1<br />
Më ®Çu<br />
<br />
1. TÝnh cÊp thiÕt cña ®Ò tµi:<br />
Đặc điểm nổi bật của các loại công trình biển đảo nói chung là điều<br />
kiện thi công khó khăn, chịu các loại tải trọng và môi trường khắc<br />
nghiệt, song có ý nghĩa rất lớn về mặt an ninh quốc phòng và kinh tế<br />
biển. Do đó, nghiên cứu, lựa chọn trước các giải pháp tối ưu cho các<br />
công này phục vụ cho thời bình, thời chiến và cả phát triển kinh tế quốc<br />
dân là vấn đề cấp bách hiện nay.<br />
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về vật liệu san hô và nền san hô<br />
làm số liệu đầu vào cho việc xây dựng mô hình, phương pháp tính, tác<br />
giả lựa chọn vấn đề “Nghiên cứu tương tác giữa ống dẫn và nền san<br />
hô” làm nội dung nghiên cứu của luận án.<br />
Môc ®Ých cña luËn ¸n:<br />
- Nghiên cứu tổng quan về san hô và bài toán tương tác giữa kết cấu<br />
công trình dạng ống dẫn và nền, xây dựng mô hình san hô phục vụ cho<br />
việc giải bài toán tương tác giữa ống dẫn và nền san hô.<br />
- Xây dựng, đề xuất mô hình, phương pháp giải bài toán tương tác<br />
giữa ống dẫn và nền san hô dưới tác dụng của tải trọng: sóng xung kích<br />
do nổ hoặc kết hợp đồng thời tải trọng sóng xung kích và một số dạng<br />
áp lực trong của ống.<br />
- Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố hình học, tải trọng, vật lý đến<br />
sự làm việc của ống dẫn trong nền san hô.<br />
- Góp phần lựa chọn các giải pháp hợp lý tăng khả năng làm việc của<br />
ống dẫn trong nền san hô phục vụ an ninh quốc phòng và kinh tế biển.<br />
2. §èi tîng, ph¹m vi nghiªn cøu cña luËn ¸n:<br />
- Tập hợp, phân tích những kết quả nghiên cứu về tính chất cơ lý của<br />
vật liệu san hô và nền san hô ở một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.<br />
- Nghiên cứu giải bài toán tương tác giữa ống dẫn và nền san hô theo<br />
mô hình bài toán phẳng bằng phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH).<br />
- Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự làm việc của ống dẫn trong<br />
nền san hô.<br />
- Nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình ống dẫn trong nền san hô chịu<br />
tải trọng do nổ trong nền và nổ trong không khí gây ra.<br />
3. Néi dung luËn ¸n:<br />
Luận án bao gồm 117 trang thuyết minh, trong đó có 25 bảng, 63 đồ<br />
thị, hình vẽ, 83 tài liệu tham khảo, 21 trang phụ lục.<br />
Mở đầu: Trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục đích, đối tượng,<br />
phạm vi và phương pháp nghiên cứu của luận án.<br />
<br />
2<br />
<br />
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về san hô và bài toán<br />
tương tác giữa ống dẫn và nền.<br />
Chương 2: Tính tương tác giữa ống dẫn và nền san hô bằng phương<br />
pháp phần tử hữu hạn.<br />
Chương 3: Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự làm việc của<br />
ống dẫn trong nền san hô.<br />
Chương 4: Nghiên cứu phản ứng động của ống dẫn trong nền san hô<br />
bằng thực nghiệm.<br />
Kết luận và kiến nghị: Trình bày các kết quả chính, những đóng góp<br />
mới của luận án và các kiến nghị xuất phát từ vấn đề nghiên cứu.<br />
4. Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu:<br />
Nghiên cứu bằng lý thuyết kết hợp với thực nghiệm. Khi nghiên cứu<br />
lý thuyết để tính toán kết cấu, sử dụng phương pháp PTHH. Phương<br />
pháp thực nghiệm được sử dụng để kiểm chứng các kết quả nghiên cứu<br />
bằng lý thuyết và xem xét phản ứng động của ống dẫn trong nền san hô<br />
dưới tác dụng của sóng xung kích (SXK) do nổ.<br />
5. CÊu tróc luËn ¸n:<br />
Phần mở đầu, 4 chương, kết luận chung, tài liệu tham khảo và phụ lục.<br />
Néi dung chÝnh cña luËn ¸n<br />
Ch¬ng 1: tæng quan t×nh h×nh nghiªn cøu vÒ san h«<br />
vµ bµi to¸n t¬ng t¸c gi÷a èng dÉn vµ nÒn<br />
<br />
Trình bày các kết quả nghiên cứu trong nước và trên thế giới về vật<br />
liệu san hô, nền san hô và các mô hình, phương pháp tính tương tác giữa<br />
kết cấu ống dẫn và nền nói chung. Từ nội dung nghiên cứu, trên cơ sở<br />
các vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và phát triển, tác giả luận án tập<br />
trung vào vấn đề: “Nghiên cứu tương tác giữa ống dẫn và nền san<br />
hô”. Theo đó, luận án sẽ tập trung giải quyết các nội dung chủ yếu sau:<br />
1) Nghiên cứu tổng quan về san hô, nền san hô và bài toán tương tác<br />
giữa kết cấu dạng ống dẫn và nền nói chung và đối với nền san hô nói<br />
riêng nhằm làm rõ tính cấp thiết, phương pháp nghiên cứu của luận án.<br />
2) Xây dựng mô hình, phương pháp giải bài toán tương tác giữa ống<br />
dẫn và nền san hô theo mô hình bài toán phẳng chịu tác dụng đồng thời<br />
của áp lực trong ống và sóng xung kích do bom đạn nổ gây ra.<br />
<br />
3<br />
<br />
3) Xây dựng hệ phương trình, thuật toán và chương trình tính tương<br />
tác giữa ống dẫn và nền san hô theo mô hình bài toán phẳng, trong đó kể<br />
đến sự tách, trượt giữa ống dẫn và nền, giữa lớp đất bù và nền chịu tác<br />
dụng đồng thời của: áp lực trong của ống, tải trọng sóng xung kích do<br />
bom đạn nổ gây ra bằng phương pháp PTHH.<br />
4) Khảo sát số trên kết cấu cụ thể, nghiên cứu ảnh hưởng của một số<br />
yếu tố đến sự làm việc của ống dẫn trong nền san hô, đưa ra các kiến<br />
nghị phục vụ tính toán, thiết kế loại kết cấu này.<br />
5) Nghiên cứu thực nghiệm xác định phản ứng động của ống dẫn<br />
trong nền san hô chịu tác dụng của SXK do nổ gây ra nhằm kiểm tra độ<br />
tin cậy của chương trình tính.<br />
Ch¬ng 2: tÝnh T¬ng t¸c gi÷a èng dÉn vµ nÒn san h«<br />
B»ng ph¬ng ph¸p phÇn tö h÷u h¹n<br />
<br />
2.1. Đặt vấn đề<br />
Đặc thù của vật liệu san hô và nền san hô là loại vật liệu dòn, quan hệ<br />
ứng suất – biến dạng gần như tuyến tính và là loại vật liệu làm việc một<br />
chiều (chỉ chịu nén, không chịu kéo), do đó khi tính toán các công trình<br />
làm việc trong nền san hô thì một trong những điểm khó là đưa ra được<br />
mô hình tính thích hợp, thể hiện được tính chất này của nền - đặc biệt<br />
đối với bài toán tương tác động lực học. Điều này sẽ được khắc phục khi<br />
ta đưa vào phần tiếp xúc giữa kết cấu và nền một loại phần tử đặc biệt,<br />
đó là phần tử tiếp xúc. Trong chương này, nghiên cứu tính toán bài toán<br />
tương tác giữa ống dẫn và nền san hô, trong đó tập trung việc xây dựng<br />
mô hình, đề xuất phương pháp giải, xây dựng thuật toán, chương trình<br />
máy tính, tính toán số, kiểm tra độ tin cậy của chương trình tính đã lập.<br />
2.2. Đặt bài toán, các giả thiết và phương pháp tính toán<br />
Nghiên cứu sự làm việc của ống dẫn trong nền san hô chịu tác dụng<br />
đồng thời của áp lực trong ống và SXK do nổ gây ra. Mô hình tính của<br />
bài toán đặt ra được xây dựng trên các giả thiết sau:<br />
- Vật liệu ống biến dạng đàn hồi tuyến tính. Chỉ nghiên cứu sự làm<br />
việc của ống – nền sau khi ống dẫn đã được hạ ổn định vào nền san hô.<br />
- Mỗi lớp nền là vật liệu đồng nhất, đẳng hướng, đàn hồi tuyến tính.<br />
Lớp đất bù là đồng nhất.<br />
<br />
4<br />
<br />
- Hệ ống dẫn và nền làm việc trong điều kiện biến dạng phẳng. Liên<br />
kết giữa ống dẫn và nền san hô, giữa lớp nền gốc và lớp đất bù được<br />
thay thế bằng liên kết nút giữa các phần tử biến dạng phẳng thông qua<br />
liên kết với phần tử tiếp xúc. Liên kết tiếp xúc giữa ống dẫn và nền san<br />
hô, giữa lớp đất bù và lớp nền gốc là liên kết một chiều.<br />
- Bỏ qua ảnh hưởng tốc độ di chuyển dọc trong ống của áp suất.<br />
Để giải bài toán, tác giả luận án sẽ sử dụng phương pháp PTHH.<br />
2.3. ThuËt to¸n PTHH gi¶i bµi to¸n<br />
2.3.1. Mô hình PTHH của bài toán<br />
Tách từ hệ thực bán vô hạn ra một miền hữu hạn bao gồm ống dẫn và<br />
một phần nền gọi là miền nghiên cứu (Hình 2.2), miền nghiên cứu được<br />
xác định thông qua phương pháp lặp. Mô hình PTHH thể hiện như trên<br />
hình 2.2b, trong đó phần ống dẫn và nền được thay thế bởi phần tử biến<br />
dạng phẳng dạng tam giác và tứ giác, còn lớp tiếp xúc giữa bề mặt ống<br />
dẫn, giữa lớp đất bù và lớp nền nguyên thổ được thay thế bởi phần tử<br />
tiếp xúc phẳng 4 điểm nút.<br />
<br />
a, Mô hình thực của hệ<br />
<br />
b, Mô hình tính của hệ<br />
<br />
Hình 2.2. Mô hình bài toán và sơ đồ tính<br />
<br />
5<br />
<br />
2.3.2. Các phần tử sử dụng<br />
2.3.2.1. Phần tử tiếp xúc (PTTX):<br />
Hình 2.4 biểu diễn mô hình PTTX sử dụng trong luận án. Mô hình hình<br />
học là dạng hình chữ nhật 4 hoặc 6 nút (Hình 2.4a). Khi có ứng suất pháp<br />
và ứng suất tiếp theo các phương và trong hệ toạ độ cục bộ phần<br />
tử, xuất hiện biến dạng pháp tuyến và biến dạng tiếp tuyến .<br />
<br />
a,<br />
<br />
b,<br />
<br />
c,<br />
<br />
Hình 2.4. Sơ đồ phần tử tiếp xúc của Goodman (1 6 là ký hiệu các nút)<br />
a, Sơ đồ hình học của phần tử tiếp xúc; b, Quan hệ ứng suất pháp tuyến và biến dạng<br />
pháp tuyến; c, Quan hệ ứng suất tiếp tuyến và biến dạng tiếp tuyến<br />
<br />
<br />
<br />
Quan hệ số gia ứng suất - biến dạng: Dse <br />
(2.1)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
k 0 <br />
Trường hợp biến dạng phẳng: Dse <br />
(2.2)<br />
<br />
0 k <br />
<br />
<br />
<br />
với k và k là độ cứng pháp tuyến và phương tiếp tuyến của phần tử.<br />
Quan hệ giữa số gia chuyển vị với các số gia biến dạng:<br />
<br />
(2.8)<br />
Bse Use ,<br />
<br />
<br />
T<br />
<br />
Ma trận độ cứng phần tử: Kse Bse Dse Bse det J d (2.9)<br />
2.3.2.2. Phần tử biến dạng phẳng:<br />
Phần tử biến dạng phẳng được sử dụng ở đây là loại phần tử tam giác 3<br />
điểm nút và tứ giác 4 điểm nút, mỗi nút có 2 bậc tự do ui, vi. Các phương<br />
trình quan hệ đối với loại phần tử này đã được trình bày trong các tài liệu<br />
về phương pháp PTHH, ở đây tác giả xin phép không trình bày.<br />
2.3.3. Phương trình giải bài toán tương tác ống dẫn – nền san hô chịu<br />
tải trọng động<br />
Dưới tác dụng của tải trọng động, hệ kết cấu ống dẫn và nền san hô<br />
chuyển động với phương trình có dạng sau:<br />
<br />