Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định
lượt xem 18
download
Luận án phân tích dưới góc độ địa lý các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế và nghèo, hiện trạng sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định nhằm phát hiện những vấn đề tồn tại và tìm ra các giải pháp cho phát triển sinh kế và giảm nghèo tại khu vực này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Được quan niệm là cách thức mỗi cá nhân và gia đình duy trì cuộc sống, sinh kế là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu về phát triển và nghèo quan tâm. Cách tiếp cận sinh kế giúp nhà nghiên cứu có cái nhìn toàn diện về các hoạt động kinh tế của các chủ thể phát triển, phát hiện những khó khăn cụ thể của từng đối tượng trong quá trình tăng trưởng kinh tế nói chung và giảm nghèo nói riêng. Khi tiếp cận vấn đề phát triển dưới góc nhìn sinh kế, hướng tập trung không chỉ là sự tăng trưởng mà còn là phúc lợi của người dân. Là một tỉnh duyên hải Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH), cộng đồng ven biển là một bộ phận quan trọng của dân cư Nam Định. Với ba trong tổng số mười huyện thị giáp biển, vùng ven biển tập trung tới 34,1% tổng dân số cả tỉnh. Được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên biển phong phú, lại có nhiều khả năng phát triển nền nông nghiệp thuận lợi, các huyện ven biển Nam Định có cơ cấu kinh tế đa dạng với thế mạnh là các ngành kinh tế biển. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các huyện đạt con số đáng khích lệ (khoảng 10-14%/năm, cao hơn tốc độ phát triển kinh tế toàn tỉnh). Trên cơ sở ấy, sinh kế của người dân khu vực ven biển Nam Định có nhiều điều kiện để phát triển theo hướng đa dạng, năng động và hiệu quả, trong đó nổi bật là nhóm sinh kế liên quan đến nguồn lợi biển. Các sinh kế đã có những tác động tích cực đến công cuộc giảm nghèo của các địa phương, khiến tỉ lệ nghèo ở các huyện giảm nhanh, trung bình 2-3%/năm trong giai đoạn 2010 – 2015. Tuy nhiên, những sinh kế của người dân ven biển Nam Định hiện nay còn thiếu tính bền vững do những bất cập trong việc tiếp cận tài nguyên của người dân địa phương. Bên cạnh đó, cộng đồng dân cư ven biển rất dễ bị tổn thương bởi những biến đổi của tự nhiên do tính nhạy cảm của các hệ sinh thái (HST) ở vị trí giáp ranh giữa đất liền và đại dương. Tính không bền vững của những sinh kế tại địa phương còn được tạo ra bởi sự bất hợp lý trong cách thức khai thác nguồn lợi, bởi sự chồng chéo và xung đột nhau của các lĩnh vực kinh tế và trong nhiều trường hợp, bởi sự yếu kém của hệ thống quản lý và quy hoạch. Đồng thời, quá trình phát triển sinh kế của người dân ven biển đang làm nảy sinh những xung đột với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên cũng như xung đột giữa các cộng đồng dân cư, làm tăng nguy cơ thiệt hại do những tác động bất lợi của tự nhiên và xã hội. Điều này đã làm hạn chế các thành quả của công tác giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. Trong điều kiện ấy, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp giảm thiểu nguy cơ tổn thương của dân cư ven biển dưới tác động của các biến đổi bất lợi của tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội (KTXH) là yêu cầu cần thiết đối với sự phát triển của các huyện ven biển. Với lý do đó, đề tài “Nghiên cứu sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định” đã được lựa chọn cho luận án nhằm phát hiện những vấn đề tồn tại của các sinh kế hiện
- 2 tại, tìm giải pháp phát triển sinh kế và nâng cao đời sống nhân dân của vùng ven biển Nam Định. Luận án tập trung giải quyết các câu hỏi nghiên cứu chính sau: - Các sinh kế tại các huyện ven biển Nam Định đang chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào, hiện nay đang phát triển ra sao và có tác động gì đến tình trạng nghèo của các địa phương? - Các hộ gia đình tại các huyện ven biển Nam Định đang sử dụng những nguồn vốn nào để thực hiện chiến lược sinh kế và đạt được kết quả sinh kế ra sao? Các sinh kế có mối quan hệ như thế nào với tình trạng nghèo của các hộ gia đình tại địa phương? - Những giải pháp nào cần được thực hiện nhằm phát triển sinh kế và giảm nghèo tại các huyện ven biển Nam Định? 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án phân tích dưới góc độ địa lý các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế và nghèo, hiện trạng sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định nhằm phát hiện những vấn đề tồn tại và tìm ra các giải pháp cho phát triển sinh kế và giảm nghèo tại khu vực này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đúc kết, hệ thống hóa cơ sở lý luận về sinh kế và nghèo; xác định các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá sinh kế và nghèo; phân tích các đặc điểm sinh kế và nghèo ở vùng ven biển. - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế và nghèo; phân tích hiện trạng và sự phân hóa không gian của các sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định; đánh giá mối quan hệ giữa sinh kế và nghèo tại các địa phương. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sinh kế và giảm nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề chính: sinh kế và nghèo. - Về sinh kế: Việc phân tích sinh kế tập trung ở cấp huyện, cấp xã và hộ gia đình. Ở chương 2 của luận án, do phạm vi phân tích ở cấp cao (cấp huyện) và khả năng tiếp cận với các nguồn tài liệu của nghiên cứu sinh (NCS), các hoạt động kinh tế của địa phương được quan niệm là sinh kế của người dân và các hoạt động này được phân tích dựa trên nguồn tài liệu thứ cấp đã thu thập. Phần phân tích này tập trung vào 3 nội dung: các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế và nghèo, các sinh kế chính tại các huyện và hiện trạng nghèo tại các địa phương.
- 3 Do việc phát triển sinh kế tùy thuộc vào nguồn vốn cũng như chiến lược lựa chọn của từng hộ gia đình nên trong chương 3, khi phân tích hiện trạng phát triển sinh kế, NCS đi sâu nghiên cứu trường hợp cụ thể của 3 xã thuộc 3 huyện và được phân tích ở cấp độ hộ gia đình dựa trên kết quả nghiên cứu thực địa. Sở dĩ ba xã Giao Xuân, Hải Chính và Nghĩa Hải được chọn để nghiên cứu sâu vì ba xã này có sinh kế đa dạng và tiêu biểu cho khu vực ven biển của tỉnh Nam Định. Những thành công cũng như những bất cập, hạn chế trong quá trình phát triển sinh kế của người dân các xã là những bài học kinh nghiệm cho nhiều địa phương khác. - Nội dung về nghèo được nghiên cứu như là kết quả của các sinh kế, vì vậy NCS chủ yếu tập trung phân tích tỉ lệ nghèo và đánh giá mối quan hệ giữa sinh kế và nghèo ở cả cấp cộng đồng và hộ gia đình. 3.2. Về không gian: Luận án tập trung vào địa bàn ba huyện ven biển của tỉnh Nam Định với 82 xã, thị trấn: Giao Thủy (22 xã, 9 xã giáp biển), Hải Hậu (35 xã, 6 xã giáp biển) và Nghĩa Hưng (25 xã, 4 xã giáp biển). Trong đó, NCS đi sâu nghiên cứu trường hợp ba xã giáp biển: Giao Xuân (Giao Thủy), Hải Chính (Hải Hậu) và Nghĩa Hải (Nghĩa Hưng). Trong nghiên cứu, NCS đã chú ý đặt các huyện ven biển trong bối cảnh (mối quan hệ) với toàn tỉnh Nam Định và vùng ven biển ĐBSH. 3.3. Về thời gian: Các phân tích định tính được giới hạn từ năm 2000 đến 2015, định hướng đến 2020 và tầm nhìn đến 2030. Để đảm bảo tính thống nhất, liên tục và chính thống của số liệu, hầu hết các số liệu thống kê đều tập trung trong giai đoạn 2010 – 2015, phần định hướng và giải pháp đến năm 2020 và 2030. 4. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: 4.1. Quan điểm tiếp cận 4.1.1. Quan điểm hệ thống Mỗi đối tượng nghiên cứu là một chỉnh thể thống nhất được tạo thành bởi nhiều yếu tố, đồng thời cũng là bộ phận của một chỉnh thể lớn hơn. Vì vậy khi nghiên cứu bất kì đối tượng nào cần phải đặt trong hệ thống mới có thể xem xét một cách sâu sắc và toàn diện. Tính hệ thống thể hiện trong nghiên cứu còn là sự nhất quán trong cách nhìn nhận, sự đồng bộ, tính hợp lý và logic của hệ thống số liệu, tài liệu. Quan điểm hệ thống trong đề tài được thể hiện thông qua cách nhìn nhận vấn đề sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định là một bộ phận của những hệ thống lớn hơn như nền kinh tế và công cuộc giảm nghèo của toàn tỉnh, toàn vùng. Mặt khác, sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển là một hệ thống được cấu thành bởi nhiều nhân tố tự nhiên và KTXH khác nhau mà mối quan hệ giữa các nhân tố này sẽ có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.
