intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ: Lập luận trong luật tục Êđê

Chia sẻ: Quenchua Quenchua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:165

74
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày tổng quan nghiên cứu về lập luận, luật tục và luật tục Êđê; về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá...; Xác định và miêu tả cấu trúc lập luận trong luật tục Êđê; Lí giải đặc trưng văn hoá của người Êđê được phản ánh qua lập luận trong luật tục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ: Lập luận trong luật tục Êđê

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI TRẦN THỊ THẮM LẬP LUẬN TRONG LUẬT TỤC ÊĐÊ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9.22.90.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TẠ VĂN THÔNG 2. PGS.TS. ĐẶNG THỊ HẢO TÂM HÀ NỘI - 2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các ngữ liệu trong luận án là xác thực. Những kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả Hà Nội, ngày tháng năm 2019 TRẦN THỊ THẮM
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 1 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ...................................................... 2 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................... 3 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ............................................................................... 4 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN ............................................................................... 4 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................................................................... 6 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................... 6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về lập luận ................................................................ 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu luật tục và luật tục Êđê ........................................... 11 1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................. 17 1.2.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 17 1.2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 36 1.3. TIỂU KẾT ......................................................................................................... 42 Chƣơng 2. CẤU TRÚC LẬP LUẬN TRONG LUẬT TỤC ÊĐÊ ...................... 44 2.1. THÀNH PHẦN LẬP LUẬN TRONG LUẬT TỤC ÊĐÊ ................................ 44 2.1.1. Thành phần luận cứ trong luật tục Êđê ...................................................... 44 2.1.2. Thành phần kết luận trong luật tục Êđê ..................................................... 54 2.2. CHỈ DẪN LẬP LUẬN TRONG LUẬT TỤC ÊĐÊ ......................................... 61 2.2.1. Tác tử lập luận trong luật tục Êđê .............................................................. 61 2.2.2. Kết tử lập luận trong luật tục Êđê .............................................................. 69 2.3. MỘT SỐ MÔ HÌNH CẤU TRÚC LẬP LUẬN PHỔ BIẾN TRONG LUẬT TỤC ÊĐÊ ................................................................................................................. 96 2.4. TIỂU KẾT ....................................................................................................... 101
  4. Chƣơng 3. ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA CỔ TRUYỀN CỦA NGƢỜI ÊĐÊ PHẢN ÁNH QUA LẬP LUẬN TRONG LUẬT TỤC ÊĐÊ ............................. 103 3.1. LẬP LUẬN TRONG LUẬT TỤC ÊĐÊ PHẢN ÁNH THẾ GIỚI QUAN CỦA NGƢỜI ÊĐÊ ............................................................................................... 104 3.1.1. Chất liệu xây dựng lập luận trong luật tục Êđê phản ánh đặc trƣng môi trƣờng sống của ngƣời Êđê ................................................................................ 104 3.1.2. Chất liệu xây dựng lập luận trong luật tục Êđê phản ánh đặc trƣng văn hóa sản xuất của ngƣời Êđê ...................................................................................... 118 3.1.3. Chất liệu xây dựng lập luận trong luật tục Êđê phản ánh văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời Êđê ....................................................................................... 123 3.2. LẬP LUẬN TRONG LUẬT TỤC ÊĐÊ PHẢN ÁNH NHÂN SINH QUAN CỦA NGƢỜI ÊĐÊ ................................................................................................ 126 3.2.1. Kết quả khảo sát lẽ thƣờng trong lập luận của luật tục Êđê .................... 127 3.2.2. Đặc điểm của lẽ thƣờng trong lập luận của luật tục Êđê ......................... 129 3.3. TIỂU KẾT ....................................................................................................... 144 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 146 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................................................... 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 151
  5. DANH MỤC CÁC KÍ TỰ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN STT KÍ HIỆU NỘI DUNG VIẾT TẮT 1 HLLL hiệu lực lập luận 3 KL kết luận 4 KT kết tử 5 KTDNLC kết tử dẫn nhập luận cứ 6 KTDNKL kết tử dẫn nhập kết luận 7 KTĐH kết tử đồng hƣớng 8 KTNH kết tử nghịch hƣớng 9 KT2VT kết tử hai vị trí 10 KT3VT kết tử ba vị trí 11 KT3VTĐH kết tử ba vị trí đồng hƣớng 12 KT3VTNH kết tử ba vị trí nghịch hƣớng 13 LC luận cứ 14 LT luật tục 15 QHLL quan hệ lập luận
  6. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Thống kê lập luận dựa vào số lƣợng luận cứ ............................................45 Bảng 2.2. Thống kê tác tử lập luận trong luật tục Êđê ..............................................61 Bảng 2.3. Bảng tổng hợp chức năng của tác tử trong luật tục Êđê ...........................68 Bảng 2.4. Thống kê kết tử lập luận trong luật tục Êđê .............................................69 Bảng 2.5. Phân loại kết tử hai vị trí trong lập luận của luật tục Êđê.........................78 Bảng 2.6. Phân loại kết tử ba vị trí trong lập luận của luật tục Êđê ..........................84 Bảng 3.1. Từ ngữ chỉ thực vật trong lập luận của luật tục Êđê .............................. 104 Bảng 3.2. Từ ngữ chỉ động vật trong lập luận của luật tục Êđê ............................. 112 Bảng 3.3. Từ ngữ chỉ đồ vật trong lập luận của luật tục Êđê ................................. 119 Bảng 3.4. Từ ngữ chỉ lực lƣợng siêu nhiên trong lập luận của luật tục Êđê .......... 123 Bảng 3.5. Thống kê lẽ thƣờng trong lập luận của luật tục Êđê .............................. 127
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Trong Ngữ dụng học, ngôn ngữ đƣợc xem xét ở những tình huống giao tiếp, các chủ thể giao tiếp luôn hƣớng đến những đích nhất định. Muốn đạt đƣợc những đích này, ngƣời nói (ngƣời viết) trƣớc hết phải chú ý đến tổ chức ngôn từ. Sự tổ chức các căn cứ logic và hình thức ngôn ngữ để dẫn đến kết luận chắc chắn, thuyết phục, đƣợc xem là quá trình lập luận. Trong hội thoại, lập luận là yếu tố hàng đầu để “thuyết phục ngƣời khác”. Lập luận là để chứng minh, khẳng định, bác bỏ hoặc thuyết phục ngƣời nghe đồng tình với những ý kiến của mình. Cách thức lập luận còn thể hiện khả năng tƣ duy logic và trình độ ngôn ngữ của ngƣời nói. Lập luận có vai trò quan trọng và xuất hiện phổ biến trong mọi hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. 1.2. Luật tục còn đƣợc gọi là “tập quán pháp”, bao gồm cả luân lí, đạo đức và phép ứng xử. Luật tục có cơ chế tổ chức, hội đồng và hình thức chế định để đảm bảo việc thi hành những chuẩn mực xã hội. Muốn tổ chức và hình thức thƣởng phạt có đủ sức mạnh để mọi ngƣời tuân theo thì luật tục cần có những lập luận thuyết phục. Luật tục Êđê bao gồm những lập luận nhƣ vậy. Sở dĩ luật tục đã đi vào cuộc sống và đáp ứng đƣợc mục đích mà cộng đồng hƣớng đến trong bối cảnh một xã hội còn in đậm dấu ấn của tổ chức công xã thị tộc; tôn giáo và tín ngƣỡng đang ở thời kì phát triển cuối cùng của tín ngƣỡng nguyên thủy, bên cạnh việc đạt đến một trình độ cao về nghệ thuật ngôn từ thì việc thiết lập một hệ thống luận cứ và kết luận hết sức hợp lí, chặt chẽ trong lập luận của luật tục Êđê đã trở thành yếu tố quyết định sự thành công trong hiệu lực thuyết phục. 1.3. Luật tục Êđê là những quy ƣớc của cộng đồng trong sinh hoạt của ngƣời Êđê nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa, điều hòa các quan hệ trong cộng đồng tộc ngƣời. Có thể xem đó là "công cụ quản lí cộng đồng". Luật tục Êđê có giá trị về nhiều mặt. Đây là tài liệu quý để nghiên cứu tộc ngƣời và văn hóa tộc ngƣời nói chung, văn hóa tộc ngƣời Êđê nói riêng; là vốn tri thức dân gian về nhiều phƣơng diện nhƣ quản lí cộng đồng, quy tắc ứng xử, văn hóa làng buôn,… Nghiên cứu lập luận trong
  8. 2 văn bản luật tục Êđê góp phần lí giải mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, thấy rõ khả năng nhận thức và trình độ phát triển, tính chặt chẽ, tính nhân văn, … của một chế định xã hội, qua phƣơng tiện ngôn ngữ (tiếng Êđê). Chỉ ra đƣợc những nét đặc trƣng trong ngôn ngữ và văn hóa ứng xử cộng đồng của ngƣời Êđê trong bộ luật tục nói trên là một trong những con đƣờng để tiếp cận ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử của một vùng đất, một dân tộc. Việc làm này đặc biệt có ý nghĩa trong hoàn cảnh hiện nay của dân tộc này, của Tây Nguyên và cũng là của chung các dân tộc ở Việt Nam. Ngày nay, khi luật pháp thành văn của Nhà nƣớc đƣợc ban hành chi tiết và sát thực thì không gian áp dụng của luật tục cũng thu hẹp dần. Luật tục Êđê, cũng nhƣ luật tục của nhiều dân tộc khác (vốn ở dạng truyền khẩu) đang đứng trƣớc sự mai một, thất truyền. Do vậy, cần “bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, các giá trị văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mĩ tục của các dân tộc…” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX). Luật tục Êđê có không ít điều khoản phù hợp với pháp luật hiện hành của Nhà nƣớc, thể hiện sự tiến bộ, đặc sắc cần đƣợc nghiên cứu để bảo tồn, phục vụ việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Qua sự phân tích về sự thuyết phục của luật tục, có thể có cơ sở vận dụng những điều luật có tính hợp lí vào việc quản lí cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, theo hƣớng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Xuất phát từ những lí do trên, đề tài Lập luận trong luật tục Êđê đã đƣợc xác định là hƣớng đi của luận án này. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu lập luận trong luật tục Êđê, luận án nhằm chỉ ra và nhận dạng đƣợc đặc điểm lập luận luật tục Êđê. Đặc điểm lập luận luật tục Êđê cũng là một phƣơng diện giúp tìm hiểu những đặc trƣng văn hóa cổ truyền của ngƣời Êđê. Luận án góp phần chứng minh vai trò quan trọng của lập luận trong ngôn ngữ học và trong một văn bản cụ thể, khẳng định mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và văn hóa.
  9. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu trên, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu sau: (i) Tổng quan nghiên cứu về lập luận, luật tục và luật tục Êđê; xác định khung lí thuyết làm cơ sở triển khai đề tài: lí thuyết về lập luận, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá; phân tích cơ sở thực tiễn có liên quan đến luận án (về ngƣời Êđê, về luật tục Êđê, …). (ii) Xác định và miêu tả cấu trúc lập luận trong luật tục Êđê. (iii) Lí giải đặc trƣng văn hoá của ngƣời Êđê đƣợc phản ánh qua lập luận trong luật tục ở một số nội dung cụ thể. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là lập luận trong luật tục Êđê. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: luận án nghiên cứu lập luận trong luật tục Êđê ở những nội dung nhƣ: cấu trúc lập luận (các thành phần lập luận, chỉ dẫn lập luận), đặc trƣng văn hóa thể hiện qua lập luận trong luật tục Êđê. Phạm vi tƣ liệu: luận án khảo sát lập luận trong luật tục Êđê ở “Những điều quy ƣớc chung” và 10 chủ đề khác nhau đƣợc cụ thể hóa thành 236 điều quy định (ngƣời sƣu tầm biên soạn thành 11 chƣơng). Nguồn ngữ liệu khảo sát là kết quả sƣu tập luật tục Êđê đƣợc văn bản hóa trong “Luật tục Êđê (Tập quán pháp)” (Ngô Đức Thịnh - Chu Thái Sơn - Nguyễn Hữu Thấu (1996), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội). 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phƣơng pháp điền dã ngôn ngữ học: luận án thực hiện việc điền dã ở một số vùng ngƣời Êđê sinh sống ở vùng Tây Nguyên để thu thập và bổ sung tƣ liệu, tìm hiểu đặc điểm phong tục, tập quán và ý tứ lập luận của ngƣời Êđê có liên quan đến luật tục. - Phƣơng pháp miêu tả: phƣơng pháp này giúp ngƣời nghiên cứu làm rõ đƣợc nguồn ngữ liệu khảo sát với các số liệu, nội dung cụ thể.
  10. 4 + Miêu tả nhằm phân tích các vấn đề lí luận chung về lập luận, về văn hóa tộc ngƣời để làm rõ đặc trƣng lập luận của ngƣời Êđê trong luật tục ở các phƣơng diện nhƣ: cấu trúc, đặc trƣng văn hóa thể hiện qua lập luận. + Các thủ pháp luận giải bên trong (phân loại, hệ thống hóa tƣ liệu, so sánh, đối chiếu, …) và các thủ pháp luận giải bên ngoài (văn hóa xã hội, tâm lí tộc ngƣời, mô hình hóa, …) đƣợc sử dụng để làm rõ vấn đề nghiên cứu. - Phƣơng pháp tiếp cận đa ngành và liên ngành: luật tục Êđê là sản phẩm mang đặc trƣng ngôn ngữ, văn hóa, tâm lí xã hội, … của một cộng đồng, do vậy, luận án đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu đa ngành và liên ngành các khoa học xã hội nhƣ: ngôn ngữ - dân tộc học, ngôn ngữ - tâm lí học, xã hội - dân tộc học, … để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 5.1. Về lí luận - Luận án khẳng định vai trò của nghiên cứu lập luận trong ngôn ngữ học. - Luận án góp phần khẳng định và làm rõ thêm những luận điểm về ngôn ngữ - văn hóa của một cộng đồng. Từ đó, luận án góp phần cung cấp thêm những cách thức cho việc nghiên cứu ngôn ngữ ở phƣơng diện hành chức trong đời sống. 5.2. Về thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể đƣợc sử dụng nhƣ một tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, biên soạn và phổ biến khoa học lập luận vào giảng dạy trong nhà trƣờng. - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bảo tồn ngôn ngữ và phát huy truyền thống văn hóa ngƣời Êđê trong tình hình có nhiều biến động làm biến đổi về văn hóa - xã hội; phần nào giúp các ngành chức năng tìm đƣợc cơ chế thích hợp trong quản lí nhà nƣớc ở địa phƣơng, phát huy và điều chỉnh văn bản pháp quy sao cho sát thực với đời sống thực tế và phong tục tập quán của ngƣời Êđê. 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận án đƣợc triển khai thành 3 chƣơng: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lí luận và thực tiễn Chƣơng này sẽ trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về lập luận, về luật tục và luật tục Êđê; khái quát một số vấn đề lí thuyết về lập luận, một số vấn đề về
  11. 5 ngôn ngữ - văn hóa (khái niệm văn hóa, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa - tƣ duy dân tộc); trình bày cơ sở thực tiễn về ngƣời Êđê và luật tục Êđê để làm căn cứ triển khai nội dung của luận án. Chương 2. Cấu trúc lập luận trong luật tục Êđê Chƣơng này làm rõ những đặc điểm về cấu trúc của lập luận trong luật tục Êđê, bao gồm: thành phần lập luận trong luật tục Êđê, chỉ dẫn lập luận trong luật tục Êđê, mô hình lập luận thƣờng gặp trong luật tục Êđê. Chương 3. Đặc trƣng văn hóa cổ truyền của ngƣời Êđê đƣợc phản ánh qua lập luận trong luật tục Êđê Chƣơng này tìm hiểu đặc trƣng văn hóa cổ truyền của ngƣời Êđê đƣợc thể hiện qua lập luận trong luật tục Êđê. Thông qua cách tiếp cận thế giới quan của ngƣời Êđê đƣợc thể hiện trong lập luận, luận án phân tích những đặc trƣng văn hóa của ngƣời Êđê: đặc trƣng văn hóa gắn liền môi trƣờng sống, văn hóa sản xuất, văn hóa tín ngƣỡng. Nhân sinh quan của ngƣời Êđê đƣợc thể hiện qua hệ thống lẽ thƣờng, do đó, chƣơng này cũng tập trung phân tích hệ thống lẽ thƣờng đƣợc sử dụng trong lập luận của luật tục Êđê để thấy rõ những quan niệm sống của ngƣời Êđê.
  12. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về lập luận 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu về lập luận ở nước ngoài a. Ở phương diện tư duy Logic học quan tâm đến vấn đề lập luận ngay từ thời cổ đại (trong lôgic hình thức của Aristote), lập luận tiếp tục đƣợc nghiên cứu ở các thời kì cận hiện đại và trong cả logic biện chứng [15], [16], [30]. Theo logic học, suy luận là hình thức của tƣ duy nhằm rút ra phán đoán mới từ một hay nhiều phán đoán đã có. Nếu nhƣ phán đoán là một sự liên hệ giữa các khái niệm thì suy luận là sự hiện diện giữa các phán đoán. Suy luận cũng đƣợc hiểu là một thao tác logic nhằm rút ra kết luận theo một cách thức nhất định. Phép suy luận trong logic học đƣợc dùng với hai nghĩa: (1) chỉ toàn bộ quá trình tìm ra kết luận; (2) là một bƣớc trong quá trình chứng minh. Do vậy, các phƣơng pháp chứng minh, bác bỏ cũng đƣợc logic học chú ý nghiên cứu. Logic học chỉ ra rằng mỗi suy luận thƣờng gồm có hai phần: tiền đề (là những phán đoán sẵn có) và kết luận (đƣợc rút ra từ tiền đề). Giữa tiền đề và kết luận có liên hệ về mặt nội dung. Tính đúng đắn của kết luận phụ thuộc vào tính đúng đắn của các tiền đề và tính chính xác của lập luận. Logic học cũng chỉ ra các điều kiện của một suy luận đúng: (1) tiền đề phải đúng; (2) quá trình lập luận phải tuân theo các quy tắc, quy luật logic [16], [30]. Các công trình nghiên cứu về logic học phân chia cách thức suy luận thành hai loại: suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp. Sự ra đời của logic toán ở nửa sau thế kỉ XIX do nhà triết học Lep - nitx (1646 -1761) sáng lập đã đánh dấu bƣớc phát triển của logic hình thức trong đó có những đóng góp quan trọng về nghiên cứu lập luận. Logic hình thức nghiên cứu các quy luật hình thức của tƣ duy trừu tƣợng. “Logic hình thức cho ta các quy luật để
  13. 7 hình thành các khái niệm, phán đoán và đặc biệt là các phƣơng pháp suy lí để tiến hành các lập luận trên các phán đoán đó. Logic hình thức xem mỗi phán đoán có một giá trị chân lí xác định, tức là mỗi phán đoán hoặc đúng, hoặc sai. Và các quy luật suy lí cho ta cách lập luận để từ các giá trị chân lí của một số phán đoán cho trƣớc suy ra giá trị chân lí của một phán đoán đang xét” [127]. Logic hình thức sử dụng kí hiệu hình thức và các phép toán đại số cùng với các nguyên tắc nhất định về giá trị chân lí nhằm xác định tính đúng đắn của các lập luận. Logic hình thức chú ý nghiên cứu các mối quan hệ logic trong kết luận của suy luận. Các phép toán logic mệnh đề, logic vị từ cho phép chúng ta dùng kí hiệu để tiến hành suy luận và kiểm tra tính chân thực của suy luận. Logic hình thức cũng vạch ra bốn quy luật cơ bản của tƣ duy: (1) luật đồng nhất; (2) luật phi mâu thuẫn; (3) luật triệt tam; (4) luật lí do đầy đủ. Nhƣợc điểm của logic hình thức là chỉ nghiên cứu những tƣ tƣởng, khái niệm phản ánh sự vật trong trạng thái tĩnh, trong sự ổn định tƣơng đối của nó, bỏ qua sự hình thành, biến đổi, phát triển của các khái niệm, tƣ tƣởng đó. Nhận thức đƣợc hạn chế này của logic hình thức, Hegel (1770 - 1831) đã sáng lập ra logic biện chứng nhƣng phải đến K.Marx (1818 - 1883), F.Engels (1820 - 1895) và V.I. Lenin (1870 - 1924) thì logic biện chứng mới đƣợc nhìn nhận trên cơ sở duy vật. Nếu logic hình thức nghiên cứu những hình thức và quy luật của tƣ duy phản ánh sự vật trong trạng thái tĩnh, trong sự ổn định tƣơng đối của chúng thì logic biện chứng lại nghiên cứu những cách thức và quy luật của tƣ duy phản ánh sự vận động và phát triển của thế giới khách quan. Quan điểm này chỉ ra rằng “logic biện chứng - ngƣợc lại với logic học cũ, hoàn toàn hình thức - không bằng lòng với việc chỉ nêu ra những hình thức vận động của tƣ duy, tức là những hình thức khác nhau của phán đoán và suy lí, và với việc xếp những hình thức ấy cái nọ bên cạnh cái kia không có sự liên hệ nào cả. Logic học biện chứng, trái lại, suy từ hình thức này ra hình thức khác; xác định mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng, chứ không phối hợp chúng với nhau; nó phát triển những hình thức cao từ những hình thức thấp” (Ph.Ăng ghen, “Biện chứng của tự nhiên”, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1972, tr.343-344).
  14. 8 b. Ở phương diện ngôn ngữ Trong ngôn ngữ học, ngay từ thời cổ đại, lập luận đã đƣợc chú ý nghiên cứu, gọi bằng thuật ngữ thuật hùng biện, trình bày trong “Tu từ học” của Aristote. Sau đó, sự lập luận cũng đƣợc trình bày trong các phép suy luận logic, trong thuật ngụy biện hay trong những cuộc nghị luận, tranh cãi ở tòa [16, tr.163]. Từ nửa sau thế kỷ XX, lập luận đƣợc nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu, có thể kể đến các tác giả có đóng góp lớn cho vấn đề nghiên cứu lập luận nhƣ: S.Toulmin (1958), Olbrechts - Tyteca (1969), Grize (1982), Perelman (1988), ... Đáng lƣu ý là công trình của hai tác giả ngƣời Pháp là J.C. O.Ducrot và Anscombre (1983), họ đã chứng minh lập luận là một sự kiện ngôn ngữ học, “đã đƣa ra một kiến giải mới, căn bản và độc đáo về lí thuyết lập luận trong ngôn ngữ học” [16, tr.163]. Hƣớng nghiên cứu này đƣợc đánh giá là “gặt hái đƣợc nhiều kết quả thú vị, bất ngờ và hiện nay đƣợc nhiều ngƣời quan tâm” [16, tr.163]. Tác giả J.C.Anscombre đặc biệt quan tâm đến nhân tố lập luận trong hội thoại. Trƣớc ông, ngƣời ta mới chỉ xem xét lập luận trong văn bản viết chứ chƣa đề cập đến lập luận trong lời nói của nhân vật. Ông cũng là ngƣời đƣa lí thuyết đa thanh vào trong lập luận. Nhiều cuộc hội thảo chuyên về lập luận đã đƣợc tổ chức khi Trung tâm châu Âu về nghiên cứu lập luận đƣợc thành lập (1985). Nghiên cứu về Ngữ dụng học, F.Armengaud (1993) đề cập đến vấn đề lập luận với khẳng định “nói là tác động; muốn tác động có hiệu quả cần nói có lí lẽ, mạch lạc, nghĩa là cần lập luận” (dẫn theo [16, tr.13]). Quá trình nghiên cứu lập luận trong ngôn ngữ học đánh dấu hai giai đoạn nhìn nhận lập luận “đối với thuật hùng biện cổ điển, lập luận đƣợc coi nhƣ là có tác dụng làm tăng thêm giá trị thông tin miêu tả của ngôn ngữ, còn đối với một số nhà nghiên cứu hiện nay thì lập luận đƣợc coi nhƣ là yếu tố thứ nhất trong sự nói năng: mọi cứ liệu mang tin đều là biến tƣớng của giá trị lập luận của phát ngôn, cũng có nghĩa là phát ngôn nào cũng mang giá trị lập luận” [2, tr.488]. Nhìn chung, lập luận đã đƣợc chú ý nghiên cứu về cấu trúc, phân biệt lập luận theo logic với lập luận thuyết phục, các chiến lƣợc lập luận, các lí lẽ về sự
  15. 9 thuyết phục, ... Những nghiên cứu về lập luận đạt đƣợc những thành tựu nhất định và chiếm vị trí quan trọng trong ngôn ngữ học. 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu về lập luận ở Việt Nam Thứ nhất, hướng nghiên cứu về lập luận nói chung Ở Việt Nam, cho đến trƣớc năm 1993, lập luận vẫn còn là một khái niệm “lạ lẫm đối với Việt ngữ học, kể cả các nhà nghiên cứu quan tâm đến dụng học” [9, tr.200]. Sau này, với sự phát triển mạnh mẽ của ngữ dụng học, vấn đề lập luận đã đƣợc nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu. Các tác giả: Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, ... là những ngƣời có đóng góp lớn cho việc nghiên cứu lập luận trên tƣ liệu tiếng Việt. Các công trình nghiên cứu: “Logic ngôn ngữ học” (1989) của Hoàng Phê, Đại cƣơng ngôn ngữ học (2007) của Đỗ Hữu Châu và “Ngữ dụng học” (tập 1, 2000), “Nhập môn logic hình thức và phi hình thức” (2004) của Nguyễn Đức Dân đã đề cập đến lí thuyết lập luận một cách có hệ thống, bao gồm việc chỉ ra các khái niệm lập luận, các thành phần lập luận, chỉ dẫn lập luận, cơ sở của lập luận, ... Về cơ bản, các tác giả đều thống nhất khi đƣa ra khái niệm lập luận “lập luận là đƣa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt ngƣời nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà ngƣời nói muốn đạt tới” [9, tr.155]. Các quan hệ lập luận, thành phần lập luận, các dạng cấu trúc lập luận cũng đƣợc các tác giả đề cập và đƣa ra những nhận định xác đáng. Hoàng Phê và Nguyễn Đức Dân là những tác giả chú ý đến mối quan hệ giữa logic và ngôn ngữ học, phân biệt sự khác nhau giữa chúng, phân tích các yếu tố, cấu trúc ngôn ngữ trong vai trò diễn đạt các quan hệ lập luận. Nguyễn Đức Dân khẳng định “Có mối quan hệ chặt chẽ giữa logic và ngôn ngữ tự nhiên ... Trong logic, ngƣời ta xây dựng những phƣơng pháp tiếp cận và nhận thức thế giới. Đó là sự xây dựng những khái niệm, phán đoán, các phƣơng pháp suy luận, nêu giả thuyết, chứng minh, bác bỏ... Con ngƣời không thể tƣ duy nếu không dùng tới ngôn ngữ. Khái niệm đƣợc thể hiện bằng từ ngữ, phán đoán đƣợc thể hiện bằng chuỗi câu...” [17, tr.12]. Ông cho rằng “phép suy luận trong logic thì hoàn toàn hình thức còn phép suy luận trong ngôn ngữ, ngoài sự hình thức nhƣ trong logic, con ngƣời còn suy luận qua từ ngữ, qua tình huống, qua tri thức và kinh nghiệm” [17, tr.17].
  16. 10 Diệp Quang Ban trong “Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản” (2009) khẳng định quan hệ lập luận là sự biểu hiện của mạch lạc trong văn bản, ông cũng chú ý đến việc phân tích các bộ phận của lập luận “lập luận có thể đƣợc xem xét ở phƣơng cách cấu tạo, cấu tạo chung của lập luận là mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận, nhƣ vậy, trong lập luận có luận cứ, kết luận và quan hệ lập luận” [2, tr.488]... Những vấn đề về lập luận đƣợc trình bày trong các công trình trên đã làm hoàn thiện hơn lí thuyết lập luận nói chung và đƣợc xem là những công trình có tính chất nền tảng cho các nghiên cứu về lập luận, đƣợc đánh giá “đi vào lí thuyết lập luận, ngôn ngữ học Việt Nam không những mở thêm một hƣớng nghiên cứu mới trong lĩnh vực ngữ dụng, không chỉ có thêm căn cứ để xây dựng vấn đề phân tích diễn ngôn mà còn có thêm cơ sở lí thuyết và thực tiễn để nhìn lại những vấn đề ngôn ngữ học truyền thống và phát hiện ra những đặc trƣng mới của tiếng Việt trong cấu trúc nội tại cũng nhƣ trong hoạt động thực hiện chức năng của nó” [9, tr.200]. Thứ hai, dựa trên khung lí thuyết về lập luận, một số công trình đi sâu miêu tả các thành phần lập luận, các dạng lập luận, các chỉ dẫn lập luận. Có thể kể ra một số tác giả nghiên cứu lập luận theo hƣớng này nhƣ: Nguyễn Minh Lộc (1994) với “Tìm hiểu kết tử nghịch hƣớng lập luận “nhƣng” trong tiếng Việt”; thông qua việc tìm hiểu kết tử “nhƣng”, luận văn này góp phần làm sáng tỏ đặc điểm về cấu trúc cũng nhƣ hiệu lực lập luận của các luận cứ và kết luận trong một lập luận nghịch hƣớng. Lê Quốc Thái (1997) với “Hiệu lực lập luận của nội dung miêu tả, của thực từ và của các tác tử “chỉ”, “những”, “đến”” đã hƣớng đến việc xác định hiệu lực lập luận của nội dung miêu tả, của thực từ và của các tác tử lập luận, góp phần khẳng định thêm về vai trò của tác tử trong việc “làm thay đổi hiệu lực lập luận” vốn có của các nội dung miêu tả. Kiều Tuấn (2000) với đề tài “Các kết tử lập luận “thật ra/thực ra”, “mà” và quan hệ lập luận” đã phần nào làm rõ vai trò kết tử lập luận của “thật ra/thực ra”, “mà” và chỉ ra quan hệ lập luận, cấu trúc lập luận có các kết tử trên. Đặc biệt, công trình “Kết tử lập luận trong tiếng Việt” (2016) của Nguyễn Thị Thu Trang đã hệ thống hóa kết tử lập luận tiếng Việt, khẳng định vai trò của kết tử lập luận tiếng Việt thông qua việc phân tích và lí giải chức năng cơ bản của chúng trong các dạng lập luận...
  17. 11 Thứ ba, hướng nghiên cứu về sự biểu hiện cụ thể lập luận trong văn bản Hƣớng nghiên cứu này vận dụng lí thuyết về lập luận để mô tả lập luận trong một thể loại văn bản cụ thể. Hệ quả tất yếu của hƣớng nghiên cứu này bao gồm việc chỉ ra, lí giải đặc điểm phong cách chức năng văn bản trong hoạt động giao tiếp. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu nhƣ: Nguyễn Thị Nhin (2003) với “Lập luận trong văn miêu tả”, Vũ Thị Hà (2005) với “Tìm hiểu các dạng lập luận trong tục ngữ”, Trần Thị Tuyết Lan (2007) với “Đặc điểm của các dạng lập luận trong ca dao Việt Nam”; Nguyễn Thị Bình (2012) với “Tìm hiểu các dạng lập luận trong danh ngôn (trên ngữ liệu tiếng Việt)”, Đỗ Thị Thanh Nga (2016) với “Nghiên cứu lập luận trong văn bản hành chính tiếng Việt từ góc độ dụng học”,... Thứ tư, hướng nghiên cứu ứng dụng lí thuyết lập luận vào thực tiễn dạy học, có thể kể đến: Bùi Thị Xuân (1997) với “Lý thuyết lập luận và lý thuyết đoạn văn và hệ thống các bài tập rèn luyện kỹ năng lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh cấp 3”; Trần Hữu Phong (2003) với “Lập luận với việc luyện cho học sinh PTTH cách lập luận trong đoạn văn nghị luận”, ... 1.1.2. Tình hình nghiên cứu luật tục và luật tục Êđê 1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu luật tục nói chung Luật tục là một trong những đối tƣợng thu hút đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của nhiều bộ môn, chuyên ngành khác nhau: luật học, lịch sử, xã hội học, nhân học,… Ban đầu, luật tục là đối tƣợng đƣợc các nhà luật học và nhà quản lí xã hội quan tâm với mục đích phục vụ cho việc cai trị các nƣớc thuộc địa. Ở phƣơng Tây, luật tục đƣợc chú ý nghiên cứu từ cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, khi đó ngành luật một phần dựa vào nguồn tài liệu luật pháp La Mã xây dựng lí thuyết về luật tục, và nó có ảnh hƣởng tới hệ thống luật pháp đƣơng thời và ngành luật nói chung. Ngô Đức Thịnh [104] nhấn mạnh luận điểm của Bronislaw Maninowski “tất cả những hiện tƣợng văn hóa đều cần thiết và mang chức năng nhất định trong một xã hội nhất định”. Luận điểm ấy là cơ sở cho kết luận “không thể dùng một thể chế xã hội này áp đặt cho một xã hội khác mà phải sử dụng bản thân thể chế vốn có để quản lí xã hội đó” [104, tr.8].
  18. 12 Ở châu Âu và một số nƣớc châu Phi, luật tục đƣợc quan tâm khi từ góc độ tập quán nâng lên thành luật pháp, đƣợc tòa án công nhận và đƣợc chấp nhận, thi hành nhƣ là luật. Đầu thế kỉ XX, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu luật tục từ góc độ nhân học và bắt đầu văn bản hóa luật tục, mở rộng phạm vi nghiên cứu luật tục trên nhiều phƣơng diện khác nhau, chẳng hạn nhƣ vấn đề lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu luật tục [104, tr.9]. Dựa trên quan điểm này, nhiều nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu luật tục của các dân tộc ở nhiều vùng, nhiều quốc gia trên thế giới. Theo Ngô Đức Thịnh [104], châu Phi và châu Á là nơi có nhiều công trình nghiên cứu về luật pháp và luật tục. Ở châu Phi, có thể kể đến công trình “African Law and Legal Theory” (Luật và lí luận pháp luật châu Phi) (1951) của tác giả G.R.Woodman và A.O.Obilade (chủ biên). Công trình này đề cập đến nhiều vấn đề luật tục trong mối tƣơng quan với luật pháp, bản chất của luật tục châu Phi, luật tục trong hệ thống pháp luật của nhà nƣớc, … Ở châu Á, phải kể đến công trình “Asian indigenous law in Interaction with Received law” (Luật bản địa châu Á trong mối quan hệ tƣơng hỗ với luật thành văn) (1986) của Masaji Chaba. Công trình này gồm nhiều chƣơng viết về luật tục của nhiều dân tộc và quốc gia khác nhau nhƣ ngƣời Ai Cập Hồi giáo, Iran Hồi giáo, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản,… Từ góc độ nhân học luật pháp, các nhà nhân học, dân tộc học, folklore học đã đề cập đến các vấn đề lí thuyết, phƣơng pháp sƣu tầm và nghiên cứu luật tục các dân tộc. Các tác giả đã bàn tới nhiều vấn đề về luật tục nhƣ: Alan Dundes đề cập đến vấn đề khái niệm luật tục (folk law), Anlan Watson đề cập đến vấn đề tiếp cận luật tục, Van Den Dergh đề cập đến khái niệm luật tục trong khung cảnh lịch sử, Obei Hag Ali nói tới vấn đề chuyển đổi luật tục trong luật pháp, … Các vấn đề phƣơng Đông cũng đƣợc đặt ra nhƣ vấn đề văn bản hóa luật tục (T.O.Elias, 1994), sƣu tầm luật tục (Simon Roberts, 1994),… Những vấn đề ứng dụng luật tục trong xã hội cũng đƣợc quan tâm, nhất là vấn đề luật tục và bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên (S.Wiber, 1996) [104, tr.11]. Nhƣ vậy, việc nghiên cứu luật tục trên thế giới đã đƣợc quan tâm từ lâu và đạt đƣợc kết quả nhất định về cả phƣơng diện lí luận, phƣơng pháp và nghiên cứu
  19. 13 các trƣờng hợp cụ thể. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu luật tục ở Việt Nam. Ở Việt Nam, hƣơng ƣớc và luật tục đƣợc quan tâm vào khoảng các thập kỉ đầu thế kỉ XX. Ngày 30/7/1923, Toàn quyền Pháp ở Đông Dƣơng Pierre Pasquier đã ra Thông tri yêu cầu thu thập và ghi chép luật tục nhằm khai thác và vận dụng những quy tắc quản lí xã hội thuyền thống vào việc cai trị. Thông qua quá trình triển khai Thông tri này, nhiều tác giả ngƣời Pháp đã cho ra đời những nghiên cứu về luật tục của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Từ 1927, L.Sabatier đã cho công bố bộ luật tục Êđê Klei duê bhiăn kđi (Tập quán pháp). Đến năm 1940, D.Antomarchi đã dịch sang tiếng Pháp và công bố công trình này trên tạp chí Trƣờng Viễn Đông Bác cổ (BEFEO). Bản dịch này đƣợc bổ sung, chỉnh lí để phù hợp với ngôn ngữ và thực tế đời sống của dân tộc Êđê (về tình hình nghiên cứu luật tục Êđê, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể trong mục 1.1.2.2). Việc sƣu tầm luật tục của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định. Có thể kể đến những công trình đã đƣợc công bố nhƣ: Luật tục Êđê (1926), Luật tục Stiêng (1951), Luật tục Srê (1951), Luật tục Bahnar, Xê đăng (1952), Luật tục Mạ (1957), … Các công trình sƣu tầm về luật tục tiếp tục đƣợc bổ sung và công bố kể từ năm 1996 (khi Viện nghiên cứu văn hóa dân gian phối hợp với các Sở Văn hóa Thông tin các tỉnh Tây Nguyên để sƣu tầm và giới thiệu các bộ luật tục): Luật tục Êđê (1996), Luật tục J’rai (1997), Luật tục M’nông (1998), … Những công trình này đƣợc đánh giá “đây là những cuốn sách đƣợc biên soạn công phu, tập hợp tƣơng đối đầy đủ luật tục của ba dân tộc Êđê, M’nông và Gia Rai; điều quan trọng là các tác giả đã ghi tiếng dân tộc, bên cạnh bản dịch phổ thông. Các tài liệu trên có ý nghĩa rất quan trọng cho những ngƣời quan tâm nghiên cứu luật tục” [41, tr.55]. Bên cạnh việc sƣu tầm, luật tục cũng trở thành đối tƣợng nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số đã đƣợc đặt ra nhƣ một đối tƣợng nghiên cứu có hệ thống trên cơ sở quy chiếu bởi lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu về luật tục đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới. Các nhà
  20. 14 nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề bảo tồn, khai thác và phát huy những khía cạnh tích cực của luật tục cho công cuộc xây dựng và đổi mới kinh tế, xã hội, văn hoá ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; nêu lên vấn đề quản lí xã hội và văn hóa gắn kết với luật tục, đặc biệt là xác định nhu cầu làm rõ hơn mối quan hệ giữa luật tục với luật pháp nhà nƣớc trong điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội hiện nay,… Những vấn đề này đƣợc làm rõ trong Hội thảo khoa học quốc tế “Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam” (do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia kết hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức năm 1999). Một trong những mục tiêu của hội thảo này là “làm thế nào để phát huy những yếu tố tích cực của luật tục trong đời sống hiện nay, khiến luật tục, không những không đi ngƣợc luật pháp, mà còn tạo điều kiện làm cho luật pháp trở nên gần gũi với đồng bào, góp phần điều hòa các mối quan hệ trong buôn làng, góp phần thực hiện chiến lƣợc phát triển nông thôn ở nƣớc ta” [111, tr.13]. Ngoài những vấn đề đã nói ở trên, luật tục còn đƣợc quan tâm nghiên cứu ở lĩnh vực ứng dụng vào thực tiễn. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của tình hình xã hội Tây Nguyên, năm 2001, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo “Luật tục - Hƣơng ƣớc và những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên”. Nội dung hội thảo tập trung vào việc ứng dụng luật tục - hƣơng ƣớc vào công việc quản lí cộng đồng làng buôn của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Từ kết quả hội thảo này, Ngô Đức Thịnh đã hệ thống lại một số vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu luật tục, biên soạn cuốn sách “Tìm hiểu luật tục các tộc ngƣời ở Việt Nam”. Các vấn đề mà công trình đề cập đến nhƣ: nguồn gốc, bản chất và các đặc trƣng cơ bản của luật tục; các hình thức phát triển của luật tục; nội dung của luật tục; việc thực thi luật tục; giá trị của luật tục; luật tục và luật phát nhà nƣớc,... Công trình này là một đóng góp quan trọng cho lĩnh vực nghiên cứu luật tục ở Việt Nam. Tình hình hình nghiên cứu luật tục ở nƣớc ngoài và ở Việt Nam cho thấy luật tục đƣợc quan tâm từ rất sớm và đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định ở lĩnh vực sƣu tầm và nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực: dân tộc học, luật học, xã hội học, văn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2