intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý lợn mắc tiêu chảy thành dịch do virus (Porcine epidemic diarrhea - PED) gây ra trên đàn lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:152

43
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận án này là xác định tỷ lệ lợn Mán, lợn Rừng mắc tiêu chảy thành dịch (PED) trong một số trang trại nuôi lợn Mán và lợn Rừng thuộc tỉnh Hà Giang; Xác định rõ các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích (đại thể và vi thể) chủ yếu của bệnh (PED); Xác định đƣợc sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học ở lợn mắc (PED).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý lợn mắc tiêu chảy thành dịch do virus (Porcine epidemic diarrhea - PED) gây ra trên đàn lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THƠM NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA LỢN MẮC TIÊU CHẢY THÀNH DỊCH DO VIRUS (PORCINE EPIDEMIC DIARRHEA - PED) GÂY RA TRÊN LỢN MÁN VÀ LỢN RỪNG TẠI TỈNH HÀ GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THƠM NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA LỢN MẮC TIÊU CHẢY THÀNH DỊCH DO VIRUS (PORCINE EPIDEMIC DIARRHEA - PED) GÂY RA TRÊN LỢN MÁN VÀ LỢN RỪNG TẠI TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành : Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi Mã số : 9 64 01 02 Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS. Nguyễn Hữu Nam 2. PGS.TS. Phạm Hồng Ngân HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2019 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thơm i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hữu Nam và PGS.TS. Phạm Hồng Ngân, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Nhờ có sự hƣớng dẫn miệt mài và những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy mà luận án của tôi đã đƣợc hoàn thành, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Bệnh lý thú y, Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghệ Hà Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến đồng nghiệp công tác tại khoa Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật & Công nghệ - Hà Giang đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi thực hiện nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2019 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thơm ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vii Danh mục bảng viii Danh mục hình ix Trích yếu luận án x Thesis abstract xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu 3 1.4. Những đóng góp mới của đề tài 3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Tình hình chăn nuôi lợn ở Hà Giang 5 2.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2016 5 2.1.2. Giống lợn Mán (hay còn gọi là lợn địa phƣơng, bản địa) 6 2.1.3. Giống lợn Rừng 8 2.2. Hiểu biết cơ bản về tiêu chảy 13 2.2.1. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn 14 2.2.2. Cơ chế sinh bệnh của tiêu chảy 19 2.2.3. Bệnh lý lâm sàng của tiêu chảy 19 2.2.4. Hậu quả của viêm ruột tiêu chảy 20 2.3. Lịch sử và tình hình nghiên cứu mắc tiêu chảy ở lợn (PED) 20 2.3.1. Nghiên cứu về tiêu chảy thành dịch (PED) ở lợn trên thế giới 21 2.3.2. Nghiên cứu về tiêu chảy thành dịch (PED) ở lợn tại Việt Nam 22 2.4. Nghiên cứu về bệnh nguyên (PEDV) 24 2.4.1. Một số đặc điểm của PEDV 24 2.4.2. Dịch tễ học phân tử 30 iii
  6. 2.5. Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc tiêu chảy thành dịch (PED) 31 2.5.1. Triệu chứng lâm sàng 31 2.5.2. Bệnh tích 32 2.6. Các phƣơng pháp chẩn đoán PEDV 33 2.6.1. Phát hiện virus 33 2.6.2. Chẩn đoán phân biệt 35 2.6.3. Phân lập virus 37 2.7. Biện pháp phòng và trị tiêu chảy thành dịch (PED) ở lợn 37 PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39 3.1. Trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu nghiên cứu 39 3.2. Nội dung nghiên cứu 40 3.2.1. Khảo sát tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do tiêu chảy trên lợn Mán lợn và Rừng tại tỉnh Hà Giang 40 3.2.2. Xác định tỷ lệ mắc PEDV trên lợn Mán lợn và Rừng trong các đàn lợn bị tiêu chảy tại tỉnh Hà Giang 40 3.2.3. Xác định triệu chứng lâm sàng và bệnh tích chủ yếu trên lợn Mán lợn và Rừng mắc PED 40 3.2.4. Xác định biến đổi bệnh lý vi thể một số cơ quan trên lợn mắc PED và áp dụng phƣơng pháp hóa mô miễn dịch để xác định sự có mặt của virus trong các mô của lợn bệnh 40 3.2.5. Xác định một số chỉ tiêu huyết học cơ bản trên lợn Mán và lợn Rừng mắc PED 40 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 40 3.3.1. Phƣơng pháp điều tra dịch tễ học 40 3.3.2. Phƣơng pháp chẩn đoán bệnh bằng bộ Kít PED-Ag test 41 3.3.3. Phƣơng pháp RT – PCR 44 3.3.4. Phƣơng pháp mổ khám tiêu chuẩn 45 3.3.5. Phƣơng pháp làm tiêu bản vi thể 46 3.3.6. Phƣơng pháp nhuộm hoá mô miễn dịch 46 3.3.7. Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu huyết học 50 3.3.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu 51 iv
  7. PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 52 4.1. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do tiêu chảy trên lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang 52 4.1.1. Kết quả điều tra tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do tiêu chảy trên lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang 52 4.1.2. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do tiêu chảy theo tuổi trên lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang 57 4.2. Kết quả xác định tỷ lệ mắc tiêu chảy thành dịch (PED) trên lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang 61 4.2.1. Kết quả xác định tỷ lệ mắc tiêu chảy thành dịch (PED) trên lợn Mán và lợn Rừng bằng kít chẩn đoán nhanh (kít PED-AG test) tại tỉnh Hà Giang 61 4.2.2. Kết quả xác định tỷ lệ mắc tiêu chảy thành dịch (PED) trên lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang bằng phản ứng RT – PCR 66 4.3. Kết quả xác định triệu chứng lâm sàng và bệnh tích chủ yếu trên lợn Mán và đàn lợn Rừng mắc tiêu chảy thành dịch (PED) tại tỉnh Hà Giang 69 4.3.1. Xác định triệu chứng lâm sàng trên lợn Mán và lợn Rừng mắc tiêu chảy thành dich (PED) tại tỉnh Hà Giang 69 4.3.2. Xác định bệnh tích chủ yếu của lợn mắc tiêu chảy thành dịch (PED) trên lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang 72 4.4. Xác định biến đổi bệnh lý vi thể một số cơ quan trên lợn Mán và lợn Rừng mắc tiêu chảy thành dịch (PED) và áp dụng phƣơng pháp hóa mô miễn dịch để xác định sự có mặt của virus trong các mô của lợn bệnh 76 4.4.1. Kết quả xác định các bệnh tích vi thể chủ yếu trên lợn Mán và lợn Rừng mắc tiêu chảy thành dịch (PED) 76 4.4.2. Áp dụng phƣơng pháp hóa mô miễn dịch xác định sự tồn tại của virus trong mô của lợn bệnh 90 4.5. Xác định chỉ tiêu huyết học cơ bản trên lợn Mán và lợn Rừng mắc tiêu chảy thành dịch (PED) tại tỉnh Hà Giang 92 4.5.1. Xác định các chỉ số hồng cầu của lợn Mán và lợn Rừng mắc PED tại tỉnh Hà Giang 92 4.5.2. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu bạch cầu trên lợn Mán và lợn Rừng mắc tiêu chảy thành dịch (PED) tại tỉnh Hà Giang 99 v
  8. 4.5.3. Kết quả khảo sát hàm lƣợng protein huyết thanh trên lợn mắc PED 102 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105 5.1. Kết luận 105 5.2. Kiến nghị 106 Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 107 Tài liệu tham khảo 108 Phụ lục 118 vi
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt EDTA Ethylenediaminetetraacetic acid ELISA Enzyme-linked immunosorbent assay EM Electron microscope EVD Epidemic viral diarhea IgA Immunoglobulin A IgG Immunoglobulin G IgM Immunoglobulin M IgY Yolk Immunoglobulin IHC Immunohistochemistry ISH In situ hybridization PED Porcine epidemic diarrhea PEDV Porcine epidemic diarrhea virus RNA Axit ribonucleic RT-PCR Reverse transcription polymerase chain reaction TGE Transmissible gastroenteritis TGEV Transmissible gastroenteritis virus UTR Untranslated region vii
  10. DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2016 5 2.2. Một số sinh trƣởng cơ bản của lợn Rừng 10 2.3. Các đặc điểm về khả năng sinh sản của lợn Rừng 11 3.1. Trình tự mồi đặc hiệu phát hiện PEDV 44 3.2. Chu trình nhiệt của phản ứng PCR 44 4.1. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do tiêu chảy trên lợn Mán và lợn Rừng đƣợc điều tra tại tỉnh Hà Giang 53 4.2. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do tiêu chảy trên lợn Mán và lợn Rừng theo tuần tuổi tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2016 58 4.3. Kết quả xác định tỷ lệ mắc tiêu chảy thành dịch (PED) của lợn Mán và lợn Rừng bằng kít chẩn đoán nhanh (Kít PED-Ag test) tại Hà Giang 62 4.4. Kết quả xác định tỷ lệ dƣơng tính với PEDV trên lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang bằng kỹ thuật RT- PCR 67 4.5. Triệu chứng lâm sàng trên lợn Mán và đàn lợn Rừng (1 – 4 tuần tuổi) mắc tiêu chảy thành dịch (PED) tại tỉnh Hà Giang 70 4.6. Kết quả xác định bệnh tích đại thể chủ yếu trên lợn Mán, lợn Rừng mắc PED tại tỉnh Hà Giang 73 4.7. Kết quả xác định bệnh tích vi thể trên lợn Mán và lợn Rừng con theo mẹ mắc PED tại tỉnh Hà Giang 77 4.8. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể ở một số cơ quan trên lợn con theo mẹ ( 1- 4 tuần tuổi) mắc PED 85 4.9. Kết quả nhuộm IHC một số cơ quan trên lợn mắc PED 91 4.10. Các chỉ số hồng cầu trên lợn Mán và lợn Rừng mắc PED (2 tuần tuổi) 93 4.11. Các chỉ số bạch cầu trên lợn Mán và lợn Rừng mắc PED (2 tuần tuổi) 100 4.12. Hàm lƣợng protein huyết thanh trên lợn Mán và lợn Rừng mắc PED 102 4.13. Tổng số lợn Mán và lợn Rừng đƣợc điều tra tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2016 125 viii
  11. DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1. Mô phỏng cấu trúc của virus PED 27 2.2. Sơ đồ cơ chế sinh bệnh 29 2.3. Bệnh tích vi thể ở lợn sơ sinh mắc PED 33 3.1. Atigen rapid PED Ag test Kit 42 3.2. Các bƣớc tiến hành kiểm tra mẫu bệnh bằng Atigen rapid PED Ag test Kit 42 3.3. Kết quả chẩn đoán bằng Atigen rapid PED Ag test Kit 43 3.4. Hình ảnh phản ứng PCR chẩn đoán lợn mắc PED 45 3.5. Minh họa tóm tắt quy trình IHC-A và cơ chế IHC-B 49 4.1. Hình ảnh triệu chứng bệnh tích trên lợn Mán mắc PED 71 4.2. Hình ảnh triệu chứng bệnh tích trên lợn Rừng mắc PED 72 4.3. Hình ảnh triệu chứng bệnh tích trên lợn Rừng mắc PED 76 4.4. Hình ảnh bệnh tích vi thể trên lợn Rừng mắc PED 80 4.5. Hình ảnh bệnh tích vi thể trên lợn Rừng mắc PED 81 4.6. Hình ảnh bệnh tích vi thể trên lợn Mán mắc PED 82 4.7. Một số hình ảnh bệnh tích vi thể trên lợn Mán mắc PED 83 4.8. Hình ảnh bệnh tích vi thể trên lợn Mán mắc PED 84 4.9. Hình ảnh Hóa mô miễn dịch lợn mắc PED 92 ix
  12. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Thị Thơm Tên Luận án: Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý lợn mắc tiêu chảy thành dịch do virus (Porcine epidemic diarrhea - PED) gây ra trên đàn lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi Mã số: 9 64 01 02 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu - Xác định tỷ lệ lợn Mán, lợn Rừng mắc tiêu chảy thành dịch (PED) trong một số trang trại nuôi lợn Mán và lợn Rừng thuộc tỉnh Hà Giang; - Xác định rõ các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích (đại thể và vi thể) chủ yếu của bệnh (PED); - Xác định đƣợc sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học ở lợn mắc (PED). Phƣơng pháp nghiên cứu Áp dụng các phƣơng pháp điều tra dịch tễ học thƣờng quy: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra, hồi cứu tài liệu lƣu trữ, dịch tễ học mô tả. Xác định tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết theo công thức tiêu chuẩn. Xác định sự hiện diện của virus Porcine Epidemic Diarrhoea (PEDV) trong mẫu phân lợn tiêu chảy bằng bằng bộ Kit PED- Ag test Xác đinh sự có mặt của virus Porcine Epidemic Diarrhoea (PEDV) ở lợn có biểu hiện tiêu chảy, chƣa đƣợc tiêm vacxin phòng PED bằng RT-PCR. Triệu chứng lâm sàng của lợn dƣơng tính với phản ứng RT-PCR đƣợc xác định là các triệu chứng của PED. Những lợn này sau đó đƣợc mổ khám đánh giá bệnh tích đại thể và lấy mẫu từ các cơ quan, làm tiêu bản để đánh giá biến đổi vi thể. Sau khi thực hiện phản ứng RT-PCR và có kết quả, chúng tôi hồi cứu, tổng hợp lại những triệu chứng lâm sàng chủ yếu đã đƣợc ghi chép từ trƣớc. Xác lợn chết đƣợc mổ khám theo tiêu chuẩn trong TCVN 8402: 2010 (Bộ khoa học và Công nghệ, 2010). Phƣơng pháp nhuộm hóa mô miễn dịch theo Boenisch (2001). Xác định các chỉ tiêu huyết học bằng máy phân tích tự động Celldyn 3700. Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu thô đƣợc xử lý và tính toán trên Excel, số liệu tổng hợp đƣợc xử lý bằng chƣơng trình thống kê Minitab 16.0. Phép thử chi bình phƣơng (χ2) đƣợc sử dụng để so sánh tỷ lệ dƣơng tính và giá trị P < 0,05 đƣợc coi là có ý nghĩa. x
  13. Kết quả chính và kết luận 1) Tỷ lệ mắc tiêu chảy của lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang khá cao, chiếm 30,23 ± 0,82 % (lợn Mán), 29,92 ± 0,68% (lợn Rừng). Tỷ lệ chết ở lợn Mán cao hơn.so với lợn Rừng 2) Kết quả kiểm tra bằng kít chẩn đoán nhanh PEDV -Ag test tỷ lệ lợn nhiễm PEDV tại tỉnh Hà Giang khá cao chiếm tỷ lệ (77,8%; 48,3%). Kết quả xét nghiệm tỷ lệ lợn mắc PED bằng phản ứng RT – PCR cho thấy, sự hiện diện của PEDV có ở tất cả các địa phƣơng lấy mẫu; 27/34 chiếm 72,7% mẫu bệnh phẩm trên lợn Mán; 26/35 chiếm 74,3% mẫu bệnh phẩm trên lợn Rừng thu thập đƣợc từ tỉnh Hà Giang cho kết quả dƣơng tính với phản ứng RT-PCR. 3) Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn Mán lợn và Rừng (1 – 4 tuần tuổi) mắc PED có các triệu chứng điển hình nhƣ: ủ rũ, mệt mỏi, lƣời bú, giảm ăn hoặc bỏ ăn, ỉa chảy nhiều, nôn mửa, lợn con sút cân, gầy gò. Lợn con mắc tiêu chảy ở mọi lứa tuổi, triệu chứng tiêu chảy chiếm tỷ lệ rất cao (100%). - Bệnh tích đại thể bệnh PED trên lợn Mán và lợn Rừng chủ yếu tập trung trên ruột và dạ dày. 4) Kết quả xét nghiệm hóa mô miễn dịch cho kết quả dƣơng tính với PEDV. Chủ yếu ở: không tràng, hạch màng treo ruột, hồi tràng 100%. Tá tràng 90% ; lách 80%. Ở kết tràng, dạ dày, gan, phổi, thận, tỷ lệ các mẫu dƣơng tính chiếm từ 20 – 60% số mẫu nghiên cứu. Mức độ khu trú của virus ở các cơ quan rất khác nhau, sự có mặt của PEDV trong cùng một cơ quan trên đàn lợn Rừng và đàn lợn Mán mắc PED là tƣơng đối giống nhau. 5) Lợn con 2 tuần tuổi mắc PED, số lƣợng hồng cầu trên lợn Mán, lợn Rừng giảm xuống còn 4,66 ± 0,55 (triệu/mm3); trên lợn Mán còn 4,45 ± 0,27 (triệu/mm3). Lợn Mán và lợn Rừng mắc PED tỷ lệ bạch cầu trung tính đều tăng lần lƣợt là: 60,45, 4,02%, 57,67 2,69%, Ở lợn đối chứng là: 38,50 2,27 %,40,67 2,45% so với lợn đối chứng tăng lần lƣợt là 21,95 1,75% và 17,00% (p < 0,05). Tỷ lệ bạch cầu ái toan của lợn Mán và lợn Rừng mắc PED lần lƣợt là: 5,70 1,09% và 5,48 0,97 %. Trong khi đó tỷ lệ này ở lợn Mán và lợn Rừng đối chứng là 5,05 1,04 %; 5,20 0,95% (p < 0,05). Tỷ lệ bạch cầu ái kiềm tăng lợn Mán và lợn Rừng mắc PED lần lƣợt là: 0,75 0,49%; 0,65 0,53% (p < 0,05). Trong khi đó tỷ lệ này ở lợn Mán và lợn Rừng đối chứng đều là 0,65, 0,58 %. Tỷ số A/G ở lợn Mán và lợn Rừng mắc PED giảm xuống lần lƣợt là: 0,62%; 0,64% (P > 0,05). Kết quả nghiên cứu các chỉ số sinh hóa máu của lợn Mán và lợn Rừng mắc PED cho thấy; tỷ lệ α1 globulin, α1 globulin, β globulin ở lợn mắc PED đều tăng so với lợn đối chứng. Tuy nhiên, sự biến đổi về các chỉ tiêu này giữa lợn Mán và lợn Rừng mắc PED so với lợn đối chứng đều không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). xi
  14. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Nguyen Thi Thom Thesis title: Study on pathological characteristics. of Man pig and wild pig breeding infected porcine epidemic diarrhea virus (PED) in Ha Giang province Major: Veterinary pathology and Therapeutics of the diseases of domestic animals Code: 9 64 01 02 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives The results of this study will provide full information on the pathophysiology of diarrhea caused by the Porcine Epidemic Diarrhea (PED) virus in Man pig and wild pig breeding. Clarification of epidemiological characteristics. of PED in pigs and pigs raised in Ha Giang province. Clarify the major pathological characteristics of PED. Materials and Methods In order to study the contents of the topic, we applied the following research methods: Application of routine epidemiological investigation methods: face-to-face interviews, questionnaires, archives, epidemiological description. To determine the morbidity, mortality and death rates according to the standard formula. Apply modern and advanced methods such as PCR. Determination of hematological parameters by automated analyzer. Pigs surgery in accordance with TCVN 8402: 2010. Microscopic examination of pig organs by paraffin molding of the Department of Veterinary Pathology. Main findings and conclusions 1, Rate of Man pig and wild pig breeding infected PEDV in Ha Giang province by Anigen rapid PED Ag test Kit in turn as 77.8%; 48.3%; by RT-PCR in turn as 72.7% and 74.3% (at ganglion samples); 57.1%; 54.3% (at faeces samples); 79.4% and 74.3% (at intestine samples). PEDV-positive rates in the different study sites are different. 2, The main clinical symptoms when Man pig and wild pig breeding infected porcine epidemic diarrhea virus (PED) such as: Seducing, tired; loose, fishy, yellow xii
  15. excrement; deep sunkiness eyes, drink plenty of water, lying on the mother's abdomen, lazy suck, hypothermia, rapid breathing, vertigo, vomiting, pale mucous membranes. 3, Lesions of Man pig and wild pig breeding infected PEDV - Observing the major lesions of Pigs and PED pigs we found no difference between the two subjects. Pigs died in the state of skinny skin, the stools of gold around the anus; Stomach was inflated, containing undigested milk; Small intestines, thin walls, yellowish pigmentation and lots of bubbles (100%). Hepatic necrosis, hemorrhage (80.8%; 85.2%). On the other hand, visceral organs such as the lung, liver, kidneys, and spleen have dark red hematuria, the result of circulatory disorders in the pathological coils of dehydration diarrhea. - Microscopic lesions are damaged intestinal villi, degenerated intestinal epithelial cells, necrosis. The velvet feathers are eaten very quickly, deprivation should be shorter and the head imprisonment seen more in the ileum, ileum. The broken lieberkuhn line, peeling epithelial epithelial cells, coronary artery and inflamed infiltration of mucosal mucosa. Intestinal hemorrhoids, hemorrhage, proliferate payer plaques in the intestinal wall. Liver, congestion, liver cells degenerate, liver structure changes, boundaries between liver cells are unknown. Inflammation of the lungs, congestion, enlarged blood vessels, red blood cells, infiltrated inflammatory cells in the bronchial and alveoli. 4, Immunohistochemistry staining results show: Most of the organs in the pig's body were positive. The foci of the virus in the organs is very different. Duodenum, no colon, mesenteric lymphadenitis, ileum are the organs most affected by PEDV (90% to 100% positive). 5, Some basic hematological parameters of Man pig and wild pig breeding infected porcine epidemic diarrhea virus (PED): - Some numeral of red blood cells: red blood cells, hemoglobin, hematocrit, mean corpuscular hemoglobine concentration decrease; hematocrit, mean corpuscular hemoglobine increase. - Some numeral of white blood cells: White blood cell, monocyte, lymphocyte decrease; Granulocyte, eosinophilia, erythrocytes increase. - Serum protein content: total protein content, Albumin, γ globulin, A/G rate; α1 globulin, α2 globulin, β globulin increase. xiii
  16. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hà Giang là một tỉnh miền núi, nhƣng ngành chăn nuôi lợn ở Hà Giang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh và nhanh chóng chuyển đổi thành sản xuất hàng hoá. Ngoài những giống lợn ngoại cho năng suất và chất lƣợng cao, nhƣ Landrade, Yorkshire,... đƣợc ngƣời chăn nuôi đƣa vào sản xuất, thì giống lợn Mán, lợn Rừng lai (lợn địa phƣơng) vẫn gắn liền với đời sống và là nguồn thu nhập của đồng bào địa phƣơng. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của ngƣời dân ngày càng cao, đặc biệt là các loại thịt đặc sản quý hiếm, để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, các giống gia súc bản địa và hoang dã đang đƣợc các nhà chăn nuôi đầu tƣ và khai thác, một trong những động vật hoang dã đƣợc nhiều ngƣời Việt Nam ƣa chuộng đó là lợn Rừng. Cùng với trào lƣu đó, hiện nay ở Hà Giang đang có xu thế phát triển chăn nuôi lợn Mán và lợn Rừng theo mô hình trang trại và bƣớc đầu đã cho kết quả khả quan. Tuy nhiên, thực trạng chăn nuôi lợn ở nƣớc ta hiện nay đã tạo môi trƣờng hết sức thuận lợi cho việc thƣờng xuyên tồn tại nhiều mầm bệnh trong môi trƣờng chăn nuôi. Từ đó, các dịch bệnh xảy ra ở lợn vẫn không ngừng phát triển và biến đổi. Các dịch bệnh nguy hiểm nhƣ tai xanh, lở mồm long móng, cúm lợn, dịch tả lợn, hội chứng hao mòn sau cai sữa,... vẫn xảy ra trên lợn và gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi lợn nói chung và cho các nông hộ chăn nuôi lợn nói riêng tại tỉnh Hà Giang. Đa số các bệnh đó đều có tác nhân gây bệnh là virus với đặc điểm lây lan nhanh, độc lực cao nên gây thiệt hại lớn. Trong số các bệnh nguy hiểm trên lợn, mắc ở lợn hay còn gọi là PED (viết tắt của Porcine Epidemic Diarrhea) đang là một trong những vấn đề rất đƣợc quan tâm trên đối với ngƣời chăn nuôi lợn cũng nhƣ các nhà chuyên môn Chăn nuôi, Thú y. Bệnh đã đƣợc báo cáo lần đầu tiên ở Anh năm 1971, gây bệnh cho lợn mọi lứa tuổi, lúc đó đƣợc gọi là dịch tiêu chảy do virus năm 1976, đợt dịch tiếp theo giống EVD cũng do coronavirus gây ra ở châu Âu và đƣợc gọi theo tên tiếng Anh là PED (Pensaert et al., 1981). Dịch tiêu chảy cấp trên lợn (PED) là bệnh truyền nhiễm, lây lan rất nhanh, gây thiệt hại lớn cho đàn lợn với đặc điểm gây ói mửa và tiêu chảy trên lợn ở mọi lứa tuổi (Pospischil et al., 2002). Từ đầu năm 2000 trở lại đây, bệnh xảy ra nghiêm trọng ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh xảy ra ở 1
  17. nhiều lứa tuổi của lợn, gây tử vong cao ở lợn con theo mẹ với tỷ lệ cao (Puranaveja et al., 2009, Park and Daesub, 2012). Dịch tiêu chảy cấp (PED) trên lợn trên đàn lợn Mán và lợn Rừng xảy ra khá phổ biến, gây thiệt hại lớn cho ngƣời chăn nuôi. Tuy nhiên, vẫn chƣa có nghiên cứu đƣa ra những kết quả chính xác để giải đáp các câu hỏi đặt ra nhƣ: tình hình lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang mắc PED ra sao? Đặc điểm bệnh lý của lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang mắc PED về biểu hiện lâm sàng và bệnh tích (đại thể và vi thể) chủ yếu của bệnh (PED), sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học ở lợn Mán và lợn Rừng mắc (PED) nhƣ thế nào? Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về đặc điểm PED trên lợn. Song, đặc điểm của PEDV ở các địa phƣơng khác nhau, ở các giống lợn khác nhau thì có những điểm khác nhau nhất định. Việc áp dụng những kết quả nghiên cứu trên để phòng và điều trị bệnh PED trên đàn lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang còn nhiều bất cập chƣa mang lại hiệu quả. Ở Hà Giang, hiện tại những thông tin và hiểu biết của ngƣời quản lý và ngƣời chăn nuôi còn rất hạn chế, chƣa có công bố chính thức nào về tình hình nhiễm PEDV tại tỉnh. Trƣớc thực trạng đó, nhằm hiểu rõ hơn về đặc điểm bệnh lý của bệnh tiêu chảy thành dịch (PED) gây ra cho đàn lợn Mán, lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang. Đồng thời có thêm cơ sở khoa học cho việc chủ động xây dựng các biện pháp trong công tác phòng ngừa sự xâm nhập của virus PED trên lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang, cũng nhƣ các tỉnh miền núi phía BắcViệt Nam. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu của luận án nhằm xác định một số các đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn Mán và lợn Rừng mắc PED, bao gồm các dấu hiệu về triệu chứng lâm sàng, biến đổi bệnh lý đại thể, vi thể, các chỉ tiêu huyết học khi lợn mắc PED để làm căn cứ trong chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phân biệt với các lợn mắc tiêu chảy do các mầm bệnh khác. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định tỷ lệ lợn Mán, lợn Rừng mắc tiêu chảy thành dịch (PED) trong một số trang trại nuôi lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang; - Xác định rõ các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích (đại thể và vi thể) chủ yếu của bệnh (PED); - Xác định đƣợc sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học ở lợn mắc (PED). 2
  18. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Căn cứ vào dịch tễ học và tình hình chăn nuôi lợn Mán và lợn Rừng tại các huyện của tỉnh Hà Giang. Trƣớc diễn biến phức tạp của thời tiết, sự biến đổi khí hậu; cùng với điều kiện kinh tế, trình độ dân trí và điều kiện môi trƣờng, phƣơng thức chăn nuôi của từng địa phƣơng, tình hình dịch bệnh của tỉnh Hà Giang. Do đó, trong khuôn khổ đề tài chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu tại các trang trại chăn nuôi lợn Mán và lợn Rừng của 3 huyện: Vị Xuyên, Bắc Quang, Hoàng Su Phì thuộc tỉnh Hà Giang. Đối tƣợng nghiên cứu: lợn Mán và lợn Rừng nuôi tại các trang trại và gia trại của 3 huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và Hoàng Su Phì tại tỉnh Hà Giang mắc tiêu chảy và mắc dich tiêu chảy cấp (PED). Trọng tâm nghiên cứu là lợn con theo mẹ từ 1-9 tuần tuổi. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ sinh học, Phòng thí nghiệm Bộ môn Bệnh lý Thú y (làm tiêu bản bệnh lý), Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. - Địa điểm theo dõi và lấy mẫu: tại các trang trại và gia trại nuôi lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang. - Thời gian nghiên cứu: thời gian nghiên cứu và số liệu của đề tài đƣợc thu thập từ tháng 12/2014 đến tháng 8/2017. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Xác định đƣợc các đặc điểm bệnh lý chủ yếu trên lợn Mán và lợn Rừng mắc PED tại tỉnh Hà Giang. - Phƣơng pháp hóa mô miễn dịch đã xác định đƣợc sự hiện diện của virus porcine epidemic diarrhea trong các mô của lợn Rừng mắc PED. - Cung cấp các thông tin về chỉ tiêu huyết học của lợn Rừng trong chăn nuôi trang trại. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đây là nghiên cứu về PED trên lợn Mán và lợn Rừng tại Hà Giang Việt Nam. Cùng với việc phát triển nuôi lợn Mán và lợn Rừng nhƣ hiện nay, nhất thiết phải có nhiều nghiên cứu về dịch bệnh để có biện pháp phòng ngừa và phát triển bền vững đối tƣợng nuôi này. Do vậy, kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa 3
  19. quan trọng cho các nhà quản lý chăn nuôi, các nhà thú y và ngƣời nuôi trong việc sàng lọc và nhân giống lợn Mán, lợn Rừng. Bảo vệ đàn lợn Mán, lợn Rừng và đề ra chiến lƣợc phát triển phù hợp giúp ngƣời nuôi an tâm sản xuất và phát triển kinh tế, đặc biệt là tại các tỉnh miền núi phía Bắc ở Việt Nam. - Kết quả của luận án chỉ ra đƣợc những đặc điểm bệnh lý của lợn Mán và lợn Rừng mắc PED, các thông tin có ý nghĩa quan trọng trong công tác chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phân biệt các bệnh tiêu chảy trên lợn Mán và lợn Rừng. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu đã khẳng định lợn Mán và lợn Rừng nuôi tại tỉnh Hà Giang có thể mắc PED và đã làm rõ các đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn Mán và lợn Rừng mắc PED. Là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ thú y, ngƣời chăn nuôi có thể chẩn đoán xác định bệnh để có biện pháp can thiệp kịp thời giảm thiểu các thiệt hại kinh tế. - Kết quả nghiên cứu có thể đƣợc sử dụng làm tiền đề để tiếp tục nghiên cứu về virus PED, là tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp theo. - Chủ động trong công tác phòng ngừa sự xâm nhập của virus PED trên lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang cũng nhƣ các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. 4
  20. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN Ở HÀ GIANG Ngành chăn nuôi lợn ở Hà Giang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh và nhanh chóng chuyển đổi thành sản xuất hàng hoá. Ngoài những giống lợn ngoại cho năng suất và chất lƣợng cao, nhƣ Landrade, Yorkshire… đƣợc ngƣời chăn nuôi đƣa vào sản xuất, thì giống lợn Mán (lợn địa phƣơng) vẫn gắn liền với đời sống và là nguồn thu nhập của đồng bào địa phƣơng. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của ngƣời dân ngày càng cao, đặc biệt là các loại thịt đặc sản quý hiếm, để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, các giống gia súc bản địa và hoang dã đang đƣợc các nhà chăn nuôi đầu tƣ và khai thác, một trong những động vật hoang dã đƣợc nhiều ngƣời Việt Nam ƣa chuộng đó là lợn Rừng. Cùng với trào lƣu đó, hiện nay ở Hà Giang đang có xu thế phát triển chăn nuôi lợn Mán và lợn Rừng theo mô hình trang trại và bƣớc đầu đã cho kết quả khả quan. 2.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2016 Để có bức tranh khái quát về tình hình chăn nuôi các đối tƣợng lợn khác nhau trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong 3 năm. Chúng tôi đã tổng hợp số liệu từ Chi cục Thống kê tỉnh Hà Giang (2014, 2015, 2016) và trình bày kết quả ở bảng 2.1. Bảng 2.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2016 Năm Tổng đàn Lợn Rừng Lợn Mán Lợn lai 2014 547.544 139.928 225.101 182.515 2015 586.409 143.357 237.582 205.470 2016 530.696 142.360 238.579 167.757 Nguồn: Chi cục Thống kê Hà Giang (2016) Qua bảng 4.1 cho thấy năm 2015 chăn nuôi lợn nói chung tăng so với 2014 là 20.869 con = 3,81%. Năm 2016 số lƣợng lợn giảm so với 2015 là 37.713 con = 6,64%. Tuy nhiên đối với chăn nuôi giống lợn Mán và lợn Rừng (địa phƣơng) thì trong 3 năm (2014, 2015, 2016) số lƣợng luôn gia tăng và không có chiều hƣớng giảm sút. Có thể đây là đặc thù của chăn nuôi lợn tại Hà Giang, do chăn nuôi theo phƣơng thức truyền thống, sử dụng thức ăn tự có nhƣ (ngô, gạo, sắn, rau các loại,....), chi phí đầu tƣ từ thức ăn thấp, chất lƣợng sản 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0