intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:168

103
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án khái quát, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay, đánh giá và chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân chủ yếu. Đề xuất phương hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ GIA TRƢỞNG THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƢƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ GIA TRƢỞNG THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƢƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật kinh tế Mã số: 9.38.01.07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐINH VĂN THANH HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu nêu trong Luận án là trung thực. Các luận điểm kế thừa trong Luận án được trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được công bố trong công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Vũ Gia Trƣởng
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 8 1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ........................................................................... 20 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI TẠI TOÀ ÁN CẤP SƠ THẨM ............... 25 2.1. Khái niệm và đặc điểm của thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm ...................................................................... 25 2.2. Nội dung thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm ...................................................................................................... 38 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng và yêu cầu đối với thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm .................................................. 57 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM Ở VIỆT NAM ...................................................... 66 3.1. Thực trạng quy định pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay ........................ 66 3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay ........................ 91 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM Ở VIỆT NAM ........................ 118 4.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết tranh châp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam ..................................... 118 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Toà án cấp sơ thẩm ở Việt Nam ..................................... 127 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ ......................................................................... 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 151
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam BLDS Bộ luật Dân sự Việt Nam TTDS Tố tụng dân sự KDTM Kinh doanh, thương mại PLTTDS Pháp luật tố tụng dân sự TAND Tòa án nhân dân VKSND Viện kiểm sát nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân tối cao VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao HĐXX Hội đồng xét xử VKS Viện kiểm sát XHCN Xã hội chủ nghĩa TTTT Thủ tục thông thường BPKCTT Biện pháp khẩn cấp tạm thời UNCITRAL Ủy ban Pháp luật Thương mại quốc tế Liên Hiệp Quốc VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam LTTTM Luật Trọng tài thương mại năm 2010 VIAC Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam WTO Tổ chức Thương mại Thế giới ĐKKD Đăng ký kinh doanh VADS Vụ án dân sự TCKT Tranh chấp kinh tế
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, việc minh bạch hóa, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, tạo cơ sở để các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng, nâng cao năng lực doanh nghiệp trong nước và thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài là một nhu cầu cấp thiết. Một trong những giải pháp để nâng cao môi trường kinh doanh là việc hoàn thiện các phương thức giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại (KDTM), bởi lẽ, khi nền kinh tế phát triển cùng xu thế hội nhập, các tranh chấp về KDTM xảy ra ngày càng nhiều, càng đa dạng và phức tạp, luôn là vấn đề phát sinh và cần phải giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng đắn làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã chỉ rõ mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước là: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân...” [02, tr.2] với “trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, bảo đảm Toà án xét xử độc lập, đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh” ngoài ra phải “Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế phù hợp với tập quán thương mại quốc tế” [02, tr.4] để tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với nguyên tắc của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết và tham gia. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng đã nêu một trong các nhiệm vụ của cải cách tư pháp là phải: “Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự. Nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía Nhà nước để tạo điều 1
  7. kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” [03, tr.4]. Hiện nay, ở Việt Nam, các tranh chấp KDTM đã được giải quyết theo một số phương thức khác nhau như: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và thông qua thủ tục tư pháp tại Tòa án. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các tranh chấp KDTM ở nước ta cho thấy, các chủ thể kinh doanh thường lựa chọn thủ tục tư pháp tại Toà án để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra tranh chấp. Xét xử theo thủ tục tư pháp là hoạt động phán quyết của Tòa án thay mặt Nhà nước nhằm khôi phục trật tự của quan hệ kinh doanh, thương mại bị xâm phạm hoặc nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của các chủ thể kinh doanh và xã hội. Nó không đơn thuần chỉ là dàn xếp, hòa giải, mặc dù về thực chất, dàn xếp và hòa giải cũng có mục đích như vậy và do đó, có mối liên quan khăng khít với hoạt động xét xử. Hoạt động xét xử là hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước nhằm xem xét, đánh giá và ra phán quyết về tính hợp pháp và tính đúng đắn của hành vi pháp luật hay quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp và mâu thuẫn giữa các bên có lợi ích khác nhau trong các tranh chấp hay mâu thuẫn đó. Phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của tòa án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước… Thủ tục xét xử của Tòa án là thủ tục công khai, dễ hiểu, dân chủ bởi sự độc lập của người xét xử (không là đại diện của bất kỳ bên nào hay của ai có liên quan về lợi ích). Thủ tục đó bảo đảm để các bên phản ánh hết ý kiến của mình với Tòa án một cách trực tiếp, được bảo đảm bởi sự giám sát của Viện kiểm sát, của các luật sư và của nhân dân. Khi các vụ tranh chấp KDTM được đưa ra giải quyết tại Toà án thì xét xử sơ thẩm là cấp xét xử đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp KDTM tại Toà án. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng, thể hiện tập trung nhất việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh và quyền tự định đoạt của các đương sự trong giải quyết các tranh chấp KDTM. Hiện tại, trình tự giải quyết các tranh chấp KDTM theo thủ tục tư pháp tại Tòa 2
  8. án được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS năm 2015) và đang phát huy những tác dụng tích cực. Tuy nhiên, do đặc thù của các tranh chấp KDTM, nên thực tiễn giải quyết các tranh chấp KDTM tại Tòa án ở nước ta hiện nay vẫn đang bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc, chưa được khắc phục triệt để, đặc biệt là một số vấn đề liên quan đến việc lựa chọn và áp dụng thủ tục tư pháp để giải quyết các tranh chấp KDTM ở Tòa án cấp sơ thẩm. Việc giải quyết các vụ tranh chấp KDTM ở Tòa án cấp sơ thẩm mặc dù được thụ lý nhiều, nhưng việc giải quyết còn chậm và đã có những vi phạm về thủ tục tố tụng nên tỷ lệ án phải sửa, hủy còn cao. Dẫn đến việc giải quyết các tranh chấp KDTM bị kéo dài, gây tốn kém về tiền bạc, thời gian, công sức của các đương sự và của Nhà nước, chưa đáp ứng được đòi hỏi của đời sống kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế càng ngày càng sâu rộng, làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp đối với sự an toàn và ổn định của môi trường kinh doanh, ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế. Cho nên, việc tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm hiện nay cũng là phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng, phù hợp với sự phát triển của các quan hệ kinh tế, đồng thời phù hợp với yêu cầu hội nhập. Qua nghiên cứu cho thấy, ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở các cấp độ khác nhau, nhưng do đến nay vấn đề nghiên cứu đã có nhiều thay đổi theo BLTTDS năm 2015 và các văn bản có liên quan, đồng thời thực tiễn giải quyết tranh chấp cũng phát sinh nhiều vấn đề mới. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM, đặc biệt là các quy định về thủ tục trong giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm là cần thiết để hoàn thiện hơn khung pháp luật về lĩnh vực này. Với những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay” để làm Luận án Tiến sĩ luật học. 3
  9. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nhằm nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm ở nước ta hiện nay, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận án tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau: - Thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, từ đó, rút ra những vấn đề cần kế thừa, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để làm rõ trong nội dung luận án. - Nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm - Khái quát, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay, đánh giá và chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân chủ yếu. - Đề xuất phương hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm; hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này cũng như thực tiễn thực thi pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam trong những năm qua. Các số liệu thực tiễn được khảo cứu từ kết quả xét xử của Tòa án sơ thẩm. 4
  10. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, phạm vi nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và hệ thống các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm (Tòa án cấp huyện) cũng như thực tiễn áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm, phù hợp với bản chất các tranh chấp KDTM trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận án không bao gồm thủ tục giải quyết sơ thẩm tranh chấp KDTM của Tòa án cấp tỉnh, thủ tục rút gọn, các thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm… Về không gian và thời gian, nghiên cứu của luận án được thực hiện trên phạm vi cả nước và từ khi BLTTDS năm 2015 có hiệu lực thi hành. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Về phương pháp luận, Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, cùng với đó là việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam. Về phương pháp nghiên cứu, Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như: Phân tích, tổng hợp, thống kê, khảo sát, so sánh để làm rõ các vấn đề thuộc nội hàm nghiên cứu pháp luật về giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể: Ở chương 1, phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu được sử dụng để tổng quan tình hình nghiên cứu pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm. So sánh, tổng hợp nhằm xác định rõ những kết quả đã nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Kế thừa những kết quả này đồng thời xác định những vấn đề liên quan đến đề tài mà các công trình, bài viết trước đó còn bỏ ngỏ để nghiên cứu bổ sung, phát triển. Ở chương 2, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh được sử dụng để làm rõ những vấn đề lý luận pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm… 5
  11. Ở chương 3, phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá được sử dụng để làm rõ thực trạng pháp luật hiện hành và thực tiễn thực thi thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm, từ đó, đánh giá về ưu điểm, những vấn đề còn bất cập, hạn chế trong quy định và thực thi pháp luật về vấn đề này. Ở chương 4, phương pháp phân tích, dự báo được sử dụng nhằm chỉ ra nhu cầu giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục tại Tòa án ở Việt Nam trong tương lai gần, từ đó, đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam. 5. Những đóng góp mới của luận án Là một công trình nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống những vấn đề pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay, luận án có những điểm mới sau đây: Thứ nhất, luận án tiếp cận nghiên cứu các thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm trên nền tảng quy định của pháp luật tố tụng dân sự với mục đích làm rõ việc áp dụng và thực thi pháp luật về vấn đề này hướng tới sự phù hợp với bản chất của các tranh chấp KDTM trong điều kiện kinh tế thị trường, tôn trọng quyền tự định đoạt và quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh; đưa ra các khái niệm riêng của mình về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm, đặc điểm và những yếu tố tác động đến thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm dưới góc nhìn lịch sử và đương đại. Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam, luận án đánh giá và chỉ ra những ưu điểm, những vấn đề còn bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về vấn đề này. Thứ ba, với cách tiếp cận hệ thống về mặt lý luận, cùng với việc đánh giá thực trạng pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm, luận án đưa ra những kiến nghị và giải pháp để tiếp tục hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thủ tục giải quyết tranh 6
  12. chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam phù hợp bản chất của các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh doanh, thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Về mặt khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ cung cấp thêm những thông tin, nội dung quan trọng, góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam, góp phần nhận diện thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm trên nền tảng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự phù hợp bản chất của các tranh chấp KDTM và quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ quan nghiên cứu lập pháp, các cơ quan Tòa án trong quá trình áp dụng và thực thi pháp luật để giải quyết các tranh chấp KDTM, cho các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ xét xử sơ thẩm, người dân tiếp cận công lý và những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự tại Tòa án ngay từ cấp xét xử đầu tiên. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án được kết cấu 4 chương: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu. Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm. Chƣơng 3: Thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam. Chƣơng 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam. 7
  13. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Có thể thấy rằng, pháp luật giải quyết tranh chấp KDTM ngày càng có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật thương mại và dân sự ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Nền tảng khoa học cho khuynh hướng đó là những hoạt động nghiên cứu khoa học về các đề tài liên quan đến tranh chấp KDTM và thủ tục để giải quyết các tranh chấp. Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến quy định giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm và các công trình đã đề cập ở những mức độ khác nhau. Nhìn chung, nội dung các công trình nghiên cứu về vấn đề này có thể được chia làm các nhóm sau: 1.1.1. Nhóm nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của tranh chấp kinh doanh, thương mại Về khái niệm, đặc điểm của tranh chấp kinh doanh, thương mại, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Luận án Tiến sĩ luật học “Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường Tòa án ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Kim Vinh [48]; Luận án Tiến sĩ luật học “Giải quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường tại Việt Nam” của Đào Văn Hội [56]; Luận văn Thạc sĩ luật học “Giải quyết vụ án kinh doanh thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Phạm Thị Huệ [49]. Các công trình đã hệ thống được được một số vấn đề lý luận cơ bản về tranh chấp kinh tế, như Luận án Tiến sĩ luật học “Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường Tòa án ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Kim Vinh [48] đã đưa ra khái niệm chung về tranh chấp kinh tế. Theo đó: “Tranh chấp kinh tế được hiểu là sự bất đồng chính kiến về một sự kiện pháp lý, là sự mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế ở các cấp độ khác nhau” [48, tr.33], ngoài ra luận án còn nêu ra những 8
  14. đặc điểm, những nét đặc trưng cơ bản về tranh chấp kinh tế trong nền kinh tế thị trường [48, tr.35]. Luận án Tiến sĩ luật học “Giải quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường tại Việt Nam” của Đào Văn Hội [56] tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về tranh chấp kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Theo quan điểm của tác giả: “Tranh chấp kinh tế là những mâu thuẫn hay bất đồng liên quan đến quyền và lợi ích kinh tế của các tổ chức, cá nhân khi tham gia các quan hệ kinh tế” [56, tr.23], ngoài ra, tác giả có đưa ra khái niệm và đặc điểm của tranh chấp kinh tế theo quan điểm của nhiều quốc gia khác nhau. Đối với các nước theo truyền thống luật Anh - Mỹ như: Anh, Mỹ, Úc và các nước chịu ảnh hưởng của truyền thống luật này không phân biệt lĩnh vực kinh doanh (với mục đích tìm kiểm lợi nhuận) và lĩnh vực dân sự (mục đích tiêu dùng). Trong pháp luật của những nước này không tồn tại khái niệm thương nhân (thương gia), hành vi thương mại hay giao dịch thương mại. Điều này dẫn đến hệ quả là các nước này không phân biệt tranh chấp kinh doanh (những tranh chấp phát sinh từ các hoạt động kinh doanh của các công ty hoặc liên quan mật thiết đến chúng) với các tranh chấp phát sinh từ các hoạt động dân sự. Mọi tranh chấp dù phát sinh từ hoạt động kinh doanh hay hoạt động dân sự đều được giải quyết bằng phương thức giống nhau [56, tr.9]. Còn đối với các nước theo truyền thống luật Châu Âu lục địa như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ và các nước chịu ảnh hưởng của truyền thống luật này phân biệt hoạt động kinh doanh với hoạt động dân sự và thừa nhận sự tồn tại của pháp luật thương mại bên cạnh pháp luật dân sự, tuy nhiên trong khoa học pháp lý của các nước này không có khái niệm tranh chấp thương mại, người ta chỉ căn cứ vào thẩm quyền tài phán của các thiết chế giải quyết tranh chấp thương mại mà nhận diện một số tranh chấp được coi là tranh chấp thương mại mà thôi. Luận văn Thạc sĩ luật học “Giải quyết vụ án kinh doanh thương mại tại tòa án cấp sơ thẩm” của Phạm Thị Huệ [49] đã nêu khái niệm và phân tích những đặc điểm của tranh chấp kinh doanh, thương mại. Theo đó: “Tranh chấp kinh doanh, thương mại là những mâu thuẫn phát 9
  15. sinh giữa các chủ thể kinh doanh khi tham gia các quan hệ kinh doanh, thương mại vì mục tiêu lợi nhuận” [49, tr.9]. Với cách hiểu khái niệm về tranh chấp KDTM như trên, tác giả đã đưa ra những đặc điểm về tranh chấp KDTM như sau: Thứ nhất, đây là những tranh chấp phát sinh trực tiếp từ các quan hệ kinh doanh thương mại, cụ thể là những tranh chấp phát sinh trong các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện, đại lý, ký gửi, thuê, cho thuê, thuê mua, xây dựng; tư vấn kỹ thuật; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa… các quan hệ này được điều chỉnh trong rất nhiều bộ luật và luật khác nhau; Thứ hai, chủ thể của một trong các bên tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại phải là các thương nhân có mục đích lợi nhuận khi tham gia quan hệ KDTM, thương nhân bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh; Thứ ba, một đặc điểm không thể thiếu của chủ thể tranh chấp KDTM phải có là mục đích lợi nhuận của họ khi tham gia quan hệ. Mục đích lợi nhuận của cá nhân, tổ chức trong hoạt động KDTM là mong muốn của cá nhân, tổ chức đó thu được lợi nhuận mà không phân biệt có thu được hay không thu được lợi nhuận từ hoạt động sản xuất KDTM đó. Như vậy, dưới những góc độ khác nhau, các công trình nghiên cứu trên đã hệ thống được một số vấn đề lý luận cơ bản về tranh chấp kinh tế, tranh chấp KDTM; đã phân tích, luận giải về bản chất và đặc điểm của tranh chấp kinh tế, tranh chấp KDTM. Đây là những kết quả nghiên cứu quan trọng mà tác giả có thể sử dụng để kế thừa hợp lý trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình. 1.1.2. Nhóm nghiên cứu về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại và các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại Về vấn đề này, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến [92] [50] [65] [56] [48] [108] [106] [116] [117] [111]. Tác giả nhận thấy các nghiên cứu đã hệ thống được một số vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp 10
  16. KDTM, bản chất và đặc điểm của các phương thức giải quyết tranh chấp KDTM. Luận án Tiến sĩ luật học “Giải quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường tại Việt Nam” của Đào Văn Hội [23] cho rằng, quan niệm giải quyết tranh chấp kinh tế được hiểu với những nội dung khác nhau trong từng thời kỳ phát triển đất nước, nhưng cách hiểu chung nhất về khái niệm giải quyết tranh chấp kinh tế: “Giải quyết tranh chấp kinh tế là việc các bên tranh chấp thông qua các hình thức, thủ tục thích hợp tiến hành giải quyết các mâu thuẫn, xung đột, bất đồng về lợi ích kinh tế nhằm bảo bệ quyền và lợi ích chính đáng của họ” [56, tr.32]. Ngoài ra, luận án còn nêu những khái niệm và những đặc điểm riêng của các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế, những ưu điểm và hạn chế nhất định trong nền kinh tế thị trường, bao gồm phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài và thủ tục tư pháp. Để làm rõ hơn phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế theo thủ tục tư pháp, có Luận án Tiến sĩ luật học “Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường tòa án ở Việt Nam” [48] của tác giả Nguyễn Thị Kim Vinh. Tác giả đã đưa ra các khái niệm và đặc điểm của các hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường, bao gồm thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án. Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế. Do đó, các đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của Tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi họ thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng hoặc hòa giải và cũng không muốn vụ tranh chấp giữa họ được giải quyết bằng con đường trọng tài [48, tr.23]. Ngoài ra, điểm đặc biệt của luận án đã đưa ra những so sánh tố tụng kinh tế và những dạng tố tụng cùng loại theo pháp luật hiện hành, cụ thể là về trình tự, thủ tục giải quyết các các tranh chấp hợp đồng kinh tế tại các cơ quan trọng tài kinh tế và tố tụng dân sự tại Tòa án. Về hòa giải và các thủ tục hòa giải tại tòa có Luận án Tiến sĩ luật 11
  17. học “Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam” của tác giả Đào Thị Xuân Lan [91]. Tác giả đã đưa ra và làm sáng tỏ khái niệm và bản chất pháp lý của hòa giải trong giải quyết các tranh chấp kinh tế tại Tòa án. Theo luận án, “Hòa giải trong giải quyết tranh chấp tại Tòa án là cách thức tích hợp hòa giải vào tố tụng tư pháp với vai trò của Tòa án là người trung gian thứ ba giúp đề xuất các cách thức giải quyết thân thiện để hai bên tự thỏa thuận, đồng thời công nhận giá trị pháp lý và bảo đảm thi hành bằng sức mạnh của Nhà nước kết quả thỏa thuận của các bên” [91, tr.21]. Cũng theo luận án, nếu được sử dụng riêng biệt thì hòa giải và giải quyết tranh chấp tại tòa án có bản chất pháp lý khác hẳn nhau, nhưng việc sử dụng kết hợp chúng lại tạo nên một cách thức giải quyết tranh chấp mới với bản chất pháp lý mới. Đây là sự kết hợp chuyển hóa biện chứng giữa quyền lực tư và quyền lực công, cụ thể: Một mặt, quyền tự do ý chí, quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp vẫn được tôn trọng trong quá trình hòa giải tại tòa án, các bên có quyền chủ động yêu cầu tòa án hòa giải trước khi mở phiên tòa xét xử hoặc ngay trong khi đang xét xử, trước khi tuyên án; các bên có quyền chủ động đưa ra các chứng cứ, lập luận để thương lượng, đàm phám trên cơ sở các gợi ý, hướng dẫn của thẩm phán hoặc hội đồng xét xử, các bên có quyền thỏa thuận về phương án giải quyết tranh chấp và vụ kiện sẽ được kết thúc bằng việc Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó. Mặt khác, quyền tự định đoạt của các bên bị hạn chế ở phạm vi nhất định do sự chuyển giao từ quyền lực tư sang quyền lực công, từ hòa giải tự nguyện sang hòa giải mang tính bắt buộc với tính chất là một thủ tục tố tụng, một giai đoạn tố tụng theo luật định, từ hòa giải viên độc lập do các bên tự lựa chọn và trao cho những quyền hành nhất định sang hòa giải viên đương nhiên (thẩm phán hay hội đồng xét xử do tòa án chỉ định) với quyền đại diện cho quyền lực công để thực hiện quá trình hòa giải theo cách thức phù hợp với pháp luật tố tụng [91, tr.23]. Luận án Tiến sĩ luật học “Hoàn thiện pháp luật về tài phán kinh tế ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Hoài Phương [118] cũng đề cập đến giải quyết tranh chấp KDTM. Về mặt lý luận, luận án đã hệ 12
  18. thống hóa và góp phần làm sáng tỏ các vấn đề về tài phán kinh tế, như: bản chất pháp lý của tài phán kinh tế; xây dựng và làm rõ một số khái niệm có liên quan về tài phán kinh tế; mô hình lý thuyết về các yếu tố cấu thành và mối quan hệ của chúng trong chế định chung về pháp luật tài phán kinh tế; một số tiêu chí của việc hoàn thiện pháp luật về tài phán kinh tế ở Việt Nam, trong đó gồm tài phán tư pháp (Tòa án) và tài phán phi chính phủ (Trọng tài). Theo quan điểm của tác giả Hoài Phương: “Tài phán kinh tế là lĩnh vực tài phán chuyên ngành, bao gồm hoạt động của Tòa án và Trọng tài thương mại giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các chủ thể có địa vị pháp lý bình đẳng với nhau nhằm mục đích xác định quyền lợi, nghĩa vụ cụ thể cho các bên trong việc tranh chấp” [118, tr.23]. Ngoài ra, có thể kể đến Đề tài khoa học “Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt Nam hiện nay” của Bộ Tư pháp [119] và các nghiên cứu “Pháp luật tố tụng và các hình thức tố tụng kinh tế” của PGS.TS Nguyễn Như Phát [36]; Bài viết, “Hòa giải, thương lượng trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế” của PGS. TS. Trần Đình Hảo [108], “Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” của PGS.TS. Phạm Hữu Nghị [106] đều đã khái quát những nét cơ bản của các hình thức giải quyết tranh chấp KDTM ở nước ta, phân tích mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài để khẳng định những điểm bất cập của pháp luật hiện hành, đồng thời đã đề xuất các yêu cầu cũng như giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp KDTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Về vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp KDTM cũng đã có một số công trình nước ngoài đề cập đến. Nghiên cứu “How a case moves through the court system” của Arizona Judicial Branch [152]; Nghiên cứu của Canada - Department of Justice “Resolving disputes - think about your options” [153]; Nghiên cứu “Advantages of settling your injury lawsuit out of court” của Coulter Boeschen [154] và “Resolving your case before trial” của Justice Education Society of BC [155]; Nghiên cứu “Methods for resolving 13
  19. conflics and disputes” của OKLAHOMA Bar Association [156]; Nghiên cứu “How to settle business partner disagreement” của Terry Master [157]. Các nghiên cứu này đã đưa ra khái niệm về “giải quyết tranh chấp”, nhưng tranh chấp mà nghiên cứu đưa ra là tranh chấp nói chung, không riêng cho tranh chấp KDTM và do vậy, nghiên cứu cũng không đưa ra khái niệm “giải quyết tranh chấp KDTM” và những vấn đề liên quan. Như nghiên cứu “How a case moves through the court system” của Arizona Judicial Branch [152] đã tập trung phân tích nghiên cứu về “tranh chấp dân sự” trong đó bao gồm cả “tranh chấp KDTM”, chứ không tách bạch giữa hai loại tranh chấp này. nghiên cứu cũng không đi sâu nghiên cứu về mặt lý luận của tranh chấp KDTM. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến các vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp KDTM, tác giả nhận thấy, các công trình này không có sự phân biệt giữa tranh chấp dân sự và tranh chấp KDTM, mà chỉ đề cập đến “tranh chấp” nói chung chứ không riêng về tranh chấp KDTM, do đó cũng không đưa ra khái niệm tranh chấp KDTM. Các nghiên cứu có đề cập đến những phương thức giải quyết tranh chấp và thiên về xu hướng ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế hay trọng tài chứ tòa án không phải là lựa chọn hàng đầu. Mặc dù các nghiên cứu không đề cập cụ thể các vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp KDTM, nhưng dựa vào những vấn đề lý luận mà các nghiên cứu đã đề cập đến với “tranh chấp” nói chung, tác giả có thể kế thừa và cụ thể hóa riêng cho tranh chấp KDTM. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến giải quyết tranh chấp KDTM và các phương thức giải quyết tranh chấp KDTM cho thấy, các nghiên cứu đã hệ thống được một số vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp KDTM, bản chất và đặc điểm của các phương thức giải quyết tranh chấp KDTM. Đây là những kết quả nghiên cứu quan trọng mà luận án có thể kế thừa hợp lý. 14
  20. 1.1.3. Nhóm nghiên cứu liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm và pháp luật quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án Tiêu biểu cho nhóm này, có thể kể đến Luận án Tiến sĩ luật học “Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường Tòa án ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Kim Vinh [48], đây là một trong những luận án tiến sĩ luật học đầu tiên ở nước ta nghiên cứu một cách cơ bản có hệ thống về các vấn đề pháp lý của việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Tòa án ở Việt Nam. Luận án đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về tranh chấp kinh tế bằng Tòa án, theo quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và những văn bản có liên quan. Luận án đã giải quyết được các vấn đề cấp bách về thẩm quyền của tòa án; Những quy định về thành phần phiên tòa; Quy định về người tham gia tố tụng, về án phí; Quy định về khởi kiện và thụ lý vụ án kinh tế; Những quy định về chuẩn bị xét xử; hòa giải, đình chỉ vụ án, về thủ tục rút gọn; Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng kinh tế; Các thủ tục tại phiên tòa sơ thẩm. Ngoài ra luận án còn làm rõ những thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm vụ án kinh tế. Cũng nội dung này, Luận án Tiến sĩ luật học “Giai đoạn giải quyết sơ thẩm vụ án kinh tế theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Đoàn Đức Lương [65] đã dành hẳn một chương (Chương II) để phân tích pháp luật về thẩm quyền giải quyết sơ thẩm vụ án kinh tế, pháp luật về trình tự giải quyết sơ thẩm vụ án kinh tế theo các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004. Các quy định về thẩm quyền của Tòa án trong giai đoạn giải quyết sơ thẩm vụ án kinh tế đã được luận án phân tích tương đối chi tiết và có so sánh với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế bao gồm các nội dung: Thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền của Tòa án các cấp, thẩm quyền theo lãnh thổ. Các quy định về thẩm quyền là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết sơ thẩm các vụ án kinh tế tại tòa án. Bên cạnh đó, luận án cũng phân tích một cách khá chi tiết và cụ thể về trình tự, thủ tục tố tụng trong giai đoạn giải quyết sơ thẩm các vụ án kinh tế và 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0