Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ đánh giá trong tiếng Anh và tiếng Việt trên cứ liệu bài tạp chí chuyên ngành Ngôn ngữ học
lượt xem 11
download
Luận án "Nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ đánh giá trong tiếng Anh và tiếng Việt trên cứ liệu bài tạp chí chuyên ngành Ngôn ngữ học" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ đánh giá của các bài tạp chí ngôn ngữ viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt, trên cơ sở phân tích, đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ đánh giá thể hiện theo cấu trúc tu từ của thể loại bài báo khoa học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ đánh giá trong tiếng Anh và tiếng Việt trên cứ liệu bài tạp chí chuyên ngành Ngôn ngữ học
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN BÍCH HỒNG NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRÊN CỨ LIỆU BÀI TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN BÍCH HỒNG NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRÊN CỨ LIỆU BÀI TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 9.22.20.24 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Hiển Hà Nội - 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu thống kê là hoàn toàn trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Bích Hồng i
- LỜI CẢM ƠN Luận án được thực hiện tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, Việt Nam. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Phạm Hiển - người đã hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và truyền nhiệt huyết cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Sự chỉ bảo, tin tưởng và động viên của thầy đã giúp tôi vượt qua trở ngại, hoàn thiện luận án, phát triển khả năng nghiên cứu độc lập và có được những kinh nghiệm quý giá. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Học viện Khoa học xã hội, Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư và các nhà khoa học đã góp ý, chỉ dẫn tôi trong quá trình học tập, giúp tôi dần hoàn thiện và nâng cao chất lượng của luận án. Tôi xin cảm ơn Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu – Lãnh đạo trường Đại học Thương mại, các Phòng ban, Khoa tiếng Anh và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, tình cảm yêu thương nhất tới Bố, Mẹ, Chồng và các Con, cùng toàn thể gia đình – những người luôn yêu thương, ủng hộ, động viên và chia sẻ những khó khăn với tôi trong quá trình học tập, công tác và thực hiện công trình này. Trân trọng! Hà Nội, tháng 3 năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Bích Hồng ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................... ii MỤC LỤC......................................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ......................................................................... viii MỞ ĐẦU............................................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................. 2 2.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................... 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................. 3 4. Phương pháp luận nghiên cứu ........................................................................................................ 5 4.1. Hướng tiếp cận ........................................................................................................................ 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.............................................................................................. 6 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ......................................................................................... 7 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án ......................................................................................... 7 6.1. Ý nghĩa lí luận ......................................................................................................................... 7 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................................... 8 7. Cấu trúc của luận án ....................................................................................................................... 8 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN............................... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ đánh giá và bài báo khoa học ...................................... 9 1.1.1. Nghiên cứu về ngôn ngữ đánh giá ....................................................................................... 9 1.1.2. Nghiên cứu về bài báo khoa học ........................................................................................ 17 1.2. Cơ sở lí luận .............................................................................................................................. 22 1.2.1. Lý thuyết về thể loại ........................................................................................................... 22 1.2.2. Khung thẩm định ngôn ngữ đánh giá của Martin & White................................................ 35 1.2.3. Lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu .................................................................................. 52 1.3. Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................................... 54 iii
- Chương 2. ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC TU TỪ VÀ NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ THỂ HIỆN THÁI ĐỘ CỦA BÀI TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT .... 55 2.1. Đối chiếu cấu trúc tu từ của bài tạp chí ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt .............................. 55 2.1.1. Cấu trúc bài báo ................................................................................................................ 55 2.1.2. Phần Mở đầu ...................................................................................................................... 57 2.1.3. Phần Cơ sở lí luận ............................................................................................................. 59 2.1.4. Phần Phương pháp............................................................................................................. 60 2.1.5. Phần Kết quả ...................................................................................................................... 62 2.1.6. Phần Thảo luận/ Kết luận .................................................................................................. 64 2.1.7. Nhận xét tổng quát về cấu trúc tu từ của bài tạp chí ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt .... 65 2.2. Đối chiếu ngôn ngữ thể hiện Thái độ của các bài tạp chí ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt ... 71 2.2.1. Ngôn ngữ chỉ Cảm xúc ....................................................................................................... 73 2.2.2. Ngôn ngữ Phán xét hành vi ................................................................................................ 79 2.2.3. Thẩm giá ............................................................................................................................ 87 2.2.4. Nhận xét tổng quát về ngôn ngữ thể hiện Thái độ trong bài tạp chí ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt ...................................................................................................................................... 94 2.3. Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................................... 96 Chương 3. ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ THỂ HIỆN GIỌNG ĐIỆU TRONG BÀI TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT.............................. 98 3.1. Đối chiếu tần suất sử dụng của hệ thống Giọng điệu trong bài tạp chí ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt .......................................................................................................................................... 98 3.2. Phân tích đối chiếu chi tiết hệ thống Giọng điệu trong bài tạp chí ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................................................................................................. 100 3.2.1. Thu hẹp ............................................................................................................................. 100 3.2.2. Mở rộng ............................................................................................................................ 110 3.3. Nhận xét tổng quát về ngôn ngữ thể hiện Giọng điệu trong bài tạp chí ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt ........................................................................................................................................ 118 3.4. Tiểu kết chương 3 .................................................................................................................... 121 Chương 4. ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ THỂ HIỆN THANG ĐỘ TRONG BÀI TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT........................ 122 4.1. Đối chiếu khái quát hệ thống Thang độ trong bài tạp chí ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt . 122 4.2. Đối chiếu tiểu hệ thống Lực trong bài tạp chí ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt .................. 123 4.2.1. Phân loại tiểu hệ thống Lực ............................................................................................. 124 4.2.2. Tỷ lệ phân cấp thang độ của Lực ..................................................................................... 124 iv
- 4.2.3. Chiến lược hiện thực hóa Lực .......................................................................................... 125 4.2.4. Tần suất Lực theo cấu trúc bài báo.................................................................................. 142 4.3. Đối chiếu tiểu hệ thống Tiêu điểm trong bài tạp chí ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt ........ 143 4.3.1. Tính phân cấp của Tiêu điểm ........................................................................................... 143 4.3.2. Hiện thực hóa Tiêu điểm .................................................................................................. 144 4.3.3. Tần suất Tiêu điểm theo cấu trúc bài báo ........................................................................ 147 4.4. Tiểu kết chương 4 ................................................................................................................... 147 KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 149 1. Tóm lược các kết quả nghiên cứu chính ...................................................................................... 149 2. Một số khuyến nghị.................................................................................................................... 151 3. Hạn chế và các gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo .......................................................................... 152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................................................... I DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... II PHỤ LỤC ........................................................................................................................................ XII v
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BBKH: Bài báo khoa học CSLL: Cơ sở lí luận CTTT: Cấu trúc tu từ Eres: Bài báo tiếng Anh ESP: Tiếng Anh chuyên ngành HĐTT: Hành động tu từ KTĐ: Khung thẩm định M: Hành động tu từ NNĐG: Ngôn ngữ đánh giá NNH: Ngôn ngữ học SFL: Ngôn ngữ học chức năng hệ thống SVHT: Sự vật hiện tượng TA: Tiếng Anh TV: Tiếng Việt Vres: Bài báo tiếng Việt TỪ VIẾT TẮT CÁC PHẦN CỦA BÀI BÁO I: Phần mở đầu M: Phần phương pháp L: Phần cơ sở lý luận R: Phần kết quả D: Phần thảo luận C: Phần kết luận Im: Phần ý nghĩa của nghiên cứu Re: Phần đề xuất, khuyến nghị F: Phần gợi ý các hướng nghiên cứu trong tương lai Sum: Phần tóm tắt các kết quả nghiên cứu vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. CTTT của bài báo chuyên ngành NNH ứng dụng 31 Bảng 1.2. CTTT của bài báo chuyên ngành Ngôn ngữ học áp dụng trong luận án 32 Bảng 1.3. Các cặp cảm xúc đối lập 40 Bảng 2.1. Cấu trúc bài báo tiếng Anh và tiếng Việt 69 Bảng 2.2. Phân tích ví dụ của nhóm Cảm xúc 73 Bảng 2.3. Tần suất của các nguồn lực đánh giá Cảm xúc 74 Bảng 2.4. Mật độ đánh giá thể hiện Mong muốn theo cấu trúc bài báo 75 Bảng 2.5. Hiện thực hóa Mong muốn bằng tiếng Anh qua các yếu tố ngữ pháp 77 Bảng 2.6. Hiện thực hóa Mong muốn bằng tiếng Việt qua các yếu tố ngữ pháp 79 Bảng 2.7. Phân tích ví dụ của nhóm Phán xét hành vi 80 Bảng 2.8. Tần suất của các nguồn lực Phán xét hành vi 81 Bảng 2.9. Mật độ đánh giá Khả năng theo cấu trúc bài báo 82 Bảng 2.10. Hiện thực hóa Khả năng bằng tiếng Anh qua các yếu tố ngữ pháp 85 Bảng 2.11. Hiện thực hóa Khả năng bằng tiếng Việt qua các yếu tố ngữ pháp 86 Bảng 2.12. Phân tích ví dụ của nhóm Thẩm giá 88 Bảng 2.13. Tần suất của các nguồn lực Thẩm giá 88 Bảng 2.14. Mật độ đánh giá Giá trị theo cấu trúc bài báo 89 Bảng 2.15. Hiện thực hóa Giá trị bằng tiếng Anh qua các yếu tố ngữ pháp 92 Bảng 2.16. Hiện thực hóa Giá trị bằng tiếng Việt qua các yếu tố ngữ pháp 93 Bảng 2.17. Mật độ nguồn lực đánh giá Thái độ theo cấu trúc bài báo 95 Bảng 3.1. Tần suất các nguồn lực đánh giá của hệ thống Giọng điệu 99 Bảng 3.2. Tần suất của Từ bỏ theo cấu trúc bài báo 100 Bảng 3.3. Tần suất của Tuyên bố theo cấu trúc bài báo 105 Bảng 3.4. Tần suất của Trao đổi theo cấu trúc bài báo 111 Bảng 3.5. Tần suất của Quy gán theo cấu trúc bài báo 115 Bảng 3.6. Mật độ nguồn lực Giọng điệu theo cấu trúc bài báo 119 Bảng 4.1. Tần suất của tiểu hệ thống Lực trong tiếng Anh và tiếng Việt 124 Bảng 4.2. Tần suất phân cấp của hệ thống Lực trong TA và TV 124 Bảng 4.3. Tần suất các chiến lược hiện thực hóa Cường độ 128 Bảng 4.4. Tần suất của tiểu hệ thống Lực theo cấu trúc bài báo 142 Bảng 4.5. Tần suất của Tiêu điểm theo cấu trúc bài báo 147 vii
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Trang Hình 1.1. Các tầng ngôn ngữ và các siêu chức năng của ngôn ngữ 37 Hình 1.2. Tổng quát các nguồn nghĩa đánh giá 38 Hình 1.3. Hệ thống Thái độ 43 Hình 1.4. Hệ thống Giọng điệu 44 Hình 1.5. Hệ thống Thang độ 50 Hình 1.6. Mô hình Khung thẩm định 51 Hình 2.1. Tên các phần của bài báo tiếng Anh và tiếng Việt 57 Hình 2.2. Tần suất triển khai các HĐTT trong phần Mở đầu 59 Hình 2.3. Tần suất bài báo có phần Cơ sở lí luận/ Bối cảnh nghiên cứu 60 Hình 2.4. Tần suất triển khai các HĐTT trong phần Phương pháp 62 Hình 2.5. Tần suất triển khai các HĐTT trong phần Kết quả 63 Hình 2.6. Tần suất triển khai các HĐTT trong phần Thảo luận/ Kết luận 65 Hình 2.7. Tần suất HĐTT được triển khai trong bài báo TA và TV 66 Hình 2.8. Tỷ lệ xuất hiện của hệ thống Thái độ 72 Hình 2.9. Tỷ lệ phân cực của hệ thống Thái độ 72 Hình 3.1. Tỷ lệ nguồn lực Thu hẹp và Mở rộng đối thoại trong TA và TV 98 Hình 4.1. Tần suất Lực và Tiêu điểm trong tiếng Anh và tiếng Việt 122 Hình 4.2. Tỷ lệ đánh giá tăng/ giảm Thang độ tiếng Anh và tiếng Việt 123 Hình 4.3. Tỷ lệ đánh giá sắc bén và mờ nhạt của Tiêu điểm 143 viii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngôn ngữ đánh giá thu hút sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới bởi “chức năng đánh giá là một trong những chức năng cơ bản và quan trọng nhất của ngôn ngữ, đáng được nghiên cứu chuyên sâu” và “ngôn ngữ đánh giá không chỉ là tấm gương phản chiếu tư duy cá nhân mà còn phản chiếu cả tư duy xã hội” (Alba- Juez & Thompson, tr.6, [70]). Theo quan điểm của Ngôn ngữ chức năng hệ thống, đánh giá là một trong ba nguồn nghĩa diễn ngôn chính tạo nên nghĩa liên nhân [61]. Chức năng liên nhân của ngôn ngữ đánh giá được sử dụng để thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa người viết/ nói và người đọc/ nghe. Là một phương tiện quan trọng thể hiện thái độ và truyền đạt sự phán xét của con người, nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới nhưng ở Việt Nam, ngôn ngữ đánh giá dường như vẫn còn là một khía cạnh nghiên cứu khá mới mẻ và cần được khám phá nhiều hơn. Bài báo khoa học là sản phẩm ngôn ngữ mang những nét đặc trưng riêng của phong cách học thuật. Diễn ngôn học thuật là sự tương tác có mục đích giữa người viết và người đọc mà ở đó người viết cố gắng trình bày nội dung mạch lạc nhằm xây dựng mối liên hệ trong diễn ngôn bằng cách để không gian cho đối thoại và đánh giá quan điểm của họ [44]. Vì vậy, những thập kỷ qua đã có nhiều nghiên cứu về sự tương tác trong diễn ngôn từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Hunston & Thompson [71] cho rằng người viết có thể thể hiện cá tính và đánh giá của họ thông qua khía cạnh tương tác của diễn ngôn. Sự lựa chọn những đặc điểm ngôn ngữ một mặt có thể phản ánh thế giới chung của người viết và người đọc, mặt khác thỏa mãn được mục đích quan trọng là thuyết phục người đọc chấp nhận quan điểm của người viết. Điều đó cho thấy, nghiên cứu các bài viết học thuật, đặc biệt là bài báo khoa học, là nguồn ngữ liệu phong phú và giá trị để phân tích các yếu tố và chức năng ngôn ngữ. Tuy nhiên, trên thực tế, các nghiên cứu về bài báo khoa học chủ yếu chú ý đến cấu trúc thể loại và khía cạnh siêu diễn ngôn chứ chưa chú ý đến chức năng đánh giá của ngôn ngữ xét từ ngữ học chức năng hệ thống [32], [41], [82]. 1
- Ở Việt Nam, nghiên cứu về ngôn ngữ khoa học là một khoảng trống bỏ ngỏ cần được quan tâm nhiều hơn để tăng chất lượng của các bài báo khoa học cũng như vị thế của các nhà khoa học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nghiên cứu so sánh, đối chiếu ngôn ngữ sử dụng trong tạp chí tiếng Anh và tiếng Việt có thể giúp độc giả quan tâm có thêm kiến thức để truyền tải được nội dung bài viết bằng tiếng Anh trong bối cảnh yêu cầu xuất bản trên các tạp chí quốc tế ngày càng nhiều đối với các nhà nghiên cứu trong nước. Ngoài ra, một nghiên cứu sâu về ngôn ngữ đánh giá trong các bài báo khoa học còn giúp người viết có ý thức và sử dụng được nguồn lực ngôn ngữ này vào việc tranh luận với những luận điểm của các nhà khoa học khác và đưa ra được ý kiến của bản thân. Những lý do trên đây đã thúc đẩy chúng tôi chọn hướng nghiên cứu với tên đề tài “Nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ đánh giá trong tiếng Anh và tiếng Việt trên cứ liệu bài tạp chí chuyên ngành Ngôn ngữ học”. Nghiên cứu hy vọng góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận về ngôn ngữ đánh giá và kết quả nghiên cứu có thể phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu ứng dụng có liên quan. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu hướng tới mục đích tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ đánh giá của các bài tạp chí ngôn ngữ viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt, trên cơ sở phân tích, đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ đánh giá thể hiện theo cấu trúc tu từ của thể loại bài báo khoa học. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, luận án phải thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới có liên quan đến ngôn ngữ đánh giá và nghiên cứu trên nguồn ngữ liệu văn bản khoa học; (2) Tìm hiểu, phân tích lý thuyết về ngôn ngữ đánh giá và thể loại bài báo khoa học, từ đó xác định khung lý thuyết làm cơ sở phân tích nguồn ngữ liệu của luận án; 2
- (3) Phân tích cấu trúc tu từ của khối liệu bài báo khoa học tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó nêu ra điểm tương đồng và khác biệt trong phong cách viết bài tiếng Anh và tiếng Việt; (4) Phân tích, phân loại và hệ thống hóa ngôn ngữ đánh giá được sử dụng trong các bài viết trên các tạp chí ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên khung thẩm định ngôn ngữ đánh giá (những trường nghĩa nào được sử dụng, tần suất sử dụng ra sao); (5) Đối chiếu tỷ lệ ngôn ngữ đánh giá trên hai khối liệu tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên cấu trúc thể loại bài báo (đặc điểm của ngôn ngữ đánh giá tương quan giữa các phần và hành động tu từ của bài báo); (6) Tìm ra nét tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ đánh giá giữa hai khối ngữ liệu, từ đó đưa ra những gợi ý về phong cách ngôn ngữ đánh giá của bài báo khoa học chuyên ngành ngôn ngữ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là ngôn ngữ đánh giá được sử dụng trong các bài viết trên tạp chí ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu tập trung vào ngôn ngữ đánh giá theo các tiểu loại của ba hệ thống chính (Thái độ, Thang độ và Giọng điệu) dựa trên Khung thẩm định ngôn ngữ đánh giá (Appraisal Framework) của Martin & White [104]. Các đánh giá có thể được thể hiện hiển ngôn hoặc hàm ngôn. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung xem xét và khảo sát các đánh giá được hiện thực hóa hiển ngôn. Do vậy, ngôn ngữ đánh giá hàm ngôn và nằm ngoài khung lý thuyết trên không thuộc phạm vi của nghiên cứu này. Ngoài ra, nghiên cứu thực hiện trên thể loại bài báo nghiên cứu khoa học chuyên ngành Ngôn ngữ nên chỉ hướng tới các loại bài viết điển hình thuộc tạp chí chuyên ngành này, loại trừ các dạng bài nghiên cứu phổ biến của các chuyên ngành khác. - Ngữ liệu nghiên cứu: Khối ngữ liệu gồm 35 bài viết bằng tiếng Anh và 35 bài viết bằng tiếng Việt trên một số tạp chí Ngôn ngữ uy tín của Việt Nam và trên thế giới. Mặc dù thực tế cho thấy các bài báo tiếng Anh thường dài hơn bài báo tiếng Việt 3
- nhưng chúng tôi quyết định lựa chọn hai khối ngữ liệu tương đương về số lượng bài báo bởi một phần của nghiên cứu có phân tích và đối chiếu cấu trúc của bài báo giữa hai khối liệu. Khi số lượng bài báo tương đương, kết quả so sánh đối chiếu mới đảm bảo độ tin cậy. Ngoài ra, khi đối chiếu tần suất các nguồn lực ngôn ngữ đánh giá, chúng tôi tính tỷ lệ đánh giá trên 1000 từ. Do đó, mặc dù khối liệu tiếng Anh có nhiều từ hơn khối liệu tiếng Việt nhưng mật độ ngôn ngữ đánh giá của mỗi khối liệu được tính ra đơn vị tương đương nhau và có thể so sánh được. Về số lượng bài báo được lựa chọn, chúng tôi đã thực hiện phân tích đối chiếu trên khối liệu ban đầu gồm 30 bài báo tiếng Anh và 30 bài báo tiếng Việt. Sau đó, chúng tôi bổ sung thêm 05 bài báo vào mỗi khối liệu (35 bài tiếng Anh và 35 bài tiếng Việt). Kết quả cho thấy tỷ lệ ngôn ngữ đánh giá và tỷ lệ đối chiếu giữa hai ngôn ngữ không đổi. Điều đó cho thấy số lượng mẫu đã đủ để phản ánh đặc trưng của hai khối liệu. Nguồn ngữ liệu được lấy từ Internet, tạp chí in, trên nhiều số xuất bản trong khoảng thời gian năm năm gần đây (2015-2019) để đảm bảo độ đa dạng và độ rộng của ngữ liệu nghiên cứu. Cụ thể, nguồn ngữ liệu được lựa chọn như sau: Ngữ liệu tiếng Việt: Các bài báo tiếng Việt được lựa chọn từ ba trong số tạp chí Ngôn ngữ uy tín nhất của Việt Nam gồm: 1. Tạp chí Ngôn ngữ - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 2. Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 3. Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống – Hội Ngôn ngữ học Việt Nam Sở dĩ ba tạp chí trên được lựa chọn bởi các bài đăng tạp chí đều trải qua quá trình phản biện nghiêm túc, trình bày các xu hướng nghiên cứu cập nhật nhất, thể hiện tính đa dạng và cập nhật về đề tài nghiên cứu. Với uy tín đó, các tạp chí trên đều được tính điểm ở mức cao nhất ở Hội đồng giáo sư nhà nước ngành Ngôn ngữ học. Ngữ liệu tiếng Anh: Bài viết bằng tiếng Anh đăng trên tạp chí Ngôn ngữ học quốc tế chắc chắn trải qua quá trình phản biện khắt khe đảm bảo chất lượng chuẩn quốc tế cả về nội dung và ngôn ngữ. Vì vậy, tiếng Anh sử dụng trong bài viết được cho là nguồn ngữ liệu chuẩn để đối chiếu với tiếng Việt. Ngoài ra, chúng tôi chỉ lựa chọn bài viết của tác giả xuất thân từ các nước nói tiếng Anh hoặc có ít nhất 10 năm làm 4
- việc tại các trường đại học ở Anh, Mỹ, Úc, Canada (chi tiết xem Phụ lục 1.3). Các bài viết được gọi chung là bài báo tiếng Anh trong nghiên cứu này. Trong quá trình phân tích ngữ liệu tiếng Anh, các ví dụ được nhà nghiên cứu dịch sang tiếng Việt để trình bày trong luận án. Bản thân tác giả luận án là thạc sỹ Ngôn ngữ Anh, giảng viên tiếng Anh với gần 20 năm kinh nghiệm và đồng nghiệp của tác giả là dịch giả tiếng Anh hỗ trợ đọc soát lại các bản dịch nên chất lượng bản dịch Anh-Việt trong luận án được cho là có thể tin cậy được. Bên cạnh đó, sự phát triển các phân nhánh ngôn ngữ học trên thế giới dẫn đến sự phát triển của ngày càng nhiều tạp chí chuyên ngành ngôn ngữ như: chuyên ngành ngôn ngữ học ứng dụng (applied linguistics), ngôn ngữ học tri nhận (cognitive linguistics), ngôn ngữ học xã hội (sociolinguistics), v.v. Vì vậy, số lượng tạp chí tiếng Anh được lựa chọn nhiều hơn để đảm bảo độ đa dạng về đề tài tương đương với ngữ liệu tiếng Việt. Các tạp chí được chọn bài bao gồm: 1. Applied Linguistics – Oxford Academic 2. Applied Psycholinguistics – Cambridge University Press 3. Journal of Sociolinguistics – Wiley Online Library 4. Language – Linguistic Society of America 5. Functional Linguistics – Springer Open Các tạp chí nêu trên cũng được lựa chọn dựa trên uy tín về chất lượng và nằm trong top 10 danh sách xếp hạng các tạp chí ngành Ngôn ngữ có chỉ số ảnh hưởng cao theo SJR (International Scientific Scimago Journal and Country Ranking). Danh mục các bài báo được liệt kê trong Phụ lục 1. 4. Phương pháp luận nghiên cứu 4.1. Hướng tiếp cận Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, luận án áp dụng kết hợp hai đường hướng tiếp cận chính: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính là đường hướng nghiên cứu chính, thể hiện qua việc tác giả phân tích, miêu tả và giải nghĩa các từ ngữ đánh giá xuất hiện trong các bài báo, phân loại chúng theo từng nhóm trong khung thẩm định và đánh giá ý nghĩa của việc sử dụng các từ ngữ đánh giá trong các bài báo khoa học. 5
- Nghiên cứu định lượng bổ trợ cho việc phân tích khối ngữ liệu trên cơ sở thống kê, tổng hợp, so sánh tần suất xuất hiện của các tiểu hệ thống trong từng trường nghĩa đánh giá của khung thẩm định trên mỗi loại ngữ liệu, đồng thời đối chiếu lượng tính các dấu hiệu ngôn ngữ đánh giá giữa khối liệu tiếng Anh và tiếng Việt. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ❖ Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu: - Phương pháp miêu tả: được sử dụng để phân tích đặc điểm và cách nhận diện ngôn ngữ đánh giá trong các hệ thống của khung thẩm định. Dựa trên những phân tích đó, ngôn ngữ đánh giá được xác định và phân loại theo từng tiểu loại, miêu tả và giải nghĩa hàm ý đánh giá của tác giả. - Phương pháp so sánh đối chiếu: được sử dụng để đối chiếu tần suất xuất hiện của từng tiểu hệ thống trong khung thẩm định trên mỗi khối ngữ liệu và đối chiếu các nguồn lực hiện thực hóa ngôn ngữ đánh giá trên hai khối ngữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó, rút ra những nét tương đồng và dị biệt trong phong cách sử dụng ngôn ngữ đánh giá tiếng Anh và tiếng Việt. - Thủ pháp thống kê, phân loại: được sử dụng với mục đích hệ thống hóa ngôn ngữ đánh giá tìm được theo các tiểu loại, tiểu hệ thống, cho thấy kết quả chính xác về số lượng của từng tiểu loại, tần suất xuất hiện của chúng trên mỗi văn bản và trên mỗi khối ngữ liệu. Ngoài ra, thủ pháp này còn được sử dụng để tính mức độ đậm đặc của ngôn ngữ đánh giá trên khối ngữ liệu có độ dài nhất định. ❖ Quy trình phân tích ngữ liệu Khối ngữ liệu 35 bài báo tiếng Anh và 35 bài báo tiếng Việt sau khi được thu thập đầy đủ, đánh mã số theo thứ tự Eres 1- Eres 35 (tiếng Anh) và Vres 1- Vres 15 (tiếng Việt), được phân tích theo các bước như sau: (i) Phân tích cấu trúc vĩ mô của bài báo (gồm bao nhiêu phần, tên gọi từng phần, độ dài từng phần, …) theo mô hình cấu trúc tu từ bài báo chuyên ngành ngôn ngữ học. (ii) Xác định và phân tách các hành động tu từ cụ thể trong mỗi phần của bài báo theo mô hình mà luận án đã xây dựng dựa trên Pho [126]. 6
- (iii) Phân tích, nhận diện các nguồn lực hiện thực hóa ngôn ngữ đánh giá, phân loại các nguồn lực theo các tiểu loại, tiểu hệ thống trong Khung thẩm định của Martin & White [104]. (iv) Thống kê các nguồn lực ngôn ngữ đánh giá theo từng tiểu loại, từng hệ thống trong Khung thẩm định và theo các hành động tu từ, các phần và toàn bộ bài báo. (v) So sánh, đối chiếu kết quả thu được của hai khối liệu xét về tần suất sử dụng các hệ thống đánh giá của Khung thẩm định, các nguồn lực từ vựng, ngữ pháp hiện thực hóa ngôn ngữ đánh giá và cách thức cấu trúc bài báo của khối liệu tiếng Anh và tiếng Việt. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đã phác họa bức tranh tổng quát về tình hình nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá và thể loại bài báo khoa học trong nước và trên thế giới. Lý thuyết về Khung thẩm định ngôn ngữ đánh giá và cấu trúc tu từ của bài báo khoa học ngành Ngôn ngữ học cũng được hệ thống hóa bằng tiếng Việt một cách toàn diện. Luận án đã đưa ra những nhận xét, kết luận về cấu trúc tu từ của bài báo chuyên ngành Ngôn ngữ học tiếng Anh và tiếng Việt, những điểm tương đồng và khác biệt trong cách cấu trúc bài báo của hai ngôn ngữ. Luận án cũng cung cấp thông tin về phong cách sử dụng, đặc trưng ngôn ngữ đánh giá theo cấu trúc tu từ của bài tạp chí ngôn ngữ học tiếng Anh và tiếng Việt. Những nét tương đồng, khác biệt và giải thích về cách sử dụng ngôn ngữ đánh giá và nguồn lực hiện thực hóa ngôn ngữ đánh giá trong tiếng Anh và tiếng Việt cũng được nêu rõ. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lí luận Luận án góp phần thu hẹp khoảng trống nghiên cứu về ngôn ngữ đánh giá ở Việt Nam và trên thế giới, làm giàu thêm lý thuyết về ngôn ngữ đánh giá và cấu trúc thể loại bài báo khoa học. Những phân tích trên khối liệu tiếng Việt đóng góp vào cơ sở lý thuyết cho việc áp dụng mô hình Khung thẩm định ngôn ngữ đánh giá cho nguồn ngữ liệu tiếng Việt sau này. 7
- 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những kết quả thu được từ phân tích, so sánh cấu trúc tu từ của bài báo khoa học là nguồn tham khảo hữu ích cho các nhà khoa học trong quá trình viết báo cáo nghiên cứu của mình. Phân tích và so sánh về nguồn lực ngôn ngữ đánh giá của hai ngôn ngữ có thể được các nhà nghiên cứu, người học tiếng Anh, tiếng Việt vận dụng trong quá trình làm giàu vốn từ vựng và tăng tính thuyết phục trong bài viết của mình. Giáo viên cũng có thể vận dụng mô hình Khung thẩm định ngôn ngữ đánh giá như một công cụ dạy học hiệu quả để giúp người học hiểu rõ các nguồn lực từ vựng để đánh giá trong tiếng Anh và tiếng Việt. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 2: Đối chiếu cấu trúc tu từ và ngôn ngữ đánh giá thể hiện Thái độ của bài tạp chí chuyên ngành Ngôn ngữ học tiếng Anh và tiếng Việt Chương 3: Đối chiếu ngôn ngữ đánh giá thể hiện Giọng điệu trong bài tạp chí chuyên ngành Ngôn ngữ học tiếng Anh và tiếng Việt Chương 4: Đối chiếu ngôn ngữ đánh giá thể hiện Thang độ trong bài tạp chí chuyên ngành Ngôn ngữ học tiếng Anh và tiếng Việt 8
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ đánh giá và bài báo khoa học 1.1.1. Nghiên cứu về ngôn ngữ đánh giá 1.1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về ngôn ngữ đánh giá ❖ Các cách tiếp cận khác nhau về ngôn ngữ đánh giá Những năm vừa qua, có nhiều nghiên cứu về cơ chế ngôn ngữ được sử dụng để thể hiện cảm xúc và đánh giá của con người. Các nghiên cứu được tiếp cận từ nhiều hướng khác nhau, dựa trên các quan niệm khác nhau về hiện tượng “đánh giá”. Có thể kể đến bốn cách tiếp cận nổi bật về ngôn ngữ đánh giá (NNĐG) như sau: Một là mô hình đánh giá của Hunston [69]. Hunston đưa ra mô hình hành động đánh giá gồm 3 bước (three-move evaluation act): xác định và phân loại đối tượng đánh giá, gán cho đối tượng đó một giá trị và xác định ý nghĩa của thông tin. Hai là hướng tiếp cận phân tích siêu diễn ngôn. Các nhà nghiên cứu siêu diễn ngôn nhấn mạnh sự tương tác giữa người viết và người đọc [40], [82]. Theo đó, siêu diễn ngôn được định nghĩa là “nguồn ngữ nghĩa được sử dụng để tổ chức diễn ngôn hay lập trường của người viết đối với nội dung diễn ngôn hay đối với người đọc” [82, tr.157]. Đặc trưng siêu diễn ngôn thể hiện lập trường bao gồm: (i) những yếu tố chỉ ra mối quan hệ ngữ nghĩa giữa mệnh đề và các phần văn bản (however, therefore, in conclusion, v.v.) và minh chứng (X says, according to X, …); (ii) rào đón, trợ từ, dấu hiệu chỉ thái độ (unfortunately, I agree, ...) và đề cập hiển ngôn tới tác giả (I, we) hay người đọc (you). Ba là quan điểm về lập trường (stance). Các nhà nghiên cứu về lập trường hiểu thuật ngữ này theo hai nghĩa khác biệt. Theo cách hiểu thứ nhất, “lập trường” tương đương với một số khía cạnh của đánh giá [28], [29]. Biber và cộng sự đã phân tích các trạng ngữ chỉ lập trường và chia thành từng nhóm dựa trên hai tiêu chí: đặc điểm ngữ pháp (từ đơn, cụm giới từ và mệnh đề) và loại lập trường thể hiện (phong cách, thái độ và nhận thức). Cái mà Conrad & Biber xem xét là các dấu hiệu hay các cách 9
- diễn đạt lập trường chứ không phải bản thân lập trường như một khái niệm trừu tượng. Theo cách hiểu thứ hai, lập trường là một hoạt động chứ không phải một bộ các dấu hiệu hay cách diễn đạt [49]. Cũng theo cách hiểu này, Dubois (2007) đề xuất “tam giác lập trường” (stance triangle) thể hiện hành động xác định lập trường trong giao tiếp hội thoại. Hành động này bao gồm ba bước: đánh giá, định vị (positioning) và đồng nhất quan điểm (alignment). Theo Dubois, đánh giá chỉ là một trong ba bước để xác định lập trường. Đánh giá chỉ ra vị trí của người đánh giá trong mối quan hệ với đối tượng được đánh giá và với người khác. Bốn là lý thuyết đánh giá với bộ khung thẩm định ngôn ngữ đánh giá của Martin & White [104]. Lý thuyết này bắt nguồn từ đường hướng phân tích ngữ pháp chức năng hệ thống (SFL). Theo quan điểm của SFL, ngôn ngữ thực hiện ba chức năng: chức năng kinh nghiệm (ideational), chức năng liên nhân (interpersonal) và chức năng tạo văn bản (textual). Martin & White [104, tr.34-35] xác định đối tượng mà họ phân tích, tức đánh giá, nằm trong “một trong ba nguồn ngữ nghĩa diễn ngôn chính tạo nên nghĩa liên nhân” và khẳng định cái mà họ quan tâm đến là “tài nguyên ngữ nghĩa” (semantic resources) chứ không phải đặc trưng ngôn ngữ của từ ngữ đánh giá. Thế mạnh của khung thẩm định (KTĐ) là nó cho phép sơ đồ hóa nguồn tài nguyên ngữ pháp ngữ nghĩa phong phú được sử dụng một cách toàn diện và hệ thống để đánh giá người hoặc vật [39]. KTĐ còn là một công cụ phân tích giúp ta hiểu rõ hơn những vấn đề liên quan đến nguồn đánh giá và mối tương quan của các đối tượng giao tiếp trong diễn ngôn. Bởi lẽ đó, KTĐ của Martin & White được lựa chọn làm khung lý thuyết để phân tích toàn bộ ngữ liệu của nghiên cứu này. ❖ Các nghiên cứu về ngôn ngữ đánh giá áp dụng khung thẩm định của Martin & White KTĐ của Martin & White được lựa chọn làm cơ sở lý thuyết để phân tích NNĐG trong nhiều nghiên cứu trên nguồn ngữ liệu khác nhau, phục vụ các mục đích nghiên cứu khác nhau. Khái quát lại, ta có thể nhóm các nghiên cứu theo vấn đề như sau: Thứ nhất, NNĐG được nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, nhiều thể loại: diễn ngôn chính trị [62], [88], [107]; ngôn ngữ quảng cáo [94]; sách giáo khoa, tài liệu lịch sử [38], [113], [114], [119], [120]. Chúng là minh chứng cho kết luận của Alba-Juez & 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam,
188 p | 208 | 62
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong Tiếng Việt (liên hệ với Tiếng Anh)
204 p | 167 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
220 p | 187 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình
213 p | 110 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
158 p | 157 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt
263 p | 77 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu diễn ngôn quảng cáo Anh - Việt
249 p | 38 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm
200 p | 39 | 17
-
Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
206 p | 120 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp học chức năng hệ thống
293 p | 35 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt
295 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và các tương đương trong tiếng Việt
215 p | 27 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Thuật ngữ ngành mỏ và địa chất tiếng Việt
238 p | 32 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hồi chỉ Zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000
169 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm vốn từ và phát ngôn của trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi (Khảo sát một số trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội)
226 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
200 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
29 p | 22 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn