intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:182

14
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất giải pháp và cung cấp những luận chứng khoa học, luận chứng thực tiễn cho các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện quy định pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp luật hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM ANH THẮNG TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐƯA NGƯỜI VIỆT NAM ĐI LAO ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2023
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM ANH THẮNG TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐƯA NGƯỜI VIỆT NAM ĐI LAO ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 9 38 01 07 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS Trần Minh Đức 2. TS Nguyễn Thanh Lý HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án với đề tài “Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài” là công trình nghiên cứu của riêng Tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính chính xác và trung thực. NGƯỜI CAM ĐOAN NCS. Phạm Anh Thắng 1
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...........................................................................................................9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ......................9 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu vấn đề lý luận về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài...................................................................................................................10 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài ........................................................14 1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài .........................................................................................................17 1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài..........................................................................................................................20 1.2.1. Kết quả các công trình nghiên cứu mà luận án kế thừa ...........................20 1.2.2. Những vấn đề còn khoản trống luận án tiếp tục nghiên cứu ...................22 1.3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ....................23 1.3.1. Cơ sở lý thuyết .........................................................................................23 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giải thuyết nghiên cứu ........................................24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................26 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐƯA NGƯỜI ĐI LAO Ở NƯỚC NGOÀI .....................................................................................................................28
  5. 2.1. Lý luận về người lao động đi làm việc ở nước ngoài và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài..........................................................................................................................28 2.1.1. Khái niệm về người lao động đi làm việc ở nước ngoài .........................28 2.1.2. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ......................................32 2.2. Nội dung trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài...............................................................43 2.2.1. Trách nhiệm pháp lý với người lao động ................................................43 2.2.2. Trách nhiệm pháp lý đối với thực hiện pháp luật của Nhà nước.............45 2.2.3. Trách nhiệm pháp lý với bên nước ngoài tiếp nhận lao động và tổ chức, cá nhân trung gian ..............................................................................................46 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ................................47 2.3.1. Cam kết của Việt Nam liên quan về người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong các văn bản pháp luật quốc tế.........................................................47 2.3.2. Ý thức pháp luật, định hướng kinh doanh của người quản lý doanh nghiệp dịch vụ ....................................................................................................51 2.3.3. Nguồn lực của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ........................................................................................52 2.3.4. Sự thay đổi về công nghệ .........................................................................53 2.4. Pháp luật của một số nước trong việc quy định về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài…......................................................................................................................55 2.4.1. Pháp luật của Philippines .........................................................................55 2.4.2. Pháp luật của Thái Lan ............................................................................59 2.4.3. Pháp luật của Indonesia ...........................................................................62 2.4.4. Pháp luật của Pakistan .............................................................................64 2.4.5. Pháp luật của Ấn Độ ................................................................................68
