intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:197

12
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích tổng quát của luận án "Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay" là xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ BÍCH PHƯỢNG TÒA ÁN TRONG CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2023
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ BÍCH PHƯỢNG TÒA ÁN TRONG CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 9.38.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. THÁI VĨNH THẮNG HÀ NỘI, 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính chính xác, nghiêm túc, tin cậy và trung thực. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Thị Bích Phượng
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..... 8 1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài luận án .............................................................. 8 1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu đề tài luận án ......................................... 27 1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ............................................. 29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 31 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÒA ÁN TRONG CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ .......................................................................... 32 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ .......................................................................................................... 32 2.2. Phương thức hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ..... 60 2.3. Các yếu tố tác động đến Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ .... 69 2.4. Chuẩn mực pháp lý quốc tế về bảo vệ quyền của phụ nữ và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ................................................................................................ 74 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 88 Chương 3: THỰC TRẠNG TÒA ÁN TRONG CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM ................................................................................ 90 3.1. Khái quát về Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam ... 90 3.2. Kết quả hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam ................................................................................................. 102 3.3. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam .............................................................. 134 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 147 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TÒA ÁN TRONG CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................................................ 148 4.1. Phương hướng bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay ......................................................................................... 148
  5. 4.2. Giải pháp bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay ............................................................................................ 151 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 175 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 176 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .................... 178 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 179
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật Hình sự BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự BLTTHS Bộ luật Tố tụng Hình sự CEDAW Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ ĐHQG Đại học Quốc gia HĐND Hội đồng nhân dân ICCPR Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị ICESCR Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá Luật THAHS Luật Thi hành án Hình sự năm QCN Quyền con người QPN Quyền của phụ nữ TAND Tòa án nhân dân UBND Ủy ban nhân dân UDHR Tuyên ngôn thế giới về quyền con người UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc VKSND Viện kiểm sát nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng tổng hợp số liệu số lượng bị cáo nữ / tổng số vụ án xét xử và số bị cáo từ năm 2018 đến 2022 ...................................................................................... 103 Bảng tổng hợp số liệu bị hại là nữ trong hoạt động xét xử một số tội thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm phụ nữ, mua bán người từ năm 2018 đến 2022 ................................................................. 105 Bảng tổng hợp số liệu bị cáo là nữ trong hoạt động xét xử một số tội thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm phụ nữ, mua bán người từ năm 2018 đến 2022 ......................................................... 106
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Quyền con người là khái niệm rộng, bao gồm các quyền của cá nhân, tập thể, của nhóm người, cộng đồng người trong xã hội. Trong đó, với những đặc trưng về giới tính, phụ nữ là một trong những nhóm người dễ bị tổn thương nhất, cần phải được quan tâm, bảo vệ một cách đặc biệt. Tuy nhiên, trên thực tế, phụ nữ thường không nhận được sự quan tâm, bảo vệ thích đáng của xã hội, thậm chí bị phân biệt đối xử, bị ngược đãi... Chính vì vậy, để bảo vệ QPN, từ đầu thế kỉ XX đến nay, Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác đã xây dựng nhiều cam kết quốc tế nhằm bảo vệ QPN, trong đó, nổi bật nhất là Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979 (CEDAW). Mục đích của CEDAW là nhằm trao cho phụ nữ những quyền con người đã được pháp luật quốc tế thừa nhận nhưng họ không được hưởng trên thực tế bởi sự phân biệt đối xử với phụ nữ. CEDAW giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới theo hướng: không chỉ đưa ra những quy phạm chung áp dụng cho cả nam và nữ mà còn xây dựng những quy phạm riêng có tính chất ưu tiên, chỉ áp dụng cho phụ nữ, nhằm đạt được mục tiêu bình đẳng về quyền và cơ hội giữa nam và nữ. Đồng thời, CEDAW nêu rõ những lĩnh vực chính cần tập trung xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ: Giáo dục - đào tạo; quan hệ hôn nhân - gia đình; hoạt động chính trị - xã hội; hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội; giao dịch dân sự; tư cách cá nhân trước pháp luật; chăm sóc sức khỏe; quốc tịch.. Ở Việt Nam, từ xưa đến nay người phụ nữ luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, công cuộc dựng nước và giữ nước. Từ khi giành được độc lập năm 1945, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định và đề cao QPN, coi đây là bước tiến trong sự nghiệp giải phóng con người nói chung và giải phóng phụ nữ nói riêng. Trong suốt quá trình cách mạng, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến việc thực hiện các chính sách, pháp luật vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới. Ngay từ Hiến pháp năm 1946, tại Điều 9 đã khẳng định: “Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện”. Qua các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, QPN liên tục được tái khẳng định và đến Hiến pháp năm 2013 có những sửa đổi, bổ sung và phát triển thể hiện tầm quan trọng của phụ nữ và chính sách bảo vệ QPN. Điều 26 Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới”. 1
  9. Để bảo vệ QPN trong thực tế, cùng với hệ thống các văn bản pháp luật, Nhà nước ta cũng có các cơ chế để thúc đẩy sự phát triển, bảo đảm quyền lợi của phụ nữ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Trong đó, hoạt động của Tòa án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ QPN với mục đích là xử lý nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm đến QPN. Bảo vệ QPN thông qua hoạt động của Tòa án (đặc biệt là hoạt động xét xử) là phương thức chủ yếu nhằm trừng trị kẻ phạm tội và giúp phụ nữ khôi phục quyền khi có vi phạm, đồng thời, tạo điều kiện cho phụ nữ thụ hưởng quyền và tự bảo vệ mình theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động Tòa án bảo vệ QPN còn bộc lộ nhiều hạn chế. Trên phương diện lý luận, vẫn còn nhiều vấn đề khiếm khuyết liên quan đến hệ thống pháp luật cùng cơ chế đảm bảo thực hiện QPN trong lĩnh vực tư pháp. Những quy định của pháp luật vẫn còn bộc lộ một số hạn chế về việc tạo ra các điều kiện thuận lợi, nhanh chóng và chắc chắn để phụ nữ nhận được sự bảo vệ của Tòa án nhằm chống lại những hành vi vi phạm các quyền của họ. Pháp luật chưa có quy định chi tiết và cụ thể nhằm giải quyết triệt để những vấn đề phát sinh trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ án bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, sự không bị phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Cơ chế pháp lý về bảo vệ phụ nữ khi tham gia vào các hoạt động tư pháp chưa được làm sáng tỏ. Trên phương diện thực tiễn, hiệu quả thực thi QPN trong hoạt động xét xử của Tòa án chưa cao. Tuy khuôn khổ pháp lý về bảo đảm QPN đã tương đối hoàn chỉnh nhưng quá trình áp dụng và thực thi trong thực tiễn xét xử của Tòa án vẫn còn nhiều điểm vướng mắc, dẫn đến các chủ trương, chính sách bảo đảm QPN khi đi vào đời sống vẫn chưa đạt hiệu quả cao, đặc biệt là trong hoạt động xét xử bảo vệ quyền của phụ nữ ở nông thôn, phụ nữ là người dân tộc thiểu số. Mặt khác, tình hình nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề Tòa án bảo vệ QPN và vị trí, vai trò của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, bộc lộ những khoảng trống trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Bối cảnh nói trên đặt ra yêu cầu nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về cơ chế bảo vệ QPN và về vị trí, vai trò của Tòa án trong cơ chế đó nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho các giải pháp nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. Đây chính là lý do tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay”. 2
  10. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích tổng quát của luận án là xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các khía cạnh lý luận về Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN, trong đó tập trung làm rõ quan niệm về cơ chế bảo vệ QPN và Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN, đặc điểm và vai trò của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN, các phương thức hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN, các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN. - Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở pháp lý và thực trạng hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay, trong đó điểm nhấn là thực trạng triển khai các phương thức hoạt động của Tòa án hướng tới mục tiêu bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. - Nghiên cứu xây dựng phương hướng và đề xuất một số giải pháp đột phá, khả thi nhằm bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Các quan điểm khoa học liên quan đến QPN, cơ chế bảo vệ QPN, vai trò và phương thức hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN. - Chính sách pháp luật và hệ thống các quy định pháp luật về QPN và về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam. - Thực tiễn hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. - Các chuẩn mực pháp lý quốc tế và kinh nghiệm hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở một số quốc gia trên thế giới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay là vấn đề lớn, được tiếp cận từ nhiều góc độ với nhiều nội dung khác nhau. Trong quy mô của luận án này, tác giả tập trung nghiên cứu Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN thông qua một số phương thức hoạt động chủ đạo của Tòa án, đặc biệt là hoạt động xét xử trong lĩnh vực hình sự và dân sự - đây là những lĩnh vực đặc thù, cơ bản, phổ biến mà QPN dễ bị xâm hại. 3
  11. Trong giới hạn nội dung nói trên, cơ chế bảo vệ QPN được nhìn nhận từ góc độ của khoa học pháp lý - cơ chế pháp lý. Luận án đặc biệt chú trọng nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án và thực tiễn hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu vấn đề “Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay” trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam, nhằm làm rõ cơ chế quốc gia ở Việt Nam về bảo vệ QPN. Trong quá trình nghiên cứu, pháp luật quốc tế và khu vực cũng như thực tiễn hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở một số quốc gia trên thế giới cũng được luận án đề cập ở các mức độ khác nhau. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đất nước (từ năm 1986 đến nay), trọng tâm là từ khi ban hành Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đến nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận án 4.1. Phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của luận án là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lên nin. Luận án tiếp cận nghiên cứu dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư duy nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về bản chất của nhà nước và pháp luật, về công lý, quyền con người và vai trò của Tòa án trong bảo vệ quyền con người nói chung, QPN nói riêng. Để đảm bảo tính khách quan và khoa học của các kết luận nghiên cứu, luận án đồng thời vận dụng một số lý thuyết cơ bản và hiện đại được thừa nhận rộng rãi hiện nay trên thế giới: lý thuyết về phân công lao động quyền lực của Montesquieu, lý thuyết về tiếp cận dựa trên quyền, học thuyết Nhà nước pháp quyền… 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích: được sử dụng chủ yếu từ Chương 1 đến Chương 3 của luận án nhằm làm sáng tỏ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ rõ các khía cạnh lý luận và giải thích rõ thực trạng hoạt động thể hiện vai trò của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam. Kết quả áp dụng phương pháp phân tích hướng tới cung cấp một cách nhìn chính xác, toàn diện, thuyết phục về các khía cạnh nghiên cứu nói trên. - Phương pháp tổng hợp: được sử dụng chủ yếu trong Chương 1, Chương 3, Chương 4 của luận án nhằm đưa ra các kết luận khoa học về tình hình nghiên cứu đề 4
  12. tài luận án, về toàn cảnh bức tranh đa chiều phản ánh vai trò của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam, về những quan điểm và giải pháp tổng thể nhằm nâng cao vai trò của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. - Phương pháp luật học so sánh: được sử dụng ở Chương 2, Chương 3 để xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa các quy định pháp luật quốc tế và Việt Nam cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới liên quan đến QPN và cơ chế bảo vệ QPN thông qua hoạt động Tòa án, từ đó góp phần xây dựng luận cứ xác thực cho các giải pháp nâng cao vai trò của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp (phân tích vụ việc/ bản án): được sử dụng chủ yếu ở Chương 3 bằng việc lựa chọn một số vụ việc điển hình trong hoạt động của Tòa án liên quan đến việc bảo vệ QPN bị xâm hại để phân tích, đánh giá, xác định rõ bản chất vụ việc, phương thức giải quyết của Tòa án và hiệu quả tác động đến mục tiêu bảo vệ QPN ở Việt Nam. Áp dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp góp phần minh chứng và tăng tính thuyết phục của các nhận định, kết luận của luận án, đồng thời bổ trợ cho những lý lẽ, luận giải và kiến nghị của luận án. - Phương pháp diễn giải, quy nạp: được sử dụng chủ yếu trong Chương 2 và Chương 4 của luận án để khẳng định nhận thức của tác giả luận án về các khía cạnh lý luận cơ bản liên quan đến Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN, xác định các phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. - Phương pháp lịch sử: được sử dụng tại Chương 1, Chương 2, Chương 3 của luận án nhằm tìm hiểu, phân tích lịch sử nghiên cứu các nội dung liên quan đến chủ đề luận án, quá trình phát triển nhận thức lý luận và pháp luật về vai trò, phương thức hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN, một số kinh nghiệm xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật ở Việt Nam cũng như một số quốc gia trên thế giới gắn với cơ chế bảo vệ QPN và Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án là công trình đầu tiên tiến hành tổng hợp tương đối đầy đủ, cập nhật hoạt động nghiên cứu khoa học về cơ chế bảo vệ QPN và Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam, nhận diện rõ trạng thái hiện hành của vấn đề nghiên cứu (những nội dung khoa học đã đạt được sự thống nhất, những nội dung khoa học còn đang tranh luận, những nội dung khoa học chưa được đề cập giải quyết), qua đó góp phần xây 5
  13. dựng định hướng nghiên cứu của khoa học pháp lý về bảo đảm, bảo vệ quyền con người nói chung, QPN nói riêng ở Việt Nam hiện nay. - Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về các khía cạnh lý luận và pháp lý liên quan đến Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN. Luận án đưa ra quan điểm độc lập về khái niệm, đặc điểm, vai trò của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN, chỉ ra các phương thức hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN, luận chứng đầy đủ về nhu cầu và thực tiễn điều chỉnh pháp luật liên quan đến hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN trên phạm vi quốc tế và ở Việt Nam. - Luận án là công trình nghiên cứu công phu về thực trạng Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam. Luận án xây dựng được bức tranh nhiều chiều, đa màu về hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, luận án đã phát hiện và chỉ ra một cách đầy đủ những hạn chế, bất cập của pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. - Luận án là công trình nghiên cứu nghiêm túc về phương hướng và giải pháp bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam. Đóng góp quan trọng về mặt khoa học của luận án nằm ở hệ thống các giải pháp đồng bộ và khả thi, có giá trị ứng dụng cao đối với mục tiêu bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận, luận án đưa ra góc nhìn đa chiều, toàn diện về Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN; xây dựng khung lý thuyết cơ bản về cơ chế bảo vệ QPN và cơ chế Tòa án bảo vệ QPN; cung cấp những luận cứ khoa học cơ bản cho việc xây dựng chính sách pháp luật và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ QPN thông qua hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN. - Về mặt thực tiễn, luận án là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực khoa học Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Tố tụng Dân sự, Luật Tố tụng Hình sự… Các quan điểm khoa học và giải pháp do luận án xây dựng có thể được vận dụng trong quá trình hoạt động của các cơ quan hoạch định chính sách pháp luật, Tòa án các cấp trong hệ thống Tòa án Việt Nam cũng như các cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm bảo đảm, bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. 6
  14. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án Chương 2: Những vấn đề lý luận về Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ Chương 3: Thực trạng Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam Chương 4: Phương hướng và giải pháp bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay 7
  15. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài luận án 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ Chủ đề: “Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay” là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, trên phương diện lý luận đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề này: - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2006), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện bình đẳng giới trong ngành Tòa án nhân dân do TAND tối cao thực hiện. Đề tài đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận chung của việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam, Chương I của đề tài đã nêu khái quát những vấn đề chung của việc thực hiện bình đẳng giới, làm rõ một số thuật ngữ như “giới”, “giới tính”, “bình đẳng giới”; hệ thống chính sách pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới; Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước ta về vấn đề bình đẳng giới. Đặc biệt, trong phần các chuyên đề của đề tài, có hai chuyên đề đã làm rõ về mặt lý luận đặc thù công tác xét xử một số loại án cụ thể là chuyên đề “Đặc thù công tác xét xử các vụ án hình sự và vấn đề bình đẳng giới trong công tác xét xử các vụ án hình sự” và chuyên đề “Đặc thù công tác xét xử sơ thẩm các loại án và vấn đề bình đẳng giới trong công tác xét xử sơ thẩm”. Trên cơ sở làm rõ các căn cứ phát sinh vụ án, yêu cầu đối với người cán bộ làm công tác xét xử đối với từng loại vụ án, hai chuyên đề này liên hệ với thực trạng vấn đề bình đẳng giới trong công tác xét xử để đánh giá những vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động của cán bộ nữ trong công tác xét xử các vụ án. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2016), Bảo đảm quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay do Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện. Đây gần như là công trình nghiên cứu đầu tiên có quy mô lớn, nội dung luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảm QPN ở Việt Nam hiện nay. Với phương pháp tiếp cận đa ngành, liên ngành triết học, chính trị học, luật học, văn hóa học, kinh tế học, sử học, đặc biệt là tiếp cận từ góc độ quyền con người đề tài đã làm sáng tỏ cơ sở lý 8
  16. luận và thực tiễn về bảo đảm QPN. Đặc biệt, với nội dung của Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo đảm quyền của phụ nữ, đề tài đã đạt được thành công trong việc nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo, xã hội, gia đình và phụ nữ về QPN. - Sổ tay Thẩm phán năm 2023 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành trên cơ sở kế thừa những nội dung hợp lý của cuốn Sổ tay Thẩm phán năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), sửa đổi những nội dung không còn phù hợp, cập nhật những văn bản pháp luật mới, và bổ sung các nội dung mới chỉ dẫn áp dụng Giải đáp, Án lệ và đường lối xét xử của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đối với một số loại vụ việc cụ thể. Tại Phần thứ nhất Sổ tay Thẩm phán năm 2023 với nội dung "Tòa án nhân dân và Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân" cung cấp hệ thống những quy định, thông tin, hiểu biết cần thiết về: Vị trí, chức năng của Tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước; Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân; Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân; Thẩm phán Tòa án nhân dân; Những yêu cầu đối với Thẩm phán khi làm nhiệm vụ. Tại Phần thứ hai "Xét xử các vụ án hình sự"có mục riêng về "Xét xử các vụ án liên quan đến phụ nữ" với hai nội dung chính là xét xử các vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là phụ nữ và xé xử các vụ án hình sự mà bị hại là phụ nữ bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, bảo đảm đúng thủ tục tố tụng chung và những đặc điểm riêng của phụ nữ, phải nắm chắc và thực hiện đúng các quy định của pháp luật và Bộ luật Hình sự khi bị hại là phụ nữ và về đường lối xử lý bị cáo là phụ nữ [47]. - Sách “Công ước của Liên Hợp Quốc và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ” do TS. Dương Thanh Mai chủ biên (2004). Cuốn sách cung cấp những thông tin, hiểu biết cần thiết về Công ước CEDAW - một văn bản pháp luật quốc tế quan trọng về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Trên cơ sở làm rõ các thuật ngữ cơ bản “phân biệt đối xử với phụ nữ”, “sự bình đẳng giữa nam và nữ” theo CEDAW, cuốn sách bàn luận đến sự cần thiết nhận thức ngày một sâu sắc và đầy đủ, toàn diện hơn khái niệm “phân biệt đối xử với phụ nữ” và trách nhiệm xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Nội dung chính của cuốn sách là phân tích, bình luận khoa học theo từng điều của Công ước nhằm làm rõ mối quan hệ giữa CEDAW với hệ thống pháp luật Việt Nam vì quyền bình đẳng của phụ nữ, giúp nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và tăng cường trang bị nhận thức giới, tư duy lồng ghép giới, góp phần phục vụ nhu cầu xây dựng Dự thảo Luật về bình đẳng giới. 9
  17. - Sách “Quyền con người trong thi hành công lý: Sổ tay về quyền con người dành cho Thẩm phán, Công tố viên và Luật sư” do Vụ hợp tác quốc tế, TAND tối cao biên dịch (2010). Trên cơ sở tài liệu gồm 16 chương của Cao ủy Liên Hợp Quốc về các quyền cơ bản của con người và việc bảo đảm các quyền này trong quá trình thực thi công lý, cuốn sách lựa chọn và giới thiệu một số nội dung cơ bản của tài liệu nhằm giúp cho các Thẩm phán, Công tố viên và Luật sư hiểu rõ thêm các quy định của pháp luật quốc tế liên quan đến quyền con người nói chung và quyền của phụ nữ nói riêng. Nội dung Chương II của cuốn sách giới thiệu những văn kiện pháp lý cơ bản chung về quyền con người và cơ chế thực thi, nhấn mạnh nội dung của những văn kiện pháp lý liên quan mang lại một hiểu biết cơ bản về việc những người hành nghề luật có thể sử dụng các nguồn luật này như thế nào, chủ yếu ở cấp quốc gia và trong một phạm vi nào đó, ở tầm quốc tế. Đặc biệt, Chương XI với nội dung “Quyền của phụ nữ trong thi hành công lý ” giúp người đọc hiểu được các vấn đề chuyên biệt về quyền con người mà phụ nữ gặp phải trong những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, tăng cường nhận thức của Thẩm phán, Công tố viên và Luật sư về QPN được bảo vệ như thế nào trong luật của quốc gia và có thể làm gì để tăng cường việc bảo vệ QPN tại quốc gia của mình. Chương XV “Bảo vệ và bồi thường cho nạn nhân tội phạm và nạn nhân vi phạm quyền con người” giúp cho những người hành nghề luật xác định những biện pháp mà các quốc gia phải thực hiện và nhận thức về chức năng của mình với tư cách là Thẩm phán, Công tố viên và Luật sư trong việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm và nạn nhân bị xâm phạm quyền con người. Những thông tin về các quyền cơ bản của con người và việc bảo đảm các quyền này trong quá trình thực thi công lý mà cuốn sách cung cấp có đóng góp rất quan trọng trong bối cảnh lý luận về bảo vệ QPN ở Việt Nam vẫn còn tồn tại những khoảng trống về nhận thức vị trí, vai trò của Tòa án và các chức danh của nghề luật nói chung nhằm bảo đảm và bảo vệ có hiệu quả các QPN. - Sách “Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người ” do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên (2011). Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở nước ta, ngoài những vấn đề nhận thức chung về cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người của Liên Hợp Quốc và của một số khu vực, cuốn sách có những chuyên đề bàn sâu về cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay như “Cơ chế bảo vệ quyền con người bằng Tòa án ở Việt Nam”, “Một số suy nghĩ về cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay”, “Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền của người bị hại ở Việt Nam”... Cuốn sách đã thành công trong những luận giải về cơ chế bảo 10
  18. đảm, bảo vệ quyền con người nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Đồng thời, làm sáng tỏ cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người mang tính nhà nước ở Việt Nam, theo đó, tư pháp là một thiết chế ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Đặc biệt, chuyên đề “Cơ chế bảo vệ quyền con người bằng Tòa án ở Việt Nam” của tác giả Đinh Thế Hưng đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về cơ chế bảo vệ quyền con người bằng Tòa án với việc đưa ra định nghĩa “bảo vệ quyền con người bằng Tòa án”, phân biệt cơ chế bảo vệ quyền con người bằng Tòa án với cơ chế bảo vệ quyền con người bằng hành chính hay cơ chế bảo vệ xã hội, nêu lên những đặc điểm riêng của cơ chế bảo vệ quyền con người bằng Tòa án... - Sách “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền dân sự và chính trị ” do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên (2011). Với tập hợp các chuyên đề như: “Nhận thức chung về quyền dân sự: Khái niệm và nội dung”, “Quyền chính trị và việc thực hiện các quyền chính trị ở Việt Nam”, “Quyền sống của con người - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, “Quyền bình đẳng trước pháp luật - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, “Quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, cuốn sách giúp hình thành nhận thức chung và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quyền dân sự, quyền chính trị: khái niệm, bản chất, thuộc tính, nội dung một số quyền cơ bản... Đặc biệt, chuyên đề “Cơ chế tư pháp bảo đảm quyền dân sự ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Trần Văn Biên đã làm sáng tỏ quan niệm thế nào là hoạt động tư pháp, hoạt động tư pháp với việc bảo đảm quyền dân sự. Theo tác giả, hoạt động tư pháp với việc bảo đảm quyền dân sự là lĩnh vực hoạt động đảm bảo quyền dân sự có hiệu lực, hiệu quả cao nhất, thường được tiến hành khi các quyền dân sự của công dân bị xâm hại hoặc có tranh chấp, có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của công dân... - Sách “Cải cách tư pháp vì một nền tư pháp liêm chính” do GS.TSKH. Đào Trí Úc - PGS.TS. Vũ Công Giao đồng chủ biên (2014). Cuốn sách gồm hơn 20 bài nghiên cứu của các chuyên gia luật học có uy tín ở Việt Nam và một số bài viết tham khảo có liên quan của một số tổ chức quốc tế, trong đó, Phần I của nội dung cuốn sách là nhóm bài viết với chủ đề Quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Trong chủ đề này, các bài viết đã đưa ra những khái niệm, nhận định, phân tích để làm rõ cơ sở lý luận về một số vấn đề của quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam như: Tư pháp, quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền; bản chất, đặc điểm và các nguyên tắc chủ đạo của quyền tư pháp; tính độc lập của quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền... 11
  19. - Sách "Quyền con người" do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên (2015). Trong đó phần 2 và phần 3 của cuốn sách có nhiều nội dung nghiên cứu chuyên sâu nhằm làm rõ cơ chế pháp lý quốc gia và cơ chế pháp lý quốc tế bảo vệ quyền con người. Đặc biệt, phần 2 của cuốn sách gồm các chương về Bảo vệ quyền con người bằng Tòa án, Bảo vệ quyền con người bằng các hình thức pháp lý hành chính, Các cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong trật tự nhà nước pháp quyền ở nước ngoài, Bảo đảm quyền con người bằng các tổ chức xã hội tự quản trong các đơn vị dân cư truyền thống ở Việt Nam đã đưa ra những khái niệm, nhận định, phân tích để làm rõ một số vấn đề của bảo vệ quyền con người bằng Tòa án và bảo vệ quyền con người bằng các hình thức pháp lý khác tại Việt Nam và nước ngoài. - Sách "Các chiều cạnh giới của sự tách biệt xã hội hướng tới chính sách toàn diện hơn đối với phụ nữ" do GS.TS. Võ Khánh Vinh và GS.TS. Nguyễn Hữu Minh đồng chủ biên (2016). Là tập hợp các nghiên cứu tập trung vào 3 chủ đề: Các quan điểm nghiên cứu về các chiều cạnh giới của sự tách biệt xã hội, cơ hội tiếp cận các nguồn lực xã hội và những vấn đề mới trong việc hoạch định chính sách hướng tới sự hòa nhập xã hội, cơ hội phát triển cho nhóm phụ nữ yếu thế. Trong đó, các bài nghiên cứu thuộc chủ đề phụ nữ tiếp cận với các nguồn lực xã hội tập trung vào các vấn đề phụ nữ tham chính, phụ nữ với việc tiếp cận, sử dụng đất đai, phụ nữ với việc tiếp cận các nguồn lực xã hội đã đưa ra các đề xuất về chính sách pháp luật và các biện pháp pháp lý nhằm tăng cơ hội cho phụ nữ, đặc biệt là nhóm phụ nữ nghèo, dân tộc thiểu số. - Bộ tài liệu tập huấn “Quyền và giới tại Việt Nam” của Viện nghiên cứu phát triển xã hội (2015). Trên cơ sở nghiên cứu tiếp cận về quyền và giới, tài liệu phân tích, làm rõ tình trạng định kiến giới, bất bình đẳng giới, hạn chế về quyền sở hữu tài sản của phụ nữ hiện nay và sự cần thiết xây dựng và thực thi quyền sở hữu tài sản của phụ nữ. Tài liệu đã hệ thống những quyền về tài sản của phụ nữ trong các văn bản pháp luật như Bộ luật Dân sự, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình... làm cơ sở pháp lý cho việc xem xét, bảo vệ quyền tài sản của phụ nữ trong thực tiễn. - Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Bảo đảm quyền và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật” do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức tháng 10/2016. Là tập hợp nghiên cứu của nhiều tác giả, trong đó đề cập đến những khía cạnh khác nhau về QPN, bảo vệ QPN như: QPN trong tiến trình hội nhập từ góc độ quản lý nhà nước; QPN trong các luật đất đai của Việt nam; Pháp luật hộ tịch với việc lồng ghép và 12
  20. bảo đảm vấn đề bình đẳng giới; Công tác xã hội với việc bảo vệ QPN; Vấn đề mang thai hộ với việc bảo đảm QPN và trẻ em ...Đây là những nội dung nghiên cứu có đóng góp rất quan trọng nhằm tăng cường nhận thức và làm sáng tỏ về QPN và bảo vệ QPN trong từng lĩnh vực pháp lý cụ thể. - Một số báo cáo có nội dung liên quan đến đề tài như: Báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức hệ thống tòa án một số nước trên thế giới của Văn phòng Quốc Hội (4/2014); Tập hợp các báo cáo, chuyên đề về hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân; về quyền tư pháp và chế định Thẩm phán (2014) của Tòa án nhân dân tối cao. Là tập hợp các báo cáo, nghiên cứu, giải trình và đề xuất tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo Luật tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, đặc biệt là sự cần thiết thành lập Tòa án gia đình và người chưa thành niên là một phương thức thực hiện nguyên tắc hiến định và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Ngoài ra, có một số chuyên đề nghiên cứu về tiêu chuẩn, phương thức tuyển chọn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán trên thế giới là nguồn thông tin tham khảo liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. - Một số luận án tiến sĩ luật học có nội dung nghiên cứu liên quan đến đề tài như: Luận án "Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay" (2013) của Đặng Công Cường, Trường Đại học Luật Hà Nội. Ngoài ra, còn có một số lượng đáng kể các bài báo khoa học được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành đã tập trung giải mã một hoặc một số vấn đề lý luận liên quan đến chủ đề của luận án. Có thể kể đến nhóm các bài báo nghiên cứu về QPN như: Bài báo của tác giả Lưu Bình Nhưỡng, Tổng quan về quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam, Bài báo của tác giả Chu Mạnh Hùng, Ảnh hưởng của Nho giáo đến việc đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ ở Việt Nam, Tạp chí Luật học (2010); Bài báo của tác giả Ngô Vương Anh, Quyền của phụ nữ Việt Nam nhìn từ lịch sử đến đương đại, Tạp chí Nhân quyền Việt Nam (2013)... Nghiên cứu theo hướng tìm hiểu QPN dưới góc độ so sánh luật thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, phạm vi và đối tượng nghiên cứu theo hướng này đa dạng và cụ thể với giá trị ứng dụng cao. Đáng chú ý nhất là chùm bài viết trên Tạp chí Luật học, số chuyên đề tháng 2/2010: Bài “Quyền của phụ nữ các nước ASEAN dưới góc độ so sánh luật” của tác giả Vũ Thị Lan Anh; bài “Cơ chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con người của phụ nữ trong khuôn khổ ASEAN” của tác giả Chu Mạnh Hùng và Nguyễn Thị Hồng Yến; bài Quyền dân sự 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2