intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em (qua bộ truyện Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:191

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án "Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em (qua bộ truyện Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi)" này là tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ hai phương diện: xưng hô và hành động ngôn ngữ (HĐNN) trong hai phạm vi tương tác của trẻ là gia đình và xã hội từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội (qua một số tác phẩm truyện ngắn viết dành cho thiếu nhi).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em (qua bộ truyện Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG LƯU THỊ LAN ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA TRẺ EM (QUA BỘ TRUYỆN “TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HAY VIỆT NAM DÀNH CHO THIẾU NHI”) HẢI PHÒNG – 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG LƯU THỊ LAN ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA TRẺ EM (QUA BỘ TRUYỆN “TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HAY VIỆT NAM DÀNH CHO THIẾU NHI”) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: Ngôn ngữ Việt Nam MÃ SỐ: 9220102 Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS NGUYỄN VĂN KHANG 2. PGS.TS NGUYỄN THỊ HIÊN HẢI PHÒNG – 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hải Phòng, tháng … năm 2024 Tác giả LƯU THỊ LAN
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Văn Khang và PGS.TS Nguyễn Thị Hiên, những người đã hướng dẫn tôi viết luận án này. Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo đã giảng dạy cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn gia đình, người thân và các đồng nghiệp đã động viên chia sẻ và tiếp thêm nghị lực trong những lúc khó khăn nhất, giúp tôi hoàn thành luận án. Mặc dù tôi đã hết sức cố gắng, tuy nhiên luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những đóng góp quí báu của các Quý Thầy Cô và đồng nghiệp. Hải Phòng, tháng … năm 2024 Tác giả LƯU THỊ LAN
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 2 3. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu .................................................... 3 4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu ........................................................... 4 5. Đóng góp của luận án .................................................................................... 5 6. Cấu trúc của luận án ...................................................................................... 6 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN................................................................................................................ 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 8 1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 8 1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 16 1.2. Cơ sở lí luận ............................................................................................. 22 1.2.1. Một số vấn đề lý thuyết về giao tiếp tương tác và ngôn ngữ học xã hội tương tác.......................................................................................................... 22 1.2.2. Lý thuyết về xưng hô và hành động ngôn ngữ ..................................... 36 1.2.3. Một số vấn đề về ngôn ngữ trẻ em ........................................................ 47 1.3. Cách tiếp cận của luận án ......................................................................... 58 1.4. Tiểu kết chương 1..................................................................................... 59 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA TRẺ EM TRONG GIAO TIẾP GIA ĐÌNH (QUA BỘ TRUYỆN “TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HAY VIỆT NAM DÀNH CHO THIẾU NHI”).......................................... 61 2.1. Dẫn nhập .................................................................................................. 61
  6. iv 2.2. Chủ đề và vai giao tiếp của trẻ em trong giao tiếp gia đình .................... 62 2.2.1. Chủ đề giao tiếp của trẻ em trong giao tiếp gia đình ............................ 62 2.2.2. Vai giao tiếp .......................................................................................... 65 2.3. Đặc điểm xưng hô của trẻ em trong giao tiếp gia đình ............................ 67 2.3.1. Tần số xuất hiện các từ ngữ xưng hô của trẻ em trong giao tiếp gia đình ......................................................................................................................... 67 2.3.2. Cách xưng hô của trẻ em trong giao tiếp gia đình ................................ 71 2.4. Đặc điểm hành động ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp gia đình ........ 82 2.4.1. Tần số xuất hiện các hành động ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp gia đình .................................................................................................................. 82 2.4.2. Khảo sát trường hợp: Nhóm hành động điều khiển của trẻ em trong giao tiếp gia đình ............................................................................................. 88 2.5. Tiểu kết chương 2..................................................................................... 97 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA TRẺ EM TRONG GIAO TIẾP NGOÀI XÃ HỘI (QUA BỘ TRUYỆN “TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HAY VIỆT NAM DÀNH CHO THIẾU NHI”) ............................. 99 3.1. Dẫn nhập .................................................................................................. 99 3.2. Chủ đề và vai giao tiếp của trẻ em trong giao tiếp ngoài xã hội............ 100 3.2.1. Chủ đề giao tiếp .................................................................................. 100 3.2.2. Vai giao tiếp ........................................................................................ 105 3.3. Đặc điểm xưng hô của trẻ em trong giao tiếp ngoài xã hội ................... 109 3.3.1. Tần số xuất hiện các từ ngữ xưng hô của trẻ em trong giao tiếp ngoài xã hội .................................................................................................................. 109 3.3.2. Cách xưng hô của trẻ em trong giao tiếp ngoài xã hội ....................... 114 3.4. Đặc điểm hành động ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp ngoài xã hội 132 3.4.1. Tần số xuất hiện các hành động ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp ngoài xã hội ................................................................................................... 132 3.4.2. Khảo sát trường hợp: Nhóm hành động điều khiển của trẻ em trong giao tiếp ngoài xã hội .................................................................................... 136
  7. v 3.5. So sánh đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em giữa giao tiếp trong gia đình với giao tiếp ngoài xã hội .................................................................................... 145 3.5.1. Những điểm tương đồng ..................................................................... 145 3.5.2. Những điểm khác biệt ......................................................................... 147 3.6. Tiểu kết chương 3................................................................................... 147 KẾT LUẬN .................................................................................................. 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ .............. 153 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 154 TÀI LIỆU KHẢO SÁT ............................................................................... 164 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 165
  8. vi BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích A: (Acts sequence) – Chuỗi hành vi BN: Bổ ngữ BN1: Bổ ngữ 1 BN2: Bổ ngữ 2 CN: Chủ ngữ BTNV: Biểu thức ngữ vi BTNVNC: Biểu thức ngữ vi nguyên cấp BTNVTM: Biểu thức ngữ vi tường minh CTNP: Cấu trúc ngữ pháp ĐTNV: Động từ ngữ vi ĐTTrT: Động từ trung tâm E: (End) – Mục đích G: (Gernes) – Loại thể HĐ: Hành động HĐNN: Hành động ngôn ngữ I: (Instrucmentalities) – Phương tiện K: (Key) – Phương thức N: (Norm of interation and interpretion)- Chuẩn tương tác và chuẩn giải thích NL: Ngữ liệu P: ( Participants)- Người tham dự S: (Setting and Scence) – Chu cảnh/ thoại trường Sp1: Người nói/ người phát Sp2: Người nghe/ người nhận VN: Vị ngữ
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Bảng thống kê cuộc thoại trong giao tiếp của trẻ em ...............................62 Bảng 2.2. Chủ đề giao tiếp của trẻ em trong gia đình ...............................................63 Bảng 2.3. Vai giao tiếp của trẻ em trong gia đình ....................................................65 Bảng 2.4: Xưng và hô của vai dưới (trẻ em) - vai trên (người lớn) trong giao tiếp gia đình...............................................................................................................67 Bảng 2.5: Xưng và hô của người lớn (vai trên) - trẻ em (vai dưới) trong giao tiếp gia đình...............................................................................................................68 Bảng 2.6: Tương quan giữa các kiểu xưng hô của trẻ em trong giao tiếp gia đình ..80 Bảng 2.7. Bảng thống kê hành động ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp gia đình .82 Bảng 2.8: Các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm hành động điều khiển của trẻ em trong giao tiếp gia đình ................................................................................89 Bảng 3.1. Bảng thống kê cuộc thoại trong giao tiếp của trẻ em ngoài xã hội ..........99 Bảng 3.2. Hoàn cảnh và chủ đề giao tiếp của trẻ em trong giao tiếp ngoài xã hội .101 Bảng 3.3. Vai giao tiếp của trẻ em trong giao tiếp ngoài xã hội .............................105 Bảng 3.4: Xưng và hô của vai dưới (trẻ em) đối với vai trên (người lớn) trong giao tiếp ngoài xã hội .........................................................................................109 Bảng 3.5: Xưng và hô của người lớn (vai trên) đối với trẻ em (vai dưới) trong giao tiếp xã hội ...................................................................................................110 Bảng 3.6. Xưng và hô của trẻ em - trẻ em trong giao tiếp ngoài xã hội .................113 Bảng 3.7: Tương quan giữa các kiểu xưng hô của trẻ em trong giao tiếp ngoài xã hội...............................................................................................................130 Bảng 3.8. Bảng thống kê hành động ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp ngoài xã hội...............................................................................................................132 Bảng 3.9. Các HĐNN thuộc nhóm hành động điều khiển của trẻ em trong giao tiếp ngoài xã hội.........................................................................................................136
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Đối với trẻ em, ngôn ngữ gắn liền với sự trưởng thành và phát triển toàn diện của trẻ em. Nhờ có ngôn ngữ, các em hình thành, phát triển tư duy, nhận thức thế giới khách quan thông qua việc học và nói những từ ngữ về sự vật, hiện tượng khác quanh mình. Đồng thời, ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ em hòa mình vào cộng đồng, tiếp thu các tri thức mới, các giá trị văn hóa và hình thành, phát triển tình cảm, thẩm mĩ, đạo đức và phát triển nhân cách của trẻ em. Ở một phương diện khác, với chức năng phản ánh xã hội, ngôn ngữ của trẻ em phản ánh đời sống của trẻ gắn với tâm-sinh lí, cách tư duy, cách “hành động xã hội bằng ngôn ngữ” của lứa tuổi này, theo đó, ngôn ngữ của trẻ em có những đặc điểm riêng. 1.2. Như đã biết, cùng với giới, nghề nghiệp, vùng miền, tôn giáo, ... tuổi là một nhân tố tạo nên sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ. Đây chính là một hướng nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội: phương ngữ xã hội, tức là, ngôn ngữ của các nhóm xã hội cũng là mối quan hệ giữa ngôn ngữ với nhóm xã hội. Coi trẻ em là một cộng đồng giao tiếp, theo đó, ngôn ngữ của trẻ em làm nên sự riêng khác trong tương tác giao tiếp của trẻ trong xã hội. 1.3. Trong các tác phẩm văn học, vai trò của ngôn ngữ dùng để khắc họa nhân vật; truyền tải tư tưởng nhà văn muốn gửi gắm và mang lại những giá trị văn học, giá trị giáo dục,… Nhân vật trẻ em trong tác phẩm được khắc họa bằng ngôn ngữ; trong đó có ngôn ngữ để nói về trẻ em, ngôn ngữ dùng để giao tiếp với trẻ em và ngôn ngữ mà trẻ em dùng để giao tiếp. Lược bỏ những yếu tố hư cấu trong các truyện ngắn dành cho thiếu nhi và soi chiếu dưới lí thuyết của ngôn ngữ học xã hội, đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em trong các tác phẩm văn học góp phần làm rõ đặc trưng ngôn ngữ của nhóm đối tượng này sử dụng trong tương tác giao tiếp với “bức tranh” phông nền là các nhân tố xã hội và các nhân tố giao tiếp chi phối; đồng thời, góp phần giáo dục và hình thành nhân cách cho trẻ em nói riêng và bạn đọc nói chung. Từ đó làm tốt công tác “ươm mầm” để trẻ em mãi là mầm xanh đầy sức sống, niềm tin và hi vọng của dân tộc, của cộng đồng.
  11. 2 Nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em là mảng đề tài dành được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Xuất phát từ các mục đích, đối tượng,…, các nhà nghiên cứu đưa ra các kết quả nghiên cứu riêng của mình, góp phần làm rõ đặc trưng ngôn ngữ của trẻ em từ góc độ lí luận đến những nghiên cứu cụ thể về ngôn ngữ của trẻ em. Tuy nhiên, từ góc độ ngôn ngữ học xã hội thì chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em (trên cứ liệu là các tác phẩm viết dành cho thiếu nhi). Vì vậy, việc tìm hiểu sâu về ngôn ngữ nhân vật trẻ em là việc làm cần thiết không chỉ khẳng định các giá trị văn học và xã hội của truyện ngắn viết cho trẻ em mà còn góp phần làm rõ đặc trưng ngôn ngữ của trẻ trong giao tiếp. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em (qua bộ truyện Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi)” làm đề tài luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án này là tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ hai phương diện: xưng hô và hành động ngôn ngữ (HĐNN) trong hai phạm vi tương tác của trẻ là gia đình và xã hội từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội (qua một số tác phẩm truyện ngắn viết dành cho thiếu nhi). Thông qua đó, luận án góp phần vào nghiên cứu giao tiếp ngôn ngữ nói chung, giao tiếp tương tác ngôn ngữ học xã hội nói riêng và khẳng định mối quan hệ liên ngành khi nghiên cứu tác phẩm văn học từ góc độ ngôn ngữ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau: 1) Xây dựng cơ sở lý luận làm cơ sở nghiên cứu của đề tài. 2) Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp gia đình trên các phương diện: chủ đề giao tiếp, vai giao tiếp, xưng hô và hành động ngôn ngữ. 3) Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em trong trong giao tiếp ngoài xã hội trên các phương diện: chủ đề giao tiếp, vai giao tiếp, xưng hô và hành động ngôn ngữ. 4) So sánh đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp gia đình và giao tiếp ngoài xã hội nhằm chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa chúng.
  12. 3 3. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em bao gồm: chủ đề giao tiếp, vai giao tiếp, xưng hô và HĐNN trong tương tác giao tiếp (qua bộ truyện Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi). 3.2. Phạm vi và tư liệu nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trẻ em Việt Nam (qua bộ truyện Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi). Căn cứ theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em các năm 1925, 1959, 1968, 1989, 1991 xác định: trẻ em có độ tuổi dưới 18; Căn cứ theo Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 14 tháng 11 năm 1979 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành, tại Điều 1 quy định: “Trẻ em nói trong Pháp lệnh này gồm các em từ mới sinh đến 15 tuổi” [98]; theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 [78] và điều này được nhấn mạnh tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành năm 2004 [79] quy định Điều 1. Trẻ em quy định "Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”. Luận án đồng quan niệm “trẻ em” gồm các em từ mới sinh cho đến 15 tuổi. Đồng thời, căn cứ vào khả năng ngôn ngữ của trẻ và độ tuổi trung bình trẻ đến trường, luận án xác định phạm vi nghiên cứu là trẻ em có độ tuổi từ 4 – 15 tuổi. 3.2.2. Tư liệu nghiên cứu 1) Nguồn tư liệu: Ngôn ngữ học xã hội lấy ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống làm đối tượng giao tiếp. Tuy nhiên, luận án khảo sát ngôn ngữ của trẻ em trong suốt nhiều thập kỷ qua nên chúng tôi sử dụng phần lời thoại của nhân vật trong các tác phẩm dành cho thiếu nhi của nhiều nhà văn nổi tiếng và được nhiều yêu mến của thiếu nhi để khảo sát. Lí do của việc chọn nguồn ngữ liệu: Một là: để làm rõ đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật trẻ em, chúng tôi xác định tư liệu nghiên cứu cần được triển khai rộng trên cả hai phương diện là phạm vi không gian và thời gian để nhận diện được sự biến động cũng như các biến đổi của ngôn ngữ trẻ em.
  13. 4 Hai là: việc chọn “Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi” gồm 5 quyển, Nxb Trẻ để khảo sát bởi: 1/ tìm hiểu các tác phẩm viết cho thiếu nhi, chúng tôi nhận thấy: các tác phẩm dành cho thiếu nhi còn hạn chế; tuyển tập trên có số lượng tác phẩm đáp ứng yêu cầu về phạm vi không gian và thời gian tương tác giao tiếp của thiếu nhi; 2/ truyện ngắn trong tuyển tập được các tác giả là thiếu nhi hoặc gắn bó, tâm huyết và có tình yêu lớn dành cho lứa tuổi này. Những câu chuyện và nhân vật trong từng truyện ngắn có thể là chính tuổi thơ của tác giả được viết lại hoặc quan sát từ thực tiễn phản ánh vào trong tác phẩm. Mặc dù vậy, do đặc trưng là tác phẩm văn học nên tồn tại những yếu tố mang tính hư cấu, điển hình hóa. Dựa vào đặc trưng thi pháp văn học, cụ thể là thể loại truyện ngắn, chúng tôi bóc tách lựa chọn để có ngữ liệu là lời thoại nhân vật trẻ em chân thực nhất để tiến hành nghiên cứu. Trong phạm vi luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu lời thoại nhân vật, phần giao tiếp phi lời tạm gác lại trong các công trình nghiên cứu tiếp theo. 2) Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Luận án tiến hành thu thập tư liệu từ các tác phẩm văn học Việt Nam tiêu biểu dành cho thiếu nhi qua các thời kỳ, cụ thể là bộ truyện “Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi” gồm 5 quyển, Nxb Trẻ. Tuyển tập có 131 truyện ngắn của 93 nhà văn thuộc nhiều thế hệ viết cho thiếu nhi trên cả nước. Đó là những câu chuyện thiếu nhi rất nổi tiếng trong suốt nhiều thập kỷ qua như: “Mùa quả cọ” của Quang Dũng, “Những chiếc áo ấm” của Võ Quảng, “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng,... Ngoài ra bộ truyện còn có rất nhiều câu chuyện hay của các tác giả quen thuộc với thiếu nhi như: Nguyễn Nhật Ánh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hồ Dzếnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Xuân Sanh, Thạch Lam,... 4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu Để thực hiện luận án này, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp nghiên cứu 4.1.1. Phương pháp miêu tả Phương pháp miêu tả dùng trong luận án nhằm miêu tả các đặc điểm ngôn ngôn ngữ trẻ em sử dụng trong tương tác giao tiếp ở hai phạm vi: gia đình và cộng đồng. Các kết quả của phương pháp miêu tả sẽ là cơ sở để chúng tôi tiến hành phân
  14. 5 tích, tổng hợp, đưa ra các kết luận về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em. 4.1.2. Phương pháp phân tích diễn ngôn Phương pháp phân tích diễn ngôn được sử dụng để phân tích các ngữ liệu trên các bình diện diễn ngôn hội thoại. Trên cơ sở phân tích, chúng tôi tổng hợp để đưa ra các đặc điểm khái quát về ngôn từ của trẻ em trong truyện ngắn và chỉ ra vai trò, ảnh hưởng của các đặc điểm đó tới việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ của trẻ em trong tương tác giao tiếp. 4.1.3. Phương pháp phân tích hội thoại Phương pháp này được sử dụng để phân tích các cuộc thoại trong mối quan hệ giữa ngữ cảnh với các yếu tố xã hội, văn hóa, quan hệ liên nhân,… ảnh hưởng tới việc sử dụng xưng hô và các hành động ngôn ngữ của trẻ em trong các cuộc giao tiếp. 4.1.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Do đối tượng nghiên cứu và tư liệu khảo sát của luận án liên quan đến văn bản nghệ thuật nên bên cạnh tri thức ngôn ngữ học làm nền tảng, chúng tôi sử dụng các tri thức và kỹ năng của các chuyên ngành khác như: Tâm lý học, Xã hội học, Lý luận - phê bình và nghiên cứu văn học,… trong quá trình tìm hiểu. 4.2. Thủ pháp nghiên cứu Ngoài các phương pháp nghiên cứu trên, chúng tôi sử dụng các thủ pháp nghiên cứu như: - Thủ pháp thống kê – phân loại được sử dụng để tiến hành tính đếm số lượng, tần suất sử dụng và khu biệt nhóm các từ ngữ của trẻ em. - Thủ pháp so sánh được sử dụng để so sánh trong nội nhóm từ ngữ được trẻ em sử dụng trong tương tác giao tiếp. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Về mặt lí luận Luận án góp phần làm rõ vấn đề về giao tiếp tiếng Việt nói chung và giao tiếp của trẻ em dưới góc độ tác động của các nhân tố ngôn ngữ - xã hội dựa vào đặc điểm ngôn ngữ trong tương tác giao tiếp của trẻ em; góp phần nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và trẻ em – hướng nghiên cứu liên ngành hay đa ngành của ngôn ngữ học hiện đại.
  15. 6 5.2. Về mặt thực tiễn Luận án mang những ý nghĩa thực tiễn sau: - Góp phần vào việc nghiên cứu giao tiếp tiếng Việt dưới tác động của các nhân tố giao tiếp. Từ việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em trong tương tác giao tiếp để thấy được đặc trưng cũng như sự biến đổi trong văn hoá ứng xử - ngôn ngữ của trẻ em. - Góp phần bổ sung ngữ liệu, tư liệu cho công tác học tập, giảng dạy văn học trẻ em trong chương trình Tiểu học và Trung học Cơ sở. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án được cấu trúc thành 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận Chương này trình bày một cách ngắn gọn tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến ngôn ngữ trẻ em, đồng thời, trình bày cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, bao gồm: một số vấn đề lý thuyết về giao tiếp tương tác và ngôn ngữ học xã hội tương tác, lý thuyết về xưng hô và hành động ngôn ngữ, một số vấn đề ngôn ngữ trẻ em. Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp gia đình (qua bộ truyện “Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi”) Chương này đi sâu khảo sát, miêu tả và phân tích các đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp gia đình (qua bộ truyện “Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi”), bao gồm: chủ đề và vai giao tiếp, đặc điểm xưng hô của trẻ em, đặc điểm hành động ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp gia đình. Từ kết quả thu được, luận án chỉ rõ đặc điểm ngôn ngữ riêng khác của trẻ em thể hiện qua chủ đề và vai giao tiếp của trẻ em, từ ngữ xưng hô và hành động ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình. Chương 3: Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp ngoài xã hội (qua bộ truyện “Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi”) Trong chương 3, chúng tôi đi sâu khảo sát, miêu tả và phân tích các đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp ngoài xã hội (qua bộ truyện “Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi”), bao gồm: chủ đề và vai giao tiếp, từ ngữ xưng hô của trẻ em, các hành động ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp ngoài xã
  16. 7 hội, so sánh đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em giữa giao tiếp trong gia đình với giao tiếp ngoài xã hội. Từ kết quả thu được, luận án đã chỉ rõ đặc điểm ngôn ngữ khác biệt của trẻ em thể hiện qua chủ đề và vai giao tiếp của trẻ em, xưng hô và hành động ngôn ngữ trong giao tiếp ngoài xã hội, đồng thời khẳng định ở mỗi môi trường giao tiếp, trẻ em sử dụng ngôn ngữ khác nhau.
  17. 8 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới Ngôn ngữ của trẻ em từ lâu đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm và nghiên cứu. Qua thu thập và tìm hiểu các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em, chúng tôi nhận thấy có một số hướng nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em như sau: Thứ nhất, nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em từ góc độ tâm lí học Nghiên cứu về ngôn ngữ gắn với quá trình phát triển tâm lí trẻ em tiêu biểu phải kể đến tác giả Piaget, J với nhiều nghiên cứu nổi bật như: công trình Ngôn ngữ và tư duy ở trẻ (1923) đi sâu phân biệt các quá trình ngôn ngữ và tư duy của trẻ em - người lớn. Trong tương tác giao tiếp, người lớn luôn tư duy về mặt xã hội và liên tục để ý đến thái độ của người đối diện nên ngôn ngữ bị chi phối và sử dụng có chọn lọc. Ngược lại, trẻ em trong tương tác giao tiếp dường như nói nhiều hơn người lớn. Tư duy của trẻ phần lớn mang tính cảm tính cá nhân, ít chịu sự chi phối của xã hội và ít quan tâm đến người đối diện. Nói cách khác, đứa trẻ khi sử dụng ngôn ngữ thường không chú ý quá nhiều đến ý nghĩa của sự vật và bỏ qua các nhân tố liên quan đến việc nhìn nhận sự vật, hiện tượng. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra ở những trẻ 7-8 tuổi, các giao tiếp ngoài xã hội không mang tính bền vững cao và ngôn ngữ thường sử dụng đi kèm với các ngôn ngữ cử chỉ [52]. Đặc biệt trong công trình Kiến tạo Thực tại ở Trẻ em (Sự xây dựng Cái thực tại ở trẻ do dịch giả Hoàng Hưng dịch), tác giả Piaget.J đã mô tả một đứa trẻ như một nhà khoa học cô độc tự tạo ra cảm giác riêng của nó về thế giới. Đồng thời, ông cũng đưa ra các giai đoạn nhận thức của trẻ gắn với từng độ tuổi và sự phát triển của ngôn ngữ như: Giai đoạn cảm giác vận động (0 – 2 tuổi), trẻ không có khả năng tư duy mà chủ yếu là hoạt động phản thân; Giai đoạn tiền hoạt động (2-7 tuổi), tư duy của trẻ tiếp tục phát triển và khả năng ngôn ngữ cũng phát triển mạnh. Trẻ tư duy trực quan, thường lấy mình làm trung tâm nên trong suy nghĩ có tính cứng nhắc và suy diễn tuỳ tiện; Giai đoạn hoạt động cụ thể (7-11 tuổi), trẻ biết dùng các quy tắc logic để giải quyết vấn đề và tư duy của trẻ trở nên linh hoạt, hiệu quả hơn. Giai đoạn 4 (11- 15 tuổi), trẻ phát triển tư duy trừu tượng và ngôn ngữ sử dụng linh hoạt,
  18. 9 uyển chuyển và hiệu quả hơn trong giao tiếp [dẫn theo 73]. Cùng bàn đến vấn đề này, tác giả còn có nhiều công trình khác như: Phê phán và lập luận ở trẻ (1924); Quan niệm của trẻ em về Thế giới (1926); Quan niệm của trẻ em về tính nhân quả vật lý (1927); Phán xét của trẻ em về đạo đức (1932),... Cùng nghiên cứu về sự phát triển tâm lí, nhận thức và ngôn ngữ của trẻ nhưng Vygotsky (Nhà tâm lí học nổi tiếng người Nga) lại quan niệm ngôn ngữ phụ thuộc và có vai trò to lớn đối với sự phát triển tư duy, đồng thời, ông cũng nhấn mạnh đến sự tác động của văn hoá, nhân tố xã hội đến sự phát triển tư duy của trẻ và chỉ ra: “Ngôn ngữ đóng hai vai trò trong sự phát triển nhận thức: 1. Nó là phương tiện chính để người lớn chuyển giao thông tin cho trẻ em. 2. Bản thân ngôn ngữ trở thành một công cụ rất mạnh cho sự thích nghi trí tuệ” [dẫn theo 80]. Từ nhận định trên, Vygotsky phân biệt ba hình thức ngôn ngữ: 1) Diễn ngôn xã hội là truyền thông hướng ngoại dùng để trò chuyện với người khác (điển hình là từ 2 tuổi); 2) Diễn ngôn riêng tư (điển hình là từ 3 tuổi) trực tiếp với cái bản ngã và dùng như một chức năng trí tuệ; 3) Diễn ngôn riêng tư đi xuống tầng ngầm, dường như không nghe thấy khi nó thực hiện chức năng tự điều chỉnh và biến thành diễn ngôn nội tâm thầm lặng (điển hình từ 7 tuổi). Ông cũng là người đầu tiên ghi nhận tầm quan trọng của diễn ngôn riêng tư - “diễn ngôn riêng tư là biểu thị sớm nhất của diễn ngôn nội tâm” - “là việc sử dụng ngôn ngữ để tự điều chỉnh hành vi" [dẫn theo 80]. Từ đó, tác giả khẳng định: ngôn ngữ là một nhân tố tăng tốc cho sự suy nghĩ/ hiểu. Cùng quan điểm này với Vygotsky có thể kể đến các nhà nghiên cứu như: Frauenglass & Diaz (1985), Berk (1986), Berk & Landau, 1993, Winsler (2007),... Clark, E.V. (2009) trong “First Language Acquisition" (Tiếp nhận ngôn ngữ đầu tiên) cung cấp một cách khái quát toàn diện về sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em từ những ngày đầu đến khi họ học được ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, bao gồm cả cách thức trẻ em học và sử dụng ngôn ngữ. Quá trình này bao gồm các giai đoạn khác nhau, từ sơ sinh cho đến khi đạt được sự thành thục trong việc sử dụng ngôn ngữ, với sự phát triển từ ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, đến kỹ năng xử lý ngôn ngữ phức tạp [115]. Nelson, K. (2010) trong nghiên cứu "The developing lexicon: A multimodal perspective" (Từ vựng đang phát triển: Một quan điểm đa phương thức) tập trung
  19. 10 vào việc nghiên cứu sự phát triển của từ vựng ở trẻ em từ khi sinh ra đến khoảng 3 tuổi, bao gồm cả việc sử dụng ngôn ngữ phi ngôn ngữ như cử chỉ và biểu hiện khuôn mặt. Kết quả cho thấy: trẻ em từ khi sinh ra đến khoảng 3 tuổi sử dụng các kỹ năng đa phương tiện, chẳng hạn như: ngôn ngữ cơ thể và các biểu hiện tay chân, để tạo ra các từ mới và học ngôn ngữ. Nghiên cứu của bà cho thấy rằng các từ được học thông qua nhiều kênh thị giác, nghe và chạm, và việc sử dụng nhiều kênh này cùng một lúc giúp trẻ em học từ mới nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc giải thích ý nghĩa của từ mới trong ngữ cảnh văn hóa của trẻ em rất quan trọng trong quá trình học từ vựng [128]. Brooks, P.J và MacWhinney, B. (2015) trong "The emergence of grammar: Early verbs and beyond" (Sự xuất hiện của ngữ pháp: Động từ sớm và nhiều hơn thế) nghiên cứu sự phát triển của ngữ pháp sớm ở trẻ em, tập trung vào việc hình thành động từ sớm và các khía cạnh ngữ pháp khác nhau. Họ đã phân tích dữ liệu từ các nghiên cứu trên ngôn ngữ của trẻ em và đưa ra kết luận rằng sự phát triển của ngữ pháp ở trẻ em là một quá trình phức tạp và đa dạng, liên quan đến nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài như bối cảnh xã hội và tình huống giao tiếp. Họ cũng đưa ra các khuyến nghị để phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ em, bao gồm việc thúc đẩy hoạt động tương tác ngôn ngữ và cung cấp cho trẻ nhiều kinh nghiệm ngôn ngữ khác nhau [112]. Thứ hai, nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em từ góc độ văn học Tuy không trực tiếp nghiên cứu về ngôn ngữ của trẻ em nhưng các nhà nghiên cứu văn học khi đi sâu lí giải các khía cạnh thuộc về văn học trẻ em cũng đã đề cập đến ngôn ngữ của trẻ trong các tác phẩm văn học, chẳng hạn: Tác giả Marshall, M.R. khi định nghĩa về Văn học thiếu nhi đã dựa trên độ tuổi và phát biểu: "Một số người cho rằng văn học thiếu nhi là từ độ tuổi sơ sinh đến 18 tuổi. Tuy nhiên, không học sinh trung học nào tự cho rằng mình là trẻ em. Vì vậy, tôi định nghĩa văn học cho lứa tuổi 13 đến 18 tuổi là văn học thanh niên và văn học cho tuổi từ sơ sinh đến 13 tuổi là văn học thiếu nhi. Các trường tiểu học truyền thống nhận trẻ từ 6 tuổi và những đứa trẻ này sẽ hoàn thành cấp tiểu học tới 12 hoặc 13 tuổi" [dẫn theo 85]. Tác giả cũng nhận ra thực tế không phải bất cứ tác phẩm nào viết cho thiếu nhi cũng phản ánh đúng độ tuổi của các em bởi trong các tác phẩm đó
  20. 11 chuyển tải các nội dung liên quan đến những vấn đề gai góc của cuộc sống ẩn sâu trong những nhân vật trẻ em độ tuổi thiếu nhi trong sáng, hồn nhiên và đầy cảm xúc. Tác giả Susina, J., giáo sư chuyên nghiên cứu về Văn học thiếu nhi và văn hóa của Đại học Illinois State (Mỹ) cũng đã cho rằng: “Giống như các khái niệm về thời thơ ấu, văn học thiếu nhi là một cấu trúc văn hóa và đang trong quá trình phát triển. Văn học thiếu nhi bao gồm những văn bản được viết riêng cho trẻ em và những văn bản được trẻ em lựa chọn, ranh giới giữa văn học trẻ em và văn học người lớn rất mong manh.” [dẫn theo 118]. Nhà nghiên cứu Nikolajeva, M. đã dành sự ưu ái đặc biệt khi nghiên cứu về Văn học thiếu nhi và trong các nhận định đưa ra, bà cũng chỉ ra tính đặc thù của Văn học thiếu nhi và cần phải nghiên cứu văn học thiếu nhi với tính thẩm mĩ riêng để làm rõ chức năng và sức ảnh hưởng của nó với độc giả [dẫn theo 49]. Tunnell, M.O và Jacobs, J.S (2010) trong nghiên cứu “Children's Literature, Briefly" (Văn học thiếu nhi, Tóm tắt) đã tập trung vào việc giới thiệu các tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi và cung cấp các phương tiện để phân tích các tác phẩm này. Các tác phẩm được xem xét từ các góc độ như cấu trúc, đối tượng độc giả, phong cách và nội dung. Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của các tác phẩm văn học trong việc phát triển ngôn ngữ và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ em. Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp các lời khuyên và ví dụ để giúp các giáo viên, phụ huynh và người yêu sách hỗ trợ việc đọc sách và phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ em [133]. Bland, J. (2011) trong cuốn sách "Children's Literature and Learner Empowerment" (Văn học thiếu nhi và trao quyền cho người học) cuốn sách nghiên cứu vai trò của văn học thiếu nhi trong việc giáo dục và phát triển kỹ năng ngôn ngữ của trẻ em. Cuốn sách cũng tập trung vào việc phân tích các tác phẩm văn học thiếu nhi và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc sách cho trẻ em trong việc giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ, tư duy và sự tò mò [108]. Điểm qua các nghiên cứu về trẻ em thuộc lĩnh vực văn học có thể khẳng định: văn học thiếu nhi có các tính chất đặc thù và một trong những điểm góp phần làm nên đặc thù đó chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong các tác phẩm Văn học thiếu nhi nói chung và nhân vật thiếu nhi nói riêng có những đặc trưng riêng khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2