intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:280

37
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm sáng tỏ đặc trưng về mặt cấu tạo và định danh của hệ thống thuật ngữ CTXH trong tiếng Anh; đề xuất các phương hướng, giải pháp chuẩn hóa chuyển dịch hệ thống thuật ngữ CTXH tiếng Anh sang tiếng Việt. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết đề tài!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ THỊ MỸ HẠNH THUẬT NGỮ CÔNG TÁC XÃ HỘI TIẾNG ANH VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI – 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ THỊ MỸ HẠNH THUẬT NGỮ CÔNG TÁC XÃ HỘI TIẾNG ANH VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9229020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHẠM HÙNG VIỆT HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những tư liệu và số liệu trong luận án là trung thực. Đề tài nghiên cứu và các kết quả chưa được ai công bố. Tác giả luận án Võ Thị Mỹ Hạnh
  4. LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo khoa Ngôn ngữ học, Ban lãnh đạo Học viện cùng toàn thể cán bộ, các thầy giáo, cô giáo của Học viện Khoa học xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, triển khai thực hiện luận án. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phạm Hùng Việt đã luôn tận tình hướng dẫn, định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn quan tâm, động viên và đồng hành cùng tôi, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án này. Tác giả luận án Võ Thị Mỹ Hạnh
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN...... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam ................ 7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ Công tác xã hội trên thế giới và ở Việt Nam ........................................................................................................ 15 1.2. Cơ sở lí luận ...................................................................................................... 21 1.2.1. Một số vấn đề lí thuyết về thuật ngữ .................................................... 21 1.2.2. Thuật ngữ và lí thuyết định danh ......................................................... 31 1.2.3. Khái niệm Công tác xã hội và thuật ngữ Công tác xã hội.................... 34 1.2.4. Lí thuyết dịch thuật và vấn đề dịch thuật ngữ ...................................... 37 1.2.5. Tiểu kết ................................................................................................. 45 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THUẬT NGỮ CÔNG TÁC XÃ HỘI TIẾNG ANH ............................................................................................................ 47 2.1 Đơn vị cấu tạo thuật ngữ và đơn vị cấu tạo thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh .................................................................................................................. 47 2.1.1. Đơn vị cấu tạo thuật ngữ ...................................................................... 47 2.1.2. Đơn vị cấu tạo thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh .......................... 48 2.2. Đặc điểm của thuật ngữ CTXH tiếng Anh có cấu tạo là từ ......................... 49 2.2.1. Thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh là từ đơn (từ gốc) ..................... 51 2.2.2. Thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh là từ phái sinh .......................... 51 2.2.3. Thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh là từ ghép ................................. 54 2.2.4. Thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh là từ viết tắt .............................. 56 2.3. Đặc điểm của thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh có cấu tạo là ngữ ....... 57 2.3.1. Số lượng thành tố cấu tạo thuật ngữ Công tác xã hội trong tiếng Anh ................................................................................................................. 57 2.3.2. Thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh là danh ngữ .............................. 58 2.3.3. Thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh là tính ngữ ................................ 64 2.4. Mô hình cấu tạo của hệ thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh ..................... 66 2.4.1. Mô hình cấu tạo 1 ................................................................................. 66
  6. 2.4.2. Mô hình cấu tạo 2 ................................................................................. 67 2.4.3. Mô hình cấu tạo 3 ................................................................................. 68 2.4.4. Mô hình cấu tạo 4 ................................................................................. 68 2.4.5. Mô hình cấu tạo 5 ................................................................................. 69 2.4.6. Mô hình cấu tạo 6 ................................................................................. 70 2.4.7. Mô hình cấu tạo 7 ................................................................................. 71 2.4.8. Mô hình cấu tạo 8 ................................................................................. 71 2.4.9. Mô hình cấu tạo 9 ................................................................................. 72 2.4.10. Mô hình cấu tạo 10 ............................................................................. 73 2.4.11. Mô hình cấu tạo 11 ............................................................................. 73 2.4.12. Mô hình cấu tạo 12 ............................................................................. 74 2.4.13. Mô hình cấu tạo 13 ............................................................................. 75 2.4.14. Mô hình cấu tạo 14 ............................................................................. 75 2.5. Tiểu kết .............................................................................................................. 78 Chƣơng 3: PHƢƠNG THỨC HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ CÔNG TÁC XÃ HỘI TIẾNG ANH ...................... 80 3.1. Phƣơng thức hình thành thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh .................. 80 3.1.1. Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường..................................................... 81 3.1.2. Tạo thuật ngữ CTXH trên cơ sở ngữ liệu vốn có ................................. 82 3.1.3. Tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài.......................................................... 84 3.1.4. Tiếp nhận thuật ngữ tiếng Anh từ các ngành khoa học khác ............... 85 3.2. Đặc điểm định danh của thuật ngữ CTXH tiếng Anh xét theo kiểu ngữ nghĩa. ................................................................................................................ 88 3.3. Đặc điểm định danh của thuật ngữ CTXH tiếng Anh xét theo kiểu cách thức biểu thị ............................................................................................................. 90 3.3.1. Các thuật ngữ chỉ các vấn đề của đối tượng trong CTXH ................... 91 3.3.2. Các thuật ngữ chỉ các chủ thể hoạt động trong CTXH ........................ 94 3.3.3. Các thuật ngữ chỉ hoạt động của chủ thể trong CTXH ........................ 96 3.3.4. Các thuật ngữ chỉ đối tượng của CTXH............................................... 98 3.3.5. Các thuật ngữ chỉ các chương trình, dịch vụ trong CTXH ................ 100 3.3.6. Các thuật ngữ chỉ các loại hình công tác xã hội ................................. 103
  7. 3.3.7. Các thuật ngữ chỉ các vấn đề xã hội trong công tác xã hội ................ 105 3.3.8. Các thuật ngữ chỉ các liệu pháp trong công tác xã hội....................... 107 3.3.9. Các thuật ngữ chỉ các luật, lệnh thường gặp trong công tác xã hội ... 108 3.4. Tiểu kết ............................................................................................................ 110 Chƣơng 4: CÁCH CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ CÔNG TÁC XÃ HỘI TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT ..................................................................... 112 4.1. Các tiêu chí đảm bảo tƣơng đƣơng của sản phẩm dịch thuật ................... 112 4.2. Thực trạng cách chuyển dịch thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh sang tiếng Việt ................................................................................................................ 113 4.2.1. Phân tích tương đương dịch thuật thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh và tiếng Việt theo loại đơn vị cấu tạo thuật ngữ. ................................. 113 4.2.2. Phân tích tương đương dịch thuật thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh và tiếng Việt theo số lượng đơn vị ....................................................... 119 4.3. Những thuận lợi và khó khăn trong dịch thuật ngữ Công tác xã hội từ tiếng Anh sang tiếng Việt ...................................................................................... 126 4.3.1. Thuận lợi ............................................................................................ 126 4.3.2. Khó khăn ............................................................................................ 127 4.4. Phƣơng hƣớng và giải pháp chuẩn hóa dịch thuật ngữ Công tác xã hội từ tiếng Anh sang tiếng Việt ................................................................................. 129 4.4.1. Phương hướng chuẩn hóa dịch thuật ngữ Công tác xã hội từ tiếng Anh sang tiếng Việt ...................................................................................... 129 4.4.2. Giải pháp chuẩn hóa dịch thuật ngữ Công tác xã hội từ tiếng Anh sang tiếng Việt .............................................................................................. 130 4.4.3. Ý kiến đề xuất về dịch thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh sang tiếng Việt ...................................................................................................... 133 4.5. Tiểu kết ............................................................................................................ 142 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 144 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ..................................................... 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 150
  8. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT A: Đặc trưng khu biệt Adj: Tính từ Adv: Trạng từ BMZ: Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức CTXH: Công tác xã hội ĐHQG: Đại học Quốc gia GIZ: Tổ chức hợp tác phát triển Đức KHXH: Khoa học xã hội KHXH&NV: Khoa học xã hội & Nhân văn LISSA: Viện Khoa học Lao động và Xã hội LĐTBXH: Lao động – Thương binh và Xã hội N: Danh từ NASW: Hiệp hội nhân viên CTXH quốc gia Mỹ Nxb: Nhà xuất bản Prep: Giới từ T: Thành tố cấu tạo TN: Thuật ngữ
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.2.1: Thuật ngữ CTXH tiếng Anh là từ xét theo số lượng thành tố..... 49 Bảng 2.2.2: Thuật ngữ CTXH tiếng Anh phân loại theo từ loại..................... 50 Bảng 2.3.1: Thuật ngữ CTXH tiếng Anh là ngữ ............................................. 58 Bảng 2.3.2.1: Thống kê từ loại của TN CTXH tiếng Anh là danh ngữ có 2 thành tố......................................................................................... 60 Bảng 2.3.2.2: Thống kê từ loại của TN CTXH tiếng Anh là danh ngữ có 3 thành tố......................................................................................... 60 Bảng 2.3.2.3: Thống kê từ loại của TN CTXH tiếng Anh là danh ngữ có 4 thành tố......................................................................................... 63 Bảng 2.3.2.4: Thống kê từ loại của TN CTXH tiếng Anh là danh ngữ có 5 thành tố......................................................................................... 64 Bảng 2.3.3.1: Thống kê các thuật ngữ là tính ngữ hai thành tố ...................... 65 Bảng 2.4: Tổng hợp mô hình cấu tạo thuật ngữ CTXH tiếng Anh ................. 77 Bảng 3.1.1: So sánh giữa nghĩa thông thường và nghĩa chuyên ngành .......... 82 Bảng 3.1.4: Thuật ngữ CTXH tiếng Anh được tiếp nhận từ các ngành khoa học khác ................................................................................. 88 Bảng 3.3.1: Mô hình định danh TN CTXH chỉ vấn đề của đối tượng trong tiếng Anh ............................................................................... 94 Bảng 3.3.2: Mô hình định danh TN CTXH chỉ chủ thể trong tiếng Anh ....... 96 Bảng 3.3.3: Mô hình định danh TN CTXH chỉ hoạt động của chủ thể trong tiếng Anh ............................................................................... 98 Bảng 3.3.4: Mô hình định danh TN CTXH chỉ đối tượng trong tiếng Anh . 100 Bảng 3.3.5: Mô hình định danh TN CTXH chỉ các chương trình, dịch vụ trong tiếng Anh ............................................................................. 103 Bảng 3.3.6: Mô hình định danh TN CTXH chỉ các loại hình CTXH trong tiếng Anh ....................................................................................... 105 Bảng 3.3.7: Mô hình định danh TN CTXH chỉ các vấn đề xã hội trong tiếng Anh ....................................................................................... 106
  10. Bảng 3.3.8: Mô hình định danh TN CTXH chỉ các liệu pháp trong tiếng Anh .. 108 Bảng 3.3.9: Mô hình định danh TN CTXH chỉ các luật, lệnh trong tiếng Anh... 109 Bảng 4.2.1.1. Kiểu tương đương 1//1 của thuật ngữ CTXH tiếng Anh và tiếng Việt ....................................................................................... 116 Bảng 4.2.1.2: Kiểu tương đương 1//>1 của thuật ngữ CTXH118 tiếng Anh và tiếng Việt .......................................................................... 118 Bảng 4.2.1: Tổng hợp các kiểu tương đương của thuật ngữ CTXH tiếng Anh và tiếng Việt .......................................................................... 119 Bảng 4.2.2: Tỉ lệ tương đương theo số lượng đơn vị của thuật ngữ CTXH tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................. 125
  11. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nh m tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã hội. Sứ mệnh của Công tác xã hội là trợ gi p các cá nhân, gia đình và cộng đồng trong nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội đồng thời hỗ trợ các nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết và ph ng ngừa các vấn đề xã hội thông qua th c đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ, từ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Việt Nam, Công tác xã hội là một ngành non tr so với nhiều ngành khác trong xã hội. Tháng 3 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng H a xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã k Quyết định số 323/2010/QĐ-TTg chính thức công nhận công tác xã hội là một nghề. Điều này kh ng định Đảng và Chính phủ Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng và nghĩa nhân văn sâu sắc của nghề công tác xã hội trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, việc nghiên cứu và phát triển ngành công tác xã hội đ i hỏi các nhà chuyên gia ngành CTXH, các giảng viên và sinh viên dạy và học môn tiếng Anh chuyên ngành CTXH tại các trường Đại học phải quan tâm tới hệ thuật ngữ tiếng Anh của ngành để nghiên cứu, trao đổi thông tin và tiếp thu những tinh hoa của thế giới phục vụ cho sự phát triển ngành CTXH của đất nước. nước ta, nhiều nhà khoa học đã thực hiện các công trình nghiên cứu về thuật ngữ học, trong đó có các luận án tiến sĩ nghiên cứu về thuật ngữ của một số ngành, tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về hệ thống thuật ngữ CTXH tiếng Anh. Theo khảo sát ban đầu cho thấy, hiện nay, việc vay mượn từ ngữ tiếng Anh nói chung, vay mượn các thuật ngữ tiếng Anh trong đó có các thuật ngữ CTXH nói riêng, đang khá phổ biến, việc chuyển dịch thuật ngữ CTXH tiếng Anh sang tiếng Việt c n chưa được toàn diện và thống nhất. Một số thuật ngữ CTXH có trong tiếng Anh nhưng chưa có trong tiếng Việt. Việc nghiên cứu để xây dựng, phát triển, tiến tới chuẩn hóa các thuật ngữ công tác xã hội là một yêu cầu cấp thiết. 1
  12. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “ Thuật ngữ C ng tác hội tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt” cho luận án của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ đặc trưng về mặt cấu tạo và định danh của hệ thống thuật ngữ CTXH trong tiếng Anh. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các phương hướng, giải pháp chuẩn hóa chuyển dịch hệ thống thuật ngữ CTXH tiếng Anh sang tiếng Việt. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: a) Hệ thống hóa các quan điểm lý luận về thuật ngữ khoa học trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó xác lập cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu; b) Phân tích đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ CTXH trong tiếng Anh, xác định các loại mô hình kết hợp các thành tố để tạo thành thuật ngữ CTXH trong tiếng Anh; c) Tìm hiểu đặc điểm định danh của thuật ngữ CTXH tiếng Anh về các mặt: kiểu ngữ nghĩa và đặc điểm cách thức biểu thị của thuật ngữ CTXH. d) Khảo sát, nêu thực trạng việc chuyển dịch thuật ngữ CTXH hiện nay. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và khảo sát, luận án đề xuất phương thức chuyển dịch thuật ngữ CTXH tiếng Anh sang tiếng Việt góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành CTXH tại Việt Nam. 3. Đối tƣợng, phạm vi, ngữ liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống thuật ngữ CTXH tiếng Anh và tiếng Việt, tức là các thuật ngữ biểu đạt các khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực CTXH. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào các nội dung: đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh của thuật ngữ CTXH tiếng Anh và cách chuyển dịch thuật ngữ CTXH tiếng Anh sang tiếng Việt. Các vấn đề lịch sử phát triển, tên các nhân 2
  13. vật lịch sử liên quan đến CTXH, tên riêng của các cơ quan, tổ chức hoạt động CTXH không n m trong phạm vi nghiên cứu của luận án. 3.3. Ngữ liệu nghiên cứu Ngữ liệu nghiên cứu của luận án là 3159 thuật ngữ tiếng Anh được thu thập từ:  The social work dictionary (Từ điển công tác xã hội), Robert L. Baker, nhà xuất bản NASW Press, 2014 (có khoảng hơn 10.000 thuật ngữ).  Dictionary of social work & social care (Từ điển công tác xã hội và chăm sóc xã hội), John Harris và Vicky White, nhà xuất bản Oxford University Press, 2013 (có khoảng hơn 1.500 thuật ngữ  Dictionary of social work (Từ điển công tác xã hội), John Pierson và Martin Thomas, nhà xuất bản Open University Press, 2010 (có khoảng hơn 1500 thuật ngữ).  Encyclopedia of social work (Bách khoa toàn thư công tác xã hội), Terry Mizrahi và Larry E. Davis, nhà xuất bản Oxford University Press, 2011 (có khoảng hơn 10.000 thuật ngữ  Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam, Ellen Kramer, Brigitte Koller-Keller, Nguyễn Thị Nga, Hoàng Việt Dùng và các tác giả khác, nhà xuất bản GIZ và Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2011 ( có khoảng 200 thuật ngữ)  Ngoài ra, các thuật ngữ c n được thu thập từ những tài liệu Công tác xã hội, giáo trình, sách báo, tạp chí về Công tác xã hội b ng tiếng Anh và tiếng Việt. 3159 thuật ngữ này là các thuật ngữ cùng xuất hiện trong đa số các từ điển, bách khoa thư nêu trên và được bổ sung bởi các thuật ngữ khoa học CTXH mới nhất từ Từ điển c ng t c x hội ti ng nh của Robert L. Baker, được xuất bản bởi NASW Press (Nhà xuất bản Hiệp hội nhân viên CTXH quốc gia Mỹ năm 2014 và các thuật ngữ an sinh xã hội thông dụng được sử dụng ở Việt Nam trong cuốn Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam do Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) và Viện Khoa học Lao động và Xã hội (LISSA) xuất bản năm 2011. Các thuật ngữ về vấn đề lịch sử phát triển, tên các nhân vật lịch sử liên quan đến CTXH, tên riêng 3
  14. của các cơ quan, tổ chức hoạt động CTXH không n m trong phạm vi nghiên cứu của luận án. 4. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp miêu tả Phương pháp này được sử dụng nh m miêu tả đặc điểm cấu tạo và định danh cũng như các vấn đề liên quan đến việc chuyển dịch hệ thuật ngữ CTXH tiếng Anh sang tiếng Việt. Thủ pháp phân tích thành tố Phương pháp này được sử dụng để phân tích cấu tạo thuật ngữ CTXH tiếng Anh theo thành tố trực tiếp nh m xác định các yếu tố tạo nên thuật ngữ. Trên cơ sở đó tìm ra các nguyên tắc cơ sở tạo thành thuật ngữ CTXH trong tiếng Anh, xác định các mô hình và quy tắc cấu tạo thuật ngữ CTXH. Thủ pháp phân tích ngữ nghĩa Phương pháp này được áp dụng phân tích nghĩa của các thuật ngữ CTXH tiếng Anh. Dựa vào các phạm trù nội dung nghĩa của thuật ngữ CTXH tiếng Anh để phân chia hệ thống thuật ngữ CTXH tiếng Anh thành các tiểu phạm trù ngữ nghĩa và xác định các đặc trưng làm cơ sở định danh của hệ thuật ngữ và các kiểu quan hệ ngữ nghĩa là cơ sở tạo nên thuật ngữ CTXH tiếng Anh. Từ đó lập các mô hình định danh thuật ngữ CTXH tiếng Anh. 4.2. Phương pháp nghiên cứu đối chiếu Phương pháp này được áp dụng để khảo sát, xem xét các đặc điểm tương đồng và khác biệt của hai ngôn ngữ, làm cơ sở cho cách thức dịch các đơn vị ngôn ngữ từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác, đến các nhận xét, đề xuất cách thức chuyển dịch thuật ngữ CTXH từ tiếng Anh sang tiếng Việt. 4.3. Thủ pháp thống kê, phân loại Thủ pháp này được sử dụng để xác định số lượng, tần số xuất hiện, tỉ lệ phần trăm của các phương thức tạo thành thuật ngữ, các mô hình cấu tạo, các mô hình định danh thuật ngữ. Các kết quả thống kê được tổng hợp lại dưới dạng bảng biểu, gi p hình dung rõ hơn các nét đặc trưng cơ bản về cấu tạo, cấu trúc ngôn ngữ của hệ thuật ngữ CTXH tiếng Anh. 4
  15. 5. Cái mới của luận án Việc nghiên cứu thuật ngữ và ứng dụng những kết quả của lí thuyết thuật ngữ vào nghiên cứu hệ thống thuật ngữ của một ngành khoa học cụ thể không c n mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận dụng các cơ sở lí luận chung về thuật ngữ để khảo sát hệ thống thuật ngữ CTXH tiếng Anh một cách chuyên sâu và toàn diện trên cơ sở ngôn ngữ học, thì luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam. Vì vậy, có thể coi đây là cái mới của luận án. Việc khảo sát, đánh giá tình hình dịch thuật và đề xuất cách chuyển dịch thuật ngữ CTXH tiếng Anh sang tiếng Việt cũng là cái mới nữa của luận án. 6. Ý nghĩa đóng góp của luận án Có thể nói đây là luận án đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về thuật ngữ CTXH tiếng Anh trên phương diện đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và cách chuyển dịch sang tiếng Việt. Vì vậy, luận án sẽ có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau: 6.1. Về mặt lý luận Luận án sẽ góp phần làm rõ thêm việc áp dụng các vấn đề lý thuyết về thuật ngữ học, lý thuyết dịch thuật nói chung và dịch thuật ngữ vào việc nghiên cứu và chuyển dịch thuật ngữ CTXH tiếng Anh sang tiếng Việt. 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ: - Cho phép đề xuất được các biện pháp, phương hướng tạo mới các thuật ngữ CTXH mà tiếng Việt hiện chưa có; - Đóng góp thiết thực cho việc dịch, chỉnh l để góp phần chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ CTXH của Việt Nam; - Là cơ sở để biên soạn từ điển thuật ngữ CTXH Việt - Anh, Anh - Việt và từ điển thuật ngữ CTXH tiếng Việt phục vụ cho sự phát triển ngành CTXH nước ta; - Phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy và biên soạn giáo trình ngành CTXH. - Luận án còn là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu thuật ngữ học. 5
  16. 7. Bố cục của luận án Ngoài các phần Mở đầu, K t luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 4 chương sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận Chƣơng 2: Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ C ng tác hội tiếng Anh Chƣơng 3: Phƣơng thức hình thành và đặc điểm định danh của thuật ngữ C ng tác hội tiếng Anh Chƣơng 4: Cách chuyển dịch thuật ngữ Công tác xã hội tiếng Anh sang tiếng Việt 6
  17. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên th giới Theo Hà Quang Năng [56, 80-86], việc nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới bắt đầu sớm ngay từ thế kỉ 18. Các nghiên cứu về thuật ngữ trong thời kỳ này chủ yếu tập trung vào nội dung tạo lập thuật ngữ, xác định các nguyên tắc cho việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ riêng cho từng ngành khoa học. CarlvonLinné (1736); (Beckmann, 1780); A.L. Lavoisier, G.de Morveau, M.Berthellot và A.F.de Fourcoy (1789) và William Wehwell (1840) được xem là các tác giả tiên phong trong nghiên cứu thuật ngữ giai đoạn này. Carl von Linné (1707 - 1778) có thể được coi là người xác lập công tác nghiên cứu thuật ngữ, trong đó gồm có việc nêu quy tắc tạo thuật ngữ, xác định chuẩn mực của thuật ngữ và lập kế hoạch xây dựng các hệ thuật ngữ khoa học. Từ khi tác phẩm Fundamenta botanica (1736) của ông ra đời, người ta mới có thể nói đến một hệ thuật ngữ thực vật học được xác định theo quy tắc nhất định. Ông đã giải thích nghĩa của gần 1000 thuật ngữ và chỉ rõ cách sử dụng chúng rất tỉ mỉ. Trong khi Linné dựa vào ngôn ngữ khoa học đang được sử dụng ở châu Âu thời bấy giờ là tiếng Latinh để xây dựng thuật ngữ khoa học, thì ngay từ giữa thế kỉ 18, M.V. Lomonosov đã đưa ra một hệ thống thuật ngữ lí - hoá riêng của tiếng Nga. Ông sử dụng tối đa các thuật ngữ b ng tiếng Nga và chỉ sử dụng các thuật ngữ ngoại lai khi không thể tìm ra các tương đương trong tiếng Nga. Thời kì này ở nước Pháp người ta cũng nỗ lực xây dựng hệ thuật ngữ hoá học. A. L. Lavoisier, G. de Morveau, M. Berthellot và A. F. de Fourcroy đã xây dựng một hệ thuật ngữ gọi tên các chất hoá học trong công trình Méthode de nomenclature chimique được xuất bản năm 1787. Hệ thống thuật ngữ này đã thể hiện rõ các mối quan hệ qua lại trong các kết hợp của các chất (ví dụ ở các kết hợp với lưu huỳnh: sulphite, sulphate, sulphurate v.v. để tạo ra một hệ thuật ngữ thống nhất và bao quát được toàn bộ hệ thống tên gọi các chất hóa học. 7
  18. Johann Beckmann (1739 - 1811) cũng đã tạo dấu mốc quan trọng với việc lập ra một hệ thuật ngữ công nghệ. Ông đã xây dựng hệ thống thuật ngữ kĩ thuật trong lĩnh vực thủ công. Beckmann biết rõ trong các nghề thủ công người ta sử dụng rất nhiều các thuật ngữ khác nhau nhưng ch ng lại không thống nhất giữa các ngành. Có nhiều thuật ngữ rất khác nhau lại được dùng để gọi tên những quá trình hay những phương tiện kĩ thuật giống nhau. Những người thợ thủ công đã không thể dùng tiếng Latinh, thứ tiếng của các học giả thời đó, để đặt thuật ngữ cho ngành nghề của mình. Còn các ngôn ngữ quốc gia lại rất khó khăn để có thể diễn đạt được đầy đủ và rõ ràng các thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực kĩ thuật. Từ đó, Beckmann cho r ng để có một hệ thuật ngữ công nghệ được quy định thống nhất thì, một mặt, "phải loại bỏ đi các từ đồng nghĩa, mặt khác, phải dần tiếp nhận một lượng từ ngữ mới”. Tuy nhiên, những chỉ dẫn về việc chuẩn hoá thuật ngữ của Beckmann phải mãi 150 năm sau mới được thực hiện đối với hệ thống thuật ngữ về kĩ thuật. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, công tác nghiên cứu và xây dựng một hệ thuật ngữ mang tính hệ thống b ng tiếng mẹ đ của mỗi một dân tộc hay b ng ngôn ngữ quốc gia được chú trọng và đạt được đỉnh điểm của nó vào đầu những năm 30 của thế kỉ 20. Đến đầu thế kỉ 20, ý tưởng về khoa học thuật ngữ mới hình thành và việc nghiên cứu thuật ngữ lúc này mới được định hướng khoa học, đồng thời được công nhận là một hoạt động quan trọng về mặt xã hội. Năm 1930 đánh dấu mốc của nhiều thành tựu nổi bật trong nghiên cứu thuật ngữ. Cũng từ đây xuất hiện ba trường phái nghiên cứu thuật ngữ tiêu biểu và lớn nhất trên thế giới, đó là: trường phái nghiên cứu thuật ngữ Áo, trường phái nghiên cứu thuật ngữ Xô Viết và trường phái nghiên cứu thuật ngữ Tiệp Khắc. Đây được coi là nền tảng cho sự khởi đầu của ngành thuật ngữ học trên thế giới. Trường phái nghiên cứu thuật ngữ của Áo gắn liền với tên tuổi của E.Wuster (1898 -1977). Ông không chỉ được coi là người đầu tiên đặt nền móng cho công tác nghiên cứu và phát triển thuật ngữ hiện đại ở thế kỉ 20 mà c n là người có ảnh hưởng rất lớn đến việc nghiên cứu thuật ngữ của nhiều học các giai đoạn sau này. Nghiên cứu thuật ngữ của trường phái này dựa theo những nguyên tắc cơ bản 8
  19. được trình bày rất rõ ràng trong cuốn Lí luận chung về thuật ngữ của Wuster (1931). Trong tác phẩm này, Wuster đã đề cập đến những phương diện ngôn ngữ học của công tác nghiên cứu thuật ngữ liên quan đến hệ thống tên gọi các khái niệm, đối tượng trong lĩnh vực kĩ thuật. Ông đã xác lập được các phương pháp nghiên cứu thuật ngữ, đưa ra một số nguyên tắc xây dựng thuật ngữ và xác định các phương pháp xử lí ngữ liệu thuật ngữ. Leo Weisgeber (1975) đã đánh giá công trình của Wuster như là một cột mốc của ngôn ngữ học ứng dụng. Đặc điểm quan trọng nhất của trường phái nghiên cứu thuật ngữ Áo là tập trung vào các khái niệm và hướng việc nghiên cứu thuật ngữ vào chuẩn hóa các thuật ngữ và các khái niệm. Việc nghiên cứu của trường phái này nh m phục vụ nhu cầu của các nhà kĩ thuật, các nhà khoa học là chuẩn hóa thuật ngữ trong lĩnh vực của họ để đảm bảo sự giao tiếp hiệu quả và có thể chuyển tải kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn. Những nguyên tắc nghiên cứu thuật ngữ của trường phái này được trình bày cụ thể trong các tài liệu về chuẩn hóa từ vựng của thuật ngữ. Đa số các nước vùng Trung Âu và Bắc Âu (Áo, Đức, Na Uy, Thụy Sĩ, Đan Mạch đều nghiên cứu thuật ngữ theo hướng này. Với trường phái thuật ngữ học Tiệp Khắc, vấn đề chuẩn hóa các ngôn ngữ và thuật ngữ là mối quan tâm lớn nhất của các nhà nghiên cứu. Các học giả của trường phái này chú trọng đến miêu tả cấu trúc và chức năng của các ngôn ngữ chuyên ngành, trong đó thuật ngữ đóng vai trò quan trọng. L.Drodz là đại diện tiêu biểu cho trường phái này, là người tiên phong và phát triển từ cách tiếp cận ngôn ngữ về mặt chức năng của trường phái ngôn ngữ học Praha. Đặc trưng của các ngôn ngữ chuyên ngành theo trường phái này mang tính văn phong nghề nghiệp tồn tại cùng những văn phong khác như: văn học, báo chí và hội thoại. Các nhà nghiên cứu theo trường phái này coi thuật ngữ như là những đơn vị tạo nên văn phong nghề nghiệp mang tính chức năng. Trường phái nghiên cứu thuật ngữ của Nga - Xô Viết Theo tổng kết của các tác giả công trình "Thuật ngữ học - Những vấn đề lí luận và thực tiễn" [54], sự phát triển khoa học về thuật ngữ ở Nga và Liên Xô trải qua 4 thời kì. 9
  20. - Thời kì chuẩn bị: Bắt đầu từ năm 1780 và kéo dài đến cuối thập niên 20 của thế kỉ 20. Đây là thời kì lựa chọn, xử lí sơ bộ các thuật ngữ và xác định các khái niệm chuyên biệt liên quan. Sự bắt đầu thời kì này được đánh dấu b ng việc dịch các thuật ngữ và biên soạn từ điển thuật ngữ học đầu tiên vào năm 1780. - Thời kì thứ nhất: từ năm 1930 đến năm 1960 của thế kỉ 20. Đặc điểm cơ bản thời kì này là sự ra đời các lí thuyết về thuật ngữ học và những hoạt động thực tiễn về thuật ngữ học trên nền tảng giáo dục kĩ thuật của hai chuyên gia là D. S. Lotte và E.K.Drezen, cũng như những đóng góp lớn lao cuả A. A. Reformatsky và G. O.Vinokur. Trong các công trình khoa học của mình, D.S Lotte và E.K.Drezen đã đưa các quan điểm ngôn ngữ học vào việc tìm hiểu sự phát triển khoa học về thuật ngữ ở Nga. Đại diện tiêu biểu của trường phái nghiên cứu thuật ngữ Nga - Xô viết là Đ.X. Lotte (1898 -1950) với công trình Nguyên lí xây dựng hệ thuật ngữ khoa học kĩ thuật, ông được coi là người đứng đầu trong công tác phát triển hệ thuật ngữ hiện đại của Liên Xô. Lotte được xem là người tạo nền móng về lí thuyết và phương pháp cho công tác thuật ngữ của Liên Xô. - Thời kì thứ hai kéo dài từ năm 1970 đến 1990 của thế kỉ 20: Thuật ngữ học trở thành một ngành khoa học độc lập. Những thành tựu trong ngôn ngữ học, logic học và tiến bộ trong công nghệ thông tin đã dẫn đến việc xác định rõ chủ thể và khách thể của thuật ngữ học với những cải tiến về phương pháp nghiên cứu, góp phần giải quyết những vấn đề cơ bản của thuật ngữ học. Hoạt động của các Ủy ban về thuật ngữ trong phạm vi nghiên cứu mang tính hàn lâm cuả các nước cộng hòa trong Liên bang Xô Viết về công tác chuẩn hóa thuật ngữ được đặc biệt chú ý. Thời kì này, ở Cộng h a Liên bang Nga đã tổ chức một số hội nghị, hội thảo về thuật ngữ học, hàng chục chuyên khảo đã được công bố, gần 20 tuyển tập các bài báo về thuật ngữ đã được xuất bản và hơn 100 luận án Phó tiến sĩ, Tiến sĩ đã được bảo vệ. Ngoài ra, hàng nghìn các từ điển bách khoa và từ điển thuật ngữ học, bao gồm từ điển thuật ngữ kĩ thuật tổng hợp, từ điển thuật ngữ khoa học công nghệ chung và các loại từ điển chuyên ngành sâu… đã được biên soạn với sự đóng góp của các nhà khoa học như L.N. Beljaeva, L. I. Borisova, L.Ju. Bujanova, A.S. Gerd, B.N. Golovin, S.V. Grinev, V.P. Danilenko, G.A. Dianova, A. D. Hajutin, T.L. Kandenlaki, R.Ju. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2