intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chế độ Varna trong thư tịch cổ Ấn Độ

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:205

118
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua một số thư tịch cổ, luận án tìm hiểu và làm rõ những nội dung cụ thể của chế độ Varna được phản ánh trong những văn bản đó. Từ đó, đánh giá về chế độ Varna trong thư tịch cổ và tác động trên nhiều mặt của chế độ này đối với xã hội Ấn Độ cổ đại. Qua những nội dung trên để hiểu về một phần hiện thực xã hội Ấn Độ cổ đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chế độ Varna trong thư tịch cổ Ấn Độ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ------------------ TỐNG THỊ QUỲNH HƯƠNG CHẾ ĐỘ VARNA TRONG THƯ TỊCH CỔ ẤN ĐỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ------------------ TỐNG THỊ QUỲNH HƯƠNG CHẾ ĐỘ VARNA TRONG THƯ TỊCH CỔ ẤN ĐỘ Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới Mã số: 62.22.03.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn: PGS.TS Đinh Ngọc Bảo HÀ NỘI - 2016
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 4 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................. 5 5. Đóng góp của luận án .................................................................................. 6 6. Cấu trúc của luận án.................................................................................... 6 NỘI DUNG ....................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................... 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................ 7 1.1.1. Những nghiên cứu về chế độ Varna .................................................. 7 1.1.2. Những nghiên cứu về thư tịch cổ Ấn Độ......................................... 18 1.2. Những vấn đề đã đƣợc giải quyết và vấn đề đặt ra cho luận án ........ 24 CHƢƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ THƢ TỊCH CỔ ẤN ĐỘ .......................... 26 2.1. Hoàn cảnh ra đời của các thƣ tịch cổ Ấn Độ ........................................ 26 2.2. Một số thƣ tịch cổ đƣợc sử dụng trong luận án ................................... 30 2.2.1. Luật Manu ......................................................................................... 31 2.2.2. Luật Narada (Nârada) ...................................................................... 33 2.2.3. Tác phẩm Arthashastra .................................................................... 34 2.2.4. Mahabharata và Bhagavad Gita ...................................................... 35 2.2.5. Ramayana .......................................................................................... 36 2.2.6. Các văn bản thư tịch cổ được sử dụng trong luận án .................... 37 2.3. Giá trị của các thƣ tịch cổ trong việc tìm hiểu chế độ Varna ............. 39 *Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................... 46 CHƢƠNG 3. NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÂN BIỆT GIỮA CÁC VARNA TRONG THƢ TỊCH CỔ ẤN ĐỘ ................................................................. 48 3.1. Nguồn gốc của chế độ Varna ................................................................. 48
  4. 3.2. Sự phân biệt giữa các Varna .................................................................. 54 3.2.1. Về chính trị và pháp luật .................................................................. 55 3.2.2. Về kinh tế ........................................................................................... 63 3.2.2.1. Về nghề nghiệp............................................................................ 63 3.2.2.2. Về sở hữu tài sản......................................................................... 70 3.2.2.3. Thừa kế tài sản ............................................................................ 75 3.2.2.4. Thuế khóa và nghĩa vụ lao dịch với nhà nước............................ 77 3.2.3. Về bổn phận tôn giáo ........................................................................ 80 3.2.4. Về hôn nhân gia đình ....................................................................... 85 3.2.4.1. Kết hôn ........................................................................................ 85 3.2.4.2. Ngoại tình, ly hôn và tái hôn ...................................................... 92 3.2.5. Về các phương diện khác ................................................................. 94 3.2.5.1. Về việc đặt tên, gọi tên ................................................................ 94 3.2.5.2. Về cách ăn, mặc, ở ...................................................................... 96 *Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................... 100 CHƢƠNG 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHẾ ĐỘ VARNA TRONG .... 103 THƢ TỊCH CỔ ẤN ĐỘ............................................................................... 103 4.1. Chế độ Varna trong thƣ tịch cổ là sự phản ánh thực trạng phân hóa xã hội ở Ấn Độ cổ đại.......................................................................................... 103 4.2. Chế độ Varna trong thƣ tịch cổ thực chất là quan niệm của Hinđu giáo về sự phân biệt và danh phận giữa các Varna .................................. 114 4.3. Chế độ Varna trong thƣ tịch cổ là hình thức văn bản hóa quan điểm của giai cấp thống trị về trật tự xã hội ....................................................... 122 4.4. Chế độ Varna trong thƣ tịch cổ là một chế độ đẳng cấp hà khắc, đƣợc thần thánh hóa và tồn tại bền vững, lâu dài .............................................. 124 4.4.1. Chế độ đẳng cấp hà khắc................................................................ 124 4.4.2. Chế độ đẳng cấp được thần thánh hóa .......................................... 128
  5. 4.4.3. Chế độ đẳng cấp tồn tại bền vững, lâu dài .................................... 130 4.5. Chế độ Varna trong thƣ tịch cổ có tác động nhiều mặt đối với xã hội Ấn Độ cổ đại .............................................................................................................. 136 4.5.1. Đối với chính trị - xã hội ................................................................ 136 4.5.2. Đối với kinh tế ................................................................................. 142 *Tiểu kết chƣơng 4 ....................................................................................... 145 KẾT LUẬN ................................................................................................... 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Là một “tiểu lục địa” nằm ở miền Nam châu Á, Ấn Độ được biết đến không chỉ bởi sự rộng lớn của lãnh thổ, sự phức tạp của cảnh quan, địa hình, khí hậu, chủng tộc, mà còn lôi cuốn bởi sự cổ kính và đồ sộ của một nền văn minh đã tồn tại suốt hàng ngàn năm lịch sử. Ấn Độ còn được coi là một trong những nền văn minh đi tiên phong, mở đầu cho kỉ nguyên văn minh của nhân loại, đã để lại cho thế giới rất nhiều thành tựu to lớn, ghi dấu ấn đậm nét của một dân tộc giàu trí tuệ và đầy bản sắc. Bởi vậy, vị trí quan trọng của Ấn Độ trong dòng chảy lịch sử thế giới là điều đã được khẳng định qua vô vàn trang sách nghiên cứu về vùng đất thần thánh này. Hơn nữa, trong suốt chiều dài lịch sử của mình, nền văn hóa truyền thống Ấn Độ không những được khắc ghi và bảo lưu lâu bền trong tư tưởng của cư dân Ấn Độ mà nó còn có sức lan tỏa vô cùng rộng lớn, nhất là đối với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á khá toàn diện và sâu sắc, đã góp phần đẩy nhanh quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy nơi đây, đưa đến sự hình thành các xã hội có giai cấp và nhà nước, kéo theo sự ra đời của các nền văn minh ở Đông Nam Á. Nhiều thành tố của văn hóa Ấn Độ còn tiếp tục tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử của các quốc gia Đông Nam Á. Cho nên, tìm hiểu về Ấn Độ giúp chúng ta hiểu thêm về phương Đông và là cơ sở để nắm bắt lịch sử Đông Nam Á. Cội nguồn nảy sinh bản sắc văn hóa Ấn Độ chính là xã hội truyền thống Ấn Độ. Đó là một xã hội thấm đượm màu sắc tâm linh, mang những nét điển hình của một xã hội phương Đông, đồng thời có nhiều nét riêng biệt, mang đậm tinh thần Ấn Độ. Một trong những nét riêng biệt đó là sự tồn tại của những chế độ đẳng cấp rất đặc biệt xuất hiện từ thời cổ đại. Đó là những chế độ đẳng cấp đã tồn tại lâu dài và chi phối quá trình phát triển của xã hội Ấn Độ trong suốt hàng ngàn năm lịch sử. Trong đó, chế độ Varna là chế độ phân chia đẳng cấp xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Ấn Độ cổ đại. Có thể nói, Varna là “chiếc chìa khóa” để mở ra bức tranh xã hội truyền thống Ấn Độ đầy phức tạp về chủng tộc, tôn giáo. Do đó, muốn khám phá “thế giới Ấn Độ”, không thể không tìm hiểu về chế độ
  7. 2 đẳng cấp nói chung, chế độ Varna nói riêng, bởi nó là cốt lõi căn bản và là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của xã hội Ấn Độ. Sự phân biệt đẳng cấp đã từng xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng có lẽ không ở đâu sự bất bình đẳng giữa các đẳng cấp lại khắc nghiệt và dai dẳng như ở Ấn Độ. Ở Ấn Độ, hệ thống đẳng cấp đã trải qua hàng nghìn năm, cho đến hiện nay những tàn dư của nó vẫn còn khá sâu đậm ở nhiều địa phương Ấn Độ. C.Mác đã từng viết trong những nghiên cứu của mình về một xã hội Ấn Độ bảo lưu gần như nguyên vẹn kết cấu cũ khi người Anh đến đất nước này. Gần đây hơn, báo chí và truyền thông Ấn Độ cũng đưa tin về những hệ lụy đau lòng của chế độ đẳng cấp tại Ấn Độ như: một gia đình đã bắt ép con gái chết để bảo toàn danh dự do cô gái đó muốn kết hôn với một chàng trai đẳng cấp thấp; những vụ hiếp dâm tăng lên nhanh chóng mà nạn nhân chủ yếu là người thuộc đẳng cấp tận cùng trong xã hội v.v…Sự tồn tại đồng thời của một Ấn Độ hiện đại với những trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới và một nền kinh tế phát triển nhanh ở châu Á bên cạnh một Ấn Độ truyền thống đậm nét trong phong tục, tập quán, lễ nghi với chế độ đẳng cấp còn hiện hữu trong tư tưởng luôn khiến những người yêu thích lịch sử tìm cách lý giải cho hiện tượng thú vị này. Khi nghiên cứu về Ấn Độ cổ đại thì thư tịch cổ Ấn Độ được coi là một trong những nguồn tư liệu quan trọng nhất. Bởi sự chi phối mạnh mẽ của tôn giáo đến đời sống xã hội, văn hóa, phong tục tập quán... đã khiến cho các thư tịch cổ, đặc biệt là thư tịch Hinđu giáo như kinh, kệ, văn học, thần thoại của tôn giáo này trở thành nguồn thông tin chính phản ánh về xã hội Ấn Độ. Vì thế, chế độ Varna đã được đề cập tới trong nhiều thư tịch cổ, trong đó có luật Manu, luật Narada, kinh Vêđa, kinh Upanishad, sử thi Mahabharata, Ramayana, tác phẩm Arthashastra v.v...Mặc dù, thời kì này cũng đã xuất hiện một số nguồn sử liệu khác như: ghi chép của những người nước ngoài khi đến Ấn Độ; một số sắc lệnh của các vị vua...có nhắc đến chế độ Varna nhưng thư tịch cổ nói chung, thư tịch Hinđu giáo nói riêng có ưu thế vượt trội trong việc phản ánh về chế độ Varna vì sự đồ sộ, phong phú, đa dạng trong loại hình tư liệu mà lại chi tiết, cụ thể trong nội dung về Varna. Hơn nữa, những thư tịch này đã thấm đẫm trong tư tưởng của nhân dân Ấn Độ qua hàng thế kỉ, theo thời gian nó không hề mất đi hay mai một như những tư liệu khác mà ngày càng được hoàn
  8. 3 thiện. Cho đến nay, hệ thống thư tịch Ấn Độ vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn với hàng nghìn văn bản khác nhau, những văn bản này đã được ra đời và hoàn chỉnh trong suốt chiều dài của lịch sử Ấn Độ. Vì thế, những thư tịch cổ Ấn Độ không chỉ là nguồn sử liệu quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử Ấn Độ thời cổ trung đại nói chung mà nó còn có giá trị đặc biệt trong việc khảo cứu một vấn đề rất phức tạp và tồn tại lâu dài như chế độ Varna nói riêng. Do đó, việc nghiên cứu chế độ Varna trong các thư tịch cổ Ấn Độ sẽ có cái nhìn đầy đủ, toàn diện, sâu sắc, từ đó có thể hiểu về một phần hiện thực xã hội đương thời. Trong những công trình nghiên cứu về Ấn Độ ở Việt Nam, hầu hết đều nhắc đến chế độ Varna hay chế độ đẳng cấp. Tuy nhiên, do những mục đích nghiên cứu khác nhau nên vấn đề này mới chỉ dừng lại ở mức định nghĩa và giới thiệu một cách khái quát, chiếm một phần nhỏ trong các cuốn thông sử hoặc sách chuyên khảo về văn hóa, tôn giáo, triết học... Ấn Độ. Vì vậy, dù vấn đề chế độ Varna đã trở nên quen thuộc trong các cuốn sách về Ấn Độ nhưng lại chưa có một công trình chuyên khảo nào và cũng chưa được nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam. Đặc biệt, chế độ Varna trong các thư tịch cổ vẫn còn là một khoảng trống trong cả những nghiên cứu trong và ngoài nước. Do đó, nghiên cứu vấn đề chế độ Varna trong các thư tịch cổ Ấn Độ là một việc làm cần thiết. Hơn nữa, việc tìm hiểu một vấn đề cơ bản và quan trọng như chế độ Varna thông qua khảo cứu các thư tịch cổ của Ấn Độ sẽ là một hướng nghiên cứu cần thiết trong bối cảnh nguồn tư liệu gốc dùng trong giảng dạy còn chưa được khai thác nhiều. Nghiên cứu thành công vấn đề này sẽ góp phần cung cấp, bổ sung thêm nguồn tư liệu chuyên sâu về Ấn Độ thời kì cổ trung đại. Thông qua việc cung cấp thêm tài liệu, đề tài này sẽ góp một phần nhỏ vào việc đổi mới cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho giảng viên, sinh viên ngành Lịch sử. Xuất phát từ những lí do trên, có thể thấy việc nghiên cứu về “Chế độ Varna trong thư tịch cổ Ấn Độ” là một vấn đề cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Bởi vậy, tôi đã lựa chọn đề tài này làm hướng nghiên cứu cho luận án của mình.
  9. 4 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Chế độ Varna trong thư tịch cổ Ấn Độ. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: đất nước Ấn Độ thời cổ đại bao gồm chủ yếu miền Bắc Ấn và một phần miền Trung và Nam Ấn. - Về thời gian: khoảng từ 1500 TCN đến thế kỉ IV CN, là khoảng thời gian chủ yếu mà các thư tịch cổ Ấn Độ phản ánh về chế độ Varna. Vì thời gian phản ánh của các thư tịch cổ về chế độ Varna nằm trọn trong thời cổ đại, vì thế, trong tên đề tài là “Chế độ Varna trong thư tịch cổ Ấn Độ” tức là đã giới hạn trong thời cổ đại. - Về nội dung: Chế độ Varna được phản ánh trong một số thư tịch cổ Ấn Độ (Manu, Narada, Mahabharata, Bhagavad Gita, Ramayana, Arthashastra). Trong đó, tập trung vào các vấn đề cơ bản là nguồn gốc của chế độ Varna, sự phân biệt giữa các Varna trên những lĩnh vực cơ bản như kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo, hôn nhân gia đình.... 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua một số thư tịch cổ, luận án tìm hiểu và làm rõ những nội dung cụ thể của chế độ Varna được phản ánh trong những văn bản đó. Từ đó, đánh giá về chế độ Varna trong thư tịch cổ và tác động trên nhiều mặt của chế độ này đối với xã hội Ấn Độ cổ đại. Qua những nội dung trên để hiểu về một phần hiện thực xã hội Ấn Độ cổ đại. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu, luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Thứ nhất, tìm hiểu về hệ thống thư tịch cổ Ấn Độ, đặc biệt là những thư tịch được sử dụng trong luận án. Từ đó, bước đầu chỉ ra được những giá trị của thư tịch cổ trong việc tìm hiểu về chế độ Varna nói riêng và xã hội Ấn Độ cổ đại nói chung.
  10. 5 Thứ hai, tìm hiểu chế độ Varna được phản ánh trong thư tịch cổ Ấn Độ về nguồn gốc, sự phân biệt giữa các Varna trên một số lĩnh vực. Thứ ba, rút ra những nhận xét về chế độ Varna trong thư tịch cổ Ấn Độ cũng như vai trò của chế độ này đối với xã hội Ấn Độ thời cổ đại. 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Trước hết là tư liệu gốc, đề tài chủ yếu sử dụng các bản dịch tiếng Anh và bản dịch tóm tắt tiếng Việt của các thư tịch cổ Ấn Độ như bộ luật Manu, luật Narada, sử thi Mahabharata, Bhagavadgita, sử thi Ramayana, tác phẩm Arthashastra. Ngoài ra, luận án còn sử dụng thêm một số đoạn trích trong kinh Vêđa, Upanishad và một số thư tịch cổ Ấn Độ khác. Thứ hai, bên cạnh các bản dịch của tư liệu gốc, luận án còn tham khảo quan điểm và nội dung các bài viết của C.Mác về Ấn Độ trong thời kì thống trị của thực dân Anh, in trong “Mác – Ăng ghen toàn tập” (tập 9). Đề tài cũng sử dụng nhiều tác phẩm chuyên khảo của các tác giả trong và ngoài nước; các giáo trình, tạp chí khoa học chuyên ngành. Đồng thời, luận án sử dụng thêm một số tài liệu, sách báo từ nguồn Internet đã qua chọn lọc. Ngoài ra, trải nghiệm thực địa tại Ấn Độ vào tháng 2 năm 2014 đã giúp tác giả có thêm một số kiến thức mới cho vấn đề nghiên cứu của mình. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành trong quá trình thực hiện đề tài. Trong đó, phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chủ yếu được sử dụng để giải quyết những vấn đề cơ bản mà đề tài đặt ra. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát, so sánh, thống kê văn bản, sơ đồ hóa, xác minh và phê phán tư liệu....để đề tài có cách nhìn đa dạng, toàn diện và sâu sắc.
  11. 6 Bên cạnh đó, trong khi trình bày luận án, tác giả cũng sử dụng thêm hệ thống tranh ảnh, bảng biểu minh họa...để luận án được sinh động và cụ thể hơn. 5. Đóng góp của luận án Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần: - Nghiên cứu về chế độ Varna trong thư tịch cổ một cách hệ thống, chi tiết, cụ thể. Đây cũng sẽ là công trình chuyên biệt đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về chế độ Varna trong thư tịch cổ, bên cạnh những nghiên cứu khác về lịch sử, văn hóa, triết học, văn học, tư tưởng…Ấn Độ đã có nhắc đến Varna. - Thông qua tìm hiểu về chế độ Varna trong thư tịch cổ Ấn Độ, hiểu được một phần những quan điểm của Hinđu giáo nói riêng, cũng như hiểu về xã hội Ấn Độ nói chung. Từ đó, thấy được hệ quả của chế độ này đối với sự phát triển của xã hội Ấn Độ. - Hệ thống hóa, cung cấp thêm một phần tư liệu gốc trong giảng dạy lịch sử Ấn Độ ở các trường đại học và phổ thông. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia làm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Khái quát về thư tịch cổ Ấn Độ Chương 3. Nguồn gốc và sự phân biệt giữa các Varna trong thư tịch cổ Ấn Độ Chương 4. Một số nhận xét về chế độ Varna trong thư tịch cổ Ấn Độ
  12. 7 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về chế độ Varna Chế độ Varna là một trong những đặc điểm cơ bản của xã hội Ấn Độ cổ đại, do đó, đây là một vấn đề không thể tách rời của lịch sử Ấn Độ thời kì này. Vấn đề này đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở những mức độ khác nhau. Phần lớn nó được đề cập đến trong những công trình nghiên cứu về lịch sử - xã hội hay văn hóa Ấn Độ nói chung. Bên cạnh đó, chế độ Varna còn được nhắc đến trong nhiều công trình nghiên cứu khái quát hoặc chuyên sâu về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ trong lịch sử. Do đó, có thể chia những nghiên cứu về chế độ Varna ở Ấn Độ thành hai nhóm như sau: 1.1.1.1.Những nghiên cứu của các học giả nước ngoài Trong thế kỉ XIX, cùng với quá trình chinh phục vùng đất của người Ấn Độ, thì những nghiên cứu của các học giả nước ngoài về Ấn Độ cũng ngày càng nhiều. Trong đó, những vấn đề xã hội Ấn Độ được quan tâm hơn cả và bước đầu xuất hiện các cuốn sách nghiên cứu về chế độ đẳng cấp Ấn Độ như: Cuốn “Indian Caste” (Đẳng cấp Ấn Độ) của tác giả John Wilson D.D, F.R.S., gồm 2 tập, 1897, là một bức tranh tổng quát về cách phân chia đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại dưới cái nhìn của một học giả nước ngoài. Trong phần I của tác phẩm với tiêu đề “Đẳng cấp là gì?” tác giả lý giải chế độ đẳng cấp qua 11 chương, đi từ khái quát đến cụ thể. Trong đó đáng chú ý là chương I và chương III, tác giả lý giải tên gọi các đẳng cấp trong hệ thống Varna và bốn đẳng cấp nguyên thủy trong xã hội Ấn Độ cổ đại (còn gọi là bốn Varna đầu tiên). Chương V, tác giả đi sâu phân tích quá trình phát triển của chế độ đẳng cấp từ những Varna ban đầu. Chương VI với tên gọi “Đẳng cấp trong các sử thi”, tác giả đã khắc họa một số nét cơ bản của chế độ đẳng cấp Varna được phản ánh qua hai tác phẩm sử thi Mahabharata và Ramayana. Có thể xem đây là một trong những tác phẩm nghiên cứu khá đầy đủ về chế độ đẳng cấp Ấn Độ nói chung với cách nhìn toàn diện từ lịch sử hình thành tới quá trình phát triển và biến đổi của nó. Tuy nội dung tác phẩm mới dừng lại ở phần I, những nội dung quan trọng của phần II vẫn còn dang dở nhưng đây là sẽ một nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện đề tài.
  13. 8 Cuốn “Hindu Castes and Sects” (Các đẳng cấp và giáo phái Hinđu) của tác giả Jogendra Nath Bhattacharya, 1896, lại là một trong số ít những công trình nghiên cứu chuyên sâu về chế độ đẳng cấp dưới góc nhìn đa chiều với nhiều quan điểm và cách tiếp cận mới. Được cấu trúc thành hai phần chính là “Castes” (các đẳng cấp) và “Sects” (các giáo phái tôn giáo). Trong đó, ở phần 1 (Hindu Castes – các đẳng cấp Hinđu), được chia thành 15 chương. Chương 1 là cái nhìn tổng quan về vấn đề đẳng cấp, tác phẩm đi sâu làm rõ nhiều vấn đề cơ bản của chế độ đẳng cấp như nguồn gốc của hệ thống đẳng cấp Varna, tính tôn giáo và sự ràng buộc của chế độ đẳng cấp Ấn Độ. Trong các chương 3, 4, 5, 6, tác giả dành nhiều trang nghiên cứu về đẳng cấp Brahmans trên các phương diện như vị trí của đẳng cấp này trong xã hội Ấn, ảnh hưởng và sự phân li của đẳng cấp trong lịch sử, Brahmans tại Bắc Ấn và Nam Ấn với những điểm khác biệt, các chi nhánh nhỏ của đẳng cấp này. Chương 7, 8, 9, 10, 11 tác phẩm đề cập đến các Varna Kshatriya và Vaisya. Các chương còn lại là sự đặc tả cụ thể về những đẳng cấp dưới đáy xã hội. Hơn nữa, đây là một trong số ít những cuốn sách nghiên cứu cụ thể về sự phức tạp của đẳng cấp tại các địa phương khác nhau của Ấn Độ, đồng thời còn đề cập đến hàng trăm, hàng nghìn đẳng cấp nhỏ được hình thành trong lịch sử Ấn Độ ở nhiều thời kì khác nhau. Bước sang thế kỉ XX, những nghiên cứu về đẳng cấp ở Ấn Độ cũng bùng nổ mạnh mẽ với rất nhiều cuốn sách được xuất bản như những tác phẩm của Dr.B.R.Ambedkar – một nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, nhà cách mạng của Ấn Độ. Trong đó, có thể kể đến cuốn “Caste in India: Their mechanism, genesis and development” (Đẳng cấp ở Ấn Độ: cấu trúc, nguồn gốc và sự phát triển), 1916, đây là một công trình khái lược về các đẳng cấp cũng như vai trò kinh tế, đặc điểm cơ bản của những đẳng cấp này trong xã hội Ấn Độ xưa và nay. Tuy chỉ dừng lại ở mức độ khái quát trong không đầy 40 trang sách nhưng tác giả đã trình bày được những vấn đề cơ bản nhất về chế độ đẳng cấp, trong đó có chế độ Varna và cũng làm sâu sắc hơn vấn đề này bởi những đánh giá và nhận định của cá nhân mình dưới quan điểm của một nhà cách mạng. Cuốn “Caste in India, the facts and the system” (Đẳng cấp ở Ấn Độ, những yếu tố và hệ thống) do tác giả Emile Senart viết và Sir Edward Denison Ross biên dịch, 1930, gồm 220 trang, khẳng định sự tồn tại của chế độ đẳng cấp trong đó có Varna trong xã hội Ấn Độ là một thực tiễn lịch sử lâu đời, có hệ thống. Người viết cũng chỉ ra rằng, chính sự tồn tại của chế độ này làm nên những nền văn hóa đặc
  14. 9 trưng đậm nét Ấn Độ. Qua đó, phân tích những đặc điểm về mặt lịch sử và xã hội của nó. Tác giả C. Hayavadana Rao trong cuốn “Indian Caste System: A Study” (Một nghiên cứu về hệ thống đẳng cấp Ấn Độ), 1931 (R. Wadia giới thiệu), lại có cách nhìn nhận về chế độ Varna khác với các tác giả trước đó. Được cấu trúc ngắn gọn trong 7 chương, tác phẩm chủ yếu khắc họa một cách tổng quan về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ trong những thời kì đầu (thời kì Varna). Dành chương 1 để phân tích lịch sử nghiên cứu vấn đề, tác giả cho thấy sự cần thiết phải có một nghiên cứu sâu sắc, đúng đắn về các đẳng cấp nguyên bản (hay đẳng cấp gốc) giữa hàng chục cuốn sách viết về đẳng cấp. Chính vì thế, trong các chương 2, 3, 4, 5, 6 tác giả dành nhiều công sức tìm hiểu về các “Ogirins caste” (đẳng cấp gốc- là những Varna đầu tiên) với những đặc điểm của nó. Cuối cùng, trong chương 7, tác phẩm đánh giá những ảnh hưởng của chế độ đẳng cấp nói chung, Varna nói riêng tới xã hội và con người Ấn Độ. Xuất hiện ngay sau công trình nghiên cứu của C.H.Rao là cuốn “Caste and Race in India” (Đẳng cấp và chủng tộc ở Ấn Độ) của tác giả G.S Ghurye được xuất bản năm 1932. Là giáo sư tại trường Đại học Bombay và là người sáng lập ra ngành xã hội học tại Ấn Độ, Ghurye được đánh giá là một trong những nhà nghiên cứu xã hội học vĩ đại với hàng ngàn trang sách về xã hội Ấn Độ, trong đó có cuốn sách này. Phần lớn nội dung của tác phẩm này đề cập đến vấn đề đẳng cấp. Trong hai chương đầu, tác giả đã giúp người đọc nhận diện những đặc điểm cơ bản nhất của hệ thống đẳng cấp nói chung và bản chất của chúng, trong đó nhấn mạnh đến hệ thống Varna là nền tảng căn bản của ý thức phân chia đẳng cấp Ấn Độ. Hai chương tiếp theo, tác giả nghiên cứu khái niệm đẳng cấp qua bốn giai đoạn của lịch sử từ thời kì Vêđa – sử thi tới khi người Anh thống trị ở Ấn Độ. Từ chương 5 đến chương 7, tác phẩm đề cập đến mối liên hệ giữa đẳng cấp và chủng tộc với nhiều ràng buộc phức tạp. Những chương cuối của cuốn sách thực sự gây ấn tượng với giới nghiên cứu phương Tây bởi tác giả đã khắc họa một xã hội Ấn Độ những năm đầu thế kỉ XX vẫn vẹn nguyên về tính đẳng cấp và đa dạng về chủng tộc trước sự biến đổi nhanh chóng của thế giới. Cuốn “Labour in Ancient India” (Người lao động ở Ấn Độ cổ đại) của tác giả K.M Saran, 1957, lại là một nghiên cứu chuyên sâu về tầng lớp người lao động trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Trong tác phẩm này, trên cơ sở khái quát về cấu trúc xã hội với sự phân chia Varna, tác giả đã đi sâu làm rõ nguồn gốc, địa vị cũng như vai
  15. 10 trò của những người lao động bình dân trong tất cả các ngành kinh tế như nông nghiệp, thủ công nghiệp, kĩ thuật...của Ấn Độ thời cổ đại. Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến những quy định về quyền lợi của tầng lớp này trong một số điều của luật Manu, luật Narada, tác phẩm Arthashastra và một số bộ luật địa phương khác..Đây là một nguồn sử liệu giá trị để nghiên cứu về vị trí và vai trò kinh tế của đẳng cấp bình dân trong xã hội cổ truyền Ấn Độ. Bước sang thế kỉ XXI, chế độ Varna ở Ấn Độ càng được nghiên cứu sâu hơn. Nhiều tác phẩm được xuất bản trong những năm đầu thế kỉ XXI là những nghiên cứu khá cụ thể về chế độ này như: chế độ Varna ở các địa phương Ấn Độ, lịch sử hình thành và phát triển của từng Varna, những thay đổi của chế độ Varna trong lịch sử và ảnh hưởng của nó đối với lịch sử Ấn Độ hiện đại...Có thể kể đến một số cuốn như: R.K Pruthi trong cuốn “Indian Caste System” (Hệ thống đẳng cấp Ấn Độ), 2004, đã trình bày những nghiên cứu của mình về hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ dưới góc nhìn lịch sử và xã hội học. Tác phẩm được cấu trúc thành 12 chương. Trong đó, nếu ở chương 1 là những khái quát về cơ sở và nền tảng của xã hội Ấn Độ thì ở chương 2, tác giả đi vào lý giải sự thay đổi của khái niệm đẳng cấp trong lịch sử Ấn Độ. Khi bàn về khái niệm Varna, tác giả cho rằng người Bồ Đào Nha khi đến Ấn Độ đã gọi chế độ phân chia cư dân thành các nhóm khác nhau trong xã hội Ấn là “Caste”. Từ “Caste” trong tiếng Bồ Đào Nha tương đương với “Jati” trong tiếng Sanskrit. Từ “Caste” có ý nghĩa là “chủng tộc” (tương đương với “Race” trong tiếng Anh), trong khi từ “Jati” trong tiếng Sanskrit không hẳn chỉ có nghĩa là chủng tộc vì lúc này hệ thống đẳng cấp Ấn Độ đã biến đổi rồi. Nhưng khi người Bồ Đào Nha đến Ấn Độ thì họ không sao quan niệm được cái hệ thống phức tạp đan xen giữa cả Varna và Jati đó nên đã gọi tất cả những gì họ nhìn thấy là “Caste”. Theo đó, xã hội Hinđu giáo được người Bồ Đào Nha gọi là “Varnashrama Dharma” (có nghĩa là “Social duties based on colour- những bổn phận xã hội dựa trên màu sắc”). Hệ thống Varna được xác định do sự phân cấp giảm dần của các cơ quan trên cơ thể thần Brahma tương ứng mà mỗi Varna được tạo thành [109; tr.1-5]. Từ khái niệm đó, chương 4 của tác phẩm đi sâu phân tích sự phân chia của đẳng cấp trong đó có chế độ Varna; các chương tiếp theo là những nghiên cứu về chế độ đẳng cấp ở Nam Ấn. Để kết lại cuốn sách của mình, tác giả dành nhiều suy nghĩ về một “di sản đẳng cấp” của xã hội Ấn Độ ngày nay. Có thể nói, với cuốn sách này, người đọc không chỉ
  16. 11 được tiếp cận với nội dung sâu sắc về Varna nói riêng, chế độ đẳng cấp nói chung mà còn được nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều khác nhau. Cuốn “History of the Brahmans” (Lịch sử đẳng cấp Brahman) của tác giả Raj Kumar, xuất bản năm 2006, là một nghiên cứu về đẳng cấp Brahman từ quá khứ tới hiện tại. Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày nguồn gốc của đẳng cấp Brahman, một số vấn đề về chế độ đẳng cấp và thực tiễn xã hội, đồng thời cũng khái quát lịch sử của hai đẳng cấp Kshatriya và Vaisya. Đây là một trong số ít nghiên cứu về các Varna riêng biệt. Ekta Singh trong cuốn “Caste System in India – A Historical Perspective” (Hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ - một quan điểm lịch sử), 2009, đã phân tích hệ thống đẳng cấp Ấn Độ dưới quan điểm của một nhà sử học, qua 7 nội dung chính như: bối cảnh ra đời chế độ đẳng cấp, đẳng cấp xác định địa vị xã hội, sự phát triển của chế độ đẳng cấp, sự hủy hoại của chế độ đẳng cấp, chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ hiện nay...Ngay trong phần lời giới thiệu, tác giả đã chỉ ra người Bồ Đào Nha khi đến Ấn Độ gọi chế độ phân chia địa vị xã hội của cư dân ở Ấn Độ là “Caste”- tương đương nghĩa là “giống” hay “nòi”. Khái niệm này chỉ sự phân chia xã hội thành những nhóm tộc người khác nhau có tính chất cha truyền con nối dựa trên địa vị cao hay thấp. Sự phân biệt này do nguồn gốc hay dòng giống của con người quyết định [125; tr.11]. Ekta Singh cũng cho rằng, đẳng cấp là Jati, trong xã hội Ấn Độ có hàng ngàn Jati, những Jati khác nhau này đều thuộc về và phù hợp với bốn Varna cơ bản là Brahman, Kshatriya, Vaishya, Shudra [125; tr.20]. Theo đó thì Varna là những đẳng cấp cơ bản, ban đầu và bao gồm Jati. Tác phẩm của Ekta Singh cũng cho người đọc một cách nhìn đa chiều về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ qua những đánh giá về tác động trên nhiều mặt của chế độ này đối với lịch sử Ấn Độ. Tác giả R. V. Russell trong cuốn “The Tribes and Castes of the Central Provinces of India” (Các chủng tộc và đẳng cấp ở các tỉnh miền Trung Ấn Độ), 4 tập, 2010, đã nghiên cứu vấn đề chủng tộc và đẳng cấp tại những địa phương khác nhau ở vùng Trung Ấn. Mỗi tập là một điểm nhấn về tính địa phương, tính vùng miền của chế độ đẳng cấp. Tác phẩm này chủ yếu đi sâu làm rõ sự tương đồng và khác biệt của hệ thống đẳng cấp từ Varna cho đến khi nó phân chia hay hòa hợp thành một hệ thống phức tạp, đa dạng như hiện nay. Đây là một công trình đồ sộ với gần 1000 trang và được coi là một trong những nghiên cứu không thể bỏ qua về đẳng cấp thời hiện đại.
  17. 12 Trong số những tác phẩm nghiên cứu về chế độ đẳng cấp ở các địa phương Ấn Độ còn có cuốn “The Caste system of Northern India” (Hệ thống đẳng cấp ở miền Bắc Ấn Độ), tái bản năm 2010, của tác giả E.A.H Blunt. Cuốn sách được cấu trúc thành 16 chương, đi sâu phân tích về chế độ đẳng cấp ở miền Bắc Ấn từ xa xưa đến hiện nay. Trong đó, có nhiều chương đề cập trực tiếp đến chế độ Varna như: chương I, tác giả đã khái quát những nét cơ bản nhất về bản chất của chế độ đẳng cấp như khái niệm, những tính chất, chế độ nội hôn, nguồn gốc hình thành; chương II, đề cập đến sự phát triển của chế độ đẳng cấp, tác giả đã khắc họa quá trình biến đổi từ những đẳng cấp đầu tiên đến một hệ thống đẳng cấp phức tạp trong suốt tiến trình lịch sử Ấn Độ qua nhiều triều đại; chương XVI là những tổng kết và đánh giá của tác giả về chế độ đẳng cấp trong quá khứ, hiện tại (thời điểm tác giả viết cuốn sách là những năm đầu thế kỉ XX) và tương lai. Tác giả E.A.H Blunt vốn là một nhân viên của Văn phòng dịch vụ dân sự Ấn Độ, phụ trách điều tra dân số. Do đó, những ghi chép của ông được đánh giá là “đã cung cấp một bản điều tra đầy đủ và liên kết đẳng cấp như một hệ thống”. Bên cạnh những nghiên cứu chuyên sâu, đề cập trực tiếp đến chế độ Varna còn có rất nhiều công trình nghiên cứu chung về lịch sử, văn hóa, triết học, xã hội học…Ấn Độ cũng đề cập tới vấn đề này như: Richard Garbe trong cuốn “Philosophy of ancient India” (Triết học Ấn Độ cổ đại), 1897, đã trình bày những nghiên cứu sâu sắc của mình về triết học Ấn Độ cổ đại. Cuốn sách được cấu trúc thành ba phần. Trong đó, phần đầu là những nét khái quát về lịch sử triết học Ấn Độ và phần cuối là những phân tích về triết học Hinđu giáo. Chế độ Varna được nhắc đến như là một bộ phận không thể tách rời với Hinđu giáo. Xuất bản lần đầu năm 1906, cuốn “Hindu Manners, customs and ceremonies” (Những phong tục, tập quán, lễ nghi của Hinđu giáo) của nhà nghiên cứu người Pháp Abbe J A. Dubois được coi là một tác phẩm chuyên sâu về Hinđu giáo. Tác phẩm được chia thành ba phần lớn, trong đó tác giả dành toàn bộ phần một để khái quát về xã hội Ấn Độ và chế độ đẳng cấp. Trong phần này, Dubois dành nhiều trang phân tích sự phân chia đẳng cấp trong lịch sử và hiện tại (thời điểm cuối thế kỉ XIX), những hệ quả tích cực và tiêu cực của sự phân chia đẳng cấp, nguồn gốc chế độ đẳng cấp thời cổ xưa, đẳng cấp Brahman và Sudra, những lễ nghi liên quan đến Brahman...Khi đề cập đến khái niệm “chế độ đẳng cấp”, ông cho rằng “chế độ đẳng cấp” - tương đương là từ “Caste” (trong tiếng Anh) có nguồn gốc từ tiếng Bồ Đào Nha
  18. 13 là từ “Casta”, nó được sử dụng ở châu Âu để gọi những bộ tộc hay giai cấp khác nhau trong xã hội Ấn Độ. Từ này trong tiếng Sanskrit là Varna (có nghĩa là “màu sắc”), dựa trên sự khác biệt về màu da giữa những người Bàlamôn Aryan và những người bản địa, sự phân biệt đẳng cấp bắt nguồn từ đó. Varna phân chia cư dân Ấn Độ thành bốn đẳng cấp chính. Đầu tiên là Brahmana hay Brahmin, đẳng cấp thứ hai là Kshatriya hay Rajah, thứ ba là Vaisya hay những chủ đất và thương nhân, thứ tư là Sudra hay nông dân và đầy tớ. Mỗi đẳng cấp này lại được phân chia thành nhiều tiểu cấp khác nhau [73; tr.15]. Công trình nghiên cứu của Dubois được đánh giá cao còn bởi những thống kê và mô tả cụ thể của ông về hàng trăm đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ, đây là kết quả của hơn 30 năm ông sinh sống và làm việc tại Ấn Độ. Antônôva K.A– Bônga Lêvin G.M – Kôtôpxki G.G - Nguyễn Việt (dịch) (1983) trong cuốn “Lịch sử Ấn Độ”, tài liệu viết tay, đã khái quát những nét cơ bản nhất của lịch sử Ấn Độ, trong đó có nhắc đến chế độ Varna như một đặc điểm của Ấn Độ thời cổ đại. Trong cuốn “A History of India” (Lịch sử Ấn Độ), tập 1, 1984, tác giả Romila Thapar đã phân tích các giai đoạn phát triển của lịch sử Ấn Độ từ thời kì văn minh sông Ấn đến năm 1526. Trong đó, tác giả đã dành chương 2 để đề cập đến quá trình xâm nhập của người Aryan vào Ấn Độ, nền kinh tế, chính trị và những thành tựu văn hóa tiêu biểu của họ, chế độ nô lệ, chế độ Varna với những nét đặc trưng riêng biệt. Jawaharlal Nehru trong cuốn “Phát hiện Ấn Độ” (bản dịch), 3 tập, 1990, đã trình bày những “phát hiện” của mình về Ấn Độ quá khứ và hiện tại trong sự đan xen với những nhận định và đánh giá của cá nhân. Chế độ đẳng cấp Varna cũng như kinh văn triết học, tôn giáo Ấn Độ được tác giả nhắc đến trong tập 1 của tác phẩm. Tác giả cũng lý giải những nguyên nhân tồn tại và một số đặc trưng cơ bản của chế độ này. Một số tác phẩm như Mahabharata, Ramayana, Vêđa, Upanishad, Bhagavad Gita...cũng được tác giả đề cập đến với những nét cơ bản nhất, đây cũng là cơ sở quan trọng để hiểu về đẳng cấp và xã hội Ấn Độ. Trong cuốn “Indian society – Institutions and change” (Xã hội Ấn Độ - Khởi nguồn và biến đổi), 1997, tác giả Rajendra K.Sharma đã đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của xã hội Ấn Độ từ truyền thống đến hiện đại. Trong nội dung thứ hai của cuốn sách là “The Hinđu Varna system” (hệ thống Varna Hinđu), tác giả đã trình bày các ý nghĩa khác nhau của từ Varna, tầm quan trọng của chế độ Varna trong đời
  19. 14 sống của người Ấn Độ, nghĩa vụ và sự phụ thuộc lần nhau của các Varna, những đánh giá về chế độ này. Bên cạnh đó, cuốn sách của K.Sharma còn phân tích nhiều đặc trưng cơ bản của một xã hội Hinđu giáo như: các giai đoạn cuộc đời của tín đồ Hinđu, vấn đề đẳng cấp giữa người Hinđu và người Hồi giáo, hôn nhân Hinđu, địa vị của người phụ nữ Hinđu, gia đình Hinđu v.v… Romila Thapar trong một cuốn sách khác là “The Penguin history of early India from the origins to AD 1300” (Lịch sử Ấn Độ từ nguồn gốc đến năm 1300), 2002, đã cung cấp cho người đọc nhiều kiến thức quý giá và thú vị về lịch sử Ấn Độ cổ đại ở nhiều khía cạnh. Dựa trên sự ghi chép của Kautilya, Megastenes, ông đã phân tích sự chi phối của điều kiện tự nhiên, khí hậu đến đời sống nông nghiệp cũng như đánh giá cao sự phát triển của thương mại. Về mặt chính trị - xã hội, tác phẩm đã đề cập đến sự xuất hiện của chế độ đẳng cấp, sự ra đời của những nhà nước và vương quốc sơ khai ở lưu vực sông Hằng cũng như những thiết chế chính trị và tổ chức bộ máy của những nhà nước này. Trong tác phẩm “A History of India” (Lịch sử Ấn Độ), 2004, hai tác giả Hermann Kulke và Dietmar Rothermund đã khái quát các giai đoạn phát triển của lịch sử Ấn Độ từ thời kì đầu tiên cho đến thời hiện đại. Trong khi phân tích chương 1, các tác giả cũng nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa người bản địa và người Aryan xâm nhập bằng một hệ thống đẳng cấp Varna với những những quy định chặt chẽ và đầy khắc nghiệt. Trong những nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ thời cổ trung đại còn có cuốn “India: The ancient past from 7000 BC to AD 1200” (Ấn Độ cổ đại: từ 7000 TCN đến 1200) của Burjor Avari, 2007. Tác phẩm này là một nghiên cứu tổng quan về lịch sử Ấn Độ từ khi những con người đầu tiên xuất hiện ở đây đến năm 1200. Được cấu trúc thành 11 chương, cuốn sách khái quát một cách toàn diện lịch sử Ấn Độ theo các giai đoạn khác nhau. Ngay trong phần giới thiệu về tác phẩm, tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của việc nghiên cứu lịch sử Ấn Độ từ khi người Anh đặt chân đến đất Ấn và cho đến nay những nghiên cứu về lịch sử đất nước này tại Anh đã trở nên rất phổ biến. Do đó, tác phẩm của ông sẽ đóng góp thêm những nghiên cứu về một thời kì mà ông có thể gói gọn trong 6 chữ là “Ấn Độ”, “Cổ đại” và “Hinđu”. Cuốn sách của Burjor Avari không chỉ phân tích bức tranh lịch sử Ấn Độ đầy biến động mà còn cung cấp cho người đọc những quan điểm mới về phân kì lịch sử Ấn Độ, về nền tảng Hinđu giáo, Dharma của con người, thế giới Vêđa, việc thực hành Varna...
  20. 15 Một công trình khác về lịch sử Ấn Độ là “A brief history of India” (Lược sử Ấn Độ) của Judith E.Walsh, 2006, đã trình bày tổng quan lịch sử Ấn Độ từ thời tiền sử cho đến hiện nay. Ngay trong lời giới thiệu của cuốn sách, tác giả đã nhắc đến những đặc điểm riêng biệt của Ấn Độ, đó là chế độ đẳng cấp, sự đa dạng của tôn giáo và con người Ấn Độ. Trong chương đầu tiên, khi nói đến sự xâm nhập và cai trị của người Aryan trên đất Ấn, tác giả cũng khẳng định sự tồn tại của một hệ thống đẳng cấp rất phức tạp của đất nước này. Heinrich Zimmer trong cuốn “Triết học Ấn Độ một cách tiếp cận mới”, 2006 (Lưu Văn Hy dịch), đã phân tích một cách chi tiết các phương diện khác nhau của triết học Ấn Độ. Trong một mục của phần II, tác giả đã đề cập đến triết học về bổn phận, trong đó một trong những vấn đề cốt lõi của triết học về bổn phận là thực hành quy định đẳng cấp và bốn giai đoạn của cuộc sống. Ở đó, tác giả đã khẳng định đẳng cấp được xem là sự hình thành một bộ phận bẩm sinh của tính cách con người Ấn Độ. “Pháp” hay kỷ cương đạo đức thiêng liêng làm cho cấu trúc xã hội được đan quyện vào nhau và được duy trì. Trong cuốn “Lịch sử văn minh Ấn Độ”, 2006, Will Durant đã đề cập nhiều vấn đề về dân tộc Ấn Aryan và xã hội Ấn Aryan. Tác giả đã đi sâu phân tích đời sống kinh tế, các đẳng cấp, quan hệ hôn nhân và vị trí của người phụ nữ trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Hai học giả người Mỹ là Sushil Mittal & Gene Thursby (chủ biên) trong cuốn “The Hindu World” (Thế giới Hinđu), xuất bản năm 2007, đã trình bày những đặc trưng cơ bản của Hinđu giáo trong 7 phần lớn. Trong phần V, khi phân tích về “Hành động xã hội và cấu trúc xã hội”, hai tác giả đã đề cập đến Varna và Jati với sự giống và khác nhau giữa hai cấu trúc xã hội này. Theo đó, các tác giả đã đưa ra cách hiểu về Varna rất rộng. Họ cho rằng Varna có nghĩa là “light” (ánh sáng) hay “Colour” (màu sắc) theo ngôn ngữ của Vêđa, nó được sử dụng trong giai đoạn muộn của thời kì Vêđa. Khái niệm này đến sau một trong bốn thuộc tính của vũ trụ, là thần linh, động vật, cây cối và những thứ khác. Còn Jati là khái niệm có sau Varna, là khái niệm có hàm nghĩa rộng hơn, có nghĩa là “dòng dõi” hay “giống”, vừa là khái niệm sinh học vừa là khái niệm cộng đồng xã hội – bao gồm cả chủng tộc, thị tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, dân tộc, giới, nghề nghiệp và Varna. “Caste” là thuật ngữ chung chỉ cả Varna và Jati, “Caste” nghĩa là “đẳng cấp” [99; tr.357]. Cuốn sách này là một công trình nghiên cứu công phu và sâu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2