- 4 4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Vấn đề sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển được xem xét như một bộ phận của chiến lược phát triển KTXH toàn tỉnh Nam Định cũng như mối quan hệ với vùng ĐBSH và toàn quốc. Khi nghiên cứu vấn đề sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển, những đặc điểm chung về kinh tế và nghèo của vùng ven biển ĐBSH giúp nhà nghiên cứu có những nhận định xác đáng. Quan điểm này cũng yêu cầu nhà nghiên cứu tìm ra sự phân hóa không gian của các sinh kế và nghèo tại các địa phương trên cơ sở sự khác biệt của tự nhiên và các điều kiện KTXH. 4.1.3. Quan điểm lịch sử – viễn cảnh Quan điểm lịch sử – viễn cảnh được vận dụng vào nghiên cứu đề tài thể hiện ở việc thấy được những thay đổi trong quá trình phát triển KTXH và công cuộc giảm nghèo của tỉnh Nam Định và các huyện ven biển qua từng thời kì. Từ đó đánh giá đúng hiện trạng sinh kế và nghèo của các huyện ven biển tỉnh Nam Định. Trên cơ sở đó đưa ra triển vọng của việc phát triển sinh kế và giảm nghèo trong tương lai 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững (PTBV) PTBV ngày nay đã trở thành xu hướng tất yếu, vừa là mục tiêu - cái đích để hướng tới, vừa là quan điểm phát triển cho mọi hoạt động của nhân loại. Đối với đánh giá sinh kế và nghèo, vận dụng quan điểm này trở thành vấn đề sống còn. Quán triệt quan điểm PTBV trong luận án được thể hiện việc đánh giá các nguồn vốn sinh kế hoặc phân tích thực trạng sinh kế hay đề xuất các giải pháp. Tính bền vững được đánh giá trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, NCS đã áp dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau: 4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu: Phương pháp này được tiến hành theo các bước: - Xác định các đối tượng, nội dung và dạng thông tin cần thu thập: các tài liệu liên quan đến cơ sở lí luận về sinh kế và nghèo; về đặc điểm sinh kế và nghèo của vùng ven biển; về nguồn vốn và hiện trạng sinh kế các huyện ven biển tỉnh Nam Định; về hiện trạng nghèo tại các huyện ven biển; về định hướng và quy hoạch phát triển... - Tiến hành thu thập tài liệu theo kế hoạch và danh mục đã lập từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2016. + Các tài liệu bao gồm những nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về vấn đề sinh kế và nghèo; những văn bản về công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam của các tổ chức quốc tế như UNDP, WB, UN, Oxfarm, DFID, SIDA, AusAID… và của Chính phủ cũng như các Bộ, ban ngành ở Việt Nam.
- 5 + Đối với tỉnh Nam Định, NCS thu thập những số liệu về nghèo tại các cuộc điều tra của Sở và Phòng LĐ, TB & XH các huyện; những báo cáo hàng năm, giai đoạn và quy hoạch phát triển KTXH toàn tỉnh, các huyện cũng như từng ngành; Niên giám thống kê của tỉnh và các huyện; các báo chí chuyên ngành và của tỉnh… Những tài liệu thu thập đảm bảo tính chính xác, cập nhật với những thay đổi của địa phương. + Các tài liệu liên quan đến sự phát triển KTXH, đặc điểm dân cư, sinh kế và nghèo của một số xã cụ thể mà NCS lựa chọn làm trọng tâm cho nghiên cứu đã được thu thập trong khoảng thời gian tháng 6/2016 – tháng 12/2016. - Đánh giá, xử lí tài liệu đã thu thập được: Đây là bước rất cần được chú trọng, bởi vì tài liệu (nhất là số liệu thống kê) thu thập được mới chỉ là số liệu thô. Trong nhiều trường hợp, cùng một số liệu thống kê, trong các nguồn khác nhau lại rất khác nhau. Vì vậy, để có số liệu chính xác cần phải có bước xử lí. 4.2.2. Phương pháp phỏng vấn: Các cuộc phỏng vấn được thực hiện với các cán bộ quản lý địa phương từ cấp huyện tới cấp xã và cấp thôn dựa trên Nội dung phỏng vấn các cán bộ quản lý cấp huyện, xã, thôn (Phụ lục 1) với các bước như sau: - Bước 1: Phỏng vấn một số cán bộ quản lý cấp huyện nhằm các mục đích: + Nắm bắt khái quát đặc điểm KTXH của các địa phương ven biển; thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề sinh kế và nghèo tại các huyện. + Xác định các xã nghiên cứu: Được sự tham vấn của các cán bộ quản lý, NCS đã lựa chọn 3 xã tại 3 huyện để nghiên cứu: Giao Xuân, Hải Chính và Nghĩa Hải. - Bước 2: Phỏng vấn một số cán bộ quản lý cấp xã tại 03 xã nêu trên nhằm: + Hiểu khái quát đặc điểm tự nhiên cũng như tình hình phát triển KTXH của địa phương; thu thập các tài liệu thứ cấp có liên quan. + Xác định các thôn (xóm) tiến hành điều tra xã hội học: NCS đã lựa chọn 6 thôn để tiến hành điều tra: xóm Xuân Phong và xóm Xuân Hoành (Giao Xuân); xóm 1 và xóm Tây Ninh (Hải Chính); thôn Ngọc Lâm và thôn Phú Thọ (Nghĩa Hải). - Bước 3: Phỏng vấn cán bộ quản lý cấp thôn tại 06 thôn đã xác định ở trên nhằm hiểu khái quát đặc điểm kinh tế và nghề nghiệp của dân cư trong thôn. Bên cạnh việc phỏng vấn các cán bộ quản lý địa phương, NCS tiến hành phỏng vấn sâu một số cá nhân là những người có hiểu biết sâu sắc về cộng đồng dân cư nhằm nằm bắt được lịch sử phát triển của địa phương và những vấn đề liên quan đến sinh kế cũng như đời sống người dân, những thay đổi của các sinh kế so với trước kia. 4.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học: Việc điều tra xã hội học là một yêu cầu cần thiết nhằm góp phần kiểm định các số liệu đã thu thập, phát hiện các “lỗ hổng” trong nghiên cứu để bổ sung kịp thời nhằm đưa ra được các kết quả có độ tin cậy. NCS đã thực hiện theo các bước sau đây:
- 6 a) Xác định nội dung điều tra - Mục đích điều tra: nhằm bù đắp các thông tin thiếu hụt hoặc chưa đủ để phục vụ phân tích nguồn lực sinh kế, chiến lược sinh kế, kết của sinh kế và mối quan hệ giữa sinh kế và hiện trạng nghèo của các hộ gia đình tại các xã nghiên cứu. - Đối tượng điều tra: các hộ gia đình tại các xã nghiên cứu đã được xác định ở trên bởi vì mỗi hộ là một chủ thể trong việc sử dụng các nguồn vốn sinh kế để thực hiện các chiến lược sinh kế. Tại mỗi hộ tiến hành khảo sát trực tiếp theo mẫu phiếu điều tra. - Nội dung điều tra: + Những thông tin chung về hộ như số thành viên trong hộ, họ tên, tuổi, giới tính, số năm đi học, sức khỏe, tình hình tham gia BHYT, công việc và nơi làm việc của từng thành viên hộ (là nguồn vốn con người), tình hình chuyển cư cũng như mức độ tham gia vào các tổ chức xã hội (nguồn vốn xã hội), nguồn vốn sản xuất, nguồn vay… (nguồn vốn tài chính) + Các chiến lược sinh kế: là các hoạt động sản xuất của hộ gia đình. Theo kết quả phỏng vấn các cán bộ quản lý, có các loại hình sinh kế sau: • Sinh kế nông nghiệp: gồm loại cây trồng, vật nuôi, quy mô, và TN • Sinh kế nuôi trồng thủy sản (NTTS): đối tượng nuôi, quy mô và TN • Sinh kế khai thác thủy sản (KTTS): phương tiện, đối tượng và TN • Sinh kế làm muối: diện tích, thời gian và TN • Sinh kế tự kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp: lĩnh vực, nghề, TN • Sinh kế làm thuê: lĩnh vực, thời gian, TN • Sinh kế di cư: nơi làm việc, công việc, số tiền gửi về + Những thông tin về khó khăn, nguyện vọng, thay đổi sinh kế của hộ... + Những thông tin về tác động của sinh kế đến nghèo - Chọn mẫu: Sau quá trình phỏng vấn các cán bộ thôn, NCS đã tiến hành lập danh sách các hộ tại các thôn kể trên theo sinh kế chính đã được xác định ở trên (được tính là sinh kế mang lại nguồn TN lớn nhất cho hộ). Sau đó tác giả tiến hành lựa chọn các hộ điều tra theo tỉ lệ các hộ theo nhóm sinh kế này. - Thời gian điều tra: tháng 6,7,8 năm 2016 b) Xây dựng phiếu điều tra Trên cơ sở nội dung đã đề ra, NCS xây dựng Phiếu điều tra hộ gia đình (Phụ lục 2). c) Tiến hành điều tra theo kế hoạch Điều tra theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp, đến gặp chủ hộ hoặc thành viên trong hộ để phỏng vấn và ghi thông tin vào phiếu (số phiếu cụ thể tại từng địa phương được thể hiện ở Phụ lục 3).
- 7 d) Xử lí kết quả điều tra Từ các phiếu điều tra thu thập được, NCS xử lí bằng phần mềm SPSS (theo các bước: khởi tạo biến, nhập và làm sạch dữ liệu, mã hóa dữ liệu, xử lí và phân tích dữ liệu) để phân chia thành các nhóm hộ khác nhau, từ đó đánh giá, phân tích. 4.2.4. Phương pháp quan sát: NCS đã trực tiếp quan sát một số sinh kế chính của người dân vùng ven biển: nông nghiệp, làm muối, NTTS, KTTS thủ công ven bờ, buôn bán cá tại các bến cá, chợ cá, cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (TTCN)… để hiểu được cách thức sản xuất của người dân. NCS tiến hành quan sát hệ thống cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất kĩ thuật được địa phương và các hộ gia đình sử dụng trong phát triển sinh kế. NCS cũng đã trực tiếp chứng kiến và cảm nhận sự ảnh hưởng và sức tàn phá của cơn bão số 1, tháng 7/2016 đối với người dân địa phương. 4.2.5. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Sau khi thu thập và xử lí, từ hệ thống tài liệu liên quan, NCS sử dụng hàng loạt phương pháp như phân tích, tổng hợp, so sánh (theo thời gian, không gian, theo các đối tượng cùng loại) để phát hiện những kết luận mới. Trên cơ sở những số liệu đã thu thập, sử dụng các phương pháp thống kê để có hệ thống số liệu phục vụ nghiên cứu. Các biện pháp xử lý số liệu giúp cho người nghiên cứu tìm ra được những số liệu chính xác nhất, phản ánh đúng bản chất của vấn đề. Việc xử lý số liệu thể hiện trong việc hệ thống hoá các số liệu thành các bảng hay trực quan hoá thành các biểu đồ thông qua hai phần mềm là SPSS và Microsoft Excel. 4.2.6. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu, NCS trực tiếp trao đổi và tham khảo ý kiến các nhà khoa học có kinh nghiệm về các vấn đề liên quan tới đề tài. Trong nghiên cứu thực địa, NCS đặc biệt chú ý việc phỏng vấn, thảo luận với các chuyên gia, các cán bộ thuộc UBND các huyện ven biển; Phòng Nông nghiệp, Phòng Công thương, Phòng LĐ, TB &XH các huyện và nhà quản lí các cấp - những người đã và đang trực tiếp thực hiện nhiều đề tài, dự án về phát triển kinh tế và giảm nghèo để tiếp thu thêm phương pháp nghiên cứu, kế thừa nguồn tài liệu và học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn. Nhờ đó, NCS đã giải quyết được những khó khăn, vướng mắc để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. Danh sách các chuyên gia được thể hiện qua Phụ lục 4. 4.2.7. Phương pháp bản đồ, GIS Bản đồ được sử dụng trước hết như những tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu. Sau đó, các kết quả nghiên cứu sẽ được thể hiện trực quan bằng các bản đồ thông qua phần mềm MapInfo. Nhờ hệ thống bản đồ này, những đặc trưng và đặc biệt là sự phân bố các sinh kế cũng như hiện trạng nghèo của địa phương sẽ được thể
- 8 hiện rõ. Qua quá trình nghiên cứu, NCS đã xây dựng được 07 bản đồ và 03 sơ đồ như Danh mục các bản đồ và sơ đồ. 5. Những đóng góp của luận án 5.1. Về mặt khoa học - Tổng hợp và phân tích các cơ sở lý luận về sinh kế, nghèo cũng như mối quan hệ giữa sinh kế và nghèo. - Làm rõ các đặc điểm về sinh kế và nghèo vùng ven biển để vận dụng vào nghiên cứu hiện trạng sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển Nam Định. 5.2. Về mặt thực tiễn - Làm rõ các nhân tố tác động đến sinh kế và nghèo tại khu vực ven biển, phân tích những thuận lợi cũng như khó khăn và hiện trạng sinh kế tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định, sự phân hóa của các sinh kế trên lãnh thổ các huyện. - Phân tích rõ hiện trạng sinh kế của các hộ gia đình tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định qua việc nghiên cứu trường hợp ba xã cụ thể, làm rõ những thành tựu, những khó khăn, trở ngại cần khắc phục trong quá trình phát triển các sinh kế, sự khác biệt về không gian của các sinh kế cũng như mối quan hệ của các sinh kế với hiện trạng nghèo của địa phương. - Trên cơ sở hiện trạng sinh kế và nghèo, dựa trên việc phân tích các tác động của xu hướng phát triển và giảm nghèo của cả nước cũng như toàn tỉnh Nam Định để đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển sinh kế và giảm nghèo tại các huyện ven biển theo hướng bền vững. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án được cấu trúc thành 4 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về sinh kế và nghèo Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế và nghèo. Các sinh kế chính và hiện trạng nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định Chương 3: Nghiên cứu trường hợp về sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định. Chương 4: Định hướng, giải pháp phát triển sinh kế và giảm nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định
- 9 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SINH KẾ VÀ NGHÈO 1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Về sinh kế 1.1.1.1. Về khái niệm sinh kế Khái niệm sinh kế được phát biểu lần đầu tiên bởi Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED, 1987) [158]. Một định nghĩa đầy đủ hơn của Conway Chambers (1992) về sinh kế trong công trình Sustainable rural livelihoods: Practical concepts for the 21st century [128] đã trở thành khái niệm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về sinh kế. Dựa trên khái niệm về sinh kế này, một số nhà nghiên cứu khác như Ashley và Carney (1999) [126], Frank Ellis (1999) [131] cũng đưa ra những định nghĩa khác nhau về sinh kế phù hợp với từng khu vực và bối cảnh nghiên cứu nhưng có nhiều điểm đồng nhất. Năm 2001, Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra khái niệm sinh kế để định hướng cho các hoạt động hỗ trợ phát triển [129] với nhiều khía cạnh tương đồng với các nghiên cứu trên. Tuy nhiên, một số tác giả, tiêu biểu như Miranda Cahn (2002) đã nhâ ̣n đinh ̣ rằ ng cần điều chỉnh khái niệm sinh kế khi áp dụng ở những khu vực khác nhau, ví dụ như khu vực Thái Bình Dương do có những đặc trưng về văn hóa và truyền thống. Cahn cho rằng khi áp dụng khung SKBV ở khu vực Thái Bình Dương cần chú ý đến các yếu tố văn hóa, truyền thống (bao gồm cả đặc trưng về giới), vì các yế u tố này có tác động đến sinh kế ở nhiều khía cạnh khác nhau [143]. Một số nhà nghiên cứu về sinh kế ở Việt Nam đã tổng hợp những quan niệm về sinh kế trên cả khía cạnh học thuật và vận dụng trong cuộc sống. Một nghiên cứu mang tính tổng hợp và phân tích cơ sở lý luận về sinh kế của các tác giả trên thế giới là Khung SKBV: một cách phân tích toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo [73] của Nguyễn Văn Sửu (2010). Chu Ma ̣nh Trinh (2008) đã làm rõ sự thay đổi của thuật ngữ sinh kế từ nghĩa thông thường trước đây đến những khía cạnh khác trong các nghiên cứu hiện nay [81]. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng, đến các điểm mạnh, khả năng chịu đựng và những rủi ro trong cách kiếm sống của người dân. Những yếu tố này có thể có tác động trực tiếp như nguồn vốn, công việc, hoạt động văn hóa, các trợ giúp để tiếp cận (hoặc hạn chế khả năng tiếp cận) nguồn vốn, hoặc gián tiếp như chính sách, thể chế, và các quá trình ảnh hưởng đến việc lựa chọn sinh kế của người dân. Định nghĩa sinh kế cũng được đề cập đến trong nghiên cứu của Mạng lưới các trung tâm NTTS Châu Á – Thái Bình Dương (2006) [41]. Từ khái niệm về sinh kế, nhiều tác giả cũng đề cập đến khái niệm sinh kế bền vững (SKBV - Sustainable Livelihood) để trả lời cho câu hỏi khi nào một sinh kế được coi là bền vững. WCED cho rằng SKBV là một khái niệm lồng ghép và là phương tiện để đạt được 2 mục tiêu trong phát triển kinh tế: công bằng và bền vững
- 10 [158]. Khái niệm này cũng được Scoones (1998) đề cập [137] và Hanstad (2004) diễn giải [154] với những nét tương đồng về tính chất lâu bền theo thời gian của các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn tự nhiên. Các nhà nghiên cứu của DFID [129] lại quan niệm về tính bền vững của sinh kế dựa trên khả năng phụ hồi trước biến động, tính ít phụ thuộc và mối quan hệ với các sinh kế khác. 1.1.1.2. Về việc đánh giá tính bền vững của sinh kế Để đánh giá tính bền vững của sinh kế, các nhà nghiên cứu đã đề xuất khung SKBV. Mặc dù có rất nhiều tổ chức sử dụng khung phân tích sinh kế với các mức độ vận dụng khác nhau, khung phân tích sinh kế có thành phần cơ bản giống nhau, trong đó được quan tâm nhất là các nguồn vốn (tài sản) sinh kế. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng con người dựa vào năm loại vốn để đảm bảo sinh kế hay giảm nghèo. Tuy nhiên, cách gọi tên của các nguồn vốn này không thực sự giống nhau trong các nghiên cứu của Ian Scoones (1998) [137] và Anthony Bebbington (1999) [125]. Trong khi đó, DFID (2001) [129] và Julian Hamilton-Peach, Philip Townsley (2004) trong An IFAD sustainable livelihood framework [140] đề u tương đố i thố ng nhấ t về 5 nguồ n vố n: Vốn con người, Vốn tự nhiên, Vốn vật chất, Vốn tài chính, Vốn xã hội. Khung phân tích sinh kế là mô hình toàn diện nhằm đặt con người ở vị trí trung tâm trong quá trình phân tích để xây dựng các chiến lược phát triển. Năm 1998, khung SKBV khu vực nông thôn được phát triển bởi Scoones [137] được xác định phù hợp với điều kiện của khu vực nông thôn. Trên cơ sở ấy, DFID (2001) đã xây dựng khung SKBV chung cho tất cả các sinh kế [129]. Tác giả Koos Neefjes (dịch giả Nguyễn Văn Thanh, 2003) trong Môi trường và sinh kế: các chiến lược phát triển bền vững [36] lại phát triển khung SKBV dựa trên mối quan hệ chủ yếu với môi trường. Năm 2004, IMM đã sửa đổi lại khung phân tích của DFID để áp dụng cho các cộng đồng ven biển, được gọi là “Khung SKBV vùng ven biển” (trích theo [3]). Ưu điểm của khung sinh kế này là các chỉ báo được đề cập rất cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên cũng do tính chi tiết này nên việc phân tích khá phức tạp. Từ các khung sinh kế này, năm 2004, quỹ Phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD) nỗ lực phát triển và kết hợp một số thay đổi so với khung SKBV của DFID (An IFAD sustainable livelihood framework [140]). Khung phân tích SKBV mới được IFAD đưa ra đầy đủ các yếu tố hơn, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các yếu tố và làm rõ quan điểm lấy người nghèo làm trung tâm. Đây được xem như một mô hình để tham khảo trong quá trình phân tích sinh kế cộng đồng. Một cách khác để đánh giá tính bền vững của sinh kế là cách đánh giá dựa trên những khía cạnh của PTBV: môi trường, kinh tế, xã hội và thể chế cũng được DFID đề xuất trong Susstainable livelihoods guidance sheets [129]. 1.1.1.3. Về việc vận dụng khung lý thuyết sinh kế trong các nghiên cứu cụ thể Xu hướng nổi bật của các nghiên cứu là vận dụng các lý thuyết này vào các trường hợp nghiên cứu cụ thể như Nguyễn Tường Huy (2013) ở khu vực đầm Nha
- 11 Phu, Khánh Hòa [136] hay Nguyễn Đăng Hiệp Phố (2016) phân tích sinh kế của người Mạ ở Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên [60]. Các nghiên cứu chủ yế u tâ ̣p trung vào phân tích những biế n đổ i và khả năng thić h ứng của các sinh kế dân cư đố i với những biế n đô ̣ng của tự nhiên cũng như xã hô ̣i. Từ đó các tác giả khuyế n nghi ̣những vấ n đề cầ n quan tâm trong viê ̣c xây dựng các chiń h sách liên quan đế phát triể n sinh kế . Điều kiện tự nhiên được xác định là có ảnh hưởng mạnh đến sinh kế của người dân. Đó có thể là điều kiện khí hậu như nhận định của Nguyễn Tro ̣ng Xuân, Trầ n Hoàng Sa [120] hoặc các loại thiên tai như trong nghiên cứu của nhóm tác giả Võ Hồ ng Tú, Nguyễn Duy Cầ n [85]. Một số tác giả khác lại quan tâm nhiều hơn đến các nhân tố KTXH như Nguyễn Đăng Hào (2010) đã sử du ̣ng phương pháp đánh giá sinh kế có sự tham gia và phỏng vấn nông hộ ở vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế để thấ y chiến lược sinh kế dựa vào nông nghiệp vẫn được áp dụng phổ biến nhưng có sự dịch chuyển đáng kể theo hướng đa dạng hóa [30]. Nghiên cứu Tầ m nhìn nông hộ lập kế hoạch sinh kế : Ứng dụng nghiên cứu và khuyế n nông có sự tham gia (2008) của Dương Văn Sơn đã áp du ̣ng cách tiế p câ ̣n mới trong quá trin ̀ h lâ ̣p kế hoa ̣ch sinh kế : tiế p câ ̣n tầ m nhin ̀ với tro ̣ng tâm là viê ̣c xác đinḥ cu ̣ thể mu ̣c tiêu trong tương lai gầ n, trên cơ sở sự tham gia của người dân, để xác đinh ̣ các chiế n lươ ̣c sinh kế cho nông dân tin ̉ h Bắ c Ka ̣n [72]. Nghiên cứu về sinh kế ở khu vực ven biể n Viê ̣t Nam như SKBV cho các khu bảo tồ n biể n Viê ̣t Nam (2007) của Angus McEwin và các đồng sự đã khẳ ng đinh ̣ vai trò quan tro ̣ng của tài nguyên đố i với các chiế n lươ ̣c sinh kế . Sự PTBV của nghề cá phải dựa trên việc bảo vệ các sinh cảnh biển và ven biển [3]. Do vậy, để đảm bảo tính bền vững của các sinh kế cho cộng đồng ngư dân phải đặc biệt chú trọng vào bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển. Từ những khái quát về các nguồ n lực sinh kế của dân cư vùng ven biể n Thanh Hóa, Khánh Hòa và Sóc Trăng, Nguyễn Xuân Mai và Nguyễn Duy Thắ ng (2011) khẳ ng đinh ̣ các hoa ̣t đô ̣ng sinh kế của cô ̣ng đồ ng ven biể n thường xuyên chiụ những rủi ro lớn [39]. Điề u đó làm cho mô ̣t bô ̣ phâ ̣n lớn trong cô ̣ng đồ ng rơi vào vòng xoáy của sự nghèo khổ , ta ̣o nên áp lực lớn đố i với vùng ven bờ. Vì vâ ̣y, để giảm thiể u những rủi ro sinh kế hiê ̣n thời, bảo vê ̣ và PTBV các nguồ n tài nguyên ven biể n, cầ n nghiên cứu và xây dựng các mô hình sinh kế thay thế . Trong nghiên cứu Phát triể n sinh kế đi ̣a phương góp phầ n bảo vê ̣ và sử dụng bề n vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường (2008), tác giả Chu Ma ̣nh Trinh thấ y có mố i quan hê ̣ chặt chẽ giữa sinh kế cô ̣ng đồ ng với đồ ng quản lý, trên cơ sở sử du ̣ng chung các loa ̣i vố n sinh kế (đă ̣c biê ̣t là vố n tự nhiên và vố n xã hô ̣i). Vì vâ ̣y đố i với cô ̣ng đồ ng ở Cù Lao Chàm, rấ t cầ n thiế t phải thành lâ ̣p các hội ngành nghề để quản lý chă ̣t chẽ chấ t lươ ̣ng sản phẩ m, có tiế ng nói chung bảo vê ̣ lơ ̣i ích cô ̣ng đồ ng [81]. Tâ ̣p trung vào mố i quan hê ̣giữa sinh kế và BĐKH, nghiên cứu do DFID, UNDP và Bộ Tài nguyên Môi trường (2009) tiến hành đã xem xét phương hướng phục hồi
- 12 các sinh kế ở vùng ven biển miền Trung Việt Nam, những nơi chịu nhiều tác động bất lợi của BĐKH nhất [10]. Trên cơ sở đó, báo cáo xác định các biện pháp và các chiến lược thích ứng nhằm giảm bớt các tổn thương của sinh kế vùng ven biển, xây dựng khả năng phục hồi do các tác động của khí hậu. Cũng đề cập đến vấn đề tương tự, hai tác giả Trầ n Tho ̣ Đa ̣t và Vũ Thi ̣Hoài Thu qua các công trình nghiên cứu của mình, dù ở các quy mô nghiên cứu khác nhau, đều cho thấy việc gia tăng các rủi ro từ khí hậu là một trong những áp lực làm gia tăng nguy cơ tổn thương của những sinh kế dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các cộng đồng ven biển [22], [23], [24]. 1.1.2. Về nghèo Là một vấn đề mang tính toàn cầu, nghèo luôn là một đề tài thu hút các nhà nghiên cứu. Từ những nghiên cứu về lý thuyết và phương pháp luận, các nhà khoa học hướng tới việc tổng kết những bài học kinh nghiệm từ thành công và thất bại của các quốc gia trong quá trình tăng trưởng và giảm nghèo, phát hiện và tìm tòi những vấn đề mới nảy sinh, những thách thức mới của quá trình này. 1.1.2.1. Về khái niệm nghèo Hầu hết các nghiên cứu về nghèo của A.J. M. Hagenaars (1986) [135] hay Yujiro Hayami và Yoshihisa Godo (2005) [161] đều gắn chặt với việc hưởng thụ các phúc lợi của cá nhân và hộ gia đình. Hội nghị bàn về giảm nghèo ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức tại Bangkok (1993) và nghiên cứu Poverty report 1998: Overcoming human poverty của UNDP (1997) [156] đã đưa ra nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau của nghèo trong đó tính cả đến nhu cầu lương thực và phi lương thực, và cả những quyền cơ bản của con người trong xã hội. Đây cũng là quan điểm của WB qua nghiên cứu Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2000: Tấn công nghèo đói [45] và Cơ quan phát triển quốc tế của Australia (AusAID, 2002) trong Vietnam poverty analysis [124]. Như vậy, từ cách nhìn nhận đơn thuần nghèo là sự thiếu thốn về vật chất, cho đến nay, khái niệm nghèo đã mở rộng và bao quát hơn, bao gồm cả những khía cạnh phi vật chất, trong đó nhấn mạnh đến vị thế xã hội (theo Jonathan Bradshaw và David Gordon (1998) [139]). UNDP (2015) nhìn nhận nghèo bao hàm cả sự thiếu thốn về vật chất, sự xa lánh xã hội và tính dễ tổn thương [115]. Khái niệm nghèo hiện nay còn được xây dựng dựa trên cảm nhận của chính cộng đồng dân cư. Những nhà nghiên cứu theo hướng này như Frank Ellis và H.Ade Freeman (2005) [134] và nhóm thảo luận Braxin của Mahmood Hasan Khan (2001) [146] cho thấy những nhóm dân cư khác nhau có nhận thức khác nhau về nghèo. Những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về Việt Nam đều dựa trên khái niệm nghèo của các tổ chức quốc tế và vận dụng trong trường hợp của Việt Nam như Đặng Nguyên Anh (2015) [4]. Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu đã đưa ra những khác biệt trong quan niệm về nghèo qua nhận thức của người dân như Công ty Giải pháp Việt Nam và ActionAid Vietnam (2003) [53] hay Oxfarm và ActionAid
- 13 Việt Nam (2012) [56]. Dự án Nghèo và Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009) đã thống kê nhiều quan niệm của người dân về nghèo qua Xây dựng khả năng phục hồi: Các chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động của BĐKH ở miền Trung Việt Nam [10]. Qua những nghiên cứu này có thể thấy rõ ràng là quan niệm về nghèo của người dân rất khác với quan niệm của các nhà quản lý, thường chỉ xem xét nghèo dưới góc độ TN. Vì vậy, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách phải xuất phát từ tiếng nói của người nghèo để đưa ra các giải pháp giảm nghèo phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của họ. Trong những năm gần đây, khái niệm nghèo đa chiều đã được nhiều tổ chức, nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận nhằm định hướng các hoạt động hỗ trợ những đối tượng nghèo và dễ bị tổn thương một cách toàn diện và sâu sắc hơn. Khái niệm này đã được phát biểu trong Tuyên bố Liên hợp quốc tháng 8/2006 [dẫn theo 4], Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004: Nghèo [47] của WB (2003) và đã được vận dụng trong nhiều nghiên cứu về nghèo trên thế giới cũng như ở Việt Nam. 1.1.2.2. Về tiêu chí đánh giá nghèo Cũng giống như định nghĩa về nghèo, các nghiên cứu đã xây dựng nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá nghèo. Các nhà nghiên cứu Lorenzo Giovanni Bellù, Paolo Liberati của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO, 2005) trong Impacts of policies on poverty: The definition of poverty [145] đã trích dẫn hai cách phân loại nghèo của Robert McNamara, nguyên giám đốc của WB là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Theo đó, WB đã đưa ra chỉ tiêu để đo tính mức nghèo trên bình diện toàn cầu là chuẩn nghèo quốc tế tương đương với mức nghèo tuyệt đối. Tuy nhiên, cùng với việc được quan niệm rộng hơn thì nghèo có thể được đo bởi các chỉ số đa chiều. Hiện nay, nhiều tổ chức quốc tế đã áp dụng khái niệm và xây dựng các chỉ số đo lường nghèo đa chiều: HPI [122], HDI [155], và MPI [121]. Ở Việt Nam, cho đến nay hầu hết các nghiên cứu về nghèo vẫn sử dụng tiếp cận đơn chiều, và chủ yếu dựa trên TN hoặc chi tiêu theo hai cách phân loại nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Theo tổng hợp của WB (2012), từ trước đến nay Việt Nam sử dụng hai phương pháp tiếp cận khác nhau để đánh giá nghèo và kết quả giảm nghèo nhưng vẫn dựa trên cơ sở TN là chủ yếu [50]. Cả hai phương pháp này được khởi xướng từ đầu thập kỷ 90 và đã thay đổi qua thời gian: - TCTK sử dụng hai phương pháp đo lường nghèo và theo dõi tiến độ giảm nghèo trên cơ sở sử dụng các cuộc Điều tra mức sống hộ gia đình mang tính đại diện cho toàn quốc: (i) Chuẩn nghèo chính thức (có điều chỉnh theo lạm phát) được áp dụng để tính mức TN bình quân đầu người; và (ii) Chuẩn nghèo của TCTK – WB đã được sử dụng một cách rộng rãi trong các nghiên cứu ở Việt Nam cũng như các tổ chức quốc tế về tình hình nghèo từ năm 1993 [50]. - Phương pháp tiếp cận thứ hai được xây dựng dưới sự chủ trì của Bộ LĐ, TB&XH, cơ quan đầu mối của Chính phủ chịu trách nhiệm về các chương trình và chính sách giảm nghèo, là chuẩn nghèo.
- 14 Các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần xem xét nghèo với cách nhìn đa chiều và quan tâm hơn tới ý kiến của người nghèo để đánh giá chính xác và toàn diện. Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu bắt đầu áp dụng cách tiếp cận nghèo đa chiều như nghiên cứu Đánh giá nghèo đô thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh [114]. Tình trạng nghèo đa chiều áp dụng trong nghiên cứu này là sự tổng hợp của nhiều khía cạnh KTXH, bao gồm cả TN và chi tiêu. Bắt đầu từ năm 2015, tiêu chí nghèo theo cách tiếp cận đa chiều đã được chính phủ Việt Nam áp dụng nhằm đánh giá và xác định các đối tượng nghèo. 1.1.3. Về mố i quan hê ̣ giữa sinh kế và nghèo Nghèo là một hiện tượng KTXH đa chiều, có mối quan hệ qua lại với nhiều vấn đề khác trong đời sống KTXH của quốc gia, trong đó sinh kế là vấn đề vừa có mối quan hệ trực tiếp, vừa có những ảnh hưởng gián tiếp. Những nghiên cứu về nghèo của các học giả gần đây đã chú ý đến việc xem xét mối quan hệ này nhằm tìm ra những biện pháp hiệu quả nhất giúp các quốc gia phát huy thế mạnh và giảm thiểu rủi ro trong quá trình giảm nghèo. Một khái niệm cần được chú ý khi đề cập đến mối quan hệ giữa sinh kế và giảm nghèo là mục tiêu tăng trưởng vì người nghèo. Khái niệm này đặt ra bởi Kakwani và Pernia [142], Chen Ravallion [127] để nhấn mạnh mục đích hướng tới người nghèo của các chính sách tăng trưởng. Nghiên cứu của Rainer Klump và Thomas Bonschab năm 2004 đã đề cập đến khái niệm này và áp dụng vào trường hợp Việt Nam [19]. Các nguồn vốn sinh kế có ảnh hưởng trực tiếp đến nghèo và điều này càng được nhấn mạnh do tính chất xã hội của Việt Nam. Báo cáo dự án nghiên cứu được tài trợ bởi NZAID với sự hỗ trợ của WB và SDC do các tác giả Nicholas Minot, Bob Baulch và Michael Epprecht thực hiện vào năm 2003 đã cho thấy phần lớn sự biến động về tỉ lệ nghèo ở nông thôn có thể được giải thích bởi các ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, nông nghiệp và tiếp cận thị trường [40]. Trong khi đó, nghiên cứu của Oxfarm và ActionAid Việt Nam (2012) lại khẳng định vai trò của di dân và những biến động của nền kinh tế trong đánh giá biến động tỉ lệ nghèo vùng đô thị [56]. Những yếu tố này đều là những nhân tố quan trọng của sinh kế và khung phân tích sinh kế. Tuy nhiên, để giảm nghèo đạt được kết quả như mong muốn, phát triển sinh kế là chưa đủ. Chương trình nghiên cứu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về kinh tế học vĩ mô của giảm nghèo tại 14 nước Đông Nam Á và Nam do UNDP (2004) thực hiện cho thấy có mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, nhưng mức độ chặt chẽ của mối quan hệ này rất khác nhau giữa các quốc gia và trong một quốc gia cũng có sự khác biệt theo thời gian [110]. Mức độ này phụ thuộc vào điều kiện của địa phương, thậm chí là khả năng tiếp cận của từng gia đình đối với các nguồn lực cho phát triển (chính là các nguồn vốn sinh kế). Cuốn sách Chính sách và chiến lược giảm bất bình đẳng và nghèo khổ [25] của nhóm tác giả Fréderique Sachwald, Denis Cogneau, Jean Pierre Cling (Dương Văn Quảng dịch, 2003) đã phân tích sâu sắc mối quan hệ giữa bất bình đẳng và nghèo khổ và chỉ ra rằng đây là điểm hạn chế của các
- 15 sáng kiến quốc tế trong việc giảm nghèo. Chính vì vậy cần chú ý đến việc giảm bất bình đẳng khi hoạch định những chính sách và chiến lược phát triển sinh kế mới. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học của SDC (2007) [153], SIDA (2001) [150] đều khẳng định tiế p câ ̣n sinh kế chin ́ h là mô ̣t hướng tiế p câ ̣n mới và tương đố i toàn diê ̣n cả cho viê ̣c nghiên cứu nghèo và các chính sách giảm nghèo. Stephen Morse (2009) trong Sustainable livelihood approach: A critical analysis of theory and practice [151] coi đây là một hướng tiếp cận có thể được áp dụng trong nhiều trường hợp thực tiễn. Ellis (2000) đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa cơ hội sinh kế và việc cải thiện tình trạng nghèo của người dân, đồng thời đề cao vai trò của thể chế, chính sách, các mối liên hệ và hỗ trợ xã hội đối với cải thiện sinh kế và giảm nghèo. Nghiên cứu khẳng định sự bền vững của sinh kế cộng đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng tiếp cận vốn, trình độ lao động, các mối quan hệ trong cộng đồng và chính sách phát triển. Đây chính là các nguồn lực quan trọng trong quá trình giảm nghèo [133]. Nhiều nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc phân tích những tác động của các yếu tố và chính sách phát triển sinh kế đối với nghèo mà đã đi sâu vào những đặc điểm của người nghèo (chính là các nguồn vốn sinh kế và khả năng tiếp cận sinh kế) để lý giải và tìm lối ra cho các chính sách giảm nghèo. Những nghiên cứu về các trường hợp nghèo cụ thể trên thế giới tại Ấn Độ năm 2002 của Anirudh Krishna [5], nghiên cứu thực địa của Otsuka và các đồng sự năm 2009 [141] đều cho thấy mối quan hệ giữa các yếu tố của nguồn vốn sinh kế như điều kiện học vấn, nghề nghiệp, sở hữu đất đai… và vấn đề giảm nghèo. Trong điều kiện BĐKH đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khu vực ven biển, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ giữa BĐKH, sinh kế và giảm nghèo, tiêu biểu là công trình do IUCN và IISD phối hợp thực hiện năm 2003 [138]. Nhìn chung những nghiên cứu về sinh kế hiê ̣n nay đề u gắ n chă ̣t với người nghèo và mu ̣c tiêu chính của các nghiên cứu là tâ ̣p trung vào các khuyế n nghi,̣ các giải pháp để đa da ̣ng hóa sinh kế , phát triể n SKBV giúp người nghèo cải thiê ̣n cuô ̣c số ng. Kế t quả nghiên cứu của Frank Ellis (2005) đã chỉ ra rằ ng nên tâ ̣p trung tác đô ̣ng và cải thiê ̣n các nguồ n lực sinh kế sẽ giúp cho người nghèo có khả năng hô ̣i nhâ ̣p với thi ̣ trường và phát triể n SKBV [134]. Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu phân tích tác động của sinh kế đến nghèo và tập trung vào hai vấn đề chính: sinh kế như là một chiến lược giảm nghèo và việc đảm bảo bình đẳng trong phân bổ các kết quả sinh kế. Nghiên cứu theo hướng đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng được Nhóm hành động chống nghèo thực hiện năm 2003 ở 12 tỉnh của Việt Nam với sự tài trợ của nhiều tổ chức quốc tế. Các nghiên cứu ở các khu vực khác nhau đều chỉ ra rằng, dù có sự khác biệt về điều kiện địa lý, người nghèo có những đặc điểm chung là thiếu vốn, thiếu việc làm, thiếu đất canh tác, trình độ văn hóa và tay nghề thấp [37]. Bên cạnh đó, họ cũng dễ bị tổn thương bởi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt hay những
- 16 rủi ro do những biến động bất lợi của thiên nhiên hay kinh tế mang lại. Phạm Đình Phùng cho rằng dân nghèo là những đối tượng trực tiếp và nặng nề nhất của lạm phát [61]. Nghiên cứu Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2011) đã áp dụng đánh giá nghèo có sự tham gia để chỉ ra rằng các đặc trưng của người nghèo gắn chặt với sự thiếu hụt các tài sản sinh kế [116]. Những nghiên cứu của WB [48] và Trần Thọ Đạt [24] cũng tập trung phân tích các tác động của các nguồn vốn sinh kế và khả năng tiếp cận sinh kế đến cuộc sống của người nghèo ở vùng ven biển trên phạm vi toàn cầu cũng như ở Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Tường Huy lại nhằm làm sáng tỏ những tác động của việc chuyển đổi các sinh kế dựa vào nguồn lợi thủy sản đến nghèo và việc cải thiện điều kiện kinh tế của người dân vùng ven biển Khánh Hòa [136]. Cũng có mô ̣t góc nhiǹ tương tự, Nhóm hành động chống đói nghèo trong Đánh giá nghèo theo vùng tại ven biển Miền Trung và Tây Nguyên [37] đã làm rõ khả năng của người nghèo trong tiếp cận các nguồn vốn cần thiết để đa dạng hóa sinh kế và phu ̣c hồ i thương tổ n do những biế n đổ i tiêu cực của khí hâ ̣u. Chúng ta cũng thấy điểm tương đồng trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Tú, Trương Hoàng Minh [86] và của Nguyễn Xuân Mai (2007) khi nghiên cứu các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long [38]. Tuy nhiên, theo các tác giả, để đảm bảo những tác động tích cực của sinh kế đến nghèo, bên cạnh việc nâng cao tính hiệu quả của các chiến lược sinh kế thì tính bình đẳng là rất quan trọng. Theo Lê Quốc Hội (2009), việc phân bổ các phúc lợi và thành quả tăng trưởng là điều cần lưu ý trong các chính sách phát triển, và mục tiêu này rất gần với các kết quả sinh kế mà các gia đình và địa phương hướng tới [33]. Tuy nhiên, các chiń h sách phát triển hiê ̣n nay không hẳ n có tác đô ̣ng tić h cực và đồ ng đề u đế n mo ̣i nguồ n vố n sinh kế . Theo Mai Lan Phương, Đỗ Thi Nha ̣ ̀ i (2012), khả năng tiế p câ ̣n với các nhóm nguồn vốn của người nghèo là không đồng đều nên hiệu quả giảm nghèo hạn chế [62]. Theo Nguyễn Tường Huy, sự thay đổi sinh kế đã dẫn đến tăng nghèo đói, bất bình đẳng và sự cách biệt KTXH bởi nó liên quan đến tình trạng không có đất sản xuất và sự phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sản. Sự phát triển của KTTS kĩ thuật cao và NTTS thâm canh đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, trong nhiều trường hợp lại là nguyên nhân của tình trạng nợ mãn tính, tăng nguy cơ tổn thương và thay đổi cấu trúc xã hội [136]. Quan điểm chung của WB qua hàng loạt các Báo cáo phát triển năm 2000 [45], năm 2004 [47], và năm 2008 [49] cũng nhấn mạnh đến vai trò của giảm bất bình đẳng trong giảm nghèo. Tổ chức UNDP đã trực tiếp góp ý với chính phủ Việt Nam về vấn đề bất bình đẳng qua hàng loạt các nghiên cứu với hy vọng sẽ tác động tích cực đến quá trình giảm nghèo ở Việt Nam [26],[112],[113]. 1.1.4. Về vùng ven biển Nam Định 1.1.4.1. Về khu vực VQG Xuân Thủy Vùng ven biển tỉnh Nam Định đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, bởi nơi đây có một VQG khá nổi tiếng của Việt Nam, khu bảo tồn thiên nhiên
- 17 đất ngập nước Xuân Thủy. Có thể nói, cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào khu vực này. Các nghiên cứu về khu vực VQG Xuân Thủy chủ yếu được tiến hành trên phương diện tài nguyên và môi trường, gắn chặt với việc bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật biển ở vùng đất ngập nước điển hình cho miền Bắc Việt Nam. Viện phát triển các nguồn vốn ven biển Á Châu tại Việt Nam và Ban quản lý VQG Xuân Thủy (2009) tiến hành đã phân tić h đă ̣c điể m các nguồ n vố n sinh kế của người dân 5 xã vùng đê ̣m để giám sát tác động xã hội và đánh giá khả năng bị tổn thương của các sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên đất ngập nước khu vực VQG Xuân Thủy, Nam Định [118]. Cũng liên quan đến khu vực này, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định (2008) đã xây dựng bản đồ phân vùng sinh kế VQG Xuân Thủy với 10 vùng quy hoạch để phát triển các sinh kế khác nhau cho cư dân địa phương, trong đó đánh giá chi tiết cả không gian, các thuận lợi, khó khăn cũng như định hướng phát triển và điều kiện thực hiện [69]. Khu vực vùng đệm VQG Xuân Thủy cũng đã thu hút được nhiều dự án nghiên cứu và phát triển của các tổ chức trong và ngoài nước, tiêu biểu như dự án Cải thiện sinh kế cộng đồng ven biển huyện Giao Thuỷ do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) thực hiện từ 2006 nhằm mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân vùng ven biển và cải tạo HST tại địa phương. Một dự án khác là Chương trình Quy hoạch định hướng cho một số HST đất ngập nước ven biển Bắc bộ phục vụ cho PTBV do các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội (2003) thực hiện nhằm xây dựng quy hoạch định hướng cho sự phát triển KTXH đối với các khu vực đất ngập nước ven biển, trong đó có chú ý đến việc phát triển sinh kế cho người dân [74]. Tuy nhiên, những nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu ở khu vực này, còn các vùng ven biển khác của Nam Định ít được quan tâm nghiên cứu. 1.1.4.2. Về tài nguyên và sinh kế vùng ven biển Nam Định Các nghiên cứu khái quát về vùng ven biển Nam Định tập trung nhiều vào việc đánh giá tài nguyên và phương hướng sử dụng bền vững các tài nguyên này trong phát triển KTXH như Hoàng Văn Thắng và Đặng Anh Tuấn (2004) [76], Phạm Đình Trọng (2005) [82]. Một số nhà nghiên cứu lại tập trung vào các lĩnh vực kinh tế biển của Nam Định, nhất là NTTS như Nguyễn Xuân Thành về nuôi ngao [75]. Các tác giả Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu (2011) trong Sự thích ứng của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH: Nghiên cứu điển hình tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã nghiên cứu tác đô ̣ng của BĐKH, đă ̣c biê ̣t là các hiê ̣n tươ ̣ng thời tiế t bấ t lơ ̣i đế n các sinh kế người dân [22]. Một nghiên cứu tương đối tập trung và bao quát về các huyện ven biển Nam Định là luận án Tiến sĩ Kinh tế học của Vũ Thị Hoài Thu (2013). Dựa trên việc điều tra các hộ gia đình tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định, tác giả đã phân tích một cách khái quát hiện trạng, đánh giá khả năng bị tổn thương của sinh kế và năng lực
- 18 thích ứng của các hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu đối với BĐKH [77]. Tuy nhiên, vấn đề luận án chú trọng nhiều nhất chính là tác động của BĐKH, còn các yếu tố khác như con người, kinh tế, xã hội… chưa được tập trung làm rõ. 1.1.5. Đánh giá về các công trình nghiên cứu Các công trình nghiên cứu về sinh kế và nghèo trên thế giới tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau: - Các nhà khoa học trên thế giới đã phát biểu các khái niệm ngày càng đầy đủ về sinh kế và SKBV; đề xuất những điều chỉnh của khái niệm sinh kế đối với các khu vực nghiên cứu đặc thù. Trên cơ sở đó, nhiều khung phân tích sinh kế áp dụng cho các khu vực khác nhau: nông thôn, ven biển cũng đã được xây dựng với những mối quan hệ chặt chẽ của các yếu tố cấu thành sinh kế. - Trên cơ sở những khung lý thuyết ấy, các nhà khoa học thực hành đã vận dụng các khung sinh kế vào việc phân tích các trường hợp cụ thể tại các khu vực nghiên cứu khác nhau, các cộng đồng khác nhau - Các sinh kế được phân tích trong mối quan hệ chặt chẽ với các nhân tố tự nhiên cũng như các nhân tố KTXH, trong đó đáng chú ý là các vấn đề nổi bật hiện nay như BĐKH và các chính sách phát triển. Đồng thời kết quả sinh kế được ghi nhận như là một giải pháp quan trọng tác động đến quá trình thoát nghèo của các hộ gia đình và giảm nghèo của địa phương - Trên cơ sở các phân tích này, các nhà khoa học đã đề xuất và kiến nghị các giải pháp phát triển sinh kế của người dân theo hướng bền vững dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và KTXH. - Vấn đề sinh kế và nghèo ở khu vực ven biển được chú ý nhiều trong mối quan hệ với việc khai thác tài nguyên biển cũng như tác động của BĐKH toàn cầu Về phương pháp, các nghiên cứu hầu hết đều vận dụng khung SKBV ở các mức độ khác nhau để đánh giá tính bền vững của sinh kế, trong đó hai thành phần được tập trung đánh giá nhiều nhất là Nguồn vốn sinh kế và Kết quả sinh kế. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sinh kế và nghèo còn có một số hạn chế sau: - Hầu hết các nghiên cứu cụ thể đều vận dụng khung phân tích sinh kế, tuy nhiên, trong các nghiên cứu này, các thành phần của khung phân tích sinh kế được phân tích còn khá rời rạc, chưa nhấn mạnh đến những mối quan hệ hữu cơ và nhiều chiều giữa các thành phần này để sinh kế tồn tại như một chỉnh thể. - Các nghiên cứu về nghèo mới chỉ tập trung ở cách đánh giá đơn chiều. Những chỉ báo đa chiều, nếu có, chỉ được xem xét như các chỉ tiêu đơn lẻ. - Mối quan hệ giữa sinh kế và nghèo mới chỉ được xem xét một chiều: giảm nghèo là kết quả sinh kế. Chiều còn lại của mối quan hệ này chưa được quan tâm đến một cách đúng mức. - Các nghiên cứu về sinh kế và nghèo vùng ven biển mới thường tập trung vào việc phân tích tác động của điều kiện tự nhiên và HST, đặc biệt là những ảnh hưởng của BĐKH, còn các nhân tố KTXH khác chưa được làm nổi rõ.
- 19 - Những đặc trưng về sự phân hóa không gian, những khác biệt về lãnh thổ của các sinh kế cũng như những động thái của sinh kế và nghèo chưa được chú ý làm rõ. Như vậy, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó, NCS có thể vận dụng những lý thuyết về sinh kế và nghèo để nghiên cứu một địa bàn cụ thể, một khu vực có sinh kế đa dạng nhưng tương đối nhạy cảm. Đồng thời NCS hy vọng có thể lấp được một phần khoảng trống trong nghiên cứu. Nghiên cứu về sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển Nam Định vẫn là một nhiệm vụ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với nhân dân và chính quyền địa phương. 1.2. Cơ sở lý luận về sinh kế và nghèo 1.2.1. Sinh kế 1.2.1.1. Khái niệm sinh kế Khái niệm sinh kế bắt đầu xuất hiện từ năm 1987 trong báo cáo Our common future của WCED. Theo đó, sinh kế được hiểu là có các nguồn dự trữ về lương thực và tiền bạc để đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Sinh kế được hiểu là hộ gia đình sở hữu hoặc có thể tiếp cận các nguồn vốn và hoạt động tạo TN để bù đắp rủi ro, làm giảm các đột biến cũng như ứng phó kịp thời với những bất thường xảy ra. Một hộ gia đình có thể tiếp cận được với một sinh kế bằng nhiều cách: sở hữu đất đai, cây trồng và vật nuôi; có quyền được chăn thả, đánh bắt, săn bắn hoặc hái lượm; có công việc ổn định với mức thu thập đủ trang trải các nhu cầu của cuộc sống,… [158]. Một cách đơn giản, sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng được hiểu là kế sinh nhai của hộ hay cộng đồng ấy. Theo nghĩa chung nhất, sinh kế bao gồm các tài sản (bao gồm cả nguồn vốn vật chất và xã hội) và các hoạt động để kiếm sống. Khái niệm sinh kế được phát biểu một cách đầy đủ “bao gồm khả năng, nguồn vốn và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người” [126]. Sinh kế bao gồm những tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và xã hội), những hoạt động và cơ hội được tiếp cận các tài sản và hoạt động đó (đạt được thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó các quyết định sinh kế thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi gia đình. Sinh kế của một cá nhân hay cộng đồng được đánh giá là bền vững khi: (i) có khả năng phục hồi khi phải đối mặt với những thay đổi và áp lực bên ngoài; (ii) không phụ thuộc vào sự hỗ trợ bên ngoài (hoặc nếu có, sự hỗ trợ này phải bền vững); (iii) duy trì tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên; (iv) không phá hoại sinh kế, hoặc ảnh hưởng đến các lựa chọn sinh kế của những người khác [129]. Như vâ ̣y, khái niê ̣m về sinh kế đã đưa đế n mô ̣t cách tiế p câ ̣n mới là tiếp cận SKBV (Sustainable livelihoods approach). Tiếp cận SKBV là ứng dụng các kiến thức về sinh kế để định hướng các chính sách về nghèo [2]. Đây là một phương pháp tư duy để xác định mục tiêu, phạm vi và ưu tiên cho các hoạt động phát triển dựa trên các phân tích về cách sinh sống của người nghèo, của đối tượng dễ tổn thương và tầm quan trọng của các chính sách, các thể chế liên quan. Các hoạt động phát triển được xây dựng phải đảm bảo: (i) lấy nhóm đối tượng nghèo và dễ tổn thương làm trung tâm; (ii) đảm bảo sự tham gia và khả năng đáp ứng của nhóm người nghèo và dễ tổn
- 20 thương; (iii) được thực hiện ở nhiều cấp độ; (iv) có sự liên kết giữa khu vực công và khu vực tư nhân; v) linh hoạt và dễ điều chỉnh; và (vi) cuối cùng nhưng rất quan trọng là bền vững. Cách tiếp cận này cho phép nối kết các chủ thể với môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến kết quả của chiến lược sinh kế. Tiếp cận này tính đến một cách thấu đáo các tiềm năng của cộng đồng như năng lực/trình độ của người lao động, mạng lưới xã hội (tài sản xã hội), tiếp cận đến các nguồn vốn vật chất và tài chính cần thiết cho phát triển sinh kế và khả năng ảnh hưởng các thể chế [56]. Ưu thế của cách tiế p câ ̣n sinh kế là phản ánh bức tranh tổng hợp các sinh kế của người dân hay cộng đồng, chứ không chỉ theo phương thức truyền thống chú trọng đến một hoặc hai sinh kế. Với cách tư duy này, các nhà nghiên cứu có thể nhìn nhận các chủ thể nghiên cứu trong mối quan hệ với cả cộng đồng, do đó các phân tích toàn diện hơn, vừa mang tính cụ thể, vừa đảm bảo tính tổng thể. 1.2.1.2. Một số khái niệm có liên quan Được quan niệm như phương tiện kiếm sống của con người, khái niệm sinh kế rất gần gũi và có liên quan tới các khái niệm: việc làm, vị thế việc làm và nghề nghiệp. - Việc làm: khái niệm việc làm đã được quy định tại Điều 13 của Bộ luật lao động: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn TN không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Người lao động được coi là có việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội. Nhờ có việc làm mà người lao động thực hiện được quá trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội, cho bản thân. Như vậy, một hoạt động được coi là việc làm khi là những công việc mà người lao động nhận được tiền công hoặc mang lại lợi nhuận cho bản thân và gia đình, hoạt động đó phải được pháp luật thừa nhận [28]. - Vị thế việc làm (vị thế công việc) Là vị trí hay tình trạng của một người có việc làm trong mối quan hệ với những người khác trong đơn vị/tổ chức mà người đó làm việc [79]. Vị thế công việc phân chia những người có việc làm thành ba loại: (i) những người làm việc cho người khác để nhận tiền công hoặc tiền lương; (ii) những người tự làm, có thể là có thuê (những người làm công ăn lương) làm việc cho mình hoặc tự làm cho bản thân; và (iii) những người lao động gia đình không được trả lương, hay còn gọi là “lao động gia đình”. Nhóm cuối này bao gồm những người làm việc sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý và do vậy họ đang giúp những người chủ thu được lợi nhuận [84]. Theo TCTK tại Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2015, vị thế việc làm của người lao động được chia thành các phân tổ sau: + Chủ cơ sở: là những người một mình hoặc kết hợp với những đối tác khác điều hành hoạt động của một đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc chuyên môn và có tuyển hoặc thuê ít nhất một lao động được trả lương/trả công.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy xúc thuỷ lực gầu ngược dung tích 0,7m
24 p | 132 | 15
-
Báo cáo Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sử dụng vỏ sắn (khoai mì) trong thức ăn cho bò nuôi lấy thịt
2 p | 191 | 14
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu, phát triển các lược đồ chữ ký sô tập thể
24 p | 129 | 13
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 252 | 12
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu nhẹ tái chế từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng
177 p | 26 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc
135 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu biến dị, khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn pelita tại Bàu Bàng (Bình Dương) và Pleiku (Gia Lai)
129 p | 107 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu nâng cao chất lượng xử lý tín hiệu trong các hệ thống thông tin đa người dùng
24 p | 110 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sự ổn định khoang hầm trong môi trường đá nứt nẻ bằng phương pháp Phân tích biến dạng không liên tục
24 p | 112 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ổn định đàn hồi của tấm và vỏ trụ composite lớp chịu tải trọng động
24 p | 100 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử dầm bê tông cốt thép chịu uốn bị hư hỏng do ăn mòn được gia cường bằng tấm CFRP
27 p | 12 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tương tác giữa ống dẫn và nền san hô
24 p | 100 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến kết quả xác định một số thông số mật đường bê tông xi măng sân bay bằng thiết bị gia tải động
27 p | 25 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm lan truyền kim loại nặng từ bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh tại Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội
26 p | 28 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu xác định chế độ làm việc hợp lý của máy lu rung thi công đất nền đường tuần tra biên giới
24 p | 111 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu nhẹ tái chế từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng
27 p | 26 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc
12 p | 5 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm trượt đất đá trên đường Hồ Chí Minh đoạn Đakrông – Thạnh Mỹ và luận chứng giải pháp xử lý thích hợp
24 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn