intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Các từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:235

11
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nhằm chỉ ra sự tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo của từ ngữ, đặc điểm định danh giữa ba loại phương tiện giao thông là đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không. Việc xác lập các mô hình cấu tạo và định danh cũng hướng tới chỉ ra khuynh hướng sản sinh từ ngữ chỉ PTGT hiện nay. Ngoài ra, qua phần trình bày về hiện tượng chuyển nghĩa của từ ngữ chỉ PTGT sang chỉ con người cũng thể hiện đặc điểm sử dụng từ ngữ chỉ PTGT nói riêng và tiếng Việt nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Các từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NA CÁC TỪ NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TRONG TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9 22 90 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TẠ VĂN THÔNG PGS.TS. NGUYỄN VĂN THẠO HÀ NỘI - 2023
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Nội dung luận án có tham khảo và sử dụng ngữ liệu được trích dẫn từ các tác phẩm và nguồn tư liệu đăng tải trên các trang thông tin điện tử theo danh mục tài liệu tham khảo của luận án. Tác giả luận án NGUYỄN THỊ NA
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT ..................................................................................................................................... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 9 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về cấu tạo từ ngữ .......................................................... 9 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về định danh ................................................................ 13 1.1.3. Tình hình nghiên cứu các từ ngữ chỉ phương tiện giao thông ............................. 18 1.2.1. Khái niệm “từ” và “ngữ” .............................................................................. 20 1.2.2. Khái niệm cấu tạo “từ” và “ngữ” ................................................................. 25 1.2.3. Định danh ....................................................................................................... 31 1.2.4. Nghĩa của từ ngữ ............................................................................................ 36 1.2.5. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ............................................................... 44 1.2.6. Khái niệm “từ” và “ngữ” chỉ phương tiện giao thông ................................. 47 Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 51 Chương 2. TỪ NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TRONG TIẾNG VIỆT XÉT TRÊN PHƯƠNG DIỆN NGUỒN GỐC VÀ CẤU TẠO ................. 53 2.1. Từ ngữ chỉ phương tiện giao thông xét theo số lượng và nguồn gốc thành tố cấu tạo ............................................................................................ 53 2.1.1. Từ ngữ chỉ phương tiện giao thông xét về số lượng thành tố cấu tạo ................ 53 2.1.2. Từ ngữ chỉ phương tiện giao thông xét về nguồn gốc thành tố cấu tạo ........ 54 2.1.3. Quan hệ giữa các thành tố cấu tạo trong từ ngữ chỉ phương tiện giao thông ................................................................................................................................... 54 2.2. Từ ngữ chỉ phương tiện giao thông xét theo đặc điểm cấu tạo ......... 56 2.2.1. Từ chỉ phương tiện giao thông xét theo đặc điểm cấu tạo ................... 57 2.2.2. Ngữ chỉ phương tiện giao thông xét theo đặc điểm cấu tạo ................ 76 Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 86 Chương 3. TỪ NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TRONG TIẾNG VIỆT XÉT TRÊN PHƯƠNG DIỆN ĐỊNH DANH VÀ CHUYỂN NGHĨA ..... 88
  4. 3.1. Đặc điểm định danh phương tiện giao thông trong tiếng Việt.......... 88 3.1.1. Định danh bậc một phương tiện giao thông trong tiếng Việt ......................... 88 3.1.2. Định danh bậc hai phương tiện giao thông trong tiếng Việt ....................... 103 3.1.3. Định danh bậc ba phương tiện giao thông trong tiếng Việt ......................... 125 3.2. Đặc điểm chuyển nghĩa của từ ngữ chỉ phương tiện giao thông .... 146 3.2.1. Chuyển nghĩa để chỉ tính cách con người .................................................... 146 3.2.2. Chuyển nghĩa để chỉ nhiều người và hoàn cảnh khó khăn, trắc trở ............ 147 3.2.3. Chuyển nghĩa để chỉ đảng phái, bè phái ...................................................... 148 3.2.4. Chuyển nghĩa để chỉ quy luật của cuộc sống ............................................... 149 3.2.5. Chuyển nghĩa để chỉ tâm lí tình cảm của con người .................................... 150 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 155 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................................................... 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 161
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Từ đơn chỉ PTGT đường thủy ................................................................. 49 Bảng 2.2. Từ đơn chỉ PTGT đường bộ .................................................................... 51 Bảng 2.3. Từ đơn chỉ các PTGT .............................................................................. 52 Bảng 2.4. Từ ghép chỉ PTGT đường thủy ................................................................ 56 Bảng 2.5. Từ ghép chỉ PTGT đường bộ ................................................................... 60 Bảng 2.6. Từ ghép chỉ các PTGT ............................................................................. 63 Bảng 2.7. Tổng hợp các từ chỉ PTGT ...................................................................... 65 Bảng 2.8. Cụm từ chỉ PTGT đường thuỷ ................................................................. 67 Bảng 2.9. Cụm từ chỉ PTGT đường bộ .................................................................... 69 Bảng 2.10. Cụm từ chỉ PTGT đường hàng không ................................................... 70 Bảng 2.11. Cụm từ chỉ PTGT .................................................................................. 71 Bảng 2.12. Tổng số từ ngữ và số lần xuất hiện của ba loại PTGT .......................... 74 Bảng 3.1. Đặc trưng định danh bậc một PTGT đường thủy .................................... 78 Bảng 3.2. Đặc trưng định danh bậc một PTGT đường bộ ....................................... 82 Bảng 3.3. Đặc trưng định danh bậc một PTGT đường hàng không ........................ 85 Bảng 3.4. Tổng hợp về các mô hình định danh bậc một .......................................... 89 Bảng 3.5. Đặc trưng định danh bậc hai PTGT đường thuỷ ..................................... 92 Bảng 3.6. Đặc trưng định danh bậc hai PTGT đường bộ ......................................... 99 Bảng 3.7. Đặc trưng định danh bậc hai PTGT đường hàng không ........................ 106 Bảng 3.8. So sánh định danh bậc 2 ........................................................................ 112 Bảng 3.9. Đặc trưng định danh bậc ba PTGT đường thuỷ ........................... 114 Bảng 3.10. Đặc trưng định danh bậc ba PTGT đường bộ ...................................... 118 Bảng 3.11. Đặc trưng định danh bậc ba PTGT đường hàng không ....................... 126 Bảng 3.12. So sánh định danh bậc 3 ...................................................................... 131 Bảng 3.13. Tổng hợp định danh thứ cấp PTGT trong tiếng Việt ........................... 132
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong Ngôn ngữ học, việc xem xét những nhóm từ ngữ được liên kết với nhau nhờ có một hoặc một số thành tố nghĩa chung luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Đó có thể là đối tượng của Ngữ pháp học, Từ vựng – Ngữ nghĩa học; Ngôn ngữ học tri nhận và Ngữ dụng học... Trên thực tế, việc tìm hiểu những nhóm từ ngữ như vậy với nhiều góc độ khác nhau có thể làm sáng rõ những đặc trưng về hình thức và loại quan hệ mang tính hệ thống về cơ cấu nghĩa, lối định danh sự vật, hiện tượng; sự phát triển nghĩa của các từ ngữ trong từ vựng của ngôn ngữ đang xét; quan hệ giữa hiện thực và lối tri nhận, cách liên tưởng của cộng đồng người nói, qua việc ghi nhận hiện thực bằng phương tiện ngôn ngữ, đối với các sự vật, hiện tượng của hiện thực này. Các từ ngữ chỉ phương tiện giao thông (PTGT) trong tiếng Việt cũng thuộc một nhóm từ ngữ như vậy. 1.2. Trong đời sống xã hội của một cộng đồng, “ăn, mặc, ở, đi lại” là điều kiện tồn tại của con người. Từ xa xưa, việc di chuyển, vận chuyển của con người bằng các PTGT đã được quan tâm. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kĩ thuật và công nghệ, cùng với xu hướng toàn cầu hóa khiến số lượng các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống ngày càng đa dạng và phong phú. Trong xu hướng đó, việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của con người và phương tiện chuyên chở ngày càng được mở rộng, nhiều loại hình và phương tiện mới cũng xuất hiện, đi kèm với nó là nhiều từ ngữ mới được tạo ra đáp ứng nhu cầu gọi tên các loại PTGT đó. Trong tiếng Việt, các từ ngữ chỉ PTGT có số lượng khá nhiều và tương đối đa dạng. Nếu nhìn một cách tổng thể trong đời sống xã hội từ truyền thống đến hiện đại thì ta thấy các từ ngữ này có rất nhiều sự đổi khác. Đây là một chủ đề rất hấp dẫn trong việc tìm hiểu tiếng Việt và văn hóa Việt Nam. 1
  7. 1.3. Cho đến nay, ở Việt Nam, chưa thấy có tài liệu nào nghiên cứu chuyên sâu về các từ ngữ chỉ PTGT trong tiếng Việt. Nghiên cứu nhóm từ ngữ chỉ PTGT giúp chúng ta nhận biết và tìm ra được quy luật tạo nên và sử dụng chúng trong tiếng Việt. Ngoài ra, việc xem xét một nhóm từ ngữ chỉ PTGT trong tiếng Việt còn cho thấy sự phát triển của nhóm từ ngữ này, cũng như một số đặc trưng về tư duy dân tộc và văn hoá truyền thống của người Việt Nam. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Các từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt” để nghiên cứu. 2. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các từ và ngữ chỉ PTGT trong tiếng Việt, bao gồm các từ và ngữ chỉ PTGT đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không. Các đơn vị từ vựng này có thể vừa là từ và ngữ được dùng trong ngành giao thông vận tải (như các danh pháp hay từ ngữ chuyên ngành), vừa được dùng trong đời sống hàng ngày của người Việt. Từ xa xưa, việc đi lại và vận chuyển hàng hoá đã trở thành nhu cầu sống còn của con người. Chính vì thế, các phương tiện giao thông liên tục phát triển và ngày càng tiên tiến, hiện đại hơn. Bắt đầu là những phương tiện thô sơ mang tính truyền thống như xe bò, xe ngựa, xe trâu, xe thồ, thuyền thúng, thuyền độc mộc, thuyền nứa, thuyền nan, thuyền gỗ,… đây là những phương tiện được chế tác từ các nguyên vật liệu sẵn có trong tự nhiên, có kích thước nhỏ, trọng tải khiêm tốn, quãng đường di chuyển và thời gian hoạt động ngắn… Tiếp theo đó phải kể các PTGT là sản phẩm của khoa học công nghệ hiện đại, như máy bay không người lái (UAV), xe ô tô phân khối lớn, tàu thuỷ trọng tải lớn, tàu ngầm hạt nhân,… là các phương tiện được chế tác từ các nguyên vật liệu ở thời kim khí, công nghệ điện tử và hạt nhân hiện đại, có kích thước và trọng tải lớn, tầm hoạt động xa và dài ngày. Để ghi nhận sự ra đời của những phương tiện giao 2
  8. thông, chắc chắn phải có sự xuất hiện của các từ ngữ mới (hoặc gán thêm nét nghĩa mới cho các từ cũ) hay vay mượn từ ngữ từ các ngôn ngữ khác… Dần dần, kho từ vựng các từ ngữ chỉ phương tiện giao thông lớn thêm. Trong số những từ ngữ kể trên, có những trường hợp các từ điển chưa ghi nhận, các công trình nghiên cứu thuật ngữ và chuyên ngành chưa đề cập đến. Qua ngữ liệu thu thập được, chúng tôi thấy các từ ngữ chỉ PTGT trong tiếng Việt bao gồm một số loại sau đây: 1/ Các tên gọi dân gian cổ truyền: thuyền, thuyền thúng, thuyền nan, thuyền độc mộc, thuyền ba lá, bè, bè nứa, bè gỗ, mảng, mảng tre, mảng luồng, ghe, ghe dọc, ghe ngang, ghe lường, vỏ lãi… 2/ Các tên gọi do các nhà sản xuất đặt ra (gồm: thương hiệu, nhãn hiệu, kí hiệu hay seri sản phẩm…): (xe) Vios, (xe) Ford, (xe) Camry, (xe) Future, (xe) Vinfast, (xe) Suzuki, (xe) Honda, (xe) BMW, (máy bay) Boeing, (máy bay) Airbus,… 3/ Các tên gọi là sự kết hợp của tên gọi dân gian: xe, máy bay với danh pháp (tên hãng sản xuất hay tên gọi, kí hiệu hoặc seri sản phẩm do nhà sản xuất đặt) như: Vios, Ford everet, Boeing 747, Airbus 320…, thành những tên gọi: xe Vios, xe Ford everet, máy bay Boeing 747, máy bay Airbus 320… 4/ Trong thực tiễn sử dụng, còn có những tên tắt (tỉnh lược) như: công ten nơ (vốn là: xe công ten nơ), độc mộc (vốn là: thuyền độc mộc), ô tô (vốn là: xe ô tô)… 2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu các từ ngữ chỉ PTGT ở các bình diện: cấu tạo, định danh và chỉ ra một số nét văn hóa của người Việt qua các từ ngữ chỉ PTGT trong tiếng Việt. Do tính chất “các từ ngữ chỉ PTGT”, nên luận án sẽ chỉ tìm hiểu các danh từ và cụm danh từ (cụm từ chính phụ có danh từ làm trung tâm) được dùng để định danh (gọi tên) các PTGT. Luận án này sẽ nghiên cứu từ ngữ trong tiếng Việt chỉ PTGT phổ biến, thuộc đời sống hàng ngày, gắn với ba loại “đường” (cũng ứng với ba “tiểu hệ 3
  9. thống”): “đường thuỷ”, “đường bộ” và “đường hàng không” ở các bình diện cấu tạo và định danh của từ ngữ chỉ PTGT trong tiếng Việt, từ đó chỉ ra sự tương đồng và khác biệt về cách sử dụng các kiểu từ ngữ giữa ba loại PTGT là “đường thuỷ”, “đường bộ” và “đường hàng không”, trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét về cách sử dụng từ ngữ chỉ PTGT của người Việt dưới góc độ ngôn ngữ - văn hoá. 2.3. Tư liệu nghiên cứu Ngoài các từ ngữ chỉ PTGT đã được ghi vào các từ điển và giáo trình giao thông vận tải, luận án còn mở rộng thu thập từ ngữ chỉ PTGT có khả năng định danh lâm thời, tức các từ ngữ được người Việt sử dụng trong đời sống hàng ngày cũng như trên các phương tiện truyền thông (đài, báo, tạp chí,…). Các đơn vị có thể được thu thập là các ngữ định danh, gồm phần trung tâm của danh ngữ và phần hạn định miêu tả. Đây có thể xem là những cụm từ tự do, có chức năng “gọi tên”, thuộc loại định danh “lâm thời”, trong những hoàn cảnh cụ thể (trong văn bản khảo sát). Luận án khảo sát được tổng cộng 2.404 từ ngữ chỉ PTGT trong tiếng Việt. Trong đó, có 548 từ ngữ chỉ PTGT đường thuỷ, 1.152 từ ngữ chỉ PTGT đường bộ và 704 từ ngữ chỉ PTGT đường hàng không (Số liệu này được đưa trong phần phụ lục). Tác giả luận án đã khảo sát Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên [58] và nhận thấy số lượng tên gọi được ghi nhận trong từ điển là không nhiều. Cụ thể: Tên gọi các PTGT đường thuỷ có tất cả 59 đơn vị; đường bộ có 64 đơn vị; đường hàng không có 18 đơn vị (các đơn vị sẽ được đưa ra trong chương 3). Con số này không đủ cả về số lượng lẫn sự đa dạng. Ngược lại, khi xem xét trong các báo và tạp chí chuyên ngành, chúng tôi thấy các từ ngữ chỉ PTGT có số lượng lớn và rất đa dạng. Đó chính là lí do tư liệu được khảo sát để thực hiện luận án được mở rộng thêm ở các bài viết trên các báo và tạp chí: Báo điện tử vnexpress.net [Nguồn khảo sát: 1], Tạp chí công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam [Nguồn khảo sát: 2], Tạp chí mô tô [Nguồn khảo sát: 3], Tạp chí bốn bánh [Nguồn khảo sát: 4] và Tạp chí hàng 4
  10. không [Nguồn khảo sát: 5] trong 02 năm (2021-2022). Ngoài ra, luận án còn thu thập ngữ liệu trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Việt và trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Từ việc chỉ ra đặc điểm cấu tạo và đặc điểm định danh của từ ngữ chỉ PTGT trong tiếng Việt, luận án nhằm chỉ ra sự tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo của từ ngữ, đặc điểm định danh giữa ba loại phương tiện giao thông là đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không. Việc xác lập các mô hình cấu tạo và định danh cũng hướng tới chỉ ra khuynh hướng sản sinh từ ngữ chỉ PTGT hiện nay. Ngoài ra, qua phần trình bày về hiện tượng chuyển nghĩa của từ ngữ chỉ PTGT sang chỉ con người cũng thể hiện đặc điểm sử dụng từ ngữ chỉ PTGT nói riêng và tiếng Việt nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án nhằm xác định hướng nghiên cứu của luận án; xác định khung lí thuyết làm điểm tựa cho luận án, đó là lí thuyết về từ ngữ và cấu tạo từ ngữ; định danh; mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa... - Thu thập, phân loại và phân tích ngữ liệu, xác lập các mô hình cấu tạo và định danh ba loại phương tiện giao thông thuộc ba loại “đường” là đường thủy, đường bộ và đường hàng không. - Mô tả đặc trưng cấu tạo và phương thức định danh của từ ngữ chỉ phương tiện giao thông. - Qua việc tìm hiểu cấu tạo và định danh, cách sử dụng của các từ ngữ chỉ PTGT trong sự chuyển nghĩa, trong chừng mực nhất định luận án chỉ ra một số nhân tố văn hoá của người Việt qua từ ngữ chỉ PTGT. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp miêu tả Đây là phương pháp chính để giải quyết các vấn đề đặt ra của luận án. Từ ngữ liệu các từ ngữ chỉ PTGT đã thu thập, chúng tôi tiến hành miêu tả và phân 5
  11. tích đặc điểm cấu tạo và định danh của các từ ngữ, từ đó tổng hợp và chỉ ra các quy luật chung. Phương pháp này được sử dụng để miêu tả các kết quả khảo sát, thống kê cũng như phân tích, chỉ ra các đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh và một số đặc điểm văn hóa qua từ ngữ chỉ PTGT trong tiếng Việt. Luận án chú trọng sử dụng thủ pháp thống kê - phân loại nhằm tìm ra quy luật xuất hiện của các loại từ ngữ chỉ PTGT, theo những mục đích miêu tả, phân tích và đánh giá khác nhau, qua việc tính đếm số lượng và so sánh tỉ lệ giữa các kiểu loại từ ngữ trong hệ thống, cũng như trong các tiểu hệ thống và xác định mô hình định danh. 4.2. Phương pháp phân tích thành tố nghĩa Phương pháp này là cơ sở để phân tích các thành tố nghĩa trong các từ chỉ PTGT trong tiếng Việt, đặc biệt là thành tố nghĩa là cơ sở định danh, qua đó, tìm ra các phương thức định danh từ ngữ chỉ PTGT trong tiếng Việt. 4.3. Thủ pháp phân tích ngữ cảnh Đây là thủ pháp được chúng tôi áp dụng để phân tích các ngữ cảnh của từ ngữ chỉ PTGT trong sự chuyển nghĩa sang chỉ các bình diện của con người. 5. Đóng góp của luận án Luận án tập trung nghiên cứu và đã chỉ ra được một số đặc điểm cơ bản về cấu tạo của từ ngữ chỉ PTGT và những cách định danh chính đối với các PTGT của người Việt. Các từ ngữ chỉ PTGT trong tiếng Việt gồm: các từ ngữ chỉ PTGT đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không. 5.1. Ý nghĩa lí luận Kết quả của luận án đóng góp thêm tư liệu và cách nhìn nhận trong việc tìm hiểu tính đa dạng về cấu tạo, tính hệ thống trong từ vựng - ngữ nghĩa trong Ngôn ngữ học, từ tư liệu của một nhóm từ ngữ chỉ PTGT. 6
  12. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của luận án cho thấy những mô hình cấu tạo, định danh chính mang tính chất loại hình của các từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt, cho thấy xu hướng đặt tên và mở rộng tên gọi các phương tiện giao thông, có thể hỗ trợ việc dạy-học tiếng Việt, biên soạn các mục từ trong từ điển tiếng Việt hoặc từ điển thuật ngữ về giao thông của người Việt. 6. Cái mới của luận án Luận án là công trình đầu tiên miêu tả các từ ngữ chỉ PTGT trong tiếng Việt một cách chuyên sâu. Công trình đã sưu tập và bước đầu xác lập được hệ thống và các tiểu hệ thống của loại từ ngữ này; đã tiến hành phân tích về hình thức và ngữ nghĩa của các từ ngữ, trên cơ sở đó chỉ ra những đặc trưng cơ bản trong cấu tạo của từ ngữ chỉ PTGT và cách định danh PTGT của người bản ngữ, đồng thời bước đầu chỉ ra một số nét trong tâm lí - ngôn ngữ của người Việt. Đây sẽ là cơ sở và gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo về ngành Giao thông vận tải từ góc nhìn Ngôn ngữ học, như: các loại tín hiệu trong ngành Giao thông vận tải; vấn đề thuật ngữ và chuẩn hóa về mặt từ ngữ trong ngành Giao thông vận tải; vấn đề từ vay mượn (khu vực vay mượn, sự phiên chuyển và mô phỏng),... 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, chúng tôi trình bày nội dung của luận án thành 3 chương như sau: Luận án nghiên cứu về đặc điểm nguồn gốc và cấu tạo, đặc điểm định danh và đặc điểm chuyển nghĩa của từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt. Ba đặc điểm này được chia thành hai chương, chương 2 trình bày phần đặc điểm về nguồn gốc và cấu tạo, chương 3 trình bày về đặc điểm định danh và chuyển nghĩa. Chúng tôi phân chia các nội dung nghiên cứu vào các chương như trên chính là đi từ bình diện hình thức đến bình diện nội dung. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết Chương này luận án trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu trong và 7
  13. ngoài nước về các bình diện cấu tạo, định danh của từ và ngữ và tình hình nghiên cứu các từ ngữ chỉ phương tiện giao thông. Luận án cũng trình bày cơ sở lí thuyết về khái niệm từ và ngữ; lí thuyết về cấu tạo từ và ngữ; lí thuyết định danh, nghĩa của từ và ngữ; quan hệ giữa ngôn ngữ với văn hoá và khái niệm phương tiện giao thông, khái niệm từ và ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt. Các cơ sở lí thuyết này là tiền đề để chúng tôi triển khai các chương sau của luận án. Chương 2: Từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt xét trên phương diện nguồn gốc và cấu tạo Luận án đã trình bày kết quả nghiên cứu từ ngữ chỉ phương tiện giao thông xét theo số lượng và nguồn gốc cấu tạo và từ ngữ chỉ phương tiện giao thông xét theo đặc điểm cấu tạo. Chương 3: Từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt xét trên phương diện định danh và chuyển nghĩa Chương này luận án trình bày các đặc trưng định danh và các mô hình định danh trong sự so sánh giữa ba loại phương tiện giao thông là đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không. Luận án cũng trình bày hiện tượng chuyển nghĩa của từ ngữ chỉ phương tiện giao thông sang để chỉ con người cho thấy được sự phát triển ngữ nghĩa của chúng trong thực tiễn sử dụng tiếng Việt nói chung và từ ngữ chỉ phương tiện giao thông nói riêng. 8
  14. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về cấu tạo từ ngữ 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu cấu tạo từ ngữ ở nước ngoài Trước khi bàn về cấu tạo từ ngữ, các nhà ngôn ngữ học ở nước ngoài (cả ngôn ngữ học đại cương và ngôn ngữ học về một ngôn ngữ cụ thể) đã gặp phải một trở ngại, đó là: Vấn đề định nghĩa từ, hay “Thế nào là từ”? Cần định nghĩa đủ rõ về từ, mới có thể xác định mối quan hệ của nó với ngữ (cụm từ) và bàn về “cấu tạo” của chúng. Cấu tạo từ là cách tạo lập nên từ. Từ trong tiếng Anh thì được tạo thành bằng cách thêm phụ tố vào phía trước hoặc phía sau từ gốc. Những phụ tố đó là các tiền tố (prefixation) và hậu tố (suffixation). Bằng việc thêm các tiền tố hay hậu tố như trên, có thể làm biến đổi về từ loại và nghĩa của từ đó. Ở nước ngoài, có các nghiên cứu về cấu tạo từ ngữ theo các hướng cụ thể như sau: Dian Luthffiyati, Abdul Kholiq, Inta Ni’matus Zahroh [104] nghiên cứu về quá trình cấu tạo từ mới, khảo sát ở Website của bưu điện Jakarta. Các tác giả đã thống kê được tổng số có 52 từ được cấu tạo theo phương thức phái sinh, bao gồm 17 tính từ, 26 danh từ và 09 động từ. Trong đó, các tính từ phái sinh bằng cách đi kèm với các hậu tố như: ful, ary, ive, y, al, ical, er, ant, ed và các tính từ có tiền tố un. Các danh từ phái sinh với các hậu số như: ion, ive, ence, ness, ity, ion, ation, ian, ment, ery, ency, ism, ing. Các động từ phái sinh có tiền tố en và các hậu tố ed, ize, ing. Nurlin Triwahyuni, Imranuddin [106] nghiên cứu về cấu tạo thuật ngữ y tế trong các bài báo khoa học đăng trên Jakarta Post, kết quả đã được trình bày gồm 16 từ vay mượn, 26 từ ghép, 02 từ rút gọn, 01 từ cấu tạo ngược, 11 từ viết 9
  15. tắt và 55 từ phái sinh. Như vậy, các thuật ngữ y tế trên Jakarta Post chỉ có 06 kiểu cấu tạo từ trong số 10 kiểu cấu tạo đã được Yule đưa ra [112]. Cùng hướng nghiên cứu cấu tạo từ còn có Sun Wentao [110], tác giả đã nghiên cứu về các từ ghép, bao gồm từ ghép được cấu tạo bởi tiền tố, phương thức chuyển từ loại, viết tắt, dùng từ cũ với nghĩa mới. Đây là cách thức tạo từ ghép chính trong các thuật ngữ tin học. Còn Isabel Balteiro [93] thì trình bày về các cơ chế cấu tạo từ. Tác giả cho rằng, “cấu tạo từ được hiểu như là một số các quy tắc tạo ra từ mới từ các từ cơ bản đã có” và “vốn từ của một ngôn ngữ được cấu tạo bằng các quy luật cấu tạo từ và cụ thể là các cơ chế cấu tạo từ như phái sinh, ghép, rút gọn, pha trộn, cải biến, viết tắt”… Đối với người bản ngữ, các quá trình thụ đắc này hình thành tự nhiên ngay từ khi còn trẻ. Từ cơ sở đặc trưng của việc thụ đắc nói trên, tác giả khuyến cáo cần chú ý đến cấu tạo từ trong việc dạy ngôn ngữ cũng như cách thức để trở thành một người học thụ động thông qua sự thụ đắc các chiến lược cấu tạo từ, cũng như việc sử dụng các cơ chế tạo từ để tạo ra từ mới. Trong khi đó, Proefschrift [107] lại nghiên cứu chi tiết về cụm danh từ của các ngôn ngữ Nam Mỹ như cấu trúc của danh ngữ, các biến tố của danh ngữ (bổ ngữ - modifiers), cấu trúc của mệnh đề quan hệ, trật tự của các thành tố trong danh ngữ, các mạo từ không xác định và xác định, các phương tiện và không phương tiện đánh dấu, các số từ đánh dấu, các số từ bổ nghĩa, các phương thức nhận diện danh ngữ.v.v. Để đưa ra nhận định và đánh giá về cụm danh từ trong các ngôn ngữ Nam Mỹ, tác giả đã khảo cứu tất cả 55 ngôn ngữ thuộc khu vực Nam Mỹ. Artemis Alexiadou, Liliane Haegeman, Melita Stavrou [92] nghiên cứu về mặt cấu tạo và chức năng của cụm danh từ, trong đó có nhắc đến vai trò của mạo từ, các định ngữ, đại từ, các cụm danh từ không có định ngữ, các từ đánh dấu và các ngữ dạng giới tính, các quan hệ điều biến (bổ nghĩa) trong danh ngữ, cấu trúc đối tố trong danh từ tính… 10
  16. David Chiang [99] nghiên cứu các số liệu qua mô hình dịch máy sử dụng các ngữ thứ bậc, nói cách khác, đây là các ngữ có chứa các ngữ trực thuộc. Tác giả đã nghiên cứu các hiện tượng dịch cú pháp và dịch ngữ. Còn Liyin Chena, Siaw-Fong Chunga and Chao-Lin Liub [98] thì nghiên cứu về cấu trúc ngữ pháp của cụm giới từ, kèm theo đó là đặc trưng ngữ nghĩa của cấu trúc động từ + danh ngữ 1 sang cấu trúc danh ngữ 2. 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu về cấu tạo từ ngữ ở Việt Nam Vấn đề cấu tạo từ và ngữ tiếng Việt đã được các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm từ lâu và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Khi nói đến nghiên cứu về cấu tạo từ tiếng Việt, không thể không nhắc đến những công trình đã trở thành kinh điển như: Cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại của Hồ Lê [48]; Từ loại danh từ tiếng Việt và Ngữ pháp tiếng Việt, tiếng - từ ghép - đoản ngữ của Nguyễn Tài Cẩn [3][4]; Các bình diện của từ và ngữ tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu [6]; Từ láy trong tiếng Việt của Hoàng Văn Hành [30]; bài báo về sự biểu trưng ngữ âm của tác giả Phi Tuyết Hinh [35], hoặc bài báo về “hiện tượng từ tương tự” của Vũ Đức Nghiệu [57]. Ngoài ra, các nghiên cứu sau đây cũng đề cập rất cụ thể về cấu tạo từ ngữ tiếng Việt: Nguyễn Thiện Giáp trong Dẫn luận ngôn ngữ học [24] đã trình bày về cấu tạo từ trong ngôn ngữ nói chung, đó là đơn vị cấu tạo từ là từ tố (hình vị) và có hai loại từ tố là chính tố và phụ tố. Trong đó, có phụ tố cấu tạo từ và biến tố. Xét về vị trí của phụ tố trong từ thì có tiền tố, hậu tố, trung tố và liên tố. Căn cứ vào đặc điểm của từ tố, tác giả đã phân chia từ xét về mặt cấu tạo gồm có từ đơn, từ phái sinh, từ phức, từ ghép và từ láy [24, tr.65-71]. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân biệt từ với ngữ và chia ngữ thành 3 loại: thành ngữ, quán ngữ và ngữ cố định [24, tr.71-75]. Trong Từ và từ vựng học tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Từ tiếng Việt là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. Trong các ngôn ngữ Ấn - Âu, từ có thể đơn tiết, có thể đa tiết. Trong tiếng Việt, mỗi từ là một âm tiết… Như vậy, từ của tiếng Việt là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. Đây là một đặc điểm 11
  17. khác hẳn với các ngôn ngữ Ấn - Âu - những ngôn ngữ mà từ có thể gồm nhiều hình vị” [27, tr.68-69]. Chính vì quan niệm từ tiếng Việt là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa nên tác giả đã quy tất cả các đơn vị được kết hợp bởi từ hai đơn vị có nghĩa thành các ngữ, như ngữ định danh (gồm ngữ định danh hợp kết và ngữ định danh hoà kết). Tác giả cũng phân biệt ngữ định danh với cụm từ tự do. Đơn vị ngữ thứ hai là thành ngữ (gồm thành ngữ hợp kết và thành ngữ hoà kết), loại ngữ thứ ba là ngữ láy âm và ngữ thứ tư là quán ngữ [23, tr.70-101]. Mai Ngọc Chừ [13] cho rằng, đơn vị cấu tạo từ là hình vị, hình vị được chia làm hai loại là căn tố (chính tố) và phụ tố. Trong đó, “căn tố là hình vị mang ý nghĩa từ vựng tương đối độc lập” [13, tr.138], còn “phụ tố là các hình vị mang ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ pháp, chúng không tự mình tạo ra các từ mà luôn phải kết hợp với các căn tố” [13, tr.184]. Từ đó, tác giả đã đưa ra các phương thức cấu tạo từ, gồm: Phương thức từ hoá hình vị tạo ra từ đơn, phương thức ghép hình vị tạo ra từ ghép và phương thức láy hình vị tạo ra từ láy. Tác giả phân loại từ theo phương thức cấu tạo gồm: từ đơn và từ phức (từ phái sinh, từ ghép và từ láy). Về ngữ cố định, tác giả chia ra thành hai loại là quán ngữ và thành ngữ. Đỗ Hữu Châu cho rằng, có ba phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt, đó là phương thức chuyển nghĩa, phương thức ghép và phương thức láy [10, tr.33]. Theo ông, đơn vị tạo từ trong tiếng Việt là hình vị (từ tố) và từ tố phải có ba điều kiện là có nghĩa, nhỏ nhất và được dùng độc lập, lặp đi lặp lại (với cùng một nghĩa hoặc cùng một chức năng) [10, tr.37]. Từ cơ sở của hình vị (từ tố), tác giả đã phân từ tiếng Việt xét theo kiểu cấu tạo thành: từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy). Đỗ Hữu Châu cũng đã khẳng định đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt là hình vị. Thông qua phương thức tạo từ: từ hoá hình vị cho ta từ đơn, ghép hình vị cho từ ghép và láy hình vị cho từ láy [11, tr.27]. Về ngữ cố định, tác giả cũng chia ra hai loại là quán ngữ và thành ngữ [11, tr.82]. Bên cạnh đó, còn có một số nghiên cứu cụ thể có liên quan đến cấu tạo 12
  18. từ như: Đỗ Hạnh Dung trong luận án Thuật ngữ ngân hàng trong tiếng Anh và tương đương của chúng trong tiếng Việt [15] đã tìm hiểu về thành tố cấu tạo của thuật ngữ ngân hàng, từ đó trình bày kết quả nghiên cứu về thuật ngữ ngân hàng giữa tiếng Anh và tiếng Việt xét về số lượng ngữ tố. Tác giả đã khái quát được các thuật ngữ từ một đến năm ngữ tố, đồng thời so sánh số lượng thuật ngữ và tỉ lệ giữa hai thứ tiếng, đồng thời phân tích thuật ngữ ngân hàng là từ đơn, từ phái sinh, từ ghép trong tiếng Anh và các kiểu từ đơn, từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ trong tiếng Việt [15, tr.45-50]. Ngoài ra, tác giả còn vẽ mô hình cấu tạo của thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh và Việt trong sự so sánh với nhau. Tác giả Ngô Thị Thu Hương trình bày về đặc điểm cấu tạo từ ngữ nghề gốm, gồm: “từ đơn, từ ghép và ngữ. Trong đó, từ ghép bao gồm từ ghép chính phụ, từ ngẫu hợp; không có từ ghép đẳng lập” [41, tr.46]. Từ đó, tác giả cũng vẽ các mô hình cấu tạo của từ ngữ đang xét. Ngoài ra, có thể kể ra một số công trình nghiên cứu có khảo sát đặc điểm cấu tạo của từ ngữ, như: Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt của Lê Thị Mỹ Hạnh [33]; Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hoá (từ bình diện ngôn ngữ - văn hoá) của Nguyễn Văn Dũng [17]; Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh - Việt của Hoàng Thị Huệ [38]; Đặc điểm thuật ngữ đông y tiếng Việt của Nguyễn Chi Lê [49]… 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về định danh 1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu về định danh ở nước ngoài Định danh (nomination) có nghĩa là tên gọi - một thuật ngữ gốc Latinh, xuất phát từ nhu cầu nhận thức: gọi và biết tên gọi của các sự vật, hiện tượng trong đời sống của con người. Nghiên cứu về định danh ngôn ngữ mang giá trị cả về mặt ngôn ngữ và mặt tư duy, văn hóa, xã hội và lịch sử. Do vậy, nghiên cứu về định danh trong ngôn ngữ đã được các nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm từ rất lâu. “Con 13
  19. người cần đến các tên gọi các đối tượng xung quanh như cần đến không khí” (Dẫn theo [43, tr.167]). Từ góc độ khoa học chuyên ngành thì định danh là một nội dung nghiên cứu của bộ môn danh học. Theo G.V.Cosanski, “sự cố định (hay gắn) cho kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm - biểu niệm (significant) phản ánh các đặc trưng của một biểu vật (denotat) - các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ” (Dẫn theo [48]). Một số nhà nghiên cứu đã đề cập đến lí thuyết định danh khá sớm như: Ullmann S., [108] trong công trình Các phổ quát về nghĩa đã đề cập đến các phương thức định danh trong ngôn ngữ; Boas, F. [94] cũng đề cập lí thuyết định danh trong công trình Chủng tộc, văn hóa và ngôn ngữ. Còn Whorf, B. L. và Carroll, J. B. [111] thì bước đầu nghiên cứu về mối quan hệ qua lại giữa nhận thức với ngôn ngữ và hiện thực; Čermák, F., [96] nghiên cứu về các loại định danh ngôn ngữ: tính quan yếu của từ điển học, loại hình học và tính phổ quát. Čermák, F., [95] trong bài viết “Định danh ngôn ngữ: đặc điểm và mối quan hệ của một số vấn đề phổ quát trong hình thái học và ngữ nghĩa học” đã đặt vấn đề về tính phổ quát trong việc định danh ngôn ngữ thông qua các bình diện của ngữ nghĩa học cũng như hình thái học. Đây là nghiên cứu mang tính lí thuyết có ý nghĩa to lớn trong việc xem xét mối quan hệ giữa ngữ nghĩa và hình thái của ngôn ngữ. Tuy nhiên, các tác giả nêu trên chưa áp dụng lí thuyết định danh để nghiên cứu một vấn đề cụ thể mà mới chỉ đề cập đến các vấn đề mang tính khái quát. Bên cạnh đó, có thể nhắc đến một số nghiên cứu đã áp dụng lí thuyết định danh để giải quyết các vấn đề cụ thể về từ ngữ nghề nghiệp và thuật ngữ khoa học, như: L. A. Kapanadze, A. V. Superanskaja, V. D. Bondaletop, IU. V. Rozdextvenxki... Hai tác giả L. A. Kapanadze và A. V. Superanskaja đã bàn về thuật ngữ, danh pháp, đề cập đến sự hình thành từ ngữ nghề nghiệp và định 14
  20. danh các đối tượng. A. V. Superanskaja cho rằng, tên gọi kiểu này (tên gọi dài dòng) được thừa nhận do yêu cầu tính hệ thống của việc miêu tả khoa học vốn sinh ra từ trong phạm vi của sự biểu đạt trong khoa học, đã biến thành yếu tố của lời nói thông thường hoặc ngôn từ nghề nghiệp (Dẫn theo [43]). Đây là các nghiên cứu định danh về từ ngữ nghề nghiệp và thuật ngữ khoa học, nhằm tìm hiểu các đặc điểm định danh, cấu tạo, ngữ nghĩa để chuẩn hóa thuật ngữ khoa học và hỗ trợ cho sự phát triển của khoa học. Gần đây, cũng có nhiều nhà nghiên cứu áp dụng lí thuyết định danh để nghiên cứu các vấn đề cụ thể, như: Jelena Suchanova và Ramunė Eugenija Tovstucha [109] đã áp dụng lí thuyết định danh ngôn ngữ để chỉ ra các vấn đề phức tạp trong dịch thuật giữa tiếng Anh với tiếng Lítva và tiếng Nga. Các tác giả đã đối chiếu từ ngữ chỉ các giống chó giữa ba thứ tiếng, từ đó lí giải về mặt ý nghĩa và cấu tạo của từng ngôn ngữ và đưa ra những nhận định xác đáng về sự cản trở trong dịch thuật qua lại giữa các ngôn ngữ này. Valerija Marina, Igor Marin và Genovaite Snuviškiene [105] nghiên cứu các thuật ngữ giao thông vận tải giữa tiếng Anh và tiếng Lítva dưới ánh sáng của lí thuyết định danh. Tác giả đã phân tích so sánh nhằm đưa ra phương thức thúc đẩy các chiến lược viết bài khoa học hiệu quả hơn cho người sử dụng tiếng Anh không phải là bản ngữ. Như vậy, định danh sự vật là nhu cầu của con người, định danh chính là cách thức để chúng ta nhìn nhận thế giới khách quan. 1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu về định danh ở Việt Nam Kế thừa thành tựu của các nhà nghiên cứu nước ngoài, ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu áp dụng lí thuyết định danh để khảo sát các bình diện khác nhau của ngôn ngữ học, có thể kể ra một số hướng nghiên cứu sau: Hướng thứ nhất, nghiên cứu thiên về lí thuyết định danh 1. Tác giả Đỗ Hữu Châu đã trình bày quan điểm về định danh, đi sâu phân tích vai trò của định danh trong quá trình giao tiếp và tư duy của con người, đồng thời miêu tả phương thức định danh trong tiếng Việt [7], [11]. Tác giả 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2