Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế học: Tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
lượt xem 13
download
Luận án với các nội dung nghiên cứu về tác động của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đến biến động kinh tế vĩ mô; đầu tư trực tiếp nước ngoài và tình hình biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam giai đoạn 1991-2017; gợi ý chính sách thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho ổn định kinh tế vĩ mô tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế học: Tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------- -------- TRỊNH QUỐC TUY TRỊN QUỐC TUY TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI BIẾN ĐỘNG KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ HỌC HÀ NỘI - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------- -------- TRỊNH QUỐC TUY TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI BIẾN ĐỘNG KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ HỌC Mã số: 9310101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS LÊ QUỐC HỘI 2. PGS.TS NGUYỄN VIỆT HÙNG HÀ NỘI - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bản luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Nghiên cứu sinh Trịnh Trịnh Quốc Tuy Quốc Tuy
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Quốc Hội và PGS.TS Nguyễn Việt Hùng đã nhiệt tình hướng dẫn để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Viện Sau Đại học, đặc biệt là các Thầy, Cô giáo trong Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế học, Viện sau Đại học đã tạo điều kiện, động viên, góp ý chuyên môn trong quá trình thực hiện Luận án. Tôi cũng bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính), PGS.TS Sheeba Kapil (Học viện Ngoại thương Ấn Độ) đã nhận xét, góp ý cho tôi trong quá trình thực hiện Luận án. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô trong hội đồng đánh giá chuyên đề, hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở và phản biện kín đã có những đóng góp cụ thể, chi tiết về mặt chuyên môn giúp cho tôi hoàn thiện tốt hơn luận án của mình. Tôi xin cảm ơn gia đình, bố, mẹ hai bên nội ngoại, vợ và con tôi đã luôn tạo điều kiện, động viên, hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện luận án. Tôi cũng xin cảm ơn Lãnh đạo và đồng nghiệp cơ quan đã tạo điều kiện, hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Nghiên cứu sinh Trịnh Quốc Tuy
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ................................................................................. viii LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN BIẾN ĐỘNG KINH TẾ VĨ MÔ ....................................... 6 1.1. Chỉ số kinh tế thể hiện biến động kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế ............... 6 1.1.1. Chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ ............................................................................ 6 1.1.2. Chỉ số kinh tế vĩ mô tổng hợp ........................................................................ 7 1.2. Tác động của FDI tới biến động kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế ................. 8 1.2.1. Tác động của FDI tới biến động của GDP ...................................................... 8 1.2.2. Tác động của FDI đến biến động của lạm phát ............................................. 11 1.2.3. Tác động của FDI tới tỷ giá hối đoái ............................................................ 11 1.2.4. Tác động của FDI đến thâm hụt ngân sách ................................................... 13 1.3. Kết luận ............................................................................................................... 14 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI BIẾN ĐỘNG KINH TẾ VĨ MÔ ................................................. 15 2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................................... 15 2.1.1. Khái niệm và phân loại ................................................................................ 15 2.1.2. Các nhân tố quyết định tới FDI .................................................................... 17 2.1.3. Các tác động của FDI tới nước nhận đầu tư ................................................. 19 2.2. Biến động kinh tế vĩ mô ...................................................................................... 21 2.2.1. Khái niệm biến động kinh tế vĩ mô .............................................................. 21 2.2.2. Các nhân tố tác động đến biến động kinh tế vĩ mô ....................................... 21 2.2.3. Thể hiện biến động kinh tế vĩ mô ................................................................. 22 2.3. Cơ sở lý thuyết về tác động của FDI tới biến động kinh tế vĩ mô ................... 30 2.3.1. Tác động của FDI gây ra biến động của GDP .............................................. 30 2.3.2. Tác động của FDI tới biến động của thâm hụt ngân sách ............................. 33 2.3.3. Tác động của FDI tới biến động của lạm phát .............................................. 35 2.3.4. Tác động FDI tới biến động của tỷ giá hối đoái............................................ 36 2.3.5. Tác động của FDI tới chỉ số vĩ mô tổng hợp ................................................ 37 2.4. Kết luận ............................................................................................................... 37
- iv CHƯƠNG 3 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991 -2017 ......................................... 39 3.1. Tình hình thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam từ 1991 – 2017 ..................... 39 3.1.1. Cấp giấy phép đầu tư ................................................................................... 39 3.1.2. Hình thức đầu tư .......................................................................................... 41 3.1.3. Đối tác đầu tư .............................................................................................. 42 3.1.4. Địa bàn đầu tư ............................................................................................. 44 3.1.5. Lĩnh vực đầu tư............................................................................................ 45 3.2. Tình hình biến động kinh tế vĩ mô của Việt Nam 1991 - 2017 ........................ 46 3.2.1. Đánh giá dựa trên các chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ ........................................ 46 3.2.2. Biến động kinh tế vĩ mô của Việt Nam thông qua chỉ số MII ....................... 51 3.3. Mối quan hệ giữa FDI và biến động kinh tế vĩ mô của Việt Nam ................... 57 3.3.1. Mối quan hệ giữa FDI và biến động của GDP .............................................. 57 3.3.2. Mối quan hệ giữa FDI và biến động lạm phát .............................................. 62 3.3.3. Mối quan hệ giữa FDI và biến động của tỷ giá hối đoái ............................... 65 3.3.4. Mối quan hệ FDI và biến động của thâm hụt ngân sách ............................... 66 3.4. Kết luận ............................................................................................................... 68 CHƯƠNG 4 TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI BIẾN ĐỘNG KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM............................................................ 71 4.1. Mô tả số liệu ........................................................................................................ 71 4.2. Xây dựng mô hình đánh giá tác động ............................................................... 74 4.2.1. Đối với chỉ số kinh tế vĩ mô tổng hợp (MII)................................................. 74 4.2.2. Đối với các chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ ........................................................ 75 4.3. Phương pháp đánh giá tác động ........................................................................ 76 4.4. Kiểm tra tính dừng của dãy số liệu ................................................................... 78 4.5. Tác động của FDI tới biến động kinh tế vĩ mô Việt Nam thông qua tác động tới chỉ số kinh tế vĩ mô tổng hợp (MII) .................................................................... 79 4.5.1. Kiểm định lựa chọn bước trễ tối ưu và phương trình đồng tích hợp.............. 79 4.5.2. Kiểm định mối quan hệ tác động của FDI đối với MII ................................. 82 4.6. Tác động của FDI tới biến động kinh tế vĩ mô Việt Nam thông qua tác động tới các chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ ............................................................................. 87 4.6.1. Kiểm định lựa chọn bước trễ tối ưu và phương trình đồng tích hợp.............. 87 4.6.2. Kiểm định mối quan hệ tác động của FDI đối với GDP, CPI và EXR .......... 89 4.7. Kết luận ............................................................................................................... 95
- v CHƯƠNG 5 GỢI Ý CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CHO ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM97 5.1. Định hướng thu hút, sử dụng FDI vào Việt Nam. ............................................ 97 5.2. Thuận lợi, khó khăn trong thực hiện định hướng thu hút, sử dụng FDI ..... 100 5.2.1. Thuận lợi ................................................................................................... 100 5.2.2. Khó khăn ................................................................................................... 104 5.3. Một số gợi ý về chính sách thu hút và sử dụng FDI những năm tới ............. 106 5.3.1. Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động thu hút FDI. ................................ 106 5.3.2. Tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi cho thu hút FDI thế hệ mới. ............................ 109 5.3.3. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư FDI. ....................................... 110 5.3.4. Lành mạnh hóa hoạt động thu hút, sử dụng FDI. ........................................ 113 5.4. Kết luận ............................................................................................................. 114 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 116 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................................ 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 122 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 136
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển châu Á ADF Augmented Dickey Fuller Test APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BIT Hiệp định đầu tư song phương BOT Xây dựng – Khai thác – Chuyển giao BT Xây dựng – Chuyển giao BTA Hiệp định thương mại song phương BTO Xây dựng – Chuyển giao – Khai thác CPI Chỉ số giá tiêu dung DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNVN Doanh nghiệp Việt Nam ĐTNN Đầu tư nước ngoài EU Liên minh châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FPI Đầu tư gián tiếp GDP Tổng sản phẩm quốc nội GDVI Phương pháp chỉ số tổn thương giảm tăng trưởng GNP Tổng sản phẩm quốc dân GSO Tổng cục Thống kê HDI Chỉ số phát triển con người IFS Thống kê tài chính quốc tế IMF Quỹ tiền tệ quốc tế MII Chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô MNCs Tập đoàn đa quốc gia MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- vii NER Tỷ giá danh nghĩa NHNN Ngân hàng nhà nước ODI Viện nghiên cứu phát triển hải ngoại của Anh OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OI Đầu tư khác OLS Ordinary Least Squares OPE Độ mở của nền kinh tế PNTR Quy chế bình thường hóa quan hệ thương mại vĩnh viễn R&D Nghiên cứu và phát triển RCEP Hiệp định đối tác toàn diện khu vực RER Tỷ giá thực TNCs Tập đoàn xuyên quốc gia TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TTKT Tăng trưởng kinh tế UNCTAD Hội nghị Liên hợp Quốc về Thương mại và Phát triển USD Đô la Mỹ VAR Vector Autoregression (Mô hình vector tự hồi quy) VECM Mô hình Vector hiệu chỉnh sai số VND Đồng tiền Việt Nam WB Ngân hàng thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới XTĐT Xúc tiến đầu tư XTTM Xúc tiến thương mại
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng 2.1. Các biến xây dựng chỉ số GDVI: Mô tả và nguồn dữ liệu........................ 27 Bảng 2.2. Chỉ số GDVI: Các chỉ số thành phần, ngưỡng tổn thương và trọng số ..... 29 Bảng 3.1. FDI tại Việt Nam phân theo hình thức đầu tư (1988-2017) ...................... 42 Bảng 3.2. FDI vào Việt Nam phân theo đối tác ....................................................... 42 Bảng 3.3. Số dự án và tổng vốn đăng ký (triệu USD) theo đối tác giai đoạn 1988 – 2017 tại Việt Nam. .................................................................................. 43 Bảng 3.4. Địa bàn đầu tư của vốn FDI giai đoạn 1988 - 2017.................................. 44 Bảng 3.5. Dự án và vốn đăng ký FDI còn hiệu lực theo lĩnh vực từ 1988 – 2017 .... 45 Bảng 3.6. Tỷ trọng các chỉ số thành phần trong MII (%) ......................................... 52 Bảng 3.7. Cơ cấu đầu tư của FDI theo lĩnh vực (Đ/v: Vốn: triệu USD) ................... 64 Bảng 4.1. Mô tả các chuỗi số liệu thống kê gốc ....................................................... 73 Bảng 4.2. Kết quả kiểm định ADF trong Unit Root ................................................. 79 Bảng 4.3. Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu mô hình (1) .............................................. 80 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định đồng tích hơp Johansen Test cho hàm (1) .................. 81 Bảng 4.5. Kết quả VECM về mối quan hệ dài hạn giữa FDI và MII ........................ 82 Bảng 4.6. Kết quả mô hình VECM về mối quan hệ ngắn hạn giữa FDI và MII ....... 83 Bảng 4.7. Kiểm định nhân quả Granger mô hình (1) ............................................... 84 Bảng 4.8. Phản ứng của LnMII đối với biến động của LnFDI ................................. 85 Bảng 4.9. Mức độ phân rã phương sai của LnMII và LnFDI ................................... 86 Bảng 4.10. Kết quả xác định độ trễ của các mô hình ................................................. 87 Bảng 4.11. Kết quả kiểm định đồng tích hơp Johansen Test cho mô hình (2), (3), (4) ..... 88 Bảng 4.12. Kết quả VECM về mối quan hệ dài hạn giữa FDI và các chỉ số vĩ mô đơn lẻ .. 89 Bảng 4.13. Kết quả VECM về mối quan hệ ngắn hạn giữa FDI và các chỉ số vĩ mô đơn lẻ ...................................................................................................... 90 Bảng 4.14. Kết quả kiểm định Granger giữa FDI với các chỉ số kinh tế đơn lẻ .......... 92 Bảng 4.15. Phản ứng của các chỉ số kinh tế vĩ mô đối với biến động của FDI. .......... 93 Bảng 4.16. Mức độ phân rã phương sai của các chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ .............. 94
- ix DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Mô hình đánh giá tác động các nhân tố đến kinh tế vĩ mô .......................... 22 Hình 2.2. Tác động của FDI tới GDP ......................................................................... 31 Hình 2.3. Cơ chế tác động của FDI tới Xuất - Nhập khẩu .......................................... 31 Hình 2.4. Tác động của FDI tới cán cân thanh toán .................................................... 32 Hình 2.5. Tác động tích cực của FDI tới thâm hụt ngân sách ..................................... 33 Hình 2.6. Tác động tiêu cực của FDI tới thâm hụt ngân sách ..................................... 34 Hình 2.7. Tác động tích cực của FDI tới lạm phát ...................................................... 35 Hình 2.8. Tác động tiêu cực của FDI tới lạm phát ...................................................... 36 Hình 2.9. Tác động của FDI tới biến động tỷ giá hối đoái .......................................... 36 Hình 3.1. Số dự án FDI được cấp phép giai đoạn 1988 - 2017 ................................... 39 Hình 3.2. FDI đăng ký và thực hiện tại Việt Nam từ 1988 đến 2017 .......................... 39 Hình 3.3. Biến động tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 1988 – 2017 ......................... 46 Hình 3.4. Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP ....................................................... 47 Hình 3.5. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1991 -2017 .................................... 48 Hình 3.6. Lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2017 theo tháng (%) .................. 49 Hình 3.7. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP của Việt Nam 1990 – 2017 (%) ................. 50 Hình 3.8. Tỷ giá hối đoái (VND/USD) giai đoạn 1988 - 2017.................................... 50 Hình 3.9. Diễn biến NEER và REER giai đoạn 1995-2014 ........................................ 51 Hình 3.10. Chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam gia đoạn 1991 - 2017 .............. 52 Hình 3.11. Quan hệ giữa tốc độ tăng GDP và tổng vốn FDI thực hiện ....................... 57 Hình 3.12. Tỷ trọng FDI vào GDP thông qua vốn đầu tư toàn xã hội (%) .................. 58 Hình 3.13. Cán cân thương mại nói chung và của doanh nghiệp FDI nói riêng .......... 59 Hình 3.14. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam phân theo thành phần kinh tế .................. 59 Hình 3.15. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam ....................................................... 60 Hình 3.16. Tỷ trọng đầu tư của FDI theo ngành ......................................................... 60 Hình 3.17. Tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam ............................................. 61 Hình 3.18. Giá trị nhập khẩu của Việt Nam chia theo thành phần kinh tế................... 61 Hình 3.19. Tỷ trọng thị trường nhập khẩu của Việt Nam............................................ 62 Hình 3.20. Quan hệ giữa FDI thực hiện và CPI của Việt Nam ................................... 63 Hình 3.21. Cung tiền (M2) và FDI thực hiện ở Việt Nam .......................................... 63 Hình 3.22. Cán cân thương mại của doanh nghiệp FDI và cân bằng tài khoản vãng lai .... 65 Hình 3.23. FDI thực hiện và Tài khoản vốn ............................................................... 66 Hình 3.24. Cơ cấu đóng góp thu NSNN Việt Nam giai đoạn 2001 – 2017 (%) .......... 67
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa nghiên cứu Nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn khẳng định FDI có cả tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế, nhất là nền kinh tế nước đang phát triển. FDI tác động tích cực tới nước tiếp nhận khi nguồn vốn đầu tư vào sản xuất, thương mại, góp phần tăng năng suất, thúc đẩy xuất – nhập khẩu, chuyển giao kinh nghiệm quản lý, công nghệ tiên tiến, tạo hiệu ứng lan tỏa phát triển thị trường và doanh nghiệp trong nước, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách,... góp phần tạo ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chứng minh, FDI đầu tư vào lĩnh vực có tính đầu cơ cao như bất động sản, chứng khoán... có thể gây ra lạm phát, biến động tỷ giá hối đoái, hiện tượng “đô la hóa”, “bong bóng” thị trường chứng khoán, bất động sản... Việc nhiều dự án FDI giống nhau ở các địa phương, chênh lệch lớn giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện, hiện tượng “chuyển giá”, đăng ký đầu tư cao nhưng không sử dụng vốn bên ngoài mà huy động vốn từ chính nước tiếp nhận đầu tư tại doanh nghiệp FDI gây tác động tiêu cực tới sản xuất trong nước, khả năng sử dụng hiệu quả vốn đầu tư và tài sản nhà nước, sự độc lập của nền kinh tế với bên ngoài và sự bền vững của cơ cấu kinh tế... từ đó có thể dẫn đến tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô tại quốc gia tiếp nhận FDI. Ở Việt Nam, sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc “Đổi mới”, nhất là sau khi Luật đầu tư nước ngoài ra đời (năm 1987) và được bổ sung, sửa đổi nhiều lần, đã thu hút được một lượng lớn FDI cho phát triển kinh tế. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, tính đến ngày 20/12/2017, Việt Nam có 24.748 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 318,72 tỷ USD, vốn thực hiện lũy kế đạt 172,35 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. FDI đã có mặt ở 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút quy mô FDI lớn nhất với 186,1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao nhất 58,4% tổng vốn đầu tư, lĩnh vực kinh doanh bất động sản với quy mô 53,1 tỷ USD (chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư) đứng thứ hai và lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước với 20,8 tỷ USD (chiếm 6,5% tổng vốn đầu tư) đứng thứ ba. Trong số các nhà ĐTNN đến từ 125 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 57,66 tỷ USD (chiếm 18,1% tổng vốn đầu tư) đứng đầu, Nhật Bản đứng thứ hai với 49,46 tỷ USD (chiếm 15,5% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore, Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng Kông. Mặc dù 63 tỉnh, TP của Việt Nam đều có dự án FDI, các dự án này vẫn tập trung chủ yếu ở các tỉnh, TP có cơ sở hạ tầng tốt như: TP. Hồ Chí Minh với 44 tỷ USD vốn FDI (chiếm 13,8% tổng vốn
- 2 đầu tư), tiếp theo là Bình Dương với 30,18 tỷ USD (chiếm 9,5% tổng vốn đầu tư), Đồng Nai với 27,34 tỷ USD (chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư), Hà Nội với 27,28 tỷ USD (chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư). Các nghiên cứu chỉ ra, FDI đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và hội nhập quốc tế chủ động, tích cực, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1991 – 2017, cùng với việc FDI vào Việt Nam ngày một tăng cả số dự án và vốn đăng ký, vốn thực hiện, Việt Nam cũng chứng kiến các thời kỳ biến động kinh tế vĩ mô (giai đoạn 1991 – 1994, 1995 – 1999 và 2008 – 2013), nhất là từ khi khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới năm 2008. Giai đoạn 2008 đến 2013, kinh tế Việt Nam bộc lộ tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô như: lạm phát cao, tỷ giá hối đoái biến động, cán cân thanh toán không ổn định, thâm hụt ngân sách lớn,... Đây là những biến động của nền kinh tế vĩ mô được cho là có nguyên nhân ở hiện tại và từ những năm trước đó. Điều này đặt ra câu hỏi FDI có quan hệ thế nào với biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam?. Việc trả lời câu hỏi trên cũng như đánh giá toàn diện, sâu sắc tác động tính cực cũng như tiêu cực của FDI tới biến động kinh tế vĩ mô giai đoạn 1991 - 2017 trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết vì FDI đang đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong thời gian tới, thu hút FDI vẫn là mục tiêu lớn của Việt Nam, cũng như Việt Nam vẫn sẽ là điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trong khi đó mục tiêu hàng đầu của Việt Nam hiện tại và tiếp theo là ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm tăng trưởng nhanh, bền vững, chất lượng cao và dài hạn. Do đó, nghiên cứu góp phần đưa ra cái nhìn toàn diện về FDI và mối quan hệ giữa FDI với biến động kinh tế vĩ mô Việt Nam, từ đó rút ra nguyên nhân, đề xuất giải pháp thu hút và sử dụng FDI hiệu quả ở các giai đoạn tiếp theo nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam thời gian tới. Thực tế cho thấy đã có nhiều nghiên cứu về tác động tích cực của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội; cũng như có các nghiên cứu đề cập đến tác động tiêu cực của FDI tới kinh tế - xã hội, môi trường theo từng khía cạnh riêng rẽ. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, sâu sắc tác động của FDI tới biến động kinh tế vĩ mô giai đoạn 1991 – 2017 ở Việt Nam trên nhiều mặt, khía cạnh và mối quan hệ. Chính vì thế, đề tài “Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam” được chọn để làm đề tài luận án.
- 3 2. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của luận án 2.1. Đối tượng nghiên cứu Tác động của FDI tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu sau: - Hệ thống hóa lý luận về FDI, biến động kinh tế vĩ mô và tác động của FDI tới biến động kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế. - Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút, sử dụng FDI, tình hình biến động kinh tế vĩ mô và tác động của FDI đến biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam từ 1991 - 2017. - Đề xuất giải pháp thu hút, quản lý và sử dụng hiệu quả FDI, tận dụng tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của FDI tới tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam thời gian tới. 2.3. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi nội dung: Nghiên cứu tình hình thu hút, sử dụng FDI và biến động kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 1991 – 2017 thông qua việc đánh giá cả các chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ (GDP; lạm phát; thâm hụt ngân sách; biến động tỷ giá hối đoái) và chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô tổng hợp (chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô MII do Ismihan và cộng sự (2002) đề xuất). Đánh giá mức độ tác động FDI tới biến động kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 1991 – 2017 thông qua đánh giá tác động của FDI tới các chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ và chỉ số kinh tế vĩ mô tổng hợp (MII). - Về phạm vi không gian và thời gian: Nghiên cứu được thực hiện ở cấp quốc gia của Việt Nam từ năm 1991 đến 2017. Luận án lựa chọn khoảng thời gian này do năm 1988 là năm Việt Nam bắt đầu triển khai Luật đầu tư nước ngoài, tuy nhiên đến năm 1991 vốn FDI đăng ký mới bắt đầu giải ngân, năm 2017 nghiên cứu này có đầy đủ số liệu thống kê. 3. Phương pháp nghiên cứu - Bằng phần mềm Eview 8.0 để ước lượng tác động của FDI tới biến động kinh tế vĩ mô tại Việt Nam thông qua tác động của FDI tới các chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ và tác động đến chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô (MII). (Nội dung các bước tiến hành theo phương pháp này sẽ được trình bày tại chương 4 của luận án).
- 4 - Phương pháp thống kê, mô tả từ các nguồn số liệu chính thức, tin cậy để đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam; tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 1991-2017 thông qua các chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ và chỉ số kinh tế vĩ mô tổng hợp (MII); 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án (1) Về lý luận: - Khái quát hóa lý luận về biến động kinh tế vĩ mô, cách thức đo lường biến động kinh tế vĩ mô, các chỉ số đại diện cho biến động kinh tế vĩ mô. Có nhiều nghiên cứu đề cập đến biến động kinh tế vĩ mô nhưng chưa khái quát tổng thể các chỉ số đại diện cho biến động kinh tế vĩ mô và cách thức đo lường mà mới tập trung vào một hoặc một vài chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ. - Khái quát hóa lý thuyết về tác động của FDI tới biến động kinh tế vĩ mô. Có nhiều nghiên cứu về hai vấn đề riêng lẻ: FDI và một số chỉ số thể hiện biến động kinh tế vĩ mô, hoặc một vài nghiên cứu mới chỉ khái quát hóa lý thuyết về tác động của FDI tới một vài chỉ số kinh tế vĩ mô riêng lẻ. Đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá tổng quát lý thuyết tác động của FDI tới tổng thể các chỉ số kinh tế vĩ mô được coi là thể hiện cho biến động kinh tế vĩ mô. (2) Về thực tiễn - Luận án đánh giá, phân tích tương đối toàn diện thực trạng thu hút, sử dụng FDI; tình hình biến động kinh tế vĩ mô và tác động của FDI đến biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam giai đoạn 1991 - 2017. Sử dụng các công thức để tính toán chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô (MII) của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2017. Đồng thời sử dụng mô hình định lượng để chỉ ra những biến số thể hiện hoặc đo lường mức độ biến động kinh tế vĩ mô của Việt Nam; chỉ ra những nhân tố tác động đến biến động kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2017. - Thông qua mô hình định lượng, luận án đưa ra kết quả đánh giá tác động của FDI tới biến động kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2017. - Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá, luận án đề xuất giải pháp thu hút, quản lý và sử dụng hiệu quả FDI, tận dụng tác động tích cực của FDI, hạn chế tác động tiêu cực, nhằm hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế Việt Nam ở giai đoạn tiếp theo. (3) Những đóng góp mới của đề tài
- 5 - Trong bối cảnh có nhiều nghiên cứu cho thấy biến động của các chỉ số kinh tế đơn lẻ đến thu hút và sử dụng FDI, nhưng rất hạn chế các đề tài nghiên cứu chiều ngược lại là tác động của FDI tới các chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ như luận án này đối với Việt Nam. - Hầu như chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động của FDI tới biến động kinh tế vĩ mô toàn diện trên cả chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ và chỉ số kinh tế vĩ mô tổng hợp (chỉ số bất ổn kinh tế - MII) của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2017 với số liệu theo quý từ quý 4/1991 đến quý 4/2017 như luận án này thực hiện. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của luận án đã góp phần bổ sung lý thuyết về tác động của FDI tới biến động kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2017. 5. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tóm tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục Luận án được chia làm 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến biến động kinh tế vĩ mô Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến biến động kinh tế vĩ mô Chương 3: Thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam giai đoạn 1991 - 2017 Chương 4: Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới biến động kinh tế vĩ mô tại Việt Nam Chương 5: Định hướng và gợi ý một số chính sách thu hút và sử dụng FDI cho ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
- 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN BIẾN ĐỘNG KINH TẾ VĨ MÔ 1.1. Chỉ số kinh tế thể hiện biến động kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế Các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, biến động kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế được các nhà nghiên cứu thể hiện thông qua một chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ hoặc quan sát đồng thời nhóm một số chỉ số vĩ mô đơn lẻ hoặc thông qua một chỉ số được định lượng là tập hợp của một số chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ. 1.1.1. Chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ Đối với thể hiện tình hình kinh tế vĩ mô thông qua một chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ, các nhà nghiên cứu thường sử dụng các chỉ số như: (1) Chỉ số tăng trưởng kinh tế: Chỉ số thường được sử dụng để thể hiện tăng trưởng kinh tế là: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Ramey & Ramey (1995) và Acemoglu và cộng sự (2003) nghiên cứu biến động kinh tế vĩ mô bằng cách sử dụng độ lệch chuẩn của tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Case & Fair (2006) coi GDP là chỉ số kinh tế để thể hiện môi trường kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế, nó ảnh hưởng đến ra quyết định của những nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và thậm chí cả người tiêu dùng. Van den Bergh (2008) cho rằng chỉ số GDP là mục tiêu của một quốc gia, Chính phủ, là “thước đo” về sự thành công của các chính trị gia, do đó GDP thường được đề cập đầu tiên để thể hiện tình hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế. Van der Ploeg và Poelhekke (2009), Di Giovanni và Levchenko (2010) đo lường biến động kinh tế vĩ mô bằng cách sử dụng độ lệch chuẩn của GDP bình quân đầu người và xuất khẩu. (2) Chỉ số lạm phát. Các nhà nghiên cứu như Fischer (1991), Ramey và Ramey (1994), Drugeon và Wignolle (1996), Azam (1997, 1999), Yiheyis (2000), Caballero (2007), Iqbal và Nawaz (2010) và Shahbaz (2013) sử dụng lạm phát như một đại diện cho tình hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế. Olaniyan (2000) cũng chỉ ra tình trạng lạm phát và biến động lạm phát là tín hiệu quan trọng đánh giá tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô ở Nigeria và có tác động tiêu cực đến hoạt động thu hút đầu tư. Azam (2001) cho rằng lạm phát ảnh hưởng đến giá cả tương đối trong nền kinh tế, dẫn đến các tín hiệu thị trường không rõ ràng, là kết quả của bất ổn kinh tế vĩ mô. Beaudry và cộng sự (2001), Somoye và Ilo (2009), Frimpong và Marbuah (2010), cho thấy lạm phát cao có
- 7 tác động lớn đến tích tụ vốn trong nền kinh tế. Theo đó, tích lũy vốn được chuyển sang danh mục đầu tư khác khi tỷ suất lợi nhuận thực tế của đồng tiền giảm. (3) Chỉ số thâm hụt ngân sách: Fischer (1993) coi thâm hụt ngân sách thể hiện tình hình kinh tế vĩ mô, theo đó khẳng định thâm hụt ngân sách là một dấu hiệu cho thấy Chính phủ không thể sử dụng các công cụ để can thiệp vào nền kinh tế, do đó bị mất quyền kiểm soát, dẫn đến tình trạng bất ổn vĩ mô. (4) Chỉ số tỷ giá hối đoái. Campa và Goldberg (1995), Azid và cộng sự (2005) lựa chọn tỷ giá hối đoái để xem xét tình hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế, theo đó sự biến động tỷ giá hối đoái làm cho các quyết định đầu tư không chắc chắn, vì vậy các nhà đầu tư có xu hướng chờ có đủ thông tin để quyết định đầu tư, ảnh hưởng đến TTKT. Obstfeld và Rogoff (1998) khẳng định tỷ giá biến động đã làm tăng chi phí và thâm hụt thương mại, ảnh hưởng đến TTKT. Do đó, biến động tỷ giá cũng được coi là đại diện cho tình hình biến động kinh tế vĩ mô. Bên cạnh việc chỉ chọn một biến số vĩ mô đơn lẻ đại diện cho tình hình kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế, một số nghiên cứu đã sử dụng việc xem xét cùng lúc các chỉ số vĩ mô đơn lẻ. Fissher (1993), Bleaney (1996) và Ismihan, Metin-Ozcan & Aysit (2002) trong nghiên cứu của mình xem xét cùng lúc các chỉ số như: tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GNP và tỷ lệ nợ nước ngoài/GNP để đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế, theo đó khẳng định tình trạng tăng lên của một trong các chỉ số trên thể hiện một nền kinh tế có tình hình kém ổn định kinh tế vĩ mô. Trong khi đó, Sameti và cộng sự (2012) chọn việc quan sát tập hợp các biến số như: GDP, lạm phát, thâm hụt cán cân vãng lai, dự trữ ngoại hối và thâm hụt ngân sách để xác định mức độ biến động kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, Hausman & Gavin (1996), sử dụng các chỉ số như: GDP, đầu tư và năng suất lao động để xem xét mức độ biến động kinh tế của nền kinh tế. Theo đó tác giả kết luận, nếu nền kinh tế đảm bảo các yếu tố như: tăng trưởng cao, lạm phát thấp thì coi nền kinh tế đó là ổn định kinh tế vĩ mô. Như vậy, các chỉ số kinh tế vĩ mô như: GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái, thâm hụt ngân sách và dự trữ ngoại hối thường được các nhà nghiên cứu sử dụng để phản ánh tình hình biến động kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế trong khoảng thời gian nhất định. 1.1.2. Chỉ số kinh tế vĩ mô tổng hợp Một số nhà nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng một chỉ số được định lượng từ sự tổng hợp nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ theo các công thức nhất định, coi đây là đại diện phản ánh biến động kinh tế vĩ mô của nền kinh tế trong một thời kỳ. IMF (2001) đưa ra chỉ số tổn thương tổng thể (VI) để phản ánh biến động kinh tế vĩ mô của
- 8 một nền kinh tế. Chỉ số này được tính dựa trên bình quân gia quyền của một tập hợp các chỉ số gồm: Chỉ số khu vực đối ngoại (tỷ trọng dự trữ so với nợ ngắn hạn, thâm hụt cán cân vãng lai; cán cân vãng lai/GDP, nợ nước ngoài/GDP, nợ nước ngoài/xuất khẩu; mức độ sai lệch tỷ giá REER); chỉ số khu vực công; chỉ số khu vực tài chính; chỉ số khu vực doanh nghiệp. Ismihan (2002) xây dựng chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô (MII), sử dụng bốn chỉ số là tỷ lệ lạm phát, nợ nước ngoài/GNP, thâm hụt ngân sách/GNP, tỷ giá hối đoái, kết quả của chỉ số này dao động từ 0-1 để thể hiện biến động kinh tế vĩ mô, nếu kết quả tiến dần về 1 là bất ổn kinh tế lớn, tiến dần về 0 là ổn định kinh tế. Tương tự, Jaramillo và Sancak (2007) cũng thiết lập chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô với các biến số tổng hợp như biến động của lạm phát, tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ so với tiền cơ sở và thâm hụt ngân sách đối với GDP. Thêm vào đó, Ali (2015) sử dụng chỉ số tổng hợp gồm: lạm phát, thất nghiệp, thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại để thể hiện tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô ở Pakistan. Ngoài ra, IMF (2015) đưa ra phương pháp chỉ số tổn thương giảm tăng trưởng (GDVI) nhằm định lượng nguy cơ rủi ro và đánh giá tác động lên các biến số vĩ mô, nhất là nguy cơ các cú sốc bên ngoài tác động đến suy giảm tăng trưởng kinh tế. 1.2. Tác động của FDI tới biến động kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế Dựa trên kết quả tổng quan nghiên cứu về các chỉ số đại diện cho tình hình kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế, luận án xem xét các nghiên cứu tác động của FDI tới biến động của các chỉ số đại diện này để thể hiện tác động của FDI tới biến động kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế. Trong đó, đối với GDP, hiện có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh rằng FDI có tác động tích cực đến GDP; đối với các chỉ số như lạm phát, thâm hụt ngân sách, dự trữ ngoại hối và tỷ giá hối đoái, hiện cũng có một số nghiên cứu trên thế giới về tác động của dòng vốn đầu tư nước ngoài (trong đó có FDI), nhưng khá hạn chế các nghiên cứu tách riêng để chỉ rõ FDI có tác động đến các chỉ số kinh tế này. 1.2.1. Tác động của FDI tới biến động của GDP Có nhiều nghiên cứu nước ngoài và tại Việt Nam cho thấy FDI có tác động tới GDP. Do xuất khẩu, nhập khẩu và lao động cũng là các nhân tố tác động đến GDP nên thường các nghiên cứu tác động của FDI tới biến động của GDP kết hợp đánh giá tác động của FDI đến biến động của xuất khẩu, nhập khẩu và việc làm. Lucas (1988, 1990), Romer (1986, 1987) và Mankiw (1992) xem xét nguồn nhân lực và vốn đầu tư (bao gồm cả FDI) là những yếu tố tạo ra tăng trưởng kinh tế. Blostrom và Kokko (1998) cho thấy các tập đoàn đa quốc gia đã đưa công nghệ hiện
- 9 đại và vốn (FDI) vào nước nhận đầu tư, đồng thời đào tạo kỹ năng quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển cho công nhân ở nước sở tại, cho phép họ cạnh tranh thành công với các công ty đa quốc gia khác và các doanh nghiệp địa phương. Dựa trên lý thuyết về sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, các nhà kinh tế bao gồm Chen (1979), Ahikpor (1990), Hill và John (1991) và Todaro (1994), Liu, Burridge và Sinclair (2002), Wasantha Athukorala (2003), Jallab (2008), chứng minh FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển như: (1) FDI cung cấp cho các nước tiếp nhận đầu tư thêm vốn, công nghệ và thiết bị tiên tiến hoặc hỗ trợ tài chính để nhập khẩu hàng hoá mà họ không thể sản xuất được. (2) FDI có thể tăng năng suất lao động của các nước tiếp nhận vốn thông qua chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị và các sản phẩm trung gian khác cho các nhà sản xuất trong nước và đào tạo lao động địa phương, các kỹ sư và các nhà quản lý ở các nước tiếp nhận đầu tư. Bên cạnh đó, sản phẩm của các công ty nước ngoài bù đắp cho sản phẩm nhập khẩu, qua đó giảm thâm hụt thương mại. (3) Doanh nghiệp FDI đóng góp đáng kể vào ngân sách của các nước tiếp nhận; tạo việc làm và tăng thu nhập trực tiếp hoặc gián tiếp cho người lao động địa phương; thúc đẩy nhu cầu đối với sản phẩm trong nước; tiêu thụ nguyên vật liệu của các doanh nghiệp trong nước và thúc đẩy xuất khẩu của các nước tiếp nhận đầu tư, đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp cho TTKT của những nước này. Bên cạnh các nghiên cứu lý thuyết, có một số nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FDI đối với TTKT (lấy GDP đại diện cho TTKT) ở cả cấp vi mô và vĩ mô như: Borensztein và các cộng sự (1998) phát triển các mô hình tăng trưởng nội sinh để đo lường tác động đầy đủ của FDI đối với công nghệ trong tăng trưởng kinh tế ở 69 nước đang phát triển thông qua hai giai đoạn 1970-1979 và 1980-1989, kết quả cho thấy có tác động tích cực của FDI vào GDP. Ngoài ra, bằng cách sử dụng dữ liệu của 18 quốc gia Mỹ Latin trong giai đoạn 1970-1999, Bengoa và Sancher-Robles (2003) chỉ ra tác động của FDI đối với GDP của nước nhận đầu tư là > 0 khi các nước này có nguồn nhân lực chất lượng cao, kinh tế ổn định và tự do hóa thị trường. Tương tự, bằng cách sử dụng một mẫu của 84 quốc gia, Wang và Wong (2004) cho thấy FDI thúc đẩy TTKT khi chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện. Bằng cách sử dụng dữ liệu tại 12 quốc gia châu Á từ năm 1987 đến năm 1997, Wang (2003) cho thấy FDI trong lĩnh vực sản xuất có ảnh hưởng tích cực đến GDP của các nước tiếp nhận đầu tư. Alfaro và cộng sự (2002), sử dụng dữ liệu từ các nước trong giai đoạn 1975-1995, Hermes và Lensink (2003) sử dụng một mẫu gồm 67 quốc gia với giai đoạn 1970- 1995 và Aghion và đồng sự (2006) sử dụng một mẫu gồm 118 quốc gia từ 1960-2000 cho thấy FDI đóng vai trò quan trọng trong TTKT. Tuy nhiên, các quốc gia cụ thể có
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế chính trị: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam
36 p | 483 | 175
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
226 p | 512 | 117
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chất lượng dịch vụ tài chính – ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
258 p | 276 | 69
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cấu trúc vốn và vốn luân chuyển tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
29 p | 262 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình
220 p | 127 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế phát triển: Phát triển cây dược liệu tại tỉnh Lào Cai theo hướng bền vững
0 p | 117 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
208 p | 163 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk
260 p | 95 | 17
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế học: Nghiên cứu thống kê tác động các nhân tố đến sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ - Trường hợp tỉnh Bắc Ninh
158 p | 77 | 14
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chất lượng dịch vụ tài chính – ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
34 p | 117 | 11
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế Quốc tế: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi sử dụng thẻ ngân hàng quốc tế tại Việt Nam
164 p | 61 | 11
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế quốc tế: Chính sách công nghiệp ở một số nước thành viên Liên minh Châu Âu trong những thập niên đầu thế kỷ XXI
167 p | 71 | 9
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế phát triển: Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững
0 p | 112 | 9
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế Nông nghiệp: Nghiên cứu các mối liên kết và tiêu thụ theo chứng nhận chất lượng ngành hàng cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long
193 p | 39 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của sự công bằng tổ chức đến sự thực hiện công việc của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
52 p | 27 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn