Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai (Blanco).Rolfe) tại vùng Đông Nam Bộ
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp những thông tin cơ bản làm cơ sở khoa học cho việc chọn giống, nhân giống, trồng và nuôi dưỡng rừng Chiêu liêu nước, nhằm nâng cao năng suất rừng và đa dạng hóa loài cây trồng rừng bản địa ở vùng Đông Nam Bộ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai (Blanco).Rolfe) tại vùng Đông Nam Bộ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THANH MINH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG CHIÊU LIÊU NƢỚC (Terminalia calamansanai (Blanco).Rofe) TẠI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP Hà Nội - 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THANH MINH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG CHIÊU LIÊU NƢỚC (Terminalia calamansanai (Blanco).Rofe) TẠI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ Chuyên ngành : Lâm sinh Mã số : 9 62 02 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thế Dũng TS. Giang Văn Thắng Hà Nội - 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là của tôi, đƣợc thực hiện trong thời gian từ năm 2014 - 2020. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác, ngoài những công bố của chính tác giả có liên quan đến luận án theo qui định đối với nghiên cứu sinh. Luận án có sử dụng một số kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng cây gỗ lớn mọc nhanh Thanh thất (Ailanthus triphysa Alston) và Chiêu liêu nƣớc (Terminalia calamansanai (Blanco) Rolfe) trên một số vùng sinh thái trọng điểm” từ 2014-2018, do PGS.TS Phạm Thế Dũng là chủ nhiệm đề tài, nghiên cứu sinh là cộng tác viên trực tiếp thực hiện nội dung nghiên cứu này. Các số liệu đã đƣợc chủ nhiệm đề tài và các cộng tác viên đồng cho sử dụng vào nội dung luận án. Tác giả Nguyễn Thanh Minh
- ii LỜI CẢM ƠN Luận án này đƣợc hoàn thành tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam theo chƣơng trình đào tạo nghiên cứu sinh khóa 25/2013, từ năm 2013 - 2020. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án, tác giả đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của Ban lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Viện khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ. Tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ qu báu đó. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Thế Dũng, TS. Giang Văn Thắng là ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án này. Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệp Lâm nghiệp Đông Nam Bộ, Vƣờn quốc gia Lò Gò Xa Mát, Khu bảo tồn Thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, nơi tác giả công tác, thu thập số liệu và triển khai các thí nghiệm, đã tạo điều kiện về thời gian và công việc để tác giả theo học và hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời thân trong gia đình đã luôn động viên, khích lệ và hỗ trợ về mặt tinh thần cũng nhƣ vật chất trong suốt những năm tháng thực hiện luận án. Trân trọng! Tác giả
- iii MỤC LỤC ........................................................................................................................... Trang LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH SÁCH CÁC BẢNG......................................................................................... vi DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... x MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ................................................ 3 4. Những đóng góp mới của luận án.............................................................. 3 5. Đối tƣợng và giới hạn nghiên cứu ............................................................. 3 6. Cấu trúc của luận án .................................................................................. 4 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 5 1.1. Trên thế giới............................................................................................ 5 1.1.1. Nghiên cứu về kết cấu loài cây gỗ ................................................... 5 1.1.2. Nghiên cứu về tái sinh, vật hậu và hạt giống ................................... 6 1.1.3. Một số nghiên cứu về trồng rừng gỗ lớn b ng cây gỗ bản địa ........ 8 1.1.4. Những nghiên cứu về chi Chiêu liêu và loài Chiêu liêu nƣớc ......... 9 1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 13 1.2.1. Nghiên cứu về kết cấu loài cây gỗ ................................................. 13 1.2.2. Nghiên cứu về tái sinh, vật hậu và hạt giống ................................. 15 1.2.3. Nghiên cứu về trồng rừng gỗ lớn b ng cây gỗ bản địa .................. 17 1.2.4. Nghiên cứu về chọn và nhân giống ................................................ 19
- iv 1.2.5. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con và trồng rừng ............................. 21 1.2.6. Nghiên cứu về chi Chiêu liêu và loài Chiêu liêu nƣớc .................. 23 1.3. Thảo luận .............................................................................................. 26 Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 28 2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 28 2.1.1. Một số đặc điểm sinh học của Chiêu liêu nƣớc ............................. 28 2.1.2. Chọn giống, khảo nghiệm xuất xứ kết hợp với khảo nghiệm hậu thế Chiêu liêu nƣớc ........................................................................................ 28 2.1.3. Kỹ thuật nhân giống Chiêu liêu nƣớc ............................................ 28 2.1.4. Kỹ thuật trồng rừng Chiêu liêu nƣớc ............................................. 28 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 28 2.2.1. Quan điểm và phƣơng pháp tiếp cận .............................................. 28 2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ..................................................... 29 2.2.3. Phƣơng pháp xử l số liệu .............................................................. 40 2.2.4. Công cụ xử l số liệu...................................................................... 47 2.3. Khái quát đặc điểm khu vực nghiên cứu .............................................. 47 2.3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu lâm học và vật hậu ........................ 47 2.3.2. Đặc điểm khu vực khảo nghiệm giống và ảnh hƣởng của loại đất 48 2.3.3. Đặc điểm khu vực nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng ....................... 49 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 50 3.1. Một số đặc điểm sinh học của Chiêu liêu nƣớc .................................... 50 3.1.1. Vai trò của Chiêu liêu nƣớc trong những quần xã thực vật rừng .. 50 3.1.2. Cấu trúc quần thụ của trạng thái rừng trung bình và giàu ............. 58 3.1.3. Đặc điểm vật hậu của Chiêu liêu nƣớc .......................................... 67 3.1.4. Đặc điểm hạt giống ........................................................................ 69 3.2. Chọn giống, khảo nghiệm xuất xứ kết hợp với khảo nghiệm hậu thế .. 73 3.2.1. Tuyển chọn cây trội ........................................................................ 73
- v 3.2.2. Khảo nghiệm xuất xứ kết hợp với khảo nghiệm hậu thế ............... 75 3.3. Kỹ thuật nhân giống Chiêu liêu nƣớc ................................................... 81 3.3.1. Kỹ thuật nhân giống b ng hạt ........................................................ 81 3.3.2. Kỹ thuật nhân giống b ng hom ...................................................... 84 3.4. Kỹ thuật trồng rừng Chiêu liêu nƣớc .................................................... 91 3.4.1. Ảnh hƣởng của tiêu chuẩn cây giống đến tỷ lệ sống và sinh trƣởng .................................................................................................................. 91 3.4.2. Ảnh hƣởng của phân bón đến tỷ lệ sống và sinh trƣởng........................ 94 3.4.3. Ảnh hƣởng của loại đất trồng rừng đến tỷ lệ sống và sinh trƣởng .... 97 3.4.4. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến tỷ lệ sống và sinh trƣởng..................... 98 3.4.5. Ảnh hƣởng của phƣơng thức trồng hỗn giao đến tỷ lệ sống và sinh trƣởng................................................................................................................... 100 3.4.6. Ảnh hƣởng của phƣơng thức trồng làm giàu rừng đến tỷ lệ sống và sinh trƣởng............................................................................................................................. 102 3.5. Đề xuất áp dụng kết quả nghiên cứu .................................................. 105 3.5.1. Nguồn giống ................................................................................. 105 3.5.2. Kỹ thuật nhân giống Chiêu liêu nƣớc .......................................... 105 3.5.3. Kỹ thuật trồng rừng Chiêu liêu nƣớc ........................................... 107 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 110 1.Kết luận ................................................................................................... 110 2. Tồn tại .................................................................................................... 111 3. Kiến nghị................................................................................................ 112 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ........................................................ 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 114 Tiếng Việt .................................................................................................. 114 Tài liệu Tiếng Nƣớc Ngoài ........................................................................ 119 PHỤ LỤC.................................................................................................................... 123
- vi DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng ......................................................................................................... Trang Bảng 2.1. Tiêu chí cho điểm cây trội ................................................................................... 34 Bảng 2.2. Tiêu chí để cho điểm độ thẳng thân cây ............................................................ 44 Bảng 2.3. Đặc điểm đất tại các địa điểm trồng rừng thí nghiệm ...................................... 49 Bảng 3.1. Kết cấu loài cây gỗ của những QXTV ở TTRTB............................................ 50 Bảng 3.2. Hệ số tƣơng đồng về loài cây gỗ giữa những QXTV thuộc TTRTB .... 51 Bảng 3.3. Kết cấu loài cây gỗ của những QXTV ở TTRG .............................................. 52 Bảng 3.4. Hệ số tƣơng đồng về loài cây gỗ giữa những QXTV trong TTRG............... 53 Bảng 3.5. Kết cấu loài cây tái sinh của QXTV thuộc TTRTB......................................... 54 Bảng 3.6. Kết cấu loài cây tái sinh của QXTV thuộc TTRG ........................................... 54 Bảng 3.7. Tỷ lệ cây tái sinh Chiêu liêu nƣớc trong những QXTV thuộc TTRTB và TTRG ....................................................................................................................................... 56 Bảng 3.8. Kết cấu loài cây gỗ của những QXTV thuộc TTRTB và TTRG .................. 57 Bảng 3.9. Đặc trƣng thống kê phân bố N D trong những QXTV thuộc TTRTB và TTRG ....................................................................................................................................... 58 Bảng 3.10. Phân bố thực nghiệm N D trong những QXTV thuộc TTRTB và TTRG ………………………………………………………………….............................. .59 Bảng 3.11. Phân bố l thuyết N D trong những QXTV thuộc TTRTB ..................... 60 Bảng 3.12. Phân bố l thuyết N D trong những QXTV thuộc TTRG ..................... 61 Bảng 3.13. Phân bố N D của Chiêu liêu nƣớc trong những QXTV thuộc TTRTB ..... 61 Bảng 3.14. Phân bố N D của Chiêu liêu nƣớc trong những QXTV thuộc TTRG...... 62 Bảng 3.15. Đặc trƣng thống kê phân bố N H trong những QXTV thuộc TTRTB và TTRG…………………………………………………………………………….63 Bảng 3.16. Phân bố N H thực nghiệm trong những QXTV thuộc TTRTB và TTRG………………………………………………………………………….. ... 64 Bảng 3.17. Phân bố l thuyết N H trong những QXTV thuộc TTRTB ....................... 65 Bảng 3.18. Phân bố l thuyết N H trong những QXTV thuộc TTRG ..................... 65
- vii Bảng 3.19. Phân bố N H của Chiêu liêu nƣớc trong những QXTV thuộc TTRTB…………………………………………………………………………66 Bảng 3.20. Phân bố N H của Chiêu liêu nƣớc trong những QXTV thuộc TTRG………………………………………………………………………….. .. 66 Bảng 3.21. Các đặc điểm vật hậu của Chiêu liêu nƣớc tại Mã Đà - Đồng Nai.............. 67 Bảng 3.22. Các pha vật hậu chính của Chiêu liêu nƣớc .................................................... 68 Bảng 3.23. Kích thƣớc của hạt nguyên cánh và không cánh............................................ 69 Bảng 3.24. Khối lƣợng hạt nguyên cánh và không cánh .................................................. 70 Bảng 3.25. Ầm độ của hạt Chiêu liêu nƣớc không có cánh.............................................. 71 Bảng 3.26. Tỷ lệ nảy mầm của các nghiệm thức bảo quản trong 24 tháng.................... 71 Bảng 3.27. Đặc trƣng D1.3 và Hvn của cây trội ở các vùng sinh thái ....................... 74 Bảng 3.28. Đặc trƣng Hdc và điểm số của cây trội ở các vùng sinh thái....................... 74 Bảng 3.29 Sinh trƣởng, năng suất các xuất xứ Chiêu liêu nƣớc 5 năm tuổi................... 76 Bảng 3.30. Năng suất và chất lƣợng của các xuất xứ Chiêu liêu nƣớc 5 tuổi ................ 77 Bảng 3.31. Sinh trƣởng, năng suất của gia đình Chiêu liêu nƣớc ở 5 năm tuổi ............. 78 Bảng 3.32. Năng suất rừng và chất lƣợng cây các gia đình Chiêu liêu nƣớc 5 tuổi ... 79 Bảng 3.33. Ảnh hƣởng của nhiệt độ nƣớc đến tỷ lệ nảy mầm hạt................................... 82 Bảng 3.34. Ảnh hƣởng của thành phần ruột bầu đến tỷ lệ sống và sinh trƣởng của cây con............................................................................................................................................. 83 Bảng 3.35. Ảnh hƣởng của chất KTST và nồng độ tới khả năng ra rễ ........................... 85 Bảng 3.36. Ảnh hƣởng của thời gian xử l thuốc tới khả năng ra rễ ............................... 87 Bảng 3.37. Ảnh hƣởng của giá thể giâm hom tới khả năng ra rễ..................................... 87 Bảng 3.38. Ảnh hƣởng của tuổi cây mẹ lấy hom đến khả năng ra rễ.............................. 88 Bảng 3.39. Ảnh hƣởng của mùa vụ tới khả năng ra rễ ...................................................... 89 Bảng 3.40. Ảnh hƣởng của tiêu chuẩn cây giống đến tỷ lệ sống rừng trồng.................. 91 Bảng 3.41. Ảnh hƣởng tiêu chuẩn cây giống đến sinh trƣởng rừng trồng 2 và 3 tuổi .....92 Bảng 3.42. Ảnh hƣởng của tiêu chuẩn cây giống đến sinh trƣởng rừng trồng 4 tuổi ... 93
- viii Bảng 3.43. Ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng Chiêu liêu nƣớc tuổi 2 và 3 ...94 Bảng 3.44. Ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng Chiêu liêu nƣớc ở tuổi 4 .......... 95 Bảng 3.45. Sinh trƣởng và tỷ lệ sống của Chiêu liêu nƣớc 2 và 3 tuổi trên hai loại đất...97 Bảng 3.46. Sinh trƣởng của Chiêu liêu nƣớc 4 tuổi trên hai loại đất ............................... 97 Bảng 3.47. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến sinh trƣởng Chiêu liêu nƣớc 9 tuổi .....99 Bảng 3.48. Phẩm chất cây ở thí nghiệm mật độ trồng Chiêu liêu nƣớc 9 tuổi ...... 99 Bảng 3.49. Sinh trƣởng Chiêu liêu nƣớc 2 và 3 tuổi ở thí nghiệm trồng hỗn giao .. 100 Bảng 3.50. Sinh trƣởng của Chiêu liêu nƣớc 4 tuổi ở thí nghiệm trồng hỗn giao 101 Bảng 3.51. Sinh trƣởng Chiêu liêu nƣớc 2 và 3 tuổi ở thí nghiệm trồng làm giàu rừng103 Bảng 3.52. Sinh trƣởng Chiêu liêu nƣớc 4 tuổi ở thí nghiệm trồng làm giàu rừng.. 104
- ix DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình ....................................................................................................... Trang Hình 2.1. Sơ đồ các bƣớc nghiên cứu của luận án .......................................... 29 Hình 2.2. Sơ đồ bố trí ô dạng bản để xác định tái sinh tự nhiên của Chiêu liêu nƣớc các ô tiêu chuẩn ...................................................................................... 30 Hình 3.1. Biểu đồ biểu thị phân bố chiều cao của cây tái sinh trong những QXTV thuộc trạng thái rừng trung bình ......................................................... 55 Hình 3.2. Biểu đồ biểu thị phân bố chiều cao của cây tái sinh trong những QXTV thuộc trạng thái rừng giàu. .................................................................. 56 Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn phân bố N D đối với những QXTV thuộc trạng thái rừng trung bình a) và trạng thái rừng giàu b) ............................................... 60 Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn phân bố N H đối với những QXTV thuộc trạng thái rừng trung bình a) và trạng thái rừng giàu b) ............................................... 65 Hình 3.5. Một số hình ảnh hoa và quả Chiêu liêu nƣớc ................................. 68 Hình 3.6. Tỷ lệ nảy mầm theo thời gian của 3 phƣơng thức bảo quản ........... 72 Hình 3.7. Hạt Chiêu liêu nƣớc và kiểm nghiệm nảy mầm.............................. 73 Hình 3.8. Cây trội Chiêu liêu nƣớc tại Đồng Nai và Gia Lai ......................... 75 Hình 3.9. Chiêu liêu nƣớc 4 tuổi tại khảo nghiệm giống ở Tây Ninh ............ 80 Hình 3.10. Ảnh hƣởng thời gian xử l thuốc của giâm hom Chiêu liêu nƣớc 90 Hình 3.11. Chiêu liêu nƣớc 4 tuổi tại trạm Sông Mây - Đồng Nai ................. 96 Hình 3.12. Chiêu liêu nƣớc tại thí nghiệm trồng làm giàu rạch rộng 6 m .... 105
- x DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên gọi đầy đủ CS (%) Hệ số tƣơng đồng về loài. CV% Hệ số biến động. D0 (cm) Đƣờng kính gốc. D1.3 (cm) Đƣờng kính thân ngang ngực. DMax – DMin Biên độ biến động đƣờng kính thân cây. Đt m) Đƣờng kính tán Đtt Độ thẳng thân FD, FH Hàm phân bố tích lũy đƣờng kính và chiều cao. Gp (%) Tỷ lệ nảy mầm. GE (%) Thế nảy mầm. Hvn (m) Chiều cao toàn thân hay vút ngọn. HG Tỷ lệ hỗn giao giữa các loài cây gỗ. HMax – HMin Biên độ biến động chiều cao thân cây. Hdc (m) Chiều cao dƣới cành IVI (%) Ch số giá trị quan trọng của loài cây gỗ. LMax (cm) Chiều dài rễ của hom. KBTTNVHĐN Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai Sai số tuyệt đối trung bình Mean Absolute MAE Error). ME Sai số trung bình. Sai số tuyệt đối trung bình theo phần trăm Mean MAPE Absolute Percent Error). M (m3/ha) Trữ lƣợng rừng trên 1 ha. N (cây/ha) Số cây trên 1 ha.
- xi Chữ viết tắt Tên gọi đầy đủ NS Năng suất NT Nghiệm thức QXTV Quần xã thực vật rừng. r2 Hệ số xác định. R (%) Tỷ lệ ra rễ Ri (%) Ch số ra rễ của hom. ±SEE Sai lệch chuẩn. s (m2) Diện tích ô mẫu. SR Số rễ của hom. TB Trung bình TLNM (%) Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống. TLS (%) Tỷ lệ sống. TTRG Trạng thái rừng giàu TTRTB Trạng thái rừng trung bình Vcây (m3/ha) Thể tích thân cây bình quân. XL Xử l ZY (Y = D, H, M) Lƣợng tăng trƣởng thƣờng xuyên hàng năm. ∆Y Y = D, H, M) Lƣợng tăng trƣởng bình quân hàng năm. S (m2) Diện tích ô tiêu chuẩn.
- 1 MỞ ĐẦU 1. T nh cấp thiết của đề tài Trong gần thập niên qua giá trị các sản phẩm chế biến gỗ xuất khẩu của nƣớc ta gia tăng mạnh, từ 5,3 tỷ USD trong năm 2013 đến hơn 9,3 tỷ USD năm 2018. Hiện nay Việt Nam trở thành nƣớc xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất ASEAN, đứng thứ hai tại châu Á và thứ 5 trên thế giới. Sản phẩm đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam đã có mặt trên 120 thị trƣờng nƣớc ngoài. Trong năm 2018, ngành lâm nghiệp đã cung ứng 28,45 triệu m3 gỗ nguyên liệu, đạt 76,4% cho công nghiệp chế biến gỗ Bộ NN&PTNN, 2019) [7]. Tuy vậy, hiện nay rừng nƣớc ta vẫn chƣa cung cấp đủ gỗ lớn với chất lƣợng cao cho ngành chế biến gỗ. Vì thế, ngành lâm nghiệp vẫn phải nhập khẩu một lƣợng lớn gỗ nguyên liệu. Năm 2018, lƣợng gỗ tròn nhập khẩu cho ngành chế biến gỗ là trên 2,2 triệu m3. Điều đó đã ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu Tô Xuân Phúc và cs, 2019) [37]. Nghiên cứu sử dụng các loài cây gỗ bản địa có giá trị để trồng rừng cung cấp gỗ lớn là một nhiệm vụ quan trọng của ngành lâm nghiệp. Tuy vậy, cho đến nay số lƣợng các loài cây gỗ bản địa đƣợc tuyển chọn để trồng rừng và làm giàu rừng ở Việt Nam còn rất ít. Để “Nâng cao năng suất, chất lƣợng và giá trị rừng trồng sản xuất” và “Nâng cao giá trị sản phẩm gỗ qua chế biến” QĐ 774&919 Bộ NN&PTNT), ngành lâm nghiệp cần phải trồng rừng gỗ lớn, nhất là đối với các loài cây gỗ bản địa. Thế nhƣng, hiện nay ngành lâm nghiệp vẫn còn thiếu không ch nguồn giống chất lƣợng cao, mà còn cả kỹ thuật trồng và nuôi dƣỡng rừng trồng từ những cây gỗ bản địa. Hạn chế này dẫn đến những khó khăn cho việc hoàn thành mục tiêu chiến lƣợc của ngành. Vì thế, những nghiên cứu về chọn giống, nhân giống, kỹ thuật trồng rừng và làm giàu rừng tự nhiên nghèo b ng một số loài cây gỗ bản địa có vùng phân bố tự nhiên rộng, sinh trƣởng nhanh, cho gỗ lớn là một vấn đề đang đƣợc quan tâm hiện nay.
- 2 Chiêu liêu nƣớc Terminalia calamansanai (Blanco) Rolfe) thuộc họ Bàng (Combretaceae) là loài cây gỗ lớn, cao đến 30 - 40 mét, đƣờng kính có thể đạt 60 – 80 cm, thậm chí tới 2 mét. Loài cây này phân bố rộng ở các t nh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Gỗ Chiêu liêu nƣớc có màu trắng trung bình, mịn, thớ thẳng và dễ gia công chế biến. Vì thế, gỗ Chiêu liêu nƣớc đƣợc sử dụng để làm gỗ ván, gỗ dán, đồ mộc gia dụng và gỗ xây dựng (Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh, 2003) [21]. Chiêu liêu nƣớc, ra hoa hàng năm, tạo điều kiện tốt cho việc chọn giống và trồng rừng. Cho đến nay, loài cây này chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu sâu về chọn giống, nhân giống, kỹ thuật trồng rừng và trồng làm giàu rừng. Các nghiên cứu trƣớc đây đối với loài cây này mới ch dừng lại ở mô tả, phân loại. Từ nhƣng l do trên, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Chiêu liêu nƣớc (Terminalia calamansanai (Blanco) Rolfe) tại vùng Đông Nam Bộ” đặt ra là cần thiết và có nghĩa nh m góp phần phát triển trồng rừng sản xuất cung cấp gỗ lớn cho ngành chế biến gỗ ở nƣớc ta. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Cung cấp những thông tin cơ bản làm cơ sở khoa học cho việc chọn giống, nhân giống, trồng và nuôi dƣỡng rừng Chiêu liêu nƣớc, nh m nâng cao năng suất rừng và đa dạng hóa loài cây trồng rừng bản địa ở vùng Đông Nam Bộ. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định đƣợc một số đặc điểm sinh học của cây Chiêu liêu nƣớc, làm cơ sở xây dựng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp. - Chọn đƣợc xuất xứ và gia đình Chiêu liêu nƣớc có khả năng sinh trƣởng nhanh đáp ứng đƣợc yêu cầu trồng rừng cây bản địa. - Xác định kỹ thuật nhân giống Chiêu liêu nƣớc b ng phƣơng pháp gieo hạt và giâm hom. - Xác định đƣợc kỹ thuật trồng, nuôi dƣỡng rừng trồng Chiêu liêu nƣớc thuần loài và hỗn giao trên một số loại đất chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ.
- 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học Bổ sung một số thông tin khoa học về đặc điểm sinh học của cây Chiêu liêu nƣớc để làm cơ sở chọn giống, nhân giống và trồng rừng có năng suất và chất lƣợng cao ở vùng Đông Nam Bộ. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng để phát triển rừng trồng Chiêu liêu nƣớc cung cấp gỗ lớn có năng suất và chất lƣợng ở vùng Đông Nam Bộ. 4. Những đóng góp mới của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án đã đƣa ra những điểm mới sau đây: - Thứ nhất, cung cấp một số cơ sở khoa học từ đặc điểm lâm học, vật hậu, đặc điểm hạt giống đến chọn giống, nhân giống và trồng rừng Chiêu liêu nƣớc - Thứ hai, đã xác định đƣợc 1 xuất xứ và 4 gia đình Chiêu liêu nƣớc đáp ứng tiêu chuẩn của Ngành Lâm nghiệp để công nhận giống cây trồng Lâm nghiệp mới. - Thứ ba, đã hoàn thiện kỹ thuật nhân giống hữu tính, vô tính, xác định tiêu chuẩn cây con và một số kỹ thuật chủ yếu để trồng rừng Chiêu liêu nƣớc. 5. Đối tƣợng và giới hạn nghiên cứu 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là quần thể Chiêu liêu nƣớc tự nhiên, hạt giống, cây con trong vƣờn ƣơm và rừng trồng Chiêu liêu nƣớc thuần loài và hỗn giao từ 1- 5 và 9 tuổi. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Luận án này ch nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học nhƣ đặc điểm lâm học, vật hậu và hạt Chiêu liêu nƣớc; khảo nghiệm xuất xứ kết hợp với khảo nghiệm gia đình; kỹ thuật nhân giống gieo ƣơm b ng hạt và giâm hom; kỹ thuật trồng rừng thuần loài, hỗn giao và trồng làm giàu rừng.
- 4 - Về địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu về đặc điểm lâm học, vật hậu đƣợc thực hiện tại rừng kín thƣờng xanh hơi ẩm nhiệt đới ở khu vực Mã Đà thuộc t nh Đồng Nai. Chọn giống Chiêu liêu nƣớc đƣợc thực hiện tại 4 vùng sinh thái: Nam Trung Bộ Ninh Thuận), Tây Nam Bộ (Kiên Giang), Đông Nam Bộ Đồng Nai, Tây Ninh) và Tây Nguyên (Gia Lai). Những thí nghiệm về bảo quản hạt giống và gieo ƣơm đƣợc tiến hành tại vƣờn ƣơm của Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm nghiệp Đông Nam Bộ, Trảng Bom, Đồng Nai. Thí nghiệm về khảo nghiệm xuất xứ kết hợp với khảo nghiệm hậu thế đƣợc bố trí tại khu vực Tân Biên thuộc t nh Tây Ninh. Thí nghiệm về tiêu chuẩn cây con trồng rừng, phân bón, mật độ và trồng rừng hỗn giao đƣợc tiến hành tại khu vực Vĩnh Cửu thuộc t nh Đồng Nai. Thí nghiệm trồng làm giàu rừng tự nhiên nghèo b ng loài Chiêu liêu nƣớc đƣợc bố trí tại khu vực Tân Lập thuộc t nh Bình Phƣớc - Về thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm về bảo quản hạt giống đƣợc thực hiện trong thời gian 24 tháng. Thí nghiệm về gieo ƣơm đƣợc theo dõi từ khi cấy hạt đến khi cây con đạt 6 tháng tuổi. Thí nghiệm về giâm hom đƣợc theo dõi từ khi cấy hom đến khi hom ra rễ hoàn toàn sau 1 tháng tuổi. Thí nghiệm về khảo nghiệm xuất xứ kết hợp khảo nghiệm gia đình theo dõi đến 5 tuổi. Thí nghiệm về trồng rừng đƣợc theo dõi từ khi trồng đến lúc rừng đạt 4 tuổi và 9 tuổi. 6. Cấu trúc của luận án Luận án bao gồm 112 trang, 52 bảng, 12 hình, tài liệu tham khảo, phụ lục. Cấu trúc của luận án bao gồm: Mở đầu, 4 trang. Chƣơng 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu, 23 trang. Chƣơng 2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu, 22 trang. Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận, 60 trang. Kết luận, tồn tại và kiến nghị, 3 trang.
- 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu về tc u o ic g Khi nghiên cứu về rừng, nhà lâm học quan tâm đến thành phần loài cây gỗ, vai trò và tính ổn định của chúng trong quần xã thực vật. Nhiều nhà lâm học Richards, 1952; Baur, 1961) [40], [1], cho r ng mỗi kiểu rừng đƣợc hình thành bởi những loài cây khác nhau. Vì thế, khi phân tích tổ thành rừng, cần phải xác định tên loài cây và tỷ lệ của mỗi loài. Dựa vào những loài cây hình thành rừng, Richards 1952) [40] đã phân chia rừng mƣa nhiệt đới thành 2 nhóm. Nhóm 1 là rừng mƣa hỗn hợp với nhiều loài cây ƣu thế và đồng ƣu thế. Nhóm 2 là rừng mƣa đơn ƣu thế. Theo Richards 1968) [41], tổ thành thực vật của rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á thƣờng có một nhóm loài chiếm ƣu thế đến 50% quần thụ. Đó là những loài cây gỗ của họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae). Trong tổ thành rừng mƣa nhiệt đới, có hơn 40 loài cây gỗ trên mỗi hecta. Trong sinh thái học và lâm học, vai trò của các loài cây gỗ trong quần xã thực vật rừng (QXTV) có thể đƣợc xác định theo nhiều phƣơng pháp khác nhau do Curtis và McIntosh 1951 đề xuất đã sử dụng thuật ngữ ch số giá trị quan trọng của loài IVI%) để biểu thị cho vai trò của loài trong QXTV. Ch số IVI% đƣợc tính b ng tổng hoặc giá trị trung bình của ba tham số: độ thƣờng gặp tƣơng đối F%), mật độ tƣơng đối N%) và tiết diện ngang thân cây tƣơng đối G%) dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2010) [48]. Theo Kayama (1961) vai trò của loài cây gỗ trong QXTV có thể đƣợc đánh giá b ng 4 tham số: F%, N%, độ che phủ tƣơng đối W%) và thể tích thân cây tƣơng đối V%). Ch số IVI đƣợc xác định theo hai phƣơng pháp kể trên có nhƣợc điểm là nó thay đổi tùy theo kích thƣớc và số lƣợng ô mẫu. Khi số lƣợng ô mẫu lớn, thì việc tính ch tiêu F sẽ gặp khó khăn dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2010) [48],
- 6 Khi nghiên cứu về cấu trúc và tổ thành thực vật sau tác động của con ngƣời và sự xâm lấn của thực vật Addo-Fordjour và cs (2009) [58] đã thiết lập ngẫu nhiên 3 ô tiêu chuẩn 50 x 50 m), tƣơng ứng với 3 khu rừng tại khu bảo tồn Tinte Bepo cho thấy có 108 loài thực vật thuộc 37 họ, 77 chi và 88 dạng sống đƣợc tìm thấy trong tất cả các khu rừng, trong đó loài Celtis mildbraedii. Eng và Triplochiton scleroxylon K.Shum là loài chiếm ƣu thế. Khi nghiên cứu sự đa dạng các loài thực vật và đặc điểm cấu trúc của rừng ở Vƣờn Quốc gia Dulhazara Safari của Bangladesh, Mijan Uddin và Misbahuzzanman (2007) [80] đã thống kê đƣợc 560 cá thể có đƣờng kính D1.3 >5 cm của 82 loài đại diện thuộc 31 họ và 62 chi, xác định đƣợc bốn tầng chính với các loài chiếm ƣu thế khác nhau. Kết quả tính toán ch số IVI% của tác giả cho thấy, họ Dầu là họ chiếm ƣu thế với loài Dầu bao Dipterocarpus turbinatus). 1.1.2. Nghiên cứu về tái sinh, vật hậu v hạt giống Tái sinh tự nhiên của rừng là một quá trình rất phức tạp. Khi nghiên cứu tái sinh rừng, ngƣời ta thƣờng tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế. Các nhà nghiên cứu cho r ng hiệu quả tái sinh rừng đƣợc xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lƣợng cây con, đặc điểm phân bố. Phần lớn tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của rừng mƣa ch tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dƣới điều kiện rừng ít nhiều đã bị biến đổi. Van Steenis (1956) [89] đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng mƣa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và tái sinh vệt của các loài cây ƣa sáng. Richards (1952) [40] đã tiến hành nghiên cứu tái sinh ở rừng mƣa nhiệt đới và cho xuất bản cuốn “Rừng mƣa nhiệt đới”. Kết quả nghiên cứu cho thấy tái sinh rừng mƣa nhiệt đới vô cùng phức tạp, cây tái sinh tự nhiên chủ yếu có phân bố cụm một số khác có phân bố Poisson. Theo Ghent (1969) [71], tầng cây bụi thảm tƣơi có ảnh hƣởng lớn đến quá trình tái sinh của loài cây gỗ
- 7 đồng thời thảm mục và chế độ thủy nhiệt tầng đất mặt đều có ảnh hƣởng tới tái sinh tự nhiên ở mức độ khác nhau. Trong nghiên cứu tái sinh rừng, ngƣời ta nhận thấy r ng tầng cỏ và cây bụi qua thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố dinh dƣỡng khoáng của tầng đất mặt đã ảnh hƣởng xấu đến cây con tái sinh của các loài cây gỗ. Dƣới những quần thụ kín tán, đất khô và nghèo dinh dƣỡng khoáng thảm cỏ và cây bụi sinh trƣởng kém nên ảnh hƣởng của chúng đến các cây gỗ tái sinh không đáng kể. Ngƣợc lại, ở những lâm phần rừng thƣa hoặc đã qua khai thác thảm cỏ có điều kiện phát triển mạnh mẽ, khiến chúng trở thành nhân tố gây trở ngại rất lớn cho tái sinh rừng Xannikov, 1967; Vipper, 1973; dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 1992) [46]. Giáng hƣơng ở Thái Lan nẩy chồi vào tháng 2-3, hoa nở và thụ phấn tháng 3-4, kết thúc thụ phấn vào đầu tháng 5 Ramin và Owens, 1998) [85]. Quả Giáng hƣơng hình thành từ tháng 5, quả chín vào tháng 10-11, khi đó cũng là lúc bắt đầu rụng Coles và Boyle, 1999) [63]. Theo Piewluang (1996) Giáng hƣơng có khối lƣợng 1000 quả là 41 g, quả dài 56,3-76,3 mm, rộng 46,5-57,7 mm, khoang hạt dài 17,6-20,8 mm, rộng 16,6-20,3 mm dẫn theo Hà Thị Mừng, 2004) [31]. Kết quả nghiên cứu về cây Cóc hành của Dorthe Jᴓker 2000) [67] cho thấy, thời gian ra hoa và kết quả của Cóc hành thay đổi giữa các địa phƣơng. Ở phía bắc Thái Lan, Cóc hành rụng lá vào tháng giêng tới tháng hai. Lá non mọc ngay khi lá già rụng, khi lá mới chuyển sang màu xanh cây bắt đầu ra hoa. Cóc hành ra hoa từ tuổi 6 đến tuổi 7. Hoa ra làm 2 đợt, đợt 1 vào khoảng tháng 2 và tập trung vào tháng 3, đợt 2 vào tháng 4 - 5. Hoa có mùi thơm, dài từ 5,0 - 6,5 mm, rộng từ 1,5 - 2,5 mm và bông dài khoảng 4 mm. Nhụy chia thành ba lá noãn. Tóm lại, các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng, tái sinh tự nhiên, vật hậu và hạt giống của các quần thể rừng nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng trên thế giới rất phong phú. Nhiều công trình nghiên cứu đã đem
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 361 | 78
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng kali cho mía đồi vùng Lam Sơn - Thanh Hóa
212 p | 170 | 36
-
Luận án Tiến sĩ lâm nghiệp: Xây dựng phương pháp để cộng đồng ứng dụng trong đo tính, giám sát carbon rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên - Phạm Tuấn Anh
192 p | 107 | 16
-
Luận án Tiến sĩ lâm nghiệp: Xác định lập địa, trạng thái thích hợp và kỹ thuật làm giàu rừng khộp bằng cây tếch (tectona grandis L.F.) ở tỉnh Đăk Lăk
188 p | 84 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Tác động của du lịch sinh thái đến quản lý rừng đặc dụng tại Vườn Quốc gia Ba Vì
211 p | 27 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số thông số kỹ thuật của thiết bị cô đặc mật ong kiểu chân không dạng ống phối hợp công nghệ siêu âm
179 p | 19 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng kali cho mía đồi vùng Lam Sơn - Thanh Hóa
28 p | 134 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Sử dụng vỏ quả chanh leo (Passiflora edulis) làm thức ăn cho bò sữa tại Sơn La
139 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) tại Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn
185 p | 16 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo lá tràm cung cấp gỗ lớn ở vùng Đông Bắc Bộ
168 p | 17 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật nhân giống mai cây (Dendrocalamus yunnanicus Hsueh Et D.Z.Li) tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
224 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu truyền động vô cấp sử dụng hộp số phân nhánh công suất thủy tĩnh trên máy kéo nông nghiệp
144 p | 14 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng thâm canh Quế (Cinnamomum cassia BL.) tại ba vùng sinh thái chính của Việt Nam
208 p | 17 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật gây trồng Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lecomte) tại một số tỉnh phía Bắc
217 p | 9 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu giải pháp bón phân hợp lý cho rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) ở Quảng Ninh
175 p | 6 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật gây trồng Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lecomte) tại một số tỉnh phía Bắc
29 p | 7 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng thâm canh Quế (Cinnamomum cassia BL.) tại ba vùng sinh thái chính của Việt Nam
27 p | 8 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu giải pháp bón phân hợp lý cho rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) ở Quảng Ninh
26 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn