intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Vai trò của viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam

Chia sẻ: Kequaidan6 Kequaidan6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:178

113
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án phân tích và chứng minh những phương diện cơ bản thể hiện vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự; phân tích làm rõ thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự; những tồn tại, hạn chế, vướng mắc. Đề xuất các giải pháp bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự ở Việt Nam, trong điều kiện cải cách tư pháp ở giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Vai trò của viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH VĂN SƠN VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội, 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH VĂN SƠN VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 9 38 01 04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Ngọc Hương 2. TS. Nguyễn Minh Đức Hà Nội, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã sử dụng trong luận án là trung thực. Những kết luận nêu trong luận án chưa có công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào. TÁC GIẢ LUẬN ÁN ĐINH VĂN SƠN
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................... 8 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .................................. 8 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .................. 19 1.3. Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu; hướng tiếp cận của luận án .... 23 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ................................................... 27 2.1. Khái quát về khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự............................ 27 2.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự ......................................... 42 2.3. Những yếu tố tác động đến vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự ......................................... 59 2.4. Những tiêu chí cơ bản đánh giá vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự ......................................... 66 Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ...................................................................................... 71 3.1. Thực trạng pháp luật ghi nhận vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự ......................................... 71 3.2. Thực trạng thực hiện vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.......................................................... 84 3.3. Đánh giá vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay ......................................... 100
  5. Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ........................................................................ 123 4.1. Sự cần thiết và yêu cầu phải bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự ........................... 123 4.2. Yêu cầu bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự........................................................ 126 4.3. Bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự......................................................................... 133 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................ 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 161
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự BLHS : Bộ luật hình sự CQĐT : Cơ quan điều tra TAND : Tòa án nhân dân TTHS : Tố tụng hình sự VKSND : Viện kiểm sát nhân dân VKS : Viện kiểm sát XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1.Thống kê số liệu giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân trong 10 năm (từ 2009 đến 2018) ............................................................................................ 87 Bảng 3.2.Thống kê số liệu giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân trong 10 năm (từ 2009 đến 2018) ..................................................................................................... 88 Bảng 3.3.Thống kê số liệu kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong 10 năm (từ 2009 đến 2018) ... 96 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Thống kê số liệu giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự - Viện kiểm sát nhân dân (2009-2018) .......................................................... 88 Biểu đồ 3.2. Thống kê số liệu giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự -Viện kiểm sát nhân dân (2009-2018)................................................................... 89 Biểu đồ 3.3. Số liệu kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát nhân dân (2009-2018) ...................................... 97
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và trách nhiệm xem xét giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được ghi nhận tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013: " Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo...". Thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nhà nước biết và kiểm tra được tính đúng đắn của chủ trương, chính sách, pháp luật; thấy được quyết định, hành vi của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đúng hay sai; đồng thời còn hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước đang đẩy mạnh tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, các quyền cơ bản của công dân ngày càng được mở rộng, trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo. Đảng đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết; Nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm tăng cường hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự đã thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta. Các quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan Nhà nước là phương tiện bảo đảm quyền dân chủ trực tiếp, tránh oan, sai, phòng lọt tội phạm, góp phần mang lại công bằng xã hội. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan hiến định, có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; đồng thời có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ làm phát sinh mối quan hệ pháp lý giữa Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan nhà 1
  9. nước, tổ chức và cá nhân trong việc ban hành các quyết định tố tụng, thực hiện các hành vi tố tụng trong hoạt động tư pháp; đồng thời sẽ phát sinh khiếu nại, tố cáo đối với quyết định, hành vi tố tụng đó khi người khiếu nại, tố cáo cho rằng có vi phạm pháp luật. Ngoài việc có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo phát sinh trong tố tụng hình sự thuộc thẩm quyền, Viện kiểm sát còn có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền khác về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong trong tố tụng hình sự. Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân không những chịu trách nhiệm về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của chính mình, mà còn của cả các chủ thể có thẩm quyền giải quyết khác. Trong những năm gần đây vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự đã được đề cao. Nhiều khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự liên quan đến oan, sai bức xúc, kéo dài đã được giải quyết; góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của các cơ quan tư pháp nói chung và trong ngành Kiểm sát nói riêng, còn có nhiều bất cập, tồn tại, hạn chế; một số khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết kịp thời hoặc giải quyết chưa đúng pháp luật. Những yếu kém trên phần nào làm giảm lòng tin của nhân dân vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Từ đó, ảnh hưởng đến mục tiêu và giá trị xã hội của hoạt động kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát nhân dân. Là cán bộ nhiều năm công tác trong ngành Kiểm sát, hơn nữa lại trực tiếp làm việc trong Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tác giả luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế; đồng thời đề ra những giải pháp bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự. Nhìn nhận từ bình diện lý luận, mặc dù đã có một số công trình khoa học đã công bố liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và khiếu nại, tố cáo đối với quyết định, hành vi cụ thể của hoạt động tố tụng hình sự như khiếu nại 2
  10. quyết định khởi tố vụ án hình sự; khiếu nại cáo trạng... nhưng cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu có hệ thống tương đối toàn diện về vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự. Trong lĩnh vực nghiên cứu này, tác giả đã bước đầu tích luỹ được những kinh nghiệm thực tiễn và lý luận trong quá trình làm việc, nghiên cứu, xây dựng Chuyên đề, trau rồi kiến thức trong các Hội thảo, Hội nghị, công tác tập huấn nghiệp vụ. Từ nhận thức như trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề: "Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam" làm đề tài luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự, mã số 9.38.01.04. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án phân tích và chứng minh những vấn đề lý luận thể hiện vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự. Trên cơ sở lý luận được chứng minh, luận án phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện vai trò kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự trên cơ sở các tiêu chí nhất định; đề xuất một số giải pháp khoa học nhằm bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích trên, luận án đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau: - Xây dựng khái niệm, chỉ ra đặc điểm, bản chất của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự; khái niệm, đặc điểm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự; - Phân tích và chứng minh những phương diện cơ bản thể hiện vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự; - Phân tích làm rõ thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự; những tồn tại, hạn chế, vướng mắc; 3
  11. - Nghiên cứu làm rõ nguyên nhân của những hạn chế vướng mắc, bất cập; - Đề xuất các giải pháp bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự ở Việt Nam, trong điều kiện cải cách tư pháp ở giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận;thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự trên phương diện trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thầm quyền và phương diện kiểm sát việc tuân theo pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các chủ thể có thẩm quyền khác; tìm ra nguyên nhân của tồn tại, hạn chế để đề xuất các giải pháp bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam; - Phạm vi thời gian: Trong 10 năm, từ 2009 đến 2018; - Phạm vi về nội dung: Viện kiểm sát nhân dân ngoài nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự thuộc thẩm quyền còn có các nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các lĩnh vực tố tụng khác và trong quản lý hành chính; đồng thời có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của các chủ thể có thẩm quyền khác. Tuy vậy, trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu, Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự thuộc thẩm quyền và kiểm sát việc tuân theo pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của các chủ thể có thẩm quyền khác. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cá nhân, 4
  12. cơ quan, tổ chức và trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan có thẩm quyền. Trong quá trình tiếp cận nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống; tiếp cận liên ngành khoa học xã hội; tiếp cận chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật đặc biệt chú ý đến luật học; chủ yếu là phương pháp tiếp cận của chuyên ngành Luật hình sự, tố tụng hình sự. Để giải quyết mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và trừu tượng hóa được sử dụng trong quá trình xây dựng các khái niệm; phân tích chứng minh và luận giải những đặc điểm của giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự và vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực này. Phân tích quy phạm pháp luật, so sánh pháp luật được sử dụng trong tất cả các chương của luận án, nhằm trình bày, làm rõ quan điểm, quan niệm về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự; pháp luật của một số nước về nội dung này. Từ đó khái quát lại, phân tích rút ra bản chất các hiện tượng, các quan điểm, hoạt động thực tiễn của vấn đề và quy định của pháp luật về vấn đề đó (Chương 1,2,3). - Phương pháp thống kê, tổng hợp được sử dụng trong việc tổng hợp tình hình làm rõ thực tiễn công tác áp dụng các quy định pháp luật về kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát nhân dân; làm rõ những yếu tố phù hợp và những bất cập của pháp luật có liên quan, những hạn chế trong thực thi chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân về lĩnh vực này (Chương 3). - Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng trong toàn bộ các chương của luận án nhằm trình bày các vấn đề, các nội dung trong luận án theo một trình tự, bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự kế thừa, phát triển các vấn đề, các nội dung để đạt được mục đích, yêu cầu nhiệm vụ đã được xác định cho luận án. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu toàn diện về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự trong bối cảnh nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; 5
  13. Luận án đã xây dựng những vấn đề lý luận cơ bản bổ sung vào hệ thống lý luận khoa học về vai trò của Viện kiểm sát về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự; Luận án luận giải được tác dụng của VKSND khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự; Luận án xác định được những nội dung cơ bản trong vai trò của VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự trên thực tiễn; các yếu tố cơ bản tác động đến vai trò của VKSND về lĩnh vực này; những tồn tại, hạn chế, bất cập trong việc thể hiện vai trò của VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, hạn chế, bất cập đó để đề xuất hệ thống các giải pháp khoa học phù hợp với điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam nhằm bảo đảm vai trò của của VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt lý luận Với những kết quả nghiên cứu đạt được, luận án góp phần làm phong phú và bổ sung những luận giải về vai trò của VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự; đồng thời, luận án xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự là không thể thiếu; khẳng định thiết chế kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự là sự thể hiện kiểm soát quyền lực về tư pháp, hạn chế đến mức thấp nhất sự lạm quyền trong hoạt động tư pháp,có tác dụng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực này; đồng thời cũng là nguồn tài liệu để các cá nhân trong xã hội nghiên cứu tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; Nội dung luận án có thể được tham khảo để biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến pháp luật; 6
  14. Luận án sẽ là tài liệu quan trọng cho các nhà nghiên cứu lập pháp, các nhà khoa học pháp lý, những sinh viên chuyên ngành luật và những ai quan tâm đến lĩnh vực này 7. Kết cấu của luận án Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến luận án Chương 2. Những vấn đề lý luận về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam Chương 3. Thực trạng vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam Chương 4. Các giải pháp bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam. Kết luận 7
  15. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án - Criminal Justice Reform in Russia, Ukraine, and the Former Republics of the Soviet Union: Trial by Jury and Mixed Courts [117], (Cải cách tư pháp hình sự ở Liên bang Nga, U-cơ-rai-na, và các nước cộng hoà thuộc Liên Xô: xét xử bởi bồi thẩm đoàn và toà án hỗn hợp) của tác giả Nikolai Kovalev, được nhà xuất bản Edwin Mellen Press ấn hành năm 2010, có độ dày 642 trang. Cuốn sách nói về tiến trình cải cách tư pháp ở Nga, U-cơ-rai-na, và những nước thuộc Liên Xô trước đây. Những nước này đã trải qua tiến trình cải cách tư pháp từ khi Liên Xô và hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ. Ở các nước này, việc cải cách tư pháp là một yêu cầu tất yếu đặt ra và từng nước đã có những bước đi phù hợp. Tuy nhiên, các nước này đều có một điểm chung đó là rất đề cao vai trò của lực lượng Điều tra viên. Có thể nói, xây dựng lực lượng Điều tra viên có đủ phẩm chất, năng lực là một trọng tâm trong tiến trình xây dựng nền tư pháp ở các nước nói trên. - The Australian Government investigation Standards package, Australian Taxation Office, The Commonwealth of Australian, 2003 (Uỷ ban tiêu chuẩn điều tra liên bang Ôx-trây-li-a (2003), Hướng dẫn của cơ quan thuế vụ Chính phủ Ôx-trây-li-a về bộ tiêu chuẩn điều tra hình sự dành cho các Điều tra viên của cơ quan này trong điều tra các vụ án hình sự theo thẩm quyền) [119].Bộ tiêu chuẩn điều tra hình sự dành cho các Điều tra viên trong điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền (chủ yếu với các tội phạm liên quan đến tội phạm về thuế) phù hợp với hướng dẫn của Uỷ ban tiêu chuẩn điều tra liên bang, được ban hành theo thẩm quyền của Tổng công tố và cơ quan Cảnh sát liên bang (AFP), với sự tham gia của các cơ quan có thẩm quyền và có liên quan. Theo đó, bên cạnh các tiêu chuẩn về quy trình, thủ tục, thẩm quyền, tiêu chuẩn liên quan đến đạo đức nghề 8
  16. nghiệp, tính liêm chính cũng được xác định trong mọi hoạt động trong giai đoạn điều tra hình sự, nhất là trong khi tiến hành các hoạt động nghiệp vụ, bí mật, có tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức và các hình thức xử lý vi phạm, lạm quyền, vi phạm đạo đức nghề nghiệp hoặc xung đột lợi ích cá nhân trong quá trình Điều tra viên điều tra vụ án hình sự. Ngoài ra, các quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan hỗ trợ CQĐT trong điều tra vụ án hình sự. - Carl B. Klockars, Sanja Kutnjak Ivkovich, William E. Harver, and Maria R. Haberfeld, The Measurement of Police Integrity, Office of Justice Programs, National Institute of Justice, U.S. Department of Justice, May 2000 (Carl B. Klockars, Sanja Kutnjak Ivkovich, William E. Harver, và Maria R. Haberfeld, Biện pháp đo lường tính liêm chính của Cảnh sát, Viện quốc gia nghiên cứu về tư pháp, Chương trình tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, tháng 5/2000) [118] Nghiên cứu này phân tích làm rõ hiểu biết về quy định liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên Cảnh sát trong thực thi công vụ như: lạm dụng quyền lực, tham nhũng, cản trở công lý và các hình thức xử lý vi phạm pháp luật đó, bao gồm các biện pháp hình sự, hành chính, kỷ luật và trách nhiệm bồi thường dân sự. Bài viết cũng phân tích tính phù hợp, mức độ thoả đáng của hình phạt, hình thức kỷ luật, quy định về bồi thường dân sự và cơ chế báo cáo sai phạm, tố cáo, tố giác tội phạm nhằm mục đích ngăn chặn, phòng ngừa các vi phạm pháp luật của nhân viên Cảnh sát khi thi hành công vụ, trong đó có hoạt động điều tra hình sự của Điều tra viên. - Allan Y. Jiao, Controlling Corruption and Misconduct: A Comparative Examination of Police Practices in Hong Kong and New York, Asian Criminology (2010) 5:27-44 (Allan Y. Jiao, Kiểm soát tham nhũng và hành vi lạm quyền: nghiên cứu so sánh hoạt động của Cảnh sát Hồng Kông và New York, Tạp chí Tội phạm học châu Á, 2010, số 5) [116].Bài nghiên cứu này phân tích kinh nghiệm của lực lượng Cảnh sát Hồng Kông (lãnh thổ Trung Quốc, nhưng có quy chế và pháp luật riêng theo hệ thống luật án lệ) và Cảnh sát New York, Hoa Kỳ về chủ đề này.Theo 9
  17. nội dung nghiên cứu, cả hai lực lượng Cảnh sát đều áp dụng một số biện pháp cơ bản, theo đó là thành lập cơ quan độc lập nhằm xem xét, quyết định hành vi tham nhũng và lạm quyền của lực lượng Cảnh sát. Về phòng, chống hành vi lạm quyền của nhân viên Cảnh sát trong khi thực thi công vụ, Cảnh sát Hồng Kông có ba đơn vị độc lập có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo với nhân viên Cảnh sát, gồm cơ quan thanh tra, CQĐT và cơ quan giải quyết khiếu nại với nhân viên Cảnh sát; Cảnh sát New York cũng có các đơn vị và chương trình tương tự, với chính sách, thủ tục và quy định pháp luật rất chặt chẽ nhằm phòng, chống lạm quyền, tham nhũng trong lực lượng Cảnh sát khi thi hành công vụ. Như vậy, có thể thấy, các cơ chế kiểm soát, đánh giá chất lượng, hiệu quả và tính liêm chính của lực lượng Cảnh sát thường được thành lập và vận hành bên trong nội bộ lực lượng Cảnh sát. Cũng có các cơ chế kiểm soát bên ngoài lực lượng Cảnh sát, thường là giám sát của cơ quan, tổ chức xã hội, của cá nhân, tổ chức có liên quan và nhất là cơ quan dân cử. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự ở nước ngoài. Các công trình chủ yếu tập trung vào nghiên cứu, phân tích các chế định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền tố tụng trong giải quyết vụ án, qua đó có nêu quyền khiếu nại của người tham gia tố tụng đối với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trong bài viết“Nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự Liên ban Nga” của tác giả Nguyễn Trọng Vĩnh [113] Theo tác giả, mô hình tố tụng hình sự (TTHS) Liên bang Nga là mô hình TTHS tranh tụng, bởi vì Bộ luật TTHS Liên bang Nga ghi nhận những nguyên tắc đặc trưng của tố tụng tranh tụng như nguyên tắc "Tranh tụng giữa các bên", nguyên tắc "Suy đoán vô tội".Về khiếu nại, Điều 19 quy định nguyên tắc bảo đảm "Quyền khiếu nại đối với các hoạt động và các quyết định tố tụng"; Điều 42 Người bị hại có quyền khiếu nại đối với hoạt động và quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên và Tòa án; Điều 47 Bị can có quyền khiếu nại đối với hoạt động và quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được tham gia vào việc giải quyết khiếu nại của Tòa án; Điều 56 10
  18. Người làm chứng có quyền khiếu nại đối với hành vi và quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên và Tòa án; Điều 59 Người phiên dịch có quyền khiếu nại đối với hành vi và quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên và Tòa án; Điều 69 Người chứng kiến có quyền khiếu nại đối với hành vi và quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên và Kiểm sát viên. Pháp luật TTHS Liên bang Nga chưa quy định quyền tố cáo và quyền kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát. Nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự Trung Quốc, tác giả Hoàng Quỳnh Chi [113] đã nêu Luật tố tụng hình sự Trung Quốc được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ năm ngày 14/3/2012. Tố tụng hình sự Trung Quốc có sự kết hợp giữa mô hình tố tụng tranh tụng và tố tụng thẩm vấn nhưng thiên về tranh tụng, thể hiện rõ nét ở quy định về thủ tục xét xử tại phiên tòa; trong giai đoạn xét xử, phương pháp tranh tụng được đề cập khá cụ thể khi luật TTHS quy định các thủ tục và trình tự để bên buộc tội, bên bào chữa đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, xét hỏi các nhân chứng và tranh luận bình đẳng với nhau.Điều 95 Bị can, bị cáo có quyền đề nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn; Điều 176 Người bị hại có quyền khiếu nại quyết định không truy tố với Viện kiểm sát hoặc kiện ra Tòa án; Điều 110 Người tố giác về tội phạm có thể đề nghị xét lại đối với việc không khởi tố vụ án nếu không đồng ý; Điều 111 Người bị hại cho rằng cơ quan công an cần khởi tố điều tra vụ án nhưng không khởi tố và khiếu nại đến Viện kiểm sát nhân dân, thì Viện kiểm sát nhân dân phải yêu cầu cơ quan công an trình bày lý do không khởi tố vụ án. Nếu Viện kiểm sát nhân dân cho rằng lý do không khởi tố vụ án của cơ quan công an là không đúng thì phải thông báo để cơ quan công an để khởi tố vụ án, cơ quan công an phải khởi tố vụ án sau khi nhận được thông báo. Như vậy, pháp luật tố tụng hình sự Trung Quốc không quy định quyền tố cáo, nhưng lại quy định người bị hại có quyền lựa chọn khiếu nại đến Viện kiểm sát hoặc khởi kiện ra Tòa án đối với quyết định không truy tố của Viện kiểm sát. Nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa Pháp tác giả Mai Thanh Hiếu [113] đã chỉ ra Cộng hòa Pháp theo mô hình tố tụng hình sự hỗn hợp. Giai 11
  19. đoạn điều tra thiên về mô hình tố tụng thẩm vấn. Giai đoạn xét xử thiên về mô hình tố tụng tranh tụng. Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa pháp quy định 3 nhóm nguyên tắc: (1) nguyên tắc chung của tố tụng hình sự: công minh, tranh tụng, công bằng giữa các bên, phân quyền giữa công tố và xét xử; (2) nguyên tắc bảo đảm quyền của người bị hại; (3) nguyên tắc bảo đảm quyền của người bị truy cứu trách nhiệm hình sự: suy đoán vô tội, bảo đảm quyền bào chữa, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế, quyền được xét xử trong thời hạn hợp lý. Điều 113-1 người bị hại khiếu nại việc xử lý của chủ thể tố tụng đối với người liên quan trong điều tra (Nhân chứng được trợ giúp) nhưng chưa đủ căn cứ để khởi tố đối với họ. Địa vị pháp lý nhân chứng được trợ giúp có thể được thẩm phán điều tra áp dụng cho người làm chứng có dấu hiệu đã tham gia vào việc thực hiện tội phạm. Thẩm phán điều tra chỉ được khởi tố bị can trong trường hợp không thể áp dụng tư cách nhân chứng được trợ giúp. So sánh pháp luật tố tụng hình sư Việt Nam và một số nước trên thế giới, tác giả Nguyễn Quốc Việt trong bài viết "Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới” [111]tác giả đã tập trung so sánh thủ tục tố tụng quyền năng, nghĩa vụ của người tham gia tố tụng; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng giữa Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới. Trong đó có nêu quyền khiếu nại, tố cáo của các chủ thể tham gia tố tụng. Tuy vậy, công trình mới nêu ở góc độ so sánh thủ tục tố tụng, chưa phân tích sâu về khiếu nại, tố cáo. Như vậy, các công trình nghiên cứu của tác giả mới chỉ dừng lại ở những nội dung trình tự, thủ tục, thẩm quyền tố tụng. Còn về khiếu nại, tố cáo đối với hành vi, quyết định tố tụng có được nêu ra nhưng chưa được phân tích sâu, chưa làm rõ vai trò của Viện kiểm sát về lĩnh vực này. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu ở trong nước về khiếu nại, tố cáo - Những nghiên cứu về quyền khiếu nại, tố cáo Quyền khiếu nại, tố cáo được các tác giả tiếp cận nghiên cứu trên bình diện lịch sử, chính trị, pháp lý về quyền con người, đặc điểm, bản chất, cơ chế pháp lý 12
  20. bảo vệ quyền con người. Trong đó có bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp như bảo vệ quyền con người bị buộc tội và của người bị hại trong tố tụng hình sự (quyền khiếu nại, tố cáo đối với quyết định, hành vi tố tụng trong tố tụng hình sự và trách nhiệm giải quyết của cơ quan có thẩm quyền); bảo vệ quyền con người bằng các hình thức pháp lý hành chính (quyền khiếu nại, tố cáo đối với quyết định, hành vi hành chính và trách nhiệm giải quyết của cơ quan có thẩm quyền) [112]. Cách tiếp cận lấy quyền con người làm trung tâm, tác giả Vũ Công Giao, Ngô Minh Hương đã thể hiện trong tác phẩm “Tiếp cận dựa trên quyền con người – Lý luận và thực tiễn” [24] tác giả đã tiếp cận, nghiên cứu dựa trên quyền con người (Human Rights – Based Approach – HRBA) là một vấn đề có tính lý luận và thực tiễn cao trong lĩnh vực nhân quyền. HRBA thể hiện các nội dung cơ bản là: cách tiếp cận lấy quyền con người làm trung tâm; cách tiếp cận thúc đẩy phát triển và đảm bảo công bằng xã hội cho con người qua đó trách nhiệm của nhà nước được nhấn mạnh. Trong đó tác giả có nêu vấn đề tiếp cận quyền con người trong xây dựng, thực hiện pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam như: Nguyên tắc đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng; Nguyên tắc không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật... Trong Chuyên đề: "Quyền lực của nhân dân và chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân" [73] Tác giả Phan Xuân Sơn (Chủ biên) đã nêu lên các hình thức kiểm soát hoạt động của nhà nước như: Bằng cơ quan đại diện; Bằng mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp; Bằng thanh tra nhân dân; Bằng quyền khiếu nại, tố cáo... Quyền khiếu nại, tố cáo đã được tác giả rất coi trọng, được xem như là công cụ để giám sát, đối trọng với các chủ thể của quyền lực nhà nước. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo được phân tích trong giáo trình cao cấp lý luận chính trị, Tập 14, Chuyên đề 12 "Bảo đảm và đấu tranh trên lĩnh vực quyền con người ở Việt Nam" [26]. Quyền khiếu nại, tố cáo được khẳng định tại Điều 30 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2013). Thực tế mọi người có quyền 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1