intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:230

26
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án cung cấp một cách toàn diện về hệ thống địa danh ở tỉnh Quảng Ngãi, mô tả về đặc điểm, ý nghĩa, cấu tạo của địa danh. Qua đó, lý giải được những đặc điểm về cách thức cấu tạo và các trường nghĩa tạo nên ý nghĩa của địa danh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Ngãi

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HẠNH NHI NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG NGÃI Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9229020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG Hà Nội, 2024
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và hoàn toàn không trùng lặp với bất kỳ một công trình nào đã công bố trong hoặc ngoài nước TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Hạnh Nhi
  3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BS Huyện Bình Sơn BT Huyện Ba Tơ SH Huyện Sơn Hà TN Huyện Tư Nghĩa TB Huyện Trà Bồng LS Huyện Lý Sơn ST Huyện Sơn Tây NH Huyện Nghĩa Hành MĐ Huyện Mộ Đức ĐP Huyện Đức Phổ ST Huyện Sơn Tịnh ML Huyện Minh Long
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................................................7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu địa danh trên thế giới .....................................................7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam ....................................................10 1.1.3. Tình hình nghiên cứu địa danh Quảng Ngãi ...................................................18 1.1.4. Nhận xét ..........................................................................................................19 1.2. Cơ sở lý thuyết của luận án ................................................................................20 1.2.1. Những vấn đề của địa danh và địa danh học...................................................20 1.2.2. Một số vấn đề về định danh ...........................................................................29 1.2.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ..........................................................33 1.3. Khái quát về tỉnh Quảng Ngãi và tiếng Quảng Ngãi .........................................37 1.3.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ngãi.........................................................................37 1.3.2. Khải quát về tiếng Quảng Ngãi ......................................................................41 1.4. Tiểu kết chương 1 ..............................................................................................44 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI XÉT TỪ GÓC ĐỘ HỆ THỐNG- CẤU TRÚC ......................................................................................46 2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................46 2.1.1. Tổng quát về tư liệu nghiên cứu .....................................................................46 2.1.2. Giới hạn vấn đề nghiên cứu ............................................................................48 2.2. Mô hình cấu tạo của địa danh Quảng Ngãi .......................................................49 2.2.1. Nhận xét chung ...............................................................................................49 2.2.2. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh Quảng Ngãi ...........................................50 2.2.3. Thành tố chung trong địa danh Quảng Ngãi ...................................................53 2.3.4. Thành tố riêng trong địa danh Quảng Ngãi.....................................................59 2.3.5. Sự kết hợp của thành tố chung với thành tố riêng .........................................62 2.3. Đặc điểm của các thành tố cấu tạo trong địa danh Quảng Ngãi ........................66 2.3.1. Đặc điểm của các thành tố cấu tạo trong địa danh Quảng Ngãi, xét từ góc độ nguồn gốc ngôn ngữ ..................................................................................................66
  5. 2.3.2. Đặc điểm của cấu tạo trong địa danh Quảng Ngãi, xét từ góc độ thành tố cấu trúc ngữ pháp .............................................................................................................78 2.4. Đặc điểm ý nghĩa và phương thức định danh của địa danh Quảng Ngãi...........86 2.4.1. Đặc điểm ý nghĩacủa địa danh Quảng Ngãi ....................................................86 2.4.2. Phương thức định danh của địa danh Quảng Ngãi..........................................97 2.5. Tiểu kết chương 2 ............................................................................................105 CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI XÉT TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ- XÃ HỘI .............................................................................................108 3.1. Dẫn nhập ..........................................................................................................108 3.2. Địa danh Quảng Ngãi xét trong mối quan hệ ngôn ngữ-văn hóa ....................108 3.2.1. Mối quan hệ giữa địa danh và văn hóa .........................................................108 3.2.2. Đặc điểm văn hóa trong địa danh Quảng Ngãi .............................................109 3.3. Khảo sát trường hợp: Địa danh Quảng Ngãi trong ca dao Quảng Ngãi .....................138 3.3.1. Địa danh Quảng Ngãi trong ca dao Quảng Ngãi ..........................................138 3.3.2. Các địa danh xuất hiện trong ca dao Quảng Ngãi .........................................138 Tiểu kết ....................................................................................................................146 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................150 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................44 PHỤ LỤC .................................................................................................................45
  6. MỤC LỤC BIỂU BẢNG STT Các bảng Trang Chương 2 1 Bảng 2.1. Phân loại địa danh Quảng Ngãi theo tiêu chí tự 47 nhiên - không tự nhiên 2 Bảng 2.2. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh Quảng Ngãi 53 3 Bảng 2.3 Danh sách các thành tố chung và số lần xuất hiện 55 4 Bảng 2.4. Bảng tổng hợp số lượng cấu tạo các thành tố 58 chung 5 Bảng 2.5. Tần số xuất hiện của thành tố chung 58 6 Bảng 2.6. Phân loại địa danh Quảng Ngãi theo số lượng 61 âm tiết 7 Bảng 2.7. Cấu tạo của địa danh Quảng Ngãi theo số lượng 62 âm tiết 8 Bảng 2.8. Sự chuyển hóa của thành tố chung 66 9 Bảng 2.9. Bảng thống kê cấu tạo của địa danh Quảng Ngãi, 78 xét từ góc độ nguồn gốc ngôn ngữ 10 Bảng 2.10. Mô hình ngữ pháp trong địa danh Quảng Ngãi 79 11 Bảng 2.11. Từ loại của thành tố riêng 84 12 Bảng 2.12. Tổng hợp cấu tạo của thành tố riêng trong địa 86 danh Quảng Ngãi Chương 3 13 Bảng 3.1. Bảng đối chiếu tên xã thuộc huyện Bình Sơn từ 127 kháng chiến chống Pháp về sau 14 Bảng 3.2. Bảng đối chiếu tên xã thuộc huyện Đức Phổ từ 128 kháng chiến chống Pháp về sau 15 Bảng 3.3. Bảng đối chiếu tên xã thuộc huyện Mộ Đức từ 129 kháng chiến chống Pháp về sau 16 Bảng 3.4. Bảng đối chiếu tên xã thuộc huyện Nghĩa Hành 129 từ kháng chiến chống Pháp về sau 17 Bảng 3.5. Các địa danh hành chính xuất hiện trong ca dao 138 Quảng Ngãi
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1) Địa danh học là một chuyên ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử phát sinh, cách biến đổi về tên gọi của các vùng miền, đối tượng địa lý cụ thể. Bên cạnh việc nhận biết, hiểu rõ những đặc điểm ngôn ngữ trong các phương thức cấu tạo của hàng loạt tên gọi, việc tìm hiểu, giải thích quá trình hình thành tên gọi từ góc độ lịch sử, văn hóa chính là những nội dung quan trọng của chuyên ngành này. Ngoài những giá trị về mặt ngôn ngữ học, địa danh học còn cung cấp một nguồn tư liệu quý giá cho nhiều ngành khoa học khác như dân tộc học, địa lý học, lịch sử học, khảo cổ học, v.v. 2) Địa danh là những đơn vị được cấu tạo từ chất liệu ngôn ngữ giống như đơn vị từ vựng, là đơn vị định danh tồn tại lâu bền trong cộng đồng dân cư. Nghiên cứu địa danh góp phần nghiên cứu phương thức cấu tạo từ, phương thức định danh. Chính vì thế, địa danh là một kho dữ liệu vô cùng phong phú cần được khai thác. Địa danh có những nguyên tắc riêng trong cấu tạo, trong phương thức gọi tên. Chẳng hạn, một vùng đất có thể nhiều tên gọi khác nhau. Vì thế, nghiên cứu địa danh sẽ góp phần tìm hiểu lịch sử phát triển của một vùng đất, làm sáng rõ sự ảnh hưởng và tác động của những nhân tố bên ngoài vào cách đặt tên. Trong cuộc sống, con người cần phải giao tiếp với nhau, mọi vật cần có tên để gọi và địa danh là một minh chứng, ẩn chứa nhiều điều của cuộc sống qua tên gọi đó. 3) Địa danh Quảng Ngãi, cũng như các địa danh khác, bên cạnh những đặc điểm chung còn có đặc trưng riêng gắn với đặc điểm của vùng đất này. Có thể nói, trên bước đường hình thành và phát triển, vùng đất Quảng Ngãi đã sản sinh ra những tên đất, tên làng xóm tạo thành một hệ thống địa danh phản ánh những nét đặc trưng của vùng đất “địa linh nhân kiệt” này. Qua những biến cố lịch sử thăng trầm, hệ thống địa danh tỉnh Quảng Ngãi cũng có ít nhiều thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của từng thời kỳ. 1
  8. Sự phong phú đa dạng của địa danh tỉnh Quảng Ngãi đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh. Song, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào về địa danh tỉnh Quảng Ngãi dưới góc độ ngôn ngữ. Vận dụng những lí thuyết về ngôn ngữ học, kết hợp với những kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa, dân tộc cũng như việc khảo sát, thống kê, phân loại và đánh giá những địa danh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, luận án hướng tới đưa ra một bức tranh toàn cảnh về địa danh ở tỉnh Quảng ngãi. Kết quả của luận án góp phần cho quá trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa và tạo điều kiện để phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ngãi. Từ những lý do cơ bản trên, chúng tôi chọn “Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài luận án. 2. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là khảo sát, nghiên cứu đặc điểm của địa danh tỉnh Quảng Ngải ở hai bình diện cấu tạo và định danh; phân tích, chỉ ra các nhân tố ngôn ngữ, văn hóa, xã hội tác động đến việc đặt địa danh của tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu góp phần vào nghiên cứu địa danh ở Việt Nam nói riêng, vấn đề đại danh nói chung; góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa ngôn ngữ với văn hóa, xã hội trong nghiên cứu ngôn ngữ; khẳng định cách tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu ngôn ngữ hiện nay 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ như sau: 1) Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về địa danh nói chung, địa danh Quảng Ngãi nói riêng; từ đó, xây dựng cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu của đề tài. 2) Miêu tả, phân tích đặc điểm cấu tạo và đặc điểm định danh của địa danh Quảng Ngãi. 2
  9. 3) Phân tích, chỉ ra các nhân tố ngôn ngữ, văn hóa, xã hội tác động tới địa danh Quảng Ngãi . 3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp, thủ pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: 1) Phương pháp điều tra điền dã, khảo sát bản đồ để thu thập tư liệu địa danh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo các nhóm. 2) Phương pháp ngôn ngữ học so sánh lịch sử. Đối với phương pháp này chúng tôi sử dụng hai cách so sánh: - So sánh đối chiếu đồng đại để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của địa danh vùng này so với địa danh vùng khác. - So sánh đối chiếu lịch đại để làm cơ sở giải thích, nhận diện một số địa danh. 3) Phương pháp miêu tả với các thủ pháp thống kê, phân loại Phương pháp này dùng để thống kê, phân loại các địa danh và miêu tả đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh của các địa danh tỉnh Quảng Ngãi. Luận án áp dụng những thủ pháp luận giải bên trong và thủ pháp luận giải bên ngoài. Thủ pháp luận giải bên trong dùng để chỉ ra các đặc điểm về hình thái, ngữ nghĩa của các tiểu loại địa danh và phân tích thành tố trực tiếp khi miêu tả cấu trúc và ý nghĩa các thành tố bên trong địa danh. Đối với thủ pháp luận giải bên ngoài nhằm phân tích các sự kiện, hiện tượng ngôn ngữ trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và những gì ngoài ngôn ngữ. 4) Cách tiếp cận liên ngành mà luận án sử dụng là tiếp cận giữa ngôn ngữ học với dân tộc học, văn hóa học và xã hội học nhằm chứng minh, xác định và giải thích lí do của một số địa danh ở tỉnh Quảng Ngãi 3
  10. 4. Đối tượng nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứuvà Nguồn ngữ liệu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các địa danh hành chính, địa danh tự nhiên và địa danh văn hóa lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án gồm các phương diện: cấu tạo, nguồn gốc, phương thức định danh của địa danh tỉnh Quảng Ngãi và các đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa, lịch sử được thể hiện trong địa danh. 4.3. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu để thực hiện luận án này gồm hai nguồn chính là: tư liệu thành văn và tư liệu điền dã. 1)Tư liệu thành văn: Tư liệu thành văn được tập hợp từ các nguồn - Bản đồ các loại của tỉnh Quảng Ngãi và các huyện trong tỉnh, đây là một nguồn tư liệu phong phú và có giá trị trong quá trình nghiên cứu của luận án, giúp xác định được tọa độ, vị trí của các địa danh. Nguồn tư liệu này phân chia theo từng giai đoạn sẽ giúp thấy được sự thay đổi của tên địa danh và mối quan hệ giữa các địa danh trong quá trình biến đổi của lịch sử. Cụ thể, các bản đồ liên quan đến Quảng Ngãi như: Giao Châu dư địa chí VHt.30 (đời Lê); Địa chí A.343 (đời Nguyễn); Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi; Bản đồ hình thể tỉnh Quảng Ngãi; Bản đồ sông ngòi tỉnh Quảng Ngãi; Bản đồ các huyện Tiên Phước 6639, Bình Sơn 6739 I, Tam Quan 6838, Đức Phổ 6738, Tiên Kỳ 6639, v.v. - Nguồn tư liệu được thu thập từ các bài viết, tạp chí, các tác phẩm, các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả qua từng thời kỳ, đặc biệt các 4
  11. địa danh được thu thập từ danh mục các đơn vị hành chính do các cấp ban hành là quan trọng. 2) Tư liệu điền dã Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy, có rất nhiều bài viết , nhiều loại hình văn bản tiếng Việt đã trình bày thiếu sự nhất quán trong cách gọi tên của từng vùng đất, cũng như sự thay đổi của địa danh qua từng thời kỳ. Vì lẽ đó, theo chúng tôi, tư liệu có được sau khi điền dã là tư liệu vô cùng quan trọng giúp chúng tôi xác định đúng tên gọi của địa danh và vai trò, vị trí của địa danh trong quá trình hình thành và biến đổi. Chúng tôi thâm nhập địa bàn nghiên cứu để thu thập thông tin về địa danh. Qua đó, lý giải nguồn gốc, ý nghĩa của từng địa danh gắn với từng giai đoạn lịch sử. 5. Đóng góp của luận án Đây là công trình nghiên cứu một cách toàn diện hệ thống địa danh tỉnh Quảng Ngãi về các phương diện đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh và làm sáng rõ những nhân tố ngôn ngữ, văn hóa, xã hội tác động đến quá trình đặt tên các địa danh của tỉnh. 6. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lí luận - Luận án cung cấp một cách toàn diện về hệ thống địa danh ở tỉnh Quảng Ngãi, mô tả về đặc điểm, ý nghĩa, cấu tạo của địa danh. Qua đó, lý giải được những đặc điểm về cách thức cấu tạo và các trường nghĩa tạo nên ý nghĩa của địa danh. - Viêc nghiên cứu sự biến đổi của địa danh qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau sẽ cho chúng ta thấy được sự ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa,lịch sử, ngôn ngữ đến sự hình thành và biến đổi của địa danh. - Thông qua nghiên cứu sự gắn kết giữa địa danh với ngôn ngữ văn hóa địa phương sẽ làm sáng rõ những đặc trưng của từ trong từng địa phương cụ 5
  12. thể, góp phần bổ sung thêm cho lí luận nghiên cứu địa danh Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung tư liệu cho ngành nghiên cứu văn hóa, lịch sử và du lịch của tỉnh Quảng Ngãi, góp phần làm sáng rõ những vấn đề về địa danh tỉnh Quảng Ngãi mà trước đây chưa được đề cập hoặc đề cập nhưng chưa có sự nhất quán và chuyên sâu dưới góc độ ngôn ngữ. Đồng thời, kết quả nghiên cứu này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích trong việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương. 7. Bố cục của luận án Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của luận án Chương 2: Đặc điểm của địa danh Quảng Ngãi xét từ góc độ hệ thống - cấu trúc Chương 3: Đặc điểm của địa danh Quảng Ngãi xét từ góc độ văn hoá - xã hội 6
  13. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu địa danh trên thế giới Lịch sử địa danh thế giới có thể chia làm ba giai đoạn, gồm giai đoạn phôi thai, giai đoạn hình thành và giai đoạn phát triển. 1.1.1.1. Giai đoạn phôi thai Có thể nói, ở Trung Quốc địa danh được quan tâm từ rất sớm, việc tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa cũng như diễn biến của địa danh đã được quan tâm từ đầu công nguyên. Trong giai đoạn này, địa danh được lưu giữ trong các sách địa lý, địa chí, chỉ ra cách đọc, ngữ nghĩa của các địa danh. Trong năm 32- 92 của nhà Đông Hán (32-92 SCN), Ban Cố đã ghi chép trên 4000 địa danh trong Hán Thư. Vào thời cổ đại ở các nước Phương Tây trong các sách thánh kinh của thiên chúa giáo đã viết về địa danh, về nguồn gốc địa danh với mục đích truyền bá tư tưởng cho các giáo dân ở các quốc gia, các châu lục khác nhau trên thế giới. Chẳng hạn, “Từ điển địa danh” đầu tiên đã xuất hiện ở Ý, giữa thế kỷ XVII (Poyares, Dicionario de nomes proprios de Regiónes, Rome, 1667). 1.1.1.2. Giai đoạn hình thành Trong giai đoạn này, khởi đầu bằng hàng loạt từ điển địa danh và sách nghiên cứu địa danh ra đời. Chẳng hạn: Về từ điển: ở Nga có cuốn “Từ điển địa-lịch sử thời Sa Hoàng” (Dictionnaire geographique – hictorisque de l’Empire de Russie; 1923); ở Pháp có cuốn “ Longnom-Địa danh ở Pháp” ( Longnom, Les noms de lieux de France; 1929), ở Đài Bắc có cuốn “Trung Quốc cổ kim địa danh đại từ điển” ( 中國古今地名大辭典;1931). Về sách nghiên cứu địa danh, có thể kể đến: “Địa lí từ nguyên học” (T.A.Gibson, 1835), "Địa danh học” (J.J.Egli, 1872), Năm 1903 người Áo cũng 7
  14. công bố cuốn “Địa danh học” (J.W.Nagl, 1903). Các công trình nghiên cứu về địa danh học này bước đầu chỉ ra, định hướng cách nghiên cứu lí thuyết làm tiền đề khoa học địa danh phát triển ở những giai đoạn tiếp sau này. 1.1.1.3.Giai đoạn phát triển Ở giai đoạn này, nhiều tài liệu khảo cứu đã nghiên cứu tới nguồn gốc các địa danh, việc nghiên cứu về địa danh đã được quan tâm sâu sắc và đưa lên một tầm cao mới, phát triển ở cả phương diện lí thuyết lẫn ứng dụng thực tế. Từ năm (1902 - 1910) J.Gillieron xuất bản “Átlat ngôn ngữ Pháp ;Nguồn gốc và sự phát triển của các địa danh” (1926) của A.Dauzat – nhà địa danh học người Pháp này đã đề xuất phương pháp văn hóa địa lí học giúp nghiên cứu các lớp niên đại của địa danh; “Các tên gọi, một khảo sát về việc đặt tên địa điểm” (1958) của George R.Stewart; “Thực hành địa danh học” (1977) của P.E.Raper... Tuy nhiên thành công hơn cả và đi đầu trong việc nghiên cứu xây dựng hệ thống lí thuyết về địa danh phải kể đến các học giả người Xô Viết với nhiều công trình về địa danh có giá trị ra đời, như: “Những khuynh hướng địa danh học” (E.M.Murzaev), “Bàn về địa danh học đồng đại” (Iu.A.Kapenko); “Những công tác cơ bản về nghiên cứu địa danh” (A.I.Popov) ; “Các khuynh hướng nghiên cứu địa danh” (N.I. Nikonov). Đáng chú ý là, A.V. Superanskaja trong hai công trình “Những nguyên lí của địa danh học” và “Địa danh là gì” đã được tác giả nghiên cứu và đánh giá khá sâu trên phương diện: định nghĩa địa danh, chức năng, cấu tạo của địa danh, cách viết tên gọi địa lí địa danh... Tác giả G.L.Somolisnaja và M.V.Gorbanevskij đã chia địa danh thành 4 loại: - Phương danh: (tên các địa phương). - Sơn danh: (tên núi, đồi, gò...). - Thủy danh: (Tên các dòng chảy: vũng, hồ...). - Phố danh: (Tên các đối tượng trong thành phố). 8
  15. Nhưng tác giả A.V.Superanskaja trong cuốn “Địa danh là gì" [91;tr.3] lại chia thành 8 loại: - Tên gọi của các điểm dân cư. - Tên gọi các con sông. - Tên gọi núi non. - Tên gọi các công trình trong thành phố. - Tên gọi các đường phố. - Tên gọi quảng trường. - Tên gọi các mạng lưới giao thông. - Tên gọi địa điểm phi dân cư nhỏ. Có nhiều chuyên luận dành riêng bàn về lý thuyết địa danh nằm trong hệ thống tên riêng gắn với ngôn ngữ: Chuyên luận “Lý thuyết về tên riêng” (The Theory of Proper Names; 1953) của A. Gardiner đã lý giải địa danh trong hệ thống các tên riêng về mặt ý nghĩa, nguồn gốc ra đời của chúng. Trong chuyên luận “Ngữ pháp tên riêng” (The Grammar of Names; 2007), từ quan điểm triết học và ngôn ngữ, J.M. Anderson đã bàn luận về danh xưng học (onomastics), trong đó có địa danh (toponym). Ngành địa danh học đang ngày một phát triển và có tính ứng dụng thực tiễn cao. Điều này được minh chứng là có nhiều bài báo nghiên cứu về địa danh đã được đăng tải trên các tạp chí quốc tế, như: “Vấn đề chính trị của tên hàng hải song ngữ và đa ngữ trên các bản đồ” (The Political problem of Bi-and Multilingual Maritime Names in Maps) của N. Kadmon (2004); “ Một số vấn đề trao đổi về chức năng của địa danh trên bản đồ” (Some Considerrations on the Function of Place Names on Maps) của P. Jordan (2011); “Kế hoạch hóa ngôn ngữ và việc đặt tên ở Australia” (Language Planning and Placenaming in Australia) của F. Hodges (2007), v.v. Có thể nói, những công trình nghiên cứu địa danh trên thế giới đã tạo nên một khung lý thuyết tương đối khái quát, từ cách phân loại, đến việc miêu tả 9
  16. các lớp địa danh, phương thức định danh. Những hướng mở về lí thuyết địa danh trên thế giới đã giúp các việc nghiên cứu địa danh của Việt Nam có hướng nhìn nhận và tiếp cận mới hơn và có tính vận dụng cao. Đây chính là cơ sở quan trọng đối với chúng tôi khi thực hiện, nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Ngãi. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam Ở Việt Nam, từ nhiều thế kỷ trước, việc nghiên cứu địa danh đã được quan tâm đề cập trong một số công trình về lịch sử, địa lý, chủ yếu nhìn nhận địa danh dưới góc độ lịch sử, địa lý. Khi giai đoạn hình thành của địa danh học thế giới kết thúc để chuyển qua giai đoạn phát triển thì địa danh học Việt Nam mới được hình thành. Có thể phân chia khái quát lịch sử hình thành của địa danh học Việt Nam thành 2 giai đoạn sau: 1.1.2.1.Giai đoạn ghi ghép, mô tả địa danh Do đất nước ta trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc nên nhiều tài liệu đã bị mất mát, không tìm lại được, nhưng chúng ta thấy rằng vẫn còn nhiều tài liệu có giá trị lưu giữ cho đến ngày hôm nay. Bộ sách “Việt Sử Lược” cho đến nay được xem là bộ sách biên niên sử cổ nhất, ra đời vào thời nhà Trần. Viết về địa lý từng vùng miền, có thể kể đến “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn, ghi chép một số địa danh thuộc kinh tế, chính trị, văn hóa ở miền nam nước ta khi ông được cử làm Đốc thị xứ Thuận Hóa, gồm 6 quyển (1776). “Ô Châu cận lục” của Dương Văn An (1555), “Hải Đông chí lược” của Ngô Thì Nhậm, “Cao Bằng lục” (thế kỷ XVIII) của Phan Trọng Phiên. Đáng chú ý là: Bộ sách “Gia Định thành thông chí” (cuối thế kỷ XVIII) của Trịnh Hoài Đức gồm 6 quyển “Tinh dã chí”, “Sơn xuyên chí”, “Cương vực chí”, “Phong tục”, “Sản vật”, “Thành trì”. Nội dung bộ sách đã phản ánh đầy đủ về đất Gia Định thuộc vùng đất Nam Bộ. Đây là một bộ sách quý lý giải về địa danh ở nhiều phương diện như khí hậu, thành trì, văn hóa, địa lý… 10
  17. Bộ sách “Nhất thống dư địa chí” của Lê Quang Định đã ghi chép hệ thống giao thông đường bộ của nước ta và lí giải một số địa danh. “Dư địa chí của Nguyễn Trãi” (1435), được vua Lê thái Tông sai Nguyễn Thiên Tùng viết phần “tập chú”, Nguyễn Thiên Tích viết phần “cẩn án” và Lý Tử Tấn viết phần “thông luận”. Đây là tài liệu xưa nhất và đáng tin cậy nhất về địa danh nước ta thời Trần Mạt và Lê Sơ (Thế kỷ XIV- XV). Một bộ sách được xem là phản ánh đầy đủ nhất các mặt đời sống của dân tộc Việt Nam, giải thích ý nghĩa, nguồn gốc, cách thức biến chuyển của địa danh là bộ “Đại Nam nhất thống chí”, gồm 12 tập, 28 quyển. Sách chép riêng từng tỉnh hoặc thành phố theo “Nhất thống chí” của nhà Thanh. Mỗi tỉnh hoặc thành phố được lần lượt trình bày theo các mục: Phận dã,quá trình lập tỉnh, tọa độ và địa hình, khí hậu, phong tục, thành trì, học hiệu, hộ khẩu, điền phú, sơn xuyên, cổ tích, quan tấn, thị tập, tân lương, đê yển, lăng mộ, từ miếu, tự quán, nhân vật, liệt nữ, tiên thích, thổ sản, giang đạo, tân độ. Các nghiên cứu về địa danh trong các sách địa phương chí đời nhà Nguyễn có những tác phẩm quan trọng như: “Nghệ An ký”: thuộc loại sách viết về vùng miền, sách gồm 3 quyển, được xếp theo trật tự “tam tài” tức “thiên, địa, nhân”, cụ thể là: “Thiên chí” (quyển 1), “Địa chí” (Quyển 2), “Nhân khí” (quyển 3). “Cao Bằng tạp chí” cũng thuộc loại sách viết về địa lý vùng miền, sách cũng gồm 3 quyển, nhưng lại được sắp xếp theo trật tự “tam quang”, tức “nhật, nguyệt, tinh”. Đến thời Pháp thuộc, địa danh được bàn đến nhưng chủ yếu là phục vụ cho mục đích truyền đạo của các giáo sĩ và việc xâm lược của thực dân Pháp. Từ đầu thế kỷ XX, giáo sĩ L.Cadiêre viết những bài nghiên cứu về Quảng Bình, như: “Địa chí về lịch sử Quảng Bình theo thông chí” (Gesographie historyque du Quang Binh d’ apre’s les annales imperials); “Di tích lịch sử Quảng Bình” (Les lieus historiques du Quảng Bình). 11
  18. Đến năm 1928 cuốn “Tự vựng làng xã Bắc Kỳ” ra đời do Ngô Vĩ Liễn biên soạn, đã góp phần bổ sung địa danh hành chính lúc bấy giờ . Trong giai đoạn này những bộ sách ghi chép về địa danh trong nước có một ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn về mặt lịch sử và vấn đề khảo cứu địa danh ở những giai đoạn tiếp theo. Đặc biệt, trong các tài liệu của Trung Quốc đã ghi chép những địa lý và địa danh sớm hơn, trong các sách này có các sông miền Nam Trung Quốc ghi chép sự liên quan đến địa danh của nước ta. “Đại Minh nhất thống chí” là bộ sách lớn nhất về địa chí của nhà Minh nói về nước Việt Nam; “Đại Thanh nhất thống chí” là bộ sách gồm 553 quyển nói về nước ta. Đây là hai bộ sách có nhiều tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu địa danh, nhất là các đường giao thông của nước ta và Trung Quốc trong giai đoạn đó. Như vậy, trong giai đoạn này địa danh đã được bàn đến nhưng chủ yếu là ghi chép lại, mô tả lại địa danh một cách thuần túy, nhìn nhận địa danh dưới góc độ lịch sử địa lý; chưa phân tích, lý giải cũng như chưa nêu rõ nguồn gốc, sự hình thành, phát triển và quá trình biến đổi của địa danh; chưa tìm ra được quy luật định danh và các vấn đề liên quan đến địa danh. Mặc dù vậy, tất cả các công trình nêu trên đã mở ra một bước ngoặt rất lớn và định ra hướng nghiên cứu về địa danh ở giai đoạn tiếp theo. 1.1.2.2.Giai đoạn chuyên nghiên cứu về địa danh Địa danh với tư cách là một đối tượng nghiên cứu, được chia làm ba hướng nghiên cứu chính: a) Nghiên cứu địa danh dưới góc độ nhìn nhận địa lý - lịch sử- văn hóa Dưới góc độ địa lý- lịch sử - văn hóa, nghiên cứu địa danh đã có những đóng góp rất quan trọng cho ngành địa danh học. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có thể kể ra một số công trình sau: 12
  19. “Đất nước Việt Nam qua các đời” của Đào Duy Anh ( 1964) là bộ sách lịch sử, địa lý đã hệ thống hóa lịch sử địa danh của Việt Nam qua các thời kỳ rất chi tiết, rõ ràng. Năm 1998 Trần Quốc Vượng với công trình “ Việt Nam – cái nhìn địa văn hóa” đã tập trung giải quyết các vấn đề về địa danh văn hóa của nhiều địa phương trong cả nước. “Một số vấn đề của địa danh Việt Nam” của Nguyễn Văn Âu (2002) , đã hệ thống hóa địa danh Việt Nam theo kiểu, dạng, vùng địa danh. “Văn hóa dân tộc Mông- Dao ở Lào Cai được phản ánh qua ngữ nghĩa của địa danh hành chính gốc Hán” của Nguyễn Văn Hiệu (2006) “Địa danh và di tích Gia Lai từ góc nhìn lịch sử - văn hóa” của Nguyễn Thị Kim Vân (2010). Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày khá chi tiết và phong phú, xác định các tiêu chí địa danh, dung hòa giữa hai mảng địa danh và di tích, có phần nghiên cứu mới về địa danh các vùng đồng bào dân tộc. “Địa danh hành chính văn hóa- lịch sử Đồng Nai” do Trần Quang Toại chủ biên (2013). Công trình đã trình bày diện mạo của lịch sử Đồng Nai trên 310 năm. Sách chia làm 3 mảng địa danh: hành chính, văn hóa , lịch sử. “Những trầm tích văn hóa qua nghiên cứu địa danh” của Nguyễn Thanh Lợi (2014). Những công trình liệt kê ở trên cho thấy được diện mạo của từng vùng đất, qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Các đặc trưng văn hóa vùng, miền và của dân tộc Việt Nam được phản ánh rõ ràng, khoa học; là một kho tư liệu quí để lưu giữ, là một hướng nghiên cứu thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong giai đoạn hiện nay. b) Nghiên cứu địa danh bằng việc xây dựng các từ điển (hoặc sổ tay) về địa danh Đã có rất nhiều công trình chuyên nghiên cứu, xây dựng các bộ sách về từ điển phục vụ cho việc tra cứu các địa danh trong cả nước và từng địa phương qua các thời kỳ và nêu rõ nguồn gốc cũng như sự thay đổi của địa danh. Có thể kể ra một số công trình như sau: 13
  20. “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XX, do Việt Hán nôm biên soạn 1981” “Sổ tay địa danh Việt Nam của Đinh Xuân Vịnh” (1996), được chia làm 5 phần, xếp theo thứ tự a,b,c rất tiện lợi cho người tra cứu. “Từ điển bách khoa địa danh Hải Phòng” do Ngô Đăng Lợi chủ biên (1998) gồm 3 cuốn. Hai cuốn đầu tập hợp và giới thiệu một cách khái quát các địa danh tiêu biểu của Việt Nam. Cuốn thứ ba, ngoài địa danh còn giới thiệu những di tích chùa, đền, miếu trên địa phương. “Sổ tay địa danh Việt Nam” của Nguyễn Dược và Trung Hải (1999). “Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ” của Nguyễn Thị Minh Hương, Nguyễn Văn Nguyên , Philippe Papin, là một cuốn sách công cụ được biên soạn một cách công phu và sắp xếp có hệ thống. Cuốn sách gồm 4 phần riêng biệt: phần đầu là một tập hợp bản đồ các tỉnh Hà Nam, Hà Nội( Hà Đông), Hưng Hóa và Nam Định; tiếp theo là các danh mục làng xã bằng tiếng Việt và chữ Hán. “Sổ tay địa danh hành chính, văn hóa Việt Nam” của Trung Hải gồm 3 tập: “Khu vực Bắc Bộ” (tập 1), “Khu vực miền Trung và Tây Nguyên” (tập 2), “Khu vực Nam Bộ” (tập 3). Những địa danh hành chính, văn hóa, các thành phố, làng xã, những địa danh về núi, sông, biển đảo…được biên soạn khá đầy đủ trong bộ sách này. “Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu Hán Nôm” do Đinh Khắc Thuân chủ biên với nguồn tư liệu phong phú phản ánh nhiều mặt lịch sử, địa lí, văn hóa của vùng đất này. Từ năm 2000 trở lại đây đã có rất nhiều cuốn sách từ điển về địa danh ra đời phản ánh sự phát triển của một ngành khoa học đang còn mới mẻ ở Việt Nam như: - Từ điển địa danh lịch sử văn hóa – du lịch Việt Nam của Nguyễn Văn Tân ( 2002). - Từ điển địa danh thành phố Sài Gòn- Hồ Chí minh do Lê Trung Hoa chủ biên ( 2003). - Từ điển địa danh lịch sử Việt Nam do Đinh Xuân Lãm chủ biên (2007). 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2