intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sử dụng các phương pháp kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam

Chia sẻ: Mai Thuy Dung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

59
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung luận án trình bày cơ sở lý thuyết về hệ thống phương pháp kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất; các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tác động của việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị tới hiệu quả hoạt động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sử dụng các phương pháp kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- ĐỖ THỊ HƯƠNG THANH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN NĂNG PHÚC 2. TS. PHẠM XUÂN KIÊN HÀ NỘI – 2019
  2. i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bài luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Hương Thanh
  3. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tác giả xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và các Thầy Cô giáo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Kế toán - Kiểm toán, Viện Đào tạo Sau đại học đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho tác giả hoàn thành kế hoạch học tập và hoàn thành luận án. Nếu không có sự giúp đỡ của các cấp Lãnh đạo và các Thầy Cô thì tác giả sẽ không thể hoàn thành được luận án. Tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Năng Phúc và TS. Phạm Xuân Kiên, những người Thầy đã hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các cấp Lãnh đạo các Doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam đã nhiệt tình trả lời các phiếu điều tra, cung cấp các thông tin hữu ích giúp tác giả hoàn thành luận án. Tác giả gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo Nhà trường, Khoa Kinh tế Vận tải, Cơ sở Đào tạo Thái Nguyên và các Đồng nghiệp, Bạn bè đã động viên, chia sẻ, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả chuyên tâm thực hiện hoàn thành luận án. Cuối cùng, tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn tới Gia đình đã luôn luôn ở bên cạnh, động viên, giúp đỡ tác giả vượt qua những lúc khó khăn, vất vả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn!
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............................................................................................................. 6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài ......................................... 6 1.1.1. Công trình nghiên cứu về việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị ..... 6 1.1.2. Công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị .............................................................................. 10 1.1.3. Công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ......................................... 14 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước ....................................... 18 1.2.1. Công trình nghiên cứu việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị...... 18 1.2.2. Công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị .............................................................................. 19 1.2.3. Công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ......................................... 21 1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan các công trình liên quan đến đề tài ............... 21 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 23 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT .................................. 24 2.1. Kế toán quản trị và hệ thống phương pháp kế toán quản trị ...................... 24 2.1.1. Khái quát chung về kế toán quản trị .......................................................... 24 2.1.2. Hệ thống phương pháp kế toán quản trị ..................................................... 29 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị 37 2.2.1. Nhóm nhân tố môi trường bên ngoài ......................................................... 38
  5. iv 2.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp........................................................ 39 2.3. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tác động của việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị tới hiệu quả hoạt động ....................................... 42 2.3.1. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ....................................................... 42 2.3.2. Tác động việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị tới hiệu quả hoạt động .. 44 2.4. Một số lý thuyết nền tảng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ................... 45 2.4.1. Lý thuyết bất định ..................................................................................... 45 2.4.2. Lý thuyết xã hội học .................................................................................. 46 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 47 CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48 3.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 48 3.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu ...................................................................... 50 3.3. Phương pháp nghiên cứu định tính .............................................................. 51 3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng ........................................................... 61 3.4.1. Phương pháp lựa chọn mẫu ....................................................................... 61 3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................... 65 3.4.3. Xây dựng thang đo .................................................................................... 67 3.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................. 71 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 75 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 76 4.1. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm.................................................................... 76 4.1.1. Thủ tục mẫu và thu thập dữ liệu ................................................................ 76 4.1.2. Phân tích dữ liệu ....................................................................................... 76 4.1.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu thử nghiệm ................................................. 77 4.1.4. Kết luận và ý nghĩa cho nghiên cứu chính thức ......................................... 82 4.2. Kết quả nghiên cứu chính thức ..................................................................... 82 4.2.1. Kết quả phản hồi ....................................................................................... 82 4.2.2. Kết quả việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam ................................................................................ 84 4.2.3. Kết quả kiểm định thang đo ....................................................................... 92 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 116
