intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay

Chia sẻ: ViSteveballmer ViSteveballmer | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:200

98
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở luận giải một số vấn đề lý luận phát huy vai trò, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, luận án khái quát vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng TÁC GIẢ LUẬN ÁN ThS. Trịnh Xuân Ngọc
  2. 3 MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án 10 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học tiêu biểu đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết 23 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG 29 2.1. Thực chất phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 29 2.2. Những nhân tố cơ bản quy định phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 61 Chương 3 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG HIỆN NAY 79 3.1. Thực trạng thực hiện vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay 79 3.2. Những vấn đề đặt ra đối với phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay 104
  3. 4 Chương 4 GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG HIỆN NAY 118 4.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm các chủ thể phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 118 4.2. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 126 4.3. Xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, tạo động lực thúc đẩy giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội chủ động, tích cực tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 133 4.4. Tích cực hóa nhân tố chủ quan của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 142 KẾT LUẬN 155 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 158 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 159 PHỤ LỤC 172
  4. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Nền tảng tư tưởng của Đảng là hệ thống lý luận khoa học hoàn chỉnh, đã được thực tiễn kiểm nghiệm, do Đảng ta lựa chọn làm cơ sở lý luận, phương pháp luận chủ yếu, trực tiếp và nhất quán. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ vừa cấp bách, thường xuyên và lâu dài; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, của cả hệ thống chính trị. Trong đó, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Họ là những người được đào tạo cơ bản, chuyên sâu về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; lực lượng trực tiếp góp phần quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa và đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận của Quân đội nhân dân Việt Nam. Do vậy, phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết hiện nay. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, sự quan tâm chỉ đạo của người chỉ huy các cấp, đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội cơ bản khẳng định được vị trí, vai trò là lực lượng nòng cốt, trực tiếp, quan trọng trong nghiên cứu, bổ sung, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng vẫn còn những hạn chế nhất định; một bộ phận giảng viên chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nên chưa phát huy hết vai trò người giảng viên trong đổi mới nội dung, hình thức giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tham gia đấu tranh; môi trường và công tác bảo
  5. 6 đảm nhất là con người và phương tiện, trang thiết bị máy móc góp phần tạo động lực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chưa được đầu tư đúng mức, v.v.. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên đây là do một số cấp ủy, tổ chức đảng và chỉ huy ở các học viện, trường sĩ quan quân đội chưa thật sự coi trọng phát huy vai trò của giảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên có nội dung chưa đạt hiệu quả cao; một bộ phận giảng viên thiếu chủ động tự học, tự rèn, tự phát huy vai trò của mình trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang ra sức chống phá nhằm phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, gây sự hoài nghi, hoang mang, dao động, mất niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Do đó, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không chỉ là đòi hỏi tất yếu khách quan mà còn là mặt trận nóng bỏng, liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ, vận mệnh và lợi ích của quốc gia - dân tộc, là mệnh lệnh của cuộc sống. Từ những lý do trên tác giả lựa chọn vấn đề: “Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay” làm đề tài luận án, có ý nghĩa cấp thiết, sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở luận giải một số vấn đề lý luận phát huy vai trò, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, luận án khái quát vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.
  6. 7 Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò và phát huy vai trò và nhân tố quy định phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đánh giá thực trạng thực hiện vai trò và luận giải những vấn đề đặt ra trong phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay. Đề xuất giải pháp cơ bản phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về vai trò, phát huy vai trò và thực tiễn thực hiện vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy và tuyên truyền. Về không gian: Nghiên cứu, khảo sát và sử dụng số liệu của các học viện, trường sĩ quan quân đội: Học viện Quốc phòng, Học viện Lục quân, Học viện Chính trị, Học viện Hậu cần, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Quân y, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Trường Sĩ quan Thông tin, Trường Sĩ quan Chính trị. Tập trung vào giảng viên các chuyên ngành: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị học Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Hồ Chí Minh học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam để luận giải làm nổi bật vai trò của đội ngũ này trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Về thời gian: Sử dụng các số liệu, tài liệu chủ yếu từ năm 2016 đến nay.
  7. 8 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tư tưởng, lý luận, đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực ý thức hệ; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đấu tranh tư tưởng, lý luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Cơ sở thực tiễn Từ thực tiễn tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Dựa trên các báo cáo tổng kết các vấn đề lý luận và thực tiễn của các cơ quan chức năng, các học viện, trường sĩ quan quân đội về nhiệm vụ, kết quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Sử dụng kết quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả luận án liên quan đến vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành như: Phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch; hệ thống và cấu trúc; lịch sử và lôgíc; thống kê và so sánh; điều tra xã hội học; tham vấn chuyên gia. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án đưa ra được quan niệm và những nhân tố cơ bản quy định phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Xác định, luận giải những vấn đề đặt ra và đề xuất những giải pháp cơ bản phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.
  8. 9 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần bổ sung, phát triển một số vấn đề lý luận về vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, giáo dục chính trị; góp phần tư vấn, tham mưu cho lãnh đạo, chỉ huy các học viện, trường sĩ quan quân đội và các cơ quan chức năng về phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (10 tiết); kết luận; danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  9. 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án 1.1.2. Những công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Tác giả Nguyễn Hùng Hậu (2014) trong cuốn sách: Bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin [53], cho biết, trong chủ nghĩa Mác - Lênin, tính khoa học và tính cách mạng không tách rời nhau, có mối quan hệ biện chứng. Tính khoa học và tính cách mạng được biểu hiện rõ: “Một là, chủ nghĩa Mác - Lênin kế thừa trực tiếp những thành tựu của khoa học xã hội, trên tiền đề của khoa học tự nhiên; hai là, chủ nghĩa Mác - Lênin mang tính khách quan, phản ánh đúng sự thật; ba là, sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin xuất phát từ thực tiễn, phân tích xã hội trên cơ sở phương pháp khoa học” [53, tr. 34- 36]. Như vậy, có thể thấy rõ bản chất, nội dung và mối quan hệ của tính cách mạng và tính khoa học trong chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh tiếp cận, luận giải nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, trước hết là bảo vệ bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tác giả Trương Giang Long (2017) trong cuốn sách: Đấu tranh chống các quan điểm, luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh [75], đánh giá: “Tấn công vào nền tảng tư tưởng là một trong những hoạt động trọng điểm mà các thế lực thù địch tập trung hướng tới; do đó, muốn bảo vệ được nền tảng tư tưởng của Đảng, tất yếu phải đấu tranh phản bác lại các quan điểm sai trái, thù địch, phủ nhận vai trò nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” [75, tr. 7]. Các thế lực thù địch tập trung chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vì chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là “gốc” “rễ” bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa. Cần kiên
  10. 11 quyết đấu tranh, phê phán, phủ định những quan điểm, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, đồng thời khẳng định thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng đúng đắn, sáng tạo vào thực tiễn nước ta. Cuốn sách của Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị (2017) Bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới [27], đã chỉ rõ: “Việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thể nói lên việc bảo vệ hệ tư tưởng đó đối với cách mạng Việt Nam; vấn đề cốt tử là ở khả năng lan tỏa, chỉ đường, tính hấp dẫn, lôi cuốn của chủ nghĩa Mác - Lênin” [27, tr. 58]. Để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay, đòi hỏi cấp thiết đặt ra là phải kiên định, vận dụng đúng đắn, sáng tạo, đồng thời khơi dậy, phát triển và lan tỏa bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn; kịp thời đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Những nội dung trên là cơ sở để nghiên cứu sinh hình thành quan niệm bảo vệ nền tảng tư tưởng trong luận án. Tác giả Lê Hữu Nghĩa (2018) trong cuốn sách: Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên quyết đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị trong Đảng [105], khẳng định: “Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là trung thành, không dao động trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch” [105, tr. 40]. Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là hai mặt của một vấn đề thống nhất, có quan hệ biện chứng; kiên định phải trên cơ sở sáng tạo và sáng tạo phải trên cơ sở kiên định. Muốn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đòi hỏi phải giữ vững nguyên tắc: “Kiên định, vận dụng đúng đắn, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” [105, tr. 41], trong bất kỳ tính huống nào cũng không được xa rời nguyên tắc ấy. Tác giả Vũ Văn Hiền (2018) trong tác phẩm: Nhận rõ tình hình mới và các dạng quan điểm sai trái, thù địch [55], cho biết có ba dạng quan điểm sai
  11. 12 trái, thù địch, đó là: “Những quan điểm của các thế lực thù địch; những quan điểm sai trái do các phần tử phản động, thoái hóa, cơ hội chính trị, bất mãn gây ra và những quan điểm sai trái hình thành do trình độ nhận thức chính trị kém” [55, tr. 58]. Tác giả đã phân tích, làm rõ mối quan hệ giữa tình hình mới với nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch. Phải nhận diện đúng các quan điểm sai trái, thù địch mới có thể đưa ra những đối sách thích hợp đối với từng đối tượng cụ thể. Trong điều kiện hiện nay, trước sự thay đổi về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần phải tích cực học tập lý luận, để có thể nhận rõ các quan điểm sai trái, thù địch đang chống phá cách mạng nước ta. Bài viết của Phạm Đức Kiên (2018) Nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam [69], đề cập đến âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, đó là: “Cố tình phủ nhận tính cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, rêu rao quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, đối lập chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh, v.v.” [69, tr. 25]. Những nội dung trong công trình đã chỉ rõ bản chất phản cách mạng của các quan điểm sai trái, thù địch; chỉ ra mặt khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Những nội dung trên là cơ sở cho nghiên cứu sinh xây dựng, luận giải nội dung quan niệm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng gắn với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong luận án. Các tác giả: Tống Đức Thảo, Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2020) trong công trình: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới [120], cho biết, trong tình hình mới, có ba nhóm đối tượng chính đang chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng; một là, nhóm đối lập hệ tư tưởng; hai là, các thế lực thù địch về chính trị luôn chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa; ba là, những người vốn là đảng viên cộng sản nhưng tha hóa về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống”
  12. 13 [120, tr. 47]. Nhận thức rõ các nhóm đối tượng chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng như trên là cơ sở để nghiên cứu sinh luận giải nội dung đấu tranh thuộc nội hàm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong luận án. Tác giả Trần Thị Anh Đào (2020) trong bài viết: Một số giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội [33], đánh giá: “Muốn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng phải sử dụng sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân” [33, tr. 110]. Theo đó, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đòi hỏi phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể; đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, nhất là lực lượng làm công tác tư tưởng của Đảng. Trên cở sở đó, nghiên cứu sinh tiếp cận xây dựng giải pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm các chủ thể nhằm phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tác giả Nguyễn Trọng Phúc (2020) trong công trình: Xây dựng và bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng - Lịch sử và nhiệm vụ hiện nay [111], khẳng định: “Cho đến ngày nay, nhờ kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, đưa cách mạng nước ta trên con đường mới” [111, tr. 27]. Qua đó cho thấy, cần tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, truyền bá, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn; có những công trình khoa học, bài viết đấu tranh, phán bác kịp thời, có hiệu quả đối với các quan điểm sai trái, thù địch đang phủ nhận vai trò nền tảng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả Nguyễn Duy Bắc (2020) trong bài viết: Một số nội dung, phương thức, hình thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch [14], khẳng định: “Phải kết hợp chặt chẽ, đa dạng
  13. 14 các hình thức, phương pháp, tập trung tuyên truyền, giáo dục làm cho cán bộ và nhân dân hiểu rõ thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” [14, tr. 85]. Muốn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, cần phát huy sức mạnh tổng hợp, đa dạng hóa hình thức trong đấu tranh; kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ xây và chống; có phương thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng phù hợp với thực tiễn hiện nay. Cuốn sách của Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương (2020) Một số luận cứ phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đại hội XIII của Đảng, Tập 1 [67], nhận định: “Đảng ta luôn kiên quyết đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, coi đây là nhiêm vụ quan trọng, thường xuyên của cách mạng nước ta” [67, tr. 5]. Như vậy, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng bên cạnh việc khẳng định bản chất khoa học, cách mạng, nghiên cứu, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Đây là cơ sở để nghiên cứu sinh tiếp cận xem xét, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cần bám sát thực tiễn, hiểu rõ bản chất âm mưu, thủ đoạn, hành động chống phá của các thế lực thù địch, có dũng khí, kỹ năng, phương pháp đấu tranh phù hợp, hiệu quả. Trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia (2020) Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch [11], tác giả Tạ Ngọc Tấn khẳng định: “Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống lý luận khoa học mở, được phát triển không ngừng, có giá trị bền vững” [11, tr. 47]. Những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin là: Phương pháp biện chứng duy vật; quan niệm duy vật về lịch sử; lý luận về hình thái kinh tế - xã hội; lý luận về giá trị thặng dư; lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học gắn với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Những luận cứ trên đây là cơ sở để nghiên cứu sinh tiếp cận, hình thành nội dung bảo vệ bản chất khoa học cách
  14. 15 mạng của nền tảng tư tưởng, trong luận án: Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Nguyễn Bá Dương (2021) trong cuốn sách: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tiếng gọi từ trái tim, mệnh lệnh của cuộc sống [30], khẳng định: “Bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là phải kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo; kiên định con đường độc lập dân tộc, gắn với chủ nghĩa xã hội” [30, tr. 230]. Kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề có tính nguyên tắc trong lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; muốn bảo vệ được nền tảng tư tưởng của Đảng cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam. 1.1.2. Những công trình khoa học tiêu biểu liên có quan đến vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ Tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng (2012) trong công trình: Xây dựng đội ngũ trí thức quân đội trong thời kỳ mới [68], cho rằng giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội đảm nhiệm các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tham gia đấu tranh tư tưởng, lý luận; truyền thụ cho người học tri thức lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Thông qua giảng dạy, nghiên cứu khoa học họ truyền bá, khẳng định bản chất khoa học, cách mạng, nghiên cứu vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn hoạt động sư phạm; tích cực trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch. Tác giả Trần Đình Thắng (2015) trong bài viết: Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giảng viên khoa học xã hội và nhân văn của các nhà trường đại học trong quân đội hiện nay [121], đã luận giải tầm quan trọng của công tác lý luận và việc bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
  15. 16 cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn; đây là vấn đề đặt ra cấp thiết. Trong những năm qua, các nhà trường quân đội đã quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận; nhờ đó, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn đã phát triển nhận thức, nâng cao trình độ lý luận. Tuy nhiên, yêu cầu mới hiện nay, một số giảng viên nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của công tác lý luận “thậm chí còn bộc lộ sự dao động về lập trường tư tưởng, thiếu vững vàng về bản lĩnh chính trị, thoái hóa về đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật” [121, tr. 59]. Những vấn đề trên, đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là chất lượng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên ở các nhà trường quân đội. Tác giả Doãn Thị Chín (2016) trong tác phẩm: Vai trò của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị với việc đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh [26], khẳng định: “giảng viên lý luận, chính trị là các nhà nghiên cứu, nhà giáo đang công tác tại các học viện, nhà trường có nhiệm vụ nghiên cứu bổ sung, phát triển lý luận, trực tiếp giảng dạy, truyền bá lý luận; tham gia đấu tranh, chống lại mọi sự xuyên tạc, chống phá của kẻ thù” [26, tr. 3]. Công trình đã chỉ ra, giảng viên lý luận chính trị vừa là người làm công tác nghiên cứu vừa làm công tác giảng dạy. Theo đó, qua giảng dạy, khẳng định bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; qua nghiên cứu để vận dụng đúng đắn, sáng tạo trong thực tiễn. Từ đó, khẳng định giá trị lịch sử, ý nghĩa thời đại, sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay; đấu tranh vạch trần bản chất, tác hại các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng. Tác giả Bùi Hải Dương (2017) trong bài viết: Vai trò của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ở các trường chính trị trong công tác tư tưởng [31], cho biết: “Đội ngũ giảng viên lý luận chính trị có là lực lượng chủ yếu, trực tiếp trong nghiên cứu, vận dụng phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” [31, tr. 55]. Vai trò của giảng viên được biểu hiện thông qua giảng dạy,
  16. 17 nghiên cứu khoa học; thể hiện qua một số nội dung: một là, nghiên cứu, vận dụng đúng đắn, sáng tạo và truyền bá bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hai là, trong xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị và tổ chức; ba là, vai trò quan trọng trong đấu tranh tư tưởng, lý luận. Tác giả Đỗ Văn Trường (2018) trong công trình: Vai trò của trí thức khoa học xã hội và nhân văn quân sự trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị hiện nay [132], chỉ rõ việc thực hiện vai trò của giảng viên vẫn còn những hạn chế như: “Nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển tri thức, nhất là những tri thức lý luận Mác - Lênin hiệu quả chưa cao. Việc đào tạo, bồi dưỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu” [132, tr. 103], ... Những nội dung trên là cơ sở để tác giả luận án tiếp cận cách luận giải, đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong luận án. Tác giả Trần Thanh Sơn (2019) trong bài viết: Mấy vấn đề về công tác đạo tạo, bồi dưỡng giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay [119], khẳng định đội ngũ giảng viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo. Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên luôn được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ và đạt kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, để đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn, cần tiếp tục có những giải pháp đồng bộ, khả thi. Tác giả cho rằng: “Phải đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên; chú trọng bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị, các kỹ năng đấu tranh” [119, tr. 97]. Tập trung đổi mới nội dung bồi dưỡng về lý luận chính trị theo đúng tinh thần Nghị quyết số 37/NQ-TƯ ngày 09 tháng 11 năm 2014 và Nghị quyết số 32/NQ-TƯ ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị. Nội dung luận giải trên đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu
  17. 18 sinh tiếp cận hình thành giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong luận án. Tác giả Phạm Thanh Giang (2019) trong cuốn sách: Phát triển nguồn lực giảng viên khoa học xã hội và nhân văn chất lượng cao trong các học viện quân đội hiện nay [50], đã đề cập đến vai trò quan trọng của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn có quan hệ chặt chẽ với việc tạo động lực và tự phát huy của chính đội ngũ này. Công trình chỉ rõ: “Tự học tập, tự rèn luyện, tự tu dưỡng để ngày càng nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ lý luận và kỹ năng đấu tranh là nhân tố quyết định suy đến cùng hiệu quả phát huy” [50, tr. 51]. Trên cơ sở đánh giá vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, tác giả cho rằng muốn phát triển nguồn nhân lực giảng viên khoa học xã hội và nhân văn chất lượng cao đòi hỏi phải phát triển nhân tố chủ quan của họ. Đây là cơ sở để nghiên cứu sinh luận giải các nhân tố quy định phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ này trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tác giả Nguyễn Thị Hạnh (2019) trong bài viết: Vai trò của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam [52], cho rằng: “Giảng viên lý luận chính trị là lực lượng chủ yếu, trực tiếp truyền bá bản chất khoa học, cách mạng, vận dụng phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” [52, tr. 131]. Biểu hiện cụ thể của các vai trò là: “một là, định hướng nhận thức cho người học; hai là, kiểm nghiệm và phát hiện mức độ đúng sai trong thực tiễn; từ đó chắt lọc, truyền thụ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật hiện đại đã mang lại hiệu quả cao góp phần phát huy tốt vai trò của giảng viên lý luận trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Đây cũng là cơ sở, tiền đề để tiếp tục khẳng định bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn hiện nay.
  18. 19 1.1.3. Những công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Tác giả Lương Thương Quyến (2012) trong cuốn sách: Nâng cao hơn nữa vai trò của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay [116], cho rằng: “Đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự có điều kiện và khả năng tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận thông qua nghiên cứu, giảng dạy” [57, tr. 54]. Để tham gia đấu tranh có chất lượng, hiệu quả đòi hỏi mỗi giảng viên phải “hiểu rõ bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có tư duy khoa học, sắc bén về lý luận, có dũng khí đấu tranh” [57, tr. 55]. Vì vậy, cần phải kết hợp chặt chẽ hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học với thực tiễn đấu tranh; đảm bảo thông tin đầy đủ, nhiều chiều, kịp thời về những quan điểm, tư tưởng sai trái cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn biết để họ đấu tranh, phản bác. Tác giả Nguyễn Đình Bắc (2013) trong công trình: Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị trong đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay [15], đã chỉ rõ nguyên nhân hạn chế trong phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị trong đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay đó là: “Do nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể; do năng lực đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên chưa đáp ứng; do các chủ thể chưa xây dựng được môi trường và điều kiện thực sự thuận lợi để phát huy vai trò của đội ngũ này tích cực tham gia đấu tranh” [15, tr. 45-56]. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra hệ thống giải pháp phát đó là: Đổi mới tư duy, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể; tạo lập môi trường cho đấu tranh và giải pháp tích cực hóa vai trò tự phát huy của chính giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong đấu tranh tư tưởng, lý luận. Những luận giải trên là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh tiếp cận cách thức đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp trong luận án.
  19. 20 Tác giả Lê Thành Long (2015) trong cuốn sách: Vai trò của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam trong phòng, chống “diễn biến hòa bình” hiện nay [76], đã đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản phát huy vai trò của giảng viên lý luận chính trị, trong đó tập trung: “Nâng cao nhận thức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống “diễn biến hòa bình” của các chủ thể; xây dựng môi trường thuận lợi, đổi mới chế độ, chính sách; bồi dưỡng lý luận đối với giảng viên ở các nhà trường quân đội” [76, tr. 147]. Điều đó cho thấy, để phát huy vai trò của giảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, yếu tố tiên quyết là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể lạnh đạo, chỉ huy nhà trường, các khoa giáo viên; chú trọng đổi mới tư duy về phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là rất cần thiết; cần phải tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi và động lực thúc đẩy giảng viên phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tác giả Nguyễn Văn Bạo (2016) trong cuốn sách: Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị với đấu tranh phòng, chống “tự diện biến”, “tự chuyển hóa” trong quân đội [12], đánh giá quá trình đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” còn bộc lộ một số hạn chế chưa thực sự tương xứng với vị trí và tiềm năng của họ. Chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, tác giả cho rằng: “Xuất phát từ sự tác động của các cơ chế, chính sách đãi ngộ chưa tương xứng; giảng viên thiếu thông tin phản diện, thiếu cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật để đấu tranh; chất lượng giáo dục, đào tạo còn có mặt hạn chế, một số giảng viên thiếu nỗ lực trong học tập, rèn luyện…” [12, tr. 80 - 81]. Để phát huy vai trò của giảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cần phải tìm ra được nguyên nhân đang chi phối hoạt động của họ; đồng thời phải có cơ chế, chính sách, chủ động cung cấp thông tin; trang bị cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và tạo động lực thúc đẩy giảng viên tham gia vào hoạt động này.
  20. 21 Các tác giả: Lê Anh Thơ, Nguyễn Sỹ Họa (2017) trong cuốn sách: Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn của các nhà trường quân đội trong đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay [123], cho rằng: Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong đấu tranh tư tưởng, lý luận “là tổng hợp cách thức, biện pháp tác động hợp quy luật của các chủ thể nhằm làm cho những thế mạnh của giảng viên ngày càng được nâng lên thành nhận thức, bản lĩnh chính trị, trách nhiệm, đấu tranh phản bác, vạch trần những quan điểm, tư tưởng sai trái, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội” [123, tr. 31]. Như vậy, phát huy vai trò của giảng viên trong đấu tranh tư tưởng, lý luận thực chất là sự tác động của các tổ chức, các lực lượng làm chuyển hóa các yếu tố thuộc chủ thể người giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, lan tỏa thông tin, định hướng chính trị đến người học, qua đó giúp họ chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch một cách hiệu quả. Tác giả Cao Văn Trọng (2017) trong công trình: Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay [130], đã đánh giá tổng quát về chủ thể, nội dung, phương thức đấu tranh tư tưởng, lý luận của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn. Tham gia đấu tranh tư tưởng là trách nhiệm chính trị của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trực tiếp là cơ quan chức năng và đội ngũ những người làm công tác tư tưởng của Đảng, trong đó có giảng viên lý luận chính trị. Công trình đã chỉ ra đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên “phụ thuộc vào chất lượng đào tạo tại trường và chất lượng bồi dưỡng trong quá trình công tác; phụ thuộc vào môi trường bảo đảm đấu tranh ở các nhà trường quân đội và phụ thuộc vào nỗ lực phấn đấu tự học tập, tự rèn luyện của chính họ” [130, tr. 38-56]. Những nội dung trên là những gợi mở khoa học, là cơ sở lý luận, thực tiễn để nghiên cứu sinh tiếp cận, hình thành những nhân tố quy định phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1