intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa dê Boer, Bách Thảo và Cỏ tại Ninh Bình, Yên Bái và Bắc Kạn

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

100
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Xác định đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất, tình hình dịch bệnh của một số tổ hợp lai giữa dê Boer, Bách Thảo và Cỏ để có cơ sở khoa học lựa chọn tổ hợp lai phù hợp trong điều kiện chăn nuôi nông hộ tại vùng nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa dê Boer, Bách Thảo và Cỏ tại Ninh Bình, Yên Bái và Bắc Kạn

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÙI KHẮC HÙNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI GIỮA DÊ BOER, BÁCH THẢO VÀ CỎ TẠI NINH BÌNH, YÊN BÁI VÀ BẮC KẠN NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÙI KHẮC HÙNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI GIỮA DÊ BOER, BÁCH THẢO VÀ CỎ TẠI NINH BÌNH, YÊN BÁI VÀ BẮC KẠN CHUYÊN NGÀNH : CHĂN NUÔI MÃ SỐ : 62.62.01.05 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN BÁ MÙI 2. PGS.TS. ĐẶNG THÁI HẢI HÀ NỘI - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội. ngày tháng năm 2016 Tác giả luận án Bùi Khắc Hùng i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhận dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy hƣớng dẫn PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi và PGS.TS. Đặng Thái Hải đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Sinh lý - Tập tính động vật và Bộ môn Hóa sinh động vật, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin trân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên chức Trung tâm Khảo, kiểm nghiệm và kiểm định giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, Cục Chăn nuôi đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận án Bùi Khắc Hùng ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục sơ đồ, hình, đồ thị và biểu đồ viii Trích yếu luận án ix Thesis abstract xi PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu của đề tài 3 1.3 Phạm vi nghiên cứu 3 1.4 Những đóng góp mới của đề tài 3 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 5 2.1.1 Đặc điểm sinh học của dê 5 2.1.2 Khả năng sản xuất của dê 9 2.1.3 Lai giống và ƣu thế lai 13 2.2 Tình hình nghiên cứu dê boer, bách thảo và dê cỏ 21 2.2.1 Tình hình nghiên cứu dê Boer 21 2.2.2 Tình hình nghiên cứu dê Bách Thảo 23 2.2.3 Tình hình nghiên cứu dê Cỏ 25 2.3 Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới và trong nƣớc 26 2.3.1 Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới 26 2.3.2 Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam, địa bàn nghiên cứu 30 PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 37 3.1.1 Địa điểm nghiên cứu 37 3.1.2 Thời gian nghiên cứu 37 iii
  6. 3.2 Đối tƣợng nghiên cứu 37 3.3 Nội dung nghiên cứu 38 3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 38 3.4.1 Bố trí thí nghiệm 38 3.4.2 Xác định đặc điểm sinh học 41 3.4.3 Đánh giá khả năng sinh sản 41 3.4.4 Đánh giá khả năng sinh trƣởng 42 3.4.5 Xác định năng suất và chất lƣợng thịt 43 3.4.6 Tình hình dịch bệnh của đàn dê theo dõi 44 3.4.7 Phƣơng pháp xử lý số liệu 44 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 47 4.1 Đặc điểm sinh học 47 4.1.1 Đặc điểm ngoại hình 47 4.1.2 Đặc điểm sinh lý, sinh hóa máu 51 4.2 Khả năng sản xuất 62 4.2.1 Khả năng sinh sản 62 4.2.2 Khả năng sinh trƣởng 72 4.2.3 Năng suất, chất lƣợng thịt 84 4.3 Tình hình dịch bệnh 105 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108 5.1 Kết luận 108 5.2 Kiến nghị 109 Danh mục công trình công bố liên quan đến luận án 110 Tài liệu tham khảo 111 Phụ lục 118 iv
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BT Bách Thảo Bo Boer Cs Cộng sự CV Cao vây DTC Dài thân chéo KL Khối lƣợng Nxb Nhà xuất bản TB Trung bình VN Vòng ngực SS Sinh sản et al Viết tắt từ tiếng anh nghĩa là cộng sự g/L Gam/lít v
  8. DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1 Kết quả mổ khảo sát dê Bách Thảo 24 2.2 Thành phần hóa học của thịt dê Bách Thảo 24 2.3 Số lƣợng dê trên thế giới và các khu vực (2003 - 2013) 26 2.4 Sản lƣợng thịt, sữa dê trên thế giới (2002 - 2012) 27 2.5 Số lƣợng và tỷ lệ tăng đàn dê của một số nƣớc châu Á (2003 - 2013) 28 2.6 Số lƣợng và phân bố dê trong 3 năm (2011 - 2013) tại các vùng 31 2.7 Số lƣợng dê nuôi tại tỉnh nghiên cứu giai đoạn 2011-2013 33 2.8 Số hộ chăn nuôi dê ở các quy mô khác nhau 33 2.9 Cơ cấu đàn dê của các hộ chăn nuôi 34 2.10 Các loại thức ăn đƣợc bổ sung cho dê tại chuồng 35 2.11 Các kiểu chuồng nuôi dê nông hộ 35 4.1 Màu sắc lông của dê Cỏ 47 4.2 Màu sắc lông của dê lai BT x Cỏ 49 4.3 Màu sắc lông của dê lai Bo x (BT x Cỏ) 50 4.4 Màu sắc lông của dê lai (Bo x BT) x Cỏ 50 4.5 Màu sắc lông của dê lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ 51 4.6 Đặc điểm sinh lý máu của dê nuôi tại Ninh Bình 52 4.7 Đặc điểm sinh lý máu của dê nuôi tại Yên Bái 53 4.8 Đặc điểm sinh lý máu của dê nuôi tại Bắc Kạn 54 4.9 Đặc điểm sinh lý máu của dê nuôi tại các tỉnh nghiên cứu 55 4.10 Một số chỉ tiêu sinh hóa máu của dê nuôi tại Ninh Bình 57 4.11 Một số chỉ tiêu sinh hóa máu dê nuôi tại Yên Bái 58 4.12 Một số chỉ tiêu sinh hóa máu dê nuôi tại Bắc Kạn 59 4.13 Một số chỉ tiêu sinh hóa chung máu dê nuôi tại các tỉnh nghiên cứu 60 4.14 Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của dê cái nuôi tại Ninh Bình 63 4.15 Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của dê cái nuôi tại Yên Bái 65 4.16 Khả năng sinh sản của dê cái nuôi tại Bắc Kạn 67 4.17 Khả năng sinh sản chung của dê cái nuôi tại các tỉnh nghiên cứu 68 vi
  9. 4.18 Số con đẻ ra mỗi lứa 71 4.19 Tỷ lệ nuôi sống 71 4.20 Khối lƣợng qua các tháng tuổi của dê nuôi tại Ninh Bình 73 4.21 Khối lƣợng qua các tháng tuổi của dê nuôi tại Yên Bái 74 4.22 Khối lƣợng qua các tháng tuổi của dê nuôi tại Bắc Kạn 75 4.23 Khối lƣợng qua các tháng tuổi chung của dê tại các tỉnh nghiên cứu 77 4.24 Sinh trƣởng tuyệt đối của dê nuôi tại Ninh Bình 78 4.25 Sinh trƣởng tuyệt đối của dê nuôi tại Yên Bái 80 4.26 Sinh trƣởng tuyệt đối của dê nuôi tại Bắc Kạn 81 4.27 Sinh trƣởng tuyệt đối chung của dê tại các tỉnh nghiên cứu 83 4.28 Kết quả mổ khảo sát dê nuôi tại Ninh Bình 85 4.29 Kết quả mổ khảo sát dê nuôi tại Yên Bái 87 4.30 Kết quả mổ khảo sát dê nuôi tại Bắc Kạn 90 4.31 Kết quả mổ khảo sát chung của dê nuôi tại các tỉnh nghiên cứu 94 4.32 Kết quả phân tích thành phần hóa học của thịt dê nuôi tại Ninh Bình 95 4.33 Kết quả phân tích thành phần hóa học của thịt dê nuôi tại Yên Bái 96 4.34 Kết quả phân tích thành phần hóa học của thịt dê nuôi tại Bắc Kạn 97 4.35 Thành phần hóa học chung của thịt dê nuôi tại các tỉnh nghiên cứu 98 4.36 Hàm lƣợng axit amin trong thịt dê nuôi tại Ninh Bình 100 4.37 Hàm lƣợng axit amin trong thịt dê nuôi tại Yên Bái 101 4.38 Hàm lƣợng axit amin trong thịt dê nuôi tại Bắc Kạn 102 4.39 Hàm lƣợng axit amin trong thịt chung của dê nuôi tại ba tỉnh nghiên cứu 104 4.40 Tình hình dịch bệnh chung của đàn dê nuôi tại các tỉnh nghiên cứu 106 vii
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ TT Sơ đồ Trang 3.1 Đực Cỏ x cái Cỏ  tạo dê Cỏ thuần 39 3.2 (Lai 2 máu): Đực BT x cái Cỏ  con lai BT x Cỏ 40 3.3 (Lai 3 máu): Đực Bo x cái lai (BT x Cỏ)  con lai Bo x (BT x Cỏ) 40 3.4 (Lai 3 máu): Đực lai (Bo x BT) x cái Cỏ  con lai (Bo x BT) x Cỏ 40 3.5 (Lai 3 máu): Đực lai Bo x (Bo x BT) x cái Cỏ  con lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ 40 TT Các hình Trang 2.1 Chuồng nuôi dê 36 3.1 Các thành phần thân thịt của dê 43 3.2 Mổ khảo sát đánh giá năng suất thịt dê 43 4.1 Giống dê Cỏ 48 4.2 Dê lai (BT x Cỏ) 48 4.3 Dê lai Bo x (BT x Cỏ) 49 4.4 Dê lai (Bo x BT) x Cỏ 49 4.5 Dê lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ 51 TT Tên biểu đồ Trang 4.1 Thành phần sinh lý máu dê 57 viii
  11. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Bùi Khắc Hùng Tên Luận án: Nghiên cứu khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa dê Boer, Bách Thảo và Cỏ tại Ninh Bình, Yên Bái và Bắc Kạn Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 62.62.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Xác định đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất, tình hình dịch bệnh của một số tổ hợp lai giữa dê Boer, Bách Thảo và Cỏ để có cơ sở khoa học lựa chọn tổ hợp lai phù hợp trong điều kiện chăn nuôi nông hộ tại vùng nghiên cứu. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong Luận án đã áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chính sau đây: - Đặc điểm ngoại hình: quan sát, theo dõi, phân loại, thống kê trực tiếp; Đặc điểm sinh lý máu: lấy máu phân tích bằng máy CELL DYN 3700; Đặc điểm sinh hóa máu: xác định bằng máy Cobas C502; Chỉ tiêu sinh sản: theo dõi, quan sát và sổ sách ghi chép; Khối lƣợng: cân dê ở giai đoạn bằng cân đồng hồ hay cân treo; Kích thƣớc các chiều đo: đo các chiều bằng thƣớc dây, thƣớc gậy đƣợc tiến hành vào buổi sáng, trƣớc khi cho đi chăn thả (sau khi cân); - Mổ khảo sát: theo TCVN 1280-81 và mẫu thịt đƣợc lấy theo TCVN 4833- 2002; Thành phần hoá học của thịt dê: xác định theo: TCVN-4326-2001; TCVN-4328- 1:2007; TCVN-4331-2001; TCVN-4327-2007, AOAC (1997) trên máy sắc ký khối phổ GC-MS QP5050A; Hàm lƣợng axit amin trong thịt dê: xác định trên máy sắc ký lỏng cao áp HPLC 1090M và dựa trên nguyên lý sắc ký lỏng pha ngƣợc theo (Phan Văn Chi và cs., 1997). Kết quả chính và kết luận - Đặc điểm sinh học: Số lƣợng hồng cầu, bạch cầu trên 1 mm3 máu cao nhất ở dê Cỏ, sau đến dê lai 2 máu và thấp nhất ở dê lai 3 máu. Hàm lƣợng albumin trong huyết tƣơng của máu lại cao nhất ở dê lai 3 máu, sau đến dê lai 2 máu và thấp nhất ở dê Cỏ. Trái lại, hàm lƣợng IgG lại cao nhất ở dê Cỏ, sau đến dê lai 2 máu và thấp nhất ở dê lai 3 máu. Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của dê: trong phạm vi bình thƣờng. Một số tổ hợp dê lai đƣợc nghiên cứu có khả năng thích nghi tốt với môi trƣờng sống tại địa bàn nghiên cứu. - Khả năng sinh sản: Dê Cỏ có tuổi phối giống lần đầu sớm nhất (178,97 ngày), dê F1 (BT x Cỏ) có tuổi phối giống lần đầu muộn hơn (295,20 ngày). Dê cái Cỏ và F1 ix
  12. (BT x Cỏ) có khoảng cách lứa đẻ trung bình (200,67 - 221,30) ngày; số con đẻ ra trên lứa (1,56 - 1,73 con/lứa). - Khả năng sinh trƣởng: + Thời điểm 9 tháng tuổi, khối lƣợng cơ thể dê lai Bo x (BT x Cỏ) là lớn nhất (26,13 kg/con), tiếp đến là dê lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ (24,87 kg/con), dê lai (Bo x BT) x Cỏ (22,57 kg/con), dê lai (BT x Cỏ) (21,25 kg/con) và thấp nhất là dê Cỏ (15,07 kg/con). Khối lƣợng của dê đực luôn cao hơn dê cái. Nhƣ vậy, việc sử dụng dê đực lai Bo x (Bo x BT) cho phối với dê cái Cỏ cho khối lƣợng của đàn con không thua kém so với dùng đực Boer cho phối với cái (BT x Cỏ). Dê đực lai Bo x (Bo x BT) lại dễ theo đàn khi chăn thả và tận dụng đƣợc nguồn dê cái Cỏ nền ở các hộ chăn nuôi. + Tốc độ sinh trƣởng tuyệt đối của dê lai Bo x (BT x Cỏ) và dê lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ là cao nhất, sau đến dê lai (Bo x BT) x Cỏ; dê lai (BT x Cỏ) và thấp nhất ở dê Cỏ. - Năng suất, chất lƣợng thịt: + Năng suất thịt của dê tăng theo tỷ lệ máu Boer trong các tổ hợp lai và cao hơn dê Cỏ. Cụ thể, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt tinh cao nhất ở dê lai Bo x (BT x Cỏ), sau đến dê lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ, dê lai (Bo x BT) x Cỏ, dê lai (BT × Cỏ) và thấp nhất ở dê Cỏ. + Giới tính có ảnh hƣởng đến năng suất thịt của dê, các chỉ tiêu khối lƣợng giết mổ, tỷ lệ thịt xẻ của dê lai Bo x (BT x Cỏ), (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ, (Bo x BT) x Cỏ, (BT x Cỏ) ở con đực cao hơn ở con cái. Hai chỉ tiêu này ở dê Cỏ giữa con đực với con cái lại không có sự sai khác thống kê. Tỷ lệ thịt tinh của các loại dê ở con đực đều cao hơn ở con cái. + Thịt dê có hàm lƣợng protein thô cao hơn ở dê Cỏ, thấp hơn ở dê lai (Bo x BT) x Cỏ và dê lai (BT x Cỏ), thấp nhất ở dê lai Bo x (BT x Cỏ) và dê lai (Bo x (Bo x BT)) x Cỏ. Hàm lƣợng cholesteron trong thịt dê lai hai, ba máu lại thấp hơn dê Cỏ. Tỷ lệ các axit amin thiết yếu trên tổng axit amin trong thịt dê cao nhất ở dê Cỏ, tiếp đến dê lai hai máu rồi đến dê lai ba máu. - Tình hình bệnh tật: Đàn dê theo dõi nhìn chung khỏe mạnh, không có dịch bệnh lớn xảy ra, khả năng mắc bệnh và tỷ lệ chết ở dê Cỏ có tỷ lệ thấp hơn so với các tổ hợp lai 2 và 3 máu. - Tại Ninh Bình, Yên Bái sử dụng tổ hợp dê lai Bo x (BT x Cỏ) phù hợp hơn cả, trong điều kiện nông hộ cùng thời gian nuôi đã cho năng suất cao hơn dê BT x Cỏ và dê Cỏ. Còn ở Bắc Kạn, sử dụng dê đực lai Bo x (Bo x BT) cho phối với dê cái Cỏ cho đàn con phát triển tốt nhất, dê đực lai Bo x (Bo x BT) lại dễ theo đàn khi chăn thả, đặc biệt tận dụng đƣợc nguồn dê cái Cỏ nền sẵn có ở các hộ chăn nuôi. x
  13. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Bui Khac Hung Thesis title: Study on the productive performance of Boer Goat, Bach Thao and Co Goat crossbred goats raised in Ninh Binh, Yen Bai and Bac Kan Provinces Major: Animal Science Code: 62.62.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives The study was carried out to evaluate the biological characteristics, productive performance and disease resistance of some hybrid combinations between Boer Goat, Bach Thao and Co Goat under smallholder farming conditions in Ninh Binh, Yen Bai and Bac Kan provinces. Materials and Methods The following methods have been applied in this research: - Physical characteristics: obtained through one-off observations and longitudinal monitoring, using standard classifications and statistics. - Haematology values: obtained by CELL DYN 3700 analyser. - Blood biochemistry values: obtained by COBAS C502 analyser. - Reproductive performance: obtained through monitoring, one-off observations and record keeping. - Weight performance: determined at various ages and times of the day using a hanging scale or chute weigh system. - Body measurements: taken using a measuring tape and a measuring rod in the morning before grazing. - Carcass performance: obtained following the TCVN 1280-81 guidelines; meat samples were taken according to ISO 4833-2002. - Meat chemical composition: determined according to ISO - 4326-2001, ISO- 4328-1:2007, TCVN-4331-2001, ISO-4327-2007 and AOAC (1997) on chromatography mass spectrometry GC-MS QP5050A. - Amino-acid composition: determined by high-pressure liquid chromatography and HPLC 1090M, based on the principle of reverse phase liquid chromatography under (Phan Van Chi et al., 1997). Main findings and conclusions - Haematology and blood biochemistry: the blood concentration of erythrocytes and leukocytes as well as the IgG concentration were the highest in pure Co goats, followed in decreasing order by crossbreds from 2 breeds and crossbreds from 3 breeds. Concentration of albumin was the highest in 3-breed crossbred goats, followed by 2- breed crossbreds and pure Co goats. All biochemistry parameters were in the normal xi
  14. ranges. The crossbred combinations between Boer Goat, Bach Thao and Co Goat were likely to be well adapted to the environment in the study areas. - Reproductive performance: The age at the first breeding was 179 days in Co goats and 295 days in F1 (BT x Co) goats. The calving interval was between 201 and 221 days in Co goats and F1 (BT x Co) goats. The number of offspring per litter was between 1,56 and 1,73. - Growth rate: at 9 months, the body weight of Bo x (BT x Co) crossbreds was the highest (26,1 kg) followed by (Bo x (Bo x BT)) x Co (24,9 kg), (Bo x BT) x Co (22,57 kg) and (BT x Co) (21,3 kg). Co Goats had the lowest body weight at 9 months (15,1 kg). Male goats had a higher live weight than female goats at every stage. The offspring of Co Goat females and Bo x (Bo x BT) males had the same growth rates as the offspring of Co Goat females and Bo x (BT x Co) males. Crossbred male goats followed the herd more easily when grazing. Co Goat females readily available in the study farms could be included in the breeding scheme. - Absolute growth rates of Bo x (BT x Co) crossbreds and (Bo x (Bo x BT)) x Co were highest, followed by (Bo x BT) x Co crossbreds, (BT x Co) crossbreds and pure Co goats. - Carcass performance and meat quality: + The meat yield increased with the proportion of Boer blood in the crossbred animals. The dressing and lean meat percentages were highest in Bo x (BT x Co) crossbreds, followed by (Bo x (Bo x BT)) x Co, (Bo x BT) x Co and (BT x Co) crossbreds. Pure Co goats had the lowest percentages. + Gender affected the carcass performances. Weight at slaughter, dressing and lean meat percentages of Bo x (BT x Co), (Bo x (Bo x BT)) x Co, (Bo x BT) x Co and (BT x Co) crossbred animals were higher in males than in females. + The crude protein content of meat was highest in Co goat meat and lowest in meat from (Bo x (Bo x BT)) x Co crossbred goats. The cholesterol content of crossbred goat meat was lower than that of Co goat meat. The levels of essential amino acids in Co goat meat were higher than in crossbred goat meat. - Disease resistance: the goat herds were generally healthy and no major epidemics occurred. The disease and mortality rates were lower in Co goats than in crossbred goats. - In Ninh Binh and Yen Bai provinces, the use of Bo x (BT x Co) crossbreds gave better results than the use of (BT x Co) crossbreds or pure Co goats within the same farming conditions. In Bac Kan province, the use of crossbred Bo x (Bo x BT) x Co females appeared to be the most suitable. Bo x (Bo x BT) males easily followed the herd when grazing. Co Goat females readily available in the study farms could be included in the breeding scheme. xii
  15. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trên thế giới, chăn nuôi dê tập trung ở các nƣớc đang phát triển, những vùng khô cằn núi đá và chủ yếu ở khu vực nông thôn với quy mô nhỏ. Ở những nƣớc phát triển, chăn nuôi dê có quy mô đàn lớn hơn và theo phƣơng thức chăn nuôi thâm canh, hiệu quả kinh tế đạt khá cao (FAO, 2015). Trong vòng 15 năm qua, số lƣợng dê trên thế giới tăng 50%, trâu bò chỉ tăng 9%, trong khi đó số lƣợng cừu giảm 4%. Năm 2012 tổng sản lƣợng thịt các loại của toàn thế giới đạt trên 211 triệu tấn; trong đó thịt dê chỉ khoảng 5,3 triệu tấn, chiếm 2,51% tổng sản lƣợng thịt. Châu Á là nơi sản xuất nhiều thịt dê nhất, các nƣớc cung cấp nhiều thịt dê nhất là Trung Quốc, sau là Ấn Độ và Pakistan. Ở Việt Nam, chăn nuôi dê là nghề truyền thống lâu đời của ngƣời nông dân, dê đƣợc nuôi chủ yếu ở những vùng trung du, miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi phổ biến vẫn là quảng canh. Giống dê đang đƣợc nuôi chủ yếu là dê Cỏ. Giống này có tầm vóc bé, khối lƣợng nhỏ, lớn chậm và khả năng cho thịt thấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy dê Cỏ thích nghi tốt với tập quán chăn thả quảng canh, mắn đẻ, tăng đàn nhanh, chất lƣợng thịt cao, đƣợc coi là đặc sản và thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, năng suất không cao, do tầm vóc nhỏ (con cái trƣởng thành chỉ đạt 25-28 kg, còn con đực đạt 30-35 kg); sinh trƣởng chậm, khối lƣợng dê 6 tháng tuổi chỉ đạt 11-12 kg (Lê Văn Thông và cs.,1999). Tuy có những hạn chế trên, song nếu làm tốt công tác nuôi dƣỡng và và công tác quản lý đàn, nhất là quản lý giao phối, thì tỷ lệ hao hụt của đàn dê sẽ giảm và tránh đƣợc thoái hóa giống. Nhận thức về vai trò của con dê đã thay đổi và tiềm năng của nó bắt đầu đƣợc khai thác tích cực hơn. Tuy còn có những quan điểm khác nhau về chủ trƣơng phát triển, song chăn nuôi dê đang ngày càng đƣợc chú trọng và có đóng góp lớn vào việc phát triển kinh tế của ngƣời nghèo. Đặc biệt là ở các vùng mà chăn nuôi bò sữa và lợn lai không thích hợp, thì dê đƣợc coi là con vật có thể giúp ngƣời nông dân tăng thêm thu nhập, xoá đói, giảm nghèo. Hiện nay, Việt Nam đã nhập các giống dê từ Ấn Độ (dê Beetal, Jumnapari, Barbari), Mỹ (dê Boer, Alpine, Saanen), Úc (dê Boer) với mục đích nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lai tạo là phƣơng pháp 1
  16. cải tiến giống nhanh nhất. Con lai có sức sản xuất cao hơn nhiều so với giống bản địa. Theo Đinh Văn Bình và cs. (2003), mục đích của việc lai tạo là tạo ra con lai có những ƣu điểm mới nhƣ nâng đƣợc tầm vóc và khối lƣợng nhƣng vẫn giữ đƣợc những ƣu thế sẵn có của con giống địa phƣơng nhƣ khả năng chống đỡ bệnh tật cao, chịu đựng kham khổ, thích nghi với khí hậu của địa phƣơng. Do vậy, lai tạo nhằm cải tạo tầm vóc, khối lƣợng dê, nâng cao thu nhập cho ngƣời chăn nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân ở các vùng gò, đồi, núi, đặc biệt là ngƣời nghèo. Vấn đề còn có ý nghĩa rất lớn về khoa học; các giống địa phƣơng là nguồn gen quý để thực hiện các công thức lai kinh tế có hiệu quả cao trong thực tại. Đồng thời, những sản phẩm chăn nuôi có giá trị cao còn mang dấu ấn địa phƣơng, trong tƣơng lai sẽ là cơ sở để xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm chăn nuôi. Boer là giống dê siêu thịt, chúng có sự thay đổi khối lƣợng nhanh qua các tháng tuổi. Dê Boer có khối lƣợng sơ sinh 2,5-4,5 kg, 3 tháng tuổi đạt 20-30 kg, khối lƣợng trƣởng thành ở con cái đạt 60-90 kg, con đực đạt 70-110 kg (Barry and Godke, 1997). Với những ƣu điểm trên nên dê Boer đã đƣợc nhập vào nƣớc ta nhằm nhân thuần, phát triển sản xuất giống dê chuyên thịt cao sản và dùng con đực để lai cải tạo nâng cao năng suất thịt cho đàn dê ở Việt Nam. Theo Đinh Văn Bình và cs. (2003) cho biết khối lƣợng của dê Boer cao gấp hơn 2 lần so với khối lƣợng dê Cỏ cùng thời điểm theo dõi. Tại thời điểm cai sữa dê Boer đực đạt 16,26 kg, con cái 15,1 kg; còn dê Cỏ chỉ đạt 7,8 kg đối với con đực, 6,7 kg đối với con cái. Do dê Boer có khối lƣợng lớn đặc biệt là con đực, nên để cải tạo đàn dê Cỏ các nhà khoa học bằng cách tạo ra bƣớc đệm, tức là cho dê đực Bách Thảo phối với cái Cỏ tạo ra con lai F1. Từ đàn dê cái F1 cho phối với dê đực Boer để tạo ra con lai 3 máu nuôi thịt. Tuy nhiên, bằng con đƣờng này, chúng ta phải mất nhiều thời gian. Mặt khác với phƣơng thức chăn nuôi dê phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay là chăn thả dê lên đồi, rừng. Việc thả dê đực Boer theo đàn lên đồi sẽ gặp khó khăn, do khối lƣợng lớn, lại chậm nên không theo kịp đàn. Cùng với sức đề kháng của dê Boer kém hơn dê Cỏ nên tỷ lệ chết cao. Trong khi đó dê Cỏ lại có sẵn ở các nông hộ. Có hai câu hỏi đặt ra trong giải thiết nghiên cứu: Một là, Khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai dê Boer, Bách Thảo và Cỏ nhƣ thế nào, các tổ hợp lai có thích nghi với điều kiện chăn nuôi nông hộ tại Ninh Bình, Yên Bái và Bắc Kạn hay không? 2
  17. Hai là, việc sử dụng dê đực 2 máu: đực lai (Bo x BT), đực lai Bo x (Bo x BT) cho phối với dê cái Cỏ tạo dê lai 3 máu nuôi thịt có khắc phục đƣợc các hạn chế trên không? Dê đực 2 máu dễ leo đồi theo đàn, dê cái Cỏ lại có sẵn ở các nông hộ. Đây cũng là con đƣờng nhanh hơn để nâng cao đƣợc tầm vóc và khối lƣợng dê lai 3 máu cho sản xuất. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Lựa chọn tổ hợp lai dê Boer, Bách Thảo và dê Cỏ phù hợp trong điều kiện chăn nuôi nông hộ tại Ninh Bình, Yên Bái và Bắc Kạn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá một số đặc điểm sinh học của các tổ hợp lai dê Boer, Bách Thảo và Cỏ tại địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá khả năng sản xuất các tổ hợp lai dê Boer, Bách Thảo và Cỏ tại Ninh Bình, Yên Bái và Bắc Kạn. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu theo dõi khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa dê Boer, Bách Thảo và dê Cỏ đƣợc tiến hành tại ba tỉnh: Ninh Bình, Yên Bái và Bắc Kạn trong thời gian từ 2009 - 2014. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Khẳng định có thể sử dụng tổ hợp lai ba máu Boer, Bách Thảo và Cỏ để cải tạo đàn dê Cỏ, đồng thời chỉ ra đƣợc tổ hợp dê lai mang lại hiệu quả chăn nuôi cao. - Xác định đƣợc tổ hợp dê lai ba máu sử dụng đực lai (Bo x BT) và Bo x (Bo x BT) cho phối với dê cái Cỏ rút ngắn đƣợc thời gian tạo con lai, phù hợp với điều kiện chăn thả trong nông hộ. - Nhiều chỉ tiêu về năng suất, chất lƣợng thịt, sinh lý máu, sinh hóa máu của tổ hợp dê lai ba máu Boer, Bách Thảo và Cỏ công bố là hoàn toàn mới. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Đề tài đã góp phần bổ sung tƣ liệu các chỉ tiêu sinh trƣởng, sinh sản và khả năng cho thịt của các tổ hợp lai dê Boer, Bách Thảo và Cỏ nuôi tại Ninh Bình, Yên Bái và Bắc Kạn. - Kết quả luận án có giá trị nhƣ tài liệu khoa học để các cơ quan, Viện 3
  18. Nghiên cứu, Trƣờng Đại học, giáo viên, sinh viên ngành nông nghiệp tham khảo. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài góp phần cho việc định hƣớng lai giống dê cho thịt có năng suất cao hơn giống dê Cỏ phù hợp với điều kiện chăn nuôi, góp phần tăng số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng giống dê; đƣa ngành chăn nuôi dê phát triển tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế vùng, tham gia vào việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, tạo công ăn việc làm, tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp và các loại thức ăn sẵn có, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, nhất là dân nghèo ở các vùng đồi, núi. 4
  19. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đặc điểm sinh học của dê Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ở gia súc nói chung khá ổn định và đƣợc di truyền nhƣ các tính trạng khác của con vật. Các chỉ tiêu này liên quan chặt chẽ tới sức sống và khả năng sản xuất của gia súc. Vì vậy, việc nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng để phát hiện, dự đoán hoặc có những kết luận chắc chắn hơn về tình trạng thể chất, sức khỏe và sức sản xuất của gia súc. Hồng cầu: là một loại tế bào trong thành phần hữu hình của máu. Ở gia súc, hồng cầu có dạng hình đĩa lõm hai mặt, không nhân với cấu tạo này để tăng thể tích choán của hemoglobin, giảm tiêu hao thấp nhất mức năng lƣợng để nuôi sống hồng cầu (Nguyễn Xuân Tịnh và cs., 1996). Số lƣợng hồng cầu là một chỉ tiêu sinh lý phản ánh tình trạng trao đổi chất của cơ thể và đƣợc xác định bằng cách đếm trực tiếp trên buồng đếm Newbauer hoặc trên máy tự động. Trong điều kiện sinh lý bình thƣờng, số lƣợng hồng cầu tƣơng đối ổn định. Sự thay đổi số lƣợng hồng cầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loài, giống, tuổi, tính biệt, tình trạng dinh dƣỡng, sức khỏe, khí hậu. Số lƣợng hồng cầu phản ánh phẩm chất con giống. Số lƣợng hồng cầu càng nhiều thì sức sống con vật càng tốt. Mặt khác, số lƣợng hồng cầu cần phải đủ để đảm bảo vận chuyển O2 cho mô bào, bất kỳ lý do gì làm giảm O2 cung cấp cho tế bào đều làm tăng quá trình sinh sản hồng cầu. Sinh lý bình thƣờng, số lƣợng hồng cầu dê nội 13 - 14 triệu/mm3 (Đàm Văn Tiện và Lê Văn Thọ, 1992); dê Bách Thảo 12,28 triệu/mm3 (Đinh Văn Bình và Lê Viết Ly, 1994). Khi gia súc bị bệnh lê dạng trùng, tiêm mao trùng, biên trùng thì hồng cầu sẽ bị phá hủy hàng loạt (Đàm Văn Tiện và Lê Văn Thọ, 1992). Hemoglobin (Hb): là một loại protein phức tạp có màu đỏ, có chức năng vận chuyển các chất khí O2, CO2 trong quá trình hô hấp. Giữa hàm lƣợng Hb và số lƣợng hồng cầu có mối tƣơng quan chặt chẽ. Hàm lƣợng Hb là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng hồng cầu. Bình thƣờng hàm lƣợng Hb rất ổn định. Sự thay đổi hàm lƣợng Hb phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, loài. Trong số bệnh nhƣ: thiếu máu, ký sinh trùng đƣờng máu...hàm lƣợng Hb giảm xuống. Hàm lƣợng Hb cũng bị giảm ở những bệnh mà số lƣợng hồng cầu không thay đổi nhƣ bệnh bần huyết. Hàm 5
  20. lƣợng Hb cũng phụ thuộc vào tuổi, tính biệt, tình trạng dinh dƣỡng và trạng thái sức khỏe (Cù Xuân Dần, 1991; Phan Cự Nhân, 1983; Bạch Quốc Tuyên, 1991). Nghiên cứu về hàm lƣợng Hb ở dê, các tác giả Đàm Văn Tiện và cs. (1992) cho biết có sự biến động từ 7 - 14g%; theo Đinh Văn Bình và cs. (1994) trên dê Bách Thảo là 9,23g% còn theo Nguyễn Anh và Trịnh Thị Kim Thoa (1999) với dê Cỏ là 8,4g%, dê ngoại nhập nhƣ Beetal, Babary là 8,34g% và dê lai F1 là 9,51g%. Bạch cầu: bằng các phƣơng pháp đếm trực tiếp trên buồng đếm và trên tiêu bản nhuộm màu, ngƣời ta xác định đƣợc số lƣợng và thành phần các loại bạch cầu có trong máu (nghìn/mm3 máu). Tác giả Bạch Quốc Tuyên (1991) cho biết: tuy số lƣợng bạch cầu ít hơn hồng cầu hàng nghìn lần nhƣng bạch cầu có một chức năng đặc biệt quan trọng, đó là chức năng bảo vệ cơ thể bằng hình thức thực bào hoặc sinh kháng thể đặc hiệu để chống lại hoặc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. Để hoàn thành chức năng bảo vệ, hệ thống bạch cầu biệt hóa cao độ thành các loại khác nhau là: bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, lâm ba cầu và bạch cầu đơn nhân lớn, trong đó mỗi loại chiếm một tỷ lệ khác nhau. Bạch cầu trung tính có chức năng thực bào và sinh kháng thể, chứa đến 30 loại enzyme khác nhau có khả năng phân giải hầu hết các chất có hoạt tính sinh học. Bạch cầu ái toan đóng vai trò quan trọng trong cơ chế chống đỡ đối với nhiễm ký sinh trùng, tham gia vào phản ứng, giai đoạn muộn quá trình viêm và có chức năng thực bào đối với các mảnh tế bào. Bạch cầu ái kiềm giải phóng histamine, bradykinin và serotonin làm tăng tính thấm mao mạch, tăng dòng máu tới vùng tổn thƣơng, tham gia vào quá trình đáp ứng dị ứng, tiết chất chống đông tự nhiên là heparin. Lâm ba cầu có chức năng bảo vệ bằng cách sinh kháng thể, tăng khi bị nhiễm virút, nhiễm trùng và viêm. Lâm ba cầu giảm khi bị suy giảm miễn dịch, thiếu máu, suy thận, stress và suy nhƣợc cơ thể. Sự thay đổi về số lƣợng và tỷ lệ các loại bạch cầu có liên quan đến tuổi, tính biệt, đặc điểm cá thể, trạng thái sinh lý và sức khỏe của gia súc. Khi gia súc bị nhiễm trùng bạch cầu trung tính và đơn nhân lớn tăng đột ngột; bị ký sinh trùng đƣờng ruột thì bạch cầu ái toán tăng; trong bệnh thiếu máu thì bạch cầu ái kiểm tăng và trong giai đoạn vết thƣơng đang bình phục thì lâm ba cầu tăng (Bạch Quốc Tuyên, 1991). Trong cùng một giống, một loài và ở trạng thái bình thƣờng công thức bạch cầu khá ổn định, ở các giống loài khác nhau thì số lƣợng bạch cầu có khác nhau. Theo Đàm Văn Tiện và Lê Văn Thọ (1992) số lƣợng bạch cầu ở Cừu 7 – 10 nghìn/mm3. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0