Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế chính trị: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam
lượt xem 175
download
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế chính trị: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam Hệ thống hoá và phát triển một số lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (CLC) gắn với quá trình hình thành nền kinh tế tri thức (KTTT). Đưa ra nội dung, các tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động tới phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT. Xem xét kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT của một số quốc gia tiêu biểu. Đánh giá quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay theo những nội dung và tiêu chí đã xác định. Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế chính trị: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam Lê Thị Hồng Điệp Trường Đai học Kinh tế Luận án Tiến sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 62.31.01.01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Thị Mai Hoa Năm bảo vệ: 2009 Abstract: Hệ thống hoá và phát triển một số lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (CLC) gắn với quá trình hình thành nền kinh tế tri thức (KTTT). Đưa ra nội dung, các tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động tới phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT. Xem xét kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT của một số quốc gia tiêu biểu. Đánh giá quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay theo những nội dung và tiêu chí đã xác định. Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT ở Việt Nam. Keywords: Kinh tế; Việt Nam; Nguồn nhân lực; Nền kinh tế tri thức Content MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Bước vào thế kỷ XXI, xu hướng hình thành nền KTTT được coi là một xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu của thời đại ngày nay. Đó là xu hướng mà tri thức, trí tuệ trở thành nguồn gốc và sức mạnh quan trọng nhất quyết định trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn nhân lực CLC và nhân tài được xem là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại của bất kỳ quốc gia nào trong quá trình hòa nhập vào xu hướng phát triển mới của thời đại. Bước vào thế kỷ XXI, Việt Nam vẫn là một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới hơn 20 năm qua vẫn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, vốn đầu tư và lao động trình độ thấp, giá rẻ. Cách thức phát triển không dựa chủ yếu vào tri thức và nguồn nhân lực CLC làm cho nguy cơ tụt hậu ngày càng lớn hơn. Việt Nam có thể lạc ra khỏi xu hướng phát triển của thời đại ngày nay. Nếu điều này xảy ra thì thách thức không chỉ dừng lại ở sự tụt hậu về kinh tế mà còn là sự tụt hậu về văn hóa và phát triển con người trong thế kỷ XXI. Tất cả những sự tụt hậu này còn tạo ra những thách thức về chính trị mà Việt Nam có thể phải đối mặt.
- Những thách thức này buộc dân tộc Việt Nam phải tìm ra con đường và cách thức thoát nghèo, từng bước thích ứng và hòa nhập vào xu hướng hình thành nền KTTT của thời đại ngày nay. Thực hiện con đường đó là thực hiện một quá trình phát triển đột phá đối với một nước nghèo và lạc hậu như Việt Nam. Sự thành công của nó phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện nhưng điều kiện quan trọng nhất là nguồn nhân lực CLC. Đây là lực lượng tiên phong sẽ quyết định sự thành bại của Việt Nam trên con đường phát triển đột phá hướng tới hình thành nền KTTT trong tương lai. Vậy phải phát triển nguồn nhân lực CLC như thế nào để hình thành nền KTTT ở Việt Nam? Đây là một câu hỏi lớn, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với tương lai phát triển của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Từ sự cần thiết của đề tài và từ mong muốn góp phần vì tương lai phát triển thịnh vượng của dân tộc, chúng tôi lựa chọn đề tài cho luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị của mình là: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam”. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển nguồn nhân lực CLC Nhận xét chung về nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực CLC gắn với xu hướng hình thành nền KTTT: - Các công trình nghiên cứu của nước ngoài có những cách phân tích và luận giải tương đối cuốn hút và thuyết phục về tầm quan trọng của tri thức và trí tuệ trong qua trình hình thành nền KTTT. Từ đó, các tác giả đặc biệt nhấn mạnh tới vấn đề phải đổi mới tư duy để mỗi cá nhân trở lên chủ động hơn trong sự phát triển mạnh mẽ của thời đại ngày nay. Mặc dù khái niệm nguồn nhân lực CLC không được sử dụng nhưng những thuật ngữ như doanh nhân, đội ngũ lãnh đạo, nhà khoa học, tầng lớp sáng tạo, công nhân tri thức, công nhân trí tuệ... được các tác giả sử dụng như một cách diễn đạt khác về lực lượng này đã chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt trong những nghiên cứu của các tác giả đối với lực lượng ưu tú của xã hội – lực lượng quyết định nhất tới sự hình thành nền KTTT toàn cầu. Những nghiên cứu này thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa nguồn nhân lực CLC với KTTT. Tuy nhiên, đó là những nghiên cứu chủ yếu gắn với bối cảnh hình thành nền KTTT ở các nước phát triển hàng đầu thế giới, không phải là những nghiên cứu gắn với bối cảnh của Việt Nam. - Những nghiên cứu về nguồn nhân lực CLC của các tác giả trong nước gắn với bối cảnh của Việt Nam nhưng chủ yếu là bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Việc nghiên cứu nguồn nhân lực CLC gắn với quá trình hình thành nền KTTT ở Việt Nam chưa được thực hiện một cách chuyên sâu. Tất cả những công trình nói trên, ở những mức độ khác nhau, đã giúp chúng tôi có một số tư liệu và kiến thức cần thiết để có thể hình thành những hiểu biết chung, soi rọi giúp tiếp cận, đi sâu nghiên cứu vấn đề Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. 2
- 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là làm rõ bản chất của việc phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT nhằm vận dụng để phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp góp phần phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT ở Việt Nam 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích này, luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hoá và phát triển một số lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực CLC gắn với quá trình hình thành nền KTTT. - Đưa ra nội dung, các tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động tới phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT. - Xem xét kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT của một số quốc gia tiêu biểu - Đánh giá quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay theo những nội dung và tiêu chí đã xác định. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Việc hình thành nền KTTT phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện. Luận án không nghiên cứu tất cả các điều kiện thúc đẩy sự hình thành nền KTTT. Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề phát triển nguồn nhân lực CLC. Đối tượng này được nghiên cứu dưới góc độ là điều kiện cơ bản và quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành nền KTTT. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: - Luận án nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực CLC như thế nào để hình thành nền KTTT chứ không nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực CLC tác động như thế nào tới sự hình thành nền KTTT. Vì vậy, mối quan hệ tác động qua lại giữa phát triển nguồn nhân lực CLC với việc hình thành nền KTTT được phân tích gián tiếp thông qua những nội dung, tiêu chí và các yếu tố tác động tới quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC. - Luận án không bàn tới vấn đề phát triển về thể lực của nguồn nhân lực CLC. - Có nhiều yếu tố tác động tới quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT, nhưng luận án chỉ tập trung bàn về sự tác động trực tiếp của quá trình đào tạo ở bậc Đại học và việc sử dụng nguồn nhân lực CLC. 3
- - Thuật ngữ “đào tạo bậc Đại học” được sử dụng trong luận án bao gồm cả đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học. Do đó, thuật ngữ “nguồn nhân lực trình độ đại học” được sử dụng trong luận án cũng bao gồm nhân lực trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Về không gian Luận án nghiên cứu việc phát triển nguồn nhân lực CLC trên phạm vi cả nước; có nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT của Mỹ và Singgapore. Về thời gian Luận án nghiên cứu quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay, trong đó chú trọng phân tích giai đoạn 2001- 2007. Năm 2001 là thời điểm diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX và vấn đề từng bước phát triển KTTT được chính thức đề cập trong Văn kiện của Đại hội. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu của luận án thuộc chuyên ngành kinh tế chính trị, luận án sử dụng phương pháp này để làm rõ nội dung và các yếu tố tác động tới việc phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT trong thời đại ngày nay. - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Phát triển nguồn nhân lực CLC là một quá trình có sự gắn kết hữu cơ và sự kết hợp hài hoà với các quá trình đào tạo và quá trình sử dụng nguồn nhân lực CLC. Phương pháp tiếp cận hệ thống giúp khắc phục cách nhìn một chiều, phiếm diện, riêng rẽ, thường chỉ hay thiên về đào tạo nguồn nhân lực CLC. - Phương pháp tiếp cận liên ngành được sử dụng nhằm nghiên cứu nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT với sự kết hợp của chuyên ngành kinh tế chính trị học với ngành giáo dục học và ngành quản trị nhân sự. Việc kết hợp với ngành giáo dục học giúp luận án nghiên cứu sâu hơn sự tác động của giáo dục đại học tới việc phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT. Việc kết hợp với ngành quản trị nhân sự giúp luận án phản ánh một cách đầy đủ những tác động của quá trình sử dụng đối với sự phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT trong thời đại ngày nay. - Phương pháp nghiên cứu điển hình (tiếp cận điểm – case studies): nguồn nhân lực CLC bao gồm nhiều bộ phận nhân lực có tính chất công việc nghề nghiệp khác nhau và có ảnh hưởng khác nhau tới quá trình phát triển đất nước. Do đó, khi nghiên cứu nguồn nhân lực CLC nói chung, trong một số nội dung phân tích, luận án lựa chọn những đội ngũ nhân lực CLC tiêu biểu như: Đội ngũ lãnh đạo quốc gia, đội ngũ nhà KHXH, đội ngũ cán bộ quản lý hành chính, đội ngũ cán bộ hành chính thừa hành, đội ngũ giảng viên đại học, đội ngũ nhà KH – CN... 4
- - Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để thu thập thông tin về cơ sở lý luận, các công trình nghiên cứu trước đây, quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực CLC, kinh nghiệm các nước, các số liệu thống kê... - Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện luận án nhằm phân tích và tổng hợp thành những kết luận về quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT nói chung và vận dụng để phân tích và tổng hợp những đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT ở Việt Nam nói riêng. Trong quá trình phân tích, việc kết hợp giữa phương pháp phân tích định tính và phương pháp phân tích định lượng đã giúp làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, những vấn đề thực tiễn và những vấn đề về giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT. - Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng để hỗ trợ cho việc đánh giá quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC ở Việt Nam so với những nội dung và tiêu chí đã đề ra và so với quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC mà các quốc gia khác đã và đang thực hiện. - Kỹ thuật tin học được sử dụng để quản lý dữ liệu, tính toán số liệu và xây dựng các sơ đồ, bảng biểu liên quan tới vấn đề nghiên cứu. 6. Đóng góp của luận án Nhằm trả lời câu hỏi Việt Nam cần phải phát triển nguồn nhân lực CLC như thế nào để cú thể hình thành nền KTTT, Luận án có một số đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn sau đây: - Góp phần làm phong phú thêm những lý luận mới về phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT thông qua những phân tích về nội dung, tiêu chí và những yếu tố tác động tới quá trình phát triển lực lượng này. - Thực hiện việc đánh giá tương đối toàn diện thực trạng phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT giai đoạn 2001 -2007 gắn với những nội dung, tiêu chí và các yếu tố tác động đã nêu. - Đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT ở Việt Nam trong tương lai. Những đề xuất đó góp phần tìm ra con đường và cách thức hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực CLC thực sự trở thành lực lượng tiên phong trên hành trình hiện thực hóa nền KTTT ở Việt Nam. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam 5
- Chương 3: Quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO ĐỂ HÌNH THÀNH NỀN KINH TẾ TRI THỨC 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO ĐỂ HÌNH THÀNH NỀN KINH TẾ TRI THỨC 1.1.1. Sự hình thành nền kinh tế tri thức trong thời đại ngày nay 1.1.1.1. Bản chất của kinh tế tri thức Cùng với sự ra đời của khái niệm KTTT, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những cách tiếp cận và quan niệm khác nhau về KTTT. Tuy nhiên, quan niệm cho rằng: KTTT lμ một môi tr−ờng KT - XH tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự sản sinh, phổ biến, sử dụng tri thức; trong đó diễn ra quá trình chuyển biến tri thức thμnh sức mạnh sản xuất đạt tới trình độ cao và tri thức trở thμnh yếu tố sản xuất quan trọng nhất được cho là một cách hiểu phù hợp nhất về KTTT. Như vậy, nền kinh tế tri thức có sự biến đổi mang tính cách mạng so với nền KTCN, trong đó, sự biến đổi mang tính bản chất nhất thể hiện ở chỗ, trong nền KTTT, tri thức thay thế vốn và lao động, trở thành yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất quyết định sức mạnh phát triển trong thời đại ngày nay. 1.1.1.2. Tính tất yếu của sự hình thành nền KTTT Sự hình thành nền KTTT trong thời đại ngày nay chịu tác động của ba xu hướng cơ bản: Sự phát triển nhảy vọt của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại; sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường và quá trình đẩy mạnh hội nhập, mở cửa nền kinh tế toàn cầu. Đó là ba xu hướng phát triển tất yếu trong thời đại ngày nay. Chúng tạo môi trường, điều kiện và động lực để thúc đẩy nhanh chóng quá trình hình thành nền kinh tế tri thức toàn cầu. 1.1.1.3. Điều kiện thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức Tổng hợp quan niệm của OECD và của WB, có thể khái quát về những điều kiện thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức như sau: Một là, thể chế chính trị –xã hội dân chủ, thường xuyên khuyến khích sự sáng tạo. Hai là, tăng cường tiềm lực và chất lượng nguồn vốn tri thức thông qua chiến lược phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, được đào tạo tốt. Ba là, nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia (NIS). 6
- Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng, phát triển mạnh mẽ và sâu rộng những tri thức mới vào quá trình phát triển, trong đó coi trọng việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển tri thức về công nghệ thông tin và truyền thông. Như vậy, có rất nhiều điều kiện thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức ở mỗi quốc gia, nhưng xét đến cùng, các điều kiện đó bị tác động bởi một điều kiện bao trùm và mang tính chủ động nhất, đó là điều kiện về nguồn nhân lực có kỹ năng, được đào tạo tốt – nguồn nhân lực chất lượng cao. 1.1.2. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao để hình thành nền kinh tế tri thức: Khái niệm, phân loại và vai trò 1.1.2.1. Các khái niệm a, Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội thông qua những khả năng về thể lực, trí lực và tâm lực của người lao động. Nguồn nhân lực là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, giữ vai trò quyết định sự phát triển KT – XH của mọi quốc gia. Quan điểm trên nhấn mạnh tới khả năng của lực lượng lao động – yếu tố quyết định nhất chất lượng nguồn nhân lực. b, Nguồn nhân lực chất lượng cao Nguồn nhân lực CLC là một bộ phận nhân lực quan trọng nhất của nguồn nhõn lực, cú trỡnh độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao, có kỹ năng lao động giỏi, có năng lực sáng tạo, đặc biệt là khả năng thích ứng nhanh, đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn, biết vận dụng tri thức, kỹ năng đó được đào tạo vào trong quá trỡnh lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; có phẩm chất đạo đức tiêu biểu. Quan điểm nêu trên nhấn mạnh tới ba điểm cốt lõi gắn liền với nguồn nhân lực CLC: (1) trình độ được đào tạo cao, (2) phẩm chất đạo đức tốt, (3) khả năng đáp ứng được yêu cầu phức tạp của công việc trong những ngành có đóng góp quyết định vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. c, Nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức Nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT là lực lượng lao động ưu tú nhất của nguồn nhân lực; có trình độ được đào tạo cao, có những phẩm chất đạo đức tiêu biểu, những khả năng nổi trội trong việc thích ứng và sáng tạo tri thức KH – CN hiện đại; lực lượng này đóng vai trò tiên phong trong quá trình tạo ra những chuyển biến cơ bản để hình thành nền KTTT. Quan niệm nêu trên nhấn mạnh tới khả năng nổi trội trong việc thích ứng và sáng tạo tri thức KH – CN hiện đại và coi đó là một đặc trưng cơ bản nhất của nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT. 1.1.2.2. Phân loại nguồn nhân lực CLC Trong xu hướng hình thành và phát triển nền KTTT, cách phân loại lao động được xem xét theo một cách mới, khác với những cách phân loại thông thông thường trước đây. Đó 7
- là cách phân loại theo tiếp cận công việc nghề nghiệp của người lao động. Theo cách phân loại này, lực lượng lao động được chia thành: Lao động thông tin và lao động phi thông tin. - Lao động thông tin có thể chia thành hai loại: Lao động tri thức và lao động dữ liệu. Lao động dữ liệu (nhân viên kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ, kỹ sư thực hành...) làm việc chủ yếu với thông tin đã được mã hoá, trong khi đó lao động tri thức (lao động nghiên cứu và lao động chuyên gia) phải đương đầu với việc sản sinh ra ý tưởng hay chuẩn bị cho việc mã hoá thông tin. Lao động quản lý nằm giữa hai loại hình này. - Lao động phi thông tin được chia ra lao động sản xuất hàng hoá và lao động cung cấp dịch vụ. Lao động phi thông tin dễ dàng được mã hoá và thay thế bằng kỹ thuật, công nghệ. Nếu phân loại lực lượng lao động theo cách tiếp cận công việc nghề nghiệp thì lực lượng lao động CLC trong nền KTTT bao gồm ba lực lượng: Lao động tri thức, lao động quản lý và lao động dữ liệu. 1.1.2.3. Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao với việc hình thành nền KTTT Là lực lượng ưu tú nhất của nguồn nhân lực, nguồn nhân lực CLC là lực lượng thực hiện vai trò tiên phong của mình trong quá trình hình thành nền KTTT. Vai trò tiên phong đó thể hiện ở những khía cạnh sau: (1) Vai trò tiên phong trong nắm bắt và định hướng quá trình hình thành nền KTTT; (2) Vai trò tiên phong trong ứng dụng và triển khai tri thức hiện đại để hình thành nền KTTT ; (3) Vai trò tiên phong trong sáng tạo tri thức hiện đại để hình thành nền KTTT. 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO ĐỂ HÌNH THÀNH NỀN KINH TẾ TRI THỨC 1.2.1. Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao 1.2.1.1. Gia tăng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao Trong nền KTCN, quá trình sản xuất hàng loạt theo dây chuyền với sự phân tách chi tiết chức năng lao động trí óc và lao động chân tay nên nhu cầu đối với nguồn nhân lực CLC tuy rất cần thiết song chỉ ở quy mô nhỏ. Trong nền KTTT, quá trình sản xuất được tổ chức theo mô hình linh hoạt. Mô hình tổ chức lao động mới đòi hỏi một lực lượng lao động đại chúng trực tiếp tham gia sản xuất có độ linh hoạt cao, có khả năng sáng tạo và đổi mới, có trình độ đào tạo cao. Vì vậy, muốn phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT, trước tiên phải gia tăng nhanh chóng số lượng lao động tri thức, lao động quản lý và lao động dữ liệu. Lực lượng này phải chiếm tỷ trọng vượt trội trong tổng lực lượng lao động quốc gia. 1.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực CLC Xu hướng hình thành nền KTTT gắn với xu hướng phát triển một số ngành đặc thù, được gọi là ngành công nghiệp tri thức (knowledge intensive industry). Vì vậy, cơ cấu nguồn nhân lực CLC phải có sự dịch chuyển mạnh sang những ngành công nghiệp tri thức để tạo lực cho sự hình thành nền KTTT. Sự chuyển dịch này phải làm gia tăng nhanh chóng lực lượng giảng viên đại học có trình độ cao, đồng thời phải làm gia tăng nhanh chóng đội ngũ nhân lực KH - CN. 8
- 1.2.1.3. Hình thành và phát huy những tố chất phù hợp với yêu cầu của thời đại kinh tế tri thức ở nguồn nhân lực chất lượng cao a, Hình thành và phát huy tố chất dân tộc Tố chất dân tộc của nguồn nhân lực CLC thể hiện ở lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Tuy nhiên, tố chất dân tộc không phải là những biểu hiện về lòng yêu nước và tinh thần tự tôn dân tộc như một tình cảm, ý thức đơn thuần, mà chúng phải biến thành khát vọng thay đổi để thúc đẩy đội ngũ nhân lực CLC thực hiện những hành động cụ thể, góp phần tạo lên sự chuyển biến thực sự cho đất nước trong quá trình hình thành nền KTTT. b, Hình thành và phát huy tố chất thích ứng Tố chất thích ứng được biểu hiện ra ở khả năng tự điều chỉnh, khả năng thích nghi để làm chủ trước sự thay đổi nhanh chóng của vốn tri thức nhân loại trong thời đại ngày nay. Đối với các nước đang phát triển, tố chất thích ứng còn là sự thể hiện bản lĩnh “hai tốc độ” của nguồn nhân lực chất lượng cao khi lực lượng này vừa phải tiếp thu những thành quả của nền kinh tế nông nghiệp để tiến hành công nghiệp hoá, vừa phải thích nghi với những tri thức mới nhất của thời đại để hiện đại hoá. Vì vậy, dù là ở các quốc gia phát triển hay đang phát triển thì việc hình thành và phát huy tố chất thích ứng của nguồn nhân lực chất lượng cao là một nội dung không thể thiếu trong phát triển lực lượng này để hình thành nền kinh tế tri thức trong tương lai. c, Hình thành và phát huy tố chất sáng tạo Trong quá trình phát triển của nhân loại ngày nay, sáng tạo và đổi mới đã trở thành một đặc tính văn hóa của thời đại kinh tế tri thức. Vì vậy, để hình thành nền KTTT, nguồn nhân lực CLC của mỗi quốc gia phải hình thành và phát huy được đặc tính tiêu biểu này của thời đại. Tố chất sáng tạo của nguồn nhân lực CLC không những thể hiện ra ở khả năng phát minh, sáng chế ra những sản phẩm khoa học công nghệ mà quan trọng và cốt lõi nhất là ở sự cách mạng và đổi mới trong quan niệm, trong lối tư duy, trong cách nghĩ và cách làm chủ quá trình phát triển. 1.2.2. Tiêu chí đánh giá quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao 1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá về sự gia tăng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao Các chỉ tiêu này bao gồm : (1)Sự gia tăng tỷ lệ lao động trình độ đại học trên tổng số lực lượng lao động ; (2) Sự gia tăng tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân ; (3)Sự gia tăng số lượng sinh viên, sinh viên mới tuyển, sinh viên tốt nghiệp hàng năm. 1.2.2.2. Các chỉ tiêu xác định sự điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao Các chỉ tiêu này bao gồm: (1)Điều chỉnh cơ cấu nhân lực CLC theo vùng ; (2) Điều chỉnh cơ cấu nhân lực chất lượng cao theo ngành kinh tế ; (3) Điều chỉnh tỷ lệ cán bộ nghiên cứu khoa học trên một trăm dân ;(4) Điều chỉnh tỷ lệ nhân lực KH – CN trên tổng số nhân lực CLC ; (5) Điều chỉnh tỷ lệ giảng viên đại học trên tổng số nhân lực CLC ; (6) Điều chỉnh kết cấu sức lao động trong nông nghiệp, công nghiệp, công nghệ kỹ thuật cao. 9
- 1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thích ứng và khả năng sáng tạo tri thức KH – CN hiện đại của nguồn nhân lực chất lượng cao Các chỉ tiêu này bao gồm : (1) Mức độ sẵn có của lao động sản xuất CLC ; (2) Mức độ sẵn có của cán bộ hành chính CLC ; (3) Mức độ sẵn có của cán bộ quản lý hành chính CLC ; (4) Sự thành thạo lao động công nghệ cao ; (5) Sự thành thạo tiếng Anh của đội ngũ nhân lực CLC ; (6) Mức độ thành thạo kỹ năng của đội ngũ cán bộ hành chính ; (7) Mức độ thành thạo kỹ năng của đội ngũ chuyên gia ; (8) Mức độ thành thạo kỹ năng của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính ; (9) Năng suất lao động của đội ngũ nhân lực CLC ; (10) Số đơn đăng ký phát minh sáng chế được Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới cấp ; (11) Số bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế ; (12) Chỉ số h – chỉ số đánh giá khả năng sáng tạo của các nhà khoa học. 1.2.2.4. Các tiêu chí đánh giá tố chất dân tộc của nguồn nhân lực chất lượng cao Các chỉ tiêu này bao gồm: (1)Sự quan tâm đến thực trạng phát triển lạc hậu của đất nước ở đội ngũ lãnh đạo quốc gia; (2) Ý thức về sự phát triển đột phá để theo kịp xu hướng của thời đại ở đội ngũ lãnh đạo quốc gia ; (3) Sự dũng cảm của đội ngũ nhà khoa học xã hội trong việc đề xuất ý tưởng táo bạo nhằm tạo bước phát triển đột phá cho đất nước;(4) Mức độ trong sạch (thông qua chỉ số tham nhũng) của đội ngũ cán bộ trong bộ máy công quyền. 1.3. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO ĐỂ HÌNH THÀNH NỀN KINH TẾ TRI THỨC Quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT bị tác động bởi rất nhiều yếu tố với mức độ và phạm vi tác động khác nhau. Phần này tập trung phân tích hai nhóm yếu tố tác động trực tiếp và quan trọng nhất tới quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC. 1.3.1. Đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao Tri thức được coi là một nguồn vốn quyết định trong nền KTTT. Tuy nhiên việc tiếp nhận vốn tri thức lại không dễ như việc tiếp nhận vốn dưới dạng tiền tệ. Chuyển giao tiếp nhận vốn tri thức phải thông qua giáo dục đào tạo. Điều này có nghĩa là giáo dục đào tạo tác động trực tiếp và quan trọng nhất tới việc phát triển cả về số lượng và chất lượng vốn tri thức được tích luỹ ở nguồn nhân lực. Đối với nguồn nhân lực CLC, GDĐH tác động trực tiếp và mang tính đột phá tới chất lượng, cơ cấu và những tố chất tiêu biểu của lực lượng này. 1.3.1.1. Tác động của giáo dục đại học tới số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao Việc quy hoạch hệ thống giáo dục đại học sẽ tác động tới việc đạo tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Nếu hệ thống đại học chỉ hướng vào việc đào tạo đội ngũ tinh hoa thì số lượng nhân lực có trình độ đại học sẽ là thiểu số. Nếu hệ thống đại học được thiết kế đa dạng, phong phú, hướng vào đại chúng, ở đó có sự kết hợp giữa đào tạo lực lượng tinh hoa và đào tạo lực lượng đại chúng thì sẽ tác động rất lớn tới tốc độ gia tăng nguồn nhân lực được đào 10
- tạo ở trình độ cao. Sự kết hợp thích đáng giữa đại học công và đại học tư trong hệ thống giáo dục đại học cũng là yếu tố làm gia tăng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ở mỗi quốc gia. 1.3.1.2. Tác động của giáo dục đại học tới việc hình thành và phát huy tố chất tiêu biểu của nguồn nhân lực chất lượng cao Các trường đại học xây dựng theo mô hình tự chủ được trao quyền tự chủ rộng rãi về tuyển sinh, tự chủ về chương trỡnh, tự chủ về phương pháp dạy và học, tự chủ về tổ chức nhân sự, về đội ngũ giáo sư, về quản trị, về tài chính…Bao trùm lên tất cả là việc các trường đại học trở thành một môi trường của tự do tư tưởng, ở đó người học được làm quen với đức tính quan trọng nhất của một con người tự chủ - đó là những người biết rằng mình có quyền tự do tư tưởng, biết cách sử dụng đúng đắn quyền đó và biết tôn trọng quyền đó ở tất cả mọi người. Chỉ ở trong môi trường giáo dục đó, con người mới có thể hình thành và phát huy được những tố chất tiêu biểu để hình thành nền kinh tế tri thức trong thời đại mới. 1.3.2. Sử dụng nguồn nhân lực chất lƣợng cao Dù nguồn nhân lực được đào tạo với chất lượng của một nhân tài thì đó vẫn chưa phải là yếu tố quyết định đến giá trị của họ đối với quốc gia, dân tộc. Vấn đề sử dụng, hay chính xác hơn là vấn đề thu hút và trọng dụng mới vừa là động cơ, vừa là cái đích, vừa là một khâu trong quá trình đào luyện và hiện thực hoá giá trị của nguồn nhân lực CLC nói chung và nhân tài nói riêng 1.3.2.1. Tác động của việc thu hút nhân lực chất lượng cao nước ngoài tới quá trình gia tăng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao Quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC trong bối cảnh TCH và HNKTQT chịu tác động rất lớn từ hoạt động thu hút nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài. Ở cấp độ quốc gia, hoạt động thu hút tác động tới việc gia tăng số lượng nguồn nhân lực CLC ở những khía cạnh sau: a, Gia tăng lực lượng tạo nguồn cho đội ngũ nhân lực chất lượng cao Thu hút những học sinh xuất sắc của nước ngoài, đặc biệt là những học sinh từ các nước kém phát triển hơn đến thực hiện bậc học đại học tại quốc gia sở tại là một cách thức thu hút làm gia tăng đáng kể lực lượng tạo nguồn cho đội ngũ nhân lực CLC của rất nhiều quốc gia. b, Gia tăng trực tiếp đội ngũ nhân lực chất lượng cao Việc thu hút nhân lực CLC nước ngoài chủ yếu hướng tới đội ngũ nhà quản trị kinh doanh, đội ngũ nhà khoa học – công nghệ, đội ngũ giảng viên đại học, đội ngũ kỹ sư. Bên cạnh đó, một số quốc gia đã mạnh dạn thu hút nhân tài nước ngoài tham gia quản lý bộ máy hành chính công. Đối với các nước phát triển, việc thu hút nhân lực CLC chủ yếu tập trung vào những người tài năng đến từ các nước kém phát triển hơn. 11
- Đối với các nước đang phát triển, việc thu hút nhân lực CLC nước ngoài chủ yếu tập trung vào nhóm công dân của chính nước đó nhưng đang làm việc tại các nước phát triển. 1.3.2.2. Tác động của việc trọng dụng tới quá trình phát huy những tố chất tiêu biểu của nguồn nhân lực chất lượng cao Những chính sách trọng dụng đối với nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung : Chính sách tuyển dụng, bố trí công việc và thăng tiến ; Chính sách tiền lương ; Chính sách đãi ngộ về mặt xã hội ; Chính sách hỗ trợ trong hoạt động nghiên cứu triển khai Những chính sách trọng dụng nhân tài : Thực hiện đầu tư trọng điểm để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chuyên môn của đội ngũ nhân tài ; Xây dựng môi trường văn hoá dân chủ để phát huy tối đa tố chất sáng tạo của đội ngũ nhân tài. 1.4. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao để hình thành nền kinh tế tri thức 1.4.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ 1.4.1.1. Kinh nghiệm đào tạo nhân lực chất lượng cao Xây dựng mô hình GDĐH đại chúng; Thực hiện mô hình giáo dục đại học khai phóng (Liberal Arts); Đầu tư lớn về tài chính cho giáo dục đại học và quan tâm xây dựng đội ngũ giảng viên xuất sắc; Đặc biệt quan tâm tới đào tạo đội ngũ nhân lực KHCN. 4.1.1.2. Kinh nghiệm thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao Quan tâm triệt để tới việc tạo môi trường để bất kỳ người tài nào cũng có thể phát huy khả năng của mình ở mức tối đa; Xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ về vấn đề người nhập cư, tạo điều kiện đặc biệt cho những người tài năng có thể dễ dàng định cư lâu dài và ổn định ở Mỹ; Đặc biệt chú trọng thu hút đội ngũ các nhà khoa học sáng chế và đội ngũ chuyên gia trong các ngành công nghệ cao. 1.4.2. Kinh nghiệm của Singgapore 1.4.2.1. Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức Đầu tư lớn cho giáo dục - đào tạo; Xây dựng hệ thống giáo dục đại học đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của người học trong thời đại phát triển kinh tế tri thức; Thực hiện những cải cách quan trọng về quan niệm, nội dung và phương pháp giáo dục; Khuyến khích các công ty tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. 1.4.2.2. Kinh nghiêm thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của Singapore Thành lập ủy ban Tuyển dụng tài năng ở trong nước; Hình thành Mạng tiếp xúc Singapore; Trọng dụng nhân tài bằng chính sách trả lương tương xứng với giá trị của chất xám; Quan tâm phát triển tài năng trẻ. 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1.4.3.1. Bài học kinh nghiệm về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 12
- Thực hiện mô hình giáo dục đại học đại chúng để gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao;Thực hiện mô hình đại học khai phóng nhằm hình thành và phát huy những tố chất tiêu biểu của nguồn nhân lực chất lượng cao; Nhà nước cần chú trọng đầu tư để phát triển nền GDĐH quốc gia. Phải thực sự coi phát triển GDĐH là quốc sách hàng đầu; Xây dựng đội ngũ giảng viên đại học đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Đây là điều kiện cần để thực hiện thành công mô hình đại học đại chúng và khai phóng; Thí điểm trên diện rộng việc sử dụng song ngữ (sử dụng cả tiếng Việt và tiếng Anh) để giảng dạy một số chuyên ngành mới tại các trường đại học; Chú trọng mở rộng việc đào tạo đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ nhằm gia tăng năng lực khoa học công nghệ trong quá trình hình thành nền kinh tế tri thức. 1.4.3.2. Bài học về sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao Triệt để thu hút nhân lực chất lượng cao từ mọi nguồn; Tri thức, chất xám phải được trả giá cao, tương xứng để thúc đẩy khả năng sáng tạo của nguồn nhân lực CLC; Quan tâm tạo điều kiện tốt cho lực lượng nhân lực trẻ tài năng. Kết luận chƣơng 1 Hình thành nền KTTT là một xu thế phát triển tất yếu của thời đại ngày nay. Trong xu thế đó, tri thức đã thay thế vốn và lao động, trở thành yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất quyết định sức mạnh phát triển. Vì vậy, bất kỳ quốc gia nào muốn theo kịp xu thế phát triển của thời đại đều phải chú trọng đặc biệt tới việc phát triển nguồn nhân lực CLC để lực lượng này có khả năng làm chủ tri thức mới. Đây là điều kiện cơ bản và quan trọng nhất quyết định sự thành công của mỗi quốc gia trong hành trình hướng tới nền KTTT. Việc phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT cần được thực hiện toàn diện ở ba nội dung: gia tăng số lượng nguồn nhân lực CLC tới để lực lượng này trở thành lực lượng đại chúng trong tổng lực lượng lao động; chuyển dịch cơ cấu nhân lực CLC theo hướng gia tăng lực lượng lao động CLC làm việc trong những ngành công nghiệp tri thức; hình thành và phát huy được những tố chất tiêu biểu, đó là tố chất dân tộc, tố chất thích ứng và tố chất sáng tạo. Có rất nhiều yếu tố tác động tới quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT. Tuy nhiên, hai yếu tố tác động trực tiếp và ảnh hưởng toàn diện tới quá trình phát triển này là yếu tố đào tạo (đặc biệt là đào tạo đại học) và yếu tố sử dụng nguồn nhân lực CLC. Trong quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT, các quốc gia đã đặc biệt chú trọng tới hai yếu tố này và đã gặt hái được những thành công, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho những quốc gia đi sau như Việt Nam. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO ĐỂ HÌNH THÀNH NỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI 2.1.1. Giai đoạn từ đại hội VI (1996) đến đại hội VIII (1996) 13
- Trong giai đoạn này, thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được nêu chính thức nhưng trong các văn kiện của Đảng luôn nhấn mạnh việc phát huy nguồn lực con người, coi đó là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, Đảng chỉ rõ phải coi trọng phát triển nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nước. Đặc biệt coi trọng xây dựng một đội ngũ công nhân lành nghề, những nhà kinh doanh có tài, những nhà quản lý giỏi và các nhà khoa học, kỹ thuật có trình độ cao. 2.1.2. Giai đoạn từ đại hội IX (2001) đến nay Tại đại hội IX (2001), chủ trương “từng bước phát triển kinh tế tri thức” đã được Đảng nêu ra. Đồng thời, đại hội IX tiếp tục khẳng định phát triển nguồn lực con người, đặc biệt là phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam. Đến Đại hội X, chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức đã trở thành một nội dung lớn trong Văn kiện. Để thực hiện chủ trương này, Đảng đã xác định: phải đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CLC để tạo ra sức mạnh đột phá sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững trong những thập niên mới. Đây là lần đầu tiên thuật ngữ “nguồn nhân lực chất lượng cao” được sử dụng trong Văn kiện của Đảng, nó thể hiện một bước phát triển mới trong nhận thức của Đảng, đồng thời định hướng cho quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC ở Việt Nam trên thực tế. 2.2. THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO ĐỂ HÌNH THÀNH NỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY 2.2.1. Thực trạng gia tăng số lƣợng nguồn nhân lực chất lƣợng cao 2.2.1.1. Sự gia tăng số lượng lao động trình độ đại học trên tổng số lao động Theo số liệu thống kê, năm 2001, lao động bậc đại học ở Việt Nam là 1.407.223 người (chiếm 3,64% lực lượng lao động), trong đó, lao động trình độ cao đẳng, đại học là 1.381.999 và sau đại học là 25.224. Đến năm 2007, lao động bậc đại học là 3.130.365 người, chiếm 7% tổng lực lượng lao động. Như vậy, trung bình từ năm 2001 đến 2007, lao động bậc đại học ở Việt Nam tăng 246.163 người/năm. Như vậy, tốc độ gia tăng hàng năm của lao động trình độ đại học là rất cao. Tuy nhiên, do có số lượng ít, nên tỷ trọng của lao động trình độ đại học của Việt Nam còn ở mức thấp, chỉ khoảng 7% tổng lực lượng lao động. 2.2.1.2. Sự gia tăng chỉ số sinh viên trên một vạn dân Năm 2000, Việt Nam có 135 sinh viên/vạn dân, năm 2007 là 165 sinh viên/vạn dân, năm 2009 là 196 sinh viên/vạn dân. Từ năm 2000 đến 2009, số lượng sinh viên/ vạn dân tăng trung bình 7,8 người một năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các nước đã thành công trong phát triển đột phá ở khu vực Đông á như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, thì phải đạt chỉ số sinh viên/vạn dân từ 300 đến 400 mới đủ nguồn nhân lực trình độ cao, tạo bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế. 2.2.1.3. Nguồn hình thành nhân lực trình độ đại học 14
- Sự gia tăng số lượng nhân lực trình độ đại học phụ thuộc rất lớn vào số lượng sinh viên, quy mô tuyển mới và sinh viên tốt nghiệp hàng năm. Năm 2007, tổng số sinh viên của cả nước là 1.603.484, trong đó có 504,9 nghìn sinh viên tuyển mới và 233,9 nghìn sinh viên tốt nghiệp. So với năm học 2001, số lượng sinh viên tăng 629,4 nghìn người, với tốc độ tăng trung bình 9%/năm. Đây là tốc độ gia tăng tương đối cao nhưng chỉ đáp ứng được 1/6 nhu cầu học tập của người dân. Hơn thế nữa, so với tỷ lệ sinh viên trong độ tuổi 20 – 24 của một số nước trong khu vực thì tỷ lệ này ở Việt Nam thấp hơn Thái Lan tới 4 lần, thấp hơn Trung Quốc 1,5 lần và thấp hơn Hàn Quốc tới 8,9 lần. 2.2.2. Thực trạng điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực chất lƣợng cao 2.2.2.1. Điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực trình độ đại học theo vùng miền Từ năm 2001 đến năm 2007, mặc dù tỷ trọng nhân lực trình độ đại học của khu vực Đồng bằng sông Hồng – nơi tập trung khoảng 1/3 số nhân lực trình độ đại học của cả nước có giảm nhưng sự chênh lệch lớn về số lượng so với các vùng khác còn rất lớn. Đặc biệt, so với khu vực Tây nguyên, Trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long, sự chênh lệch này là rất lớn. Tính đến năm 2007, nếu tổng số nhân lực trình độ đại học tập trung ở Đồng bằng sông Hồng là 1.054.805 người thì ba vùng đã nêu lần lượt chỉ có: 153.070, 371.696 và 372.648 người. 2.2.2.2 Điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực trình độ đại học theo ngành kinh tế Cơ cấu nguồn nhân lực trình độ theo ngành kinh tế trong bảng thống kê trên phản ánh hai xu hướng: (1) Xu hướng giảm tỷ trọng nhân lực trình độ đại học trong những ngành gồm: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (giảm từ 4,34 xuống 3,46%); Công nghiệp khai thác mỏ (giảm từ 1,17 xuống 0,85%); Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước (giảm từ 1,57 xuống 1,51%) trong tổng số nhân lực đại học. Đây là những ngành gắn với nền kinh tế nông nghiệp và ít gắn với tri thức khoa học công nghệ hiện đại. (2) Xu hướng tăng tỷ trọng nhân lực trình độ đại học trong những ngành: Công nghiệp chế biến, chế tạo; Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ; Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Thông tin và truyền thông; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; Giáo dục và đào tạo. Đây là những ngành mà yêu cầu về hàm lượng chất xám và tri thức khoa học – công nghệ hiện đại được đặt ra ở mức cao, gắn với xu hướng phát triển của thời đại ngày nay. 2.2.2.3. Điều chỉnh cơ cấu giảng viên đại học trong tổng nhân lực trình độ đại học a, Điều chỉnh cơ cấu giảng viên đại học trong đội ngũ nhân lực trình độ đại học từ năm 2001 đến 2007, số lượng giảng viên đại học tăng từ 35.938 lên 62.350 người, với tốc độ tăng trung bình là 10%/năm, trong khi đó số nhân lực trình độ đại học tăng hơn 20%/năm làm cho cơ cấu giảng viên đại học trong tổng nhân lực trình độ đại học giảm từ 2,55% năm 2001 xuống còn 1,99% năm 2007 và tỷ lệ nhân lực trình độ đại học/giảng viên đại 15
- học tăng từ 39 người năm 2001 lên 58 người năm 2007. Điều này tạo lên sức ép rất lớn đối với đội ngũ giảng viên đại học trong quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học cho đất nước. b, Điều chỉnh tỷ lệ sinh viên/giảng viên Tốc độ tăng của giảng viên không theo kịp tốc độ tăng của sinh viên nên tỷ lệ sinh viên/giảng viên đã tăng từ 27 lên đến 30 từ năm 2001 đến 2007. So sánh tỷ lệ này vào những năm 1990 – 1995 mới càng thể hiện rõ sự gia tăng không theo kịp của đội ngũ giảng viên đại học so với sinh viên. Năm 1990, tỷ lệ sinh viên trên giảng viên là 5,9 rồi tăng lên 13,1 năm 1995 tức là lớp học hiện nay đông gấp 5 lần năm 1990 và gấp 3 lần năm 1995. 2.2.2.4. Tỷ lệ nhân lực KH-CN trong tổng nhân lực trình độ đại học Tổng số nhân lực KH – CN trình độ đại học của Việt Nam là 41.896 người, chiếm 1,3 % tổng nhân lực trình độ đại học. Bên cạnh đó còn có khoảng 62.320 giảng viên đại học và các chuyên gia, kỹ sư làm việc trong các doanh nghiệp cũng được thu hút và các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ. 2.2.3. Thực trạng hình thành và phát huy những tố chất tiêu biểu của nguồn nhân lực chất lƣợng cao 2.2.3.1. Sự hình thành và phát huy tố chất dân tộc a, Sự quan tâm đến thực trạng phát triển lạc hậu của đất nước ở đội ngũ lãnh đạo quốc gia Sự diễn đạt về mức độ nghèo, kém phát triển và những nguy cơ của đất nước trong các văn bản chính thức và trong các bài phát biểu của giới lãnh đạo luôn được thể hiện. Đặc biệt, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của thời đại ngày nay, tần suất những diễn đạt đó càng lớn hơn. b, Ý thức về sự phát triển đột phá để theo kịp xu hướng của thời đại ở đội ngũ lãnh đạo quốc gia đội ngũ lãnh đạo quốc gia đã thể hiện quyết tâm đẩy mạnh CNH, HĐH, kết hợp bước phát triển tuần tự với bước phát triển nhảy vọt để từng bước phát triển KTTT ở Việt Nam. Như vậy ý thức chấn hưng và phát triển đất nước luôn được đội ngũ lãnh đạo quốc gia đề cao. Tuy nhiên, đội ngũ lãnh đạo quốc gia chưa thực sự làm cho nhân dân ý thức một cách sâu sắc về vị thế thấp kém của những công dân ở một nước nghèo, từ đó tạo sức bật cho khát vọng và ý chí vươn lên thoát nghèo, theo kịp bước tiến của thời đại, hình thành nền KTTT. c, Mức độ trong sạch (thông qua chỉ số tham nhũng) của đội ngũ cán bộ trong bộ máy công quyền Trong khi chưa thể hiện đầy đủ tầm vóc và sức mạnh trong việc truyền tới nhân dân những khát vọng thay đổi để tạo nên sức mạnh tinh thần trong quá trình hình thành nền KTTT, thì đội ngũ lãnh đạo, quản lý lại đang bị đánh giá là có những suy thoái đạo đức ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm tin của nhân dân. Trong đó, tệ nạn tham nhũng là một trong những biểu hiện rõ nét nhất của sự suy thoái đạo đức ở đội ngũ này. 16
- d, Sự dũng cảm của đội ngũ nhà khoa học xã hội trong việc đề xuất những tư tưởng táo bạo nhằm tạo bước phát triển đột phá cho đất nước Đội ngũ các nhà khoa học xã hội Việt Nam đã có những đóng góp lớn trong việc đề ra những tư tưởng mạnh dạn về việc phải tiến hành phát triển đột phá, phát triển rút ngắn, phát triển nhảy vọt, phát triển kép… để tránh nguy cơ tụt hậu và hướng tới hình thành nền KTTT ở Việt Nam. Tuy nhiên các nhà KHXH Việt Nam vẫn chưa thực sự mạnh dạn trong việc đề xuất những giải pháp đột phá toàn diện để hiện thực hoá tư tưởng đó. Đặc biệt khi những đột phá đó liên quan tới những vấn đề chính trị – xã hội nhạy cảm. 2.2.3.2. Sự hình thành và phát huy tố chất thích ứng và sáng tạo của nguồn nhân lực chất lượng cao Việt Nam a, Các chỉ số về chất lượng nguồn nhân lực của một số nước Châu á và Việt Nam Theo kết quả so sánh, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam xếp thứ 11 trên tổng số 12 quốc gia được lựa chọn nghiên cứu. Điều đáng nhấn mạnh là, các điểm số đánh giá về cán bộ quản lý hành chính chất lượng cao, sự thành thạo tiếng anh và sự thành thạo công nghệ cao của nguồn nhân lực CLC Việt Nam là rất thấp, thậm chí thấp hơn và bằng với Inđônêxia, nước xếp cuối cùng trong bảng so sánh xếp hạng. b, Các chỉ số về mức độ thành thạo kỹ năng của đội ngũ nhân lực CLC Thông qua việc khảo sát mẫu đội ngũ cán bộ quản lý hành chính, đội ngũ chuyên gia, đội ngũ cán bộ hành chính thừa hành, có thể khẳng định, mức độ thành thạo công nghệ (thông qua kỹ năng tin học) và mức độ thành thạo ngoại ngữ (thông qua kỹ năng ngoại ngữ) của cả ba đội ngũ trên đều rất thấp. Đây là một lực cản rất lớn để những đội ngũ này phát huy khả năng thích ứng trong quá trình tiếp thu những tri thức hiện đại phục vụ cho công việc chuyên môn, góp phần phát triển đất nước. c, Các chỉ số phản ánh tố chất sáng tạo của nguồn nhân lực CLC Việt Nam Đối với đội ngũ nhà khoa học tự nhiên và công nghệ, tố chất sáng tạo được đánh gía thông qua Số đăng ký quốc tế và Số lượng bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế là rất thấp. Trong giai đoạn 2002-2007, tổng số đơn đăng ký sáng chế của Singapore là 2.504 đơn, Malaysia có 264 đơn, Philippines có 116 đơn, Thái Lan có 53 đơn, trong khi đó Việt Nam chỉ có 26 đơn. Còn trong 11 năm, từ 1996-2007, các nhà khoa học Việt Nam thuộc 27 ngành công bố tổng cộng 5872 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế chuẩn mực. Số công bố quốc tế các ngành của Thái Lan là 33.205 bài báo; Malaysia: 21.034; Hàn Quốc: 263.401. Trung Quốc: 960.669 bài báo. Đội ngũ nhà KHXH hiện nay phần lớn chỉ thực hiện công tác tuyên truyền cổ động, thuyết minh quan điểm, đường lối của Đảng, mà chưa thực hiện chức năng chủ yếu là đi vào thực tiễn khảo sát, nghiên cứu, phân tích và phản biện các đường lối, đặc biệt là đường lối CNH, HĐH, từng bước phát triển KTTT. Các nhà khoa học thường thoát ly thực tế, né tránh những vấn đề phức tạp, chỉ ghi chép đơn thuần hay thuyết minh cho thực tiễn, mà ít khi bày tỏ rõ ràng quan điểm sáng tạo riêng của người nghiên cứu. 17
- 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO Ở VIỆT NAM 2.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc trong phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở Việt Nam. Trong giai đoạn 2001 -2007, nguồn nhân lực chất lượng cao đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ về cả số lượng, cơ cấu và những tố chất tiêu biểu. Số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao có sự gia tăng với tốc độ ngày càng lớn, chỉ trong 7 năm, số lượng nguồn nhân lực CLC của đã tăng 2,2 lần. Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao có sự chuyển dịch nhanh hơn ở những ngành tiếp cận kinh tế tri thức. Những tố chất tiêu biểu của nguồn nhân lực chất lượng cao đã bước đầu được hình thành và phát huy, đó là ý thức về sự lạc hậu của đất nước trước xu thế phát triển của thời đại, là sự gia tăng về mức độ thích ứng và khả năng sáng tạo trong sự so sánh giữa những năm trước với các năm sau. Việc thay đổi này ở nguồn nhân lực chất lượng cao có ý nghĩa như một bước khởi động nhằm từng bước thúc đẩy quá trình hình thành nền KTTT ở Việt Nam. 2.3.2. Hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao để hình thành nền KTTT ở Việt Nam. Mặc dù có những chuyển biến bước đầu đáng ghi nhận trong quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC ở Việt Nam giai đoạn 2001 -2007, nhưng đó chỉ là những chuyển biến được so sánh trong sự khép kín đối với chính nguồn nhân lực CLC của Việt Nam. Nếu so sánh với thế giới và so sánh với yêu cầu của quá trình phát triển đột phá để hình thành nền KTTT thì nguồn nhân lực CLC ở Việt Nam còn bộ lộ những hạn chế lớn. Những hạn chế đó biểu hiện ở hai vấn đề chính sau: (1) Mất cân đối giữa phát triển về số lượng và phát triển về chất lượng nguồn nhân lực trình độ đại học; (2) Không bắt kịp và bị bỏ lại quá xa trong phát triển cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trình độ đại học so với xu thế hình thành nền KTTT của thời đại ngày nay. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở Việt Nam Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam. Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung vào hai nhóm nguyên nhân chính. Nhóm nguyên nhân thứ nhất liên quan tới những hạn chế trong giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam. Việt Nam chưa xây dựng được hệ thống giáo dục đại học (bao gồm hệ thống đại học nghiên cứu, hệ thống đại học đại chúng, hệ thống đại học tư, hệ thống đại học công) học chuyên nghiệp ; Cơ chế quản lý giáo dục đại học chưa mang tính tự chủ cao, các trường đại học chưa thực sự có những tự chủ về nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, về tài chính, về tổ chức nhân sự… Sự quản lý vẫn mang tính áp đặt và cứng nhắc. Nhóm nguyên nhân liên quan đến quá trình sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Việt Nam chưa có khả năng thu hút nhân lực chất lượng cao nước ngoài. Sự hạn chế trong thu 18
- hút nhân lực nước ngoài của Việt Nam khiến cho tình trạng “chảy máu chất xám” càng trở nên báo động. Những chính sách liên quan tới việc sử dụng lao động như: chính sách tiền lương, tiền công, chính sách bảo hiểm xã hội và các chính sách chế độ khác… chưa tạo động lực cho người lao động tự phấn đấu để phát triển trình độ chuyên môn, tay nghề của mình trong quá trình công tác. Kết luận chƣơng 2 Chủ trương từng bước tiếp cận KTTT đã được đề ra ở Việt Nam từ năm 2001. Để hiện thực hoá chủ trương đó, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực CLC. Từ năm 2001 đến nay, việc phát triển nguồn nhân lực CLC ở Việt Nam đã đạt được một số những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên, những kết quả đó chỉ được đặt trong sự so sánh khép kín đối với chính nguồn nhân lực CLC của Việt Nam. Nếu so sánh với thế giới và so sánh với yêu cầu của quá trình phát triển đột phá để hình thành nền KTTT thì nguồn nhân lực CLC ở Việt Nam còn bộ lộ những hạn chế lớn: Mất cân đối giữa phát triển về số lượng và phát triển về chất lượng nguồn nhân lực trình độ đại học; (2) Không bắt kịp và bị bỏ lại quá xa trong phát triển cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trình độ đại học so với xu thế hình thành nền KTTT của thời đại ngày nay. Những hạn chế đó do tác động của sự lạc hậu và sự cứng nhắc trong quá trình đào tạo và quá trình sử dụng nguồn nhân lực CLC ở Việt Nam thời gian qua. Với thực trạng phát triển nguồn nhân lực CLC như trên, Việt Nam không thể tạo được những bước phát triển đột phá để hình thành nền KTTT và luôn luôn tụt hậu và ngày càng tụt hậu xa hơn so với trình độ phát triển của thế giới. Cách thức phát triển nguồn nhân lực CLC ở Việt Nam hiện nay vẫn là một cách thức phát triển tuần tự. Việt Nam chưa thực sự tìm ra được điểm nhấn để có bước bật nhảy thực sự trong phát triển nguồn nhân lực CLC nhằm tạo động lực quan trọng cho quá trình hình thành nền KTTT. Chƣơng 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO ĐỂ HÌNH THÀNH NỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM 3.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO ĐỂ HÌNH THÀNH NỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM 3.1.1. Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao là yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt nam Việc phát triển nguồn nhân lực CLC trong bối cảnh ngày nay sẽ giúp các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam nắm bắt các tri thức mới của thời đại, để đi nhanh, đi tắt, đón đầu, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực CLC phải được coi là sự lựa chọn hàng đầu của những quốc gia đang phát triển muốn theo kịp xu hướng phát triển KTTT của thời đại ngày nay. 3.1.2. Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam phải chú trọng toàn diện về số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng 19
- Phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT ở Việt Nam phải được quan niệm là một quá trình phát triển toàn diện cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Trong đó, số lượng phải được gia tăng phù hợp, cơ cấu phải được điều chỉnh hợp lý và chất lượng phải được phát triển bởi những tố chất tiêu biểu thích ứng với yêu cầu của quá trình hình thành nền kinh tế tri thức đối với nguồn nhân lực chất lượng cao. 3.1.3. Đổi mới việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lƣợng cao là điều kiện cơ bản để phát triển lực lƣợng này Muốn có nguồn nhân lực CLC có thể làm chủ được quá trình chuyển biến mãnh mẽ của thời đại, cần phải tiến hành đổi mới liên tục và cơ bản lĩnh vực đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực CLC. Đổi mới trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực CLC, trước hết là sự đổi mới trong nhận thức. Bên cạnh đó, cần chú trọng vào việc tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo; xúc tiến cải cách, hiện đại hoá hệ thống giáo dục, tạo cơ hội học tập thường xuyên, suốt đời; gắn kết một cách chặt chẽ, hiệu quả các sơ sở nghiên cứu khoa học, các trường đại học, cao đẳng với doanh nghiệp,… Đổi mới quan trọng nhất trong quá trình sử dụng nguồn nhân lực CLC là phải hình thành được một bầu không khí xã hội dân chủ, khuyến khích tự do tư tưởng, nhất là những tư tưởng mới, đầy tính sáng tạo, có chế độ sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân tài xứng đáng, tạo điều kiện cho mỗi người có thể làm việc độc lập hơn nhưng lại có thể phát huy được hết sức sáng tạo và trách nhiệm của mình. 3.1.4. Đổi mới triệt để giáo dục đại học theo hƣớng hiện đại là điều kiện trọng tâm để phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao Trong bối cảnh hiện nay, phải tìm ra cách thức để đổi mới triệt để GD ĐH theo hướng hiện đại, làm cho GD ĐH đi trước một bước so với trình độ phát triển kinh tế của đất nước thì nó mới thực sự đảm nhiệm được vai trò phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT ở Việt Nam. 3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO ĐỂ HÌNH THÀNH NỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM 3.2.1. Nhóm giải pháp chung 3.2.1.1. Thành lập cơ quan quốc gia về phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng vấn đề phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT ở Việt Nam Việc thành lập cơ quan quốc gia về phát triển nguồn nhân lực được đưa ra dựa vào nhu cầu cấp bách về việc cần phải thực hiện công tác thống kê, công tác hoạch định, tư vấn về phát triển nguồn nhân lực một cách chuyên nghiệp, hiện đại và khoa học, đồng thời dựa vào kinh nghiệm thành công của Đài Loan trong việc thành lập cơ quan này để tạo nên bước đột phá trong phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh tế. Cơ quan quốc gia về phát triển nguồn nhân lực cần phải được đầu tư toàn diện cả về nguồn lực con người và nguồn lực vật chất, để đủ sức vươn lên thành một tổ chức đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong tư vấn phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực CLC nói riêng. 3.2.1.2. Thành lập Bộ giáo dục Đại học 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
226 p | 514 | 117
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chất lượng dịch vụ tài chính – ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
258 p | 278 | 69
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cấu trúc vốn và vốn luân chuyển tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
29 p | 264 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình
220 p | 127 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 174 | 24
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế phát triển: Phát triển cây dược liệu tại tỉnh Lào Cai theo hướng bền vững
0 p | 118 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 235 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
208 p | 166 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk
260 p | 97 | 17
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế học: Nghiên cứu thống kê tác động các nhân tố đến sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ - Trường hợp tỉnh Bắc Ninh
158 p | 78 | 14
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế học: Tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
0 p | 108 | 13
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chất lượng dịch vụ tài chính – ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
34 p | 120 | 11
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế Quốc tế: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi sử dụng thẻ ngân hàng quốc tế tại Việt Nam
164 p | 61 | 11
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế quốc tế: Chính sách công nghiệp ở một số nước thành viên Liên minh Châu Âu trong những thập niên đầu thế kỷ XXI
167 p | 76 | 9
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế phát triển: Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững
0 p | 114 | 9
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế Nông nghiệp: Nghiên cứu các mối liên kết và tiêu thụ theo chứng nhận chất lượng ngành hàng cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long
193 p | 41 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của sự công bằng tổ chức đến sự thực hiện công việc của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
52 p | 27 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn