intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:204

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Huy động vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Nghệ An" trình bày các nội dung chính sau: Lý luận và kinh nghiệm về huy động vốn đầu tư cho phát triển du lịch; Thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển du lịch tại tỉnh Nghệ An. Chương 3. Hoàn thiện huy động vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Nghệ An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THANH HUYỀN HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THANH HUYỀN HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN DẦN 2. TS. BẠCH THỊ THANH HÀ HÀ NỘI - 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Huyền
  4. ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG........................................... Error! Bookmark not defined. MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .........................................................................1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .........................2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .......................................................10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................11 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................11 6. Những đóng góp mới của luận án ..........................................................................14 7. Kết cấu luận án .......................................................................................................15 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH ...........................................................................16 1.1. PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ..........16 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của du lịch ............................................................... 16 1.1.2. Khái niệm, nội dung, các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch ...................... 20 1.1.3. Khái niệm và vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển du lịch .................... 24 1.2. HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH ........................... 26 1.2.1. Khái niệm huy động vốn đầu tư cho phát triển du lịch................................. 26 1.2.2. Nội dung huy động vốn đầu tư cho phát triển du lịch .................................. 26 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá huy động vốn đầu tư cho phát triển du lịch................ 31 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư cho phát triển du lịch .......... 32 1.3. KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC CHO TỈNH NGHỆ AN ..................................................................................................................35 1.3.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương ............................................................... 35 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Nghệ An ....................................................... 47 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 49
  5. iii CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH NGHỆ AN .................................................................50 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN ..................................................................................................................50 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An................................................................................... 50 2.1.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2022 ............. 53 2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016 - 2022 ............................................................. 61 2.2.1. Huy động vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ............................................... 63 2.2.2. Huy động vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, người dân ................................. 84 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016 - 2022 .............................101 2.3.1. Những kết quả đạt được .............................................................................. 101 2.3.2. Những hạn chế ............................................................................................ 103 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................................... 109 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................113 CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN .......................................................................114 3.1. BỐI CẢNH, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ QUAN ĐIỂM HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TỈNH NGHỆ AN..............................114 3.1.1. Bối cảnh, định hướng, mục tiêu phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2030 ...... 114 3.1.2. Quan điểm huy động vốn đầu tư cho phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An.......... 122 3.2. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2030 ....................................................................................123 3.2.1. Nhóm các giải pháp chung .......................................................................... 123 3.2.2. Nhóm các giải pháp cụ thể cho các nguồn vốn đầu tư nhằm phát triển du lịch tỉnh Nghệ An .................................................................................. 124 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ......................................................................................139
  6. iv 3.3.1. Kiến nghị đối với Quốc hội......................................................................... 139 3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan ...................... 140 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .........................................................................................141 KẾT LUẬN ................................................................................................................142 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ..................................................................................................................144 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................145 PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ CQĐP Chính quyền địa phương CSĐTDL Cơ sở đào tạo du lịch CSHT Cơ sở hạ tầng CSLT Cơ sở lưu trú CSVC Cơ sở vật chất DN Doanh nghiệp GNP Tổng sản lượng quốc gia HĐND Hội đồng nhân dân KTXH Kinh tế - xã hội KHCN Khoa học công nghệ NĐT Nhà đầu tư NNL Nguồn nhân lực NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách nhà nước NSTW Ngân sách trung ương PTDL Phát triển du lịch QL Quốc lộ SPDL Sản phẩm du lịch TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân VĐT Vốn đầu tư
  8. vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Số lượt khách du lịch đến với tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2022 .......54 Biểu đồ 2.2. Doanh thu ngành du lịch của Nghệ An giai đoạn 2016-2022 ................57 Biểu đồ 2.3. GRDP ngành du lịch của Nghệ An giai đoạn 2016-2022 ......................58 Biểu đồ 2.4. Lực lượng ngành du lịch của Nghệ An giai đoạn 2016-2022 ................59 Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng đóng góp cho NSĐP của ngành du lịch ..................................60 Biểu đồ 2.6. NSĐP cho đầu tư phát triển CSHT du lịch Nghệ An giai đoạn 2016- 2022 ........................................................................................................69 Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ phân bổ của NSĐP cho các loại hình sản phẩm du lịch Nghệ An giai đoạn 2016- 2022........................................................................71 Biểu đồ 2.8. NSĐP phân bổ cho đào tạo NNL du lịch Nghệ An giai đoạn 2016- 2022 ....75 Biểu đồ 2.9. NSĐP cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2022 ............................................................... 79 Biểu đồ 2.10. Nguồn vốn của DN đầu tư cho phát triển dịch vụ du lịch giai đoạn 2016-2022 .............................................................................................. 93 Biểu đồ 2.11. Tỷ lệ VĐT của DN vào các loại hình dịch vụ giai đoạn 2016-2022 .....94 Biểu đồ 2.12. VĐT DN cho các hình thức đào tạo NNL du lịch giai đoạn 2016-2022 .......98
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Quy mô VĐT toàn xã hội và ngành du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2022 ................................................................................................ 61 Bảng 2.2. Cơ cấu VĐT cho PTDL tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2022 ..................62 Bảng 2.3. Nhu cầu VĐT và VĐT huy động được cho PTDL giai đoạn 2016-2022 .....62 Bảng 2.4. Vốn huy động từ NSNN cho PTDL tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2022 .....65 Bảng 2.5. VĐT NSĐP cho PTDL tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2022 ...................67 Bảng 2.6. NSĐP đã giải ngân cho đầu tư xây dựng CSHT theo từng hạng mục trong lĩnh vực du lịch tỉnh Nghệ An ........................................................68 Bảng 2.7. Tình hình giải ngân VĐT công của dự án vay ODA năm 2022 ..............83 Bảng 2.8. VĐT của các DN cho phát triển các dịch vụ du lịch ở Nghệ An từ 2016-2022 ................................................................................................ 92 Bảng 2.9. VĐT của cộng đồng dân cư cho phát triển các dịch vụ du lịch ở Nghệ An từ 2016-2022 ............................................................................94 Bảng 2.10. Nguồn VĐT của DN cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2022...........................................................................97
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ở hầu hết các nước trên thế giới, du lịch đang là ngành nghề kinh tế trọng điểm của đất nước và được chính phủ các nước quan tâm đầu tư. Trong thời kỳ đời sống con người càng phát triển mạnh mẽ hiện nay, ngành du lịch càng thể hiện được vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đất nước. Du lịch là chìa khóa giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách đa dạng, tác động mạnh mẽ đến GDP, NSNN, VĐT, công nghệ hiện đại, văn hoá đất nước… Du lịch giúp thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế, phân công lao động thông qua các hoạt động kinh doanh du lịch. Du lịch còn là hình thức góp phần quảng bá hình ảnh đất nước với các quốc gia trên thế giới, tạo điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm, ứng dụng KHCN tiên tiến, có cơ hội mở rộng liên kết với các tuyến du lịch thế giới. Có thể nói vai trò của ngành du lịch với kinh tế là hết sức quan trọng, việc mở rộng đẩy mạnh PTDL là một xu hướng phát triển tất yếu của tất cả các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chiến lược PTDL Việt Nam đến 2030 đã nêu rõ mục tiêu PTDL:“PTDL thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại”[18]. Để du lịch đạt được mục tiêu trên, một trong những giải pháp vô cùng quan trọng được Việt Nam và các địa phương trong nước đưa ra là huy động các nguồn VĐT cho PTDL. Bên cạnh đó, các cơ chế chính sách cần được ban hành đầy đủ nhằm huy động tối đa các nguồn VĐT cho PTDL để du lịch thực sự khẳng định được vị thế là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Nghệ An là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước. Với đặc điểm địa lý tự nhiên đa dạng, có biên giới, miền núi, đồng bằng, sông, biển…có thể ví Nghệ An như một đất nước Việt Nam thu nhỏ. Nghệ An còn là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh với khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên. Đó là những lợi thế quan trọng của Nghệ An cho PTDL. Sự phát triển của ngành du lịch Nghệ An thời gian qua đã tạo ra nguồn ngân sách không nhỏ, thu hút VĐT, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho tỉnh Nghệ An. Du lịch Nghệ An còn tác động tích cực tới các ngành nghề kinh tế có liên quan, góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm
  11. 2 nghèo, tạo ra nhiều việc làm và có thu nhập thường xuyên cho người lao động. Hoạt động của ngành du lịch cũng làm thay đổi đáng kể diện mạo và cải thiện điều kiện dân sinh tại các vùng của tỉnh Nghệ An. Giai đoạn 2016-2022 ngành du lịch đóng góp 3,15% tổng sản phẩm trên địa bàn, đóng góp 1.160,85 tỷ đồng và chiếm gần 2% trong tổng thu NSNN toàn tỉnh. Ngành du lịch Nghệ An đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như trên là do chính quyền cấp tỉnh đã coi trọng công tác huy động VĐT cho PTDL. Tỉnh xem VĐT là một nguồn lực tài chính rất quan trọng để thúc đẩy ngành du lịch phát triển. VĐT cho PTDL tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2022 chủ yếu được huy động từ nguồn vốn trong nước là nguồn vốn NSNN và nguồn vốn ngoài NSNN. Có thể nói, VĐT vào du lịch Nghệ An đã cung cấp nguồn lực cần thiết cho PTDL. VĐT này góp phần xây dựng CSHT du lịch, tăng chất lượng dịch vụ du lịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng SPDL, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch, ứng dụng KHCN, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về du lịch…. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, công tác khơi thông và huy động VĐT để PTDL Nghệ An thời gian qua còn nhiều khó khăn, bất cập. Kết quả huy động VĐT cho PTDL của tỉnh chưa được như kỳ vọng. Lượng VĐT huy động còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch địa phương. Bên cạnh đó, hình thức huy động VĐT cho PTDL chưa đa dạng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên, song có thể thấy một trong các nguyên nhân quan trọng là do các giải pháp huy động VĐT từ phía chính quyền cấp tỉnh còn thiếu đồng bộ và các cơ chế khuyến khích của tỉnh chưa đủ mạnh để thu hút các nguồn lực đầu tư vào PTDL của tỉnh. Trước thực tiễn đó, việc nghiên cứu để hoàn thiện huy động VĐT cho PTDL tỉnh Nghệ An là yêu cầu cấp thiết cần đặt ra. Với những lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Huy động VĐT cho PTDL tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Huy động VĐT cho PTDL đang là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước quan tâm đặc biệt. Cho đến nay, đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu được công bố nghiên cứu liên quan đến PTDL và huy
  12. 3 động VĐT cho PTDL. Trong quá trình nghiên cứu viết luận án, NCS đã tìm hiểu và đọc nhiều tài liệu tiêu biểu như sau: 2.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch Phạm Thị Thu Hà (2018), Luận án tiến sĩ kinh tế “Sử dụng công cụ tài chính vĩ mô PTDL Việt Nam” [34]. Luận án đã nghiên cứu lý luận về PTDL, sử dụng các công cụ tài chính vĩ mô cho PTDL: thuế, chi NSNN và tín dụng nhà nước. Công trình cũng đã nghiên cứu thực trạng du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2016; đánh giá kết quả đạt được và đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân PTDL Việt Nam, đặc biệt những công cụ tài chính vĩ mô mà ngành du lịch Việt Nam đã sử dụng nhưng hiệu quả chưa cao. Trên cơ sở phân tích thực trạng, công trình đã đề xuất được những giải pháp căn bản có tính đồng bộ, khả thi nhằm hoàn thiện sử dụng các công cụ tài chính vĩ mô cho PTDL. Tuy nhiên luận án cũng chỉ mới nghiên cứu về các công cụ tài chính vĩ mô cho PTDL Việt Nam nói chung mà chưa đi sâu vào huy động VĐT cho PTDL cho một địa phương cụ thể. Chu Văn Yêm (2004), Luận án tiến sĩ kinh tế “Các giải pháp tài chính nhằm PTDL Việt Nam đến năm 2010” [107]. Công trình đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận cơ bản về khái niệm, vai trò của tài chính đối với PTDL. Phân tích tác động tích cực và hạn chế của việc sử dụng các giải pháp tài chính như: chính sách thu chi NSNN, chính sách tiền tệ, tín dụng và bảo hiểm đối với PTDL Việt Nam giai đoạn 1996-2002. Trên cơ sở thực trạng, công trình đã đề xuất định hướng, giải pháp tài chính quan trọng như: tăng cường đầu tư NSNN cho du lịch, giải pháp về tín dụng, bảo hiểm… nhằm PTDL Việt Nam đến năm 2010. Công trình đã đưa ra được các giải pháp tài chính có ý nghĩa đối với PTDL Việt Nam, tuy nhiên, các giải pháp này chỉ phù hợp trong phạm vi quốc gia Việt Nam chứ không phải cho phạm vi một địa phương cụ thể cũng chưa đi sâu vào huy động VĐT cho PTDL cho một địa phương cụ thể. Nguyễn Tư Lương (2016), Luận án tiến sĩ “Chiến lược PTDL bền vững tỉnh Nghệ An đến năm 2020” [48]. Công trình đã làm rõ Nghệ An là một vùng đất có tiềm năng PTDL tương đối thuận lợi với nhiều tiềm năng PTDL. Trong công trình này tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng các điều kiện nhằm xây dựng chiến lược PTDL bền vững tỉnh Nghệ An, đánh giá được các quan điểm, nhận thức về PTDL của
  13. 4 tỉnh Nghệ An cũng như đánh giá được các mục tiêu về khách du lịch, về thu nhập du lịch và đóng góp của du lịch vào GDP của tỉnh cũng như các mục tiêu về xã hội, môi trường của tỉnh. Bên cạnh đó, công trình cũng đưa ra cái nhìn khái quát về công tác xác định thị trường khách du lịch cũng như công tác xác định tiềm năng của tỉnh kết hợp cùng việc phân tích thuận lợi và khó khăn trong hoạt động du lịch của tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, luận án phân tích thực trạng công tác xây dựng và thực hiện hoạt động du lịch trên các lĩnh vực phát triển thị trường và phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, công tác đầu tư PTDL, phát triển NNL phục vụ du lịch, PTDL theo lãnh thổ, tổ chức quy hoạch du lịch, xây dựng cơ chế, chính sách PTDL, công tác quản lý nhà nước về du lịch; từ đó đưa ra những kết luận về những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề tài đưa ra quan điểm xây dựng chiến lược PTDL bền vững của tỉnh Nghệ An và đề xuất các giải pháp trong đó có giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư để PTDL Nghệ An theo hướng bền vững. Có thể thấy, luận án rất có ý nghĩa đối với sự phát triển ngành du lịch Nghệ An, tuy nhiên, các giải pháp này chỉ phù hợp trong phạm vi quốc gia Việt Nam chứ không phải cho phạm vi một địa phương cụ thể cũng chưa đi sâu vào huy động VĐT cho PTDL cho một địa phương cụ thể. Lê Đức Viên (2017), Luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài “PTDL thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững” [103]. Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến PTDL theo hướng bền vững như: khái niệm PTDL bền vững đầy đủ hơn; các tiêu chí đánh giá về du lịch theo hướng bền vững; các nhân tố ảnh hưởng đến PTDL bền vững làm cơ sở phân tích, đánh giá, bao gồm: (1) Nhân tố thuộc điều kiện kinh tế; (2) Nhân tố thuộc điều kiện xã hội; (3) Nhân tố thuộc điều kiện môi trường; (4) Nhân tố thuộc về công tác quản lý Nhà nước; vận dụng mô hình SWOT để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu cũng như thời cơ và thách thức đối với PTDL theo hướng bền vững tại Đà Nẵng, tạo cơ sở để xây dựng hệ thống các giải pháp một cách khách quan và khoa học. Luận án đã vận dụng các mô hình hồi quy dãy số thời gian (time series regression) cho dự báo khách du lịch đến Đà Nẵng vào năm 2020 và đưa ra các giải pháp đồng bộ, có cơ sở khoa học và tính khả thi nhằm PTDL Đà Nẵng nhanh theo hướng bền vững đến năm 2020. Nghiên cứu chủ yếu đưa ra các
  14. 5 giải pháp PTDL thành phố Đà Nẵng theo hướng phát triển bền vững mà chưa đi sâu vào nghiên cứu các giải pháp huy động VĐT cho PTDL. Trịnh Thị Thuỳ (2022), Luận án tiến sĩ kinh tế “Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tỉnh Thanh Hoá” [104]. Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về PTDL bền vững, tài chính và giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững. Các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững đó là chi NSNN, chính sách tín dụng và chính sách thuế. Kinh nghiệm sử dụng các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững ở một số tỉnh, thành phố tại Việt Nam và bài học rút ra đối với tỉnh Thanh Hóa. Từ đó, luận án phân tích thực trạng các giải pháp tài chính chủ yếu thúc đẩy PTDL tỉnh Thanh Hóa, đồng thời đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của các hạn chế trong quá trình thực hiện giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL tỉnh Thanh Hóa. Bám sát các mục tiêu phát triển KTXH, mục tiêu và phương hướng PTDL tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, luận án đã đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp tài chính, các giải pháp hỗ trợ và một số kiến nghị tới Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành liên quan nhằm tạo điều kiện thúc đẩy du lịch tỉnh Thanh Hoá phát triển bền vững. Như vậy, luận án chủ yếu đưa ra các giải pháp tài chính PTDL hướng phát triển bền vững mà chưa đi sâu vào nghiên cứu các giải pháp huy động VĐT cho PTDL. 2.2. Các công trình nghiên cứu về huy động VĐT cho phát triển du lịch Hoàng Văn Hoàn (2010), Luận án tiến sĩ “Xúc tiến đầu tư PTDL Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” [42]. Công trình đã phân tích thực trạng công tác xúc tiến đầu tư PTDL trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, tác giả đề ra các giải pháp để đẩy mạnh xúc tiến đầu tư PTDL Hà Nội trong thời gian tới như: (1) Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư bao gồm cải các mạnh mẽ thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong xúc tiến đầu tư du lịch, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách thu hút đầu tư du lịch; (2) Nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch như xây dựng thông điệp xúc tiến đầu tư du lịch rõ ràng, nhất quán, nâng cao chất lượng các ấn phẩm tài liệu xúc tiến đầu tư du lịch, tăng cường vận động xúc tiến đầu tư nước ngoài, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công tác trong xúc tiến đầu tư du lịch, đẩy mạnh vai trò của các công cụ xúc tiến đầu tư du lịch, hoàn thiện việc lập kế
  15. 6 hoạch ngân quỹ cho xúc tiến đầu tư du lịch, kiểm soát, đánh giá kết quả hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch; (3) Giải pháp về xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư du lịch. Như vậy, công trình đề cập tới một số công cụ để xúc tiến đầu tư cho PTDL tại một địa phương, không bao quát toàn diện việc huy động VĐT cho một địa phương cụ thể. Lê Văn Minh (2006), Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch”, Viện Nghiên cứu và PTDL [49]. Nghiên cứu đã hệ thống hoá các khái niệm về du lịch, vai trò và kinh nghiệm thực tiễn của đầu tư phát triển đối với các khu du lịch trong nước. Nghiên cứu đã phân tích rõ thực trạng về hoạt động đầu tư phát triển ở các khu du lịch Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp khuyến khích và thu hút đầu tư phát triển các khu du lịch như: (1) Giải pháp về xây dựng, quản lý và thực hiện quy hoạch các khu du lịch; (2) Giải pháp về quyền sử dụng đất đai ở các khu du lịch; giải pháp về đầu tư phát triển các khu du lịch; (3) Giải pháp về huy động các nguồn VĐT phát triển khu du lịch; (4) Giải pháp về cơ chế chính sách tài chính, thuế trong đầu tư phát triển các khu du lịch… Như vậy, nghiên cứu đã đưa ra được hệ thống giải pháp khuyến khích và thu hút đầu tư phát triển các khu du lịch ở Việt Nam mà chưa đề cập sâu đến giải pháp huy động VĐT cho PTDL, đặc biệt là trên góc độ của địa phương cấp tỉnh. Đinh Thị Hải Hậu (2014), Luận án tiến sĩ kinh tế “Huy động VĐT cho phát triển NNL du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [38]. Nghiên cứu đã làm sáng tỏ một số nội dung lý luận cơ bản liên quan đến huy động VĐT cho phát triển NNL du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như: khái niệm du lịch, NNL du lịch, đặc điểm, kênh huy động vốn, chỉ tiêu đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng và kinh nghiệm huy động VĐT cho phát triển NNL du lịch của một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học vận dụng cho Việt Nam. Trên cơ sở phân tích thực trạng huy động VĐT cho phát triển NNL du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2013, nghiên cứu đã đề xuất được hệ thống giải pháp đồng bộ, có tính khả thi nhằm tăng cường hoạt động huy động VĐT cho phát triển NNL du lịch Việt Nam. Các giải pháp mà công trình đưa ra chỉ có ý nghĩa đối với NNL trên phạm vi của một quốc gia mà không phải cho phạm vi địa phương. Mặt khác, giải pháp huy động vốn chưa đề cập đến các yếu tố khác của du lịch như: CSHT, quảng bá xúc tiến du lịch, SPDL…
  16. 7 “Private enterprise in Mexican tourism” (DN tư nhân trong du lịch ở Mêhicô) của Liên đoàn phòng thương mại, dịch vụ và du lịch quốc gia Mêhicô [110]. Bài viết đã đề cập đến chính sách thu hút đầu tư tư nhân vào PTDL và những chính sách mà chính phủ Mêhicô ban hành để thu hút đầu tư PTDL. Để có thể hình thành những cơ sở du lịch, chính phủ Mêhicô đã ban hành chương trình hành động để quảng bá, xúc tiến đầu tư của DN tư nhân vào du lịch. Trong chương trình hành động này, chính phủ đã đề xuất với tổng thống Mehicô là phát triển vận tải hàng không, bổ sung các tuyến hàng không đến các trung tâm du lịch và các tuyến vận tải hàng không mới. Tiếp đó là đề xuất xây dựng các trạm dịch vụ xăng dầu có vị trí chiến lược để khuyến khích du lịch đường cao tốc. Việc cải thiện vận tải hàng không và đường biển đã được Bộ truyền thông và vận tải thực hiện và nếu biên giới Mexico có giao thông thuận lợi, chính phủ Mexico có thể làm tăng đáng kể lượng khách là những người đến từ các bang miền nam Hoa Kỳ. Chính phủ Mêhicô cũng thiết lập các chương trình đào tạo nhân lực trong ngành du lich bao gồm các khóa học về các chủ đề như lập kế hoạch và phát triển SPDL, quảng bá du lịch, tiếp thị du lịch và hoạch định chiến lược của ngành, kiểm soát chi phí và cung cấp thực phẩm và đồ uống trong nhà hàng, kế toán khách sạn, kỹ thuật chờ bàn, tiếp tân và dọn phòng và nhiều hoạt động khác trong dịch vụ du lịch. Chính phủ quan tâm giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan đến vai trò của mình mà các nhà cung cấp dịch vụ và tổ chức du lịch yêu cầu. “Attracting Investment in Tourism” (Thu hút đầu tư vào du lịch) của Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA), Ngân hàng thế giới [121]. Công trình này đưa ra những nhân tố để thu hút các DN đầu tư vào PTDL ở Tanzania. Các nhân tố được đưa ra ở đây bao gồm những thuận lợi mà các NĐT vào du lịch mong muốn khi tiến hành bỏ VĐT. Cụ thể là: (1) Tài sản và kết cấu hạ tầng. Về tài sản du lịch, đó là các tài sản về tự nhiên, văn hóa, lịch sử và khảo cổ bao gồm các nơi nổi tiếng như: Khu bảo tồn, công viên quốc gia, công viên biển, di tích lịch sử… Về kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch đó là các khách sạn, nhà nghỉ và các công trình giao thông. (2) Quy hoạch tổng thể PTDL. Theo các tác giả của công trình này, quy hoạch tổng thể PTDL sẽ định hướng cho các NĐT tìm nơi đầu tư phù hợp với dịch vụ du lịch mà mình cung cấp, qua đó, nhà nước cũng xây dựng được kế hoạch đầu tư của mình để thu hút các NĐT, đảm bảo
  17. 8 cho PTDL một cách hiệu quả và bền vững. (3) Xây dựng lợi thế cạnh tranh. Mục đích của việc chính phủ xây dựng lợi thế cạnh tranh là để tăng sức hấp dẫn đầu tư đối với các NĐT. Lợi thế cạnh tranh đó là: bằng cách gia tăng giá trị sản phẩm dịch vụ, thông qua phân khúc thị trường và thông qua sự khác biệt hóa sản phẩm. (4) Chính phủ. Theo công trình nghiên cứu này, để thu hút đầu tư, chính phủ cần ban hành các chính sách về thuế, hỗ trợ đầu tư, công nhận đầu tư của khu vực tư nhân là động lực tăng trưởng du lịch, chính phủ phải cải cách bộ máy để tạo điều kiện thuận lợi cho NĐT thực hiện các thủ tục hành chính. (5) Hoạt động xúc tiến đầu tư. Nhân tố này bao gồm các hoạt động như cung cấp các thông tin cần thiết cho NĐT, giới thiệu cơ chế hỗ trợ NĐT, giải quyết những vấn đề vướng mắc cho các NĐT, tạo thuận lợi cho đầu tư vào du lịch. “Tourism investment and finance” (Đầu tư du lịch và tài chính) của Jim Phillips và Jamie Faulkner [116]. Công trình này đề cập đến một nhân tố quan trọng trong thu hút đầu tư vào du lịch đó là xu hướng của khách du lịch. Theo các tác giả, khi internet, truyền thông xã hội, phương tiện giao thông ngày càng thuận lợi cho phép khách du lịch thực hiện các chuyến đi theo sở thích riêng của mình thì các điểm đến mới nổi là nơi hấp dẫn khách du lịch, do đó, xu hướng này của du khách sẽ là định hướng để các NĐT bỏ vốn vào những địa điểm mới này. Khi các mối đe dọa môi trường vì sự gia tăng dân số, sự mở rộng nhanh chóng của các ngành công nghiệp khai thác (dầu, khí đốt, khoáng sản) và biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng gia tăng thì du lịch sinh thái là lựa chọn hàng đầu của du khách. Do đó, đầu tư vào du lịch sinh thái cũng thu hút được các DN kinh doanh du lịch quan tâm. Theo các tác giả, PTDL bền vững cũng là kinh doanh thông minh, khi ngày càng nhiều du khách tìm kiếm các điểm đến nghỉ mát thân thiện với môi trường. Vì vậy, xu hướng du lịch của du khách tác động rất lớn đến quyết định của các NĐT. “ASEAN Tourism Investment Guide” (Hướng dẫn đầu tư vào du lịch ASEAN) của Tổ chức du lịch quốc gia ASEAN [108]. Trong cuốn sách này, tác giả đã nêu rõ các chính sách thu hút đầu tư của các nước ASEAN vào PTDL để kêu gọi đầu tư từ các NĐT vào du lịch của các nước này. Tác giả đề cập đến chính sách thu hút đầu tư vào du lịch ở những nước có hoạt động du lịch phát triển và hiệu quả như Maylaysia,
  18. 9 Thái Lan. Đối với Maylaysia chính sách thu hút đầu tư PTDL là thúc đẩy cả FDI và đầu tư trong nước (DI) vào PTDL. Một số chính sách chúng ta có thể thấy rõ sự ưu đãi và ràng buộc của chính phủ Malaysia như chính sách ưu đãi tài chính và thuế. Đối với Thái Lan, chính sách thu hút đầu tư vẫn là nền tảng cho sự thành công về thu hút đầu tư. Chính phủ Thái Lan đã thiết lập các nguồn lực để hỗ trợ các NĐT. Thông qua Hội đồng Đầu tư (BOI), chính phủ đã đưa ra một loạt các ưu đãi thuế, dịch vụ hỗ trợ và giảm thuế thuế nhập khẩu cho DN đối với những lĩnh vực ưu tiên như du lịch. 2.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án Sau khi nghiên cứu các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài, NCS nhận thấy các nghiên cứu rất phong phú, đa dạng, mỗi công trình đã luận giải về PTDL dưới nhiều góc độ và mục tiêu khác nhau, nhưng thống nhất ở một số vấn đề: - Hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về du lịch và PTDL như khái niệm, đặc điểm, vai trò của du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến PTDL, vai trò của Nhà nước đối với sự PTDL ở những khía cạnh khác nhau thông qua các giải pháp về huy động VĐT. - Đưa ra được những giải pháp hỗ trợ PTDL đã được Chính phủ của các quốc gia và tỉnh thành phố trong cả nước thực hiện, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm, gợi ý cho việc xây dựng các giải pháp PTDL. - Các công trình nghiên cứu đều phân tích về thực trạng PTDL của một số địa phương, khu vực trong cả nước. Nêu rõ những thuận lợi và khó khăn để thực thi các chính sách PTDL. Trên cơ sở đó, đưa ra giải pháp cụ thể để hạn chế những tồn tại nhằm thúc đẩy PTDL. Những kết quả nghiên cứu nêu trên là căn cứ, kế thừa giúp gợi mở cho nghiên cứu sinh trong quá trình xây dựng khung lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn và đề xuất giải pháp cho đề tài luận án. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy vẫn còn những vấn đề chưa hoàn thiện và chưa được nghiên cứu ở những công trình nghiên cứu trước đây, vẫn còn khoảng trống trong một số vấn đề về huy động VĐT cho PTDL như: - Về mặt lý luận: Các công trình nghiên cứu trước đây chủ yếu đưa ra hệ thống cơ sở lý luận về PTDL. Mặc dù đã có một số các đề tài nghiên cứu về huy động VĐT trong lĩnh vực du lịch nhưng tập trung vào một lĩnh vực cụ thể trong du lịch.
  19. 10 Đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá một cách trực tiếp, toàn diện về huy động VĐT cho PTDL được xem xét từ phạm vi của một địa phương. - Về mặt thực tiễn: Mặc dù trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có một số nghiên cứu về lĩnh vực du lịch nhưng các công trình này có đối tượng và phạm vi nghiên cứu, cũng như cách thức tiếp cận các giải pháp khác với giải pháp của đề tài mà NCS đã lựa chọn. Tính đến thời điểm thực hiện luận án chưa có một đề tài nghiên cứu nào về huy động VĐT cho PTDL tại tỉnh Nghệ An. Đặc biệt là các cơ chế, chính sách về tài chính, lao động, thuế.. được CQĐP tỉnh Nghệ An ban hành để huy động VĐT cho PTDL cũng chưa được nghiên cứu, làm rõ. Đây chính là khoảng trống mà luận án có thể tiếp tục nghiên cứu. Từ khoảng trống của các công trình nghiên cứu trước đây, luận án xác định các câu hỏi nghiên cứu như sau: - Để PTDL cần đảm bảo thực hiện những nội dung gì? Các tiêu chí chủ yếu nào đánh giá PTDL? Nội dung huy động VĐT cho PTDL? - Các cơ chế huy động từng nguồn vốn cụ thể cho PTDL ở Việt Nam, ở tỉnh Nghệ An trong thời gian qua như thế nào? - Thực trạng huy động VĐT cho PTDL tỉnh Nghệ An trong thời gian qua? Các cơ chế huy động vốn hiện nay ảnh hưởng như thế nào đến huy động vốn cho PTDL tỉnh Nghệ An? - Giải pháp nào để hoàn thiện huy động VĐT để PTDL tỉnh Nghệ An trong thời gian tới? 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng các quan điểm, giải pháp và các kiến nghị về huy động VĐT cho PTDL tỉnh Nghệ An có cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn gắn với điều kiện tự nhiên KTXH, tiềm năng và lợi thế, bối cảnh trong nước và quốc tế đến áp dụng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ cụ thể của luận án là: - Hệ thống hóa, phân tích làm rõ và bổ sung lý luận về huy động VĐT cho PTDL.
  20. 11 - Tổng kết kinh nghiệm về huy động VĐT cho PTDL của một số địa phương ở Việt Nam, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho tỉnh Nghệ An. - Tổng hợp, phân tích làm rõ thực trạng huy động VĐT cho PTDL tại tỉnh Nghệ An, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Xây dựng quan điểm, đề xuất các giải pháp và kiến nghị với các cơ quan có liên quan nhằm hoàn thiện các giải pháp huy động VĐT cho PTDL tại tỉnh Nghệ An thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động VĐT cho PTDL tại địa bàn cấp tỉnh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nguồn VĐT cho PTDL rất đa dạng, bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Tuy nhiên, thời gian qua, nguồn VĐT huy động được cho PTDL tỉnh Nghệ An chủ yếu tập trung ở nguồn vốn trong nước. Bên cạnh đó, việc huy động VĐT cho PTDL được thực hiện bởi nhiều chủ thể huy động khác nhau nhưng chủ thể huy động vốn có tác động mạnh mẽ nhất là CQĐP cấp tỉnh. Do vậy, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các giải pháp huy động VĐT từ phía CQĐP cấp tỉnh đối với các nguồn VĐT trong nước để PTDL tỉnh Nghệ An. Đó là nguồn vốn NSNN (bao gồm NSTW, NSĐP, vay vốn ODA, vay từ phát hành trái phiếu CQĐP) và nguồn vốn ngoài NSNN từ DN, cá nhân. - Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu: Thực trạng huy động VĐT cho PTDL trên địa bàn tỉnh Nghệ An được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2016-2022; các giải pháp hoàn thiện huy động VĐT cho PTDL tỉnh Nghệ An được xem xét, nghiên cứu, áp dụng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. Kinh nghiệm của các địa phương khác ở Việt Nam, luận án nghiên cứu kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai, Thanh Hóa, Quảng Bình, thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ năm 2016-2022. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2