Luận án Tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 cao lên tăng trưởng và phát triển của tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931)
lượt xem 8
download
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin khoa học về ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 do biến đổi khí hậu tác động lên tôm sú và tôm TCT, góp phần phát triển nghề nuôi phù hợp và thích ứng biến đổi khí hậu. Mời các bạn tham khảo nội dung đề tài!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 cao lên tăng trưởng và phát triển của tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ĐỖ VĂN BƯỚC ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ CO2 CAO LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon Fabricius, 1798) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ĐỖ VĂN BƯỚC ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ CO2 CAO LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon Fabricius, 1798) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ NGÀNH: 9620301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN GS.TS. NGUYỄN THANH PHƯƠNG PGS.TS. CHÂU TÀI TẢO 2021
- THÔNG TIN TỔNG QUÁT Họ tên Nghiên cứu sinh: Đỗ Văn Bước. Giới tính: Nam. Ngày tháng năm sinh: 23-08-1982. Nơi sinh: An Minh - Kiên Giang. Điện thoại: 0917488188. Đơn vị công tác: Chi cục Thủy sản tỉnh Kiên Giang. Địa chỉ hiện nay: Số 113, đường Trần Huy Liệu, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Tốt nghiệp Đại học ngành: Nuôi trồng thủy sản. Năm: 2005. Tại: Trường Đại học Cần Thơ. Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành: Nuôi trồng thủy sản. Năm: 2010. Tại: Trường Đại học Cần Thơ. Hình thức đào tạo tiến sĩ: Không tập trung. Thời gian đào tạo: 04 năm. Tên đề cương tiến sĩ: Ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 cao lên tăng trưởng và phát triển của tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931). Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản. Mã ngành: 9620301. Người hướng dẫn chính: GS.TS. Nguyễn Thanh Phương. Địa chỉ: Trường Đại học Cần Thơ. i
- LỜI CẢM TẠ Trước hết, tôi xin trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Thanh Phương, GS.TS. Đỗ Thị Thanh Hương và PGS.TS. Châu Tài Tảo đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành nội dung Luận án Tiến sĩ. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy sản và Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Cần Thơ; Thầy, Cô Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến Thủy sản và Bộ môn Thủy sinh học ứng dụng, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu. Cám ơn Dự án hợp tác kỹ thuật (Teachnical Cooporation) của Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ kinh phí thực hiện nghiên cứu này. Xin gửi lời cảm ơn đến các em sinh viên, học viên cao học đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các anh, chị và các bạn nghiên cứu sinh các Khóa 2013, 2014 và 2015 đã cùng nhau gắn bó, hỗ trợ trong suốt thời gian học tập. Cuối cùng xin được biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân đã chia sẻ, giúp đỡ, động viên tinh thần để tôi có động lực hoàn thành tốt kết quả học tập và nội dung nghiên cứu của Luận án Tiến sĩ. Đỗ Văn Bước ii
- TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện với các nội dung gồm (i) khảo sát sự biến động các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi tôm thâm canh, và (ii) ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 cao lên sự phát triển của tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) gồm sự phát triển phôi, tỉ lệ nở, chiều dài và tỉ lệ sống của ấu trùng đến PL15, tăng trưởng và phát triển ở giai đoạn ấu niên và tiền trưởng thành. Các chỉ tiêu môi trường nước (nhiệt độ, pH, oxy hòa tan, CO2, độ kiềm và độ mặn) trong ao nuôi tôm được thu thập ở 3 giai đoạn của chu kỳ nuôi gồm đầu vụ, giữa vụ và cuối vụ, tương ứng với thời điểm sau khi thả giống là 15-20 ngày, 50-60 ngày và 80-90 ngày. Kết quả cho thấy ao tôm sú nhiệt độ dao động 29,3-29,7ºC, pH từ 7,82-8,04, oxy hòa tan 6,65-6,75 mg/L, CO2 3,18-3,50 mg/L, độ kiềm 79-102 mg/L và độ mặn 5,33-15,0‰. Ao nuôi tôm thẻ chân trắng thì nhiệt độ dao động 28,9-29,5ºC, pH 7,82-8,07, oxy hòa tan 5,33-6,08 mg/L, CO2 4,16-4,70 mg/L, độ kiềm 145-191 mg/L và độ mặn 10-11‰. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 lên tôm sú cho thấy, tỉ lệ nở cao nhất ở nhiệt độ 28oC (92,2%) và 30oC (90,3%), nhiệt độ 34oC trứng không nở; thời gian phát triển phôi ngắn và chiều dài ấu trùng (PL15) dài hơn ở nhiệt độ 32oC, tỉ lệ sống PL15 cao nhất ở 28oC (50,8%). Tỉ lệ nở và tỉ lệ sống của tôm giảm đáng kể ở hàm lượng CO2 cao, ở hàm lượng 44-45 mg/L (tương đương pH=6,8) trứng không nở; hàm lượng CO2 cao phôi chậm phát triển và chiều dài ấu trùng nhỏ hơn so với các nghiệm thức khác. Tỉ lệ nở và tỉ lệ sống bị ảnh hưởng tương tác bởi nhiệt độ và CO2, nhiệt độ cao và CO2 cao giảm đáng kể tỉ lệ nở và tỉ lệ sống PL15, trong khi đó chiều dài ấu trùng không bị ảnh hưởng tương tác bởi nhiệt độ kết hợp CO2. Ở giai đoạn ấu niên của tôm sú cho thấy tăng trưởng khối lượng và chiều dài cao nhất ở nghiệm thức 30-31oC và thấp nhất ở 27-28oC; tỉ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức 27-28oC (65%) và nghiệm thức không kiểm soát nhiệt độ (63,7%), nhiệt độ 36-37oC sau 15 ngày tôm chết hoàn toàn; glucose, enzyme tiêu hóa tăng cao ở nhiệt độ cao (33-34oC). Tăng trưởng, tỉ lệ sống, enzyme tiêu hóa giảm khi hàm lượng CO2 tăng cao, hàm lượng glucose cao nhất ở nghiệm thức CO2 là 43,9 mg/L. Các chỉ tiêu tăng trưởng, enzyme tiêu hóa, glucose, tỉ lệ sống của tôm không bị ảnh hưởng tương tác bởi nhiệt độ và CO2. Giai đoạn tiền trưởng thành thì ở nhiệt độ 33-34°C tăng trưởng cao nhất và thấp nhất ở nhiệt độ 27-28oC; hoạt tính enzyme tiêu hoá, glucose gia tăng theo sự gia tăng của nhiệt độ; tỉ lệ sống tôm sú cao nhất ở nghiệm thức không kiểm soát nhiệt độ (68,3%) và thấp nhất ở 36-37oC (0%), nhiệt độ cao ảnh hưởng đến lớp biểu bì của mang tôm sú. Hàm lượng CO2 cao làm giảm các chỉ tiêu tăng trưởng, tỉ lệ sống, hoạt tính enzyme tiêu hóa và tăng iii
- hàm lượng glucose trong máu tôm; lớp biểu bì mang tôm ở hàm lượng CO2 cao (44,7 mg/L) trở nên mỏng hoặc biến mất; nhiệt độ cao kết hợp với CO2 không ảnh hưởng tương tác lên tăng trưởng, enzyme tiêu hóa, glucose, tỉ lệ sống của tôm sú. Tôm thẻ chân trắng có tỉ lệ nở, tỉ lệ sống ấu trùng đến PL15 cao nhất ở nghiệm thức 28oC và 30oC, nhiệt độ cao thời gian phát triển phôi ngắn và chiều dài ấu trùng dài hơn; hàm lượng CO2 cao làm giảm tỉ lệ nở, tỉ lệ sống, chiều dài ấu trùng và kéo dài thời gian phát triển phôi; kết hợp nhiệt độ và CO2 không ảnh hưởng tương tác lên tỉ lệ nở, tỉ lệ sống, chiều dài ấu trùng. Giai đoạn ấu niên tôm tăng trưởng nhanh ở nhiệt độ 36-37oC và 33-34oC, nhưng tỉ lệ sống giảm thấp; enzyme tiêu hóa, glucose gia tăng theo nhiệt độ cao. Tăng trưởng, tỉ lệ sống, enzyme tiêu hóa giảm khi hàm lượng CO2 tăng cao, hàm lượng glucose cao nhất ở hàm lượng CO2 là 45,6 mg/L (37,5 mg/100 mL); không có sự ảnh hưởng tương giác giữa nhiệt độ cao và CO2 lên tăng trưởng, hoạt tính enzyme tiêu hóa glucose, tỉ lệ sống của tôm. Tương tự, giai đoạn tiền trưởng thành nhiệt độ cao tôm phát triển nhanh, nhiệt độ 33-34°C khối lượng và chiều dài đạt cao nhất (13,8 g và 11,3 cm) và thấp nhất ở nhiệt độ 27-28oC; hoạt tính enzyme tiêu hoá và hàm lượng glucose tăng ở nhiệt độ cao (33-34oC); tỉ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức không kiểm soát nhiệt độ (79,2%), thấp nhất ở nhiệt độ 36-37oC (2,50±1,4%); nhiệt độ 33-34oC ảnh hưởng đến sự thay đổi cấu trúc mang tôm thẻ chân trắng so với nhiệt độ thấp. Trong giai đoạn này hàm lượng CO2 cao gây ảnh hưởng đáng kể lên tôm thẻ chân trắng như giảm tăng trưởng, ức chế hoạt tính enzym tiêu hóa, gia tăng tình trạng căng thẳng (hàm lượng glucose trong máu cao) và tỉ lệ sống tôm giảm (15,8% ở hàm lượng 44,1 mg/L); có sự thay đổi về đặc điểm cấu trúc mang tôm khi tiếp xúc với hàm lượng CO2 cao như một số sợi mang không còn tồn tại lớp biểu bì, khoảng không dưới lớp biểu bì không hiện diện so với mang tôm tiếp xúc hàm lượng CO2 thấp; nhiệt độ cao kết hợp với CO2 có ảnh hưởng tương tác lên tăng trưởng của tôm, trong khi đó hoạt tính enzyme tiêu hóa, glucose, tỉ lệ sống không bị ảnh hưởng. Như vậy, nhiệt độ và CO2 cao tác động tiêu cực đến quá trình tăng trưởng, tỉ lệ nở, tỉ lệ sống và một số chỉ tiêu sinh lý của tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở các giai đoạn từ phôi đến tiền trưởng thành. Từ khoá: CO2, nhiệt độ, tăng trưởng, tỉ lệ sống, tôm sú, tôm thẻ chân trắng. iv
- ABSTRACT This study were consisted of a survey on the fluctuation of water parameters in intensive shrimp ponds (temperature, pH, dissolved oxygen, carbon dioxide, alkalinity, salinity, and ammonia); and the effects of elevated temperature and carbon dioxide (CO2) on embryo development, hatching rate, survival rate of Post larvae 15 (PL15), growth rate of juvenile and sub-adult of black tiger shrimp and white leg shrimp. Water parameters were collected at 3 time points of a production cycle including after stocking juveniles 15-20 days, 50-60 days and 80-90 days, respectively. The survey showed that in black tiger shrimp ponds had temperature, pH, dissolved oxygen, carbon dioxide, alkalinity and salinity varied from 29.3-29.7°C, 6.65-6.75 mg/L, 3.18-3.5 mg/L, 79-102 mg/L and 5.33-15.0‰, respectively. These parameters were recorded in white leg shrimp ponds as temperature from 28.9 to 29.5ºC, pH 7.82-8.07, dissolved oxygen 5.33- 6.08 mg/L, CO2 4.16-4.70 mg/L, alkalinity 145-191 mg/L and salinity 10-11‰. The experiment on the effects of temperature and CO2 on black tiger shrimp showed that the highest hatching rate was at 28°C (92.2%) followed by 30°C (with 90.3%), and the egg was not hatched at 34°C; the highest survival rate of PL15 was at 28°C (50.8%) and the embryo developed in a short period of time and the length of PL15 was longer at 32°C. The hatching rate and survival rate of shrimp decreased significantly as concentration of CO2 was high, the egg was unhatched at 44-45 mg/L (pH=6.8); high concentration of CO2 led to the embryo stunt and the length of larvae was shorter than other treatments. The hatching rate and the survival rate were interactively affected by temperature and CO2, high temperature and high concentration of CO2 caused the decline of the hatching rate and survival rate of PL15 significantly, whereas the length of larvae was not affected by the interaction of temperature and CO2. Rearing black tiger shrimp from PL15 to PL60 indicated that weight and length were highest at 30-31°C treatment and lowest at 27-28°C treatment; survival rate was highest at 27-28°C treatment (65%) and ambient temperature (63.7%), shrimp were entirely mortal at 36-37°C after 15 days. Glucose and digestive enzyme increased at high temperature (33-34°C). In addition, growth, survival rate and digestive enzymes decreased as concentration of CO2 increased; glucose was highest at 43.9 mgCO2/L. Growth indicators, digestive enzyme, glucose, and survival rate were not affected by the interaction between temperature and CO2. In the period of PL60 to PL120, growth gained highest at 33-34°C whilst lowest at 27-28°C; active digestive enzyme, glucose increased as the temperature increased, the survival rate of black tiger shrimp reached highest at ambient temperature (68.3%) and lowest at 36-37°C (0%), high temperature effected on the epidermis of black tiger v
- shrimp gills. High concentration of CO2 resulted in the decline of growth indicators, survival rate, active digestive enzyme and increase of glucose in blood; at 44.7 mgCO2/L, the epidermis of shrimp gills became thin and disappeared; high temperature in combination with CO2 had no effect on growth, digestive enzyme, glucose and survival rate of black tiger shrimp. White leg shrimp obtained the highest hatching rate and survival rate of PL15 were at 28oC and 30oC, high temperature shortened embryo development and lengthen larvae length; high CO2 concentration decreased hatching rate, survival rate, larvae length and prolonged embryo development, the combination of temperature and CO2 had no impact on hatching rate, survival rate, larvae length. The stage of juvenile, shrimp grew fast at 36-37oC and 33- 34oC, but the survival rate was low; digestive enzyme, glucose increased as temperature rose. Growth rate, survival rate, digestive enzyme declined when CO2 increased; the highest glucose concentration at 45.6 mgCO2/L (37.5 mg/100 mL), and there was no impact of the interaction of high temperature and CO2 on growth, active digestive enzyme, glucose, and survival rate of shrimp. Similarly, at the stage of sub-adult, shrimp grew fast as temperature increased; at 33-34oC, shrimp had the highest weight and was longest (13.8 g and 11.3 cm) and lowest at 27-28oC; active digestive enzyme and glucose concentration increased at high temperature (33-34oC); the highest survival rate at ambient temperature (79.2%), lowest at 36-37oC (2.50±1.4%); at 33-34oC, gill structure of white leg shrimp was impacted compared to lower temperature. In this stage, high concentration of CO2 had significant effect on white leg shrimp such as stunting, deactivated digestive enzyme, stress (glucose concentration was high) and the survival rate decreased (15.8% at the concentration 44.1 mgCO2/L); there was a significant change in shrimp gill structure when exposed to high concentration of CO2 as couple fiber of gills lost their epidermis, the space beneath the epidermis disappeared compared to those exposed to low concentration of CO2; high temperature combined with CO2 interactively impacted on shrimp growth whereas active digestive enzyme, glucose, survival rate were not. Accordingly, high temperatures and high concentrations of CO2 resulted in negative effects on growth, hatching rate, survival rate and several physiological indicators of black tiger shrimp and white leg shrimp from embryo development to pre-mature stage. Key words: CO2, growth rate, Liptopenaeus vannamei, Penaeus monodon, survival rate, temperature. vi
- LỜI CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam kết Luận án này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi trong khuôn khổ Dự án ODA-TC2016-3 (Nhật Bản). Dự án có quyền sử dụng kết quả của Luận án này để phục vụ cho Dự án. Ngày .…. tháng .…. năm 2021 TÁC GIẢ Đỗ Văn Bước vii
- MỤC LỤC THÔNG TIN TỔNG QUÁT .............................................................................. i LỜI CẢM TẠ .................................................................................................... ii TÓM TẮT ......................................................................................................... iii ABSTRACT....................................................................................................... v LỜI CAM KẾT KẾT QUẢ ............................................................................. vii MỤC LỤC ...................................................................................................... viii DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................... xi DANH SÁCH HÌNH ....................................................................................... xv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... xviii Phần 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2 1.3 Ý nghĩa của luận án .................................................................................. 2 1.4 Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 3 1.5 Điểm mới của luận án............................................................................... 4 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 5 2.1 Đặc điểm tôm sú và tôm TCT .................................................................. 5 2.1.1 Vị trí phân loại tôm sú và tôm TCT ................................................... 5 2.1.2 Vòng đời của tôm sú và tôm TCT...................................................... 5 2.1.3 Các giai đoạn phát triển của tôm........................................................ 6 2.2 Tình hình nuôi tôm sú và tôm TCT trên thế giới ..................................... 8 2.3 Tình hình nuôi tôm sú và tôm TCT ở Việt Nam .................................... 10 2.4 Một số nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ lên giáp xác ............................. 11 2.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của CO2 lên thủy sinh vật ................................. 12 2.6 Một số nghiên cứu ảnh hưởng kết hợp của nhiệt độ và CO2 lên thủy sinh vật ................................................................................................................. 14 2.7 Một số chỉ tiêu sinh lý ở tôm và động vật giáp xác khác ....................... 15 2.7.1 Glucose trong máu ........................................................................... 15 2.7.2 Enzyme (men) tiêu hóa .................................................................... 16 2.7.3 Chức năng mang .............................................................................. 17 Phần 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 18 viii
- 3.1 Khảo sát môi trường ao nuôi tôm sú và tôm TCT thâm canh ................ 18 3.1.1 Chọn địa điểm thu mẫu .................................................................... 18 3.1.2 Đặc điểm ao nuôi ............................................................................. 18 3.1.3 Phương pháp thực hiện .................................................................... 18 3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 19 3.2.1 Nguồn trứng thí nghiệm ................................................................... 19 3.2.2 Nguồn nước thí nghiệm ................................................................... 20 3.2.3 Chuẩn bị nước có hàm lượng CO2 cao trong thí nghiệm ................. 20 3.2.4 Chế độ quản lý, chăm sóc giai đoạn trứng đến tôm PL15 ................ 21 3.2.5 Hệ thống thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 lên phát triển phôi, tỉ lệ nở, ấu trùng, hậu ấu trùng và tỉ lệ sống đến PL15 ..................... 22 3.2.6 Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 lên giai đoạn ấu niên ..... 26 3.2.7 Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 lên tôm ở giai đoạn tiền trưởng thành .............................................................................................. 29 3.2.8 Chỉ tiêu theo dõi, thu thập, phân tích mẫu và tính toán số liệu........ 30 3.2.9 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................... 31 Phần 4: KẾT QUẢ ........................................................................................... 32 4.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 lên tôm sú ........................................... 32 4.1.1 Biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm sú ................... 32 4.1.2 Ảnh hưởng của CO2 lên phát triển phôi, tỉ lệ nở, ấu trùng, hậu ấu trùng và tỉ lệ sống PL15 của tôm sú ........................................................... 35 4.1.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên phát triển phôi, tỉ lệ nở, ấu trùng, hậu ấu trùng và tỉ lệ sống PL15 của tôm sú ........................................................... 38 4.1.4 Ảnh hưởng kết hợp của CO2 với nhiệt độ khác nhau lên phát triển phôi, tỉ lệ nở, ấu trùng, hậu ấu trùng và tỉ lệ sống đến PL15 của tôm sú ... 42 4.1.5 Ảnh hưởng của CO2 lên tôm sú ở giai đoạn ấu niên ........................ 46 4.1.6 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tôm sú ở giai đoạn ấu niên ................. 50 4.1.7 Ảnh hưởng kết hợp của CO2 với nhiệt độ cao lên tôm sú ở giai đoạn ấu niên ....................................................................................................... 54 4.1.8 Ảnh hưởng của CO2 lên tôm sú ở giai đoạn tiền trưởng thành ........ 58 4.1.9 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tôm sú ở giai đoạn tiền trưởng thành . 62 4.1.10 Ảnh hưởng kết hợp của CO2 với nhiệt độ cao lên tôm sú ở giai đoạn tiền trưởng thành .............................................................................. 67 4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 lên tôm TCT ....................................... 72 4.2.1 Biến động các yếu tố môi trường ao nuôi tôm TCT ........................ 72 ix
- 4.2.2 Ảnh hưởng của CO2 lên giai đoạn phát triển phôi, tỉ lệ nở, ấu trùng, hậu ấu trùng và tỉ lệ sống đến PL15 của tôm TCT ..................................... 75 4.2.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên giai đoạn phát triển phôi, tỉ lệ nở, ấu trùng, hậu ấu trùng và tỉ lệ sống đến PL15 của tôm TCT .......................... 78 4.2.4 Ảnh hưởng kết hợp của nhiệt độ với CO2 lên giai đoạn phát triển phôi, tỉ lệ nở, ấu trùng, hậu ấu trùng và tỉ lệ sống đến PL15 của tôm TCT 81 4.2.5 Ảnh hưởng của CO2 lên tôm TCT ở giai đoạn ấu niên .................... 86 4.2.6 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tôm TCT ở giai đoạn ấu niên ............. 90 4.2.7 Ảnh hưởng kết hợp của nhiệt độ và CO2 lên tôm TCT ở giai đoạn ấu niên ............................................................................................................ 94 4.2.8 Ảnh hưởng của CO2 lên TCT ở giai đoạn tiền trưởng thành ........... 97 4.2.9 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên TCT ở giai đoạn tiền trưởng thành ... 101 4.2.10 Ảnh hưởng kết hợp của nhiệt độ và CO2 lên TCT ở giai đoạn tiền trưởng thành ............................................................................................ 106 4.3 Thảo luận chung ................................................................................... 110 4.3.1 Yếu tố môi trường trong các thí nghiệm ........................................ 110 4.3.2 Phát triển phôi, tỉ lệ nở của trứng tôm sú và tôm TCT .................. 111 4.3.3 Phát triển ấu trùng, hậu ấu trùng, tỉ lệ sống PL15 của tôm sú và tôm TCT ......................................................................................................... 114 4.3.4 Tăng trưởng của tôm sú và tôm TCT ở giai đoạn ấu niên và tiền trưởng thành ............................................................................................ 116 4.3.5 Tỉ lệ sống của tôm sú và tôm TCT ở giai đoạn ấu niên và tiền trưởng thành ........................................................................................................ 119 4.3.6 Hàm lượng glucose trong máu của tôm sú và tôm TCT ở giai đoạn ấu niên và tiền trưởng thành .................................................................... 120 4.3.7 Hoạt tính enzyme tiêu hoá của tôm sú và tôm TCT ở giai đoạn ấu niên và tiền trưởng thành ......................................................................... 122 4.3.8 Cấu trúc mô mang của tôm sú và tôm TCT ở giai đoạn tiền trưởng thành ........................................................................................................ 124 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................. 126 5.1 Kết luận ................................................................................................ 126 5.2 Đề xuất.................................................................................................. 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 128 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 145 x
- DANH SÁCH BẢNG Tên bảng Trang Bảng 3.1: Thời gian thu thập số liệu môi trường ao nuôi tôm 18 Bảng 3.2: Các thông số môi trường nước được thu thập và phương pháp 19 đo tại ao nuôi Bảng 3.3: Thức ăn ở giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng của tôm 21 Bảng 3.4: Các chỉ tiêu chất lượng nước, glucose và enzyme tiêu hóa thực 31 hiện trong thí nghiệm Bảng 4.1: Chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi tôm sú trong vụ nuôi 33 Bảng 4.2: Môi trường nước thí nghiệm ảnh hưởng của CO2 lên phát triển 36 chiều dài ấu trùng và hậu ấu trùng của tôm sú Bảng 4.3: Môi trường nước thí nghiệm ảnh hưởng của CO2 lên tỉ lệ sống 36 đến PL15 của tôm sú Bảng 4.4: Môi trường nước ở thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ lên phát 39 triển chiều dài ấu trùng và hậu ấu trùng của tôm sú Bảng 4.5: Môi trường nước ở thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỉ lệ 39 sống PL15 của tôm sú Bảng 4.6: Môi trường nước (nhiệt độ, pH và oxy hoà tan) ở thí nghiệm 42 ảnh hưởng kết hợp của CO2 với nhiệt độ lên phát triển chiều dài ấu trùng và hậu ấu trùng của tôm sú Bảng 4.7: Môi trường nước (nhiệt độ, pH và oxy hoà tan) ở thí nghiệm 42 ảnh hưởng kết hợp của CO2 với nhiệt độ lên tỉ lệ sống đến PL15 của tôm sú Bảng 4.8: Tỉ lệ nở của tôm sú ở thí nghiệm ảnh hưởng kết hợp của CO2 43 (pH) với nhiệt độ khác nhau Bảng 4.9: Chiều dài (mm) của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú ở thí 45 nghiệm kết hợp CO2 (pH) với nhiệt độ khác nhau Bảng 4.10: Tỉ lệ sống đến PL15 của tôm sú ở thí nghiệm kết hợp của CO2 46 (pH) với nhiệt độ khác nhau Bảng 4.11: Môi trường nước ở thí nghiệm ảnh hưởng của CO2 (pH) lên 46 giai đoạn ấu niên của tôm sú Bảng 4.12: Khối lượng (g) tôm sau 45 ngày ở hàm lượng CO2 (pH) khác nhau 47 Bảng 4.13: Chiều dài (cm) tôm sau 45 ngày ở hàm lượng CO2 (pH) khác nhau 47 Bảng 4.14: Môi trường nước ở thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ lên giai đoạn ấu niên của tôm sú 50 Bảng 4.15: Khối lượng (g) của tôm sú sau 45 ngày ở nhiệt độ khác nhau 51 Bảng 4.16: Chiều dài (cm) của tôm sú sau 45 ngày ở nhiệt độ khác 51 Bảng 4.17: Môi trường nước thí nghiệm ảnh hưởng kết hợp CO2 với nhiệt độ cao lên tôm ấu niên 54 Bảng 4.18: Khối lượng (g) của tôm sú sau 45 ngày ở thí nghiệm CO2 với nhiệt độ cao 55 xi
- Bảng 4.19: Chiều dài (cm) của tôm sú sau 45 ngày ở thí nghiệm CO2 với nhiệt độ cao 55 Bảng 4.20: Hàm lượng glucose (mg/100 mL) trong máu của tôm sú ở thí nghiệm CO2 (pH) với nhiệt độ cao 56 Bảng 4.21: Hoạt tính enzyme trypsin, chymotrypsin, amylase ở ruột và amylase dạ dày tôm sú sau 45 ngày ở thí nghiệm CO2 (pH) 57 với nhiệt độ cao Bảng 4.22: Tỉ lệ sống (%) của tôm sú sau 45 ngày ở thí nghiệm CO2 (pH) với nhiệt độ cao 57 Bảng 4.23: Môi trường nước ở thí nghiệm ảnh hưởng CO2 (pH) lên tôm sú giai đoạn tiền trưởng thành 58 Bảng 4.24: Khối lượng (g) của tôm sú sau 60 ngày ở hàm lượng CO2 (pH) khác nhau 59 Bảng 4.25: Chiều dài (cm) của tôm sú sau 60 ngày ở hàm lượng CO2 (pH) khác nhau 59 Bảng 4.26: Môi trường nước ở thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ lên tôm sú giai đoạn tiền trưởng thành 63 Bảng 4.27: Khối lượng (g) của tôm sú sau 60 ngày ở nhiệt độ khác nhau 64 Bảng 4.28: Chiều dài (cm) của tôm sú sau 60 ngày ở nhiệt độ khác nhau 64 Bảng 4.29: Môi trường nước ở thí nghiệm kết hợp CO2 với nhiệt độ cao lên tôm sú ở giai đoạn tiền trưởng thành 68 Bảng 4.30: Khối lượng (g) của tôm sú sau 60 ngày ở thí nghiệm CO2 với nhiệt độ cao 68 Bảng 4.31: Chiều dài (cm) của tôm sú sau 60 ngày ở thí nghiệm CO2 (pH) 69 với nhiệt độ cao Bảng 4.32: Hàm lượng glucose (mg/100 mL) của tôm sú sau 60 ngày ở thí nghiệm CO2 (pH) với nhiệt độ cao 69 Bảng 4.33: Hoạt tính enzyme trypsin, chymotrypsin, amylase ở ruột và amylase ở dạ dày tôm sú sau 60 ngày ở thí nghiệm CO2 (pH) với nhiệt độ cao 70 Bảng 4.34: Tỉ lệ sống của tôm ở thí nghiệm CO2 (pH) với nhiệt độ cao sau 60 ngày 70 Bảng 4.35: Chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi tôm TCT trong vụ nuôi. 72 Bảng 4.36: Môi trường nước ở thí nghiệm ảnh hưởng của CO2 lên chiều dài ấu trùng và hậu ấu trùng của tôm TCT 75 Bảng 4.37: Môi trường nước ở thí nghiệm ảnh hưởng của CO2 lên tỉ lệ sống PL15 của tôm TCT 75 Bảng 4.38: Môi trường nước ở thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ lên chiều dài ấu trùng và hậu ấu trùng của tôm TCT. 78 Bảng 4.39: Môi trường nước ở thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỉ lệ sống đến PL15 của tôm TCT. 79 xii
- Bảng 4.40: Môi trường nước (nhiệt độ, pH và oxy hoà tan) ở thí nghiệm ảnh hưởng kết hợp của nhiệt độ với CO2 lên sự phát triển chiều dài ấu trùng và hậu ấu trùng của tôm TCT 81 Bảng 4.41: Môi trường nước (nhiệt độ, pH và oxy hoà tan) ở thí nghiệm ảnh hưởng kết hợp của nhiệt độ với CO2 lên tỉ lệ sống đến PL15 của tôm TCT 82 Bảng 4.42: Tỉ lệ nở của TCT ở thí nghiệm nhiệt độ với CO2 (pH) khác nhau 84 Bảng 4.43: Chiều dài (mm) của tôm TCT ở thí nghiệm nhiệt độ kết hợp CO2 (pH) khác nhau 85 Bảng 4.44: Tỉ lệ sống PL15 của tôm TCT ở thí nghiệm nhiệt độ kết hợp CO2 (pH) khác nhau 85 Bảng 4.45: Môi trường nước thí nghiệm ảnh hưởng CO2 lên tôm TCT giai đoạn ấu niên 86 Bảng 4.46: Khối lượng (g) của tôm TCT sau 45 ngày ở hàm lượng CO2 khác nhau 87 Bảng 4.47: Chiều dài (cm) của tôm TCT sau 45 ngày ở hàm lượng CO2 (pH) khác nhau 87 Bảng 4.48: Môi trường nước ở thí nghiệm ảnh hưởng nhiệt độ lên tôm TCT giai đoạn ấu niên 90 Bảng 4.49: Khối lượng (g) của tôm TCT sau 45 ngày ở nhiệt độ khác nhau 91 Bảng 4.50: Chiều dài (mm) của tôm TCT sau 45 ngày ở nhiệt độ khác nhau 91 Bảng 4.51: Môi trường nước ở thí nghiệm ảnh hưởng kết hợp của nhiệt độ cao và CO2 lên tôm TCT giai đoạn ấu niên 94 Bảng 4.52: Khối lượng (g) của tôm TCT ở thí nghiệm nhiệt độ cao với CO2 (pH) 94 Bảng 4.53: Chiều dài (cm) của tôm TCT sau 45 ngày ở thí nghiệm nhiệt độ cao với CO2 (pH) 95 Bảng 4.54: Hàm lượng glucose (mg/100 mL) của tôm TCT sau 45 ngày ở thí nghiệm nhiệt độ cao với CO2 (pH) 95 Bảng 4.55: Hoạt tính enzyme trypsin, chymotrypsin, amylase ở ruột và amylase dạ dày tôm TCT sau 45 ngày ở thí nghiệm nhiệt độ 96 cao với CO2 (pH) Bảng 4.56: Tỉ lệ sống (%) của tôm sau 45 ngày ở thí nghiệm nhiệt độ cao với CO2 (pH) 97 Bảng 4.57: Môi trường nước ở thí nghiệm ảnh hưởng của CO2 lên tôm TCT giai đoạn tiền trưởng thành 97 Bảng 4.58: Khối lượng (g) của tôm TCT sau 60 ngày ở hàm lượng CO2 (pH) khác nhau 98 Bảng 4.59: Chiều dài (cm) của tôm TCT sau 60 ngày ở hàm lượng CO2 (pH) khác nhau 98 xiii
- Bảng 4.60: Môi trường nước ở thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ lên tôm TCT giai đoạn tiền trưởng thành 102 Bảng 4.61: Khối lượng (g) của tôm TCT sau 60 ngày ở nhiệt độ khác nhau 102 Bảng 4.62: Chiều dài (cm) của tôm TCT sau 60 ngày ở nhiệt độ khác nhau 103 Bảng 4.63: Môi trường nước ở thí nghiệm ảnh hưởng kết hợp của nhiệt 106 độ cao và CO2 lên tôm TCT giai đoạn tiền trưởng thành Bảng 4.64: Khối lượng (g) của tôm TCT sau 60 ngày ở thí nghiệm kết 107 hợp nhiệt độ cao với CO2 (pH) Bảng 4.65: Chiều dài (cm) của tôm TCT sau 60 ngày ở thí nghiệm kết 107 hợp nhiệt độ cao với CO2 (pH) Bảng 4.66: Hàm lượng glucose (mg/100 mL) của tôm TCT sau 60 ngày 108 ở thí nghiệm nhiệt độ cao với CO2 (pH) Bảng 4.67: Hoạt tính enzyme trypsin, chymotrypsin, amylase ở ruột và 108 amylase dạ dày tôm TCT sau 60 ngày ở thí nghiệm nhiệt độ cao với CO2 (pH) Bảng 4.68: Tỉ lệ sống (%) của tôm TCT sau 60 ngày ở nhiệt độ cao với 109 CO2 (pH) xiv
- DANH SÁCH HÌNH Tên hình Trang Hình 1.1: Tổng quát các nội dung nghiên cứu của luận án 3 Hình 2.1: Vòng đời của tôm sú (Penaeus monodon) 6 Hình 2.2: Trứng của tôm sú ở các giai đoạn phát triển phôi khác nhau 7 Hình 2.3: Trứng của tôm TCT ở các giai đoạn phát triển phôi khác nhau 7 Hình 2.4: Các nước nuôi tôm sú trên thế giới (màu cam) 9 Hình 2.5: Sản lượng tôm sú trên thế giới (FAO, 2020) 9 Hình 2.6: Các nước nuôi tôm TCT trên thế giới (màu cam) 9 Hình 2.7: Sản lượng tôm TCT trên thế giới (FAO, 2020) 10 Hình 2.8: Sản lượng tôm nuôi cả nước 10 Hình 2.9: Sơ đồ mối quan hệ CO2, HCO3-, CO32- với pH trong nước 13 Hình 3.1: Đo môi trường nước ao tôm, (a) vị trí đo, (b) điểm đo theo độ sâu 19 Hình 3.2: Tôm sú mẹ (trái) và tôm TCT bố, mẹ (phải) chuẩn bị cho sinh sản 20 Hình 3.3: Chuẩn bị nước CO2 (pH) để ấp trứng và ương ấu trùng 21 Hình 3.4: Thiết kế hệ thống thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ lên phát triển phôi, tỉ lệ nở, ấu trùng, hậu ấu trùng và tỉ lệ sống đến PL15 23 Hình 3.5: Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ lên phát triển phôi, tỉ lệ nở, ấu trùng, hậu ấu trùng và tỉ lệ sống đến PL15 23 Hình 3.6: Thiết kế hệ thống thí nghiệm ảnh hưởng của CO2 (pH) lên phát triển phôi, tỉ lệ nở, ấu trùng, hậu ấu trùng và tỉ lệ sống đến PL15 24 Hình 3.7: Thí nghiệm ảnh hưởng của CO2 (pH) lên phát triển phôi, tỉ lệ nở, ấu trùng, hậu ấu trùng và tỉ lệ sống đến PL15 24 Hình 3.8: Thiết kế hệ thống thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ kết hợp CO2 lên phát triển phôi, tỉ lệ nở, ấu trùng, hậu ấu trùng và tỉ lệ 26 sống đến PL15 Hình 3.9: Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ kết hợp CO2 lên phát triển phôi, tỉ lệ nở, ấu trùng, hậu ấu trùng và tỉ lệ sống đến PL15 26 Hình 3.10: Tôm giống chuẩn bị thí nghiệm 27 Hình 3.11: Hệ thống thí nghiệm nhiệt độ và máy nâng nhiệt 27 Hình 3.12: Sơ đồ minh họa thiết kế thí nghiệm CO2 28 Hình 3.13: Hệ thống thí nghiệm CO2 (pH) 28 Hình 3.14: Hệ thống thí nghiệm CO2 (pH) với nhiệt độ cao 29 Hình 4.1: Biến động nhiệt độ, pH, oxy hoà tan và CO2 trong ao tôm sú trong 24 giờ 35 Hình 4.2: Thời gian phát triển phôi của tôm sú ở hàm lượng CO2 (pH) khác nhau 37 Hình 4.3: Tỉ lệ nở của trứng tôm sú ở hàm lượng CO2 (pH) khác nhau 37 xv
- Hình 4.4: Chiều dài (mm) ấu trùng, hậu ấu trùng và tỉ lệ sống đến PL15 của tôm sú ở hàm lượng CO2 (pH) khác nhau 38 Hình 4.5: Thời gian phát triển phôi của tôm sú ở nhiệt độ khác nhau 40 Hình 4.6: Tỉ lệ nở của trứng tôm sú ở nhiệt độ khác nhau 40 Hình 4.7: Chiều dài (mm) của ấu trùng và hậu ấu trùng của tôm sú ở nhiệt độ khác nhau 41 Hình 4.8: Tỉ lệ sống đến PL15 của tôm sú ở nhiệt độ khác nhau 41 Hình 4.9: Phát triển phôi của tôm sú ở thí nghiệm ảnh hưởng kết hợp của CO2 (pH) với nhiệt độ khác nhau 44 Hình 4.10: Hàm lượng glucose (mg/100 mL) trong máu của tôm sú sau 45 ngày ở hàm lượng CO2 khác nhau 48 Hình 4.11: Hoạt tính enzyme trypsin, chymotrypsin, amylase ở ruột và amylase dạ dày của tôm sú sau 45 ngày ở hàm lượng CO2 khác nhau 49 Hình 4.12: Tỉ lệ sống (%) của tôm sú sau 45 ngày ở hàm lượng CO2 (pH) khác nhau 50 Hình 4.13: Hàm lượng glucose (mg/100 mL) của tôm sú sau 45 ngày ở nhiệt độ khác nhau 52 Hình 4.14: Hoạt tính enzyme trypsin, chymotrypsin, amylase ở ruột và amylase dạ dày tôm sú sau 45 ngày ở nhiệt độ khác nhau 53 Hình 4.15: Tỉ lệ sống (%) của tôm sú sau 45 ngày ở nhiệt độ khác nhau. 54 Hình 4.16: Hàm lượng glucose (mg/100 mL) trong máu của tôm sú sau 60 ngày ở hàm lượng CO2 (pH) khác nhau 60 Hình 4.17: Hoạt tính enzyme trypsin, chymotrypsin, amylase ở ruột và amylase ở dạ dày của tôm sú sau 60 ngày ở hàm lượng CO2 61 (pH) khác nhau Hình 4.18: Tỉ lệ sống (%) của tôm sú sau 60 ngày ở hàm lượng CO2 (pH) khác nhau 61 Hình 4.19: Hình 4.19: Cấu trúc mô mang tôm sú ở hàm lượng CO2 (pH) khác nhau. 62 Hình 4.20: Hàm lượng glucose (mg/100 mL) trong máu của tôm sú sau 60 ngày ở nhiệt độ khác nhau 65 Hình 4.21: Hoạt tính enzyme trypsin, chymotrypsin, amylase ở ruột và amylase dạ dày tôm sú sau 60 ngày ở nhiệt độ khác nhau 66 Hình 4.22: Tỉ lệ sống (%) của tôm sú sau 60 ngày ở nhiệt độ khác nhau. 66 Hình 4.23: Cấu trúc mô mang tôm sú ở các mức nhiệt độ khác nhau 67 Hình 4.24: Cấu trúc mô mang tôm sú ở thí nghiệm CO2 với nhiệt độ cao 71 Hình 4.25: Biến động nhiệt độ, pH, oxy hoà tan và CO2 ao nuôi tôm TCT 74 trong ngày đêm (24 giờ) Hình 4.26: Thời gian phát triển phôi của tôm TCT ở hàm lượng CO2 (pH) khác nhau 76 Hình 4.27: Tỉ lệ nở của tôm TCT ở hàm lượng CO2 (pH) khác nhau 77 xvi
- Hình 4.28: Chiều dài (mm) của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm TCT ở hàm lượng CO2 khác nhau 77 Hình 4.29: Tỉ lệ sống PL15 (%) của tôm TCT ở hàm lượng CO2 khác nhau 78 Hình 4.30: Thời gian phát triển phôi của tôm TCT ở nhiệt độ khác nhau 79 Hình 4.31: Tỉ lệ nở của tôm TCT ở nhiệt độ khác nhau 80 Hình 4.32: Chiều dài (mm) của ấu trùng và hậu ấu trùng của tôm TCT ở nhiệt độ khác nhau 80 Hình 4.33: Tỉ lệ sống PL15 (%) của tôm TCT ở nhiệt độ khác nhau 81 Hình 4.34: Thời gian phát triển phôi của tôm TCT ở thí nghiệm nhiệt độ với CO2 (pH) khác nhau 83 Hình 4.35: Hàm lượng glucose (mg/100 mL) của tôm TCT sau 45 ngày ở hàm lượng CO2 khác nhau 88 Hình 4.36: Hoạt tính enzyme trypsin, chymotrypsin, amylase ở ruột và amylase dạ dày tôm TCT sau 45 ngày ở hàm lượng CO2 (pH) 89 khác nhau Hình 4.37: Tỉ lệ sống (%) của tôm TCT sau 45 ngày ở hàm lượng CO2 (pH) khác nhau 89 Hình 4.38: Hàm lượng glucose (mg/100 mL) của tôm TCT sau 45 ngày ở nhiệt độ khác nhau 92 Hình 4.39: Hoạt tính enzyme trypsin, chymotrypsin, amylase ở ruột và amylase dạ dày tôm TCT sau 45 ngày ở nhiệt độ khác nhau 93 Hình 4.40: Tỉ lệ sống (%) của tôm TCT sau 45 ngày ở nhiệt độ khác nhau 93 Hình 4.41: Hàm lượng glucose (mg/100 mL) của tôm TCT sau 60 ngày ở hàm lượng CO2 khác nhau 99 Hình 4.42: Hoạt tính enzyme trypsin, chymotrypsin, amylase ở ruột và amylase ở dạ dày tôm TCT sau 60 ngày ở hàm lượng CO2 (pH) khác nhau 100 Hình 4.43: Tỉ lệ sống (%) của tôm TCT sau 60 ngày ở hàm lượng CO2 (pH) khác nhau 100 Hình 4.44: Cấu trúc mô mang tôm TCT ở hàm lượng CO2 khác nhau 101 Hình 4.45: Hàm lượng glucose (mg/100 mL) của tôm TCT sau 60 ngày ở nhiệt độ khác nhau 103 Hình 4.46: Hoạt tính enzyme trypsin, chymotrypsin, amylase ở ruột và amylase ở dạ dày tôm TCT sau 60 ngày ở nhiệt độ khác nhau 104 Hình 4.47: Tỉ lệ sống (%) của tôm TCT sau 60 ngày ở nhiệt độ khác nhau 105 Hình 4.48: Cấu trúc mô mang tôm TCT ở các mức nhiệt độ khác nhau 105 Hình 4.49: Cấu trúc mô mang tôm TCT ở nhiệt độ cao và CO2 khác nhau 110 xvii
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long FAO: Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc HCO3-: Bircabonate M1 : Mysis 1 PL1: Postlarvae 1 PL15: Postlarvae 15 ngày tuổi PTNT: Phát triển nông thôn TAN: Tổng đạm amonia TCT: Thẻ chân trắng VASEP: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Z1: Zoea 1 xviii
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái phân bố, sinh trƣởng, sinh sản và thử nghiệm nuôi sinh khối trùn chỉ (Limnodrilus hoffmeisteri Claparede, 1862)
196 p | 151 | 28
-
Luận án tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản tại đầm Nại, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
269 p | 62 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống nhân tạo nghêu lụa (Paphia undulata)
199 p | 14 | 8
-
Luận án tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu sản xuất oligochitosan và ứng dụng trong bảo quản tôm nguyên liệu sau thu hoạch
208 p | 60 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu ảnh hưởng kết hợp của nhiệt độ với một số yếu tố sinh thái lên giáp xác chân chèo (Copepoda)
25 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu ảnh hưởng kết hợp của nhiệt độ với một số yếu tố sinh thái lên giáp xác chân chèo (Copepoda)
263 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Cải thiện chất lượng giống cá sặc rằn Trichogaster pectoralis (Regan, 1910) bằng phương pháp chọn lọc
237 p | 19 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nuôi trồng Thủy sản: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh trưởng, sinh sản và nuôi sinh khối Copepoda Pseudodiaptomus annandalei Sewell, 1919 trong điều kiện biến đổi khí hậu
35 p | 13 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống nhân tạo nghêu lụa (Paphia undulata)
27 p | 14 | 6
-
Luận án tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu phát triển thức ăn viên cho cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus)
137 p | 73 | 6
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu công nghệ và thiết bị bảo quản, chế biến rong nho (Caulerpa lentillifera) quy mô công nghiệp
38 p | 71 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống nhân tạo nghêu lụa Paphia undulata (Born, 1780)
199 p | 29 | 5
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu sản xuất oligochitosan và ứng dụng trong bảo quản tôm nguyên liệu sau thu hoạch
34 p | 71 | 5
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản tại đầm Nại, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
34 p | 62 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Sử dụng cây sài đất (Wedelia chinensis) để phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra trên tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
54 p | 4 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Sử dụng cây sài đất (Wedelia chinensis) để phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra trên tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
187 p | 2 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu tạo C-type lectin tái tổ hợp và ứng dụng trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND) trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
28 p | 3 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu tạo C-type lectin tái tổ hợp và ứng dụng trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND) trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
170 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn