Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu hoàn thiện quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ khu vực phía Bắc
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu hoàn thiện quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ khu vực phía Bắc" là hệ thống hóa cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn về công tác quản lý chất lượng công trình đường bộ; Xây dựng mô hình và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến QLCLXD công trình đường bộ ở khu vực phía Bắc hiện nay;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu hoàn thiện quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ khu vực phía Bắc
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐOÀN THANH KỲ NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ KHU VỰC PHÍA BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội - 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐOÀN THANH KỲ NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ KHU VỰC PHÍA BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ Ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 9.58.03.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Phạm Văn Vạng Hà Nội - 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận án cam đoan bản luận án này là công trình khoa học độc lập của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nghiện cứu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận án Đoàn Thanh Kỳ
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i MỤC LỤC ............................................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH ..........................................................................................................viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................................... 6 1.1. Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLCL trong lĩnh vực xây dựng .......................................................................................................................6 1.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng phản ánh vai trò quản lý và giám sát nhà nước ............... 6 1.1.2. Yếu tố ảnh hưởng phản ánh vai trò chuỗi cung ứng xây dựng ............................ 7 1.1.3. Yếu tố ảnh hưởng phản ánh vai trò của các chủ thể tham gia trực tiếp dự án xây dựng ............................................................................................................................... 8 1.1.4. Yếu tố ảnh hưởng phản ánh vai trò điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội địa phương ..................................................................................................................................... 13 1.2. Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện, nâng cao công tác QLCL trong lĩnh vực xây dựng công trình .....................................................................................14 1.3. Hệ thống văn bản pháp lý và cơ chế chính sách về chất lượng, QLCLXD công trình dưới góc độ QLNN ............................................................................18 1.3.1. Tại Việt Nam ..................................................................................................... 18 1.3.2. Quy định quốc tế ................................................................................................ 21 1.4. Tổng quan về vùng nghiên cứu ...................................................................22 1.5. Tổng hợp nghiên cứu tổng quan và xác định khoảng trống nghiên cứu .....24 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .......................... 25 2.1. Chất lượng và quản lý chất lượng...............................................................25 2.1.1. Chất lượng ......................................................................................................... 25 2.1.2. Chất lượng xây dựng công trình đường bộ ........................................................ 29 2.1.3. Quản lý chất lượng............................................................................................. 34 2.1.4. Quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ ........................................... 39
- iii 2.2. Các bên tham gia quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ ....42 2.3. Nội dung quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ ..................45 2.4. Đặc điểm dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ ............................49 2.5. Hệ thống quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ ..................52 2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng xây dựng ..........56 2.6.1. Vai trò nhà nước ................................................................................................ 56 2.6.2. Năng lực và văn hóa chất lượng của các tổ chức xây dựng ............................... 58 2.6.3. Năng lực chuỗi cung ứng xây dựng ................................................................... 60 2.6.4. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội địa phương ............................ 62 2.7. Kinh nghiệm về quản lý chất lượng xây dựng công trình ở các nước và bài học cho Việt Nam .................................................................................................63 2.7.1. Kinh nghiệm của các nước................................................................................. 64 2.7.2. Bài học cho Việt Nam ........................................................................................ 65 2.8. Kết luận chương 2 ........................................................................................66 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 68 3.1. Khung nghiên cứu của luận án.............................................................................. 68 3.2. Hướng tiếp cận và các bước nghiên cứu ............................................................... 68 3.3. Thiết kế nghiên cứu định tính .....................................................................70 3.3.1. Các bước nghiên cứu định tính .......................................................................... 70 3.3.2. Dữ liệu miêu tả về mẫu chuyên gia ................................................................... 72 3.3.3. Kỹ thuật phân tích dữ liệu.................................................................................. 73 3.4. Thiết kế nghiên cứu định lượng ..................................................................75 3.4.1. Phát triển thang đo ............................................................................................. 75 3.4.2. Kích thức mẫu và thủ tục thu thập dữ liệu ......................................................... 77 3.4.3. Kỹ thuật phân tích số liệu .................................................................................. 78 3.5. Kết luận chương 3 ........................................................................................84 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................ 86 4.1. Đánh giá công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ khu vực phía Bắc .........................................................................................................86 4.1.1. Kết quả đạt được ................................................................................................ 86 4.1.2. Các tồn tại .......................................................................................................... 89
- iv 4.2. Kết quả phỏng vấn chuyên gia về các tồn tại trong quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ khu vực phía Bắc ...................................................94 4.2.1. Tồn tại trong công tác QLCL vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, máy móc thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng ..................................................................................... 96 4.2.2. Tồn tại trong công tác QLCL xây dựng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình ............................................................................................................ 96 4.2.3. Tồn tại trong công tác QLCL giám sát, kiểm tra và nghiệm thu xây dựng của chủ đầu tư ........................................................................................................................... 96 4.2.4. Tồn tại trong công tác quản lý chất lượng giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế ..................................................................................................................................... 97 4.2.5. Tồn tại trong công tác quản lý chất lượng thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng công trình .......................................................................... 97 4.2.6. Tồn tại trong công tác QLCL nghiệm thu.......................................................... 98 4.2.7. Tồn tại trong công tác QLCL lập, lưu trữ hồ sơ hoàn thành xây dựng và bàn giao công trình đường bộ ..................................................................................................... 98 4.2.8. Tồn tại trong công tác QLCL tổ chức thực hiện quản lý, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền .............................................................................................. 98 4.2.9. Tồn tại trong công tác quản lý tiến độ thi công xây dựng ................................. 99 4.2.10. Tồn tại trong công tác quản lý chi phí, giá thành thi công xây dựng .............. 99 4.2.11. Tồn tại trong công tác quản lý an toàn lao động, bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng .............................................................................................................. 99 4.3. Kết quả phỏng vấn chuyên gia về thách thức, khó khăn đối với quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ khu vực phía Bắc .......................102 4.3.1. Thách thức, khó khăn liên quan đến hệ thống văn bản pháp lý ....................... 102 4.3.2. Thách thức, khó khăn liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhà nước ........................................................................................................................... 104 4.3.3. Thách thức, khó khăn liên quan đến chuỗi cung ứng ...................................... 106 4.3.4. Thách thức, khó khăn liên quan đến năng lực và văn hóa chất lượng của chủ đầu tư và Ban quản lý dự án ............................................................................................. 106 4.3.5. Thách thức, khó khăn liên quan đến năng lực và văn hóa chất lượng của Nhà thầu ................................................................................................................................... 109
- v 4.3.6. Thách thức, khó khăn liên quan đến năng lực và văn hóa chất lượng của các đơn vị tư vấn ..................................................................................................................... 110 4.3.7. Thách thức, khó khăn liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương ........................................................................................................... 112 4.3.8. Đánh giá mức độ quan trọng tương đối của các thách thức, khó khăn đối với công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ ở khu vực phía Bắc .............. 113 4.4. Kết quả phân tích, kiểm định mô hình yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ khu vực phía Bắc ...............................117 4.4.1. Đánh giá các mô hình đo lường kết quả .......................................................... 117 4.4.2. Đánh giá các mô hình đo lường nguyên nhân (MTDP và QLCLXD) ............. 119 4.4.3. Đánh giá mô hình cấu trúc ............................................................................... 122 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...................................................................126 4.5.1. Năng lực chuỗi cung ứng (CCU) ..................................................................... 126 4.5.2. Năng lực và văn hóa chất lượng của đơn vị tư vấn (TV), chủ đầu tư (CĐT) và nhà thầu (NT) ............................................................................................................. 127 4.5.3. Năng lực thanh tra - kiểm tra - giám sát của cơ quan QLNN và chất lượng hệ thống văn bản pháp lý, quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan ....................................... 130 4.5.4. Đặc điểm điều kiện môi trường kinh tế - xã hội - chính trị của địa phương.... 131 4.6. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ khu vực phía Bắc ..............................................................................132 4.6.1. Quy định của pháp luật .................................................................................... 132 4.6.2. Chuyển đổi số trong lĩnh vực QLCL công trình đường bộ .............................. 133 4.6.3. Văn hoá và năng lực của chủ đầu tư, tư vấn và doanh nghiệp xây dựng......... 134 4.6.4. Giải pháp quản lý chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp Xây dựng Việt Nam .... 139 4.6.5. Yếu tố địa phương ........................................................................................... 140 4.7. Kết luận Chương 4 .....................................................................................141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................................ 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 147 PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ATGT An toàn giao thông CĐT Chủ đầu tư CLXD Chất lượng xây dựng CNTT Công nghệ thông tin DAĐT Dự án đầu tư GPMB Giải phóng mặt bằng GTVT Giao thông vận tải KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư Tập hợp các kinh nghiệm quản Q-Base lý chất lượng QLCL Quản lý chất lượng QLCLXD Quản lý chất lượng xây dựng QLNN Quản lý nhà nước TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TVGS Tư vấn giám sát VBPL Văn bản pháp lý XDCT Xây dựng công trình PDCA Planning - Do - Check - Action The American National Standards ANSI Institute The American Society of Civil ASCE Engineers ASQ The American Society for Quality American Society of Quality ASQC Control. BOT Build - Operate - Transfer CQM Construction Quality Management Engineering Procurement and EPC Construction Federation Internationale des FIDIC Ingenieurs-Conseils GMP Good Manufacturing Practices Hazard Analysis and Critical HACCP Control Point System The International Organization for ISO Standardization TQM Total quality management DANH MỤC BẢNG BIỂU
- vii Bảng 1.1. Các hạn chế và giải pháp nâng cao hiệu quả QLCLXD công trình .........11 Bảng 1.2. Một số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả QLCL xây dựng...... 18 Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm đường bộ ....................................33 Bảng 2.2. Tiêu chí chất lượng dịch vụ xây dựng công trình đường bộ ....................33 Bảng 2.3. Các kỹ thuật phân tích thống kê ...............................................................79 Bảng 4.1. Đánh giá so sánh tương đối mức độ quan trọng của các yếu tố khó khăn, thách thức đối với công tác QLCL XDCT đường bộ ở khu vực phía Bắc .............113 Bảng 4.2. Chỉ số Cronbach’s alpha đánh giá độ tin cậy nhất quán nội tại .............117 Bảng 4.3. Chỉ số Cronbach’s alpha vòng 2 .............................................................118 Bảng 4.4. Giá trị phương sai trích trung bình (Average variance extracted - AVE) ...... 119 Bảng 4.5. Giá trị Fornell-Larcker criterion .............................................................119 Bảng 4.6. Hệ số phóng đại phương sai - VIF ..........................................................120 Bảng 4.7. Giá trị trọng số của các biến quan sát MTDP và QLCLXD ...................121 Bảng 4.8. Giá trị hệ số tải ngoài của biến quan sát MTDP và QLCLXD ..............121 Bảng 4.9. Chỉ số VIF giữa các cặp biến dự báo ......................................................122 Bảng 4.10. Đánh giá hệ số đường dẫn ....................................................................123 Bảng 4.11. Hệ số tác động f2 ..................................................................................125 Bảng 4.12. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ......................................125
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Các thành phần của QLCL tổng thể trong quá trình xây dựng ...................9 Hình 1.2. Bản đồ khu vực phía Bắc ..........................................................................22 Hình 2.1. Phân biệt QLCL xây dựng công trình với QLCL công trình xây dựng ....41 Hình 2.2. Giai đoạn thực hiện dự án .........................................................................50 Hình 2.3. Một hệ thống đảm bảo CLXD công trình đường bộ .................................53 Hình 2.4. Ví dụ một cấu trúc tổ chức QA/QC của nhà thầu xây dựng PARSONS ..55 Hình 2.5. Sơ đồ mô hình nghiên cứu với 07 biến ẩn độc lập và 01 biến ẩn phụ thuộc .67 Hình 3.1. Khung nghiên cứu của Luận án ................................................................68 Hình 3.2. Các bước nghiên cứu .................................................................................69 Hình 3.3. Các bước nghiên cứu định tính .................................................................71 Hình 3.4. Tỷ lệ cơ quan công tác ..............................................................................72 Hình 3.5. Vị trí công tác ............................................................................................73 Hình 3.6. Năm kinh nghiệm ......................................................................................73 Hình 3.7. Mô hình nghiên cứu ban đầu .....................................................................77 Hình 3.8. Mô hình đường dẫn PLS ...........................................................................80 Hình 4.1. Một số hình ảnh sự cố khi thi công đường vành đai 3 - Hà Nội (Nguồn Internet) .....................................................................................................................90 Hình 4.2. Tỷ lệ các tồn tại theo mức độ phổ biến ...................................................100 Hình 4.3. Biều đồ giá trị trung bình Mean của các tồn tại trong QLCLXD đường bộ khu vực phía Bắc .....................................................................................................101 Hình 4.4. Đánh giá mức độ quan trọng tương đối của các yếu tố khó khăn, thách thức đối với công tác QLCL XDCT đường bộ ở khu vực phía Bắc ...............................115 Hình 4.5. Sơ đồ thách thức, khó khăn đối với QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc ...................................................................................................................116 Hình 4.6. Kết quả chạy thuật toán PLS của mô hình nghiên cứu ban đầu..............117 Hình 4.7. Kết quả chạy lại mô hình bằng PLS Smart 3.0 .......................................118 Hình 4.8. Kết quả đánh giá giá trị hội tụ biến MTĐP và QLCLXD .......................120 Hình 4.9. Hình chụp kết quả phân tích Bootstrapping trên màn hình máy tính .....121 Hình 4.10. Hình chụp kết quả hệ số VIF trên màn hình máy tính ..........................122 Hình 4.11. Kết quả hệ số đường dẫn mô hình ........................................................123 Hình 4.12. Kết quả tần suất mỗi hệ số đường dẫn ..................................................124 Hình 4.13. Kết quả giá trị R2 ..................................................................................125
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn Đề tài Đại hội Đảng lần thứ XIII khẳng định kết cấu hạ tầng đường bộ đóng vai trò quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược, cần ưu tiên đầu tư đồng bộ, hiện đại, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, an sinh xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ từng bước đồng bộ, hiện đại, bảo đảm an toàn, cân đối hài hòa, hợp lý về địa lý, dân số, quy mô kinh tế, nhu cầu phát triển vùng, miền và hiệu quả đầu tư; kết nối hiệu quả giữa các loại hình giao thông và giữa hệ thống đường bộ quốc gia với hệ thống đường địa phương; kết nối vùng, miền, các đầu mối vận tải và quốc tế; phát huy thế mạnh là phương thức linh hoạt, hiệu quả đối với cự ly ngắn và trung bình, hỗ trợ gom và giải tỏa hàng hóa, hành khách cho các phương thức vận tải khác. So với khu vực miền Trung và miền Nam nước ta, tại miền Bắc công tác đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhiều công trình giao thông lớn, hiện đại đã và đang từng bước được đầu tư xây dựng, góp phần tạo diện mạo mới cho khu vực, tạo lập được sự kết nối giữa các vùng, liên vùng, hành lang kinh tế Bắc - Nam trên cơ sở trục giao thông Bắc - Nam, hành lang kinh tế Đông - Tây Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là trục kết nối chủ đạo của vùng động lực phía Bắc và kết nối vùng Trung du và miền núi phía Bắc với các trung tâm kinh tế lớn, cảng biển của cả nước. Một số dự án tiêu biểu đã được đầu tư xây dựng như cao tốc Láng - Hòa Lạc, Hòa Lạc - Hòa Bình, Pháp Vân - Cầu Giẽ, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Thái Nguyên… chất lượng công trình tại các dự án khi đưa vào khai thác đã đáp ứng được yêu cầu, nhiều dự án đạt chất lượng cao. Bên cạnh những kết quả tích cực thì vẫn còn nhiều tồn tại ở một số dự án như chậm tiến độ, vượt dự toán, công trình có chất lượng kém ở một số bộ phận hoặc hạng mục công trình có thể gây mất an toàn gây bức xúc trong dư luận xã hội và làm ảnh hưởng tới uy tín của ngành như: Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Hà Nam -
- 2 Thanh Hóa, dự án Quốc lộ 3 (cũ) đoạn Hà Nội - Thái Nguyên, dự án sửa chữa Quốc lộ 5..., cục bộ đã xuất hiện các hư hỏng như: lún, nứt, trượt trồi, vệt hằn bánh xe...Do vậy cần thiết có những tổng kết, phân tích, nghiên cứu dưới góc độ khoa học để đánh giá được thực trạng chất lượng công trình đường bộ trong khu vực, nguyên nhân gây ra những tồn tại, hạn chế, xác định được nút thắt, điểm nghẽn, yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình đường bộ... từ đó có thể áp dụng những mô hình hợp lý, cách làm hiệu quả vào các dự án khác tại khu vực phía Bắc, cũng như khu vực miền Trung, miền Nam; bên cạnh việc phòng ngừa, hạn chế được những sai sót đã được nhận diện tại các dự án công trình đường bộ ở khu vực phía Bắc. Trước đây, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ trong nước tập trung giải quyết riêng lẻ một số vấn đề liên quan đến chất lượng công trình và QLCL công trình; tuy vậy, vấn đề QLCL xây dựng công trình cần được tiếp tục làm rõ hơn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Hiện nay, khái niệm này chưa được làm rõ trong các văn bản pháp lý và hướng dẫn liên quan. Hơn nữa, vấn đề này cũng cần được xem xét đa góc độ từ các bên liên quan của dự án. Với khoảng trống nghiên cứu như vậy, tác giả đã chọn đề tài "Nghiên cứu hoàn thiện quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ khu vực phía Bắc" cho Luận án. Đây là nghiên cứu cần thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn trong việc kiểm soát, nâng cao CLXD công trình giao thông đường bộ, từ đó nâng cao hiệu quả của dự án đầu tư công trình đường bộ tại các khu vực phía Bắc nước ta. 2. Mục đích, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của Luận án Mục đích của Luận án: Mục đích của Luận án là nghiên cứu hoàn thiện QLCL xây dựng công trình đường bộ khu vực phía Bắc. Mục tiêu của Luận án: Để đạt được mục đích đề ra, Luận án tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: - Hệ thống hóa cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn về công tác QLCL công trình đường bộ; - Xây dựng mô hình và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến QLCLXD công
- 3 trình đường bộ ở khu vực phía Bắc hiện nay; - Quan điểm phương hướng và đề xuất các giải pháp có tính định hướng để hoàn thiện QLCLXD công trình đường bộ ở khu vực phía Bắc trong thời gian tới. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu trên, Luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Khái niệm, nội hàm của QLCLXD công trình đường bộ là gì? (2) Thực trạng QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc thời gian qua như thế nào? Kết quả đạt được, các tồn tại và hạn chế hiện nay? Các khó khăn, thách thức hiện nay là gì? (3) Yếu tố nào có ảnh hưởng ý nghĩa, quan trọng đến công tác QLCLXD công trình đường bộ ở khu vực miền Bắc hiện nay? (4) Giải pháp định hướng nào cần được ưu tiên thực hiện để hoàn thiện QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc nhằm đáp ứng sự phát triển của ngành giao thông, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực trong những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là công tác QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu ❖ Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện QLCLXD công trình đường bộ, trong đó tập trung đề cập các vấn đề lên quan đến QLCLXD công trình đường bộ trong quá trình thi công ở giai đoạn thực hiện dự án. Các dự án đầu tư tập trung nghiên cứu là các dự án đường quốc lộ thuộc phạm vi QLNN của Bộ Giao thông Vận tải. ❖ Phạm vi về không gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng, tồn tại, hạn chế cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến QLCLXD công trình đường bộ, đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLCLXD tại các dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ ở khu vực phía Bắc. ❖ Phạm vi về thời gian nghiên cứu: sử dụng các dữ liệu thứ cấp trong giai đoạn 2010 - 2021; số liệu sơ cấp năm 2020.
- 4 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử mà các nhà kinh tế sử dụng để nghiên cứu sự phát triển tự nhiên, xã hội và tư duy; cùng với đó, nghiên cứu cũng sử dụng thêm các phương pháp như: điều tra khảo sát, phương pháp chuyên gia, các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh... Thực trạng QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc chưa được báo cáo nhiều, có ít công trình nghiên cứu, đánh giá thực trạng; bởi vậy nhận thức về thực trạng là còn nhiều hạn chế, nên trong nghiên cứu này tác giả đã áp dụng cách tiếp cận nghiên cứu “hỗn hợp thăm dò” - “exploratory mixed method” - tức là sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng; trong đó, nghiên cứu định tính sẽ được tiến hành trước để thăm dò, khám phá về thực trạng bối cảnh, môi trường nghiên cứu; sau đó nghiên cứu định lượng với quy mô khảo sát lớn sẽ được xây dựng dựa trên kết quả định tính trước để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Quy trình và kỹ thuật nghiên cứu được trình bày chi tiết tại Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. 5. Kết quả đạt được của Luận án Luận án này đã đạt được các kết quả sau: - Làm rõ nội hàm các khái niệm: chất lượng công trình, CLXD, QLCL công trình, QLCLXD công trình đường bộ; - Đánh giá thực trạng QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc (gồm tồn tại, thách thức, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng tới công tác QLCLXD công trình đường bộ); - Đề xuất các nhóm giải pháp mang tính gợi mở nhằm hoàn thiện công tác QLCLXD công trình đường bộ phía Bắc. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ❖ Ý nghĩa khoa học: ➢ Luận án đã hệ thống hóa và làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận về CLXD và công tác QLCLXD công trình đường bộ từ khái niệm, nội dung đến các tiêu chí đánh giá chung.
- 5 ➢ Luận án đã phát triển mô hình và hệ thống thang đo đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLCLXD công trình đường bộ. ❖ Ý nghĩa thực tiễn: ➢ Luận án đã phân tích, nhận diện được các tồn tại, khó khăn, thách thức trong công tác QLCLXD công trình đường bộ ở khu vực phía Bắc; ➢ Luận án đã sử dụng mô hình bình phương tối thiểu riêng phần chỉ ra được 7 yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng ý nghĩa đến công tác QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc theo thứ tự giảm dần: Năng lực chuỗi cung ứng; Năng lực và văn hóa chất lượng của chủ đầu tư, ban quản lý dự án; Điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của địa phương; Năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát nhà nước tại công trường; Năng lực và văn hóa chất lượng của nhà thầu; Năng lực và văn hóa chất lượng của lực lượng tư vấn; Hệ thống văn bản pháp lý và tài liệu hướng dẫn liên quan. Bảy yếu tố này cùng nhau tạo ra 59,3% biến đổi đến biến phụ thuộc “kết quả QLCLXD công trình đường bộ”. ➢ Luận án đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác QLCLXD đường bộ trong bối cảnh ở khu vực phía Bắc với 4 nhóm giải pháp nhằm (1) hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan; (2) thúc đẩy ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong công tác QLCLXD công trình đường bộ; (3) thúc đẩy văn hóa tổ chức định hướng chất lượng; (4) nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung, Luận án được bố cục thành 04 Chương: Chương 1: Tổng quan các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả, bàn luận và các giải pháp hoàn thiện công tác QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc.
- 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLCL trong lĩnh vực xây dựng Đã có nhiều nghiên cứu phân tích, đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến kết quả QLCL trong hoạt động xây dựng công trình nói chung và công trình đường bộ nói riêng. Mỗi nghiên cứu đóng góp nhận diện một số yếu tố cụ thể; ví dụ vai trò nhà nước [47, 60], vai trò của các chủ thể thực hiện dự án [64, 66, 77], hiệu quả chuỗi cung ứng [64, 75], hay điều kiện môi trường dự án (Sun and Li [81], Xu, Yang [87])… 1.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng phản ánh vai trò quản lý và giám sát nhà nước Vai trò quản lý, giám sát nhà nước trong hoạt động xây dựng nhằm đạt được mục tiêu cơ bản nhất là nhằm duy trì và nâng cao lợi ích quốc gia và cộng đồng, bảo đảm việc sử dụng an toàn và phát triển bền vững liên tục và có tính kết nối [53]. Các nghiên cứu điển hình điều tra, đánh giá vai trò của QLNN đối với kết quả QLCL trong hoạt động xây dựng công trình như: Hoonakker, Carayon [93], [47], [60], Xu, Yang [87], Sun and Li [81], Battikha [39], Guo, Shang [53], Guo, Shang [52], Wang, He [84]... Trước tiên, các nghiên cứu [47] và [60] đã đồng ý rằng điều kiện nền kinh tế (vấn đề lạm phát hay giảm phát…) và QLNN yếu kém (tham nhũng, quan liêu…) là những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến hệ quả chậm tiến độ của các dự án xây dựng. Guo, Shang [53] và Guo, Shang [52] tiến hành nghiên cứu vai trò giám sát của nhà nước trong quá trình tiêu chuẩn hóa CLXD ở Trung Quốc dưới sáu khía cạnh bao gồm thay đổi cách thức giám sát, phát triển và cải cách giám sát, cải thiện hiệu quả giám sát, điều chỉnh công cụ giám sát, quy định trách nhiệm giám sát và xây dựng tiêu chuẩn giám sát. Kết quả, nghiên cứu đã đề xuất một khung hệ thống tiêu chuẩn hóa cho giám sát nhà nước, quá trình giám sát và ra quyết định giám sát [52, 53] để nâng cao hiệu quả QLCL trong lĩnh vực xây dựng. Hoonakker, Carayon [93] và Sun and Li [81] tiến hành nghiên cứu các rào cản trong nâng cao hiệu quả QLCL công trình thông qua phỏng vấn chuyên gia và khảo sát; kết quả các nghiên cứu đã chỉ ra hai trong những rào cản chính là (1) thực trạng thiếu tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng và (2) hiệu quả thấp quá trình thanh tra, giám sát nhà nước.
- 7 Trong bối cảnh ngành xây dựng Việt Nam, nghiên cứu Ling and Bui [70] - “Factors Affecting Construction Project Outcomes: Case Study of Vietnam” tập trung nhận diện các yếu tố tác động lên chất lượng dự án xây dựng dựa trên phân tích số liệu phỏng vấn với các nhà quản lý của 3 dự án xây dựng được đánh giá thành công và 3 dự án xây dựng được đánh giá không thành công về các khía cạnh quản lý chi phí, tiến độ và chất lượng công trình. Kết quả chỉ ra rằng, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan QLNN và cơ sở dữ liệu quốc gia về môi trường như thời tiết, địa chất, điều kiện giao thông... là hai trong số các yếu tố chính ảnh hưởng ý nghĩa đến chất lượng của các dự án xây dựng ở Việt Nam. Nghiên cứu Le-Hoai, Dai Lee [67] -“Delay and Cost Overruns in Vietnam Large Construction Projects” cũng tiến hành nhận diện và phân tích các yếu tố gây nên hậu quả vượt chi phí và chậm tiến độ đối với các dự án xây dựng ở Việt Nam. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn với 87 chuyên gia xây dựng Việt Nam; kết quả nghiên cứu nhận diện 21 yếu tố ảnh hưởng liên quan tới các chủ thể khác nhau, bao gồm nhà nước. Các yếu tố đó liên quan đến vai trò quản lý, giám sát nhà nước bao gồm: thanh tra, giám sát nhà nước tại công trường không hiệu quả, việc giải ngân chậm, thị trường vật liệu, vật tư xây dựng không ổn định, và những hạn chế từ góc độ QLNN khác. 1.1.2. Yếu tố ảnh hưởng phản ánh vai trò chuỗi cung ứng xây dựng Vai trò của chuỗi cung ứng đến kết quả QLCL trong lĩnh vực xây dựng đã được thừa nhận bởi nhiều nghiên cứu [64, 75]. J. Sweis, O. Shanak [57] tiến hành nhận diện và đánh giá các yếu tố tác động công tác QLCL trong lĩnh vực xây dựng nhà ở tại Jordan dưới góc độ nhà thầu và kiến trúc sư. Nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của chuỗi cung ứng đóng vai rất quan trọng, bên cạnh yếu tố khác như nguồn nhân lực, quan điểm và mục tiêu của chủ đầu tư về chất lượng, công nghệ được áp dụng vào dự án. Zeng, Lou [89] nghiên cứu khía cạnh quản lý dòng chảy thông tin trong dự án xây dựng và nhận định rằng sự truyền tải - chia sẻ thông tin không hiệu quả giữa các bộ phận của công ty xây dựng và giữa công ty với đối tác bên ngoài đã tác động lớn tới kết quả QLCLXD công trình, ngay cả đối với công ty đã được chứng nhận ISO-9000. Thêm nữa, nghiên cứu Arditi and Gunaydin [35] ở Mỹ chỉ ra rằng
- 8 các cam kết hợp tác giữa các bên liên quan trong quá trình xây dựng là một bước quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng của sản phẩm xây dựng. Đối với lĩnh vực xây dựng công trình đường bộ nói riêng, Kaliba, Muya [60] đã tiến hành nhận diện và đánh giá - xếp hạng các nguyên nhân gây ra tình trạng vượt dự toán và chậm tiến độ tại các dự án đường ở Zambia. Kết quả chỉ ra nguyên nhân chính gây chậm tiến độ là do thị trường thiếu hụt nguồn nhân lực có năng lực phù hợp, thị trường thiếu thiết bị - công nghệ thi công phù hợp, và vấn đề kém hiệu quả trong cộng tác, phối hợp làm việc giữa các bên trên công trường. Trong bối cảnh ngành xây dựng trong nước, nghiên cứu Ling and Bui [70] đã kết luận sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài vào chuỗi cung ứng của dự án sẽ tác động ý nghĩa đến kết quả các dự án xây dựng ở Việt Nam. Nghiên cứu Long, Ogunlana [73] -“Large construction projects in developing countries: a case study from Vietnam” đã xác nhận vai trò của năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong việc đảm bảo chi phí và tiến độ cho các dự án lớn tại Việt Nam. Nghiên cứu Le-Hoai, Dai Lee [67] xác nhận các yếu tố của chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng ý nghĩa đến kết quả quản lý không tốt về tiến độ và chi phí của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng gồm: sự hỗ trợ không hiệu quả của nhà tư vấn trong quá trình quản lý công trường, cung ứng vật liệu xây dựng không hiệu quả, nhà thầu phụ không đủ năng lực, dòng chảy thông tin giữa các bên liên quan không thông suốt, và thị trường thiếu hụt công nhân lành nghề. 1.1.3. Yếu tố ảnh hưởng phản ánh vai trò của các chủ thể tham gia trực tiếp dự án xây dựng Một dự án xây dựng nói chung sẽ có sự tham gia trực tiếp của nhiều bên gồm chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn: thiết kế, giám sát, quản lý dự án, thẩm tra, thẩm định, nhà cung cấp vật tư... Bản chất của việc xây dựng công trình là một hệ thống phức tạp với nhiều bên tham gia, mỗi bên lại có lợi ích và quan điểm riêng, cùng làm việc để hoàn thành kế hoạch dự án; nhưng trên thực tế các kế hoạch này thường xuyên phải thay đổi trong suốt quá trình xây dựng. Bởi vậy, nhìn chung mỗi chủ thể đều đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến kết quả QLCL của một dự án đầu tư xây dựng công trình (Hoonakker, Carayon [93]). Các thay đổi thường là nguyên nhân
- 9 chậm tiến độ dự án, chất lượng công trình kém và công việc phải làm lại. Ngay cả, mục tiêu chung của các bên là việc hình thành dự án thì mỗi bên tham gia lại khác nhau trong những gì họ hy vọng có được từ quá trình hoàn thành dự án (Hoonakker, Carayon [93]). Các nghiên cứu đã xác nhận vai trò lãnh đạo của doanh nghiệp [77], sự cam kết về chất lượng của ban lãnh đạo [66], quản lý chiến lược định hướng chất lượng [64], hay hiệu quả quản lý kế hoạch [64, 66] của mỗi chủ thể đều ảnh hưởng đến kết quản QLCL chung của dự án xây dựng. Arditi and Gunaydin [35] nghiên cứu tổng quan và phân tích số liệu khảo sát được tiến hành ở Mỹ đã chỉ ra rằng cam kết của lãnh đạo hướng tới chất lượng và quá trình cải thiện liên tục công tác QLCL của doanh nghiệp xây dựng là yếu tố rất quan trọng trong việc bảo đảm CLXD. Theo đó, các yếu tố đặc trưng ngành xây dựng ảnh hưởng tới chất lượng của toàn bộ quá trình xây dựng của một dự án được nhận diện và thể hiện như Hình 1.1. bao gồm: cam kết của lãnh đạo, đào tạo - bồi dưỡng, kiểm toán, dịch vụ khách hàng, chất lượng của hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng bản vẽ, hiệu quả làm việc đội nhóm, hiệu quả chuỗi cung ứng, quản lý chi phí chất lượng... Lãnh đạo và cam kết quản lý Đào tạo Làm việc nhóm Phương pháp thống kê QLCL tổng Quản lý cung ứng thể Dịch vụ khách hàng Chi phí chất lượng Các yếu tố đặc trưng ngành xây dựng: - Quy chuẩn, tiêu chuẩn - Chất lượng bản vẽ và các thông số kỹ thuật - Điều kiện xây dựng dự án Hình 1.1. Các thành phần của QLCL tổng thể trong quá trình xây dựng Nghiên cứu Arditi, Nayak [36] đã đánh giá thực nghiệm và kết luận mối quan hệ ý nghĩa giữa văn hóa doanh nghiệp với mức độ chậm tiến độ xây dựng công trình. Chan, Wong [42] phân tích số liệu khảo sát và đã tìm thấy rằng năng lực cán bộ, văn
- 10 hóa chất lượng chủ động của các bên liên quan, năng lực giám sát thầu phụ, mức độ lưu tâm của chủ đầu tư về chất lượng sản phẩm, an toàn, và vấn đề môi trường có ảnh hưởng ý nghĩa kết quả QLCLXD công trình vốn nhà nước ở Hồng Kong. J. Sweis, O. Shanak [57] tiến hành đánh giá các yếu tố tác động ý nghĩa đến kết quả QLCLXD trong lĩnh vực xây dựng nhà ở tại Jordan dưới góc độ nhà thầu và kiến trúc sư và đã chỉ ra các yếu tố chính bao gồm: năng lực quản lý nguồn nhân lực, quan điểm và mục tiêu của chủ đầu tư về chất lượng, năng lực công nghệ của nhà thầu là những yếu tố chính. Thêm nữa, Sun and Li [81] đã xác nhận thực nghiệm rằng năng lực của đơn vị tư vấn khảo sát địa chất, năng lực của đơn vị thiết kế kỹ thuật, năng lực công nghệ thi công của nhà thầu, và năng lực đơn vị tư vấn giám sát đều các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng kém CLXD công trình. Hoonakker, Carayon [93] điều tra các rào cản trong quá trình thực hiện QLCLXD công trình dưới góc độ nhà thầu. Số liệu được tổng hợp thông qua phỏng vấn với các nhà thầu và điều tra câu hỏi khảo sát. Kết quả phân tích chỉ ra các rào cản đáng kể như: thiếu hụt lực lượng lao động lành nghề, trao thầu dựa trên giá bỏ thầu thấp nhất, các đội/nhóm/tổ làm việc không hiệu quả, vấn đề liên quan tới hợp đồng, giải quyết bất đồng thông qua kiện tụng, sử dụng hợp đồng D/B (Design/ Build) dựa trên thương thảo, và các tiêu chuẩn xây dựng còn nhiều hạn chế. Jaafari [58] xem xét các thách thức trong việc triển khai các hệ thống QLCL dưới góc độ yếu tố về con người. Tiến hành phân tích số liệu phỏng vấn và khảo sát, nghiên cứu chỉ ra rằng nhận thức của lực lượng lao động về hệ thống bảo đảm chất lượng (trong các khía cạnh như sự áp dụng của hệ thống cho từng dự án, các nguyên tắc nền tảng của hệ thống, những gì cần được tiến hành để hệ thống hiệu quả, tính hữu dụng của hệ thống…); sự tham gia của họ vào quá trình triển khai hệ thống bảo đảm chất lượng, và thiếu hụt sự bảo đảm cam kết của người quản lý đối với việc áp dụng hệ thống bảo đảm chất lượng đã tác động tới hiệu quả của hệ thống QLCL được triển khai. Xu, Yang [87] thông qua phân tích mối quan hệ giữa kiểm soát chất lượng, kiểm soát chi phí, kiểm soát tiến độ trong các dự án xây dựng dân dụng, nghiên cứu này nhận diện các yếu tố chính tác động đến hiệu quả kiểm soát chất lượng trong quá
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sử dụng vỏ sắn (khoai mì) trong thức ăn cho bò nuôi lấy thịt
2 p | 192 | 14
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu, phát triển các lược đồ chữ ký sô tập thể
24 p | 132 | 13
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu nhẹ tái chế từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng
177 p | 28 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm về tính chất cơ lý của bê tông sử dụng cốt liệu lớn tái chế từ chất thải rắn xay dựng và ứng dụng cho cột bê tông cốt thép chịu nén đúng tâm
160 p | 28 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc
135 p | 25 | 8
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu bê tông chịu nhiệt sử dụng cốt liệu tro xỉ nhiệt điện, xi măng poóclăng và các phụ gia khoáng mịn
164 p | 19 | 7
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu biến dị, khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn pelita tại Bàu Bàng (Bình Dương) và Pleiku (Gia Lai)
129 p | 107 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sự ổn định khoang hầm trong môi trường đá nứt nẻ bằng phương pháp Phân tích biến dạng không liên tục
24 p | 112 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ổn định đàn hồi của tấm và vỏ trụ composite lớp chịu tải trọng động
24 p | 104 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử dầm bê tông cốt thép chịu uốn bị hư hỏng do ăn mòn được gia cường bằng tấm CFRP
27 p | 14 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu bê tông chịu nhiệt sử dụng cốt liệu tro xỉ nhiệt điện, xi măng poóclăng và các phụ gia khoáng mịn
27 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến kết quả xác định một số thông số mật đường bê tông xi măng sân bay bằng thiết bị gia tải động
27 p | 28 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm lan truyền kim loại nặng từ bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh tại Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội
26 p | 29 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tương tác giữa ống dẫn và nền san hô
24 p | 102 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu nhẹ tái chế từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng
27 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc
12 p | 5 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm trượt đất đá trên đường Hồ Chí Minh đoạn Đakrông – Thạnh Mỹ và luận chứng giải pháp xử lý thích hợp
24 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn