intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Luật học: Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:180

94
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án là cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò pháp luật trong giữ gìn phát huy GTVHTT, Luận án đề xuất quan điểm và các giải pháp bảo đảm phát huy vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Luật học: Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỒ THANH HỚN VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2018
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỒ THANH HỚN VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 62 38 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. TRƯƠNG HỒ HẢI HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Hồ Thanh Hớn
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước 6 1.2. Tình hình nghiên cứu của tác giả nước ngoài 16 1.3. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu của luận án 20 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG 24 2.1. Khái niệm về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 24 2.2. Nội dung vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 43 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 54 2.4. Nghiên cứu kinh nghiệm về việc phát huy vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống một số nước và giá trị tham khảo cho Việt Nam 62 Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM 71 3.1. Vai trò của pháp luật trong thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 71 3.2. Vai trò của pháp luật trong việc tạo lập cơ sở pháp lý cho các chủ thể giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 80 3.3. Vai trò của pháp luật trong bảo đảm hiệu quả đối với việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 95 3.4. Vai trò của pháp luật trong giáo dục nâng cao ý thức cho các chủ thể giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 107 3.5. Vai trò của pháp luật trong việc chuyển tải nội dung, bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến giá trị văn hóa truyền thống mà Việt Nam là thành viên 111 3.6. Nguyên nhân những kết quả đạt được và những hạn chế về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam 115 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 124 4.1. Các quan điểm bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam 124 4.2. Giải pháp bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay 133 KẾT LUẬN 155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 PHỤ LỤC 174
  5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Chính sách này đòi hỏi phải có bước đi thích hợp với sự tham gia của nhiều phương tiện và nhiều thiết chế khác nhau như kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật, nhà nước, các tổ chức xã hội bằng những phương thức và biện pháp khác nhau. Trong hệ thống các thiết chế thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống (GTVHTT) tốt đẹp của dân tộc, nhằm bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa. Để phát huy được vai trò đó, hệ thống pháp luật phải đồng bộ, hoàn chỉnh. Từ đó pháp luật mới tạo lập được cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam vừa tiên tiến phù hợp các tiêu chuẩn, chuẩn mực mới, hiện đại nhưng cũng vừa phát huy hết các giá trị văn hóa đặc sắc vốn có nhằm đáp ứng yêu cầu giữ vững giá trị cốt lõi của dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Hệ thống pháp luật Việt Nam bước đầu đã thể chế hóa các quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc; tạo được hành lang pháp lý cơ bản cho các hoạt động giữ gìn, phát huy GTVHTT góp phần giáo dục nâng cao ý thức cho con người cũng như góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa. Tuy nhiên, vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, pháp luật chưa chưa kịp thời thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về giữ gìn và phát huy các GTVHTT; chưa bảo đảm hành lang pháp lý vững chắc cho các chủ thể trong các hoạt động giữ gìn, phát huy giá trị ấy. Pháp luật chưa trở thành một công cụ bảo đảm hiệu quả đối với việc giữ gìn, phát huy những giá trị ấy dẫn đến những hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về văn hóa. Bên cạnh đó, pháp luật cũng chưa làm tốt vai trò giáo dục nâng cao ý thức con người đối với việc giữ gìn, phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Từ đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc và không phát huy được các GTVHTT trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội.
  6. 2 Trên thực tế, ở một số địa phương hiện nay, có tình trạng lễ hội văn hóa truyền thống được tổ chức tràn lan, gây lãng phí về thời gian và kinh phí, mất trật từ an toàn xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, thậm chí, một số lễ hội bị thương mại hóa. Việc lợi dụng các hoạt động văn hóa truyền thống nhằm trục lợi và đáp ứng các lợi ích cục bộ ở các địa phương ngày càng phổ biến. Thực trạng này đòi hỏi cần tăng cường vai trò của nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm phát huy và bảo đảm tính hiệu quả vai trò của pháp luật trong việc giữ gìn, phát huy các GTVHTT. Cần phải có lộ trình và bước đi thích hợp để phát huy vai trò của pháp luật trong việc điều tiết các quan hệ xã hội bảo đảm cho các hoạt động văn hóa ngày càng lành mạnh, phát huy tối đa các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư. Qua đó góp phần xây dựng xã hội văn hóa, văn minh, dân chủ và hiện đại. Trên bình diện quốc tế, việc gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN và hội nhập quốc tế ngày càng sâu hơn trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội đỏi hỏi pháp luật về văn hóa trong điều kiện này phải tiên tiến, hiện đại bảo đảm sự tương thích với hệ thống pháp luật các quốc gia khác, phù hợp với luật pháp quốc tế và nội dung của các điều ước quốc tế có liên quan. Ngoài ra, pháp luật cũng phải bảo đảm giữ vững các giá trị cốt lõi của văn hóa truyền thống đã làm nên cốt cách, bản sắc, tâm hồn người Việt trong suốt chiều dài lịch sử mà trong quá trình phát triển cần phải giữ vững. Trong điều kiện đó hệ thống pháp luật phải có vai trò chuyển tải nội dung, bảo đảm củng cố, thực hiện các cam kết quốc tế về văn hóa mà Việt Nam tham gia. Từ thực trạng và yêu cầu trên đây, nhiệm vụ nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn vai trò của pháp luật về văn hóa nói chung và vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói riêng có tính cấp thiết. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay” làm Luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò pháp luật trong giữ gìn phát huy GTVHTT, Luận án đề xuất quan điểm và các giải pháp bảo đảm phát huy vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay.
  7. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ sau: - Tổng quan các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT, từ đó chỉ ra những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam. Cụ thể, phân tích làm rõ khái niệm, đặc trưng, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam; đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm về vai trò của pháp luật đối với giá trị truyền thống một số quốc gia trên thế giới và rút ra giá trị tham khảo cho Việt Nam. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vai trò của pháp luật để làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến thực trạng vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT. - Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy các GTVHTT ở Việt Nam dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Là đề tài thuộc chuyên ngành lý luận về nhà nước và pháp luật, nên việc nghiên cứu không đi vào nghiên cứu vai trò của một ngành luật cụ thể, mà luận án chỉ tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi: - Về nội dung: Thông qua nghiên cứu, phân tích hệ thống pháp luật thực định có liên quan nhằm đánh giá vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam, bao gồm cả các quy định pháp luật cụ thể và kết quả thực thi các quy định đó đối thực tiễn một số nội dung trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam. - Về không gian: Để có dữ liệu phong phú và toàn diện, đề tài xác định phạm vi nghiên cứu trên toàn quốc. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu thời gian từ năm 1986 đến nay.
  8. 4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Về cơ sở lý luận Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. Hệ thống quan điểm của Học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật nói chung và lý luận về vai trò của pháp luật nói riêng, các quan điểm chỉ đạo của Đảng ta hiện nay về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, về hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như các quan điểm về xây dựng và thực hiện pháp luật trong thời kỳ mới. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, hệ thống; quy nạp, diễn dịch, cụ thể: Ở Chương 1: Sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố để khảo cứu các kết quả liên quan đến đề tài; từ đó chỉ ra những vấn đề tiếp tục nghiên cứu của luận án. Ở Chương 2: Sử dụng phương pháp pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp quy nạp, diễn dịch để nghiên cứu, phân tích, luận giải các khái niệm, phạm trù có tính lý luận về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy các GTVHTT. Ở Chương 3: Sử dụng phương pháp khảo sát văn bản, thống kê, đối chiếu, so sánh, luận án phân tích đánh giá thực trạng với những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. Ở Chương 4: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp - diễn dịch để luận giải và đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. 5. Đóng góp mới trong của luận án Luận án là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam nên có những đóng góp mới như sau: - Luận giải, đưa ra được khái niệm và xác định được nội dung vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam; đồng thời xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò đó của pháp luật. - Luận án chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam.
  9. 5 - Luận án đề xuất được các quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. - Luận án đã luận chứng được sự tác động, ảnh hưởng của những khuôn khổ và quy tắc pháp lý trong thực hiện các mục tiêu về giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học + Về mặt lý luận: Kết quả của luận án làm sáng tỏ thêm vấn đề lý luận về vai trò của pháp luật nói chung, vai trò của pháp luật về giữ gìn, phát huy GTVHTT nói riêng và làm phong phú thêm kho tàng lý luận chung về nhà nước và pháp luật. + Về mặt thực tiễn: - Kết quả đề tài góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân về việc giữ gìn, phát huy GTVHTT trong quá trình thực hiện các mục tiêu về kinh tế xã hội. - Kết quả của đề tài là tài liệu cung cấp luận cứ khoa học giúp các cơ quan và tổ chức những cơ sở để hoạch định chủ trương, chính sách, pháp luật hợp lý nhằm xây dựng nền văn hóa - Đề tài có giá trị tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các đơn vị đào tạo chuyên ngành liên quan và có giá trị tham khảo cho nhưng ai quan tâm đến lĩnh vực này. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được kết cấu làm 4 chương, 15 tiết.
  10. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN Nghiên cứu các công trình khoa học đã được công bố cho thấy đến nay đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến những nội dung liên quan đến đề tài luận án. Những công trình đó được các tác giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau và được đề cập đến những vấn đề sau: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ TRONG NƯỚC 1.1.1. Nhóm công trình liên quan đến văn hóa truyền thống và giá trị văn hóa truyền thống - Công trình Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay của Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang [111]. Ở công trình này, nhiều vấn đề được các tác giả tập trung nghiên cứu như truyền thống yêu nước, truyền thống dân chủ của Việt Nam, con người Việt Nam ở thế kỷ XIX qua con mắt người nước ngoài; biểu hiện của giá trị truyền thống Việt Nam qua ca dao, tục ngữ, qua tư liệu hương ước và sự biến đổi cấu trúc cộng đồng làng quê Việt, trong đó đáng chú ý có bài nghiên cứu về con người Việt Nam hiện tại trong mối liên hệ với các giá trị và phản giá trị của truyền thống. Trên cơ sở số liệu do điều tra xã hội học cung cấp các tác giả đã đưa ra những nhận định của mình về những vấn đề có liên quan đến con người Việt Nam hiện tại với các giá trị truyền thống. - Sách về giá trị văn hoá tinh thần Việt Nam của tập thể tác giả [149]. Trong công trình này các tác giả khẳng định những tính cách dân tộc, những giá trị tinh thần như lòng yêu nước, thương người là truyền thống vô cùng quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Qua đó, đặt vấn đề phải kế thừa và phát huy những giá trị tinh thần này trong việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam. - Trong cuốn Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam của Trần Văn Giàu [70], tác giả đã đưa ra những kiến giải sâu sắc về các giá trị truyền thống đặc thù của dân tộc Việt Nam và đã khái quát cơ bản về các khái niệm giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, ảnh hưởng của lịch sử đối với việc phát triển các giá trị truyền thống. Tác giả cũng đã tập trung phân tích các đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
  11. 7 bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa; các phạm trù được trình bày một cách có hệ thống và khoa học với ý nghĩa giống như một “bảng giá trị tinh thần” của người Việt. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh trong bảng giá trị tinh thần, yêu nước là giá trị đầu tiên và quan trọng nhất, là thước đo tiêu chuẩn cho mọi thước đo trong cuộc sống của con người. - Sách Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức và Hồ Sĩ Quý [30]. Trong công trình này các tác giả đã đề cập mấy vấn đề về giá trị, giá trị truyền thống, giá trị văn hóa truyền thống và sự chuyển biến của chúng sang hiện đại. Cuốn sách cũng đã đề cập đến vấn đề khai thác, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trong quá trình phát triển đất nước hiện nay - Sách Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa của Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên [31]. Cuốn sách đề cập đến vai trò của giá trị truyền thống trong sự phát triển văn hóa Việt Nam trong quá khứ, cũng như trong sự phát triển nền văn hóa mới Việt Nam. Qua công trình này, các tác giả muốn đề cập đến thách thức của toàn cầu hóa đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc. Trên cơ sở đánh giá thực trạng các giá trị truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống Việt Nam. - Sách Bản sắc văn hóa Việt Nam của Phan Ngọc [134]. Cuốn sách đã cung cấp những khái niệm cơ bản của văn hóa học với những cách tiếp cận riêng của tác giả trong nghiên cứu văn hóa. Qua việc khảo sát một số vấn đề cụ thể trong văn hóa Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp để bảo vệ văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu hội nhập cũng như cách phát huy văn hóa trong cuộc tiếp xúc văn hóa hiện nay. - Sách Đại cương về văn hóa Việt Nam của Phạm Việt Thái, Đào Ngọc Tuấn [152]. Cuốn sách này các tác giả tập trung tiến hành hệ thống hóa một số khái niệm và phương pháp cơ bản của văn hóa học như làm rõ việc định vị và kết cấu văn hóa Việt Nam, các yếu tố tinh thần của văn hóa. Các tác giả cũng đã xác đinh được thực trạng văn hóa Việt Nam trong mối quan hệ tương tác với văn hóa bên ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa. - Tác giả Ngô Đức Thịnh có nhiều công trình về văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, trong số đó tiêu biểu có quyển sách Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam [171]. Ở công trình này, tác giả xây dựng lý thuyết nghiên cứu
  12. 8 giá trị và hệ giá trị tổng quát văn hóa truyền thống Việt Nam và nghiên cứu các giá trị văn hóa thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống dân tộc như trong thích ứng, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; trong đời sống vật chất và tinh thần của con người; trong giao lưu văn hóa; trong đấu tranh chống ngoại xâm. Còn quyển Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi [172], tác giả đã thống kê, phân tích những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc cũng như của mỗi vùng. Qua đó khẳng định rằng, khi bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập và toàn cầu hóa, hệ GTVHTT cũng có nhiều biến đổi để phù hợp với tình hình mới, nhưng dù ở bất cứ giai đoạn nào của lịch thì các GTVHTT của dân tộc vẫn giữ nguyên vị trí đứng đầu trong quan niệm của người dân, đó là tinh hoa của dân tộc. - Tác giả Nguyễn Văn Dân có quyển sách Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa của [37]. Ở công trình này tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề như khái niệm về văn hóa; bản sắc văn hóa và bản sắc dân tộc; toàn cầu hóa văn hóa và đa dạng văn hóa; toàn cầu hóa văn hóa và văn hóa toàn cầu; toàn cầu hóa và xung đột văn hóa; vai trò của văn hóa trong đổi với phát triển bền vững, trong bối cảnh toàn cầu hóa và một số vấn đề cơ sở văn hóa của phát triển bền vững. 1.1.2. Nhóm công trình liên quan đến giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống - Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam- mấy vấn đề lý luận và thực tiễn của Thành Duy [44]. Ở công trình này tác giả khẳng định mối quan hệ giữa bản sắc dân tộc với hiện đại hóa văn hóa Việt Nam là mối quan hệ biện chứng, phát triển, nghĩa là hiện đại hóa chỉ có thể thành công nếu bản sắc dân tộc được coi trọng như một động lực. Đồng thời khẳng định bản sắc dân tộc của văn hóa cũng chỉ có thể được phát huy trong một đất nước được hiện đại hóa, do đó phát triển kinh tế và văn hóa phải đồng bộ với nhau, chú trọng phát triển văn hóa làm nền tảng tinh thần của xã hội. - Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Duy Bắc [11]. Công trình này đã xây dựng được hệ thống lý luận cơ bản về văn hóa, giá trị văn hóa và biến đổi giá trị văn hóa. Công trình cũng đã chỉ ra thực trạng biến đổi các giá trị văn hóa, phát triển văn hóa ở nước ta trong điều kiện hiện nay. - Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập của Ngô Đức Thịnh [169]. Cuốn sách đề cập đến hệ giá trị tổng
  13. 9 quát truyền thống Việt Nam, ngoài nghiên cứu hệ giá trị tổng quát, cuốn sách còn phân tích các giá trị văn hóa thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội của dân tộc. Tác giả đã lựa chọn ra năm giá trị hàng đầu và tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trong tổng số 19 giá trị văn hóa đã đưa ra để khảo sát, đó là: Chủ nghĩa yêu nước; tính cộng đồng (làng xóm, vùng miền, dân tộc); cần cù, chịu khó; hiếu học, khát vọng học; gắn bó huyết thống và làng bản. Bên cạnh đó, tác giả còn nhìn nhận vấn đề hệ giá trị văn hóa một cách hệ thống và đặc biệt là đặt nó trong bối cảnh văn hóa Việt Nam đã và đang hội nhập với văn hóa khu vực và toàn nhân loại. Qua việc đánh giá thực trạng biến đổi hệ giá trị văn hóa truyền thống hiện nay, tác giả đặt vấn đề bảo tồn, làm giàu và phát huy GTVHTT trong đổi mới và hội nhập. - Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay của Phạm Thanh Hà [74]. Theo tác giả, giữ gìn bản sắc dân tộc không có nghĩa là giữ lại tất cả những gì của quá khứ, mà phải giữ gìn một cách hợp lý, chúng ta phải chủ động hội nhập trên cơ sở lựa chọn cái tốt đẹp của dân tộc mình và dân tộc khác, đồng thời phải mạnh dạn vứt bỏ cái lạc hậu, cái không phù hợp. Do đó, đối với việc định hướng và giải pháp nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tác giả nhấn mạnh muốn giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam thì việc giữ gìn phải được thực hiện thường xuyên, đồng bộ và cần có sự quan tâm của mọi cấp, ngành, địa phương. - Các giá trị văn hóa Việt Nam- Từ truyền thống đến hiện đại của Đỗ Huy [92]. Cuốn sách nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các chuẩn mực, các giá trị văn hóa và lịch sử văn hóa Việt Nam trên góc nhìn giá trị học. Từ đó tác giả đặt vấn đề kế thừa các giá trị văn hóa và định hướng xây dựng những giá trị của nền văn hóa mới cũng như hướng phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam. - Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của Trần Ngọc Thêm [162]. Sách là công trình tập hợp các bài viết tập trung làm rõ giá trị học và hệ giá trị trong các nền văn hóa trong đó bàn về cơ sở lý luận cùng kinh nghiệm nghiên cứu và xây dựng hệ giá trị ở nhiều quốc gia (Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức,..) xác định hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và hệ giá trị Việt Nam trên các bình diện, các vùng miền. - Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai của Trần Ngọc Thêm [163]. Cuốn sách được tác giả tập trung vào các khái niệm học thuật, các phương pháp, công cụ lý thuyết về các giá trị văn hóa chung. Cuốn sách cũng
  14. 10 chỉ rõ phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam như: tính mực thước, lạc quan, vui vẻ, yêu đời, lòng biết ơn, trọng thể diện, trọng nữ. Đồng thời cuốn sách cũng bàn về "Những biến động của hệ giá trị Việt Nam truyền thống trong giai đoạn hiện đại", theo đó trước những thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ của không gian, thời gian, bối cảnh xã hội, tốc độ thay đổi của nền kinh tế... đã khiến cho nhiều tính cách "xấu xí" của người Việt bộc lộ rõ rệt. Ngoài ra, sách cũng nói về "Con đường đi đến hệ giá trị Việt Nam mới", đề cao vai trò của văn hóa trong mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Theo đó, văn hóa dân tộc được tác giả khẳng định chính là được hình thành nên từ văn hóa của mỗi cá nhân, sau đó nới rộng ra gia đình, cộng đồng, xã hội; các yếu tố như chính trị, kinh tế, giáo dục đều giữ vai trò trong việc nhào nặn, định hình nền văn hóa. - Quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của tác giả Nguyễn Thị Hiền [79]. Công trình này tác giả khẳng định để bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa phi vật thể, việc nâng cao vai trò chủ động, tích cực của cộng đồng cùng với vai trò định hướng, đề ra các chính sách của nhà nước là hướng đi đúng, cần triển khai tốt trong thực tế. Tuy nhiên, định hướng này chưa được thực hiện tốt trong thực tiễn. Các địa phương trong chỉ đạo, quản lý về di sản văn hóa chưa thống nhất và còn chồng chéo. Qua đánh giá thực trạng quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thông qua một vài trường hợp nghiên cứu di sản văn hóa tiêu biểu, tác giả đề xuất một số phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. - Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay của Võ Văn Thắng [158]. Công trình này tác giả đã làm rõ vai trò và phân tích, đánh giá thực trạng của việc kế thừa, phát huy các GTVHTT của dân tộc trong xây dựng lối sống ở nước ta thời gian qua, đồng thời đề xuất một số phương hướng và giải pháp kế thừa, phát huy tốt hơn các GTVHTT để xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay. - Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay của Mai Thị Quý [145]. Luận án được tác giả tập trung làm rõ các vấn đề về giá trị truyền thống, đánh giá thực trạng các giá trị truyền thống và khẳng định sự cần thiết phải kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
  15. 11 - Tác giả Huỳnh Thanh Quang với công trình luận án tiến sĩ triết học Phát huy giá trị văn hóa khơmer vùng đồng bằng sông Cửu Long góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay [140] đã tập trung phân tích làm sáng tỏ các giá trị văn hóa khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long và việc phát huy các giá trị đó trong việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra hiện nay về việc phát huy các giá trị văn hóa khơmer ở vùng này, đồng thời đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm phát huy các giá trị văn hóa khơmer trong việc phát huy khối đại đoàn kết ở vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. - Kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Gia- Rai ở tỉnh Gia Lai trong môi trường văn hóa đương đại của tác giả Lê Văn Liêm [113]. Công trình này tác giả đã làm rõ tầm quan trọng của vai trò kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng môi trường văn hóa của dân tộc Gia- Rai ở tỉnh Gia Lai trong điều kiện mới. Qua đó xác định nội dung, phương hướng giải pháp cơ bản bảo đảm kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nhằm xây dựng đời sống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Gia- Rai trong môi trường văn hóa đương đại. - Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay của tác giả Ngô Thị Thu Ngà [130]. Công trình tác giả đã đánh giá vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống và thực trạng phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ. Từ đó đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tốt các giá trị đạo đức truyền thống trong giai đoạn hiện nay. - Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay của tác giả Cao Thu Hằng [76]. Công trình này tác giả khẳng định các giá trị đạo đức truyền thống có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Từ việc phân tích và luận giải về giá trị đạo đức truyền thống cũng như nhân cách và tính tất yếu của việc kế thừa các giá trị của đạo đức truyền thống, tác giả đưa ra các giải pháp trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay sao cho hiệu quả hơn. - Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nước ta hiện nay của Hoàng Thị Hương [98]. Công trình này tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta. Qua việc đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát
  16. 12 huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, công trình đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc. - Di sản văn hóa người Việt ở thành phố Hồ Chí Minh và vấn đề bảo tồn, phát huy trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hồ Văn Tường [190]. Công trình này tác giả trình bày khái quát về đất và người thành phố Hồ Chí Minh; đặc điểm di sản văn hóa vật thể của người Việt tại thành phố Hồ Chí Minh qua các công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu. Qua đó, tác giả đặt ra vấn đề bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của người Việt ở thành phố Hồ Chí Minh qua các công trình nghệ thuật tiêu biểu trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. - Phát triển bền vững với việc giữ gìn giá trị truyền thống các dân tộc thiểu số bản địa tỉnh Đăk Nông trong giai đoạn hiện nay của Bùi Thi Hòa [86]. Tác giả luận án đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá trực tiễn của phát triển bền vững và mối quan hệ giữa phát triển bền vững với việc giữ gìn giá trị truyền thống các dân tộc thiểu số bản địa ở Đắk Nông. Qua đó, công trình luận chứng các phương hướng, giải pháp giữ gìn các giá trị truyền thống các dân tộc thiểu số ở ĐăkNông đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững hiện nay trên địa bàn tỉnh. - Công trình Hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên hiện nay của tác giả Lê Cao Thắng [159] đã nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về giá trị, GTVHTT của dân tộc và đánh giá thực trạng về giáo dục các GTVHTT cho sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục GTVHTT cho thanh niên nhằm xây dựng đội ngũ thanh niên phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Qua đó góp phần vào việc thực hiện chiến lược con người, phát triển giáo dục- đào tạo, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến vai trò của pháp luật và vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 1.1.3.1. Nhóm các công trình có liên quan đến vai trò của pháp luật Tác giả Đào Trí Úc ở công trình Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật [193] đã làm rõ tại sao phải hình thành lối sống theo pháp luật. Qua đó, công trình khẳng định tầm quan trọng của pháp luật trong đời sống xã hội. Công trình đã gợi mở những vấn đề về tăng cường vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội và đề
  17. 13 xuất các giải pháp xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật cho các tầng lớp nhân dân trong cộng đồng dân cư. - Đổi mới, hoàn thiện pháp luật trong phòng chống văn hóa độc hại và tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay của Đỗ Văn Bích [12]. Công trình này tác giả làm rõ các quan niệm về mối liên hệ giữa văn hóa độc hại và tệ nạn xã hội, đồng thời khẳng định sự cần thiết dùng pháp luật để phòng chống văn hóa độc hại để góp phần giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam. Từ đó công trình xác định vai trò, nội dung điều chỉnh bằng pháp luật cũng như đề xuất phương hướng, giải pháp đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong phòng, chống văn hóa độc hại và tệ nạn xã hội. - Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn xã hội trong hoạt động của lực lượng cảnh sát nhân dân ở nước ta hiện nay của tác giả Lê Thế Tiệm [178]. Ở công trình này tác giả đã tập trung làm rõ những phạm trù cơ bản của quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn xã hội, về vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội nói chung và trong hoạt động của lực lượng cảnh sát nhân dân. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội, tác giả đề xuất những phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn xã hội trong hoạt động của lực lượng cảnh sát nhân dân. - Tăng cường đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội bằng pháp luật ở Việt Nam hiện nay của Phan Đình Khánh [106]. Luận án này được tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội bằng pháp luật trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam. Tác giả tập trung làm rõ vai trò và phương tiện của pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội. Từ đó khẳng định pháp luật có vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội. Trên cơ sở đó luận án đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội bằng pháp luật ở Việt Nam. - Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Kim Thái [156]. Qua công trình này tác giả khẳng định vai trò quan trọng của pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước, do đó cần phải tăng cường hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước đối với
  18. 14 bảo hiểm xã hội, luận án đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với bảo hiểm xã hội nhằm phát huy vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước trong đó có quản lý hoạt động bảo hiểm xã hội. 1.1.3.2. Nhóm các công trình có liên quan đến vai trò của pháp luật trong các lĩnh vực cụ thể - Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội của tác giả Nguyễn Minh Đoan [62]. Công trình này tác giả khẳng định pháp luật là công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và đời sống cộng đồng, là sản phẩm của sự phát triển xã hội vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Từ khẳng định đó tác giả tập trung phân tích mối liên hệ, vai trò, những tác động qua lại giữa pháp luật với nhà nước, với kinh tế, chính trị, với đường lối, chính sách của Đảng, với dân chủ, đạo đức, tập tục, tôn giáo, với điều lệ, văn kiện của tổ chức xã hội, với hương ước và với dư luận xã hội. Qua đó có thể thấy rằng pháp luật không chỉ là công cụ quản lý xã hội cần thiết, mà còn rất quan trọng và hiệu quả. Tuy vậy, qua công trình này tác giả cũng khẳng định pháp luật không phải là chìa khóa vạn năng, nó có mối liên hệ mật thiết với các công cụ khác, các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, đạo đức, tập quán, tôn giáo… và chỉ đạt được hiệu quả cao nhất khi có sự phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ giữa pháp luật với các công cụ đó. - Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách của tác giả Nguyễn Đình Đặng Lục [118]. Tác giả đã nêu lên vai trò của nhà trường, xã hội và gia đình trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của người chưa thành niên. Qua đó khẳng định đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên có liên quan đến ý thức pháp luật để từ đó rút ra những vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác giáo dục pháp luật đối với thế hệ công dân tương lai của đất nước. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho những người chưa thành niên với mục đích giúp người chưa thành niên có nhận thức tốt, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, bạn bè, cộng đồng và xã hội; có được kỹ năng sống, cách ứng xử có văn hóa để thành công trong cuộc sống và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. - Vai trò của pháp luật trong cuộc đấu tranh chống lợi dụng nhân quyền bảo vệ an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay của Nguyễn Quang Thiện [166]. Luận án đã được tác giả xây dựng cơ sở lý luận nhằm phát huy vai trò của pháp luật trong cuộc đấu tranh chống lợi dụng nhân quyền, bảo vệ an ninh quốc gia, chống diễn biến hòa bình của chủ
  19. 15 nghĩa đế quốc. Trên cơ sở đó, tác giả luận chứng đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật trong đấu tranh lợi dụng nhân quyền nhằm bạo vệ an ninh quốc gia ở nước ta. - Tác giả Đỗ Ngọc Thịnh trong luận án Vai trò của pháp luật trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường [168] đã nghiên cứu một cách có hệ thống và tổng quát vai trò của pháp luật trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế nước ta. Qua đó khẳng định vai trò của pháp luật đối với sự phát triển kinh tế, đồng thời làm sáng tỏ nguyên nhân pháp luật mất vai trò hoặc trở nên hình thức trong kinh tế kế hoạch hóa tập trung- bao cấp trước đây ở Việt Nam. Trên cơ sở luận chứng về cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò cụ thể của pháp luật trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế thị trường, tác giả đề xuất những kiến nghị về các phương hướng hoàn thiện pháp luật trong việc tăng cường vai trò của pháp luật trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Tác giả Vũ Anh Tuấn trong luận án tiến sĩ luật học Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay [189] đã xây dựng cơ sở lý luận và điều kiện để khẳng định vai trò quan trọng của pháp luật trong việc đảm bảo công bằng xã hội trong việc tiếp cận và hưởng thụ những thành quả của quá trình phát triển, đó là mục tiêu mà trong quá trình quản lý nhà nước luôn hướng tới. Qua việc đánh giá thực trạng pháp luật về vấn đề bảo đảm công bằng xã hội ở Việt Nam, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường vai trò của pháp luật trong việc bản đảm công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay. - Luận án tiến sĩ luật học Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững ở nước ta trong giai đoạn hiện nay của tác giả Võ Hãi Long [115] đã xây dựng những luận cứ khoa học và thực tiễn, tìm kiếm giải pháp hữu ích cho việc phát huy vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. - Vai trò của pháp luật trong việc xây dựng đạo đức cho cán bộ lãnh đạo chính trị ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Thị Thu Hường [100] được tác giả nghiên cứu dưới góc độ triết học những vấn đề lý luận chung về vai trò của pháp luật trong việc xây dựng đạo đức cho người cán bộ lãnh đạo chính trị. Qua việc đánh giá thực trạng đạo đức cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay, luận án đã luận chứng các quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tốt vai trò của pháp luật trong việc xây dựng đạo đức cho người cán bộ lãnh đạo chính trị ở Việt Nam hiện nay.
  20. 16 - Các bài viết liên quan đến vai trò của pháp luật như: Vai trò của pháp luật trong việc tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ, công chức ở nước ta của tác giả Nguyễn Quốc Hiệp, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 02 năm 2007; Vai trò của pháp luật đối với việc hình thành và phát triển ý thức đạo đức ở nước ta hiện nay của tác giả Lê Thị Tuyết Ba, tạp chí triết học số 10 năm 2006; Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ con người của tác giả Tống Đức Thảo, tạp chí Cộng sản, số 02 năm 2005; Vai trò của pháp luật quản lí chất thải nguy hiểm ở Việt Nam của tác giả Vũ Thị Duyên Thuỷ, tạp chí luật học, số 03 năm 2009; Bàn về khái niệm, vị trí, vai trò của pháp luật về đặc xá của tác giả Nguyễn Ngọc Anh, tạp chí tòa án nhân dân, số 13 năm 2007; Mấy ý kiến về hoạt động khuyến mại và Vai trò của pháp luật ở Việt Nam hiện nay của tác giả Trần Dũng Hải, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 06 năm 2008; Vai trò của pháp luật với vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay của tác giả Lê Xuân Huy, tạp chí Lịch sử Đảng, số 11 năm 2007; Vai trò của pháp luật về đạo đức Việt Nam của tác giả Lê Đinh Mùi, Niên giám khoa học 2011-2014 - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (tập 5) 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ NƯỚC NGOÀI - Quyển sách Anthropological Perspectives on Intangible Cultural Heritage [Cách tiếp cận nhân học tới di sản văn hóa phi vật thể] của tác giả Arizpe, Lourdes [205]. Cuốn sách như là một cẩm nang liên quan đến khái niệm, quan điểm, nội dung, tinh thần của Công ước 2003 của UNESCO về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể. Cuốn sách cũng phân tích vai trò của nhà nước và cộng đồng xã hội trong việc nhận diện di sản văn hóa phi vật thể và đề ra chính sách cùng bảo vệ, giữ gìn và phát triển giá trị di sản. - Cuốn sách Indigenous Heritage and Intellectual Property: Genetic Resourcer, Traditional Knowledge and Folklore [Di sản văn hóa bản địa và quyền sở hữu trí tuệ: Nguồn lực phát sinh, trí thức truyền thống và văn hóa dân gian] [210], do Lewinskin Von Silke làm chủ biên đã phân tích sâu về quyền của những tộc người bản địa, các nguồn lực địa phương trong sáng tạo, duy trì các loại hình văn hóa truyền thống, trong đó nhấn mạnh quyền của các dân tộc bản địa về di sản văn hóa còn được pháp luật của các quốc gia bảo vệ. - Blake, Janet có các công trình tiêu biểu như Commentary on the 2003 UNESCO Convention on the Safeguarding of the Intangible Cultural Heritage [Nhận xét về Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ văn hóa phi vật thể] [206]. Công trình này tác giả đã cung cấp một phần chung giới thiệu về Công ước 2003 và lịch sử phát
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2