intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và xây dựng công thức thức ăn nuôi cá kèo Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816)

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:164

76
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm xác định nhu cầu dinh dưỡng (năng lượng, protein và lipid) của cá kèo (Pseudapocryptes elongatus, Cuvier 1816) làm cơ sở xây dựng công thức thức ăn cho các giai đoạn nuôi cá kèo thương phẩm

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và xây dựng công thức thức ăn nuôi cá kèo Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRẦN THỊ BÉ NGHIÊN CỨU NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ XÂY DỰNG CÔNG THỨC THỨC ĂN NUÔI CÁ KÈO Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRẦN THỊ BÉ NGHIÊN CỨU NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ XÂY DỰNG CÔNG THỨC THỨC ĂN NUÔI CÁ KÈO Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS. TRẦN THỊ THANH HIỀN 2016
  3. LỜI CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam kết luận án này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi. Tất cả các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong thời gian trước đây bởi tác giả khác. Cần Thơ, ngày 10 tháng 8 năm 2016 TÁC GIẢ TRẦN THỊ BÉ i
  4. LỜI CẢM TẠ Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Bạc Liêu, Ban Giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện chương trình Nghiên cứu sinh trong những năm qua. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy sản; Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến Thủy sản, Khoa Thủy sản; Phòng Đào tạo và Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ đã rất nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô hướng dẫn PGs.Ts. Trần Thị Thanh Hiền trong những năm qua đã ân cần hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận cho tôi học tập, nghiên cứu để châm bồi kiến thức và hoàn thành quyển Luận án này. Xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Thầy, Cô hướng dẫn chuyên đề PGs.Ts. Trương Hoàng Minh và PGs.Ts. Dương Thúy Yên; Quý Thầy, Cô đã tận tình hướng dẫn và góp ý để hoàn thiện luận án PGs.Ts. Lam Mỹ Lan, PGs.Ts. Nguyễn Thị Ngọc Anh, PGs.Ts. Phạm Thanh Liêm, Ts. Lê Quốc Việt và Ths. Trần Lê Cẩm Tú, cùng tất cả quý Thầy Cô trong Khoa Thủy sản đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường. Xin gửi lời cảm ơn đến các em Nguyễn Hoàng Đức Trung, Nguyễn Vĩnh Tiến (Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến Thủy sản); các em Phan Thị Thúy An (Lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản K17), Nguyễn Bùi Đạt Thạnh (Lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản K20), Thái Văn Tý (Lớp Nuôi trồng Thủy sản K34), Nguyễn Thi Minh Thư (Lớp Nuôi trồng Thủy sản K34), Kiên Thị Trang (Lớp Nuôi trồng Thủy sản K35), Huỳnh Tuấn Vinh (Lớp Nuôi trồng Thủy sản K35); Tăng Vũ Đình Thi (Lớp Nuôi trồng Thủy sản K1–Đại học Bạc Liêu), Đỗ Thanh Vũ (Lớp Nuôi trồng Thủy sản K2–Đại học Bạc Liêu), Vưu Quốc Tín (Lớp Nuôi trồng Thủy sản K2–Đại học Bạc Liêu) đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành Luận án. ii
  5. Xin chân thành cảm ơn các anh, chị và các bạn Nghiên cứu sinh các Khóa 2009, 2010 và 2011; các bạn ở Lớp Cao học Thủy sản K17 đã cùng tôi gắn bó, giúp đỡ nhau trong suốt thời gian học tập tại Khoa. Cuối cùng xin được biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và những người thân đã chia sẻ, giúp đỡ và động viên tinh thần để tôi có được kết quả ngày hôm nay. TRẦN THỊ BÉ iii
  6. ABSTRACT The study on feed development for mudskipper Pseudapocryptes elongates (Cuvier, 1816) culture was carried out at the College of Aquaculture and Fisheries, Can Tho University and Bac Lieu province from 2010 to 2014. The objective of the study was to determine nutritional requirements in order to develop feed formulation for all stages in mudskipper culture. Firstly, the survey on situation of culture technique and feed using in mudskipper culture was conducted by interviewing 80 mudskipper farmers in BacLieu province from 2011 to 2013. Results showed that the wild mudskipper juveniles were caught and stocked in ponds with densities of 50 to 150 ind/m2. Commercial feed was used in mudskipper pond culture. After 4 months of culture, survival rate of fish achieved from 63.7 to 74.7%; FCR fluctuated from 1.38 to 1.46; feed cost accounted for 52.4 and 55.5% in total costs; fish yields were from 14.5 to 16.0 tons/ha; and marketable weights were21.1 and 21.7 g per fish. Requirements for dietary energy and protein in growing fish were quantified using the bioenergetic approach which assumes that the requirement is the sum of growth and maintenance. Growth for mudskipper as a function of body weight was predicted by the equation: y = 0.104 BW0.278 (in which y = weight gain in g.day-1, BW = body weight in g). The composition of the gain was measured by analyzing whole fish ranging from 0.02g to 20.0g. The comparative slaughter technique was used to determine the loss in fish during starvation and the values amounted to 0.02 kJ/BW(g)0.81 and 0.03g/BW(g)0.83 for energy and protein, respectively. The utilization of digestible energy (DE) and digestible protein (DP) for maintenance and growth were determined by feeding mudskipper at increasing feeding rate, from zero to maximum voluntary feed intake. Mudskipper were fed formulated diets containing 33.6% crude protein and 16.3 KJ.g-1 gross energy. The requirement for digestible energy for maintenance was estimated 11.3 kJ BW(kg)0.83/day and for digestible protein 0.40g BW(kg)-0.83/day. Efficiency of protein utilization and energy for growth was 44% and 46%, respectively. Two experiments were carried out investigated the lipid requirement, ratio of carbohydrate and lipid (CHO:L), and the effects fish oil: soybean oil ratio on the growth rate and fish carcass composition in mudskipper diet. In the first one, mudskipper fingerlings (mean initial weight: 6.86g) were fed to triplicate groups of five iso-nitrogenous (35%) and iso-energy (17.2 kJ/g) diets, which contained different lipid levels (1.5%, 4.5%, 7.5%, 10.5% and 13.5%). The results showed that survival rate in all treatments were not affected by different lipid levels. The quadratic regression of daily weight gain indicated that the optimal dietary lipid iv
  7. levels for mudskipper ranged from 5.45 to 9.05%. The optimal ratio of CHO and L in mudskipper feed was 6.79. Results also showed that lipid efficiency ratio (LER) and lipid retention (LR) decreased with the increase of dietary lipid levels. In the second experiment, fish fingerlings (mean initial weigh: 6.58g) were fed to triplicate groups of five isonitrogenous (35%) and isoenergy (17.2 kJ/g) and lipid (7.5%) diets containing five different ratios of fish oil and soybean oil (100%:0%, 75%:25%, 50%:50%, 25%:75% and 0%:100%). The results showed that survival rates in all treatments were not affected by different tested diets. There was no significant difference in DWG of treatments containing 0%, 25% and 50% soybean oil, which were significantly higher than the others. Besides, proximate chemical compositions of fish in all treatments were not affected by different tested diets. However,ArA, EPA, DHA in fish decreased with increasing levels of soybean oil in mudskipper diets. Two others experiments were conducted to determine the apparent digestibility coefficients (ADCs) of protein and energy content in formulated feed ingredients of mudskipper (6.67±0.01g). In experiment 1, the feed ingredients included fish meal (FM), defatted soybean meal (SBM), meat bone meal (MBM) and canola meal (CaM). Results indicated that the ADCs of protein, lipid and energy of mudskipper using FM were better than others ingredients. Similarly, experiment 2 was evaluated wet full fat rice bran (WFRB), defatted ricebran (DRB), wheat bran (WB) and cassava meal (CM). ACDs of protein, lipid and energy in fish using WFRB were the highest among evaluated ingredients. Feed formulation for different stages of mudskipper culture were calculated based on the nutrition requirements and digestibility ingredients, in which digestible protein (%), digestible energy (MJ.kg-1) levels in diets for fish having weight of 5.00, 10.0, 15.0 and 20.0 g were 31.0-13, 30.0-13; 29.0-13 and 28.0-13, respectively. Lipid in fish feed formulation varied from 6 to 6.75%, and ratio of CHO and L was 7.0. v
  8. TÓM TẮT Nghiên cứu phát triển thức ăn nuôi cá kèo (Pseudapocryptes elongatus, Cuvier 1816) thương phẩm được thực hiện tại Tỉnh Bạc Liêu và Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ trong thời gian từ 2010 đến 2014. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định nhu cầu dinh dưỡng để xây dựng công thức thức ăn cho các giai đoạn nuôi cá kèo thương phẩm. Kết quả khảo sát tình hình nuôi và sử dụng thức ăn trong nuôi cá kèo thương phẩm ở 80 hộ nuôi công nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu năm 2011 và 2013 cho thấy nguồn giống cá kèo lệ thuộc vào tự nhiên và được nuôi trong ao với mật độ dao động từ 50–150 con/m2. Cá được cho ăn thức ăn công nghiệp trong suốt vụ nuôi. Sau 4 tháng nuôi, tỷ lệ sống của cá đạt trung bình 63,7 đến 74,7%; FCR dao động từ 1,38 đến 1,46; chi phí thức ăn chiếm 52,4 đến 55,5% trong tổng chi phí; năng suất nuôi từ 14,5 đến 16,0 tấn/ha và kích cỡ cá thương phẩm trung bình 21,1 đến 21,7 g/con. Nhu cầu protein và năng lượng hàng ngày của cá được tính toán dựa trên mô hình năng lượng sinh học. Nhu cầu protein và năng lượng của cá bằng tổng nhu cầu cho duy trì và tăng trưởng. Tăng trưởng tuyệt đối theo khối lượng của cá kèo được dự đoán bởi phương trình: y = 0,104 BW0,278(trong đó y = tăng trưởng tuyệt đối–g/ngày, BW = khối lượng cá–g). Thành phần hóa học của cá được phân tích với cá có khối lượng từ 0,02g đến 20,0g. Thông qua việc bỏ đói cá, protein và năng lượng tiêu hao đi được ước lượng lần lượt là 0,03g /BW(g) 0,83 và 0,02 kJ/BW(g)0,81. Việc sử dụng năng lượng tiêu hóa (DE) và protein tiêu hóa (DP) để duy trì và tăng trưởng đã được xác định bằng cách cho cá ăn từ không đến mức ăn tối đa. Cá kèo được cho ăn với thức ăn chứa protein thô là 33,6% và năng lượng thô là16,3 kJ/g. Nhu cầu năng lượng tiêu hóa để duy trì được xác định là 11,3 kJ/BW(kg)0,83/ngày và nhu cầu protein tiêu hóa duy trì là 0,40g protein/ BW(kg)0,83/ngày. Hiệu quả sử dụng protein và năng lượng cho sự tăng trưởng của cá khá cao lần lượt là 44% và 46%. Hai thí nghiệm được thực hiện xác định nhu cầu lipid, tỷ lệ carbohydrate: lipid (CHO:L) và hiệu quả sử dụng các nguồn lipid khác nhau lên tăng trưởng và thành phần hóa học của cá. Thí nghiệm 1, xác định nhu cầu lipid và tỷ lệ CHO:L của cá kèo được thực hiện trên cá có khối lượng trung bình 6,86 g/con. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức thức ăn có hàm lượng lipid tăng dần 1,5%; 4,5%; 7,5%; 10,5% và 13,5%. Thức ăn có cùng hàm lượng protein 35% và năng lượng 17,2 KJ/g. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của cá không bị ảnh hưởng bởi thức ăn thí nghiệm. Hàm lượng lipid thích hợp trong thức ăn cho cá kèo, được xác định theo phương pháp hồi quy bậc hai, dao động từ 5,46 đến 9,05%. Tỷ lệ CHO:L tối ưu trong công thức thức ăn cho cá kèo là 6,79. Hiệu quả sử dụng lipid và chỉ số tích lũy lipid của cá kèo giảm dần khi hàm vi
  9. lượng lipid trong thức ăn tăng dần từ1,5-13,5%. Ở thí nghiệm2, xác định tỷ lệ dầu cá và dầu đậu nành thích hợp trong công thức thức ăn của cá kèo giống được thực hiện trên cá kèo có khối lượng trung bình 6,58 g/con. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức thức ăn với tỷ lệ dầu cá và dầu đậu nành lần lượt là 0-100%, 25-75%, 50-50%, 25-75% và 100-0%. Thức ăn có cùng hàm lượng protein 35%, 7,5% lipid và năng lượng 17,2 KJ/g. Kết quả cho thấy thức ăn có tỷ lệ dầu cá và dầu đậu nành khác nhau không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá. Tăng trưởng tuyệt đối của cá ở các nghiệm thức thức ăn 100% dầu cá và dầu đậu nành thay thế cho dầu cá 25% và 50% khác biệt không có ý nghĩa thống kê và cao hơn so với các nghiệm thức thức ăn còn lại. Ngoài ra, thành phần hóa học của cá không bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ dầu đậu nành thay thế cho dầu cá trong thức ăn. Tuy nhiên, các acid béo như ArA, EPA, DHA trong cơ thể cá giảm theo sự gia tăng của dầu đậu nành trong thức ăn. Hai thí nghiệm khác cũng được tiến hành để xác định khả năng tiêu hóa protein, lipid và năng lượng của cá kèo (6,67±0,01g) với một số nguồn nguyên liệu phổ biến. Các nguồn nguyên liệu gồm: bột cá (BC), bánh dầu nành ly trích dầu (BĐN), bột thịt xương (BTX), bả cải canola (BCa), cám gạo (CG), cám ly trích dầu (CLT), cám mì (CM) và mì lát (ML).Thí nghiệm thứ nhất xác định độ tiêu hóa (ADC) protein, lipid và năng lượng của cá kèo với các nguồn nguyên liệu là BC, BĐN, BTX và BCa. Kết quả cho thấy BC được cá kèo tiêu hóa tốt hơn so với các nguồn nguyên liệu còn lại.Tương tự, thí nghiệm thứ 2 xác định độ tiêu hóa với 4 nguồn nguyên liệu là CG, CLT, CM và ML. Kết quả, CG được cá kèo tiêu hóa tốt nhất trong các nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng được đánh giá. Công thức thức ăn của cá kèo ở các giai đoạn nuôi thương phẩm được xây dựng dựa trên các nhu cầu dinh dưỡng được xác định từ mô hình và các nguồn nguyên liệu đã được đánh giá độ tiêu hóa. Thức ăn được xây dựng cho cá với các kích cỡ 5,00; 10,0; 15,0 và 20,0 g/con với hàm lượng protein tiêu hóa (%) và năng lượng tiêu hóa (MJ/kg) trong thức ăn lần lượt là 31,0–13; 30,0–13; 29,0–13 và 28,0–13. Hàm lượng lipid trong thức ăn của cá từ 6 đến 6,75% và tỷ lệ CHO:L là 7,0. vii
  10. MỤC LỤC LỜI CAM KẾT KẾT QUẢ ..................................................................................... i LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................... ii ABSTRACT ......................................................................................................... iv TÓM TẮT ............................................................................................................ vii MỤC LỤC ............................................................................................................ ix DANH SÁCH BẢNG .........................................................................................xiii DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................... xv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. xvi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 1 1.1 Giới thiệu .......................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 1 1.3 Các nội dung chính của đề tài ........................................................................... 2 1.4 Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 2 1.5 Điểm mới của đề tài .......................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4 2.1 Đặc điểm sinh học của cá kèo .......................................................................... 4 2.1.1 Phân loại ........................................................................................................ 4 2.1.2 Đặc điểm phân bố và tập tính sống................................................................ 5 2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng .................................................................................... 5 2.1.4 Đặc điểm tăng trưởng .................................................................................... 5 2.1.5 Đặc điểm sinh sản .......................................................................................... 5 2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản ..................................................... 5 2.2.1 Nhu cầu protein.............................................................................................. 5 2.2.2 Nhu cầu lipid.................................................................................................. 6 2.2.3 Nhu cầu năng lượng ....................................................................................... 8 2.3 Ứng dụng mô hình năng lượng sinh học trong xác định nhu cầu dinh dưỡng của cá ...................................................................................................................... 9 2.3.1 Trao đổi chất cơ sở ...................................................................................... 12 viii
  11. 2.3.2 Nhu cầu năng lượng duy trì ......................................................................... 13 2.3.3 Hiệu quả sử dụng năng lượng ...................................................................... 16 2.3.4 Ứng dụng của mô hình năng lượng sinh học để xác định nhu cầu dinh dưỡng .................................................................................................................... 16 2.4 Một số nguồn nguyên liệu phổ biến sử dụng trong chế biến thức ăn cá ........ 18 2.4.1 Nguồn nguyên liệu cung cấp protein ........................................................... 18 2.4.1.1 Bột cá ........................................................................................................ 18 2.4.1.2 Bột thịt xương ........................................................................................... 18 2.4.1.3 Bánh dầu nành .......................................................................................... 19 2.4.1.4 Bả cải canola ............................................................................................. 22 2.4.2 Nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng .................................................... 23 2.4.2.1 Cám gạo .................................................................................................... 23 2.4.2.2 Cám mì...................................................................................................... 25 2.4.2.3 Khoai mì lát .............................................................................................. 26 2.5 Một số nghiên cứu phát triển công thức thức ăn cho động vật thủy sản ......... 27 2.6 Tình hình nuôi cá kèo thương phẩm ở Đồng Bằng sông Cửu Long………...27 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 32 3.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................. 32 3.2 Vật liệu thí nghiệm ......................................................................................... 32 3.2.1 Hệ thống thí nghiệm .................................................................................... 32 3.2.2 Thức ăn thí nghiệm ...................................................................................... 32 3.3 Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................................ 33 3.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 34 3.4.1 Nội dung 1: Khảo sát tình hình sử dụng thức ăn, sinh trưởng và thành phần hóa học cá kèo nuôi thương phẩm ........................................................................ 34 3.4.1.1 Khảo sát tình hình sử dụng thức ăn .......................................................... 34 3.4.1.2 Khảo sát sinh trưởng và thành phần hóa học của cá kèo nuôi thương phẩm của các hộ dân ở tỉnh Bạc Liêu ................................................................... 34 3.4.2 Nội dung 2: Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cá kèo ................................ 36 3.4.2.1 Ứng dụng mô hình năng lượng sinh học xác định nhu cầu năng lượng và protein ................................................................................................................... 36 ix
  12. Thí nghiệm 1: Xác định năng lượng và protein duy trì của cá kèo ...................... 36 Thí nghiệm 2: Xác định khả năng tiêu hóa thức ăn và các dưỡng chất có trong thức ăn cho cá kèo ................................................................................................ 38 Thí nghiệm 3: Đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng và protein của cá kèo ..... 40 3.4.2.2 Xác định nhu cầu lipid và hiệu quả sử dụng các nguồn lipid khác nhau . 41 Thí nghiệm 4: Xác định nhu cầu lipid của cá kèo và tỷ lệ CHO:L thích hợp ...... 41 Thí nghiệm 5: Xác định tỷ lệ dầu cá và dầu đậu nành thích hợp ......................... 43 3.4.3 Nội dung 3: Xác định khả năng tiêu hóa một số nguyên liệu phổ biến làm thức ăn................................................................................................................... 45 3.4.3.1 Thí nghiệm 6: Khả năng tiêu hóa một số nguyên liệu cung cấp protein .. 45 3.4.3.2 Thí nghiệm 7: Khả năng tiêu hóa một số nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng ............................................................................................................ 46 3.4.4 Nội dung 4: Xây dựng công thức thức ăn nuôi cá kèo thương phẩm .......... 48 3.5 Phương pháp xác định các chỉ tiêu ................................................................. 49 3.5.1 Phương pháp xác định các thông số môi trường ......................................... 49 3.5.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh học................................................ 49 3.5.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu về độ tiêu hóa ...................................... 50 3.5.4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh hóa................................................ 50 3.6 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.......................................................... 51 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 52 4.1 Tình hình sử dụng thức ăn, sinh trưởng và thành phần hóa học cá kèo nuôi thương phẩm ......................................................................................................... 52 4.1.1 Mô hình nuôi cá kèo thâm canh................................................................... 52 4.1.2 Một số chỉ tiêu kỹ thuật chính trong mô hình ............................................. 52 4.1.3 Thức ăn sử dụng trong nuôi cá kèo ............................................................. 53 4.1.4 Sinh trưởng của cá kèo nuôi thương phẩm .................................................. 56 4.1.5 Thành phần hóa học của cá kèo nuôi ........................................................... 58 4.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cá kèo......................................................................61 4.2.1 Protein và năng lượng duy trì ......................................................................61 4.2.1.1 Khối lượng cá tiêu hao sau quá trình bỏ đói ............................................. 61 4.2.1.2 Thành phần hóa học của cá kèo trước và sau bỏ đói ................................ 62 x
  13. 4.2.1.3 Protein của tiêu hao sau 28 ngày bỏ đói ................................................... 63 4.2.1.4 Năng lượng tiêu hao sau 28 ngày bỏ đói .................................................. 65 4.2.2 Xác định khả năng tiêu hóa thức ăn và các dưỡng chất trong thức ăn ........ 66 4.2.3 Xác định hiệu quả sử dụng protein và năng lượng của cá kèo .................... 67 4.2.3.1 Tỷ lệ sống ................................................................................................. 67 4.2.3.2 Thành phần hóa học .................................................................................. 68 4.2.3.3 Hiệu quả sử dụng thức ăn ......................................................................... 69 4.2.3.4 Hiệu quả sử dụng protein .......................................................................... 69 4.2.3.5 Hiệu quả sử dụng năng lượng của cá kèo ................................................. 70 4.2.4 Xây dựng nhu cầu protein và năng lượng cho cá kèo ................................. 72 4.2.5 Nhu cầu lipid và hiệu quả sử dụng các nguồn lipid khác nhau ................... 75 4.2.5.1 Xác định nhu cầu lipid và tỷ lệ CHO:L trong thức ăn của cá .................. 75 Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm ................................................................................ 75 Tăng trưởng của cá thí nghiệm ............................................................................. 76 Hệ số thức ăn (FCR), hiệu quả sử dụng protein (PER), hiệu quả sử dụng lipid (LER) và chỉ số tích lũy lipid (LR)....................................................................... 78 Thành phần hóa học của cá ...................................................................................80 4.2.5.2 Xác định tỷ lệ dầu cá và DĐN thích hợp trong công thức thức ăn........... 81 Tỷ lệ sống ............................................................................................................. 81 Tăng trưởng của cá thí nghiệm ............................................................................. 81 Hệ số thức ăn (FCR), hiệu quả sử dụng protein (PER), hiệu quả sử dụng lipid (LER) và chỉ số tích lũy lipid (LR)....................................................................... 83 Thành phần hóa học của cá ...................................................................................83 Thành phần acid béo của cá thí nghiệm ............................................................... 84 4.3 Khả năng tiêu hóa một số nguyên liệu phổ biến ............................................ 86 4.3.1 Khả năng tiêu hóa nguyên liệu cung cấp protein ........................................ 86 4.3.1.1 Độ tiêu hóa thức ăn thí nghiệm ................................................................ 86 4.3.1.2 Độ tiêu hóa của nguyên liệu cung cấp protein ......................................... 87 4.3.2 Khả năng tiêu hóa một số nguyên liệu cung cấp năng lượng ...................... 89 4.3.2.1 Độ tiêu hóa thức ăn thí nghiệm ................................................................ 89 4.3.2.2 Độ tiêu hóa của nguyên liệu cung cấp năng lượng ................................... 90 xi
  14. 4.4 Xây dựng công thức thức ăn cho các giai đoạn nuôi thương phẩm ............... 91 4.4.1 Thành phần hóa học một số nguyên liệu chế biến thức ăn thủy sản ........... 91 4.4.2 Xây dựng công thức cho cá kèo .................................................................. 92 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 96 5.1 Kết luận ........................................................................................................... 96 5.2 Kiến nghị ........................................................................................................ 96 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 98 PHỤ LỤC xii
  15. DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1: Nhu cầu năng lượng duy trì của một số loài cá, tôm ........................... 15 Bảng 2.2: Nhu cầu về năng lượng, protein và khẩu phần ăn của một số loài cá được xác định dựa trên mô hình hóa .................................................................... 17 Bảng 2.3: Tỷ lệ bột cá sử dụng trong thức ăn thủy sản ........................................ 18 Bảng 2.4: Hàm lượng dưỡng chất trong cám gạo, tấm gạo và thành phẩm ......... 24 Bảng 2.5: Thành phần dinh dưỡng của lúa mì và các phụ phẩm ......................... 25 Bảng 2.6: Tình hình nuôi cá kèo ở Bạc Liêu từ năm 2009 đến năm 2013 ........... 30 Bảng 3.1: Một số thông số kỹ thuật của 30 hộ nuôi ............................................. 35 Bảng 3.2: Tính chất vật lý của thức ăn khảo sát tại nông hộ ................................ 35 Bảng 3.3: Thành phần dinh dưỡng của 4 loại thức ăn ghi trên bao bì (%)...........36 Bảng 3.4: Nguyên liệu và thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm 2 ............ 38 Bảng 3.5: Tỷ lệ nguyên liệu và thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm 4 .... 42 Bảng 3.6: Thành phần nguyên liệu và hóa học thức ăn thí nghiệm 5 .................. 43 Bảng 3.7: Thành phần hóa học của nguyên liệu thí nghiệm 6 ............................. 44 Bảng 3.8: Thành phần nguyên liệu của thức ăn thí nghiệm 6 .............................. 45 Bảng 3.9: Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm 6 .................................... 45 Bảng 3.10: Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm 6 .................................. 46 Bảng 3.11: Thành phần nguyên liệu của thức ăn thí nghiệm 7 ............................ 47 Bảng 3.12: Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm 7 .................................. 47 Bảng 3.13: Thành phần hóa học của nguyên liệu thí nghiệm 7 ........................... 47 Bảng 4.1: Một số thông số kỹ thuật trong mô hình nuôi cá kèo ........................... 52 Bảng 4.2: Một số thông tin về thức ăn công nghiệp sử dụng trong nuôi cá kèo .... 54 Bảng 4.3: Thành phần hóa học của một số loại thức ăn thu tại nông hộ .............. 55 Bảng 4.4: Tăng trưởng tuyệt đối của cá theo khối lượng và chiều dài ................. 56 Bảng 4.5: Thành phần hóa học của cá kèo nuôi thương phẩm ............................. 58 Bảng 4.6: Khối lượng của các nhóm kích cỡ cá kèo sau thời gian bỏ đói .......... 61 Bảng 4.7: Thành phần hóa học của cá kèo sau 28 ngày bị bỏ đói ........................ 62 Bảng 4.8: Độ tiêu hóa thức ăn, protein, năng lượng của thức ăn ......................... 66 Bảng 4.9: Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm mức cho ăn khác nhau .......................... 67 xiii
  16. Bảng 4.10: Khối lượng đầu, khối lượng cuối và tăng trưởng của cá ................... 67 Bảng 4.11: Thành phần hóa học của cá được cho ăn với các mức khác nhau ..... 68 Bảng 4.12: Lượng thức ăn ăn vào và hệ số thức ăn của cá .................................. 69 Bảng 4.13: Nhu cầu protein và năng lượng của cá kèo dựa trên sự tiêu hóa protein và năng lượng trong thức ăn ..................................................................... 73 Bảng 4.14: Tăng trưởng của cá kèo với các loại thức ăn thí nghiệm có hàm lượng lipid khác nhau ...................................................................................................... 76 Bảng 4.15: FCR, PER, lipid và chỉ số tích lũy lipid ............................................. 79 Bảng 4.16: Thành phần hóa học của cá ................................................................ 80 Bảng 4.17: Tăng trưởng của cá kèo sau 8 tuần thí nghiệm .................................. 82 Bảng 4.18: FCR, PER, lipid và chỉ số tích lũy lipid ............................................. 83 Bảng 4.19: Thành phần hóa học của cá ................................................................ 84 Bảng 4.20: Thành phần acid béo trong cơ thể cá ................................................. 84 Bảng 4.21: Độ tiêu hóa VCK, protein, lipid và năng lượng của thức ăn ............. 86 Bảng 4.22: Độ tiêu hóa VCK, protein thô, lipid thô và năng lượng của nguyên liệu ........................................................................................................................ 87 Bảng 4.23: Độ tiêu hóa VCK, protein, lipid và năng lượng của thức ăn ............. 89 Bảng 4.24: Độ tiêu hóa VCK, protein, lipid và năng lượng của nguyên liệu ...... 90 Bảng 4.25: Nguyên liệu sử dụng chế biến thức ăn ............................................... 92 Bảng 4.26: Thiết kế thức ăn cho cá kèo dựa trên độ tiêu hóa protein, lipid và carbohydrate ......................................................................................................... 93 Bảng 4.27: Công thức thức ăn cho 4 giai đoạn nuôi cá kèo thương phẩm ........... 94 Bảng 4.28: Giá thức ăn cho cá kèo của một số công ty trên thị trường.. ............. 95 xiv
  17. DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Cá kèo Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) ............................... 4 Hình 2.2: Sơ đồ tóm tắt quy trình ứng dụng mô hình tăng trưởng đa nhân tố xác định thành phần thức ăn của cá............................................................................. 12 Hình 2.3: Nhu cầu duy trì và trao đổi chất cơ sở của cá (Nguồn NRC, 2011) ..... 13 Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu .................................................................................. 33 Hình 3.2: Cân khối lượng và đo chiều dài cá kèo ................................................ 34 Hình 3.3: Cá và hệ thống bể bố trí thí nghiệm 1 .................................................. 37 Hình 3.4: Cá đầu vào và thức ăn thí nghiệm 2 ..................................................... 39 Hình 3.5: Bể thí nghiệm và mẫu phân cá kèo thí nghiệm 2 ................................. 39 Hình 3.6: Cá đầu vào và hệ thống bể thí nghiệm 3 .............................................. 40 Hình 3.7: Hệ thống bể và cá thí nghiệm 4 ........................................................... 43 Hình 4.1: Mối tương quan giữa khối lượng và tăng trưởng tuyệt đối của cá ....... 57 Hình 4.2: Tương quan giữa ẩm độ, protein và lipid với khối lượng cá ................ 59 Hình 4.3: Tương quan giữa năng lượng và khối lượng cá ................................... 59 Hình 4.4: Mối quan hệ giữa protein tiêu hao đi và khối lượng cá ....................... 63 Hình 4.5: Mối quan hệ giữa năng lượng tiêu hao đi và khối lượng cá ................ 65 Hình 4.6: Mối quan hệ giữa protein ăn vào và protein tăng trưởng ..................... 69 Hình 4.7: Mối quan hệ giữa năng lượng tiêu hóa ăn vào và năng lượng tăng trưởng .................................................................................................................... 70 Hình 4.8: Tỷ lệ sống của cá với các loại thức ăn có mức lipid khác nhau ........... 76 Hình 4.9: Mối tương quan giữa DWG và hàm lượng lipid trong thức ăn ............ 77 Hình 4.10: Tỷ lệ sống của cá với thức ăn chứa tỷ lệ dầu cá và dầu đậu nành khác nhau....................................................................................................................... 81 xv
  18. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long VCK: Vật chất khô PUFA: Poly Unsaturated Fatty Acids (A-xít béo không no cao phân tử) DP: Protein tiêu hoá DE: Năng lượng tiêu hoá xvi
  19. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Giới thiệu Trong nuôi thâm canh, thức ăn thường chiếm tỷ trọng 60–70% tổng chi phí sản xuất (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Do đó, để mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nuôi trồng thủy sản, người sản xuất cũng như người nuôi luôn chú trọng đến hệ số thức ăn cũng như giá cả của loại thức ăn sử dụng. Vì vậy, việc xây dựng công thức thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của đối tượng nuôi có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động nuôi của loài đó. Điều này không những giúp cho vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt mà còn là nhân tố quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường nuôi. Nhu cầu dinh dưỡng của cá được nghiên cứu bằng phương pháp truyền thống được thực hiện từ những năm của thập niên 40 (Lê Thanh Hùng, 2008). Ở phương pháp truyền thống nhu cầu dinh dưỡng được xác định thông qua mối quan hệ giữa liều lượng sử dụng (mức dinh dưỡng trong thức ăn) và khả năng phản ứng (tăng trưởng) của cơ thể đối với thức ăn đó (Zeitoun et al., 1976). Tuy nhiên đối với phương pháp truyền thống sẽ tốn nhiều thời gian và khả năng ứng dụng rộng rãi không cao (Lupatsch, 2003).Trong thời gian gần đây, các nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã áp dụng những kỹ thuật, phương pháp nghiên cứu mới nhằm tối ưu hóa thức ăn cho động vật thủy sản nói chung và cá nói riêng. Việc ứng dụng mô hình hóa (mô hình đa nhân tố, phương pháp năng lượng sinh học) để xác định nhu cầu dinh dưỡng của loài cá đã được sử dụng phổ biến (NRC, 2011). Một số loài cá đã được các tác giả áp dụng mô hình này trong việc xác định nhu cầu dinh dưỡng như cá tráp (Sparus aurata), cá vền (Dicentrarchus labrax) và cá mú trắng (Epinephelus aeneus) (Lupatsch et al., 2003); Cá cam (Seriola lalandi) (Mark et al., 2010); cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) (Glencross et al., 2010) và cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) (Trung et al., 2011). Thông qua phương pháp mới này có thể xác định nhu cầu dinh dưỡng của cá trong suốt chu kỳ nuôi thương phẩm, giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí nghiên cứu. Ưu điểm của phương pháp này đã được ứng dụng để xác định nhu cầu dinh dưỡng cho một số loài cá có giá trị kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.Vì vậy, việc áp dụng nó để xác định nhu cầu dinh dưỡng cho cá kèo (Pseudapocryptes elongatus, Cuvier 1816) để xây dựng công thức thức ăn cho cá là một trong những vấn đề cần thiết góp phần hoàn thiện quy trình nuôi đối tượng này trong tương lai. Cá kèo là một trong những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế được nuôi trong những năm gần đây ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cá kèo được nuôi chủ yếu ở các tỉnh ven biển như Bạc Liêu, Cà Mau, 1
  20. Sóc Trăng và Trà Vinh, góp phần đa dạng đối tượng nuôi và hạn chế rủi ro trong nuôi thủy sản, như tình hình nuôi tôm hiện nay gặp nhiều khó khăn cả về dịch bệnh và thị trường tiêu thụ. Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Bạc Liêu (2014), diện tích nuôi cá kèo ở tỉnh Bạc Liêu trong những năm qua có xu hướng tăng lên, cụ thể năm 2009 khoảng 242 ha, đến năm 2013 diện tích nuôi là 463 ha. Hầu hết cá kèo được nuôi luân canh trong ao nuôi tôm hoặc chuyên canh theo hướng thâm canh với năng suất đạt rất cao, dao động 10-15 tấn/ha/vụ. Cá kèo là đối tượng có giá trị kinh tế nên nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã thực hiện trên đối tượng này. Tuy nhiên, đến nay thì chưa có công trình nào công bố về nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh cho cá kèo. Xuất phát từ tình hình thực tế trên “Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và xây dựng công thức thức ăn nuôi cá kèo Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816)” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu của đề tài Xác định nhu cầu dinh dưỡng (năng lượng, protein và lipid) của cá kèo (Pseudapocryptes elongatus, Cuvier 1816) làm cơ sở xây dựng công thức thức ăn cho các giai đoạn nuôi cá kèo thương phẩm. 1.3 Các nội dung chính của đề tài - Khảo sát tình hình sử dụng thức ăn, sinh trưởng và thành phần hóa học cá kèo nuôi thương phẩm - Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cá kèo (nhu cầu protein, năng lượng và lipid) - Đánh giá khả năng tiêu hóa một số nguồn nguyên liệu phổ biến làm thức ăn cho cá - Xây dựng công thức thức ăn nuôi cá kèo thương phẩm 1.4 Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng (protein, năng lượng, lipid, tỷ lệ CHO: L), hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng tiêu hóa một số nguồn nguyên liệu phổ biến cung cấp protein và carbohydrate được sử dụng trong chế biến thức ăn cho cá kèo. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài làm cơ sở để nhà sản xuất lựa chọn các nguồn nguyên liệu phù hợp và phát triển công thức thức ăn. Người nuôi lựa chọn thức ăn phù hợp với các mức năng lượng và xác định tỷ lệ cho ăn hợp lý trong từng giai đoạn nuôi cá kèo thương phẩm. 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2