intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Năng lực tự học: Vai trò của giáo viên và bạn bè

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ "Năng lực tự học: Vai trò của giáo viên và bạn bè" được nghiên cứu với mục tiêu: Tìm hiểu mối tương quan giữa năng lực tự học khi học tập bên ngoài lớp học và vai trò giáo viên và bạn bè trong lớp học; Giải thích các mối tương quan trên thông qua các nhân tố trung gian.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Năng lực tự học: Vai trò của giáo viên và bạn bè

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ HÀ TỐ QUYÊN NĂNG LỰC TỰ HỌC: VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN VÀ BẠN BÈ TÓM TẮT LUẬN ÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2023
  2. 2  DANH MỤC CÁC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Le, Q. H. T., Dang, T. T., & Bui, Q. T. T. (2023). Tertiary EFL students’ learner autonomy: The roles of teachers in the classroom. Theory and Practice in Language Studies, 13(8), 1880-1887. 2. Le, Q. H. T., Bui, Q. T. T. & Dang, T. T., (2023). Peers’ roles in the EFL tertiary classroom: Students’ perceptions and expectations. HNUE Journal of Science, 68(3), 31-40. 3. Le, Q. H. T., Dang, T. T., & Bui, Q. T. T. (2023). Teachers’ roles in the language classroom: EFL tertiary students’ perceptions. In Proceedings of the 11th OpenTESOL International Hybrid Conference 2023: Innovating Pedagogy and Technology for Language Education (pp. 303-320). Ho Chi Minh City.    
  3. 3  Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Phát huy năng lực tự học (NLTH) của người học đã được đưa vào mục tiêu giáo dục cho mọi cấp độ, tuy nhiên sinh viên đại học vẫn thường được cho là có NLTH thấp và thụ động. Những đặc điểm của quá trình đào tạo khiến cho khó tiến hành các hoạt động thúc đẩy sự phát triển NLTH của người học trong lớp học. Do đó, tìm hiểu về NLTH ngoài lớp học và các biện pháp phát triển năng lực này có thể là một trong những giải pháp cho vấn đề này. Vì NLTH của người học mang tính xã hội, sự phát triển của nó diễn ra thông qua sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa người học và các tác nhân trong môi trường học tập của họ. Giáo viên và bạn bè là những nhân tố nổi bật trong môi trường này. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng NLTH của người học có thể được thúc đẩy bởi hành động của giáo viên và bạn bè trong lớp, mặc dù mối liên hệ này chưa rõ ràng. Vì vậy, việc thiết lập mối tương quan giữa NLTH của người học trong bối cảnh học tập ngoài lớp học và nhận thức của họ về vai trò của giáo viên (VTGV) và vai trò của bạn bè (VTBB) trong lớp học có thể làm sáng tỏ tiềm năng thúc đẩy sự phát triển NLTH ngoài lớp học ngay từ hoạt động hàng ngày của giáo viên và bạn bè trong lớp học. Kiểm định tương quan này có thể kết nối việc học trong và ngoài lớp. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu có hai mục tiêu: 1. Tìm hiểu mối tương quan giữa NLTH khi học tập bên ngoài lớp học và VTGV và bạn bè trong lớp học.    
  4. 4  2. Giải thích các mối tương quan trên thông qua các nhân tố trung gian. Từ hai mục tiêu này, nghiên cứu có bốn câu hỏi nghiên cứu: 1. NLTH của sinh viên chuyên ngữ khi học tập bên ngoài lớp học tương quan ở mức độ nào với VTGV trong lớp học? 2. NLTH của sinh viên chuyên ngữ khi học tập bên ngoài lớp học tương quan ở mức độ nào với VTBB trong lớp học? 3. Những nhân tố nào làm trung gian cho mối tương quan giữa NLTH của sinh viên chuyên ngữ khi học tập bên ngoài lớp học và VTGV trong lớp học? 4. Những nhân tố nào làm trung gian cho mối tương quan giữa NLTH của sinh viên chuyên ngữ khi học tập bên ngoài lớp học và VTBB trong lớp học? 1.3. Tầm quan trọng của nghiên cứu Đầu tiên, nghiên cứu cung cấp hiểu biết về NLTH của người học trong bối cảnh học tập ngoài lớp học. Sự hiểu biết này góp phần trực tiếp vào việc phát triển NLTH của sinh viên đại học trong quá trình học tập tại trường. Thứ hai, nghiên cứu tìm hiểu mối tương quan giữa NLTH bên ngoài lớp học và hai nhân tố, VTGV và bạn bè trong lớp học, ngay cả khi các tác nhân người học, giáo viên và bạn bè không ở trong cùng bối cảnh học tập. Kết quả thu được là dữ liệu thực tế cho luận điểm cho rằng bối cảnh học tập, trong lớp và ngoài lớp học, luôn đan xen với nhau để phát triển NLTH của người học. Cuối cùng, sự hiểu biết về mối tương quan giữa NLTH bên ngoài lớp học và VTGV và bạn bè trong lớp học giúp đưa ra những hàm ý cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách, người đứng đầu các cơ    
  5. 5  sở đào tạo, giáo viên và người học để thúc đẩy sự phát triển NLTH của người học khi học tập ngoài lớp học. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu, nghiên cứu chỉ khám phá NLTH trong bối cảnh học tập ngoài lớp học và mối tương quan giữa năng lực này với VTGV và bạn bè. NLTH trong các bối cảnh khác không được thảo luận trong nghiên cứu này. Về không gian, nghiên cứu giới hạn lấy dữ liệu ở ba cơ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, trong đó nhận thức của 709 sinh viên chuyên ngành tiếng Anh và ý kiến của 35 sinh viên trong số đó đã được nghiên cứu trong các phiên khảo sát và phỏng vấn. Do đó, nghiên cứu này chỉ giới hạn ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam và cụ thể hơn là trường đại học có đào tạo tiếng Anh chuyên ngữ. Về mặt thời gian, nghiên cứu được tiến hành trong năm 2022, do đó NLTH của sinh viên chuyên ngữ khi học tập bên ngoài lớp học ở các thời điểm khác có thể khác biệt. 1.5. Cấu trúc của luận án Luận án được trình bày trong sáu chương: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp luận Chương 4: Phân tích kết quả Chương 5: Phát hiện và thảo luận Chương 6: Kết luận và hàm ý    
  6. 6  Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Năng lực tự học (NLTH) Dựa trên mô hình ba khía cạnh kiểm soát của Benson (2001) và Ding and Shen (2022), NLTH của người học được định nghĩa là năng lực kiểm soát của người học trong ba khía cạnh: tình huống, hành vi và tâm lý. Khía cạnh tình huống xác định năng lực kiểm soát của người học với tình huống học tập bên ngoài lớp học của bản thân, thể hiện qua nhận thức về sự ảnh hưởng của các nhân tố trong môi trường học tập và quyền tự do khi học tập bên ngoài lớp học. Khía cạnh hành vi xem xét năng lực kiểm soát của người học đối với hành vi học tập trong năm giai đoạn của quá trình học tập: chuẩn bị, bắt đầu, giám sát, tự đánh giá và chuyển tiếp. Khía cạnh tâm lý liên quan đến sự sẵn sàng về tinh thần của người học để tự bản thân chịu trách nhiệm việc học của bản thân và khả năng kiểm soát các nhân tố tình cảm. 2.2. Vai trò của giáo viên (VTGV) Nghiên cứu lập luận rằng giáo viên trong lớp học ngôn ngữ giữ bảy vai trò: kiểm soát, giảng dạy, hỗ trợ, tài nguyên, cùng học, đánh giá và khám phá. Những vai trò này diễn tả tất cả các hoạt động giáo viên có thể thực hiện trong lớp học và đã nhận được sự xác nhận của một số nghiên cứu trước. 2.2.1. Kiểm soát Giáo viên kiểm soát các khía cạnh của lớp học, từ cách truyền đạt chương trình giảng dạy, các hoạt động tiến hành, tài liệu sử dụng và cách thức đánh giá. Người kiểm soát cũng phải thu hút sự chú ý của người học và duy trì bầu không khí của lớp học.    
  7. 7  2.2.2. Hướng dẫn Trách nhiệm chính của giáo viên trong lớp học là hướng dẫn người học. Họ cần truyền đạt kiến thức tốt và trang bị cho người học những kỹ năng học tập cần thiết. 2.2.3. Điều hành Giáo viên tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập trong lớp học hiệu quả. Họ xác định các cơ hội học tập phù hợp cho lớp học và nêu rõ kết quả của các hoạt động trước khi thực hiện. Họ cũng giúp người học tìm ra cách thực hiện các hoạt động học tập và giúp các em chuẩn bị cho chúng. Khi hoạt động đã được bắt đầu, họ sẽ giám sát và khuyến khích người học tham gia. 2.2.4. Tài nguyên Giáo viên có kiến thức và kinh nghiệm thực tế về môn học họ giảng dạy và sẵn sàng trợ giúp khi cần thiết. Họ giới thiệu những nguồn tài liệu tốt cho việc học và cách chọn những nguồn tài liệu tốt. Với sự phổ biến của công nghệ, giáo viên khai thác tài nguyên số trong giảng dạy. 2.2.5. Cùng học Giáo viên tham gia bình đẳng vào các hoạt động của lớp. Họ làm việc với người học để hiểu mối quan tâm của các em và lắng nghe ý kiến của các em, từ đó tạo ra sự kết nối tích cực trong lớp. 2.2.6. Đánh giá Giáo viên có thể xác định người học thực hiện tốt như thế nào nhiệm vụ học tập. Giáo viên giúp người học tự nhận ra lỗi sai của bản thân và đánh giá đưa ra theo tiêu chí nhẹ nhàng, có lợi và công bằng. 2.2.7. Khám phá    
  8. 8  Giáo viên tích cực cập nhật kiến thức mới, nỗ lực phát triển kỹ năng và kỹ thuật giảng dạy, sau đó kiểm tra hiệu quả của chúng. Họ có thể tư vấn cho người học nếu người học muốn nghiên cứu thêm. 2.3. Vai trò của bạn bè (VTBB) VTBB trong lớp học là các hiểu biết về các hành vi khác nhau mà bạn bè có thể có trong lớp học. Bạn bè được cho là có bốn vai trò trong lớp học: cùng học, hỗ trợ, khuyến khích và đánh giá. 2.3.1. Cùng học Bạn bè trong lớp cùng tiến hành các hoạt động của lớp, tạo bầu không khí học tập thoải mái. Làm việc cùng nhau, người cùng học chia sẻ ý tưởng với nhau. Người cùng học cần hoàn thành tốt phần việc của bản thân vì điều đó tạo động lực cho những người bạn khác. 2.3.2. Hỗ trợ Bạn bè giúp đỡ khi gặp khó khăn và sự hỗ trợ này được tiến hành nhanh hơn sự giúp đỡ của giáo viên. Họ chia sẻ tài liệu; có thể từ những nguồn mà giáo viên đã giao cho lớp hoặc tài nguyên học tập riêng có được để giải quyết những nhiệm vụ được giao. Họ cũng có thể đề xuất các chiến lược học tập mà họ thấy phù hợp. 2.3.3. Khuyến khích Bạn bè động viên tinh thần lẫn nhau khi học trên lớp. Họ khuyến khích nhau tiếp tục cố gắng và không để xảy ra ‘sự thất vọng’, xoa dịu những vấn đề mà bạn đang gặp phải, kêu gọi sự đóng góp của bạn. Sự chăm chỉ của bạn bè cũng truyền cảm hứng học tập. 2.3.4. Đánh giá Bạn bè ghi nhận nỗ lực của nhau và sau đó đưa ra phản hồi về sự thể hiện của bạn. Họ cũng lắng nghe phản hồi với sự tôn trọng. Đưa    
  9. 9  và nhận phản hồi là một quá trình hai chiều có thể mang lại lợi ích cho tất cả người học. 2.4. Cơ sở lý thuyết Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu dựa trên lý thuyết văn hóa xã hội (Vygotsky, 1986) và cộng đồng thực hành (Wenger, 2011) để liên kết NLTH của người học với về VTGV và bạn bè. 2.4.1. Thuyết văn hóa xã hội Từ góc độ văn hóa xã hội, sự phát triển của một người một phần được hướng dẫn bởi những người trong cuộc sống của người đó, những người đóng vai trò là người cố vấn, chẳng hạn như cha mẹ và giáo viên. Theo thời gian, họ phát triển các giá trị và niềm tin của bản thân thông qua tương tác trong các nhóm xã hội hoặc bằng cách tham gia các sự kiện văn hóa. 2.4.2. Cộng đồng thực hành Wenger (2011) cho rằng cộng đồng thực hành được hình thành bởi những người tham gia vào một tập thể để cùng cố gắng học tập. Lớp học có thể là một cộng đồng thực hành. Là thành viên của một cộng đồng thực hành, người tham gia không tiếp nhận kiến thức một cách thụ động mà tích cực tham gia để nâng cao kiến thức và tính độc lập trong học tập. 2.5. Kết luận Xuất phát từ cơ sở lý thuyết đã trình bày, nghiên cứu tìm hiểu mối tương quan giữa NLTH của người học trong bối cảnh học tập bên ngoài lớp học và VTGV trong lớp học cũng như các nhân tố làm trung gian cho những mối tương quan này.    
  10. 10  Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế của nghiên cứu là phương pháp hỗn hợp giải thích tuần tự Trước tiên, nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu định lượng để hiểu mối tương quan giữa NLTH của người học với nhận thức về VTGV và bạn bè, sau đó là dữ liệu định tính để giải thích những mối tương quan đó bằng các nhân tố trung gian. 3.1. Phương pháp định lượng Phương pháp định lượng nghiên cứu mối tương quan giữa NLTH của sinh viên chuyên ngữ khi học tập bên ngoài lớp học và VTGV và bạn bè trong lớp học. Công cụ là một bảng câu hỏi bao gồm Thang đo NLTH của người học, Thang đo VTGV và Thang đo VTBB. Thang đo NLTH bao gồm 45 phát biểu mô tả năng lực của người học trong việc kiểm soát ba khía cạnh: tình huống (ảnh hưởng và tự do), hành vi (trong giai đoạn chuẩn bị, tiến hành, giám sát, tự đánh giá và chuyển tiếp), và tâm lý (sẵn sàng và cảm xúc). Thang đo này dựa trên các thang đo của Murase (2015), Reulens (2019), Bei và các cộng sự (2012), và Habók và Magyar (2018). Mỗi nhân tố bao gồm năm phát biểu. Thang đo VTGV có 42 phát biểu để mô tả nhận thức của người học về bảy VTGV trong lớp học (kiểm soát, hướng dẫn, điều hành, tài nguyên, đánh giá, cùng học và khám phá). VTGV dựa trên thang đo của Arafat (2005) và Koca và các cộng sự (2021). Mỗi vai trò bao gồm sáu phát biểu. VTBB có 24 phát biểu để mô tả nhận thức của người học về bốn VTBB trong lớp học (cùng học, khuyến khích, đánh giá và hỗ trợ).    
  11. 11  VTBB được phỏng theo Dörnyei và Murphy (2003). Mỗi vai trò bao gồm sáu phát biểu. 743 sinh viên chuyên ngữ ở các năm học khác nhau của ba trường đại học được chọn ngẫu nhiên tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia giai đoạn thu thập dữ liệu định lượng và 709 trả lời có giá trị sau khi sàng lọc dữ liệu. 3.2. Phương pháp định tính Phương pháp định tính giải thích tương quan giữa NLTH của người học và VTGV và bạn bè thông qua các nhân tố trung gian. Công cụ là quy trình phỏng vấn, bao gồm các câu hỏi về VTGV và bạn bè trong lớp học cũng như cách những hành động đó thúc đẩy việc học tập của người học bên ngoài lớp học. Ví dụ: “Giáo viên của bạn có giới thiệu các tài liệu học tập tốt trong lớp không? Việc giới thiệu đó có giúp bạn học nhiều hơn ngoài lớp học không? Bằng những cách nào? Nếu không, tại sao không?" Nhà nghiên cứu đã thực hiện sáu cuộc phỏng vấn bán cấu trúc theo nhóm với 35 sinh viên tình nguyện trong số 709 người đã tham gia nghiên cứu định lượng. Hai phương pháp này đã trải qua các bước nghiêm ngặt để đảm bảo độ tin cậy và giá trị của nghiên cứu.    
  12. 12  Chương 4 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 4.1. Phân tích kết quả định lượng 4.1.1. Độ tin cậy của thang đo 4.1.1.1. Thang đo năng lực tự học Từ số liệu thống kê mô tả, giá trị trung bình (M) của tất cả các phát biểu (hay còn được gọi là mục) dao động từ 2.51 đến 4.25 và độ lệch chuẩn (SD) dao động từ .81 đến 1.21. Tất cả độ lệch chuẩn đều trong phạm vi từ -2 đến +2, dữ liệu được chấp nhận có phân hành chuẩn (George & Mallery, 2010). Hệ số Cronbach’s alpha (α) cho tất cả các nhân tố của NLTH là từ .709 đến .864, cho thấy mức độ nhất quán nội tại cao đối với từng cấu trúc (George & Mallery, 2010). Thống kê Item-Total cho thấy các mục đóng góp đáng kể vào tính nhất quán nội tại của từng nhân tố; do đó, không có mục nào bị loại. Bảng 4.2. Giá trị Cronbach’s alpha của nhân tố trong thang đo NLTH Khía cạnh tình Khía cạnh hành vi Khía cạnh tâm lý huống Ảnh hưởng Chuẩn bị (n=5; α=.822) Sẵn sàng (n=5; nhóm (n=5; Tiến hành (n=5; α=.795) α=.709) α=.719) Giám sát (n=5; α=.817) Cảm xúc (n=5; Tự do (n=5; Tự đánh giá (n=5; α=.824) α=.739) α=.780) Chuyển tiếp (n=5; α=.864) 4.1.1.2. Thang đo vai trò giáo viên Cấu trúc của thang đo VTGV chưa được củng cố nhiều trong lý thuyết, đặc biệt trong bối cảnh nghiên cứu, nên nhà nghiên cứu tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thang đo này. Kết quả của lần chạy đầu tiên đáp ứng đầy đủ yêu cầu và gợi ý 7 nhân tố, tương    
  13. 13  thích với lý thuyết. Tuy nhiên, các mục trong nhân tố 7 và một số mục khác có vấn đề về tải, nên bị loại. Lần chạy thứ hai với 33 phát biểu đáp ứng đầy đủ yêu cầu của phân tích nhân tố: Bartlett’s Sphere test có ý nghĩa thống kê (χ2 = 225781.100, df = 528, p = 0.000) với hệ số KMO là 0.976 (> 0.80). Phân tích nhân tố thành phần chính với phép xoay phương sai tối đa đã được sử dụng; tổng phương sai được giải thích bởi sáu nhân tố là 76.196% và giá trị riêng của từng nhân tố lần lượt là 59.679%, 5.366%, 3.732%, 2.811%, 2.574% và 2.035%. Sáu nhân tố của VTGV là (1) tài nguyên, (2) đánh giá, (3) kiểm soát, (4) hướng dẫn, (5) cùng học và (6) điều hành. Bảng 4.9. Giá trị Cronbach’s alpha của nhân tố thang đo VTGV Nhân tố n Cronbach’s alpha Tài nguyên 6 .953 Đánh giá 6 .937 Kiểm soát 6 .897 Giảng dạy 6 .921 Cùng học 5 .903 Điều hành 4 .904 4.1.1.2. Thang đo vai trò bạn bè EFA cũng được tiến hành với thang đo của VTBB. Kết quả xác nhận bốn VTBB, tương ứng với lý thuyết. Bốn nhân tố này giải thích được 76.829% phương sai giữa các biến trong nghiên cứu. Bảng 4.14. Giá trị Cronbach’s alpha của nhân tố thang đo VTBB Nhân tố n Cronbach’s alpha Cùng học 6 .927 Khuyến khích 6 .935 Đánh giá 5 .972 Hỗ trợ 5 .926    
  14. 14  4.1.2. Kiểm định tương quan 4.1.2.1. NLTH và VTGV Kết quả phân tích tương quan hai biến Pearson cho thấy mối tương quan dương giữa các nhân tố về NLTH của người học và VTGV; các giá trị từ r (707) =.29 đến .53, p=.000 < .001. Bảng 4.16. Tương quan giữa các nhân tố của NLTH và VTGV Nhân tố Kiểm Hướng Điều Cùng Tài Đánh soát dẫn hành học nguyên giá Ảnh hưởng nhóm .386** .336** .372** .299** .291** .331** Tự do .431** .337** .369** .319** .301** .307** Chuẩn bị .433** .381** .477** .401** .372** .418** Tiến hành .487** .466** .528** .491** .485** .476** Giám sát .414** .423** .487** .414** .370** .408** Tự đánh giá .354** .373** .419** .371** .303** .366** Chuyển tiếp .487** .462** .538** .486** .490** .490** Sẵn sàng .513** .474** .530** .495** .493** .471** Cảm xúc .409** .385** .430** .402** .373** .387** **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). Xem VTGV là một biến tiềm ẩn với 6 nhân tố và NLTH như một biến tiềm ẩn gồm 9 nhân tố, phân tích tương quan Canonical Correlation Analysis (CCA) được tiến hành để xác định mối tương quan của VTGV và NLTH, với VTGV dự đoán NLTH. Kết quả xác nhận mối tương quan giữa VTGV và NLTH của người học là .681. Do đó có thể kết luận, VTGV trong lớp học có thể dự đoán NLTH ngoài lớp học. Trong tập hợp biến VTGV, nhân tố điều hành và kiểm soát là những nhân tố có vai trò chính để giải thích biến tổng. Đối với tập hợp NLTH, nhân tố có vai trò chính là sẵn sàng, chuyển tiếp và tiến hành.    
  15. 15  Hình 4.3. Tương quan Canonical của VTGV và NLTH 4.1.2.2. NLTH và VTBB Kết quả phân tích tương quan hai biến Pearson (được trình bày trong bảng 4.19) cho thấy giữa các nhân tố của NLTH và VTBB có tương quan dương; các giá trị từ r (707) =.31 đến .51, p=.000 < .001. Bảng 4.19. Tương quan Pearson giữa nhân tố của NLTH và VTBB Cùng học Hỗ trợ Khuyến khích Đánh giá Ảnh hưởng nhóm .350** .315** .366** .332** Tự do .345** .341** .389** .333** Chuẩn bị .364** .313** .323** .335** Tiến hành .463** .441** .454** .448** Giám sát .432** .394** .418** .411** Tự đánh giá .340** .325** .385** .341** Chuyển tiếp .455** .413** .427** .477** Sẵn sàng .401** .360** .339** .385** Cảm xúc .492** .490** .510** .472** **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).    
  16. 16  Tương tự, phân tích tương quan CCA cũng được tiến hành với VTBB như là một biến tiềm ẩn với 4 nhân tố và NLTH như một biến tiềm ẩn gồm 9 nhân tố, trong đó VTBB dự đoán NLTH. Kết quả xác nhận mối tương quan giữa VTBB trong lớp học và NLTH của người học trong bối cảnh ngoài lớp học là .621. Do đó, có thể kết luận là VTBB có thể dự đoán NLTH. Trong tập hợp biến VTBB, nhân tố cùng học và khuyến khích là những nhân tố có vai trò chính. Đối với tập hợp NLTH của người học, nhân tố có vai trò chính là kiểm soát cảm xúc và tiến hành. Hình 4.4. Phân tích tương quan Canonical của VTGV và NLTH 4.2. Kết quả của phương pháp định tính 4.2.1. Nhân tố trung gian của mối tương quan giữa NLTH và VTGV Bốn nhân tố trung gian (NT) kết nối hành động của giáo viên trong lớp và NLTH bên ngoài lớp học, được tóm tắt trong bảng 4.28.    
  17. 17  Bảng 4.28. Tóm tắt các nhân tố trung gian giữa NLTH và VTGV NT1. NT2. NT3. NT4. Động lực học tập Niềm tin Hình mẫu Sự quan tâm Tổng số: 42 Tổng số: 25 Tổng số: 9 Tổng số: 16 1.1. Động lực ngoại sinh (Tổng số: 19) 1.2. Động lực nội tại (Tổng số: 14) 1.3. Động lực chuyển tiếp (Tổng số: 9) 4.2.1.1. Động lực học tập VTGV trong lớp học đã thúc đẩy người học có động lực học tập. Nhiều sinh viên cho biết họ bắt đầu học ngoài lớp học để đáp ứng yêu cầu của giáo viên trong lớp. Một số đã yêu thích môn học sẵn, họ sẽ tìm hiểu sâu hơn thông qua khơi gợi của giáo viên. Một số người tham gia chỉ học vì họ phải học, nhưng việc học đã dần trở thành thói quen. Các em bắt đầu có hứng thú học tập và bắt đầu tự chủ học tập một cách tự giác hơn, có cảm giác tích cực khi học. Nếu em hoàn thành tất cả các bài tập trên e-learning, em sẽ nhận được điểm cộng. (S19) Việc học tập ngoài lớp học của em bắt nguồn từ những gì thầy cô giới thiệu cho chúng em trên lớp. Em thường khám phá thêm những phần em thấy thú vị. (S1) Lúc đầu, em học vì muốn chuẩn bị cho kỳ thi. Khi làm điều đó, em cảm thấy có một số điểm em thấy thú vị nên em đã nghiên cứu thêm về chúng. (S24) 4.2.1.2. Niềm tin Trong quá trình học tập, người học cần được giúp đỡ để giải quyết những khó khăn. Với tư cách là người điều hành và cùng học, giáo viên có thể hiểu và hỗ trợ nhu cầu của người học một cách hiệu quả.    
  18. 18  Người học có thể áp dụng những gì đã học trên lớp để học bên ngoài lớp học. Vì đã quen với sự hướng dẫn của thầy cô trong suốt 12 năm học cấp dưới nên điều em cần nhất là sự hướng dẫn chi tiết. Khi em gặp khó khăn, em sẽ hỏi ý kiến của giáo viên. Em thử các gợi ý của Thầy cô và hầu hết các vấn đề đều có thể được giải quyết. (S27) 4.2.1.3. Hình mẫu Người học kính trọng thầy cô và mong muốn được giỏi như họ. Tư duy cởi mở, ham học hỏi và nỗ lực cập nhật kiến thức, hoàn thiện bản thân của các thầy cô đã trở thành tấm gương cho người học noi theo. Những người tham gia cho biết họ đã cố gắng học hỏi nhiều hơn bên ngoài lớp học vì họ muốn thành công trong học tập và sự nghiệp trong tương lai, giống như giáo viên của họ: Một trong những giáo viên của em là một giáo viên rất thành công. Em muốn giống cô ấy trong tương lai nên em chú ý đến những đặc điểm mà em thích nhất ở cô ấy. Sau đó, em cố gắng thành thạo những kỹ năng đó. (S14) 4.2.1.4. Sự quan tâm Giáo dục đại học đòi hỏi sinh viên phải học tập độc lập hơn so với các cấp độ dưới, điều này có thể mang lại những cảm xúc khác nhau. Người học có thể thấy hành trình học tập cô đơn, thậm chí bất lực; do đó, sự quan tâm của giáo viên đã giúp họ bắt đầu và duy trì việc học bên ngoài lớp học. Giáo viên hướng dẫn và hỗ trợ em khi em gặp khó khăn trong việc học tập. Họ thường kiểm tra xem chúng em có cần họ giúp đỡ gì không. Em cố gắng học tập chăm chỉ vì em không muốn làm họ thất vọng. (S30)    
  19. 19  4.2.2. Nhân tố trung gian của mối tương quan giữa NLTH và VTBB Bốn nhân tố trung gian (NT) cho tương quan giữa NLTH bên ngoài lớp học và VTBB trong lớp học được tóm tắt trong bảng 4.29. Bảng 4.29. Tóm tắt các nhân tố trung gian giữa NLTH và VTBB NT1. NT2. NT3. NT4. Cảm xúc tích cực Phụ thuộc lẫn nhau Trách nhiệm Thể diện Tổng số: 24 Tổng số: 16 Tổng số: 15 Tổng số: 11 4.2.2.1. Cảm xúc tích cực Người học dành phần lớn thời gian trong lớp với bạn bè của bản thân. Cảm xúc tích cực khi học cùng bạn bè, chẳng hạn như sự thoải mái, thư giãn, tràn đầy năng lượng và sự quan tâm của bạn bè, đã giúp họ tiếp tục cố gắng học tập. Hơn nữa, sự chăm chỉ của bạn bè truyền cảm hứng cho họ bắt đầu việc học bên ngoài lớp học. Cùng nhau học có thể tạo ra hứng thú học tập; học một bản thân chán lắm (S3). 4.2.2.2. Phụ thuộc lẫn nhau Khi học với bạn bè, người học nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ bạn bè và đóng góp vào sản phẩm cuối cùng của hoạt động nhóm. Một khi người học đã cảm nhận được sự phụ thuộc lẫn nhau, họ biết rằng họ đang cùng nhau hướng tới mục đích cuối cùng. Bạn bè của em rất giỏi về kỹ năng nói; em mạnh về giảng dạy demo. Chúng em cùng nhau học sau giờ học, trao đổi thế mạnh và giúp đỡ lẫn nhau. (S2) 4.2.2.3. Trách nhiệm Những người tham gia cho biết họ đã cố gắng học tập để hoàn thành trách nhiệm của bản thân. Họ có xu hướng hoàn thành phần việc của    
  20. 20  bản thân nếu giáo viên hoặc bạn bè giao cho họ những trách nhiệm cụ thể. Bản thân là trưởng nhóm nên khi cộng tác với các bạn trong lớp, bản thân có xu hướng làm nhiều hơn các bạn và phải quyết định thay cho nhóm. Họ tin tưởng em. Em có động lực để học cách trở thành người lãnh đạo giỏi trong nhóm của bản thân. (S14) 4.2.2.4. Thể diện Những người tham gia cho biết họ đã dành nhiều thời gian hơn cho việc học và cố gắng hơn nữa ngoài giờ học để giữ thể diện cho bản thân khi học tập với bạn trong giờ học. Em tự tìm hiểu để giải thích cho bạn bè. Khi làm điều đó, em cảm thấy tự hào về bản thân bản thân. Em có một vị trí vững chắc trong nhóm. (S1) 4.3. Kết luận Chương này đã trình bày phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng và định tính để trả lời bốn câu hỏi nghiên cứu. Tương quan giữa NLTH khi học tập bên ngoài lớp học và hai nhân tố quan trọng, VTGV và bạn bè trong lớp học. Các yếu tố làm trung gian cho các tương quan này cũng đã được giải thích. Những kết quả này sẽ được thảo luận ở phần tiếp theo Chương 5.    
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2