intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho ngân sách

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:253

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho ngân sách" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước; Thực trạng hoạt động đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ; Quan điểm, định hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho ngân sách

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI -----      ----- TRẦN ANH DŨNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CHO NGÂN SÁCH Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9.34.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. NGUYỄN CÔNG NGHIỆP 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ VIỆT NGA HÀ NỘI 2024
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của Luận án có tính độc lập, số liệu và dữ liệu sử dụng trong luận án được trích dẫn đúng quy định. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2024 Tác giả cam đoan TRẦN ANH DŨNG i
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này tác giả xin cảm ơn GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp và PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Nga đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo. Xin cảm ơn các thầy cô Viện Sau đại học đã tạo mọi điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu. Trong thời gian nghiên cứu các thầy, cô nhà khoa học đã giúp tác giả tìm hiểu, cung cấp số liệu và hướng dẫn công việc để hiểu được hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ qua đấu thầu nhằm huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước. Từ đó, tác giả đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2024 Tác giả luận án TRẦN ANH DŨNG ii
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................... ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. x MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Luận án ................................................... 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận án .................................. 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 5 4. Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận án ................................................ 6 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ............................................... 7 6. Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của Luận án .............. 8 6.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 8 6.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 9 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn .............................................................. 9 6.2.2. Phương pháp hệ thống hóa ....................................................................... 9 6.2.3. Phương pháp thu thập thông tin.............................................................. 10 6.2.4. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu .................................. 10 6.2.5. Phương pháp mô phỏng và dự phóng ngoại suy .................................... 12 7. Kết cấu của Luận án ................................................................................ 13 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................ 14 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................... 14 1.1.1. Các nghiên cứu về phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ............... 14 1.1.2. Các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động phát hành và giao dịch trái phiếu .............................................................................. 17 iii
  5. 1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài ........................................................... 19 1.2.1. Các nghiên cứu về phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ............... 19 1.2.2. Các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động phát hành trái phiếu .................................................................................................. 20 1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................... 23 1.2.4. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................. 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................. 28 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CHO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ................................................................... 29 2.1. Lý luận về hiệu quả huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước................. 29 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Ngân sách Nhà nước ..................... 29 2.1.2. Vai trò huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước..................................... 31 2.1.3. Các hình thức huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước ......................... 32 2.1.4. Hiệu quả huy động vốn và các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước .................................................................................. 34 2.2. Lý luận về hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ ........................... 38 2.2.1. Khái niệm về TPCP ................................................................................ 38 2.2.2. Đặc điểm và các yếu tố cơ bản của TPCP .............................................. 38 2.2.3. Phân loại TPCP ....................................................................................... 43 2.2.4. Các phương thức phát hành TPCP ......................................................... 43 2.2.5. Các chủ thể chính tham gia hoạt động phát hành và giao dịch TPCP ... 48 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ . 51 2.3.1. Nhân tố khách quan ................................................................................ 51 2.3.2. Nhân tố chủ quan .................................................................................... 52 2.4. Kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước và bài học đối với Việt Nam .............................................................................................. 54 iv
  6. 2.4.1. Kinh nghiệm hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ của Vương Quốc Anh .............................................................................................. 54 2.4.2. Kinh nghiệm hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ của Thái Lan ............................................................................................................ 59 2.4.3. Kinh nghiệm hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ của Philippines......................................................................................................... 63 2.4.4. Kinh nghiệm hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ của Cộng hòa Áo ..................................................................................................... 66 2.4.5. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................ 67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................. 71 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ ........................................................................................ 72 3.1. Bối cảnh kinh tế trong nước giai đoạn 2010 – 2021 và nhu cầu huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn tới ............................................ 72 3.1.1. Bối cảnh kinh tế trong nước giai đoạn 2010-2021 ................................. 72 3.1.2. Nhu cầu huy động vốn cho NSNN trong giai đoạn tới .......................... 81 3.2. Thực trạng hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ qua đấu thầu giai đoạn 2010 – 2021 .............................................................................................. 84 3.2.1. Quy chế pháp lý về hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu ............... 84 3.2.2. Cơ chế tổ chức hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu ...................... 86 3.2.3. Chủ thể và phương thức phát hành TPCP .............................................. 89 3.2.4. Kỳ hạn, khối lượng và lãi suất phát hành TPCP .................................... 89 3.2.5. Quy mô thị trường TPCP sơ cấp và cơ cấu nhà đầu tư .......................... 93 3.2.6. Cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin phát hành TPCP ............ 100 3.3. Khảo sát về hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước ........................... 103 3.3.1. Xây dựng bảng câu hỏi ......................................................................... 103 3.3.2. Mẫu khảo sát ......................................................................................... 107 3.3.3. Thu thập và xử lý dữ liệu ...................................................................... 107 v
  7. 3.3.4. Tổng hợp kết quả trả lời câu hỏi khảo sát ............................................ 108 3.4. Đánh giá hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ qua đấu thầu giai đoạn 2010 – 2021..................................................................................................... 115 3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 115 3.4.2. Những hạn chế tồn tại ........................................................................... 120 3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế...................................................................... 125 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................... 130 CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CHO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ............. 131 4.1. Quan điểm, định hướng, giải pháp và mục tiêu phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2021 – 2030.............................................................................. 131 4.1.1. Quan điểm, định hướng và giải pháp phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2021 – 2030 ............................................................................................ 131 4.1.2. Mục tiêu phát hành TPCP giai đoạn 2021 – 2030 ................................ 134 4.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước.................................... 136 4.2.1. Đề xuất nhóm giải pháp vĩ mô.............................................................. 136 4.2.2. Đề xuất nhóm giải pháp vi mô.............................................................. 143 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................... 185 KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................... 186 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ... 189 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 190 PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ................................................ 194 PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHẢO SÁT .... 199 PHỤ LỤC 3: BÀI PHỎNG VẤN SÂU CÁC CHUYÊN GIA ....................... 205 PHỤ LỤC 4: TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ......... 212 PHỤ LỤC 5: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ ................................................... 218 vi
  8. PHỤ LỤC 5A: KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC ............ 218 PHỤ LỤC 5B: KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CỦA HÀN QUỐC ............................................ 222 PHỤ LỤC 6: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHUỖI KHỐI BLOCKCHAIN ............................................................................................................... 227 PHỤ LỤC 7: CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN HIỆN HỮU TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ CHUỖI KHỐI BLOCKCHAIN ................................. 234 PHỤ LỤC 8: BẢNG SO SÁNH CÁC CHỈ SỐ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CỦA ....... 241 VIỆT NAM, THÁI LAN VÀ PHILIPPINES................................................. 241 vii
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Các chỉ tiêu giám sát nợ công giai đoạn 2010 – 2021 (%) .............. 79 Bảng 3.2: Các chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2021-2030 ........................................ 81 Bảng 3.3: Quy mô GDP và vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021-2030 ........ 82 Bảng 3. 4: Cơ cấu nhà đầu tư trong các lần phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam ................................................................................................................... 99 Bảng 3. 5: Chi tiết số liệu về quy mô thị trường trái phiếu các nước trong khu vực (2021) ....................................................................................................... 122 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Ứng dụng Blockchain trong hoạt động phát hành TPCP của OeKB. ........................................................................................................................... 67 Hình 4.1: Bonds.PH - ứng dụng di động phát hành bán lẻ TPCP do Chính phủ Philippines phát triển và vận hành .................................................................. 155 Hình 4.2: Mô hình cơ bản cho ứng dụng Blockchain trong quy trình phát hành TPCP ............................................................................................................... 159 Hình 4.3: Giao thức vận hành của Hyperledger Fabric .................................. 162 Hình 4. 4: Cách thức tương tác giữa nhà đầu tư và hệ thống phát hành trái phiếu hoạt động trên nền tảng Hyperledger Fabric .................................................. 163 Hình 4. 5: Cách thức các kênh truyền dữ liệu được phân quyền giữa các điểm nút / thành viên trong hệ thống Blockchain .................................................... 165 Hình 4.6: Quy trình phát hành TPCP trên nền tảng Blockchain .................... 173 Hình PL6.1: Phương thức hoạt động của Blockchain .................................... 227 Hình PL6. 2: Cách thức giao dịch trên mạng lưới Blockchain ...................... 228 viii
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và CPI giai đoạn 2010 – 2021 ............. 73 Biểu đồ 3.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2010 – 2021 ..................... 73 Biểu đồ 3.3: Vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2010 – 2021 ............................ 74 Biểu đồ 3.4: Tình hình bội chi NSNN giai đoạn 2010 -2021 ........................... 77 Biểu đồ 3.5: Nợ công và tỷ lệ nợ công/GDP giai đoạn 2010-2021 .................. 79 Biểu đồ 3.6: Tỷ trọng phát hành TPCP theo kỳ hạn giai đoạn 2010 – 2021 .... 90 Biểu đồ 3.7: Kỳ hạn phát hành bình quân và kỳ hạn bình quân danh mục TPCP giai đoạn 2010 – 2021 ....................................................................................... 91 Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ trúng thầu TPCP giai đoạn 2010 – 2021 ............................ 92 Biểu đồ 3.9: Lãi suất phát hành TPCP giai đoạn 2010-2021 ........................... 93 Biểu đồ 3.10: Quy mô thị trường trái phiếu so với GDP giai đoạn 2010-2021 ... ........................................................................................................................... 94 Biểu đồ 3.11: Quy mô niêm yết và giá trị huy động giai đoạn 2010-2021 ...... 95 Biểu đồ 3.12: Cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường TPCP giai đoạn 2010 – 2021 ........................................................................................................................... 97 Biểu đồ 3.13 : Quy mô thị trường trái phiếu của Việt Nam và số nước trong khu vực theo % GDP (2021).................................................................................. 121 Biểu đồ 4.1: Kết quả dự phóng ngoại suy khối lượng phát hành TPCP tăng thêm nhờ ứng dụng Blockchain trong giai đoạn 2026-2030 ................................... 169 ix
  11. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. Tiếng Việt Từ viết tắt Từ viết đầy đủ ADB Ngân hàng phát triển Châu Á BHXH Bảo hiểm Xã hội GDCK Giao dịch chứng khoán HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội KBNN Kho bạc nhà nước NSNN Ngân sách Nhà nước TPCP Trái phiếu Chính phủ USD Đô la Mỹ 2. Tiếng Anh Từ viết tắt Từ viết đầy đủ Nghĩa Tiếng việt GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội ODA Official Development Assistance Viện trợ phát triển chính thức Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển OECD Cooperation and Development kinh tế IMF International Money Funds Quỹ Tiền tệ quốc tế IIF Institute of International Finance Viện Tài chính Quốc tế x
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sức ép do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid- 19 đã khiến nhu cầu huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước (NSNN) của Việt Nam đang trở nên ngày càng cấp thiết. Trong đó, việc huy động vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) được đánh giá là biện pháp hữu hiệu nhất. Để nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN thông qua đấu thầu phát hành TPCP, một trong những yếu tố quan trọng là hoàn thiện và phát triển hoạt động phát hành TPCP. Việc hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP có vai trò quan trọng giúp Chính phủ điều tiết sự luân chuyển vốn của nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, đồng thời là kênh huy động vốn then chốt cho NSNN và cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Kể từ khi được chính thức thành lập vào năm 2009 đến nay, thị trường TPCP Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc hình thành cấu trúc và các yếu tố, điều kiện cần thiết để phát triển một thị trường nợ công chuyên biệt, hiện đại đạt hiệu quả cao trong huy động vốn vay cho NSNN. Tính đến năm 2021, hơn 2,47 triệu tỷ đồng vốn đã được huy động cho NSNN để phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế đất nước, tương ứng với mức huy động bình quân năm đạt hơn 206 nghìn tỷ đồng. Để huy động được lượng vốn này, Sở GDCK Hà Nội đã tổ chức hơn 2.600 phiên đấu thầu với tỷ lệ huy động thành công bình quân đạt 60-70% trên tổng khối lượng gọi thầu. Bên cạnh đó, lãi suất phát hành TPCP đã giảm đáng kể, giúp tiết kiệm cho NSNN hàng nghìn tỷ đồng tiền trả lãi và hỗ trợ tích cực trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Lãi suất bình quân huy động giảm xuống khoảng 2% năm 2021 (từ 10% năm 2009), còn kỳ hạn phát hành bình quân kéo dài tăng lên 12,2 năm, thông qua đó góp phần tái cơ cấu nợ công theo hướng an toàn và bền vững hơn. Quy mô và độ sâu của thị trường cũng không ngừng tăng cao, tiệm cận với các nước có thị trường TPCP 1
  13. phát triển trong khu vực và trên thế giới, ước đạt 22,7% GDP vào cuối năm 2021, gấp 2,8 lần so với năm 2010. Các kết quả này đã minh chứng cho những nỗ lực thực hiện hiệu quả các chủ trương của Chính phủ đề ra; đồng thời nhấn mạnh thêm vai trò then chốt của hoạt động phát hành TPCP trong việc huy động vốn hiệu quả cho NSNN. Mặc dù vậy, Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, nên nhu cầu chi tiêu ở mọi phương diện đều đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết, đòi hỏi hoạt động huy động vốn cho NSNN phải được thực hiện hiệu quả hơn nữa. Cùng với đó, sự bùng phát đại dịch Covid-19 trong ba năm vừa qua khiến hoạt động kinh tế bị trì trệ đã ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến thu NSNN, trong khi đó nhu cầu tài trợ vốn cho các gói hỗ trợ tài khóa – tiền tệ nhằm phục hồi kinh tế sau đại dịch lại tăng cao. Thêm nữa, nước ta từ lâu đã phải đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài trong nhiều năm, cùng với việc chính sách tiền tệ bị ràng buộc với các mục tiêu về lạm phát và tỷ giá, nên không thể theo đuổi các chính sách vĩ mô như các nước lớn trên thế giới. Do đó, để đảm bảo được nguồn lực tài chính cho NSNN nhằm thực hiện các gói kích thích kinh tế của Chính phủ, giải pháp cần thiết nhất hiện nay là không ngừng hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP để nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN, đặc biệt là thông qua việc ứng dụng các công nghệ đột phá và đổi mới sáng tạo. Tại Việt Nam, thị trường TPCP mặc dù đã sớm ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động phát hành TPCP qua phương thức đấu thầu (phương thức phát hành chính hiện nay) và từng bước được nâng cấp qua các năm nhưng hoạt động phát hành TPCP vẫn còn bộc lộ những yếu kém và rủi ro. Do đó, để hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN trong điều kiện thị trường tài chính còn chưa phát triển như hiện nay, bên cạnh các giải pháp vĩ mô, giải pháp ứng dụng công nghệ chuỗi khối Blockchain sẽ được xem là giải pháp “chìa khóa” giúp đổi mới mô hình vận 2
  14. hành của nền tảng công nghệ trong phát hành và giao dịch trái phiếu tại Việt Nam và khắc phục những điểm yếu về mặt bảo mật, vận hành và chi phí phát hành. Cho đến nay, rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng việc ứng dụng nền tảng công nghệ chuỗi khối Blockchain sẽ mang lại những lợi ích đáng kể về cải thiện hiệu suất vận hành của hệ thống giao dịch và phát hành chứng khoán, bao gồm việc rút ngắn quy trình từ khâu phát hành đến đăng ký, lưu ký, niêm yết, giao dịch và thanh toán trái phiếu; giảm thiểu chi phí và minh bạch hoá thông tin nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường thứ cấp. Mặc dù còn nhiều vấn đề và rủi ro nhưng về lâu dài, với sự phát triển của công nghệ Blockchain và hoàn thiện khung pháp lý liên quan thì việc ứng dụng công nghệ Blockchain để hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP sẽ là xu hướng không thể đảo ngược trong tương lai. Do đó, quá trình nghiên cứu và tìm ra các giải pháp để hoàn thiện và phát triển hoạt động phát hành TPCP của nước ta không thể bỏ qua việc ứng dụng giải pháp công nghệ đột phá này. Đây là một yêu cầu đòi hỏi mang tính cấp thiết, không chỉ có ý nghĩa mang tính học thuật mà còn có ý nghĩa thực tiễn cấp bách, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thế giới. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho ngân sách” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành Quản trị kinh doanh với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc tìm ra giải pháp cho vấn đề này. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Luận án Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hoạt động phát hành TPCP và hiệu quả huy động vốn cho NSNN; nghiên cứu thực trạng hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu trong giai đoạn 2010 – 2021; đồng thời tiến hành khảo sát để đưa ra những phân tích, đánh giá về những kết quả đạt được cũng như những hạn chế tồn tại cần được khắc phục của hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu trong việc huy động vốn cho NSNN. Từ đó, đề 3
  15. xuất các nhóm giải pháp chung và giải pháp cụ thể hướng đến việc hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP, đặc biệt là chú trọng vào việc đề xuất ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo – công nghệ chuỗi khối Blockchain trong hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN. Các mục tiêu cụ thể của Luận án gồm: - Xây dựng khung lý luận về hoạt động phát hành TPCP và hiệu quả huy động vốn cho NSNN; chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát hành TPCP; và các tiêu chí dùng để đánh giá hiệu quả huy động vốn; từ đó xác định vai trò của hoạt động phát hành TPCP nhằm góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả huy động cho NSNN, đặc biệt là kinh nghiệm ứng dụng công nghệ chuỗi khối Blockchain để hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Vận dụng khung lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu nhằm huy động vốn cho NSNN trong giai đoạn 2010 – 2021; đánh giá kết quả khảo sát để từ đó tổng kết được những thành tựu, cũng như nguyên nhân và hạn chế còn tồn tại. - Đề xuất các nhóm giải pháp, kiến nghị cụ thể để giúp hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN giai đoạn đến năm 2030; trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp nghiên cứu, triển khai, thí điểm ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo – công nghệ chuỗi khối Blockchain vào hoạt động đấu thầu phát hành TPCP. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước 4
  16. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu khung lý luận về hoạt động phát hành TPCP và hiệu quả huy động vốn cho NSNN Việt Nam; đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trên thế giới về hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP nhằm huy động vốn cho NSNN. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động phát hành TPCP nhằm huy động vốn cho NSNN, Luận án đưa ra các đề xuất giải pháp phù hợp, chú trọng đặc biệt đến giải pháp đột phá về ứng dụng công nghệ chuỗi khối Blockchain. Những vấn đề này sẽ được trình bày, phân tích lồng ghép trong các nội dung nghiên cứu tương ứng. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Luận án có hai vấn đề chính là (i) hoạt động phát hành TPCP và (ii) tác động của hoạt động phát hành TPCP đến hiệu quả huy động vốn cho NSNN. Đối với hoạt động phát hành TPCP, Luận án sẽ tập trung nghiên cứu về kỹ thuật phát hành và phân tích thực trạng hoạt động phát hành TPCP theo phương thức đấu thầu, bởi đây là phương thức phát hành chính hiện nay của Chính phủ Việt Nam với hơn 90% khối lượng TPCP đang lưu hành được phát hành theo phương thức này. Đối với phần nghiên cứu về tác động của hoạt động phát hành TPCP đến hiệu quả huy động vốn cho NSNN, Luận án sẽ phân tích lồng ghép nội dung này trong các phần của Luận án, bao gồm phần cơ sở lý luận phân tích về hiệu quả huy động vốn cho NSNN, các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn và hiệu quả phát hành TPCP; phần thực trạng cho thấy những tác động tích cực mà hoạt động phát hành TPCP mang lại giúp nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN thông qua việc cải thiện khối lượng, lãi suất, kì hạn phát hành và cả cơ cấu nhà đầu tư. Trên cơ sở đó, Luận án sẽ đề xuất các kiến nghị, giải pháp giúp hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu, đặc biệt chú trọng vào giải pháp tạo đột phá về ứng dụng công nghệ chuỗi khối Blockchain vào hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN Việt Nam trong thời gian tới. 5
  17. Về thời gian, Luận án tập trung nghiên cứu số liệu thực trạng hoạt động đấu thầu phát hành TPCP trong giai đoạn 2010 – 2021. 4. Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận án Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận án sẽ tập trung vào trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây: (i) Cần nhận diện như thế nào về lý luận của hoạt động phát hành TPCP và hiệu quả huy động vốn cho NSNN? Luận án cần giải quyết được hai vấn đề sau: (i) Khái niệm NSNN và hiệu quả huy động vốn cho NSNN? Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn cho NSNN là gì?; (ii) Cơ sở lý luận của hoạt động phát hành TPCP, bao gồm khái niệm, đặc điểm, nội dung? Vai trò của hoạt động phát hành TPCP trong việc huy động vốn cho NSNN? (ii) Cần hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu như thế nào để nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN? Để giải quyết câu hỏi này, luận án cần giải quyết được các vấn đề sau: (i) Thực trạng hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu trong thời gian qua như thế nào? (ii) Thực trạng này cho thấy hoạt động phát hành TPCP đã mang lại những hiệu quả tích cực nào trong việc huy động vốn cho NSNN? (iii) Bên cạnh đó còn tồn tại những bất cập, hạn chế nào? (iii) Thực tiễn hoạt động phát hành TPCP nhằm huy động vốn cho NSNN ở các quốc gia khác trên thế giới đem lại cho Việt Nam những bài học kinh nghiệm gì? Các quốc gia này đã làm gì để hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn? Những kinh nghiệm có thể tiếp thu để hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu của Việt Nam là gì? (iv) Các giải pháp hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN là gì? (v) Tại sao công nghệ chuỗi khối Blockchain lại đóng vai trò là giải pháp tạo đột phá quan trọng giúp hoàn thiện hoạt động hát hành TPCP qua đấu 6
  18. thầu nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN Việt Nam? Mô hình ứng dụng công nghệ này như thế nào? 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án (i) Luận án hệ thống hóa và phân tích góp phần phát triển phong phú thêm những lý luận cơ bản về TPCP, nội dung hoạt động phát hành TPCP và hiệu quả huy động vốn cho NSNN; đồng thời bổ sung thêm một số vấn đề lý luận chung về nền tảng công nghệ mới – công nghệ chuỗi khối Blockchain (được trình bày tại Phụ lục 6) để làm cơ sở nền tảng cho việc đề xuất giải pháp; (ii) Luận án vận dụng lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng phát hành TPCP qua đấu thầu, qua đó làm rõ những kết quả mà hoạt động phát hành TPCP đã đạt được, góp phần vào việc huy động vốn cho NSNN; cũng như những hạn chế còn tồn tại; (iii) Các kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN thông qua hoạt động phát hành TPCP. Đặc biệt, các kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ là tài liệu hỗ trợ vô cùng hữu ích trong việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo vào hoạt động phát hành TPCP. Mặc dù, giải pháp ứng dụng công nghệ chuỗi khối Blockchain chỉ là một trong số các giải pháp được đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động phát hành, nhưng giải pháp này được xem là điểm mới so với các công trình nghiên cứu trước đây và là trọng tâm mà Luận án muốn tập trung khai thác và nghiên cứu; (iv) Luận án còn đưa ra hệ thống lý thuyết nền tảng về công nghệ chuỗi khối Blockchain cho các nhà đầu tư, từ đó giúp cho nhà đầu tư hiểu rõ hơn ưu điểm và hiệu quả của ứng dụng công nghệ mang lại trong hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán. Góp phần tạo được tâm lý tin cậy và sẵn sàng thay 7
  19. đổi trong tương lai từ phía các nhà đầu tư khi ứng dụng công nghệ vào hoạt động phát hành TPCP nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN. 6. Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của Luận án 6.1. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu của Luận án bao gồm các bước sau đây: Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu xuyên suốt Luận án là hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN. Bước 2: Thu thập và tổng quan tài liệu các công trình nghiên cứu khái quát chung về hoạt động phát hành TPCP, các công trình tiếp cận theo hướng hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN. Trong tổng thể quá trình nghiên cứu, việc nghiên cứu tài liệu có vai trò rất quan trọng, nhằm đánh giá phạm vi các nguồn tài liệu hỗ trợ, đặt vấn đề nghiên cứu. Quá trình này sẽ giúp củng cố các luận chứng, luận cứ, các nhận xét khoa học liên quan đến đề tài; từ đó giúp xác định được khoảng trống nghiên cứu cho Luận án. Bước 3: Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, xác định tiêu chí đo lường hiệu quả huy động vốn. Từ đó, xây dựng Bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu sơ cấp. Các dữ liệu thứ cấp có liên quan cũng được thu thập để phục vụ cho việc phân tích thực trạng hoạt động phát hành TPCP cũng như khảo sát về tính khả thi của các hướng giải pháp mới mà Luận án đề xuất. Đối với việc thu thập dữ liệu sơ cấp, từ các câu hỏi nghiên cứu, tác giả xây dựng và thiết kế phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát được điều chỉnh và chuẩn hóa dựa trên kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia, và sau đó được tiến hành khảo sát trên diện rộng. Bước 4: Thực hiện phân tích dữ liệu thứ cấp kết hợp với phân tích dữ liệu sơ cấp để đưa ra được những đánh giá chung về thực trạng hoạt động phát hành 8
  20. TPCP góp phần huy động vốn cho NSNN. Từ đó kết luận về những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân. Bước 5: Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP để nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN Việt Nam. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu đề tài, Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích – tổng hợp, thống kê, thu thập thông tin, dự báo, đối chiếu và so sánh để phân tích, làm rõ các nội dung liên quan đến cơ sở khoa học và thực trạng hoạt động phát hành TPCP nhằm huy động vốn cho NSNN. Tác giả tiến hành điều tra chọn mẫu để thu thập, xử lý số liệu cùng với các tài liệu thứ cấp nhằm phục vụ cho phân tích thực trạng hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu. Luận án sử dụng phương pháp định tính kết hợp nghiên cứu tại bàn để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của Luận án. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn Bao gồm tổng hợp, phân tích các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài. Phương pháp này kế thừa các thành quả của nhà khoa học, cơ quan quản lý, Viện nghiên cứu, công trình nghiên cứu từ trước đến nay liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở đó, tổng hợp và phân tích để rút ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ và sâu sắc về hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN. 6.2.2. Phương pháp hệ thống hóa Sử dụng phương pháp hệ thống hóa để kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố về những nội dung liên quan đến đề tài Luận án; trên cơ sở đó sử dụng phương pháp khái quát hóa để rút ra những vấn đề lý luận và thực tiễn có tính logic của đề tài đồng thời dùng phương 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2