẫy đang đốt tại tỉnh Húa Phăn ......................................... 96
- x Hình 3.44. Nương mới chồng lúa tại tỉnh Xiêng Khoảng............................... 96 Hình 3.45. Nhà máy nghiền đá ở tỉnh Húa Phăn ............................................ 96 Hình 3.46. Nhà máy nghiền đá ở tỉnh Khăm Muôn........................................ 96 Hình 3.47. Các nhà máy nghiền đá ở tỉnh Viêng Chăn .................................. 97 Hình 3.48. Đường đang làm từ Mương Hiêm qua VQG Nam Ét-Phu Lơi ... 98 Hình 3.49. Đường đang làm từ Mương Xon qua VQG Nam Ét-Phu Lơi ..... 98 Hình 3.50. Đường có đoạn qua núi đá từ Mương Xon ra biên giới Viêt Nam98 Hình 3.51. Vụ cháy rừng lan tràn ở tỉnh Húa Phăn ........................................ 98 Hình 3.52. Vụ cháy rừng lan tràn ở tỉnh U Đôm xay ..................................... 98 Hình 3.53. Con Tắc kè để dùng làm dược liệu. ............................................ 100 Hình 3.54. Con Tắc kè để dùng làm dược liệu và ngâm rượu. ..................... 100 Hình 3.55. Các khu vực ưu tiên bảo tồn ở KVNC ........................................ 102
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong mười năm trở lại đây, hiểu biết về thành phần loài bò sát (BS) trên thế giới tăng lên đáng kể, số loài BS vào đầu năm 2011 là 9.300 loài nhưng đến tháng 05 năm 2021 đã tăng lên 11.570 loài (Uetz et al. 2021). Tuy nhiên, theo Boehm et al. (2013) ước tính có khoảng 20% số loài BS trên toàn cầu bị đe dọa tuyệt chủng. Bên cạnh đó, công tác bảo tồn các loài bò sát (BS) cũng gặp nhiều khó khăn do hiểu biết của con người về sự đa dạng, các đặc điểm sinh học-sinh thái học của chúng còn hạn chế. Lào là một trong các nước có tính đa dạng cao về hệ động thực vật, do vị trí địa lý, khí hậu và địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích so với các nước khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu về nhóm động vật thuộc lớp Bò sát (Reptilia) còn hạn chế đặc biệt là họ Tắc kè (Gekkonidae), nghiên cứu đầu tiên về họ Tắc kè ở Lào được tiến hành vào giữa thế kỷ 18, với ghi nhận loài tắc kè hoa Gekko gecko (Linnaeus 1758). Một thời gian khá dài cho đến thế kỷ 19, thêm 1 loài nữa được ghi nhận là Dixonius siamensis (Boulenger 1899) và đến thế kỷ 20 các chuyên gia đã ghi nhân thêm 5 loài thuộc họ Tắc kè. Từ năm 2004 tới năm 2020 chỉ khoảng 16 năm, các nhà nghiên cứu về bò sát đã phát hiện 30 loài trong họ Tắc kè tại Lào, trong đó có 20 loài là nằm trong giống Thắn lằn ngón Cyrtodactylus, 6 loài thuộc giống Tắc kè Gekko, 1 loài thuộc giống Thạch sùng Hemidactylus, 1 loài thuộc giống Cnemaspis và 1 loài thuộc giống Thạch sùng dẹp Hemiphillodactylus. Như vậy, gần đây nghiên cứu các loài họ Tắc kè (Gekkonidae) đang được biết đến với nhiều loài được phát hiện và mô tả ở Lào và các phát hiện này chủ yếu tập trung ở hệ sinh thái núi đá vôi. Tuy nhiên, khi so sánh về mức độ đa dạng loài so với các nước lân cận như Việt Nam và Thái Lan thì số lượng loài biết đến còn rất hạn chế, điều này đặt ra câu hỏi nghiên cứu có bao nhiêu loài tắc kè ở Lào?
- 2 Hệ sinh thái núi đá vôi được coi là phòng thí nghiệm thiên nhiên lý tưởng cho các nghiên cứu về phân loại học, sinh thái học, tiến hóa và địa lý động vật học. Trên núi đá vôi chứa đựng nhiều dạng sinh cảnh khác nhau và các hang động, do vậy khu hệ động vật thường mang tính đặc hữu cao (Viossanges, 2017). Ở Lào núi đá vôi phần lớn phân bố miền Trung và một số tỉnh miền Bắc. Vì vậy, luận án này chú trọng và tập trung nghiên cứu những khu vực núi đá vôi chưa được nghiên cứu của các tỉnh miền Trung và Bắc Lào. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi thực hiện luận án “Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và quan hệ di truyền của họ Tắc kè (Gekkonidae) ở một số khu vực núi đá vôi tại Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”. Kết quả nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin về đa dạng thành phần loài, phân loại và quan hệ di truyền của một số giống họ Tắc kè, thông tin về đặc điểm phân bố của các loài trong họ Tắc kè, đồng thời đánh giá mối quan hệ tương đồng về thành phần loài giữa các khu vực nghiên cứu và đưa ra các giải pháp bảo tồn họ Tắc kè ở Lào. 2. Mục tiêu của luận án 2.1. Mục tiêu tổng quát Cung cấp các dẫn liệu khoa học về đa dạng thành phần và đặc điểm phân bố, nhằm đề xuất các giải pháp cho công tác bảo tồn các loài thuộc họ Tắc kè (Gekkonidae) ở khu vực núi đá vôi của Lào. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được mức độ đa dạng loài thuộc họ Gekkonidae ở khu vực nghiên cứu. - Xác định được thành phần loài và quan hệ di truyền của các loài thuộc giống Cyrtodactylus, Dixonius và Gekko. - Đánh giá được mối quan hệ tương đồng về thành phần loài tắc kè giữa các địa điểm nghiên cứu.
- 3 - Đánh giá được hiện trạng phân bố các loài tắc kè theo sinh cảnh, độ cao và vị trí bắt gặp. - Xác định được các nhân tố đe dọa và tình trạng bảo tồn của các loài tắc kè ở Lào. - Đề xuất được các giải pháp bảo tồn họ Tắc kè Gekkonidae ở hệ sinh thái núi đá vôi của Lào. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các loài trong họ Gekkonidae. - Phạm vi nghiên cứu: Tại khu vực núi đá vôi ở một số tỉnh miền Bắc và Trung Lào như: tỉnh Viêng Chăn, tỉnh Luông Pha Bang, tỉnh Khăm Muôn, tỉnh U Đôm Xay, tỉnh Húa Phăn và tỉnh Xiêng Khoảng. 4. Những đóng góp mới của luận án - Ghi nhận 28 loài tắc kè ở khu vực nghiên cứu. Công bố 06 loài mới cho khoa học: Cyrtodactylus houaphanensis, Cyrtodactylus muangfuangensis, Cyrtodactylus ngoiensis, Dixonius lao, Dixonius somchanhae và Gekko khunkhamensis, ghi nhận phân bố mới 02 loài cho tỉnh U Đôm Xay Cyrtodactylus wayakonei và Hemiphyllodactylus kiziriani. - Mô tả đặc điểm hình thái đặc trưng 28 loài thu được mẫu và bổ sung dẫn liệu khoa học về phân bố của các loài tắc kè ở khu vực nghiên cứu. Cung cấp dẫn liệu mới về quan hệ di truyền của 3 giống trong họ Tắc kè tại Lào. - Đánh giá được mức độ tương đồng thành phần loài tắc kè giữa các địa điểm nghiên cứu và đặc điểm phân bố của các loài tắc kè theo sinh cảnh, độ cao và vị trí bắt gặp. - Đánh giá được hiện trạng, mối đe dọa và đề xuất giải pháp bảo tồn họ Tắc kè ở khu vực núi đá vôi của Lào. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5.1. Ý nghĩa khoa học - Đã công bố 6 loài mới cho khoa học và ghi nhận phân bố mới của 2 loài tắc kè ở Lào.
- 4 - Đã cập nhật thông tin về thành phần loài, đặc điểm phân bố các loài tắc kè ở 6 khu vực rừng trên núi đá vôi thuộc miền Bắc và miền Trung Lào: Viêng Chăn, Luông Pha Bang, Khăm Muôn, U Đôm Xay, Húa Phăn và Xiêng Khoảng. - Đã cung cấp thông tin về đặc điểm hình thái và đánh giá quan hệ di truyền của các loài thuộc 3 giống Cyrtodactylus, Dixonius và Gekko. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài đã cung cấp các thông tin làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch và quản lý bảo tồn đa dạng sinh học ở miền Bắc và miền Trung Lào thông qua: 1) Xác định các địa điểm ưu tiên bảo tồn. 2) Xác định các đối tượng tắc kè ưu tiên bảo tồn. 3) Xác định các hoạt động cần tiên bảo tồn.
- 5 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu bò sát ở Lào Những công trình nghiên cứu về bò sát ở Lào hiện còn ít và chỉ tăng đáng kể trong những năm cuối của thế kỷ 20. Năm 1999, Stuart xuất bản danh sách các loài bò sát ở Lào lần đầu tiên với 109 loài bò sát được ghi nhận (Stuart et al., 1999). Năm 2004, Teynié et al. công bố danh sách cập nhật thêm 29 loài bò sát được ghi nhận ở Lào. Bốn năm sau, Stuart và Heatwole (2008) ghi nhận thêm 13 loài bò sát ở nước này. Năm 2010, có thêm 6 loài bò sát mới được mô tả từ Lào nâng tổng số 157 loài được ghi nhận ở Lào. Từ 2010 cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện tại một số tỉnh của Lào như Luông Pha Bang, Viêng Chăn, Khăm Muôn và ghi nhận thêm 24 loài mới được mô tả, bao gồm: 2 loài mới được mô tả năm 2011, 9 loài mới được mô tả năm 2009, 6 loài mới được mô tả năm 2015, 5 loài mới được mô tả năm 2016, 1 loài mới được mô tả năm 2017 và 1 loài mới được mô tả năm 2018. năm 2018, tổng số loài bò sát được ghi nhận và mô tả ở Lào là 181 loài (Uetz et al. 2018), đến năm 2020 tổng số loài bò sát ở Lào là được tăng lên tới 212 loài, và tới tháng 05 năm 2021 tăng lên 225 loài (Uetz et al. 2021). 250 200 225 212 181 150 151 157 138 100 109 50 0 Stuart Teynie Stuart et al Uetz et al Uetz et al Uetz et al Uetz et al (1999) (2004) (2008) (2010) (2018) (2020) (2021) Hình 1.1. Tổng số loài bò sát được ghi nhận ở Lào từng giai đoạn
- 6 1.2. Hệ thống phân loại và phân bố họ Tắc kè (Gekkonidae) Họ Tắc kè nằm trong Giới động vật (Animalia), Ngành động vật có xương sống (Chordata), Lớp Bò sát (Reptilia) và Bộ Có vẩy (Squamata). Chúng sống tập trung phần lớn ở các vùng khí hậu ấm trên khắp thế giới. Các loài trong họ Tắc kè (Gekkonidae) có tiếng kêu độc đáo trong các nhóm thằn lằn, chúng dùng âm thanh để giao tiếp với nhau. Phần lớn tắc kè không có mí mắt mà có màng trong suốt, được làm sạch bằng cách liếm. Nhiều loài tắc kè xả mùi hôi hoặc phân vào kẻ thù của chúng để tự vệ. Nhiều loài có giác bám dưới các ngón chân cho phép chúng bám vào thân cây, trần và tường dễ dàng. Đến tháng 05 năm 2021 họ Tắc kè (Gekkonidae) trên toàn cầu có 58 giống và 1.430 loài (bảng 1.1). Bảng 1.1. Số loài trong các giống thuộc họ Tắc kè (Uetz et al. 2021) Stt Giống (Genus) Số loài Stt Giống (Genus) Số loài 1 Afroedura 32 30 Lakigecko 1 2 Afrogecko 2 31 Lepidodactylus 41 3 Agamura 2 32 Luperosaurus 9 4 Ailuronyx 3 33 Lygodactylus 71 5 Alsophylax 6 34 Matoatoa 2 6 Altiphylax 5 35 Mediodactylus 17 7 Blaesodactylus 6 36 Microgecko 8 8 Bunopus 3 37 Nactus 35 9 Calodactylodes 2 38 Narudasia 1 10 Chondrodactylus 6 39 Pachydactylus 57 11 Christinus 3 40 Paragehyra 4 12 Cnemaspis 181 41 Paroedura 24 13 Crossobamon 2 42 Parsigecko 1 14 Cryptactites 1 43 Perochirus 3 15 Cyrtodactylus 314 44 Phelsuma 52 16 Cyrtopodion 24 45 Pseudoceramodactylus 1 17 Dixonius 13 46 Pseudogekko 11
- 7 Stt Giống (Genus) Số loài Stt Giống (Genus) Số loài 18 Dravidogecko 7 47 Ptenopus 3 19 Ebenavia 6 48 Ramigekko 1 20 Elasmodactylus 2 49 Rhinogekko 2 21 Geckolepis 5 50 Rhoptropella 1 22 Gehyra 67 51 Rhoptropus 9 23 Gekko 83 52 Stenodactylus 10 24 Goggia 10 53 Tenuidactylus 8 25 Hemidactylus 173 54 Trachydactylus 2 26 Hemiphyllodactylus 49 55 Trigonodactylus 4 27 Heteronotia 5 56 Tropiocolotes 12 28 Homopholis 4 57 Urocotyledon 5 29 Kolekanos 1 58 Uroplatus 21 Hình 1.2. Bàn đồ phân bố của họ Tắc kè (Gekkonidae) ở trên toàn cầu. Nguồn ảnh: RepFocus. 1.2.1. Nghiên cứu họ Tắc kè ở các nước lân cận - Ở Việt Nam: Việt Nam nằm ở phía Đông của Lào có biên giới kéo dài từ Bắc đến Nam như vậy về hệ sinh thái, địa lý sinh vật có thể nói phần lớn là khá tương đồng. Những công trình nghiên cứu bò sát nói chung họ Gekkonidae
- 8 nói riêng, ở Việt Nam được tiến hành khá sớm từ đầu thế kỉ 19. Cho đến nay các chuyên gia đã phát hiện và công bố 94 loài nằm trong 8 giống của họ Gekkonidae như: Giống Cnemaspis có 6 loài, Cyrtodactylus có 48 loài, Dixonius có 6 loài, Gehyra 3 loài, Gekko có 17 loài, Hemidactylus có 7 loài, Hemiphyllodactylus có 6 loài, và Lepidodactylus có 1 loài (Uetz et al. 2021). (Chi tiết các loài ở phụ lục 09). - Ở Thái Lan: Thái Lan có biên giới giáp phía Tây của Lào. Việc nghiên cứu về bò sát của nước này cũng được tổ chức thực hiện khá mạnh cho đến nay đã thể hiện kết quả công bố của các loài họ Tắc kè (Gekkonidae) là 94 loài nằm trong 7 giống: Giống Cnemaspis có 19 loài, Cyrtodactylus có 38 loài, Dixonius có 7 loài, Gehyra 4 loài, Gekko có 15 loài, Hemidactylus có 5 loài, Hemiphillodactylus có 6 loài, và Ptychozoon 5 loài (Uetz et al. 2021). (Chi tiết các loài ở phụ lục 10). - Ở Cam Pu Chia: Có biên giới giáp phía Nam của Lào. Các nghiên cứu về bò sát ở nước này hiện cũng còn ít và chỉ tăng đáng kể trong những năm cuối của thế kỷ 20. Và cho tới năm 2018, tổng cộng có 187 loài bò sát được ghi nhận (Uetz et al. 2018). Hiện tại ở Cam Pu Chia có 25 loài là họ Tắc kè (Gekkonidae) nằm trong 7 giống: Giống Cnemaspis có 3 loài, giống Cyrtodactylus có 10 loài, giống Dixonius có 2 loài, giống Gehyra 2 loài, giống Gekko 5 loài, Hemidactylus có 2 loài và giống Hemiphillodactylus có 1 loài (Uetz et al. 2021). (Chi tiết các loài ở phụ lục 11). - Ở Myanmar: Có bên giới giáp phía Tây Bắc của Lào. Các nghiên cứu của chuyên gia về bò sát ở nước này hiện cũng được tiến hành nhiều đặc biệt là họ Tắc kè (Gekkonidae). Và cho tới nay, tổng cộng có 77 loài họ Tắc kè được ghi nhận và mô tả nằm trong 6 giống như: Giống Cnemaspis có 3 loài, giống Cyrtodactylus có 45 loài, giống Gekko 6 loài, giống Hemidactylus có 10 loài, giống Hemiphyllodactylus có 12 loài và giống Lepidodactylus 1 loài (Uetz et al. 2021). (Chi tiết các loài ở phụ lục 12).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 364 | 78
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng kali cho mía đồi vùng Lam Sơn - Thanh Hóa
212 p | 171 | 36
-
Luận án Tiến sĩ lâm nghiệp: Xây dựng phương pháp để cộng đồng ứng dụng trong đo tính, giám sát carbon rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên - Phạm Tuấn Anh
192 p | 109 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Tác động của du lịch sinh thái đến quản lý rừng đặc dụng tại Vườn Quốc gia Ba Vì
211 p | 30 | 14
-
Luận án Tiến sĩ lâm nghiệp: Xác định lập địa, trạng thái thích hợp và kỹ thuật làm giàu rừng khộp bằng cây tếch (tectona grandis L.F.) ở tỉnh Đăk Lăk
188 p | 85 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số thông số kỹ thuật của thiết bị cô đặc mật ong kiểu chân không dạng ống phối hợp công nghệ siêu âm
179 p | 21 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng kali cho mía đồi vùng Lam Sơn - Thanh Hóa
28 p | 135 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Sử dụng vỏ quả chanh leo (Passiflora edulis) làm thức ăn cho bò sữa tại Sơn La
139 p | 35 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) tại Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn
185 p | 23 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo lá tràm cung cấp gỗ lớn ở vùng Đông Bắc Bộ
168 p | 18 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật nhân giống mai cây (Dendrocalamus yunnanicus Hsueh Et D.Z.Li) tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
224 p | 25 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu truyền động vô cấp sử dụng hộp số phân nhánh công suất thủy tĩnh trên máy kéo nông nghiệp
144 p | 14 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng thâm canh Quế (Cinnamomum cassia BL.) tại ba vùng sinh thái chính của Việt Nam
208 p | 19 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật gây trồng Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lecomte) tại một số tỉnh phía Bắc
217 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu giải pháp bón phân hợp lý cho rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) ở Quảng Ninh
175 p | 7 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật gây trồng Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lecomte) tại một số tỉnh phía Bắc
29 p | 9 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng thâm canh Quế (Cinnamomum cassia BL.) tại ba vùng sinh thái chính của Việt Nam
27 p | 9 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu giải pháp bón phân hợp lý cho rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) ở Quảng Ninh
26 p | 13 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn