intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi (Nghiên cứu tỉnh Sơn La)

Chia sẻ: Mai Mai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:158

82
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án này có kết cấu nội dung gồm 5 chương. Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Nghiên cứu tình huống về năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi tỉnh Sơn La. Chương 4: Kết quả nghiên cứu định lượng về năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi tỉnh Sơn La. Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi (Nghiên cứu tỉnh Sơn La)

MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Như chúng ta đã biết, bất cứ quốc gia hay địa phương nào đều cần có một bộ máy tổ chức lãnh đạo, quản lý, điều hành. “Nguồn gốc phát triển loài người là lao động của cá nhân và lao động chung; tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất...” (C.Mác và Ph. Ăngghen, 1995). Lao động chung phải có sự thống nhất cao và được tổ chức thực sự chặt chẽ, do đó đã xuất hiện một bộ phận lao động làm nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý; Quản lý có thể bổ nhiệm, nhưng các nhà lãnh đạo cần được bầu (Surinder, S., August 2012). Theo đó, nhà lãnh đạo phải có ý chí và tư duy độc lập, có khả năng trở nên thông minh hơn khi quyết định những điều quan trọng (IQ); đồng thời cần có khả năng nâng cao phẩm chất, tính cách cá nhân nhằm lấy được niềm tin, sự tôn trọng và đồng thuận, “xây dựng các mối quan hệ bền chặt (EQ) cộng với khả năng giao tiếp”, huấn luyện, gây ảnh hưởng, đàm phán, lựa chọn, bỏ chọn, ưu tiên, lãnh đạo thực hiện hiệu quả (XQ). Ở Việt Nam, nhân dân luôn là người trực tiếp lao động, sản xuất, xây dựng đất nước; lợi ích của nhân dân là trên hết và là mục tiêu cần đạt được của mọi hoạt động lãnh đạo/ quản lý xã hội. Các nhà lãnh đạo có chức năng định hướng chiến lược, sách lược, giáo dục, thuyết phục, tổ chức lực lượng quần chúng nhân dân hướng vào giải quyết những vấn đề then chốt nhằm phát triển KT-XH, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân; đội ngũ cán bộ lãnh đạo có thể kìm hãm hoặc tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của một địa phương hay của cả một quốc gia, dân tộc; Có thể nói, “năng lực của đội ngũ cán bộ luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Cán bộ là gốc của mọi công việc” (Hồ Chí Minh, 2000). Trên quan điểm như vậy, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo “phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực khu vực miền núi nói riêng”, trong đó nhấn mạnh đến công việc “nghiên cứu, bồi dưỡng, đào tạo sử dụng đúng đắn nhân tố con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; coi trọng việc đầu tư xây dựng hệ thống đào tạo cán bộ cho các vùng dân tộc thiểu số từ trung ương đến địa phương” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2015); “khẳng định con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011); tập trung xây dựng Chiến lược phát triển nhân lực (Thủ tướng Chính phủ, 2011); chú trọng phát triển nguồn 2 nhân lực khu vực miền núi, thực hiện “chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc 61 huyện nghèo” (Thủ tướng Chính phủ, 2009); triển khai “Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã” (Thủ tướng Chính phủ, 2011) ... Từ những luận cứ trên cho thấy, về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước đã khẳng định rõ vai trò quan trọng nhất, giữ vị trí then chốt đảm bảo sự tồn tại và phát triển của đất nước đó là nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực lãnh đạo/ quản lý, trong đó có đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi. Ở nước ta, chính quyền cấp xã gồm: “Ủy ban nhân dân (UBND) và Hội đồng nhân dân (HĐND) do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra có nhiệm vụ lãnh đạo phát triển KT-XH địa phương, góp phần xây dựng, phát triển đất nước trên cơ sở đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân cũng như lợi ích chung của cả quốc gia, dân tộc” (Quốc hội, 2015) . Lãnh đạo UBND xã gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch (Quốc hội, 2015). “HĐND cấp xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra”; Lãnh đạo Hội đồng nhân dân xã gồm: “Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch HĐND thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo Luật Tổ chức HĐND và UBND” (Quốc hội, 2003); Chính quyền xã là chính quyền địa phương cấp thấp nhất; mọi vấn đề xã hội nảy sinh đều ở cấp xã, việc cụ thể hóa và đưa các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước vào cuộc sống người dân do chính quyền cấp xã thực hiện; vì thế năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Sơn La là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam. Toàn tỉnh có 01 thành phố và 11 huyện gồm 204 xã, phường, thị trấn. Đây là địa bàn rộng lớn có cửa ngõ thông thương quốc tế với vị trí rất quan trọng về quốc phòng, an ninh. “Trong thời gian qua, Sơn La đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về phát triển kinh tế. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 7,32%; thu ngân sách trên địa bàn đạt 4.006 tỷ đồng” (UBND tỉnh Sơn La, 2016). Những thay đổi này là do sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đặc biệt là chính quyền xã. Trong đó, nổi lên vai trò của đội ngũ lãnh đạo lực lượng nòng cốt, gần dân nhất, trực tiếp kết nối thực hiện đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước. Tuy vậy, song năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã ở Sơn La vẫn chưa xứng tầm với yêu cầu, nhiệm vụ mới trong giai đoạn hiện nay, biểu hiện ở tất cả các mặt, từ khả năng tư duy, trình độ, kiến thức đến thái độ, phẩm chất, khả năng thấu hiểu, khả năng gây ảnh hưởng, thuyết phục, huy động sự ủng hộ ... Để hiện thực hóa được mục tiêu phát triển KT-XH nhanh và bền vững, các địa phương 3 thuộc miền núi nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng rất cần có cơ sở lý luận khoa học và hệ thống những giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ này. Qua phân tích ở trên đã cho thấy vai trò rất quan trọng của nguồn nhân lực nói chung và của đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng đối với sự phát triển đất nước. Đồng thời cũng cho thấy vai trò to lớn của chính quyền cấp xã, trong đó năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với sự phát triển địa phương. Mặc dù như thế, nhưng cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là những nghiên cứu về năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính quyền cấp cơ sở và sự ảnh hưởng của nó đến kết quả lãnh đạo phát triển KT-XH ở khu vực miền núi. Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan đến vấn đề năng lực của lãnh đạo chính quyền các cấp cũng đã chỉ ra những hạn chế nhất định về năng lực lãnh đạo như: khả năng tư duy (Trần Ngọc Hiên, 2012); khả năng thấu hiểu cảm xúc, nắm rõ tâm tư tình cảm của người dân (Trần Nhật Duật, 2014); khả năng huy động sự ủng hộ (Nguyễn Xuân Tệ, 2004). Những hạn chế về năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng trong đó có một nguyên nhân do chúng ta chưa có những nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến năng lực lãnh đạo của cán bộ nói chung, năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp cơ sở ở các tỉnh miền núi nói riêng; chưa nghiên cứu các loại hình năng lực cấu thành năng lực lãnh đạo, chưa nghiên cứu cụ thể, chi tiết về sự ảnh hưởng của nó đến kết quả lãnh đạo, để từ đó có các chủ trương, chính sách và biện pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ này. Mặt khác, có thể nói các nghiên cứu trước đây chưa xem xét hoặc chưa đề cập sâu đến vấn đề nêu trên ở khu vực miền núi; vì thế vấn đề nghiên cứu “Năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi” còn đang bỏ ngỏ và đặc biệt cần thiết đối với nước ta khi mà sự chênh lệch giữa các vùng miền còn quá lớn. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn: “Năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi - Nghiên cứu từ tỉnh Sơn La” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Một là, xác định các loại hình năng lực cơ bản cấu thành năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi; Hai là, xác định mối quan hệ giữa các loại hình năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi với kết quả lãnh đạo phát triển KT-XH địa phương; Ba là, đưa ra những khuyến nghị về đánh giá, lựa chọn và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi. 4 Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án, tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau: Câu hỏi 1: Năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi bao gồm những loại hình năng lực cơ bản nào? Câu hỏi 2: Các loại hình năng lực cơ bản cấu thành năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi có mối quan hệ như thế nào đối với kết quả lãnh đạo phát triển KT-XH địa phương? Câu hỏi 3: Các khuyến nghị có thể rút ra từ kết quả nghiên cứu? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: Năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi tỉnh Sơn La. • Khách thể nghiên cứu: Lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi tỉnh Sơn La (Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân). • Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án: Các xã miền núi thuộc tỉnh Sơn La; thời gian trong nhiệm kỳ 2011-2016 (5 năm). 4. Những đóng góp mới của luận án 4.1. Về mặt lý luận Đóng góp thứ nhất: Kết quả từ nghiên cứu này có sự tương đồng với kết quả của các nghiên cứu trước khi chỉ ra 03 loại hình năng lực cơ bản: Năng lực tư duy-IQ; Năng lực cảm xúc-EQ; Năng lực huy động sự ủng hộ-XQ có ảnh hưởng thuận chiều đến kết quả lãnh đạo (Michael Edwards, 2015). Điểm mới của nghiên cứu là đã cho thấy và lượng hoá được ảnh hưởng của các yếu tố trên đến kết quả lãnh đạo phát triển KT-XH xã trong trường hợp tỉnh miền núi Sơn La, từ đó làm cơ sở để đo lường ảnh hưởng này tại các tỉnh miền núi Việt Nam. Đóng góp thứ hai: Theo mô hình nghiên cứu ban đầu của luận án, năng lực lãnh đạo gồm 03 biến độc lập: IQ; EQ; XQ tác động đến biến phụ thuộc “KQLĐ phát triển KT-XH xã”. Tuy nhiên, trong bối cảnh nghiên cứu ở các xã khu vực miền núi tỉnh Sơn La thì kết quả chạy phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho ra 10 biến độc lập và 4 biến phụ thuộc. Do vậy, tác giả luận án đã xác định được khung năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi gồm 10 nhóm năng lực cơ bản cấu thành và xác định được 04 nhóm chính các tiêu chí đánh giá kết quả lãnh đạo phát triển KT-XH xã. 5 Đóng góp thứ ba: Luận án đã xây dựng thành công bộ thang đo cho biến phụ thuộc “KQLĐ phát triển KT-XH xã” dựa trên “Tổng hợp Báo cáo tình hình phát triển KT-XH nhiệm kỳ 2011-2016 các xã trên địa bàn tỉnh Sơn La” và “Bộ tiêu chí Quốc gia về xã Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020” kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính. Quá trình xây dựng thang đo hoàn toàn căn cứ vào tình hình thực tiễn và đặc thù các xã khu vực miền núi tỉnh Sơn La. Bộ thang đo cũng chính là những tiêu chí đánh giá “KQLĐ phát triển KT-XH xã” và do đó các xã khác thuộc khu vực miền núi nước ta có thể dựa vào kết quả nghiên cứu này để xác định hệ thống các tiêu chí đánh giá “KQLĐ phát triển KT-XH xã” theo đặc điểm riêng của địa phương mình. 4.2. Về mặt thực tiễn Đóng góp thứ tư: Các nhà tổ chức cấp trên, chính quyền và nhân dân các xã khu vực miền núi có thể dựa vào kết quả nghiên cứu này để lựa chọn đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính quyền cấp xã có đủ năng lực lãnh đạo phát triển KT-XH địa phương. Đóng góp thứ năm: Kết quả nghiên cứu của luận án là một trong những cơ sở để xây dựng hoặc bổ sung thêm các tiêu chí mới trong đánh giá năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã cũng như KQLĐ phát triển KT-XH địa phương ở khu vực miền núi. Đóng góp thứ sáu: Khung năng lực được xây dựng trong luận án là thước đo cho các nhà lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi tự nhìn nhận và đánh giá bản thân, từ đó có căn cứ tin cậy để phát huy những năng lực lãnh đạo sở trường, khắc phục những năng lực lãnh đạo còn hạn chế cũng như bổ sung những năng lực lãnh đạo cần thiết còn thiếu. Đóng góp thứ bảy: Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để xây dựng chương trình tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung nghiên cứu được trình bày toàn bộ gồm 5 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Nghiên cứu tình huống về năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi tỉnh Sơn La Chương 4. Kết quả nghiên cứu định lượng về năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi tỉnh Sơn La Chương 5. Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2