intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu các giải pháp tích hợp hệ thống vận tải hành khách công cộng đô thị ở Việt Nam - Ứng dụng cho thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:194

20
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án "Nghiên cứu các giải pháp tích hợp hệ thống vận tải hành khách công cộng đô thị ở Việt Nam - Ứng dụng cho thành phố Hà Nội" là nghiên cứu các giải pháp tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị ở Việt Nam và ứng dụng tại thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu các giải pháp tích hợp hệ thống vận tải hành khách công cộng đô thị ở Việt Nam - Ứng dụng cho thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ THANH TÙNG Tên đề tài : NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM – ỨNG DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI – 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ THANH TÙNG Tên đề tài : NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM – ỨNG DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI NGÀNH: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI MÃ SỐ: 9.84.01.03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN THANH CHƯƠNG 2. GS.TS. TỪ SỸ SÙA HÀ NỘI - 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Nghiên cứu sinh xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, GS.TS Từ Sỹ Sùa - Trường Đại học giao thông vận tải. Luận án đã sử dụng các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, được công bố theo đúng quy định trong quá trình nghiên cứu. Hà Nội, ngày….. tháng….. năm 2022 Tác giả NCS. Hà Thanh Tùng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Nguyễn Thanh Chương và GS.TS Từ Sỹ Sùa. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy hướng dẫn đã chỉ dẫn tận tình và đã đóng góp các ý kiến quý báu để giúp tôi thực hiện luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Giao Thông Vận tải, lãnh đạo khoa Vận tải - Kinh tế, Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Vận tải đường bộ và thành phố; Bộ môn Kinh tế vận tải và Du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập nghiên cứu. Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới toàn thể gia đình và những người thân đã luôn bên cạnh động viên, cổ vũ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, để nghiên cứu sinh có thể hoàn thành tốt luận án này. Một lần nữa nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn! NCS. Hà Thanh Tùng
  5. iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................... iii GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................ix DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ x MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu của luận án........................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 2 4. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài ................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 4 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở ngoài nước ................................................... 4 1.1.1. Các nghiên cứu về hệ thống và phát triển hệ thống VTHKCC đô thị ............ 4 1.1.2. Các nghiên cứu về tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị .................................. 5 1.1.3. Tổng kết nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến nội dung luận án ........... 14 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong nước .................................................. 15 1.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển hệ thống VTHKCC trong đô thị .. 15 1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị .............. 18 1.2.3. Tổng kết những nghiên cứu trong nước có liên quan đến nội dung luận án 20 1.3. Khoảng trống nghiên cứu của luận án........................................................................ 20 1.4. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu của đề tài......................................................... 22 1.4.1. Phương pháp tiếp cận ..................................................................................... 22 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 23 1.4.3. Khung nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 24 1.5. Kết cấu của luận án ..................................................................................................... 24 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TÍCH HỢP HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ .................... 25 2.1. Tổng quan về đô thị và giao thông vận tải đô thị....................................................... 25
  6. iv 2.1.1. Tổng quan về đô thị ........................................................................................ 25 2.1.2. Hệ thống giao thông vận tải đô thị ................................................................. 26 2.1.3. Hệ thống vận tải hành khách công cộng đô thị.............................................. 29 2.1.4. Các phương thức vận tải hành khách công cộng đô thị................................. 31 2.1.5. Đặc điểm của VTHKCC đô thị ...................................................................... 36 2.1.6. Vai trò của VTHKCC đô thị. ......................................................................... 38 2.2. Tổng quan tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị ......................................................... 39 2.2.1. Khái niệm tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị............................................. 39 2.2.2. Cấu trúc tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị ................................................. 43 2.2.3. Phân loại tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị................................................ 44 2.2.4. Nội dung tích hợp các phương thức VTHKCC đô thị .................................. 46 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới chuyến đi kết hợp nhiều phương thức của hành khách .................................................................................................................................. 56 2.3. Quá trình và bài học kinh nghiệm tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị .................... 59 2.3.1. Quá trình tích hợp hệ thống VTHKCC một số đô thị trên thế giới .............. 59 2.3.2. Kinh nghiệm tích hợp hệ thống VTHKCC một số đô thị trên thế giới ........ 62 2.3.3. Bài học kinh nghiệm tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị ở Việt Nam ........ 67 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ TÍCH HỢP HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................................................... 70 3.1. Hiện trạng vận tải hành khách công cộng tại các đô thị Việt Nam ........................... 70 3.1.1. Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt một số đô thị ......................................... 70 3.1.2. Phát triển đường sắt đô thị .............................................................................. 73 3.2. Hiện trạng vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội.................................... 73 3.2.1. Mạng lưới tuyến VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội ..................................... 73 3.2.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt Hà Nội ............. 75 3.2.3. Hiện trạng đoàn phương tiện xe buýt tại Hà Nội........................................... 77 3.2.4. Hiện trạng hệ thống vé VTHKCC bằng xe buýt Hà Nội .............................. 78 3.2.5. Hiện trạng hệ thống thông tin hành khách ..................................................... 79 3.2.6. Hiện trạng chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt 81 3.2.7. Công tác quản lý nhà nước về VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội.............. 83
  7. v 3.2.8. Hiện trạng phát triển tuyến BRT và ĐSĐT tại Hà Nội ................................. 84 3.3. Hiện trạng tích hợp hệ thống VTHKCC tại Hà Nội .................................................. 87 3.3.1. Hiện trạng tích hợp mạng lưới tuyến ............................................................. 87 3.3.2. Hiện trạng tích hợp cơ sở hạ tầng phục vụ .................................................... 90 3.3.3. Hiện trạng tích hợp vé hệ thống VTHKCC ................................................... 93 3.3.4. Hiện trạng tích hợp hệ thống thông tin VTHKCC ........................................ 96 3.3.5. Hiện trạng tích hợp tổ chức quản lý VTHKCC ............................................. 96 3.4. Đánh giá tích hợp hệ thống VTHKCC tại Hà Nội .................................................... 98 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM – ỨNG DỤNG ĐỐI VỚI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................................................... 100 4.1. Định hướng phát triển VTHKCC đô thị ở Việt Nam và tại Thành phố Hà Nội .... 100 4.1.1. Định hướng phát triển giao thông vận tải đô thị Việt Nam ......................... 100 4.1.2. Định hướng phát triển vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội ............... 100 4.2. Quan điểm tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị Việt Nam...................................... 102 4.2.1. Chức năng và vai trò phương thức trong hệ thống VTHKCC đô thị Việt Nam .................................................................................................................................. 102 4.2.2. Nguyên tắc chung tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị Việt Nam:............. 104 4.2.3. Yêu cầu tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị Việt Nam .............................. 105 4.2.4. Cấp độ tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị Việt Nam ................................ 106 4.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển tuyến VTHKCC bằng xe buýt tại thành phố Hà Nội ....................................................................................................................... 107 4.3.1. Dữ liệu, phương pháp khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển tuyến VTHKCC bằng xe buýt tại thành phố Hà Nội................................................................ 107 4.3.2. Xây dựng bảng hỏi và thang đo mức độ ảnh hưởng chuyển tuyến xe buýt tại Hà Nội .............................................................................................................................. 109 4.3.3. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu khảo sát chuyến đi chuyển tuyến của hành khách sử dụng xe buýt tại Hà Nội ................................................................................... 110 4.3.4. Phân tích tương quan yếu tố ảnh hưởng chuyển tuyến trong chuyến đi xe buýt tại Hà Nội ................................................................................................................. 113
  8. vi 4.4. Giải pháp tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị ở Việt Nam và áp dụng tại thành phố Hà Nội .............................................................................................................................. 117 4.4.1. Giải pháp tích hợp mạng lưới tuyến VTHKCC .......................................... 117 4.4.2. Giải pháp tích hợp điểm trung chuyển ......................................................... 123 4.4.3. Giải pháp tích hợp hệ thống vé VTHKCC đô thị ........................................ 133 4.4.4. Giải pháp tích hợp dịch vụ hệ thống VTHKCC đô thị................................ 139 4.4.5. Giải pháp tích hợp tổ chức quản lý hệ thống VTHKCC đô thị................... 142 4.4.6. Các giải pháp khác........................................................................................ 148 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................ 153 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 155 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 162
  9. vii GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt Chữ viết tắt Nguyên nghĩa CLDV Chất lượng dịch vụ CNVC Công nhân viên chức CSHT Cơ sở hạ tầng DN Doanh nghiệp ĐSĐT Đường sắt đô thị GTĐT Giao thông đô thị GTVT Giao thông vận tải HK Hành khách KHCN Khoa học công nghệ KT-XH Kinh tế xã hội PTCN Phương tiện cá nhân PTVT Phương tiện vận tải PTVTHK Phương tiện vận tải hành khách PTVTHKCC Phương tiện vận tải hành khách công cộng QLDA Quản lý dự án QL Quản lý TP Thành phố TƯ Trung ương TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân UBTP Ủy ban thành phố VTHK Vận tải hành khách VTHKCC Vận tải hành khách công cộng
  10. viii Tiếng Anh Viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng việt ADB Asian Develoment Bank Ngân hàng Phát triển châu á BRT Bus Rapid Transit Xe buýt Nhanh khối lớn GPS Global Positioning Hệ thống định vị toàn cầu Japan International Cooperation JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản Agency O-D Origin - Destination Xuất phát – Điểm đến Điểm dừng cho hành khách P&R Park and Ride chuyển tiếp phương tiện và đỗ xe Phát triển định hướng giao thông TOD Transit Oriented Development công cộng WB World Bank Ngân hàng thế giới
  11. ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Quy mô thành phố và phương tiện giao thông chính............................... 36 Bảng 2.2. Vai trò của điểm trung chuyển ................................................................. 47 Bảng 2.3. Chức năng nhiệm vụ các bên trong hệ thống vé tích hợp ........................ 53 Bảng 2.4. Các giai đoạn tích hợp VTHKCC ở Đức ................................................. 60 Bảng 3.1. Hiện trạng VTHKCC xe buýt một số đô thị ............................................ 70 Bảng 3.2. Mạng lưới tuyến xe buýt tại Hà Nội ........................................................ 73 Bảng 3.3. Các loại vé xe buýt có trợ giá tại Hà Nội ................................................. 78 Bảng 3.4. Các mức giá xe buýt Hà Nội theo thời gian ............................................. 79 Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu khai thác tuyến buýt nhanh BRT 01 ............................... 85 Bảng 3.6. Các chỉ tiêu thiết kế kỹ thuật tuyến ĐSĐT số 2A .................................... 86 Bảng 3.7. Hiện trạng các tuyến buýt đi qua các nhà ga của tuyến ĐSĐT số 2A ..... 89 Bảng 4.1. Câu hỏi quan điểm mức độ ảnh hưởng tới chuyển tuyến của hành khách sử dụng xe buýt tại Hà Nội ..................................................................................... 110 Bảng 4.2. Bảng ý nghĩa câu trả lời của thang đo Likert – 5 bậc ............................ 110 Bảng 4.3. Kết quả khảo sát quan điểm chuyển tuyến của hành khách .................. 112 Bảng 4.4. Dự báo các hành khách lên xuống ở mỗi ga ĐSĐT 2A........................ 122 Bảng 4.5. Đề xuất bố trí điểm dừng xe buýt trên tuyến ĐSĐT 2A ....................... 132 Bảng 4.6. Các loại tính giá vé trung chuyển các phương thức .............................. 137 Bảng 4.7. Đề xuất các loại vé trung chuyển VTHKCC tại Hà Nội....................... 138 Bảng 4.8. Các chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý VTHKCC ................ 143 Bảng 4.9. Đánh giá lựa chọn mô hình quản lý ....................................................... 146
  12. x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Cấu trúc hệ thống GTVT đô thị................................................................ 27 Hình 2.2. Hệ thống vận tải hành khách công cộng đô thị ........................................ 30 Hình 2.3. Các phương thức vận tải hành khách trong đô thị ................................... 31 Hình 2.4. Tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị ......................................................... 41 Hình 2.5. Cấu trúc tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị............................................ 44 Hình 2.6. Phân loại tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị .......................................... 45 Hình 2.7. Tác động đồng bộ hóa thời gian tới chuyến đi chuyển tiếp ..................... 50 Hình 2.8. Cấu trúc phân tầng hệ thống thẻ vé tích hợp ............................................ 52 Hình 2.9. Sơ đồ chuyến đi sử dụng 2 phương thức VTHKCC ................................ 57 Hình 2.10. Các yếu tố ảnh hưởng chuyến đi tích hợp phương thức VTHKCC ....... 59 Hình 3.1. Đánh giá chung về CLDV xe buýt Hà Nội .............................................. 81 Hình 3.2: Đánh giá chung của hành khách về CLDV xe buýt Hà Nội .................... 82 Hình 3.3. Mô hình quản lý VTHKCC bằng xe buýt Hà Nội.................................... 84 Hình 3.4. Chất lượng kết nối nhà chờ tuyến BRT 01 ............................................... 92 Hình 3.5. Mẫu vé tháng điện tử buýt nhanh BRT .................................................... 93 Hình 3.6. Mẫu vé lượt, vé ra vào cổng tuyến BRT .................................................. 94 Hình 3.7. Sơ đồ quản lý khai thác vận hành ĐSĐT ở Hà Nội ................................. 97 Hình 4.1. Phân loại tuyến VTHKCC và tính kết nối theo năng lực vận chuyển ... 103 Hình 4.2. Cấp độ tích hợp hệ thống VTHKCC và phương thức ưu tiên trong thành phố Việt Nam ......................................................................................................... 107 Hình 4.3. Kết quả phân tích EFA yếu tố ảnh hưởng tới chuyến tuyến buýt .......... 114 Hình 4.4. Các hệ số của phương trình hồi quy tuyến tính yếu tố ảnh hưởng tới chuyển tuyến buýt tại Hà Nội ................................................................................. 115 Hình 4.5. Các bước tích hợp mạng lưới buýt khi có tuyến đường sắt đô thị ......... 119 Hình 4.6. Xác định các công trình cần thiết của ga trung chuyển .......................... 128 Hình 4.7. Các bước xác định chức năng và diện tích ga trung chuyển .................. 130 Hình 4.8. Quá trình xây dựng chính sách vé tích hợp ............................................ 136 Hình 4.9. Sơ đồ tối ưu thời gian khai thác tuyến buýt và tuyến ĐSĐT ................. 142
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng tại các đô thị ở Việt Nam, đặc biệt là các thành phố trung tâm về chính trị, kinh tế xã hội của cả vùng hoặc của cả nước. Thành phố là nơi tập trung đông dân cư, tuy nhiên vấn đề giao thông đô thị đang trở thành một trở ngại lớn cho sự phát triển của các thành phố. Theo dự báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, dân số trong giai đoạn tới đòi hỏi các thành phố Việt Nam phải có kế hoạch phát triển hệ thống VTHKCC đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho sự phát triển của hệ thống giao thông thành phố nói chung và hệ thống VTHKCC nói riêng. Trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay hầu hết các thành phố ở Việt Nam đã phát triển VTHKCC bằng xe buýt và đã có những thành công nhất định. Tuy nhiên nhu cầu đi lại ngày càng tăng, phát triển kinh tế xã hội và công nghệ đòi hỏi phải phát triển thêm các phương thức VTHKCC có sức chứa lớn. Trong những năm gần đây, với điều kiện hiện tại các đô thị ở Việt Nam hệ thống VTHKCC phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách chủ yếu là bằng xe buýt. Đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay VTHKCC bằng xe buýt mới đáp ứng khoảng 10-15%, nhu cầu đi lại, đến năm 2020 và định hướng 2030 và các giai đoạn tiếp theo VTHKCC đáp ứng khoảng 20%, 25% và 30% nhu cầu đi lại nhất thiết phải có các phương thức vận tải khối lượng lớn trong thành phố. Tại Hà Nội, ngoài mạng lưới tuyến xe buýt thông thường, thành phố đã có tuyến BRT-01 hoạt động từ 2017, tuy nhiên tuyến chưa phát huy được hiệu quả theo thiết kế trong điều kiện khai thác trên đường dành riêng, và kết nối với các tuyến buýt thông thường. Từ ngày 6/11/2021 tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh-Hà Đông) chính thức vận hành và khai thác thương mại. Theo kế hoạch đến năm 2030 và các năm tiếp theo thì Hà Nội sẽ có 8 tuyến BRT, 5 tuyến ĐSĐT và 1 tuyến Monorail. Đối với thành phố Hồ Chí Minh hiện tại cũng đã nghiên cứu đầu tư tuyến buýt BRT, và thực hiện các dự án đường sắt đô thị (dự kiến đến năm 2022 sẽ khai thác tuyến Metro 01: Bến Thành – Suối Tiên). Như vậy, các đô thị lớn ở Việt Nam sẽ có loại hình VTHKCC: xe buýt, buýt BRT, các tuyến Đường sắt đô thị.
  14. 2 Do đó để đáp ứng mục tiêu phát triển nhanh, bền vững và phát huy năng lực vận chuyển và thế mạnh của từng phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn mạng lưới VTHKCC trong thành phố, cần phải có giải pháp tích hợp hệ thống VTHKCC, chuyến đi của hành khách trên mạng lưới được thuận tiện, thông suốt. Trong khi đó hiện nay các đô thị đặc biệt như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chưa có một cơ quan quản lý thống nhất khai thác và quản lý hệ thống VTHKCC và chưa có giải pháp tích hợp đồng bộ giữa các phương thức như: kết nối các tuyến VTHKCC xe buýt với BRT, ĐSĐT; phối hợp đáp ứng về năng lực vận chuyển, tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ, hệ thống vé, và cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin... Tóm lại, thực tiễn hoạt động và tương lai phát triển VTHKCC đang đòi hỏi phải có một nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về giải pháp tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị ở Việt Nam phù hợp trong giai đoạn tới. Mặt khác đến nay, chưa có một luận án nào nghiên cứu chi tiết trên góc độ khoa học về vấn đề tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị ở Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Do vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu các giải pháp tích hợp hệ thống vận tải hành khách công cộng đô thị ở Việt Nam - Ứng dụng tại thành phố Hà Nội ” 2. Mục đích nghiên cứu của luận án Nghiên cứu các giải pháp tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị ở Việt Nam và ứng dụng tại thành phố Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các phương thức VTHKCC và các giải pháp tích hợp hệ thống VTHKCC trong đô thị, cụ thể ứng dụng các giải pháp tích hợp hệ thống VTHKCC tại thành phố Hà Nội. • Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về lĩnh vực nghiên cứu: Nghiên cứu các cơ sở lý luận về VTHKCC trong đô thị, đánh giá hiện trạng VTHKCC các thành phố lớn ở Việt Nam, tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp tích hợp hệ thống VTHKCC tại thành phố Hà Nội.
  15. 3 - Phạm vi về không gian: Phạm vi nghiên cứu về không gian: các thành phố lớn ở Việt Nam đã phát triển các phương thức VTHKCC, tập trung hệ thống VTHKCC tại Hà Nội. - Phạm vi về thời gian: Các số liệu thống kê được thu thập trong giai đoạn 2015 -2020, các số liệu quy hoạch và kế hoạch đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. 4. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài • Ý nghĩa khoa học: - Luận án đã hệ thống hóa và làm phong phú hơn cơ sở lý luận về VTHKCC và các phương thức VTHKCC đô thị. - Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị. - Xây dựng các nguyên tắc, nội dung tích hợp các phương thức VTHKCC đô thị ở Việt Nam và áp dụng đối với thành phố Hà Nội. - Nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới kết nối trung chuyển giữa các tuyến VTHKCC trên quan điểm của hành khách sử dụng, áp dụng điều tra khảo sát và phân tích yếu tố ảnh hưởng giữa các tuyến buýt tại thành phố Hà Nội. - Nghiên cứu bài toán tối ưu thời gian khai thác giữa mạng lưới tuyến VTHKCC bằng xe buýt và đường sắt đô thị. - Nghiên cứu các giải pháp tích hợp hệ thống VTHKCC và áp dụng tại thành phố Hà Nội • Ý nghĩa thực tiễn: - Nghiên cứu kinh nghiệm tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị của một số thành phố điển hình trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các đô thị Việt Nam. - Phân tích đánh giá thực trạng về các nội dung tích hợp hệ thống VTHKCC của thành phố Hà Nội. - Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới chuyến đi của hành khách khi sử dụng nhiều phương thức VTHKCC, áp dụng đối với chuyến đi chuyển tuyến buýt tại thành phố Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị, áp dụng tại thành phố Hà Nội.
  16. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở ngoài nước Nghiên cứu về VTHKCC và các phương thức VTHKCC trên thế giới đã hình thành và phát triển cùng với sự ra đời của các phương thức VTHKCC trong các đô thị. Việc phát triển và tích hợp các phương thức VTHKCC của các đô thị trên thế giới là tất yếu và đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đa dạng và phong phú. Các công trình nghiên cứu chủ yếu gồm 2 nhóm chính: - Nghiên cứu về hệ thống và phát triển hệ thống VTHKCC đô thị; - Nghiên cứu về tích hợp và các giải pháp tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị. 1.1.1. Các nghiên cứu về hệ thống và phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng đô thị - Tác giả Vukan R.Vuchic (1999) - “Transportation for Livable Cities”; (2005) - “Urban Transit Operations, Planning and Economics”; (2007) - “Urban Transit Systems and Technology”. Trong đó tác giả đã hệ thống hóa các lý thuyết về giao thông trong đô thị, quy hoạch giao thông vận tải đô thị, kinh tế vận tải trong đô thị. Tác giả đã nghiên cứu sâu về các vấn đề liên quan đến lập kế hoạch, biểu đồ khai thác, các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật của các phương thức VTHKCC đô thị, hệ thống các điểm trung chuyển, phát triển mạng lưới tuyến trục, tuyến nhánh của tuyến VTHKCC, các vấn đề liên quan như quy hoạch mạng lưới tuyến, tài chính (giá vé) của các phương thức VTHKCC chính như: buýt, trolleybus, đường sắt nhẹ (LRT), metro,… [79], [80]. - Tác giả Chhavi dhingra (2011) – “Measuring Public Transport performance, lessons for Developing cities”. Trong đó tác giả đã nghiên cứu các tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả của hệ thống giao thông công cộng và các bài học phát triển các phương thức VTHKCC trong đô thị [44]. - Tác giả Niels van Oort (2011) – “Service reliability and urban public transport design“, trong đó phân tích chất lượng dịch vụ VTHKCC tại các thành phố ở Hà Lan theo các khía cạnh về giá, khả năng đáp ứng về thời gian, không gian của hành trình vận chuyển, mức độ tiện nghi và độ tin cậy của dịch vụ. Kết quả nghiên cứu cung cấp căn cứ khoa học để tối ưu hóa hệ thống dịch vụ và nâng cao tiện ích của dịch vụ VTHKCC vùng ngoại ô thành phố [67].
  17. 5 - Tác giả Li, Xucheng (2015) – “A comparative assessment for innovative public transport technologies”. Trong nghiên cứu này tác giả tập trung vào phát triển các phương VTHKCC trong thành phố, phân tích ưu nhược điểm của của các phương thức và đưa ra các phương pháp đánh giá hiệu quả của chúng, áp dụng cho thành phố Nam Ninh (Trung Quốc). Luận án đã đánh giá so sánh được tạo thành từ 03 mô hình: Mô hình chi phí bảng tính, mô hình cung cầu và mô hình mô phỏng vi mô [63]. - Tài liệu TCRP report 100 (2003) – “Transit Capacity and Quality of Service Manual”. Tài liệu này tập trung nghiên cứu về năng lực và sổ tay chất lượng của các phương thức VTHKCC trong đô thị và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cũng như chất lượng dịch vụ vủa các phương thức như: hệ thống cơ sở hạ tầng (điểm trung chuyển, làn dành riêng xe buýt, nhà ga,…), hệ thống vé, hệ thống thông tin,…[77]. - Các tài liệu về dự án chuyên ngành “Tư vấn chính sách giao thông vận tải” của tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) bao gồm các chuyên đề về phát triển các phương thức vận tải khối lượng lớn, chuyên đề phát triển buýt nhanh (BRT), điều tiết lập quy hoạch xe buýt,… Tài liệu này được các tác giả và tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) nghiên cứu rất kỹ về tổng quan và phát triển các phương thức VTHKCC, phát triển hệ thống VTHKCC, , , so sánh và đánh giá các phương thức cũng như chính sách phát triển VTHKCC trong các đô thị trên thế giới [78]. 1.1.2. Các nghiên cứu về tích hợp hệ thống vận tải hành khách công công đô thị Hiện nay có rất nhiều các nghiên cứu về giao thông tích hợp nói chung và tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị nói riêng. Chính vì vậy luận văn tập trung vào các tài liệu nghiên cứu chủ yếu như sau: - Các nghiên cứu chung về giao thông tích hợp. - Các nghiên cứu về nội dung giao thông tích hợp, tích hợp VTHKCC đô thị bao gồm: thể chế chính sách giao thông tích hợp, tích hợp vé, quản lý chất lượng chung cho hệ thống VTHKCC, tích hợp thông tin,… - Các nghiên cứu về tối ưu hóa mạng lưới các phương thức VTHKCC đô thị. • Các nghiên cứu điển hình về giao thông tích hợp:
  18. 6 - Tác giả Moshe Givoni, David Banister (2012) – “Integrated Transport From Policy to Practice”. Trong cuốn sách là tập hợp của nhiều nhà tác giả liên quan đến giao thông tích hợp đã làm rõ được các vấn đề chính trong giao thông tích hợp từ lý thuyết đến thực hành tại các đô thị trên thế giới. Các chuyên gia đã giải đáp các câu hỏi về tích hợp và giao thông tích hợp là gì, tại sao nó lại quan trọng và tại sao lại khó đạt được. Cuốn sách đã cung cấp một phân tích sâu về các khái niệm thế nào là giao thông tích hợp, chính sách giao thông tích hợp và cách áp dụng tại các đô thị, đánh giá tiềm năng của giao thông tích hợp và các chính sách dành cho nó, và đưa ra các thách thức khi thực hiện giao thông tích hợp nói chung và tích hợp các phương thức VTHKCC nói riêng trên các góc độ phương tiện, dịch vụ và cơ sở hạ tầng, chính sách ở các đô thị, thành phố, khu vực và quốc gia trên thế giới [57]. - Tác giả Liu, liu (2016) -“Urban Corridors and Transit Oriented Development : Lessons from an integrated land use and transport model applied to the Lille Metropolitan Area”. Trong nghiên cứu này tác giả tập trung vào tích hợp giữa sử dụng đất và giao thông công cộng trong thành phố Lille (Pháp). Nghiên cứu chỉ ra việc triển khai hệ thống giao thông nhanh tích hợp (IRT), các giải pháp tích hợp hệ thống công cộng trong thành phố Lille, từ đó xác định các lợi ích về môi trường, xã hội và kinh tế. Mục đích của nghiên cứu này là để xác định đầy đủ tiềm năng của hệ thống vận tải tích hợp mới đang được xây dựng cụ thể là hệ thống BRT của thành phố Lille (Pháp) [64]. - Tác giả Moh, Joey (Ung Yu) (2012) - “Design for Smart Transport: An Integrated Multi-Modal Transport Interchange in Central Christchurch”. Trong nghiên cứu tác giả tập trung vào các giải pháp phát triển hệ thống giao thông thông minh và ứng dụng tích hợp các phương thức vận tải công cộng tại trung tâm thành phố Christchurch (New Zealand) [58]. - Tác giả Hull, A. (2005) – “Integrated Transport Planning in the UK: From concept to reality”. Trong nghiên cứu này đã đề cập đến lý thuyết cấp độ tích hợp trong hệ thống giao thông công cộng, trong đó đề ra các mức độ khó khăn khi quá trình tích hợp diễn ra về mặt kỹ thuật và tổ chức. Cấp độ này bao gồm 9 bậc được phân cấp từ dễ đến khó: (1) Tích hợp hệ thống thông tin; (2) Tích hợp mang tính
  19. 7 vật lý của dịch vụ giao thông công cộng; (3) Tích hợp phí và vé; (4) Tích hợp cơ sở hạ tầng, quản lý về giá cả của GTCC và hoạt động nhà khai thác khác; (5) Tích hợp vận tải hành khách và hàng hóa; (6) Tích hợp của cơ quan chức năng; (7) Tích hợp giữa các biện pháp vận chuyển và chính sách quy hoạch sử dụng đất; (8) Tích hợp giữa các chính sách vận chuyển nói chung và chính sách giao thông với các ngành dịch vụ xã hội khác; (9) Tích hợp giữa các chính sách vận chuyển đối với môi trường, phát triển kinh tế xã hội. Trong thang này có thể phân biệt các mức tích hợp từ dễ đến khó và tích hợp ngang (từ 1-4) và tích hợp dọc (5-9). Tùy vào từng điều kiện phát triển của các phương thức VTHKCC trong đô thị sẽ có các mức độ tích hợp giữa các phương thức khác nhau [48]. - Tác giả Klotildi Saliara (2014) “Public Transport Integration: the Case Study of Thessaloniki, Greece” của đại học kỹ thuật Munich (Đức) - Nghiên cứu tích hợp giao thông công cộng: Nghiên cứu trường hợp của Thessaloniki, Hy Lạp. Tác giả đã đề cấp đến tích hợp hệ thống VTHKCC như là một biện pháp phát triển hệ thống giao thông công cộng hiện nay. Trong báo cáo bao gồm các định nghĩa về tích hợp hệ thống VTHKCC và xác định một số cấp độ của nó: hoạt động (bao gồm bố trí cơ sở hạ tầng, tiến độ và thông tin, tích hợp giá vé và vé), thể chế và tổ chức. Tác giả đã nghiên cứu trường hợp của thành phố Thessaloniki (Hy Lạp) nơi đang xây dựng hệ thống metro mới sẽ biến đổi hệ thống xe buýt hiện tại, hoạt động sẽ bao gồm hai hệ thống metro và buýt hỗ trợ hoạt động với nhau. Trong báo cáo đề xuất thiết kế chi tiết hệ thống mạng lưới xe buýt mới với vai trò rõ ràng và hệ thống phân cấp phù hợp với mạng lưới mới có xuất hiện của tuyến metro. Hệ thống mạng lưới tuyến mới bao gồm các tuyến được chia thành các cấp với các chức năng cụ thể và đặc điểm cho từng cấp, đảm bảo kết nối và phối hợp tốt giữa các phương thức với nhau [53]. - Tác giả Luk, Olsewski (2003) - “Integrated public transport in Singapore and Hong Kong”. Nghiên cứu này mô tả các hoạt động trong giao thông công cộng tích hợp ở Singapore và Hồng Kông. Các nội dung tích hợp bao gồm: tích hợp thể chế quản lý, mạng lưới tuyến, giá vé, thông tin và tích hợp trong quá trình khai thác vận hành của các đơn vị khai thác mạng lưới VTHKCC trong đô thị của Singapore và Hồng Kông [65].
  20. 8 - Tác giả Rinawanti Safitri, Samuel Petros Sebhatu, Sigit Priyanto (2015) “Integrated transport sytem toward sustainable travel behavior for work commuting travel from Bekasi to Jakarta” – Nghiên cứu tích hợp hệ thống VTHKCC tác động đến hành vi lựa chọn chuyến đi làm bền vững từ Bekasi tới Jakata. Các tác giả đã phân tích tình hình giao thông công cộng và mức độ tắc nghẽn tại Jakarta, từ đó cần phải thực hiện phát triển bền vững và cải thiện hệ thống VTHKCC trong tương lai. Nghiên cứu này được tiến hành để xác định các vấn đề chiến lược trong hệ thống VTHKCC tích hợp ở các cấp độ hoạt động và chính sách đối với tính vận chuyển bền vững, sự công bằng về dịch vụ vận tải và dịch vụ từ cửa đến cửa. Kết quả cho thấy hệ thống VTHKCC tích hợp của Jakarta chưa được thực hiện đầy đủ và có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới các thuộc tính của hệ thống giao thông tích hợp [72]. - Tác giả Katarzyna Solecka, Jacek Zakb (2014) “Integration of the urban public transportation system with the application of traffic simulation”- Nghiên cứu về tích hợp hệ thống giao thông công cộng đô thị với việc áp dụng mô phỏng giao thông. Các tác giả đã trình bày phương pháp luận tổng thể về về thiết kế và đánh giá các giải pháp giao thông dẫn đến việc tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị. Phương pháp được đề xuất dựa trên việc áp dụng dựa trên phương pháp chuyên gia thiết kế một hệ thống VTHKCC tích hợp, và mô phỏng hệ thống đó qua việc sử dụng phần mềm visum trên máy tính. Nghiên cứu mô tả chi tiết tất cả các bước cần thực hiện khi áp dụng quy trình đề xuất dẫn đến sự phát triển của một hệ thống giao thông công cộng tổng hợp. Trong khi thiết kế các giải pháp tích hợp giao thông, các tác giả tập trung vào các khía cạnh: không gian, cơ sở hạ tầng, tổ chức, kinh tế và thông tin [55]. - Tác giả Hussen, Berhanu Woldetensae. (2016) “Sustaining Sustainable Mobility : the Integration of Multimodal Public Transportation in Addis Ababa”. Các tác giả đã đưa các giải pháp để phát triển hệ thống VTHKCC tích hợp ở thành phố Addis Ababa (Ethiopia). Các giải pháp tích hợp hệ thống VTHKCC tích hợp chủ yếu dựa trên các nội dung xây dựng chính sách phát triển VTHKCC chung trên toàn mạng lưới, xây dựng kế hoạch khai thác tích hợp đa phương thức, xây dựng các công cụ lập kế hoạch tích hợp như tích hợp vé, quản lý chất lượng dịch vụ, hạ tầng,… Nghiên cứu dựa trên phân tích các hình thức tích hợp khác nhau giữa các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2