Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội
lượt xem 14
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và kinh nghiệm thực tiễn; Thực trạng huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội; Định hướng và giải pháp gia tăng kết quả và hiệu quả sử dụng vốn huy động để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN _____________________________ NGUYỄN TUẤN THÀNH HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội – Năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN _____________________________ NGUYỄN TUẤN THÀNH HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: PGS.TS Từ Quang Phương 2: TS. Kim Quốc Chính Hà Nội – Năm 2023
- 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án “Huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân khác được tham khảo, sử dụng, trích dẫn trong luận án đều đã được ghi rõ nguồn gốc một cách trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Tuấn Thành
- 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận án tác giả đã nhận được sự động viên, giúp đỡ rất quý báu của nhiều cơ quan, tổ chức, các thầy cô, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tác giả chân thành cảm ơn tất cả, đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy hướng dẫn khoa học là PGS.TS Từ Quang Phương và TS. Kim Quốc Chính; Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện, các thầy cô làm việc tại Viện Chiến lược phát triển; Ban lãnh đạo và đồng nghiệp của tác giả tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng và Ngân hàng TMCP Phương Đông. Đồng thời, chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã cổ vũ và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận án. Tác giả luận án Nguyễn Tuấn Thành
- 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................i DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ iii DANH MỤC BẢN ĐỒ ................................................................................................. v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...............................................................................................vi LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 2 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 2 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 2 5. Khung nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................... 3 5.1. Khung nghiên cứu .................................................................................................... 3 5.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ........................................................................... 4 5.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 5 6. Đóng góp mới của luận án .......................................................................................... 8 7. Kết cấu của luận án ..................................................................................................... 9 CHƯƠNG 1:................................................................................................................ 10 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................... 10 1.1. Tổng quan về nội dung, đặc điểm của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ............................ 10 1.2. Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ........................................................................................ 17 1.3. Tổng quan về đánh giá kết quả, hiệu quả sử dụng vốn và giải pháp tăng trưởng huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ..................... 20 1.4. Đánh giá kết quả tổng quan ................................................................................... 33 1.4.1. Những vấn đề có thể kế thừa cho luận án .......................................................... 33 1.4.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu .................................................. 34
- 2 CHƯƠNG 2:................................................................................................................ 35 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN..... 35 2.1. Khái niệm, bản chất của huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn một thành phố trực thuộc trung ương ....................................... 35 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn một thành phố trực thuộc trung ương ................................................................................. 35 2.1.2. Một số vấn đề quan trọng về huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn một thành phố trực thuộc trung ương ........................... 38 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của một thành phố trực thuộc trung ương .......................................... 44 2.2.1. Năng lực chủ thể quản lý và năng lực của đơn vị thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ................................................................................... 46 2.2.2. Chủ trương, pháp luật của nhà nước và chính sách đặc thù của địa phương về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ............................................................. 49 2.2.3. Trình độ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương ............................................ 49 2.2.4. Hội nhập kinh tế quốc tế ..................................................................................... 50 2.2.5. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ....................................................................... 51 2.2.6. Tổ chức giao thông vận tải và văn hóa giao thông của người dân .................... 51 2.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng vốn huy động cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ cho thành phố trực thuộc trung ương ............................ 51 2.3.1. Yêu cầu đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng vốn huy động cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương .............................................................................................................................. 51 2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng vốn huy động cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ cho thành phố trực thuộc trung ương ......... 52 2.4. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của một số thành phố trong nước ................................................................................. 57 2.4.1. Đối với của thành phố Hồ Chí Minh .................................................................. 57 2.4.2. Đối với thành phố Đà Nẵng ............................................................................... 59 2.4.3. Bài học rút ra cho thành phố Hà Nội ................................................................. 59 Tiểu kết chương 2: ........................................................................................................ 60
- 3 CHƯƠNG 3:................................................................................................................ 61 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI . 61 3.1. Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn cho đầu từ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội trong thời gian vừa qua ....... 61 3.1.1. Năng lực chủ thể quản lý và năng lực của đơn vị thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ................................................................................... 61 3.1.2. Chủ trương, pháp luật của nhà nước và chính sách đặc thù của địa phương về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ............................................................. 65 3.1.3. Trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương ............................................. 69 3.1.4. Hội nhập kinh tế quốc tế ..................................................................................... 71 3.1.5. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ....................................................................... 73 3.1.6. Tổ chức giao thông vận tải và văn hóa giao thông của người dân .................... 77 3.2. Thực trạng huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội ...................................................................................... 79 3.2.1. Kết quả huy động vốn đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của thành phố Hà Nội .................................................................................. 79 3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn huy động cho đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của thành phố Hà Nội ................................................................ 90 3.3. Tình hình phát triển giao thông đường bộ và mức độ đáp ứng yêu cầu vận tải giao thông đường bộ của thành phố Hà Nội ................................................................ 94 3.3.1. Đặc điểm mạng lưới giao thông của thành phố Hà Nội .................................... 94 3.3.2. Khái quát về hệ thống giao thông đường bộ thành phố Hà Nội ........................ 96 3.4. Đánh giá tổng quát huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội ...................................................................112 3.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân ......................................................... 112 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân .......................................................................113 Tiểu kết chương 3: ......................................................................................................117 CHƯƠNG 4 ...............................................................................................................118 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIA TĂNG KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HUY ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................118
- 4 4.1. Bối cảnh ảnh hưởng đến huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của thành phố Hà Nội.......................................................................118 4.1.1. Bối cảnh quốc tế và ảnh hưởng của nó ............................................................ 118 4.1.2. Bối cảnh trong nước và ảnh hưởng của nó ......................................................118 4.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội và ảnh hưởng của nó tới huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của thành phố ........120 4.3. Định hướng huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của thành phố đến năm 2030 ......................................................................................122 4.3.1. Dự báo nhu cầu phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở thành phố Hà Nội..................................................................................................................122 4.3.2. Dự báo tổng nhu cầu vốn và cơ cấu vốn cần huy động để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ thành phố Hà Nội đến năm 2030 ........................... 127 4.4. Giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của thành phố Hà Nội ................................ 132 4.4.1. Căn cứ để đề xuất giải pháp .............................................................................132 4.4.2. Các giải pháp chủ yếu ......................................................................................132 Tiểu kết chương 4: ......................................................................................................146 KẾT LUẬN ...............................................................................................................147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ....................................................................................................................................149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 150 A. TIẾNG VIỆT ........................................................................................................150 B. TIẾNG ANH .........................................................................................................157 PHỤ LỤC 01 .............................................................................................................159 PHỤ LỤC 02 .............................................................................................................163 PHỤ LỤC 03 .............................................................................................................167 PHỤ LỤC 04 .............................................................................................................170 PHỤ LỤC 05 .............................................................................................................172 PHỤ LỤC 06 .............................................................................................................178 PHỤ LỤC 07 .............................................................................................................179
- i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết STT Nghĩa tiếng Việt tắt 1 BLT Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao 2 BOO Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh 3 BOT Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao 4 BT Xây dựng - Chuyển giao 5 BTL Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ 6 BTO Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh 7 CNH Công nghiệp hóa 8 CPTPP Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương 9 CSHT Cơ sở hạ tầng 10 CT Cao tốc 11 EU Liên minh châu Âu 12 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 13 FTA Hiệp định thương mại tự do 14 GDP Tổng sản phẩn quốc nội 15 GRDP Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn 16 GTĐB Giao thông đường bộ 17 GTVT Giao thông vận tải 18 HĐH Hiện đại hóa 19 HĐND Hội đồng nhân dân 20 KCHT Kết cấu hạ tầng 21 KTXH Kinh tế xã hội 22 NSNN Ngân sách nhà nước 23 NSTW Ngân sách trung ương 24 O&M Kinh doanh - Quản lý 25 ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức 26 PAPI Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam PAR 27 Chỉ số cải cách hành chính INDEX 28 PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 29 PPP Hợp tác nhà nước - tư nhân 30 QL Quốc lộ 31 ROT Khôi phục - Khai thác - Chuyển giao Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ 32 SIPAS quan hành chính Nhà nước 33 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 34 TW Trung ương 35 UBND Ủy ban nhân dân 36 USD Đô la Mỹ
- ii 37 VĐT Vốn đầu tư 38 WB Ngân hàng thế giới 39 WTA Giải thưởng du lịch thế giới 40 XDCB Xây dựng cơ bản
- iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Chương 2: Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .............................. 44 Bảng 2.2: Các phương thức phát hành từ năm 2003 – 2018 ........................................ 58 Chương 3: Bảng 3.1: Bảng khái quát một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của Hà Nội 2015 - 2022 ...... 69 Bảng 3.2: Bảng so sánh GRDP các tỉnh phía Bắc năm 2022 ....................................... 71 Bảng 3.3: Bảng thống kê thu hút nguồn FDI vào Hà Nội 2015 - 2022 ........................ 72 Bảng 3.4: Thống kê diện tích, dân số, dân di cư và khách du lịch ............................... 74 Bảng 3.5: Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB Hà Nội giai đoạn 2015 – 2022 .................................................................................................. 80 Bảng 3.6: Cơ cấu vốn huy động phát triển CSHT GTĐB Hà Nội ............................... 81 Bảng 3.7: Cơ cấu sử dụng vốn huy động theo hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội 2015 -2022 ................................................................................................ 87 Bảng 3.8: Cơ cấu sử dụng vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB phân theo địa bàn thành phố Hà Nội 2015 -2022 ................................................................................................ 88 Bảng 3.9: Tỷ lệ huy động so với kế hoạch vốn xây dựng CSHT GTĐB của Hà Nội giai đoạn 2019 - 2022 ................................................................................................... 89 Bảng 3.10: Tỷ lệ lãng phí vốn trong xây dựng CSHT GTĐB Hà Nội ......................... 91 Bảng 3.11: Hệ số lôi kéo vốn từ nhà nước ................................................................... 92 Bảng 3.12: Bảng tổng hợp khảo sát mức độ hài lòng người dân ................................. 93 Bảng 3.13: Một số chỉ tiêu về thực trạng phát triển CSHT GTĐB địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 -2022 ....................................................................................... 95 Bảng 3.14: Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ của Thành phố Hà Nội ......... 97 Bảng 3.15: Tổng hợp hiện trạng đường cao tốc qua địa bàn Hà Nội ........................... 99 Bảng 3.16: Tổng hợp hiện trạng đường quốc lộ qua địa bàn Hà Nội ........................100 Bảng 3.17: Hiện trạng giao thông đô thị, quận huyện, xã trên địa bàn ......................104 Bảng 3.18: Hiện trạng các bến xe khách trên địa bàn Hà Nội năm 2022 ..................106 Chương 4: Bảng 4.1: Dự báo một số mục tiêu chủ yếu về phát triển CSHT GTĐB của thành phố Hà Nội đến năm 2030 .................................................................................................122
- iv Bảng 4.2: Dự báo cơ cấu vốn huy động để phát triển CSHT GTĐB địa bàn Hà Nội đến năm 2030..............................................................................................................127 Bảng 4.3: Dự báo nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển và bảo trì cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ thành phố Hà Nội đến năm 2030 .....................................................128
- v DANH MỤC BẢN ĐỒ Hình 3.1: Bản đồ mạng lưới giao thông giữa Hà Nội và các tỉnh miền Bắc ................ 75 Hình 3.2: Bản đồ mạng lưới giao thông các quận nội thành của thành phố Hà Nội 2022 .............................................................................................................................. 95
- vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Chương 3: Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB so với tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Hà Nội (2015 - 2022) ....................................................................... 79 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu vốn huy động phát triển CSHT GTĐB Hà Nội lũy kế 2015 - 2022 ...................................................................................................................................... 82 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nguồn vốn ĐTPT CSHT GTĐB trên địa bàn Hà Nội từ ngân sách nhà nước (2015 - 2022) ................................................................................................ 82 Biểu đồ 3.4: Nguồn vốn ĐTPT CSHT GTĐB trên địa bàn Hà Nội từ khu vực tư nhân giai đoạn 2015 - 2022 ................................................................................................... 86 Biểu đồ 3.5: So sánh mật độ cao tốc theo diện tích và dân số ...................................100 Biểu đồ 3.6: So sánh mật độ quốc lộ theo diện tích và dân số ...................................101 Biểu đồ 3.7: Kết cấu mặt đường tỉnh lộ ở Hà Nội......................................................102 Biểu đồ 3.8: So sánh mật độ tỉnh lộ theo diện tích và dân số.....................................103 Biểu đồ 3.9: So sánh kết cấu mặt đường đô thị, quận, huyện và nông thông ............104 Chương 4: Biểu đồ 4.1: Tổng nhu cầu vốn và tỷ trọng phân bổ đến năm 2030........................... 129
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) giao thông đường bộ (GTĐB) của một thành phố trực thuộc trung ương là vấn đề chưa được nghiên cứu thỏa đáng, nhiều vấn đề lý luận về huy động vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB như các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư để phát triển CSHT GTĐB chưa được xếp theo thứ tự quan trọng của các yếu tố. Nhận diện nội dung và bản chất của vấn đề huy động vốn đầu tư để phát triển CSHT GTĐB cũng như các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư huy động được để phát triển CSHT GTĐB như thế nào cũng chưa được nghiên cứu một cách tường minh. Tất cả những vấn đề như thế cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc và thận trọng. Thực tiễn vấn đề gia tăng kết quả huy động vốn, hiệu quả sử dụng vốn huy động được để phát triển CSHT GTĐB cũng như xem xét các hạn chế trong đầu tư phát triển CSHT GTĐB cần được nghiên cứu một cách cẩn thận. Tốc độ đô thị hóa của thành phố Hà Nội diễn ra nhanh chóng dẫn đến yêu cầu phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn thành phố là rất lớn. Hà Nội sẽ phát triển thành đầu tàu kinh tế, trung tâm khoa học công nghệ (KHCN) của cả nước và trở thành thành phố thông minh trong tương lai gần. Dân số của thành phố Hà Nội tăng lên nhanh chóng, có thể đạt 10 triệu người vào năm 2030. Hàng năm dân di cư tự do vào thành phố này sinh sống và làm việc tới khoảng 400 ngàn người. Hàng ngày có khoảng 15 ngàn xe ôtô, xe máy của các tỉnh vào thành phố làm việc. Thêm vào đó, Hà Nội có diện tích tự nhiên trải rộng trên 12 quận nội thành, 17 huyện, 383 xã. Du khách đến Hà Nội năm 2019 vào khoảng 20 triệu người, trong đó khách quốc tế khoảng 5 triệu người [19]. Tất cả những điều vừa nói dẫn đến yêu cầu phát triển hạ tầng GTĐB là rất lớn và dẫn tới nhu cầu về vốn xây dựng CSHT GTĐB cũng rất lớn. Giai đoạn vừa qua việc huy động động vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn bộc lộ nhiều bất cập và chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Trong thời gian vừa rồi mới huy động được khoảng 23.325 tỷ đồng năm 2015 và 47.067 tỷ đồng 2022 cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB [58] và các chỉ tiêu về kết quả huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn cho phát triển CSHT GTĐB cũng đang còn hạn chế. Theo báo cáo từ Sở giao thông vận tải Hà Nội và Sở Tài chính Hà Nội thì vốn huy động được mới đáp ứng khoảng 60% kế hoạch phát triển CSHT
- 2 GTĐB trên địa bàn thành phố này. Điều này đòi hỏi phải có giải pháp để gia tăng vốn huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được cho phát triển CSHT GTĐB nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Từ những điều nói tới ở trên tác giả chọn vấn đề “Huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của Luận án là làm rõ thêm những vấn đề lý luận chủ yếu về huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng, các giải pháp gia tăng kết quả và hiệu quả sử dụng vốn đã huy động cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB của thành phố Hà Nội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu đã xác định, luận án sẽ tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ chủ yếu như sau: - Làm rõ thêm những vấn đề lý luận chủ yếu về huy động vốn cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB gắn với địa bàn thành phố trực thuộc trung ương. - Đánh giá thực trạng huy động vốn cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB của thành phố Hà Nội. - Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm tăng cường kết quả, hiệu quả sử dụng vốn cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB của thành phố Hà Nội đến năm 2030. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là CSHT GTĐB (cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động vận chuyển hàng hóa và hành khách bao gồm: đường bộ, cầu vượt, hầm chui, bến xe khách liên tỉnh, bãi giao thông tĩnh) và huy động vốn cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB ở thành phố Hà Nội cùng các chủ thể có liên quan. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn, cả thực trạng và tương lai huy động vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội; đề xuất định hướng và giải pháp để nâng cao kết quả và hiệu quả sử dụng vốn huy động cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội. CSHT GTĐB sẽ
- 3 nghiên cứu trong luận án bao gồm các cấu thành cơ bản: đường bộ, cầu vượt, hầm chui, bến xe khách liên tỉnh, bãi giao thông tĩnh. - Về không gian: Nghiên cứu địa bàn thành phố Hà Nội. Khi cần thiết tác giả xem xét cả quan hệ với các địa phương khác về các lĩnh vực liên quan. - Về thời gian: Huy động vốn cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2015 - 2022. Dự báo đến năm 2030. 5. Khung nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Khung nghiên cứu Khung nghiên cứu chỉ ra các việc phải làm và thứ tự thực hiện các công việc đó trong quá trình nghiên cứu luận án. Khung nghiên cứu như sơ đồ bên dưới: Sơ đồ khung nghiên cứu luận án 1. Nghiên cứu lý Phát triển KTXH luận về CSHT GTĐB 5. Định hướng, 4. Đánh giá thực trạng giải pháp nâng cao huy động vốn phát triển kết quả, hiệu quả CSHT GTĐB sử dụng vốn 2. Khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn Luật pháp, chính sách 3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Nguồn: Tác giả biên soạn Khung nghiên cứu cho biết: Ô số 1: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chủ yếu về huy động vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB đối với thành phố. Ô số 2: Khảo cứu kinh nghiệm thành công và chưa thành công trong việc huy động vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB của một số đối tượng tương đồng. Ô số 3: Tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án (chủ yếu phục vụ nghiên cứu lý luận và xây dựng định hướng, giải pháp huy động vốn đầu tư để phát triển CSHT GTĐB) Ô số 4: Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội. Xác định kết quả và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển
- 4 CSHT GTĐB. Ô số 5: Nghiên cứu định hướng phát triển CSHT GTĐB đến năm 2030 và đề xuất giải pháp để gia tăng kết quả và hiệu quả sử dụng vốn huy động phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong khi nghiên cứu thực trạng và định hướng huy động vốn phát triển CSHT GTĐB cần phân tích những vấn đề thuộc phát triển kinh tế xã hội (KTXH) và khuôn khổ luật pháp, chính sách có liên quan. 5.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Đề tài được tác giả tiếp cận nghiên cứu theo các hướng chủ yếu dưới đây: 5.2.1. Tiếp cận hệ thống CSHT GTĐB có nhiều cấu phần gắn kết với nhau thành một hệ thống. Tác giả xem xét hệ thống này gồm: Đường bộ, cầu vượt, hầm chui, bãi đỗ xe, bến xe khách liên tỉnh. Luận án đặt mỗi bộ phận trong mối quan hệ mật thiết với nhau và với các hoạt động vận tải, đảm bảo mỗi cấu phần của hệ thống CSHT GTĐB phát triển trong một mối quan hệ mật thiết. Đồng thời, xem xét CSHT GTĐB trong hệ thống phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. 5.2.2. Tiếp cận từ nguồn lực Muốn phát triển CSHT GTĐB cần có nguồn lực để làm điều đó. Luận án sẽ tiếp cận theo khía cạnh nguồn lực là vốn bằng tiền để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Tiếp cận theo nguồn lực còn cho thấy hoạt động huy động vốn cho xây dựng CSHT GTĐB đồng thời xem xét đến hiệu quả sử dụng vốn huy động để xây dựng CSHT GTĐB. 5.2.3. Tiếp cận từ thể chế Việc phát triển CSHT GTĐB phụ thuộc rất nhiều vào quy định của luật pháp, chính sách, không thể phát triển CSHT GTĐB một cách thiếu định hướng, tùy tiện mà phải phát triển theo quy hoạch đã được cấp của thẩm quyền phê duyệt, theo các quy định của pháp luật. Việc quản lý, điều hành phát triển CSHT GTĐB cũng như huy động vốn phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương phải căn cứu vào những quy định của luật pháp. 5.2.4. Tiếp cận theo nguyên lý nhân quả Lý luận đã chỉ ra rằng, mọi kết quả đều có nguyên nhân của nó. Mỗi thành
- 5 công hay hạn chế đề có lý do của nó. Luận án sử dụng cách tiếp cận này để chỉ ra nguyên nhân của thành công cũng như hạn chế của việc huy động vốn xây dựng CSHT GTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội. 5.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu dưới đây: 5.3.1. Phương pháp phân tích thống kê Phương pháp này được sử dụng để phân tích động thái phát triển CSHT GTĐB, huy động vốn xây dựng CSHT GTĐB. Để có số liệu phân tích, tác giả tiến hành thu thập số liệu, xử lý số liệu, đồng thời trong quá trình phân tích, tác giả còn sử dụng các phương pháp hỗ trợ như vẽ đồ thị, biểu đồ. Tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích thực trạng kết quả và hiệu quả huy động vốn cho đầu tư phát triển hệ thống CSHT GTĐB của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2015-2022 nhằm tìm ra những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém, nguyên nhân của những hạn chế tồn tại qua các năm. 5.3.2. Phương pháp so sánh Tác giả sử dụng phương pháp này để so sánh mức tăng trưởng của quy mô vốn qua các năm, so sánh quy mô vốn huy động với nhau, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá để phục vụ mục tiêu của luận án. 5.3.3. Phương pháp chuyên gia Tác giả sử dụng phương pháp này để lấy thêm thông tin và để đánh giá thêm những nhận định những kết luận của tác giả trong quá trình nghiên cứu luận án. Trong luận án này, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia để lấy ý kiến về mẫu phiếu khảo sát và nội dung trong các thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội. 5.3.4. Phương pháp dự báo Tác giả chủ yếu dựa vào kết quả dự báo của cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội. Ở luận án này, tác giả sử dụng phương pháp dự báo để xây dựng kế hoạch huy động vốn mà các cơ quan chức năng như Sở giao thông vận tải Hà Nội, Sở tài chính, Sở kế hoạch đầu tư, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thường sử dụng để dự báo đến năm 2030. Từ đó, tác giả xác định nhu cầu vốn cho phát triển CSHT GTĐB đến năm 2030.
- 6 5.3.5. Phương pháp điều tra khảo sát Tác giá sử dụng phương pháp này để thu thập ý kiến của những đối tượng có thể là ban giám đốc các doanh nghiệp hoặc cũng có thể là người dân hoặc cán bộ doanh nghiệp có liên quan về 2 vấn đề trong luận án: (a) Với mục đích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB địa bàn Hà Nội, tác giả điều tra để thu thập thông tin tập trung vào 02 nhóm đối tượng đó là: (i) Các cá nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp khác nhau đang tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hoạt động từ 01 năm trở lên trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ; (ii) Các cá nhân đang là cán bộ, công chức có liên quan đến công tác lập kế hoạch và quản lý việc huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB có thời gian công tác từ 01 năm trở lên tại các cơ quan quản lý nhà nước như Văn phòng UBND thành phố Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện của thành phố Hà Nội. Về quy mô mẫu khảo sát: Độ tin cậy của thông tin sẽ phụ thuộc vào quy mô mẫu lựa chọn. Theo quan điểm chọn mẫu của Tabachnick và Fidell (1996) cho rằng để phân tích nhân tố khám phá (EFA) đạt đủ độ tin cậy khi phân tích hồi quy đa biến thì quy mô mẫu phải đủ lớn và đảm bảo n ≥ 50. Đối với nghiên cứu này, để tiến hành phân tích một cách tốt nhất, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu của Tabachnick và Fidell (1996) theo công thức: n ≥ 8m + 50 (Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu, m là số biến độc lập của mô hình). Với mô hình nghiên cứu gồm 6 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu phải là 98. Để đảm bảo kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả đã phát ra 200 phiếu khảo sát đối với 02 nhóm đối tượng đã đề cập ở trên và thu về 181 phiếu khảo sát hợp lệ. (b) Với mục đích đánh giá mức độ hài lòng của người dân về 2 vấn đề vận tải hành khách và vận tải hàng hóa trên địa bàn Hà Nội và mong muốn của người dân về hệ thống cầu vượt nội thành, hầm chui nội thành, bãi giao thông tĩnh và một số con đường thường xuyên ngập trong nội thành: Tác giả sử dụng phiếu khảo sát đơn giản với 2 câu hỏi đóng về mức độ hài lòng và 4 câu hỏi về mong muốn của người dân. Do số lượng đơn vị hành chính của thành phố quá nhiều và với tình trạng giao thông thường xuyên quá tải ở nội thành Hà Nội, tác giả tiến hành điều tra khảo sát trọng điểm ở 12/12 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành có đơn vị hành chính nhiều nhất
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 294 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 231 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 188 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn