intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu một số yếu tố quản lý, sử dụng đất tác động đến quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn

Chia sẻ: Trần Văn Yan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:252

41
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án là Đánh giá thực trạng công tác quản lý sử dụng đất và xác định các yếu tố quản lý, sử dụng đất đai tác động đến quá trình xây dựng và phát triển của KKTCK Đồng Đăng-Lạng Sơn; Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất tại KKTCK Đồng Đăng-Lạng Sơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu một số yếu tố quản lý, sử dụng đất tác động đến quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM CHU AN TRƯỜNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG, LẠNG SƠN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM CHU AN TRƢỜNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG, LẠNG SƠN Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9.85.01.03 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thị Bình HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng được tập thể, cá nhân công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án Chu An Trƣờng i
  4. LỜI CẢM ƠN Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Vũ Thị Bình, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng giúp tôi trưởng thành trong nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự giúp đỡ quý báu của tập thể các thầy, cô giáo Bộ môn Trắc địa bản đồ, Khoa Quản lý đất đai, Ban Quản lý Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Luận án này được thực hiện với sự hỗ trợ của tập thể cán bộ Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn; Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Lạng Sơn, huyện Cao Lộc, huyện Văn Lãng, huyện Chi Lăng, huyện Văn Quan, thị trấn Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, tôi xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ quý báu đó. Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình từ Lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đồng nghiệp nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và động viên tinh thần giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các cá nhân và tập thể đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Nghiên cứu sinh Chu An Trƣờng ii
  5. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan .....................................................................................................................i Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................ vii Danh mục bảng ............................................................................................................. viii Danh mục hình ..................................................................................................................x Trích yếu luận án ........................................................................................................... xii Thesis abstract................................................................................................................xiv Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.4. Những đóng góp mới của luận án .........................................................................4 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 4 1.5.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................4 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................................4 Phần 2. Tổng quan nghiên cứu ......................................................................................5 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý, sử dụng đất khu kinh tế cửa khẩu ................................ 5 2.1.1. Quản lý sử dụng đất đai ........................................................................................ 5 2.1.2. Quản lý, sử dụng đất trong khu kinh tế cửa khẩu .................................................9 2.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất trong các khu kinh tế cửa khẩu của một số nước trên thế giới ................................................................................................ 22 2.2.1. Quản lý, sử dụng đất trong các khu kinh tế cửa khẩu ở Trung Quốc .................22 2.2.2. Quản lý, sử dụng đất trong các khu kinh tế cửa khẩu của Thái Lan ...................25 2.2.3. Quản lý, sử dụng đất trong các khu kinh tế cửa khẩu ở Malaysia ...................... 26 2.2.4. Quản lý, sử dụng đất trong các khu kinh tế cửa khẩu ở Mỹ ............................... 27 2.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất trong các khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam .....28 2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam ................28 iii
  6. 2.3.2. Một số yếu tố quản lý, sử dụng đất có tác động đến sự phát triển của khu kinh tế cửa khẩu ..................................................................................................30 2.4. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý, sử dụng đất khu kinh tế cửa khẩu ..................................................................................................35 2.4.1. Các công trình trên thế giới về quản lý, sử dụng đất khu kinh tế cửa khẩu ........35 2.4.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................. 39 2.5. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu và định hướng nghiên cứu của đề tài ......46 2.5.1. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu .................................................................46 2.5.2. Định hướng nghiên cứu của đề tài ......................................................................47 Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 50 3.1. Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 50 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn ................................................................................................ 50 3.1.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn .............................................................................................................50 3.1.3. Đánh giá tác động của quản lý, sử dụng đất đến quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn ............................................50 3.1.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn .......................................................................51 3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................51 3.2.1. Phương pháp tiếp cận.......................................................................................... 51 3.2.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp .......................................52 3.2.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................................52 3.2.4. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ..................................................................55 3.2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................................. 56 3.2.6. Phương pháp đánh giá tác động của quản lý, sử dụng đất đến quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu ............................................................. 57 3.2.7. Phương pháp chuyên gia ..................................................................................... 59 3.2.8. Phương pháp phân tích SWOT ...........................................................................60 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ...................................................................62 4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn ................................................................................................ 62 iv
  7. 4.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 62 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................................66 4.1.3. Đánh giá chung ...................................................................................................70 4.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn .............................................................................................................72 4.2.1. Quá trình hình thành khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn ..................72 4.2.2. Thực trạng sử dụng đất trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn ..............74 4.2.3. Đánh giá quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn ....................................................................................... 82 4.2.4. Đánh giá giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn .............................................................................................................94 4.2.5. Đánh giá thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn ..............................................................................99 4.2.6. Một số cơ chế chính sách được áp dụng trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn ............................................................................................... 104 4.2.7. Đánh giá chung về quản lý, sử dụng đất khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn ...........................................................................................................110 4.3. Đánh giá tác động của quản lý, sử dụng đất đến quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn ..........................................114 4.3.1. Xác định các tiêu chí đánh giá quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn .....................................................................114 4.3.2. Tác động của quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch đến quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn .................... 120 4.3.3. Tác động của giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn .......................................................................122 4.3.4. Tác động của thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đến đến xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn .................... 124 4.3.5. Tác động của cơ chế chính sách đến quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn ......................................................... 127 v
  8. 4.3.6. Tổng hợp đánh giá tác động các yếu tố quản lý, sử dụng đất đến xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn ............................. 129 4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn .....................................................................136 4.4.1. Nhóm giải pháp liên quan đến quy hoạch......................................................... 137 4.4.2. Nhóm giải pháp về giao đất cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ........................................................... 139 4.4.3. Nhóm giải pháp về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư......................... 141 4.4.4. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách khác ..................................................... 143 Phần 5. Kết luận và đề nghị ....................................................................................... 148 5.1. Kết luận .............................................................................................................148 5.2. Đề nghị ..............................................................................................................150 Danh mục công trình đã công bố liên quan đến luận án ...............................................151 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................152 vi
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BĐS Bất động sản BTHTTĐC Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư BQLKKTCK Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu CSHT Cơ sở hạ tầng CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GCN Giấy chứng nhận GPMB Giải phóng mặt bằng ĐKKT Đặc khu kinh tế KCN Khu công nghiệp KHSDĐ Kế hoạch sử dụng đất KKT Khu kinh tế KKTCK Khu Kinh tế cửa khẩu KTXH Kinh tế - xã hội QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất QHCT Quy hoạch chi tiết QHCXD Quy hoạch chung xây dựng QLSDĐ Quản lý sử dụng đất QSDĐ Quyền sử dụng đất SDĐ Sử dụng đất TĐC Tái định cư THĐ Thu hồi đất UBND Ủy ban Nhân dân vii
  10. DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1. Thuế chuyển nhượng đất của đặc khu kinh tế Hải Nam ........................................23 3.1. Phân cấp mức độ của mối quan hệ giữa 2 biến......................................................58 4.1. Thực trạng sử dụng đất trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn năm 2017 theo đơn vị hành chính ..................................................................................75 4.2. Biến động sử dụng đất khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng giai đoạn 2012-2017 ...76 4.3. Thực trạng sử dụng đất các khu chức năng tại khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn năm 2017 ...................................................................................77 4.4. Tiến độ thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng đến năm 2017 ...............................................................................................83 4.5. Danh mục dự án đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và khu công nghiệp trên địa bàn, giai đoạn 2011-2017 ..............................................84 4.6. Quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn..............................................................................................................88 4.7. Đánh giá công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn ......................................................................92 4.8. Kết quả giao đất các dự án trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn ..94 4.9. Tổng hợp kết quả thuê đất trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn giai đoạn 2009 - 2017 ............................................................................................95 4.10. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn đến năm 2017 ..................................................................96 4.11. Đánh giá tình hình thực hiện giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn ....................................................................................................97 4.12. Kết quả thu hồi đất đai trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn giai đoạn 2009-2017 ............................................................................................101 4.13. Tình hình hỗ trợ và tái định cư trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn giai đoạn 2009-2017 .....................................................................................101 4.14. Đánh giá thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn ...............................................................................102 viii
  11. 4.15. Đánh giá về cơ chế chính sách tại khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn ..............................................................................................................108 4.16. Ý kiến của cán bộ công chức về các yếu tố đánh giá quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn .....................................115 4.17. Đánh giá quá trình xây dựng và phát triển tại khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn ...........................................................................................................116 4.18. Tác động của quy hoạch đến quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn ...............................................................................120 4.19. Tác động của công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn .....................................................................122 4.20. Tác động của công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đến xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn .......................124 4.21. Tác động của cơ chế chính sách đến xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn ...............................................................................127 4.22. Mức độ tác động của quản lý, sử dụng đất đến xây dựng và phát triển tại vùng 1 khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn ..................................................129 4.23. Mức độ tác động của quản lý, sử dụng đất đến quá trình xây dựng và phát triển tại vùng 2 khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn............................130 4.24. Tổng hợp tác động của một số yếu tố ở mức độ cao và rất cao đến xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn ................................131 4.25. Phân tích SWOT về quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn ....................................................................133 4.26. Phân tích SWOT về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn ..................................................................................................134 4.27. Phân tích SWOT về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn ............................................................135 4.28. Phân tích SWOT về cơ chế chính sách trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn ...........................................................................................................136 4.29. Tóm tắt một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn ............................................................146 ix
  12. DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1. Sơ đồ minh họa quy hoạch các khu chức năng trong khu kinh tế cửa khẩu ..........18 2.2. Khung phân tích tác động của quản lý, sử dụng đất đến quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn .......................................49 3.1. Sơ đồ vùng chức năng trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn.........54 3.2. Khung phân tích SWOT về quản lý, sử dụng đất trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn ..........................................................................................60 3.3. Sơ đồ quá trình thực hiện đề tài .............................................................................61 4.1. Sơ đồ mối liên kết khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn trong trong tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hải Phòng (Việt Nam) .............................................................................................................63 4.2. Hệ thống mạng lưới các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020 ..............64 4.3. Sơ đồ vị trí khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn trong hành lang kinh tế ....................................................................................................................73 4.4. Sơ đồ vị trí khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn trong mối quan hệ liên vùng và quốc tế ...............................................................................................74 4.5. Sơ đồ hiện trạng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn ..............................80 4.6. Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng -Lạng Sơn ...........81 4.7. Sơ đồ định hướng phát triển không gian KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn ..........85 4.8. Quy hoạch chi tiết khu trung chuyển hàng hóa .....................................................90 4.9. Đánh giá tình hình quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch theo vùng ..........91 4.10. Đánh giá tình hình quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch theo đối tượng sử dụng đất .............................................................................................................91 4.11. Đánh giá tình hình giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất ..............................97 4.12. Đánh giá tình hình giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo vùng......................................................98 4.13. Đánh giá tình hình thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo vùng..............................................................................................................102 x
  13. 4.14. Đánh giá tình hình thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo đối tượng sử dụng đất ..........................................................................................103 4.15. Đánh giá cơ chế chính sách tại khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn theo vùng..............................................................................................................109 4.16. Đánh giá cơ chế chính sách tại khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn theo đối tượng sử dụng đất ..................................................................................109 4.17. Đánh giá quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn theo vùng .............................................................................................117 4.18. Đánh giá quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn theo đối tượng sử dụng đất ..................................................................117 xi
  14. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Họ tên NCS: Chu An Trường Tên luận án:Nghiên cứu một số yếu tố quản lý, sử dụng đất tác động đến quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn. Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9.85.01.03 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng công tác quản lý sử dụng đất và xác định các yếu tố quản lý, sử dụng đất đai tác động đến quá trình xây dựng và phát triển của KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn; - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất tại KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận án sử dụng kết hợp 2 nhóm phương pháp chính, đó là: thu thập tài liệu số liệu và phân tích, xử lý số liệu và được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Sau khi thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp, tiến hành phân vùng và điều tra 500 người sử dụng đất đại diện của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế và các tổ chức khác tại 02 khu vực nghiên cứu, mỗi khu vực 250 phiếu. Giai đoạn 2: Sử dụng phương pháp phân tích, xử lý số liệu: (i) Nghiên cứu định tính và định lượng bằng việc xây dựng ,phát triển hệ thống khái niệm/thang đo; (ii) Nghiên cứu định lượng bằng việc ứng dụng phương pháp phân tích T-test và phân tích ANOVA để kiểm định mức độ khác nhau giữa các vùng và giữa các đối tượng sử dụng đất theo nhóm yếu tố quan sát; (iii) Xác định mối tương quan giữa các biến quan sát với nhau để xác định ảnh hưởng của yếu tố QLSDĐ đai đến quá trình xây dựng và phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn. Kết quả chính và kết luận 1) Sau 10 năm hoạt động KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn đã đóng góp được 65% tổng giá trị ngành công nghiệp, 85% nguồn thu ngân sách và thu hút 75,9% vốn đầu tư của tỉnh Lạng Sơn. Hoạt động của KKTCK này đã tạo thêm việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên sự phát triển KKTCK chưa tương xứng với tiềm năng do còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý điều hành, đặc biệt là vấn đề QLSDĐ và huy động vốn đầu tư còn nhiều vướng mắc. Việc huy động nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế còn nhiều khó khăn. Môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn. 2) Tổng diện tích đất tự nhiên KTTCK là 39.400 ha; đất khu phi thuế quan là 347,71 ha, chiếm 0,88 % diện tích đất KKTCK; còn đất khu thuế quan chiếm 99,12%. Công tác quy hoạch mặc dù có một số chỉ tiêu SDĐ thực hiện chưa cao, trong khu phi thuế quan tỷ lệ thực hiện mới đạt được 57% nhưng ảnh hưởng của công tác quy hoạch đến sự phát triển KKTCK vẫn được người dân đánh giá ở mức độ cao do các công trình quan trọng đã được thực hiện theo quy hoạch chung và QHCT xây dựng các khu chức năng. Công tác giao đất, cho thuê đất, CMĐSDĐ và GCNQSDĐ đều được đánh giá ở xii
  15. mức độ cao đến rất cao và có sự khác nhau rất rõ giữa 2 vùng, giữa các đối tượng SDĐ. Công tác THĐ, BTHTTĐC được người SDĐ đánh giá ở mức độ cao và có sự khác biệt giữa các đối tượng SDĐ. Chính sách xã hội, chính sách tài chính và chính sách khác đều được đánh giá ở mức cao và có sự khác biệt giữa 2 vùng. 3) Người SDĐ đánh giá sự phát triển KTTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn về: CSHT, khu chức năng, thu hút vốn đầu tư, mức sống người dân, cảnh quan môi trường và an ninh quốc phòng ở mức độ cao và có sự khác biệt giữa 2 vùng và giữa các đối tượng SDĐ. Tác động của QLSDĐ đến quá trình xây dựng và phát triển KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn đã cho thấy: (1) quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch có tác động ở mức độ cao và rất cao đến sự phát triển KKTCK trên cả 6 chỉ tiêu nhưng có sự khác nhau giữa vùng 1 và vùng 2. Tại vùng 1 yếu tố quy hoạch có tác động thuận ở mức rất cao và mức cao đến mức độ phát triển CSHT, mức độ phát triển các khu chức năng và cảnh quan môi trường; có tác động thuận ở mức trung bình đến mức sống của người dân và sự thu hút vốn đầu tư. Tại vùng 2 yếu tố quy hoạch có tác động thuận ở mức rất cao đến mức độ phát triển CSHT; tác động thuận ở mức cao đến mức độ phát triển các khu chức năng, cảnh quan môi trường và an ninh quốc phòng và có tác động ở mức trung bình đến thu hút vốn đầu tư và mức sống người dân. (2) Giao đất, cho thuê đất, CMĐSDĐ và CGCNQSDĐ có tác động ở mức độ trung bình và cao đối với xây dựng và phát triển KKTCK. Đặc biệt là công tác cho thuê đất tác động thuận ở mức rất cao đến thu hút vốn đầu tư và mức sống người dân tại vùng 1; tác động ở mức cao đến mức độ phát triển CSHT và mức độ phát triển các khu chức năng tại vùng 2 và tác động ở mức trung bình đến cảnh quan môi trường và an ninh quốc phòng ở cả 2 vùng. (3) THĐ, BTHTTĐC có tác động ở mức độ rất cao đến mức sống người dân trên cả 2 vùng và có tác động ở mức trung bình đến cảnh quan môi trường và an ninh quốc phòng. (4) Chính sách về xã hội, chính sách tài chính, chính sách khác ảnh hưởng từ mức trung bình đến cao đến xây dựng và phát triển KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn trên cả 2 vùng. Đây là cơ sở để đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLSDĐ trong KKTCK. 4) Để nâng cao hiệu quả QLSDĐ trong KKTCK cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp: Cần nâng cao chất lượng các phương án quy hoạch; tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp của các cấp, các ngành trong thực hiện và giám sát thực hiện các quy hoạch; giao đất, THĐ. Cần có sự thống nhất các chỉ tiêu sử dụng đất trong các loại hình quy hoạch và thống nhất việc quản lý thực hiện quy hoạch. Cần tăng cường quản lý và xây dựng các tiêu chí giao đất, cho thuê đất và thu chi tài chính từ đất; tăng cường kiểm tra, thanh tra việc giao đất, cho thuê đất. Quy định rõ trình tự và thủ tục giao đất cho BQLKKTCK và thẩm quyền, trách nhiệm trong QLSDĐ của UBND các cấp và BQLKKTCK. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai. Hoàn thiện chính sách, thẩm quyền về THĐ, cần tính giá đất bồi thường sát với giá thực tế; tăng cường sự tham gia của cộng đồng; xây dựng cơ chế tiếp cận đất đai theo nguyên tắc kinh tế thị trường đối với các dự án phát triển kinh tế; quản lý việc chuyển nhượng QSDĐ giữa các bên; quy định rõ về trách nhiệm của các bên đối với đào tạo nghề, tạo việc làm cho người bị THĐ. xiii
  16. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Chu An Truong Thesis title: The research on some factors of land use management affecting the process of construction and development of Dong Dang - Lang Son Border Gate Economic Zone. Major: Land Management; Code: 9.85.01.03 Education Organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives - To evaluate the status of land use management and identify some factors of land use management affecting the process of construction and development of Dong Dang - Lang Son Border Gate Economic Zone (BGEZ) - To propose solutions for improvement of land use management effectiveness in Dong Dang - Lang Son BGEZ. Materials and Methods The 2 main methodologies include data collection and data analysis, processing which is divided into two phases as following: - Stage 1: Upon the collection of secondary data and documents, the zoning and survey of 500 land users are implemented. The 500 land users include representatives of households, individuals, economic organizations and other organizations at 02 survey areas with 250 questionnaires per one area. - Stage 2: Using data analysis and processing methods: (i) to conduct qualitative and quantitative research by developing conception/measuring systems; (ii) to conduct quantitative research using T-test and ANOVA to verify the difference across the regions and land users by groups of observation factors; (iii) to determine the correlation among the observed variables to determine the impact of the land use management on the construction and development of Dong Dang - Lang Son BGEZ. Main findings and conclusions 1) After 10 years of operation, the Dong Dang - Lang Son BGEZ has contributed about 65% of the industry value, 85% of budget revenue and attracting 75.9% total investment of Lang Son province. Also, Dong Dang - Lang Son BGEZ has helped create jobs for thousands of local workers and neighboring provinces. However, the economic development has not yet to meet with the potential due to many limitations in the management and administration, especially the issue of land use management and the investment mobilization. The investment mobilization from economic sectors is still difficult. The investment environment is not really attractive. 2) The total natural land area of BGEZ is 39,400 ha in which the non-tariff area is 347.71 hectares, accounting for 0.88% of the land area of the BGEZ; the tariff area accounts for 99.12%. Although there are some low land use targets (in the non-tariff area, the land use percentage is only 57%), the BGEZ planning is highly considered because important projects have been implemented in accordance with the master planning and detailed planning of functional areas construction. Land allocation, land lease, change of land use purpose and issuance of land use right certificates are also highly considered and there is a clear difference between the two regions, among land users. Land acquisition, compensation, support and resettlement are assessed at a high level and there are differences among land users. Social policies, financial policies and other policies are all rated at a high level and there are differences between the two regions. xiv
  17. 3) Land users assess the development of BGEZ in terms of infrastructure, functional areas, attracting investment, people's living standards, environmental landscape, national security and defense with high level and there are differences between the two regions and among land users. The impact of land use management on the process of construction and development of Dong Dang - Lang Son BGEZ has shown that: (1) planning and managing the planning implementation have positive impact at high and very high level on the 6 development indicators of BGEZ but there are differences between the two regions. In the region 1 planning element has positive impacted at a very high level and high level on the infrastructure development, the development of functional areas and environmental landscapes; has moderately positive impact on people's living standards and investment attraction. In the region 2, the planning element have positive impacts at a very high level to the infrastructure development; The positive impact is at a high level to the level of development of functional areas, environmental landscapes and national security and has an average positive impact on attracting investment and living standards. (2) Land allocation, land lease, change of land use purpose and issuance of land use right certificates have positive impact at a medium and high level on the construction and development of BGEZ. Especially, land lease has a very high positive impact on investment attraction and living standards of people in region 1; High positive impact on the level of infrastructure development and the development of functional areas in region 2 and moderate positive impacts on the environmental landscape and security, national defense in both regions. (3) Land acquisition, compensation, support and resettlement have a very high level of positive impact on the living standards of people in both regions and have a moderate positive impact on the environment, landscape and security and national defense. (4) Social, financial policies and other policies affect from medium to high level to the construction and development of the border gate economic zone in both regions. This is the basis for proposing solutions to improve the effectiveness of land use management in the BGEZ. 4) To improve the effectiveness of land use management in BGEZ, it is necessary to carry out the following solutions at the same time: - Improving the quality of land use planning; strengthening the responsibility and coordination of all levels and sectors in implementing and monitoring the implementation of land use planning; land allocation, land recovery. All kinds of planning should be developed and implemented uniformly - It is necessary to strengthen management, develop detailed criteria for land allocation, land lease and financial expenditures from land; strengthen inspection and inspection of land allocation and land lease. Specifying the order and procedures for allocating land to the Management Board of BGEZ and the competence and responsibility in land use right management of People's Committees at all levels and the Management Board of BGEZ. Complete land database. - Complete policies and authority on land acquisition, land price used for compensation should be close to the market price; increasing community participation; developing the mechanism for land access for economic development projects; limiting land recovery in those areas with high economic efficiency; formulating a mechanism for managing the transfer of land use rights; clearly defining the responsibilities of each party on vocational training and job creation for people whose land is recovered. xv
  18. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai có tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của các nước, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển (Ngân hàng thế giới, 2004). Đất đai là nguồn lực tự nhiên quan trọng trong phát triển KTXH của mỗi nước nói chung và trong khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) nói riêng. Sử dụng đất (SDĐ) là vấn đề trọng tâm trong lịch sử phát triển của Việt Nam (Jean et al., 2011). Khu kinh tế cửa khẩu là một không gian kinh tế gắn với cửa khẩu biên giới đất liền; được hình thành và phát triển dựa trên nhiều chính sách đặc thù riêng biệt nhằm khai thác tối đa lợi thế sẵn có, tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư, mở rộng giao lưu kinh tế qua biên giới, phát triển thương mại và dịch vụ, gắn với xây dựng và phát triển tình hữu nghị ổn định, bền vững về chính trị giữa các nước có chung biên giới, từ đó đẩy mạnh phát triển KTXH và giữ vững an ninh biên giới quốc gia (Nguyễn Quang Thái, 2010; Đặng Xuân Phong, 2011; Nguyễn Minh Hiếu, 2011). Theo dự báo của Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và đầu tư (2013), tại Việt Nam đến năm 2020 kim ngạch xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu đạt khoảng 30 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân khoảng 12,3 %/năm và đón khoảng 16,5 triệu lượt khách xuất nhập cảnh. Để phát huy tiềm năng về tài nguyên của các tỉnh biên giới và giữ vững quốc phòng, an ninh, Việt Nam đã thành lập 26 KKTCK. Sau hơn 20 năm hoạt động, các KKTCK đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KKTCK theo hướng phát triển mạnh ngành thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp. Tuy nhiên, chính sách ưu đãi đầu tư chưa đủ tạo nên sức hút cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc lựa chọn định hướng trọng tâm thu hút đầu tư công nghiệp vào KKTCK chưa thực sự hợp lý, chưa phát huy được lợi thế so sánh và chưa thể hiện được mối quan hệ liên kết, tương hỗ trong quá trình hoạt động. Việc đầu tư phát triển các KKTCK chủ yếu thông qua nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách nhà nước, chưa chủ động huy động từ nguồn vốn ODA, FDI và các hình thức BOT, BTO, BT. Công tác quản lý sử dụng đất (QLSDĐ) về cơ bản đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đất đai. Trong phương án quy hoạch đã bố trí sắp xếp các khu chức năng phù hợp với tính chất và điều kiện thực tế của từng địa phương nhằm tận dụng tốt nhất điều kiện tự nhiên KTXH, cơ sở hạ tầng (CSHT), để khai thác tiềm năng hiện có. 1
  19. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, tỷ lệ SDĐ ở 15 KKT ven biển và 26 KKTCK đạt khoảng 15% (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016); các phân khu chức năng như khu công nghiệp, khu thương mại phi thuế quan... trong các KKTCK chưa được lấp đầy, tỷ lệ đầu tư thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng ban đầu, diện tích bị bỏ hoang rất lớn gây lãng phí đất đai, hàng nghìn tỷ đồng đầu tư xây dựng CSHT bị “đắp chiếu”, gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển KTXH và đời sống của một bộ phận dân cư trong các KKTCK. Thực tế này còn được phản ảnh cụ thể thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017 của các tỉnh có KKTCK, trong 10 chỉ số thành phần, chỉ số về tiếp cận đất đai và SDĐ ổn định được đánh giá không khả quan, có chiều hướng khó khăn hơn. Trên thực tế, trình độ phát triển KTXH khác nhau ở khu vực vùng biên của 2 quốc gia vừa là cơ hội phát triển, vừa là thách thức cho phía bên kia biên giới. Như vậy, các nước cần phải có nỗ lực trong đầu tư phát triển CSHT và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân khu vực biên giới, cải cách chính sách và các hoạt động quản lý, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để tận dụng được cơ hội hợp tác và phát triển bền vững. Do vậy, công tác quản lý KKTCK có những thách thức rất lớn, nhất là khâu huy động các nguồn lực từ đất đai (Đặng Xuân Phong, 2011; Nguyễn Minh Hiếu, 2011). Năm 1997 KKT đô thị Đồng Đăng - Lạng Sơn được thí điểm thực hiện một số chính sách tại một số khu vực cửa khẩu biên giới tỉnh Lạng Sơn theo Quyết định số 748/TTg ngày 11/11/1997. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án xây dựng KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn tại Quyết định số 55/2008/QĐ-TTg ngày 28/4/2008. KKTCK Đồng Đăng-Lạng Sơn là điểm đầu của Việt Nam và các nước ASEAN với Trung Quốc, là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển trở thành vùng động lực, hạt nhân thúc đẩy sự phát triển KTXH của tỉnh Lạng Sơn và là 1 trong 9 KKTCK được ưu tiên đầu tư phát triển giai đoạn 2016 - 2020 theo Văn bản số 2236/TTg-KTTH ngày 8/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình xây dựng và phát triển, KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn còn gặp một số bất cập trong công tác QLSDĐ làm hạn chế tốc độ phát triển, đó là: công tác THĐ, BTHTTĐC còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách đã ảnh hưởng đến việc giải phóng mặt bằng (GPMB). Công tác QHSDĐ, QHCXD và QHCT chưa thống nhất với quy hoạch khác. Cơ chế phối hợp giữa công tác QLSDĐ với các chính sách ưu đãi đầu tư chưa phát huy được hiệu quả. 2
  20. Về kinh tế KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn đã đóng góp được 65% tổng giá trị ngành công nghiệp của tỉnh Lạng Sơn. Tổng thu trong KKTCK đóng góp tới 85% nguồn thu cả tỉnh và thu hút 75,9% vốn đầu tư của tỉnh (UBND tỉnh Lạng Sơn, 2018ª). Về xã hội, đã tạo thêm việc làm cho người lao động, từng bước nâng cao đời sống dân cư vùng biên và tạo ra diện mạo mới cho những nơi vốn là vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn. Về quốc phòng an ninh, việc hình thành các KKTCK đã thu hút dân cư đến làm ăn, sinh sống, người dân gắn bó với vùng biên, an ninh quốc phòng được củng cố. Thông qua hoạt động tại KKTCK đã từng bước mở rộng quan hệ, giao lưu, củng cố tình hữu nghị giữa Việt Nam với Trung Quốc. Để thúc đẩy sự phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành "cầu nối" kinh tế, thương mại quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ, thu hút nguồn lực từ bên ngoài, phát huy tối đa mọi nguồn lực từ bên trong thì việc nghiên cứu một số yếu tố QLSDĐ tác động đến quá trình xây dựng và phát triển KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn là rất cần thiết nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn, bất cập, gắn công tác quản lý đất đai với mục tiêu SDĐ hợp lý, hiệu quả, tạo khung pháp lý và CSHT hoàn thiện để thu hút các dự án đầu tư. Xuất phát từ thực tế trên, việc thực hiện nghiên cứu một số yếu tố QLSDĐ tác động đến quá trình xây dựng và phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn là rất cần thiết nhằm trả lời và làm rõ các câu hỏi (1) Thực trạng công tác QLSDĐ tại KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn thế nào? (2) Yếu tố QLSDĐ nào có tác động đến quá trình xây dựng và phát triển KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn? (3) Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả QLSDĐ trong KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn? 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá thực trạng công tác QLSDĐ và xác định một số yếu tố tác động đến quá trình xây dựng và phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLSDĐ để thúc đẩy sự phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Các yếu tố QLSDĐ trong KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn; - Các đối tượng SDĐ trong KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn; - Các cán bộ làm việc trong KKTCK. 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2