  6. 2.4.6. Pháp luật của Trung Quốc .......................................................................71 2.4.7. Bài học kinh nghiệm với Việt Nam .........................................................73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................78 Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐƯA NGƯỜI VIỆT NAM ĐI LAO ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN .................80 3.1. Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài .....................80 3.1.1. Thực trạng quy định về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài với người lao động .....80 3.1.2. Thực trạng quy định về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài đối với các quy định về tổ chức, thành lập, hoạt động và quản lý nhà nước ...........................................91 3.1.3. Thực trạng quy định về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài với bên nước ngoài tiếp nhận lao động hoặc tổ chức, cá nhân trung gian..............................................113 3.2. Tình hình thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài ...................117 3.2.1. Thực trạng thực hiện quy định về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài đối với người lao động............................................................................................................117 3.2.2. Thực trạng thực hiện quy định về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài đối với các quy định pháp luật của Nhà nước ....................................................................123 3.2.3. Thực trạng thực hiện quy định về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng đối bên nước ngoài tiếp nhận lao động hoặc tổ chức, cá nhân trung gian……...........................................................................................................125
  7. 3.3. Đánh giá về thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng .............................................................127 3.3.1. Những kết quả đạt được .........................................................................127 3.3.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân ...............................................129 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................132 Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐƯA NGƯỜI VIỆT NAM ĐI LAO ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI ...........................................................................133 4.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài ...................133 4.2. Các yêu cầu về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài .....................................................135 4.2.1. Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp ..........................................................135 4.2.2. Đảm bảo hài hòa được lợi ích của các chủ thể ......................................136 4.2.3. Đảm bảo công khai, minh bạch .............................................................137 4.3. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài ......137 4.4. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài ...................141 4.4.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý giữa doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài với người lao động .................................................................................................141 4.4.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài đối với Nhà nước ...................................................................................................144
  8. 4.4.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài với bên nước ngoài tiếp nhận lao động hoặc tổ chức trung gian ...........................151 4.4.4. Hoàn thiện quy định về xử lý vi phạm hành chính ................................152 4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm pháp lý của Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài .........153 4.5.1. Tuyên truyền, phổ biến về Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 ..............................................................153 4.5.2. Hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp............................................154 4.5.3. Tăng cường sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước ............................154 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................157 KẾT LUẬN ............................................................................................................159 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ ...........................................................................................................................184 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................186
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ Asian Development Bank ADB (Ngân hàng phát triển Châu Á) Association of Southeast Asian Nations ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) BLLĐ Bộ Luật Lao động Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam DNDV đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng International Labour Organization ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế) International Monetary Fund IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) International Organization for Migration IOM Tổ chức di cư quốc tế NLĐ Người lao động XKLĐ Xuất khẩu lao động The World Bank WB (Ngân hàng thế giới)
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là xu thế tất yếu của các quốc gia, là bộ phận không thể tách rời trong chương trình phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện trên mọi lĩnh vực trong đó có lĩnh vực lao động thì vấn đề đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần không nhỏ nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập, phân công lại lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển đất nước. Tại Việt Nam, trong hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, cùng với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến lĩnh vực đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, lĩnh vực này được xem là “một mục tiêu chiến lược quan trọng của Nhà nước trong việc giải quyết vấn đề việc làm và tạo việc làm cho NLĐ”. Quan điểm này đã được cụ thể hóa tại Chỉ thị 41/CT-TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị về “XKLĐ và chuyên gia”, Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 8/5/2012 của Ban Bí Thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa NLĐ và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và gần đây nhất là Chỉ thị số 20 – CT/TW ngày 12/12/2022 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới. Các Chỉ thị này đều khẳng định công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã đạt được nhiều kết quả quan trọng “góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng quê hương, đất nước, văn hóa, con người Việt Nam đến cộng đồng quốc tế; nhiều người khi về nước tiếp tục tham gia có hiệu quả vào thị trường lao động trong nước với tinh thần, ý thức trách nhiệm và năng lực, trình độ, kỹ năng tay nghề cao”. Đặc biệt, kể từ khi Quốc hội khóa XI thông qua Luật về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ngày 29/11/2006 có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 đến nay lĩnh vực hoạt động này đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần đáng kể vào 1
  11. những thành quả kinh tế - xã hội của nước ta trong thời gian qua. Theo số liệu thống kê, hiện nay có khoảng 600 ngàn lao động Việt Nam đang làm việc ở hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, hằng năm số lao động này gửi về nước khoảng từ 2,5 đến 3 tỷ đô la Mỹ. Kể từ sau khi có Luật về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài không ngừng được tăng lên hàng năm, đặc biệt liên tục từ năm 2014 đến nay, số lao động đi làm việc ở nước ngoài luôn vượt trên 100.000 người, riêng năm 2022 đạt con số kỷ lục với gần 150 ngàn NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Tương tự vậy, số lượng doanh nghiệp được cấp phép hoạt động dịch vụ cũng tăng lên nhanh chóng từ chưa đến 150 doanh nghiệp trước khi Luật có hiệu lực, đến nay cả nước đã có trên 500 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này cũng như công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành cũng được triển khai một cách đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, tạo cơ sở pháp lý thông thoáng để lĩnh vực hoạt động này phát huy thế mạnh đóng góp và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm triển khai thi hành Luật về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, một số quy định pháp luật đã bộc lộ những hạn chế vướng mắc như: chưa điều chỉnh hết mọi đối tượng đi làm việc ở nước ngoài, chế tài xử lý các vi phạm chưa đủ mạnh, một số quy định chưa có sự tương thích với luật pháp nước tiếp nhận lao động và các luật chuyên ngành mới ban hành đã tạo không ít khó khăn khi tổ chức thực hiện, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp và công tác quản lý của nhà nước, thiếu những quy định cụ thể ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp cũng như tạo điều kiện tái hòa nhập khi NLĐ hết hạn hợp đồng về nước. Có thể nói, các quy định pháp luật hiện hành đã bộc lộ những điểm không còn phù hợp với thực tiễn, đòi hỏi phải nghiên cứu sửa đổi bổ sung. Bởi vì, những bất cập của luật đã ảnh hưởng đến kết quả, mục tiêu đặt ra trong hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, dẫn tới số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa tương xứng với nhu cầu thực tế của thị trường tiếp nhận và tiềm năng 2
  12. về nguồn lao động; tình trạng vi phạm hợp đồng, bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp ở nhiều thị trường còn ở tỷ lệ cao, thị trường phát triển chậm và thiếu ổn định... Mặc dù đến nay cả nước đã có trên 500 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, nhưng trên thực tế còn nhiều doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả. Không ít doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận đã không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với NLĐ, không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ làm việc ở nước ngoài. Mặt khác, phát xuất từ việc không còn phù hợp của một số quy định pháp luật hiện hành quy định đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài khiến cho công tác quản lý của Cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập, nhiều thủ tục hành chính còn nặng nề, xu hướng hành chính hóa các thủ tục cấp phép còn mang nặng ảnh hưởng của cơ chế xin – cho dẫn đến doanh nghiệp chưa phát huy hết được khả năng và năng lực của mình trong công tác khai thác thị trường lao động ngoài nước, thậm chí nhiều thủ tục luật định một mặt gây xung đột pháp luật với các luật chuyên ngành, một mặt do quy định chưa chặt chẽ dẫn đến tạo kẽ hở để doanh nghiệp “lách luật”, gây thiệt hại cho NLĐ và ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động này. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài” là cần thiết, có tính thời sự, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề liên quan đến trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài. Cụ thể: 3
  13. - Các quan điểm khoa học đã được các tác giả, cá nhân và các tổ chức công bố trong các nghiên cứu về doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi lao động ở nước ngoài. - Hệ thống các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài. - Các quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài. - Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài. - Quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi lao động ở nước ngoài của một số quốc gia trên thế giới; các tổ chức quốc tế; - Các báo cáo, tổng kết tình hình thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài; 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án thể hiện trên các khía cạnh sau: Phạm vi thời gian, Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan đến trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo pháp luật hiện hành. Các số liệu chủ yếu từ năm 2013 đến nay. Tuy nhiên để làm rõ hơn lịch sử vấn đền nghiên cứu, luận án có thể dẫn chiếu số liệu, văn bản pháp luật của những năm trước đó. Phạm vi về không gian, luận án nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, tuy nhiên để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu, phần lý luận của luận án có nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số nước để so sánh, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Phạm vi về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài gồm: trách nhiệm pháp lý đối với người lao động; trách nhiệm pháp lý đối với việc thực hiện 4
  14. pháp luật của nước đưa người lao động đi làm việc; trách nhiệm pháp lý đối với nước tiếp nhận người lao động và tổ chức, cá nhân trung gian. Với góc độ là một luận án ngành luật kinh tế, luận án tập trung chủ yếu vào trách nhiệm dân sự, ngoài ra trách nhiệm hành chính và trách nghiệm hình sự cũng được luận án đề cập để đảm bảo tính toàn diện khi xem xét trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất giải pháp và cung cấp những luận chứng khoa học, luận chứng thực tiễn cho các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện quy định pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp luật hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài. Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Luận án tổng quan và đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án. Từ đó, chỉ ra những kết quả có thể kế thừa của các công trình trước và xác định khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về người lao động làm việc ở nước ngoài và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người đi lao động ở nước ngoài trên các khía cạnh: khái niệm, đặc điểm, nội dung của trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người đi lao động ở nước ngoài. - Luận án nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số nước quy định về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người đi lao động ở nước ngoài từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Luận án nghiên cứu phân tích các quy định pháp luật Việt Nam về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài nhằm chỉ ra những kết quả đã đạt được và những điểm còn bất cập của quy định pháp luật. 5
  15. - Nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, từ đó đánh giá những kết quả đã đạt được và những nội dung còn bất cập, hạn chế, vướng mắc trong thực thiện pháp luật. - Luận án đề ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng triệt để các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận án cũng được tiến hành trên cơ sở quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đối với từng nội dung cụ thể, Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh luật, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn để đưa ra các giải pháp cụ thể. Theo đó: - Phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án; phân tích các quan điểm về trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp đưa NLĐ ra nước ngoài làm việc; - Phương pháp tiếp cận hệ thống và phương pháp phân tích được sử dụng trong toàn bộ luận án, đặc biệt tại các chương 2, chương 3 và chương 4. Phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng để làm rõ những vấn đề lý luận và pháp lý về trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp, pháp luật Việt Nam một cách tổng thể. Phương pháp phân tích được sử dụng để làm rõ nội dung của trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài; 6
  16. - Phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn được sử dụng để đối chiếu, đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật về XKLĐ để nâng cao hiệu quả của hoạt động này; - Phương pháp so sánh luật cũng được sử dụng ở mức độ nhất định để xây dựng khái niệm trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và việc điều chỉnh bằng pháp luật Việt Nam đối với vấn đề này; trên cơ sở cách tiếp cận khác nhau của pháp luật các nước cũng như đề xuất một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong hợp tác quốc tế.... 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án có những đóng góp mới sau: Thứ nhất, luận án hệ thống và tổng hợp những vấn đề lý luận về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người đi lao động ở nước ngoài. Luận án làm rõ hơn khái niệm về người lao động đi làm việc ở nước ngoài, khái niệm về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chỉ ra những đặc điểm đặc thù. Luận án xây dựng khung lý luận về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người đi lao động ở nước ngoài. Thứ hai, luận án tổng hợp, phân tích quy định pháp luật và tìm ra những điểm còn bất cập của quy định pháp luật cũng như những điểm còn vướng mắc trong thực hiện quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài. Thứ ba, dựa trên những luận chứng khoa học và thực tiễn, luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Về mặt khoa học, luận án đã tổng hợp một cách có hệ thống và làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người đi lao động ở nước ngoài. Kết quả nghiên cứu này là luận chứng quan trọng cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật lao động nói 7
  17. chung, quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài nói riêng. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan lập pháp, các nhà quản lý trong hoạt động xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt, những đề xuất của luận án có thể là những gợi ý hữu ích cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc xây dựng chính sách đối ngoại và vận dụng các quy định của luật quốc tế để bảo hộ NLĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Luận án cũng đóng góp vào hệ thống kiến thức pháp lý để phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mỗi người dân về vai trò của doanh nghiệp trong hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. 7. Kết cấu của luận án Luận án có kết cấu truyền thống 4 chương. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm 4 chương sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người đi lao động ở nước ngoài. Chương 3: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài và thực tiễn thực hiện. Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài. 8
  18. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Ở Việt Nam, việc NLĐ đi làm việc ở nước ngoài bắt đầu triển khai có tính hệ thống với sự tham gia quản lý của Nhà nước được bắt đầu từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Khi đó, hoạt động này gắn liền với những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội qua từng giai đoạn. Theo đó, thời kỳ này đã xuất hiện các tên gọi khác nhau gắn với chính sách quản lý, điều hành của Nhà nước về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, như: hợp tác quốc tế về lao động (những năm 80 của thế kỷ XX); đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, XKLĐ (những năm 90 của thế kỷ XX); đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (từ 2007 đến nay). Gắn liền với sự phát triển của hoạt động này, trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Hầu hết các công trình nghiên cứu được thực hiện từ đầu những năm 1990 của thế kỷ XX dưới góc độ chuyên ngành quản lý kinh tế, kinh tế lao động, tài chính và tiền tệ, kinh tế phát triển cũng như giác độ khoa học kinh tế chính trị, tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động đưa NLĐ Việt Nam ra nước ngoài làm việc trong những năm 1980 và nửa đầu những năm 1990. Mặt khác, do ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử và quan điểm chính trị, việc phân tích và nêu các khái niệm về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, về hợp tác quốc tế về lao động, hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hay hoạt động XKLĐ của Việt Nam nói chung còn những điểm chưa thực sự thống nhất và đầy đủ. Các nghiên cứu tiếp cận về vấn đề hoạt động dịch vụ và doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài còn có những khác biệt cả về mặt lý luận và thực tiễn, từ nội dung đến phương pháp nghiên cứu. 9
  19. 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu vấn đề lý luận về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài Trên thế giới, hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu được nghiên cứu, đề cập dưới góc độ di cư lao động quốc tế hay di dân. Bài viết “Asian Labour Migration: Issues and Challengers in an Era of Globalization”1 của tác giả Piyasiri Wickramasekera đã có một số trao đổi về cách sử dụng thuật ngữ liên quan tới lao động nhập cư. Ngay trong các nghiên cứu và các báo cáo của các định chế như Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), các cơ quan nghiên cứu của Liên hợp quốc, Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đều có nhiều quan điểm khác nhau. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân tích số liệu thống kê liên quan đến sự di chuyển lao động quốc tế như số lượng lao động di cư, xu hướng, số tiền NLĐ gửi về nước .... Các nghiên cứu cũng tìm hiểu lý do di chuyển lao động quốc tế và các yếu tố tác động, chi phối; nhận định, dự báo các xu hướng di chuyển lao động quốc tế trong tương lai; đánh giá vai trò của di cư lao động quốc tế đối với sự phát triển về kinh tế - xã hội của các quốc gia; các giải pháp bảo vệ quyền lợi của NLĐ cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của NLĐ. Trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách quản lý lao động di cư quốc tế có hiệu quả và đạt được lợi ích lớn nhất đối với sự phát triển của các quốc gia. Lee, June J.H (2005), trong nghiên cứu về hệ thống chính sách đưa NLĐ sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS2 (Luật cấp phép việc làm cho lao động người nước ngoài được Quốc hội Hàn Quốc thông qua ngày 16/8/2003, quy định Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài, gọi tắt là chương trình EPS) cho rằng hoạt động đưa NLĐ của các nước sang Hàn Quốc làm việc như sự di cư lao động quốc tế nói chung qua kết quả khảo sát hệ thống quản lý di cư lao 1 Piyasiri Wickramasekera (2002), “Asian Labour Migration: Issues and Challengers in an Era of Globalization”, International migration papers. 2 Lee, June J.H (2005), A Survey on the Labour Emigration Management systems of 12 countries of origin to the Republic of Korea, IOM Seoul, http:www.iom.or.kr 10
  20. động từ 12 quốc gia đến Hàn Quốc làm việc. Trong nghiên cứu này tác giả đã đề cập đến các vấn đề về“labour export” (tạm dịch “XKLĐ”; “labour export policy/manpower export policy” (chính sách XKLĐ); “labour exporting country” (quốc gia XKLĐ). Tuy nhiên, đặc điểm và tính chất của hoạt động XKLĐ cũng như hoạt động mua bán hàng hóa sức lao động giữa các nước. Cũng theo tác giả, NLĐ được đưa đi làm việc ở nước ngoài theo chương trình này cũng được gọi là “migrant worker” (NLĐ di cư) cụ thể hơn là “oversea contract workers” (lao động theo hợp đồng ở nước ngoài). Trong một nghiên cứu của ADB năm 2006 “Workers remittance Flows in Southeast Asia”3, đánh giá về xu hướng, đặc điểm của hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài tại các khu vực Châu Á, ASEAN. Trên cơ sở phân tích về thực trạng hoạt động đưa NLĐ đi làm việc dưới góc độ hợp pháp và bất hợp pháp, công trình nghiên cứu có đề cập tới phương thức thực hiện hoạt động XKLĐ, quản lý NLĐ cũng như cách thức chuyển tiền của NLĐ về nước. Qua đó, công trình nghiên cứu có đề cập tới vai trò của mỗi quốc gia, đơn vị trung gian thực hiện đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trong quản lý, nâng cao hiệu quả thực hiện. Nhóm tác giả L. Alan Winters, Terrie Walmsley, Zhen Kun Wang, Roman Grynberg trong sách chuyên khảo “Liberalising Labour Mobility Under the GATS”4, đã có những phân tích về các cuộc đàm phán liên quan đến việc di chuyển tạm thời của NLĐ từ các nền kinh tế đang phát triển sang các nền kinh tế phát triển. Di chuyển lao động tập trung vào dòng di chuyển của lao động phổ thông và bán kỹ năng và xem xét lợi ích của việc nới lỏng các hạn chế đối với sự di chuyển tạm thời của lao động. Bên cạnh các nhận định về sự thiếu hụt lao động có trình độ học vấn trong tương lai, nhóm tác giả phân tích những tác động trong thúc đẩy phát triển đưa lao động đi nước ngoài làm việc. Qua đó, đề xuất những phương hướng 3 ASEAN Development Bank – ADB (2006), “Workers remittance Flows in Southeast Asia”, https://www.adb.org/sites/default/files/project-document/69257/workers-remittance.pdf 4 L. Alan Winters, Terrie Walmsley, Zhen Kun Wang, Roman Grynberg (2002), “Liberalising Labour Mobility Under the GATS”, Commonwealth Secretariat. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2