  6. v CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM VẬN DỤNG PHÙ HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM ........................................... 117 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu..................................................................... 117 5.1.1. Thảo luận kết quả về thực trạng sử dụng phương pháp kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam ................................................................ 117 5.1.2. Thảo luận kết quả về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam ...................... 119 5.1.3. Thảo luận kết quả về việc sử dụng phương pháp kế toán quản trị tác động đến hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam .................. 122 5.2. Kiến nghị một số giải pháp nhằm vận dụng phù hợp các phương pháp kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam ................................ 123 5.2.1. Vận dụng các phương pháp kế toán quản trị phù hợp .............................. 123 5.2.2. Giải pháp từ các nhân tố tác động đến việc sử dụng MAPs...................... 125 5.2.3. Điều kiện thực hiện giải pháp .................................................................. 129 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................... 131 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ........................................................................................ 132 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 133 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ABC Chi phí dựa trên hoạt động (Activity - Based Costing) BSC Thẻ điểm cân bằng (Balanced Score Card) CIMA Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc (Chartered Institute of Management Accounting) CVP Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận (Cost Volume Profit Analysis) DN Doanh nghiệp EVA Giá trị kinh tế tăng thêm (Economic Value Added) FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GAAP Các nguyên tắc kế toán chấp nhận chung (General Accepted Accounting Principle) GICS Chuẩn phân ngành quốc tế (Global Industry Classification Standard) IC Vốn tri thức (Indellectual Capital) IFAC Liên đoàn Kế toán quốc tế (International Federation of Accountants) IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính (International Financial Reporting Standards) IMA Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ (Institute of Management Accountant) IRR Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return) JIT Hệ thống sản xuất tức thời (Just-In-Time) KTQT Kế toán quản trị MACSs Hệ thống kiểm soát kế toán quản trị (Management Accounting Control Systems) MAPs Các phương pháp kế toán quản trị (Management Accounting Practices) MAS Hệ thống kế toán quản trị (Management Accounting System) NPV Giá trị hiện tại thuần (Net Present Value) PMS Hệ thống đo lường hiệu quả (Performance Measurement Systems) R&D Nghiên cứu và phát triển (Research & Development ) ROI Lợi nhuận trên vốn đầu tư (Return On Investment) SEM Mô hình cấu trúc (Structural Equation Modeling) SMA Kế toán quản trị chiến lược (Strategic Management Accounting) TC Chi phí mục tiêu (Target Costing) TQM Quản trị chất lượng tổng thể (Total Quality Management)
  8. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Đối tượng tham gia phỏng vấn chuyên gia ................................................. 52 Bảng 3.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng MAPs ........................................ 54 Bảng 3.3: Quy mô khảo sát theo các lĩnh vực sản xuất .............................................. 64 Bảng 3.4: Tổng hợp quá trình thu thập số liệu............................................................ 67 Bảng 3.5: Tổng hợp thang đo và nguồn gốc thang đo MAPs ...................................... 67 Bảng 3.6: Thang đo đánh giá về mức độ cạnh tranh ................................................... 69 Bảng 3.7: Thang đo đánh giá về công nghệ sản xuất .................................................. 69 Bảng 3.8: Thang đo đánh giá về văn hóa DN ............................................................. 70 Bảng 3.9: Thang đo đánh giá về cấu trúc DN ............................................................. 70 Bảng 3.10: Tổng hợp thang đo và nguồn gốc của hiệu quả hoạt động ........................ 71 Bảng 4.1: Giá trị trung bình của các biến chính.......................................................... 77 Bảng 4.2: Mức độ sử dụng các phương pháp kế toán quản trị (N=38) ........................ 78 Bảng 4.3: Sự tác động yếu tố mức độ cạnh tranh (N=38) ........................................... 79 Bảng 4.4: Sự tác động yếu tố công nghệ sản xuất (N=38) .......................................... 79 Bảng 4.5: Sự tác động yếu tố văn hóa doanh nghiệp (N=38) ...................................... 80 Bảng 4.6: Sự tác động yếu tố cấu trúc doanh nghiệp (N=38)...................................... 80 Bảng 4.7: Mức độ thay đổi hiệu quả hoạt động của DN (N=38) ................................. 81 Bảng 4.8: Kết quả phản hồi theo lĩnh vực sản xuất..................................................... 83 Bảng 4.9: Đặc điểm của các DN phản hồi .................................................................. 84 Bảng 4.10: Tỷ lệ áp dụng MAPs trong các DN sản xuất Việt Nam ............................ 85 Bảng 4.11: So sánh tỷ lệ áp dụng với các nghiên cứu trước ....................................... 87 Bảng 4.12: Tỷ lệ sử dụng các phương pháp kế toán quản trị theo nhóm (N=228)....... 88 Bảng 4.13: Thống kê mô tả về tỷ lệ áp dụng MAPs trong doanh nghiệp sản xuất Việt Nam ... 91 Bảng 4.14: Thống kê mô tả tỷ lệ áp dụng các phương pháp kế toán quản trị theo nhóm chức năng (N=228) .................................................................................................... 92 Bảng 4.15: Hệ số Cronbach’Alpha của các thang đo MAP trong nghiên cứu ............. 95 Bảng 4.16: Kiểm định KMO và Bartlett..................................................................... 98 Bảng 4.17: Kiểm định KMO và Bartlett..................................................................... 98 Bảng 4.18: Kiểm định KMO và Bartlett..................................................................... 99 Bảng 4.19: Kiểm định sự phù hợp của thang đo ......................................................... 99 Bảng 4.20: Kết quả trọng số hồi quy chuẩn hóa ....................................................... 103
  9. viii Bảng 4.21: Phân tích giá trị phân biệt ...................................................................... 103 Bảng 4.22: Kết quả trọng số hồi quy chuẩn hóa ....................................................... 105 Bảng 4.23: Phân tích giá trị phân biệt ...................................................................... 105 Bảng 4.24: Kết quả trọng số hồi quy chuẩn hóa ....................................................... 108 Bảng 4.25: Phân tích giá trị phân biệt ...................................................................... 109 Bảng 4.26: Kết quả kiểm định mô hình .................................................................... 110 Bảng 4.27: So sánh các chỉ tiêu tương thích giữa mô hình khả biến và bất biến từng phần theo quy mô doanh nghiệp .............................................................................. 113 Bảng 4.28: So sánh các chỉ tiêu tương thích giữa mô hình khả biến và bất biến từng phần theo thời gian hoạt động .................................................................................. 114 Bảng 4.29: So sánh các chỉ tiêu tương thích giữa mô hình khả biến và bất biến từng phần theo lĩnh vực hoạt động ................................................................................... 115 Bảng 4.30: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết ............................................ 115
  10. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1: Thiết kế hỗn hợp đa phương pháp ................................................................... 3 Hình 2.1: Sự phát triển của kế toán quản trị ............................................................... 24 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu dựa trên lý thuyết bất định ......................................... 45 Hình 3.1: Khung nghiên cứu của luận án ................................................................... 49 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 51 Hình 4.1. Các bước nghiên cứu thử nghiệm ............................................................... 76 Hình 4.2. Kết quả CFA thang đo nhân tố trung gian MAPs...................................... 102 Hình 4.3. Kết quả CFA thang đo các nhân tố độc lập ............................................... 104 Hình 4.4. Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn .................................................... 107 Hình 4.5. Kết quả phân tích SEM mô hình nghiên cứu ............................................ 110
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang hòa mình vào xu thế toàn cầu hóa, tạo ra một thời kỳ mới thúc đẩycác doanh nghiệp (DN) Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộngnhưng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức trong cạnh tranh không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn diễn ra giữa các nước trong khu vực và thế giới. Trong bối cảnh đó, các mối quan hệkinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh của DN trở nên đa dạng và phức tạp. Để giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế đòi hỏi mỗi DN cần thiết được trang bị những kiến thức quản trị hiện đại cùng với sự hỗ trợ đắc lực của nhiều công cụ quản trị phục vụ cho việc ra quyết định đúng đắn trong ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm giành thắng lợi trong điều kiện cạnh tranh gia tăng ở cấp độ toàn cầu. Một trong những công cụ quản trị hữu hiệu hiện nay là hệ thống kế toán quản trị (KTQT). Các DN Việt Nam nói chung và DN sản xuất nói riêng đã có những đóng góp cho sự phát triển, tăng trưởng GDP của đất nước trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, ngành công nghiệp sản xuất có sự tăng trưởng mạnh mẽ với tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm gần đây, phục vụ cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa góp phần thúc đẩy tăng trưởng và đóng góp nhiều vào GDP. Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) năm 2017, Việt Nam tăng trưởng GDP đạt 6,81% trong đó lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng (đóng góp 33,34%) là thành tố quan trọng đóng góp cho sự cải thiện về tốc độ tăng trưởng. Chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng 7,85%, trong đó đóng góp quan trọng của sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo đã đạt tốc độ tăng trưởng 14,5% (so với 11,9% năm 2016). Dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngành công nghiệp Việt Nam tiếp tục vẫn là một lĩnh vực quan trọng. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới chưa thực sự phục hồi một cách mạnh mẽ sau khủng hoảng, các DN sản xuất đang gặp rất nhiều khó khăn và thách thức trên con đường phát triển như năng lực cạnh tranh, sử dụng nguồn lực chưa hợp lý, nguồn nguyên liệu cung ứng còn hạn chế. Để đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh - một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh, phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực thì các nhà quản trị cần phải đưa ra các quyết định tối ưu, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Trong hệ thống thông tin phục vụ cho các quyết định kinh doanh tối ưu phải kể đến thông tin do hệ thống KTQT cung cấp, có vai trò quan trọng, giúp quản trị các DN tăng cường các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển bền vững, giảm chi phí, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần đứng vững trong môi trường luôn biến động.
  12. 2 Hệ thống KTQT cung cấp được những thông tin hữu ích thì việc lựa chọn sử dụng các phương pháp kế toán quản trị (Management Accounting Practices-MAPs) cho phù hợp với đặc điểm của từng DN sản xuất, đảm bảo tính hiệu quả kinh tế cao là một vấn đề rất cần thiết, hỗ trợ các nhà quản trị thực hiện nhiệm vụ giúp DN đạt được mục tiêu chiến lược. Hệ thống MAPs ở mỗi quốc gia, mỗi DN là rất đa dạng, chịu sự tác động của nhiều yếu tố như từ trình độ phát triển kinh tế, công nghệ sản xuất, vai trò của các tổ chức nghề nghiệp đến yếu tố văn hóa DN…cho phép các DN tiếp cận được mục tiêu chính của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trên thế giới KTQT nói chung và MAPs nói riêng đã được nghiên cứu từ rất lâu. Tuy nhiên, tại Việt Nam việc nghiên cứu về MAPs trong các DN sản xuất hiện đang là vấn đề còn nhiều tranh luận. Nhận thức được tầm quan trọng của MAPs trong các DN sản xuất Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu sử dụng các phương pháp kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam” để thực hiện luận án của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu tổng quát là nghiên cứu sử dụng MAPs trong các DN sản xuất Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu này, tác giả xác định mục tiêu cụ thể như sau: (1) Đánh giá thực trạng việc sử dụng MAPs hiện hành trong việc quản lý và cung cấp thông tin KTQT trong các DN sản xuất ở Việt Nam. (2) Xây dựng mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng MAPs và kiểm định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc sử dụng MAPs trong các DN sản xuất ở Việt Nam. (3) Xác định sự tác động của việc sử dụng MAPs đến hiệu quả hoạt động của các DN sản xuất ở Việt Nam. (4) Xác định một số giải pháp nhằm sử dụng phù hợp MAPs trong các DN sản xuất ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả xây dựng những câu hỏi sau: (1) Thực trạng việc sử dụng MAPs trong các DN sản xuất ở Việt Nam như thế nào? (2) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc sử dụng MAPs trong DN sản xuất Việt Nam? Chiều hướng và mức độ tác động cụ thể của từng nhân tố đó? (3) Việc sử dụng MAPs có tác động đến hiệu quả hoạt động trong DN sản xuất Việt Nam không?
  13. 3 (4) Có những khuyến nghị giải pháp gì để khuyến khích sử dụng MAPs phù hợp trong DN sản xuất ở Việt Nam? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án: đề cập đến hệ thống MAPs, các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng MAPs trong các DN sản xuất ở Việt Nam và sự tác động của việc sử dụng MAPs đến hiệu quả hoạt động trong DN sản xuất ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu của luận án: Về nội dung: Tác giả hệ thống hóa lại những nội dung của MAPs phân loại theo nhóm chức năng, tập trung phân tích nhân tố như mức độ cạnh tranh, công nghệ sản xuất, văn hóa DN và cấu trúc DN ảnh hưởng đến việc sử dụng MAPs trong DN sản xuất ở Việt Nam, đánh giá sự tác động của việc sử dụng MAPs đến hiệu quả hoạt động của DN. Về không gian: Các DN sản xuất ở Việt Nam có quy mô vừa và lớn thuộc các lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo tập trung chủ yếu trên ba tỉnh Hà Nội, Quảng Nam, tp Hồ Chí Minh (ngoài ra 13 tỉnh lân cận Hà Nội và tp Hồ Chí Minh), 100% vốn Việt Nam. Về thời gian: Nghiên cứu lấy số liệu trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2017. 4. Phương pháp nghiên cứu Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, luận án được thực hiện theo một quá trình xuyên suốt và áp dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Do đề tài liên quan đến việc đánh giá thực trạng sử dụng MAPs trong các DN sản xuất ở Việt Nam, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng MAPs, việc sử dụng MAPs tác động đến hiệu quả hoạt động của DN nên việc sử dụng kết hợp hai phương pháp này sẽ giúp nghiên cứu có điều kiện so sánh, kết hợp diễn giải kết quả của hai dạng dữ liệu định tính và định lượng nhằm hiểu biết sâu sắc hơn, rõ ràng hơn trong vấn đề nghiên cứu: ĐỊNH TÍNH ĐỊNH LƯỢNG Diễn giải dựa vào kết quả ĐỊNH TÍNH+ĐỊNH LƯỢNG Hình 1: Thiết kế hỗn hợp đa phương pháp (Nguồn: Nguyễn Đình Thọ (trích dẫn trong Trần Trung Tuấn, 2015, tr10)
  14. 4 - Phương pháp định tính: nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn kết hợp với xin ý kiến chuyên gia để xác định nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng MAPs trong các DN sản xuất ở Việt Nam. Từ nội dung trao đổi, tác giả sẽ sử dụng kết quả thảo luận cuối cùng để làm cơ sở xây dựng bảng hỏi phục vụ cho công tác khảo sát. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp điều tra… để nghiên cứu, trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn. - Phương pháp định lượng: trước khi khảo sát chính thức, tác giả tiến hành cuộc khảo sát thử nghiệm trước đối với một số DN sản xuất nhằm hoàn thiện bảng câu hỏi nghiên cứu theo hướng dễ hiểu cả cho người hỏi và cả người được hỏi như: giải thích thêm về MAPs mới, diễn giải lại một số câu hỏi phù hợp với đối tượng khảo sát không phải là cán bộ nghiên cứu về kế toán, phù hợp với DN sản xuất ở Việt Nam. Sau khi thu thập được dữ liệu tác giả sử dụng công cụ phần mềm SPSS kết hợp với AMOS bao gồm: Chi bình phương (Chi-square), Cronbach’Alpha; phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đa biến, phân tích mô hình cấu trúc (SEM), để kiểm định dữ liệu, kiểm tra lại độ tin cậy các thang đo của các nhân tố trong mô hình và phân tích mối quan hệ giữa các biến. 5. Những đóng góp mới của đề tài Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, nghiên cứu có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Những đóng góp mới về mặt lý luận: Luận án đã nghiên cứu sử dụng MAPs trong các DN sản xuất Việt Nam và có những đóng góp mới về mặt học thuật như sau: Thứ nhất, luận án nghiên cứu nội dung MAPs trên cơ sở phân loại theo nhóm chức năng và chỉ rõ việc áp dụng MAPs trong DN sản xuất ở Việt Nam bao gồm: Hệ thống phương pháp phân loại chi phí, hệ thống phương pháp xây dựng dự toán, hệ thống phương pháp hỗ trợ ra quyết định, hệ thống phương pháp đánh giá hiệu quả và hệ thống phương pháp phân tích chiến lược. Thứ hai, luận án nghiên cứu về cơ sở lý thuyết của các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng MAPs trong DN sản xuất dựa trên các lý thuyết như lý thuyết bất định, lý thuyết xã hội học. Đồng thời, luận án cũng xây dựng mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng MAPs trong DN sản xuất ở Việt Nam như nhân tố mức độ cạnh tranh, công nghệ sản xuất, văn hóa DN, cấu trúc DN.
  15. 5 Thứ ba, luận án xác định được mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa việc sử dụng MAPs với hiệu quả hoạt động của DN sản xuất ở Việt Nam. Những đóng góp mới về mặt thực tiễn: Thứ nhất, luận án cung cấp thông tin kết quả về thực trạng sử dụng MAPs trong các DN sản xuất Việt Nam, đồng thời luận án sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính - SEM trong nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng MAPs với hiệu quả hoạt động của DN. Thứ hai, luận án phân tích và đánh giá được mức độ ảnh hưởng tích cực của các nhân tố: mức độ cạnh tranh, công nghệ sản xuất, văn hóa DN và cấu trúc DN đến việc sử dụng MAPs trong DN sản xuất Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN sản xuất Việt Nam. Thứ ba, luận án đề xuất các khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tạo hành lang pháp lý và cơ chế hoạt động cho các DN trong lĩnh vực kế toán quản trị, tạo động lực thúc đẩy cải cách trong quản trị DN. Khuyến nghị đối với các DN sản xuất đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao doanh thu, tổng tài sản, nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý DN về sự đa dạng cũng như tính hữu ích của MAPs để có thể áp dụng hệ thống quản lý hiện đại. 6. Kết cấu luận án Luận án trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu và để trả lời câu hỏi nghiên cứu, được kết cấu thành 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hệ thống phương pháp kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất Chương 3: Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị giải pháp nhằm vận dụng phù hợp phương pháp kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam
  16. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài Cho đến nay đã có nhiều công trình nước ngoài liên quan đến KTQT nói chung, MAPs nói riêng cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Mỗi công trình nghiên cứu ở một góc độ khác nhau nhằm đạt được mục đích của nghiên cứu, dưới đây là tổng quan một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài nghiên cứu: 1.1.1. Công trình nghiên cứu về việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị Chủ đề nghiên cứu về việc sử dụng MAPs trong một tổ chức có vị trí quan trọng trong việc thảo luận của nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia quản lý. Trong các thập kỷ qua nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khám phá nhiều MAPs. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu lại đề cập đến số lượng sử dụng các phương pháp theo hướng khác nhau. Tại Úc, trong nghiên cứu của Chenhall và Langfield-Smith (1998) đã giới thiệu về MAPs chia theo ba nhóm: phương pháp đánh giá hiệu quả (tài chính và phi tài chính); phương pháp lập dự toán và kỹ thuật tập trung vào chiến lược. Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi tiến hành điều tra ở 140 DN sản xuất ở Úc và nhận được phản hồi của 78 DN sản xuất lớn. Kết quả là hầu hết các phương pháp khảo sát đều được áp dụng trong các DN. Tuy nhiên, tỷ lệ áp dụng MAPs truyền thống cao hơn so với các phương pháp mới được phát triển. Nhiều DN cho biết họ dự định tập trung vào các phương pháp mới hơn trong tương lai đặc biệt là phương pháp chi phí dựa trên hoạt động (Activity-Based Costing - ABC) và phương pháp so sánh đối chuẩn (Benchmarking). Đóng góp của nghiên cứu đã tạo ra một phương pháp tiếp cận nghiên cứu mới bằng cách điều tra MAPs trong các DN sản xuất của Úc. Nhiều nghiên cứu đã sử dụng cách tiếp cận này để điều tra việc áp dụng MAPs trong các nước phát triển (Szychta, 2002; Hyvonen, 2005; Abdel-Kader và Luther, 2006) và đang phát triển khác (Joshi, 2001; Ahmad và Leftesi, 2014; Biswas và cộng sự, 2014). Tại các nước Châu Âu, Szychta (2002) đã tiến hành một điều tra để xác định phạm vi của MAPs ở BaLan trong các DN sản xuất, thương mại, dịch vụ (63,4% là DN sản xuất) - nơi có nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Trong nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phỏng vấn kết hợp bảng hỏi gửi đến 290 DN và nhận được 60 phản hồi. Kết quả cho thấy rằng, các DN đã áp dụng kỹ thuật KTQT hoạt động từ đầu những năm 1990, một phương pháp phổ biến để quản lý nguồn lực kinh tế
  17. 7 và giảm chi phí được sử dụng là dự toán ngắn hạn trong điều kiện dự toán tổng thể và dự toán cho trung tâm trách nhiệm nội bộ. Tác giả Hyvonen (2005) đã sử dụng các phương pháp tương tự như trong nghiên cứu của Chenhall và Langfield-Smith (1998) để điều tra việc áp dụng MAPs trong các DN sản xuất ở Phần Lan. Nghiên cứu tiến hành điều tra thử nghiệm ở tám DN trước khi tiến hành điều tra rộng rãi ở 132 DN và nhận được 51 phản hồi. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận việc áp dụng MAPs, các lợi ích nhận được từ việc sử dụng MAPs và dự tính chắc chắn cho sự phát triển trong tương lai các phương pháp này. Đồng thời chỉ ra rằng đo lường tài chính như phân tích tỷ suất lợi nhuận, lập dự toán để kiểm soát chi phí sẽ là kỹ thuật quan trọng trong tương lai, tuy nhiên nhấn mạnh hơn vào các phương pháp phi tài chính mới như khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng và điều tra thái độ nhân viên trong tương lai. Kết quả cũng chỉ ra rằng phương pháp phát triển gần đây đã được áp dụng phổ biến trong các DN Phần Lan hơn so với Úc. Tại Anh, Abdel-Kader và Luther (2006) sử dụng một danh sách 38 MAPs để điều tra việc sử dụng hiện tại MAPs trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm và đồ uống ở Anh. Tuy nhiên, nhiều phương pháp trong danh sách này là khác với danh sách sử dụng trong nghiên cứu của Chenhall và Langfield-Smith (1998). Danh sách của Abdel-Kader và Luther (2006) phân thành năm nhóm, cụ thể: hệ thống chi phí, dự toán, đánh giá hiệu quả, thông tin cho quá trình ra quyết định và phân tích chiến lược. Nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi gửi tới 650 DN và nhận được 122 phản hồi (18,8%), kết quả cho thấy các MAPs như phân tích mối quan hệ giữa chi phí khối lượng lợi nhuận (Cost Volume Profit analysis - CVP), chi phí trực tiếp, dự toán thông thường, phân tích lợi nhuận theo sản phẩm được áp dụng rộng rãi trong các DN còn MAPs như ABC, chu kỳ sống của sản phẩm, đo lường hiệu quả phi tài chính… được cho là quan trọng nhưng ít được sử dụng trong các DN. Tại Ấn Độ, Joshi (2001) bổ sung thêm ba phương pháp vào danh sách trong nghiên cứu của Chenhall và Langfield-Smith (1998) phân theo nhóm: ABC; Chi phí mục tiêu (Target Costing-TC); Phương pháp đánh giá hiệu quả; Các kỹ thuật tập trung vào chiến lược; Lập kế hoạch dự toán và giá thành định mức. Nghiên cứu tiến hành khảo sát thử nghiệm ở bốn DN, sau đó hoàn thiện bảng hỏi và gửi bảng hỏi đến 246 DN sản xuất, kết quả phản hồi từ 60 DN sản xuất có quy mô vừa và lớn (24,4%), chỉ ra rằng việc sử dụng MAPs truyền thống cao hơn so với phương pháp mới phát triển sau đó. Đặc biệt, phương pháp liên quan đến dự toán và hệ thống đánh giá hiệu quả được áp dụng rộng rãi hơn, trong khi mức độ áp dụng phương pháp hiện đại phát triển gần đây (như TC, khảo sát sự hài lòng của khách hàng, ABC, phân tích lợi nhuận sản
  18. 8 phẩm) lại thấp hơn và tăng chậm hơn. Hơn nữa, nhiều DN chỉ ra tầm quan trọng của MAPs, áp dụng MAPs truyền thống nhiều hơn các phương pháp hiện đại. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả của Chenhall và Langfield-Smith (1998) như sự phụ thuộc vào lập dự toán và kiểm soát. Tại Ả rập, El-Ebaishi và công sự (2003) đưa ra danh sách 15 MAPs để đánh giá thực tế sử dụng MAPs trong lĩnh vực sản xuất ở DN có quy mô vừa và lớn. Các phương pháp bao gồm phân bổ chi phí phòng ban, phân bổ chi phí chung, giá thành định mức, sử dụng dự toán tổng thể, dự toán sản xuất, dự toán tiền mặt, dự toán doanh thu, dự toán các chi phí (Nguyên vật liệu trực tiếp, sản xuất chung, nhân công trực tiếp), dự toán vốn, chu kỳ sống của sản phẩm, hệ thống sản xuất tức thời (Just In Time - JIT), ABC và sử dụng phương trình tuyến tính. Đây là nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên ở Ả rập, kết quả điều tra dựa trên 121 DN sản xuất, cho biết hầu hết các DN đều sử dụng MAPs đưa ra. Trong số đó, phương pháp được xem là quan trọng và đã được sử dụng nhiều trong quá trình phát triển phương pháp hiện tại như ABC, còn JIT lại được sử dụng hạn chế ở một số DN được khảo sát. Tại Iran, Reza.G và cộng sự (2015) nghiên cứu về sự phổ biến của MAPs trong các DN sản xuất điều tra dựa trên khảo sát 127 DN sản xuất (78% tỷ lệ phản hồi) bằng phiếu điều tra, với 42 phương pháp đưa ra theo ba nhóm: Phương pháp tập trung vào chiến lược; phương pháp kế hoạch; phương pháp đánh giá hiệu quả. Kết quả, cho thấy rằng tỷ lệ áp dụng các phương pháp truyền thống là rất cao so với các phương pháp hiện đại, ngoài ra họ tin rằng những lợi ích thu được từ áp dụng phương pháp truyền thống cũng cao hơn so với phương pháp mới, điều này là phù hợp với một môi trường bất ổn và nền kinh tế không ổn định ở Iran. Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy một số DN ở Iran thỏa mãn về lợi ích thu được từ việc sử dụng các phương pháp mới, trong đó cho thấy họ đang nhận ra lợi ích và bắt đầu thực hiện nhiều hơn các phương pháp mới trong tương lai. Tại Bangladesh, Yeshmin và Hossan (2011), Biswas và cộng sự (2014) cùng đưa ra một cái nhìn tổng quan về MAPs trong các DN sản xuất ở Bangladesh. Phân tích của các nghiên cứu này cho thấy rằng thất bại trong việc phát triển phương pháp mới và khám phá kỹ thuật mới của KTQT như JIT, Quản trị chất lượng tổng thể (Total Quality Management - TQM), ABC, TC, lý thuyết hạn chế và quá trình tái cấu trúc không được sử dụng trong một số DN sản xuất. Họ đã đề nghị cải thiện MAPs. Ở Thái Lan, Nuatip.S và cộng sự (2012) sử dụng một danh sách gồm 58 MAPs khám phá các phương pháp được được sử dụng trong suốt thời kỳ 2002-2012 và điều tra lý do về sự thay đổi phương pháp trong thời kỳ đó. Với kết quả điều tra online 456
  19. 9 DN niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Thái Lan năm 2012 (trong đó các DN sản xuất chiếm phần lớn) cho thấy, các DN tin cậy các phương pháp truyền thống hơn là phương pháp hiện đại, cũng đưa ra kết quả so sánh chéo giữa các ngành ở ba quốc gia khác (Hy Lạp, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ) là có sự khác nhau. Tại Malaysia, Ahmad (2012) nghiên cứu danh sách gồm 46 MAPs ở các DN sản xuất vừa và nhỏ tại Malaysia nhóm theo năm nội dung: Chi phí; Lập dự toán; Đánh giá hiệu quả; Hệ thống hỗ trợ ra quyết định; Kế toán quản trị chiến lược (Strategic Management Accounting - SMA). Nghiên cứu tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đến 1000DN và nhận được 160 phản hồi. Kết quả chỉ ra rằng MAPs truyền thống theo định hướng tài chính có mức độ sử dụng cao trong đó việc áp dụng MAPs mới đang phát triển duy trì khá nhiều. Đó là do các nhà hoạch định chính sách của Malaysia đã cung cấp chương trình đào tạo về MAPs đến các DN và sinh viên. Tại Singapore, nghiên cứu của Ghosh và Kai Chan (1997) xem xét danh sách 12 MAPs ở các DN lớn Singapore hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp (trong đó sản xuất chiếm 35,8%). Nghiên cứu tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đến 650 DN, kết quả nhận được 109 DN. Kết quả cho thấy phương pháp lập dự toán được áp dụng phổ biến nhất (hơn 80%), sử dụng mức độ vừa phải từ 56-80% cho các công cụ lập dự toán dài hạn (75%), phân tích CVP (66%), lợi tức đầu tư và giá thành định mức (56%) và phương pháp ABC khá khiêm tốn (13%). Có một số công trình nghiên cứu MAPs trên cơ sở tiếp cận mô hình International Federation of Accountants (IFAC). Cụ thể ở Nam Phi, nghiên cứu Waweru và cộng sự (2005) đã phân loại MAPs thành 10 loại (Phương pháp dự toán; Giá thành định mức; Đo lường chi phí sản xuất; Quyết định giá cả; Chuyển giá; Phương pháp thẩm định đầu tư vốn; Đo lường hiệu quả theo bộ phận; Đo lường hiệu quả quản trị; Thẻ điểm cân bằng (Banlanced Score Card-BSC); SMA). Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi gửi đến 300 DN và nhận được 52 phản hồi có giá trị (trong đó có 22 phản hồi từ DN sản xuất). Kết quả phát hiện ra rằng trong số 52 DN Nam Phi thì cả MAPs truyền thống (như giá thành định mức và dự toán) và phương pháp hiện đại như ABC, BSC đều được áp dụng; nghiên cứu này nằm ở giai đoạn thứ ba trong bốn giai đoạn phát triển của MAPs theo mô hình IFAC (1998). Ahmad và Leftesi (2014) chỉ sử dụng 24 MAPs được phát triển dựa trên các nghiên cứu Chenhall và Langfied - Smith (1998); Joshi (2001) và được sắp xếp theo giai đoạn phát triển của KTQT xây dựng theo mô hình cơ bản IFAC (1998) để điều tra về mức độ sử dụng của MAPs trong các DN sản xuất ở Libyan. Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi gửi đến 154 DN sản xuất và nhận được 87 DN. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra
  20. 10 rằng các DN sản xuất ở Libyan phụ thuộc rất nhiều vào MAPs truyền thống trong khi mức độ áp dụng các phương pháp phát triển gần đây khá thấp và chậm, hầu hết các DN đang ở giai đoạn thứ nhất và thứ hai của mô hình IFAC (1998), kết quả này tương tự so với những trình bày ở các nước đang phát triển khác. Tóm lại, danh sách về MAPs phân loại theo các nhóm hoặc theo mô hình IFAC (1998) được sử dụng ở các quốc gia khác nhau là khác nhau và không có sự đồng thuận. Đôi khi sự khác nhau này không phải là rõ ràng nhưng những thay đổi này cho biết sự khác biệt về đặc điểm quốc gia hoặc sở thích của từng tác giả quan tâm, danh sách MAPs được tác giả liệt kê phù hợp với bối cảnh, văn hóa của quốc gia và lĩnh vực mình nghiên cứu. 1.1.2. Công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị KTQT trên thế giới đã thay đổi do sự tăng trưởng của tư nhân hóa, bãi bỏ quy định, kinh doanh quốc tế, cạnh tranh toàn cầu và công nghệ mới, trọng tâm mới về chất lượng, dịch vụ khách hàng. Những thay đổi trong MAPs trở thành một chủ đề chính trong nghiên cứu KTQT từ những năm 1990. Việc áp dụng hay thay đổi MAPs đã bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố được đo bằng nhiều cách khác nhau: - Yếu tố cạnh tranh: Theo Mia và Clarke (1999), thị trường cạnh tranh tạo ra sự bất ổn, căng thẳng, rủi ro và sự không chắc chắn cho các DN, làm họ liên tục điều chỉnh hệ thống kiểm soát để đáp ứng với các thách thức và cơ hội trong môi trường cạnh tranh. Tương tự như vậy, Libby và Waterhouse (1996) lập luận rằng các DN hoạt động trong môi trường cạnh tranh cần được khuyến khích để thay đổi hệ thống kiểm soát của họ bởi vì hệ thống chi phí hợp lý và giám sát hoạt động thích hợp là nền móng cho sự sống còn. Hệ thống kiểm soát và KTQT đóng một vai trò quan trọng trong môi trường khốc liệt để đạt được lợi thế cạnh tranh. Do đó, khi môi trường cạnh tranh của một tổ chức trở nên mãnh liệt cần có một hệ thống kiểm soát và KTQT phức tạp hơn để tạo điều kiện cho việc cải thiện quá trình ra quyết định quản lý. Trong các nghiên cứu thực nghiệm, mức độ nhận thức về các đối thủ cạnh tranh đã được đo khác nhau trong các nghiên cứu khác nhau như: Libby và Waterhouse (1996); Firth (1996); Williams và Seaman (2001); Waweru và cộng sự (2004); Hoque (2008). Bằng cách so sánh, Mia và Clarke (1999) đo mức độ cạnh tranh bằng thang đo Likert loại câu hỏi quy mô nhưng có tính đến các nhân tố bao gồm số lượng đối thủ cạnh tranh chính, thường xuyên thay đổi công nghệ trong công nghiệp, thường xuyên giới thiệu sản phẩm mới, mức độ chuyển giá, giao dịch chọn gói cho khách hàng, truy cập kênh thị trường và sự thay đổi trong chính sách và quy định của Chính phủ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0