1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Một trong những vấn đề đặt ra cho việc xây dựng công trình<br />
ngầm trong đá là nghiên cứu, đánh giá, phân tích ổn định các khoảng<br />
trống ngầm, không gian ngầm nhằm có được thiết kế hợp lý về kết<br />
cấu chống đỡ, kết cấu công trình và biện pháp thi công.<br />
Trong những năm gần đây, để khắc phục những khó khăn của<br />
các lời giải giải tích cũng như phương pháp thực nghiệm và thí<br />
nghiệm, các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp số khác<br />
nhau. Phương pháp Phân tích biến dạng không liên tục DDA<br />
(Discontinuous Defor mation Analysis) là phương pháp số được sử<br />
dụng để phân tích lực tương tác và chuyển dịch khi các khối tiếp xúc<br />
với nhau. Đối với mỗi khối, DDA cho phép xác định các chuyển<br />
dịch, biến dạng ở mỗi bước thời gian; đối với toàn bộ hệ các khối thì<br />
cho phép mô phỏng quá trình tiếp xúc, tương tác giữa các khối.<br />
Với các lí do trên, đề tài nghiên cứu của luận án được chọn là<br />
“Nghiên cứu sự ổn định khoang hầm trong môi trường đá nứt nẻ<br />
bằng phương pháp Phân tích biến dạng không liên tục”.<br />
2. Mục đích, nội dung, phƣơng pháp, phạm vi nghiên cứu của<br />
luận án<br />
Mục đích của luận án<br />
Xây dựng mô hình, thuật toán và chương trình để xác định các<br />
trường chuyển dịch, ứng suất và biến dạng của khối đá theo thời gian<br />
xung quanh khoang hầm trong môi trường biến dạng không liên tục.<br />
Thông qua các nghiên cứu lý thuyết và các thử nghiệm số trên máy<br />
tính, phân tích ảnh hưởng của trạng thái nứt nẻ khối đá đến tính ổn<br />
định của kết cấu công trình ngầm.<br />
Nội dung nghiên cứu của luận án<br />
<br />
2<br />
1. Tìm hiểu và sử dụng phương pháp Phân tích biến dạng không liên<br />
tục DDA.<br />
2. Xây dựng mô hình tính và thuật toán cùng việc thiết lập chương<br />
trình tính toán chuyển dịch, biến dạng và ứng suất theo DDA.<br />
3. Tiến hành một số tính toán, thử nghiệm số phân tích chuyển dịch<br />
của khối đá nứt nẻ xung quanh khoang hầm và sự tiếp xúc, tương tác<br />
giữa công trình ngầm với môi trường đá nứt nẻ.<br />
Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án<br />
Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thử nghiệm số trên máy tính.<br />
Phạm vi nghiên cứu của luận án<br />
Xét mô hình tính là các bài toán phẳng trong môi trường không liên<br />
tục.<br />
3. Cấu trúc của luận án<br />
Cấu trúc của luận án bao gồm phần mở đầu, bốn chương và phần<br />
kết luận, cuối cùng là tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung luận án<br />
gồm 120 trang, 19 bảng biểu, 92 hình vẽ và đồ thị, 27 tài liệu tham<br />
khảo, 05 bài báo khoa học phản ánh nội dung của luận án. Phần phụ<br />
lục trình bày mã nguồn của các chương trình đã lập trong luận án.<br />
CHƢƠNG I<br />
TỔNG QUAN<br />
Trong chương này đã tiến hành tổng quan các nghiên cứu về sự<br />
ổn định khối đá xung quanh khoang hầm và một số phương pháp số<br />
áp dụng trong môi trường không liên tục. Ứng dụng nghiên cứu này<br />
trong xây dựng công trình ngầm trong môi trường đá nứt nẻ cho phép<br />
đánh giá tương tác giữa môi trường và công trình để từ đó có những<br />
giải pháp hợp lý giúp cho việc xây dựng an toàn, hiệu quả và chất<br />
lượng. Các kết luận rút ra trong chương tổng quan là:<br />
<br />
3<br />
Lý thuyết về nghiên cứu ổn định công trình ngầm cũng như áp<br />
lực địa tầng tác dụng lên công trình được phát triển rất đa dạng, từ<br />
lâu. Bằng các nghiên cứu của mình các nhà khoa học đã có những<br />
đóng góp to lớn trong việc xây dựng hệ thống công trình ngầm trong<br />
các môi trường khác nhau đặc biệt là môi trường đá nứt nẻ.<br />
Trong việc phân tích ổn định khoang hầm hiện nay có hai phương<br />
pháp chủ yếu là: phương pháp giải tích và phương pháp số. Trong đó<br />
phương pháp số là phương pháp có thể mô phỏng được điều kiện bài<br />
toán gần sát với làm việc thực tế của kết cấu và môi trường. Đối với<br />
các bài toán trong môi trường rời, nhóm theo quan điểm mô hình<br />
không liên tục có những ưu thế vượt trội so với nhóm theo quan điểm<br />
môi trường liên tục. Phương pháp phân tích biến dạng không liên tục<br />
DDA là một trong những phương pháp số nghiên cứu các bài toán cơ<br />
học biến dạng không liên tục, đặc biệt được áp dụng có hiệu quả<br />
trong các bài toán về cơ học đá.<br />
CHƢƠNG II<br />
PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BIẾN DẠNG<br />
KHÔNG LIÊN TỤC (DDA)<br />
2.1 Phƣơng pháp DDA và quá trình phát triển<br />
Phương pháp DDA nghiên cứu tính toán chuyển dịch, ứng suất<br />
và biến dạng các khối trong môi trường không liên tục; trong đó chú<br />
trọng nhất vào việc nghiên cứu tiếp xúc và tương tác giữa các khối<br />
với nhau trong cơ hệ.<br />
Phân tích biến dạng không liên tục do G.H Shi và R.E. Goodman<br />
[20],[21]giới thiệu vào những năm 1984, 1985. Tuy nhiên, DDA<br />
chính thức trở thành phương pháp được mọi người biết đến năm 1988<br />
[22]. Mặc dù các tài liệu về DDA khá phổ biến trên các mạng thông<br />
<br />
4<br />
tin nhưng các phần mềm ứng dụng lại ít được giới thiệu. Tại Việt<br />
Nam, DDA còn ít được nghiên cứu và giới thiệu trong các chương<br />
trình giảng dạy cũng như các nghiên cứu, báo cáo khoa học.<br />
2.2 Nội dung cơ bản của phƣơng pháp DDA<br />
2.2.1 Chuyển dịch và biến dạng của khối đơn<br />
Xét cơ hệ trong hệ tọa độ Descartes xOy , trong trường hợp tổng<br />
quát của bài toán phẳng, trạng thái chuyển động của khối được xác<br />
định bởi 3 thành phần: hai thành phần chuyển động tịnh tiến u, v và<br />
một thành phần chuyển động quay r ; trạng thái biến dạng gồm 3<br />
thành phần: hai thành phần biến dạng thẳng x , y và một thành phần<br />
biến dạng góc xy . Như vậy, chuyển vị (u, v) tại một điểm bất kỳ có<br />
tọa độ (x, y) của khối có thể được biểu diễn qua 6 thành phần chuyển<br />
vị và biến dạng (u 0<br />
<br />
v0<br />
<br />
r0<br />
<br />
x<br />
<br />
y<br />
<br />
xy ) tại một điểm xác định<br />
<br />
(xo,yo) thuộc khối. Trong đó: (u 0 , v0 ) là chuyển vị tại một điểm cụ<br />
thể (x 0 , y0 ) của khối; r0 là góc quay của khối với tâm quay tại<br />
(x 0 , y0 ) ; x , y , xy là biến dạng thẳng và biến dạng góc của khối.<br />
<br />
Bằng việc biểu diễn chuyển dịch (u,v) tại một điểm bất kỳ (x,y)<br />
của khối bởi đa thức bậc nhất. Sau khi biến đổi ta có công thức xác<br />
định chuyển dịch (u,v) tại một điểm bất kỳ (x,y) qua 6 thành phần<br />
chuyển vị và biến dạng (u 0<br />
<br />
v0<br />
<br />
r0<br />
<br />
x<br />
<br />
y<br />
<br />
xy ) tại một điểm xác<br />
<br />
định (xo,yo) thuộc khối dưới dạng ma trận như sau:<br />
u <br />
Ti Di <br />
v<br />
<br />
(2.11)<br />
<br />
(y y 0 ) / 2 <br />
1 0 (y y0 ) (x x 0 ) 0<br />
trong đó: [Ti ] <br />
(y y0 ) (x x 0 ) / 2 <br />
0 1 (x x 0 ) 0<br />
<br />
<br />
Di u 0<br />
<br />
v0<br />
<br />
r0<br />
<br />
x<br />
<br />
y<br />
<br />
xy<br />
<br />
<br />
<br />
T<br />
<br />
5<br />
2.2.2 Hệ phƣơng trình chuyển động của cơ hệ<br />
Hệ phương trình tổng quát của DDA được xây dựng theo nguyên<br />
lý cực tiểu cơ năng toàn phần. Hệ phương trình tổng quát của DDA<br />
cho một cơ hệ bao gồm n khối được biểu diễn dưới dạng ma trận:<br />
(2.14)<br />
[K][D]=[F]<br />
Ma trận [K] được gọi là ma trận độ cứng tổng thể; ở đây, mỗi<br />
phần tử trên đường chéo chính K ii là một ma trận con [K ii ] phụ thuộc<br />
vào tính chất cơ học của khối thứ i, các ma trận con [K ij ] với i j<br />
<br />
được xác định khi khối thứ i tiếp xúc với khối thứ j; Di là véc tơ<br />
chuyển vị của khối thứ i d1i<br />
<br />
d 2i<br />
<br />
d3i<br />
<br />
d 4i<br />
<br />
d5i<br />
<br />
d6i , Fi là tải<br />
<br />
trọng tác dụng lên khối thứ i (bao gồm lực quán tính, tải trọng ngoài,<br />
lực dính kết, lực khối, điều kiện tiếp xúc…).<br />
Trong DDA, sau mỗi một bước tích phân, vị trí tương đối giữa<br />
các khối trong cơ hệ sẽ thay đổi, hệ lực tác dụng lên mỗi khối cũng<br />
thay đổi, vì vậy phương trình (2.14) sẽ được thiết lập lại, hay nói<br />
cách khác mỗi một hệ phương trình chuyển động chỉ được dùng cho<br />
một bước tích phân. Như vậy, hệ phương trình chuyển động cho cơ<br />
hệ sẽ được xây dựng theo hai bước:<br />
+ Thiết lập phương trình chuyển động cho khối đơn.<br />
+ Tiếp xúc và tương tác giữa các khối.<br />
2.2.3 Phƣơng trình chuyển động khối đơn<br />
Phương trình chuyển động của khối đơn thứ i được biểu diễn<br />
theo công thức (2.14), lúc này ma trận [K ij ] với i j là các ma trận<br />
0. Tổng cơ năng của hệ được xác định theo nguyên lý cộng tác<br />
dụng . Những năng lượng này được tính riêng rẽ, sau đó được lấy đạo<br />
hàm từng phần, các ma trận con (năng lượng thành phần) thu được sẽ<br />
đưa vào thành phần của ma trận [K ii ] và véc tơ {Fi } trong phương<br />
trình (2.14). Các trường hợp cụ thể được xác định như sau:<br />
<br />