Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh
lượt xem 12
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị "Huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn; Những vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn cấp tỉnh; Thực trạng huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Bắc Ninh; Quan điểm, phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Bắc Ninh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LƯƠNG TUẤN ĐỨC HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN Ở TỈNH BẮC NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2020
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LƯƠNG TUẤN ĐỨC HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN Ở TỈNH BẮC NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Nguyễn Minh Quang 2. TS. Nguyễn Ngọc Tú HÀ NỘI - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lương Tuấn Đức
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN ......... 7 1.1. Những công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài..................................... 7 1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến huy động vốn cho nông nghiệp, nông thôn và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn .......................................................................... 14 1.3. Tổng quan kết quả các công trình liên quan đến đề tài và những vấn đề cần được nghiên cứu trong luận án ..................................................................................................................... 25 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN Ở ĐỊA BÀN CẤP TỈNH ............................................................................................................ 29 2.1. Lý luận về vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn ở địa bàn cấp tỉnh ............................................................................................................................29 2.2. Huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn ở địa bàn cấp tỉnh........ 40 2.3. Kinh nghiệm trong và ngoài nước về huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn ......................................................................................................55 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH.................................................................................. 70 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh - tế xã hội tỉnh Bắc Ninh ảnh hưởng đến huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn ....................................................70 3.2. Huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2018 ................................................................................................83 3.3. Đánh giá chung về thực trạng huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Bắc Ninh .........................................................................................101 CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH .............126 4.1. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh .........................................................................126 4.2. Giải pháp huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 .................................................................134 KẾT LUẬN .......................................................................................................................................148 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .............................................................150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................151
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GSĐTCCĐ : Giám sát đầu tư của cộng đồng HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã KT-XH : Kinh tế - xã hội KCHT : Kết cấu hạ tầng ODA : Official Development Assistance - Hỗ trợ Phát triển Chính thức NN&PTNN : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NSNN : Ngân sách Nhà nước NSĐP Ngân sách địa phương NSTW : Ngân sách Trung ương NTM : Nông thôn mới UBND : Ủy ban nhân dân UBMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Vietnamese Good Agricultural Practices - Thực hành sản xuất VietGAP : nông nghiệp tốt ở Việt Nam
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Tổng đầu tư tài sản cố định nông thôn Trung Quốc 59 Bảng 2.2 Tổng vốn đầu tư huy động cho xây dựng nông thôn mới Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2018 65 Bảng 3.1 Tổng sản phẩm (GRDP) và cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế 73 Bảng 3.2 Lao động, việc làm tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2018 76 Bảng 3.3 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo giới tính và thành thị, nông thôn 76 Bảng 3.4 Các tuyến giao thông đối ngoại 79 Bảng 3.5 Các tuyến giao thông đối nội của tỉnh 80 Bảng 3.6 Phân bổ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn theo chương trình nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh 89 Bảng 3.7 Vốn huy động từ ngân sách cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2019 94 Bảng 3.8 Kết quả huy động nguồn lực từ người dân thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2019 99 Bảng 3.9: Phân bổ vốn từ ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển KCHT toàn tỉnh và khu vực nông thôn 102 Bảng 3.10 Kết quả huy động nguồn lực thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2018 104 Bảng 3.11: Tổng thu các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2019 122
- DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh 70 Hình 3.2: Thu chi ngân sách tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2018 75 Hình 3.3: Ngân sách chi xây dựng cơ bản và hỗ trợ của tỉnh Bắc Ninh cho hạ tầng nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh 95 Hình 3.4. Nguồn vốn tín dụng cho hạ tầng nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh 97 Hình 3.5. Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp cho phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2017 101 Hình 3.6 Tổng vốn huy động cho các công trình hạ tầng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2019 104
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với nông thôn, kết cấu hạ tầng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân,là tiền đề để phát triển các lĩnh vực khác. KCHT nông thôn phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ mở ra khả năng thu hút các dòng vốn đầu tư đa dạng cho phát triển kinh tế- xã hội; là điều kiện để phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của khu vực nông thôn, đồng thời tạo ra các tác động lan toả lôi kéo các vùng liền kề phát triển. KCHT nông thôn phát triển sẽ trực tiếp tác động đến các vùng nghèo, hộ nghèo, tạo điều kiện nâng cao trình độ kiến thức và cải thiện tình trạng sức khoẻ cho người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn; tạo việc làm, giảm thiểu bất bình đẳng về mặt xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn; góp phần vào việc giữ gìn môi trường nông thôn. Do đó, đầu tư phát triển KCHT nông thôn đang là ưu tiên của các địa phương trong quá trình xây dựng NTM, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng KCHT ở nông thôn theo hướng đồng bộ, hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường, hướng đến sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh. Tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua đã tập trung nguồn lực phát triển KCHT toàn tỉnh và của khu vực nông thôn nói riêng nhằm phát triển nông nghiệp chất lượng cao, xây dựng NTM gắn với phát triển đô thị. Giai đoạn 2010 - 2018, tổng sản phẩm trên địa bàn tăng cao, đạt bình quân 15,7%/năm, quy mô kinh tế đứng thứ 6 toàn quốc; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, đã đạt và vượt chỉ tiêu 13/15 tiêu chí của tỉnh công nghiệp. Ngành nông nghiệp phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao vào các khâu, công đoạn của quá trình sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap với hàng trăm cơ sở sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Chương trình xây dựng NTM được triển khai tích cực, là một trong 10 tỉnh có số tiêu chí đạt cao nhất cả nước, đến tháng 5/2019 đã có 89/97 xã
- 2 và 4 đơn vị cấp huyện là: Tiên Du, Gia Bình, Quế Võ và thị xã Từ Sơn được công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, số tiêu chí trung bình đạt 18,83 tiêu chí/xã. Theo số liệu của UBND tỉnh Bắc Ninh, đến hết năm 2018, cùng với những kết quả tích cực trong phong trào xây dựng NTM, KCHT nông nghiệp, nông thôn đã được đầu tư đồng bộ và là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước. Tuy nhiên, so với hạ tầng đô thị của tỉnh thì hạ tầng nông thôn vẫn còn khoảng cách tương đối lớn, trong khi Bắc Ninh đang phấn đấu xây dựng tỉnh thành thành phố trực thuộc trung ương. Nguyên nhân chủ yếu là việc phân bổ vốn đầu tư vào các công trình hạ tầng nông thôn còn dàn trải; phân cấp quản lý nguồn vốn còn chồng chéo, chưa phù hợp; một số dự án đầu tư phát triển KCHT nông thôn có cùng một nguồn vốn đầu tư là ngân sách nhà nước nhưng có nhiều cơ quan quản lý dẫn đến việc phân tán, chia cắt nguồn vốn, hiệu quả đồng vốn cho đầu tư phát triển không cao. Một số tiêu chí về hạ tầng nông thôn của Bắc Ninh đặt ra cao hơn so với tiêu chí quốc gia về NTM nên các xã, huyện thuần nông khó có thể đáp ứng đủ nguồn vốn, chủ yếu trông chờ từ nguồn ngân sách tỉnh điều tiết về và các chính sách hỗ trợ. Công tác tuyên truyền, vận động triển khai thiếu tích cực, nhận thức của một bộ phận cán bộ cơ sở và người dân về chính sách hỗ trợ hạ tầng nông thôn chưa đúng nên đã tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Nhiều địa phương không chủ động huy động nguồn lực cộng đồng dân cư và các nguồn vốn khác. Bài toán cấp bách đặt ra là Bắc Ninh phải tiếp tục hoàn thiện KCHT nông thôn hiện đại, đồng bộ với KCHT đô thị tạo thuận lợi cho phát triển KT-XH, phát huy các lợi thế về sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2022. Do đó, tỉnh cần phải huy động ở mức cao nhất các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Trung ương, của các thành phần kinh tế, vốn đầu tư nước ngoài và của toàn xã hội để đầu tư KCHT kinh tế - xã hội nông thôn của tỉnh. Đổi mới, nâng cao hiệu quả huy động vốn từ các kênh đầu tư của doanh nghiệp, sự
- 3 đóng góp của người dân nông thôn và phát triển thị trường tín dụng nông thôn. Chính quyền cần hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư đồng bộ, công khai, minh bạch nhằm thu hút vốn cho phát triển KCHT với những hình thức phù hợp; đẩy mạnh cải cách hành chính cải thiện môi trường đầu tư; sắp xếp, bố trí nguồn lực đầu tư hiệu quả, tránh đầu tư dàn trải; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và lợi ích toàn xã hội. Xuất phát từ những lý do nêu trên, vấn đề: “Huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh” được lựa chọn làm nội dung nghiên cứu cho Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng khung lý luận về huy động vốn để phát triển KCHT nông thôn ở địa bàn cấp tỉnh trong bối cảnh mới. Kết hợp với khảo sát thực tiễn tình hình ở tỉnh Bắc Ninh, đánh giá dựa vào các nội dung, tiêu chí, điều kiện và phương thức huy động vốn... để làm rõ kết quả đạt được, những khó khăn, bất cập và nguyên nhân. Từ đó, đề ra quan điểm, mục tiêu và các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn để phát triển KCHT nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung phân tích, luận giải và làm rõ những vấn đề sau đây: - Hệ thống hoá, bổ sung để xây dựng khung lý luận về huy động vốn để phát triển KCHT nông thôn cấp tỉnh trong bối cảnh mới của nền kinh tế hiện đại và hội nhập quốc tế. - Nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài và một số địa phương về huy động vốn để phát triển KCHT nông thôn, rút ra bài học cho tỉnh Bắc Ninh. - Trên cơ sở khung lý luận đã xây dựng làm căn cứ để đánh giá thực trạng huy động các nguồn vốn để phát triển KCHT nông thôn tỉnh Bắc Ninh những năm qua, chỉ ra kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân. - Trình bày quan điểm, đề xuất những giải pháp cơ bản phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh trong bối cảnh mới, tăng cường huy động vốn đáp ứng yêu cầu phát triển KCHT nông thôn tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa.
- 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Huy động vốn để phát triển KCHT nông thôn có rất nhiều ngành và các phân ngành khoa học nghiên cứu như: Khoa học quản lý kinh tế, kinh tế học phát triển, kinh tế đầu tư, kinh tế tài chính, quản trị doanh nghiệp... Hướng tiếp cận theo đối tượng của kinh tế chính trị: Nghiên cứu quan hệ sản xuất trong mối liên hệ với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là: Hoạt động huy động vốn từ các chủ thể trong nền kinh tế để phát triển KCHT nông thôn trên địa bàn cấp tỉnh. Trong đó, chủ thể cho hoạt động huy động vốn là chính quyền địa phương cấp tỉnh với việc ban hành các chính sách về huy động vốn. Đối tượng huy động là: ngân sách Nhà nước, các hình thức tín dụng (ngân hàng; hợp tác xã ...), doanh nghiệp và người dân. Đối tượng thụ hưởng thành quả trực tiếp và gián tiếp của phát triển KCHT nông thôn: toàn thể hệ thống chính trị - xã hội, nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức... đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Nghiên cứu hoạt động huy động vốn từ các nguồn lực trong và ngoài ngân sách nhà nước (gồm các nội dung về xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện huy động vốn, kết quả huy động nguồn lực vốn) để phát triển KCHT nông thôn và những tác động của huy động vốn đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp tỉnh. - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu về huy động vốn để phát triển KCHT nông thôn giai đoạn 2010-2018 và xây dựng phương án huy động vốn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. - Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu tình hình huy động vốn để phát triển KCHT kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh với 7 đơn vị hành chính bao gồm thị xã Từ Sơn và 6 huyện, là: Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Thuận Thành, Lương Tài và Gia Bình. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kết hợp với đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
- 5 và chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về huy động các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng (KCHT) nông thôn và phát triển thị trường tín dụng cho khu vực nông thôn. Tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu liên quan đến huy động vốn để phát triển KCHT nông thôn của các nhà khoa học trong và ngoài nước. 4.2. Cơ sở thực tiễn Luận án dựa trên thực tiễn phát triển KCHT nông thôn tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025; các đề án về phát triển KCHT tỉnh Bắc Ninh trên các lĩnh vực và những báo cáo có liên quan để phục vụ cho nghiên cứu đề tài. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học Kinh tế chính trị là phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp nghiên cứu chuyên ngành kinh tế như: phương pháp thống kê, so sánh, phân tích - tổng hợp, đánh giá thông qua việc sử dụng các sơ đồ, biểu đồ và đồ thị để minh họa bằng số lượng các kết quả nghiên cứu để hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. Trong đó: Chương 1. luận án sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học, lôgíc kết hợp với lịch sử, phân tích, hệ thống, tổng hợp kết quả các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Có phân tích, so sánh, tổng kết thực tiễn về huy động vốn để phát triển KCHT nông thôn, làm cơ sở để nghiên cứu nội dung của Chương 2 và Chương 4. Chương 2. luận án sử dụng phương pháp lôgíc kết hợp với lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hóa để xây dựng khung lý luận về huy động vốn để phát triển KCHT nông thôn trên địa bàn cấp tỉnh trong bối cảnh mới của nền kinh tế hiện đại và hội nhập quốc tế. Chương 3. luận án sử dụng phương pháp trừu tượng hóa, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, đánh giá thông qua việc sử dụng các sơ đồ, biểu đồ và đồ thị để nghiên cứu, đánh giá thực trạng huy động các nguồn vốn để phát triển KCHT nông thôn tỉnh Bắc Ninh những năm qua, chỉ ra kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân. Chương 4. luận án sử dụng phương pháp hệ thống hóa, quy nạp, phân tích tổng hợp và dự báo về xu hướng, mục tiêu phát triển nhằm xây dựng quan điểm, đề
- 6 xuất các giải pháp huy động vốn phù hợp có hiệu quả cao để phát triển KCHT nông thôn tỉnh Bắc Ninh trong tình hình mới. 5. Những đóng góp mới của luận án - Hệ thống hóa, bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn, đặc điểm, vai trò và phương thức huy động vốn để phát triển KCHT nông thôn địa bàn cấp tỉnh trong bối cảnh mới của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. - Phân tích đặc điểm KCHT nông thôn và huy động vốn để phát triển KCHT nông thôn địa bàn cấp tỉnh. Góp phần làm rõ tiềm năng, thế mạnh cũng như những khó khăn, cản trở về vốn ảnh hưởng đến thực hiện các mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. - Phân tích để đánh giá khoa học khách quan dựa trên khung khổ lý thuyết đã được hoàn thiện về thực trạng huy động vốn để phát triển KCHT nông thôn của tỉnh Bắc Ninh. Chỉ ra những điểm nghẽn, nút thắt huy động vốn để phát triển KCHT nông thôn tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất mục tiêu, quan điểm và các giải pháp thiết thực, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện cụ thể của Bắc Ninh nhằm huy động một cách phù hợp nhất các nguồn vốn để phát triển KCHT nông thôn trong thời kỳ mới hội nhập và phát triển. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương 11 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Chương 2: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn cấp tỉnh. Chương 3: Thực trạng huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Chương 4: Quan điểm, phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Bắc Ninh.
- 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về kết cấu hạ tầng cho phát triển nông thôn Gilberto M. Llanto, "The Impact of Infrastructure on Agricultural Productivity" - (Tác động của cơ sở hạ tầng đến năng suất nông nghiệp), Philippine [93]. Các số liệu được phân tích trong báo cáo đã làm rõ vai trò quan trọng của KCHT nông thôn trong việc cải thiện năng suất nông nghiệp, góp phần phát triển khu vực nông thôn các nền kinh tế đang phát triển. KCHT nông thôn, giống như các khoản đầu tư công khác, làm tăng năng suất nông nghiệp, từ đó tạo ra sự tăng trưởng ở khu vực nông thôn, mang lại mức lương cao hơn cho nông nghiệp và cải thiện cơ hội cho lao động phi nông nghiệp. Hệ thống điện tạo điều kiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất và thu nhập cho các hộ gia đình nông thôn. Hệ thống đường giao thông nông thôn cung cấp kết nối quan trọng với các thị trường đang phát triển liền kề với khu vực nông thôn; giảm chi phí đầu vào và chi phí giao dịch của người sản xuất và người tiêu dùng nông thôn. Kết quả, năng suất nông nghiệp gia tăng, lương thực giảm giá, mang lại lợi ích cho cả cư dân thành thị và nông thôn, những người tiêu dùng lương thực, thực phẩm, góp phần vào thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững. César Calderón, Luis Servén (2014), "Infrastructure, Growth, and Inequality: An Overview" - Bức tranh tổng quan về KCHT, tăng trưởng và bất bình đẳng [86]. Các tác giả đã nghiên cứu về những ảnh hưởng của phát triển KCHT đối với tăng trưởng và phân phối thu nhập, đặc biệt chú trọng đến các nước đang phát triển giai đoạn 2000 - 2014. Báo cáo chỉ ra, nếu KCHT giúp nâng cao mức thu nhập và giảm bất bình đẳng về thu nhập, thì sự phát triển của nó có thể là một công cụ hữu hiệu để giảm nghèo. Do đó, phát triển KCHT đã trở thành chính sách ưu tiên ở nhiều quốc gia. Nguồn vốn cho phát triển KCHT đã chiếm một phần lớn trong các gói kích thích tài chính được triển khai sau cuộc khủng hoảng toàn cầu 2007-2008: trung bình, các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển chi tiêu 40% trong gói kích thích
- 8 tăng trưởng kinh tế cho KCHT, trong khi các nền kinh tế phát triển chỉ chi tiêu 21%. Các tác giả đã phân tích và đưa ra một số đề xuất về huy động nguồn vốn xã hội hóa cho phát triển KCHT sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Pradeepta Kumar Samanta (2015), "Development of Rural Road Infrastructure in India" - (Phát triển KCHT giao thông nông thôn ở Ấn Độ) [101]. Sự phát triển của hệ thống giao thông nông thôn đóng vai trò quan trọng trong liên kết cộng đồng giữa nông nghiệp, nông thôn với các khu vực đô thị, cung cấp một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của đất nước, đảm bảo người dân nông thôn tiếp cận các dịch vụ và cơ hội quan trọng, thúc đẩy các chương trình giảm nghèo bền vững và tạo việc làm thông qua công nghiệp hóa ở khu vực nông thôn. Báo cáo đã phân tích các nguồn vốn được huy động cho phát triển hạ tầng giao thông nông thôn Ấn Độ, gồm đầu tư công và đầu tư từ khu vực tư nhân. Trong đó, sự tham gia của khu vực tư nhân bị giới hạn trong việc phát triển, bảo trì và vận hành các tuyến đường giao thông nông thôn, nhất là những tuyến đường nối các vùng đồi núi xa xôi, lạc hậu do chúng hầu như không mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư tư nhân. Gánh nặng đầu tư hệ thống giao thông nông thôn làm gia tăng khó khăn về ngân sách của Chính phủ, đòi hỏi Chính phủ Ấn Độ phải nhanh chóng thực hiện cải cách chính sách lớn về thu hút đầu tư tư nhân cho phát triển hạ tầng đường giao thông nông thôn, ngăn chặn sự gia tăng chênh lệch về KCHT nông thôn với đô thị trong tăng trưởng và phát triển. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về huy động vốn phát triển nông thôn Conning, Jonathan H. and Udry, Christopher (2005), "Rural Financial Markets in Developing Countries" - (Thị trường tài chính nông thôn ở các nước đang phát triển), Yale University [88]. Các tác giả nghiên cứu về sự phát triển của thị trường tài chính nông thôn ở các nước đang phát triển và nhận thấy, thị trường tài chính ở khu vực nông thôn manh mún và không hoàn hảo. Khách hàng tiếp cận các khoản vay theo đặc điểm và hoạt động của họ nên có rất nhiều hình thức hợp đồng, các điều khoản và mức lãi suất biến động. Những năm 1950 đến 1970, chính sách của các chính phủ là đặt các mức lãi suất trần với các hợp đồng chỉ định vay đã dẫn đến những thiệt hại nặng nề cho thị trường tài chính ở khu vực nông thôn. Giai đoạn 1980
- 9 và 1990, nhiều nước đang phát triển đã giảm bớt các chính sách kiềm chế tài chính nhằm tạo ra những đổi mới tài chính, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính vi mô, tập trung vào các hoạt động nông thôn đô thị hoặc phi nông nghiệp. Hoạt động của thị trường tài chính nông thôn đã có sự tham gia của tư nhân với các công cụ tài chính trung gian mạnh mẽ đã mang lại nguồn tài chính hiệu quả cho người dân nông thôn. Guangyu Zhang (2010), "Study on the Construction of the Chinese Rural Credit System" - (Nghiên cứu về xây dựng các hệ thống tín dụng ở nông thôn Trung Quốc) [108]. Phân tích hệ thống tài chính nông thôn Trung Quốc, tác giả nhận định rằng, tài chính nông thôn là hoạt động chưa hiệu quả trong hệ thống tài chính của nền kinh tế. Xây dựng NTM xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc cần phải huy động tối đa các nguồn lực hiện có, trong đó có sự hỗ trợ rất lớn của các nguồn tài chính. Trong những năm gần đây, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và xã hội, việc xây dựng các dự án tín dụng nông thôn Trung Quốc đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, ý thức ỷ lại của người dân vào các khoản tín dụng ưu đãi và việc thiếu các biện pháp kiểm soát tín dụng là một điểm hạn chế tồn tại ở một số tổ chức tài chính nông thôn Trung Quốc, gây ra những tác động tiêu cực cho hoạt động tín dụng nông thôn. Sự phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng NTM cần một môi trường tín dụng tốt và hệ thống tín dụng hiệu quả. Điều đó đòi hỏi chính phủ Trung Quốc cần xây dựng hệ thống tín dụng nông thôn trong tổng thể kế hoạch xây dựng các làng NTM xã hội chủ nghĩa, và có cơ chế kiểm soát nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống tín dụng nông thôn. Awe A.A (Ph.D), "Mobilization of domestic financial resources for agricultural productivity in Nigeria" - (Huy động các nguồn tài chính trong nước thúc đẩy phát triển nông nghiệp ở Nigeria) [85]. Bài viết xem xét việc huy động các nguồn tài chính trong nước cho năng suất nông nghiệp ở Nigeria nhằm xác định sự đóng góp của các nguồn tài chính khác nhau đến sự phát triển của nền nông nghiệp Nigeria. Để đạt được mục tiêu này, bài báo đã sử dụng mô hình hồi quy tự động Vector (VAR) để phân tích chuỗi dữ liệu trong giai đoạn 1980 - 2009. Với các chính sách được chính phủ sử dụng bao gồm
- 10 các chính sách tín dụng và trợ cấp nông nghiệp được tài trợ thông qua Ngân hàng Tín dụng Nông nghiệp Nigeria (NACB), nguồn tài chính cho phát triển sản xuất nông nghiệp đã được đa dạng hóa, từ tín dụng của Chính phủ đến tín dụng thông qua các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính tư nhân. Điều đó giúp cho người nông dân Nigeria dễ dàng tiếp cận với các nguồn tài chính, mua các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, bảo đảm cung cấp lương thực cho nền kinh tế, nâng cao đời sống của cư dân nông thôn. Do đó, bài báo khuyến nghị chính phủ Nigeria cần đảm bảo nguồn tài chính công cho nông nghiệp và huy động thêm các nguồn lực tư nhân để phát triển tiềm năng nông nghiệp. Biancamaria Torquati, Roberta Illuminati, Lucio Cecchini, Elena Pisani, Riccardo Da Re (2016), "Social capital and rural innovation process: the evaluation of the measure 124 “Cooperation for Development of New Products, Processes and Technologies in the Agriculture, Food and Forestry Sector” in the Umbria Region (Italy)" - Vốn xã hội và quá trình đổi mới nông thôn: đánh giá biện pháp Hợp tác phát triển sản phẩm mới, quy trình và công nghệ mới trong ngành nông nghiệp, thực phẩm và lâm nghiệp ở khu vực Umbria (Ý) [103]. Vốn xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn được huy động từ các nguồn lực ngoài ngân sách, gồm các dự án đầu tư của các doanh nghiệp, hiệp hội sản xuất, trường đại học, viện nghiên cứu công cộng, nguồn vốn của người nông dân. Nghiên cứu này đã đánh giá vai trò của vốn xã hội trong các dự án đổi mới nông nghiệp được đồng tài trợ bởi Dự luật 124 của Chương trình Phát triển nông thôn (2007-2013) Vùng Umbria (Ý), dựa trên phân tích 5 tiêu chí đánh giá (mức độ phù hợp, đổi mới, hiệu quả, bền vững và vốn xã hội) liên quan đến 8 dự án được lựa chọn; khẳng định việc huy động các nguồn vốn xã hội đã mang lại những kết quả tích cực cho đổi mới các khu vực nông thôn ở Umbria đáp ứng tiêu chí của Chính phủ đề ra. Nghiên cứu cũng cung cấp các chỉ dẫn thực tế để hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách thúc đẩy phát triển nguồn vốn xã hội từ các chủ thể lãnh thổ. Khả năng đổi mới này về cơ bản dựa trên mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các chủ thể khác của ngành nông sản, gồm các trang trại, công ty chế biến, hiệp hội sản xuất, trường đại học, viện nghiên cứu công cộng và tư nhân và các nhà sản xuất, sẵn sàng cho việc thực hiện Hiệp định Đối tác Châu Âu trong Nông nghiệp.
- 11 Yongqing Nan, Yanyan Gao, Qin Zhou (2019), "Rural credit cooperatives’ contribution to agricultural growth: evidence from China" - (Vai trò của Hợp tác xã tín dụng nông thôn đến tăng trưởng nông nghiệp: Bằng chứng từ Trung Quốc), England [97]. Các Hợp tác xã tín dụng nông thôn Trung Quốc (RCCs) đã thống trị thị trường tín dụng nông thôn Trung Quốc và đáp ứng hầu hết nhu cầu tín dụng cho người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn. Bài viết nghiên cứu hệ thống dữ liệu về RCCs của Trung Quốc trong giai đoạn 1997-2014, phân tích và làm rõ hiệu quả của RCCs đến tăng trưởng nông nghiệp ở Trung Quốc. Tín dụng được cung cấp bởi RCCs với 1% dư nợ tăng dẫn đến tăng trưởng nông nghiệp khoảng 0,08%. Bài báo cũng đưa ra những khuyến nghị về việc nới lỏng các hạn chế tín dụng nông thôn, cải thiện hiệu quả quản lý của RCCs và phát triển các sản phẩm tài chính đa dạng để nâng cao hiệu quả và tăng cường sự đóng góp của RCCs vào tăng trưởng nông nghiệp. 1.1.3. Các nghiên cứu về huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn Indira Rajaraman (2005), "Financing rural infrastructure in developing countries: The case of India " - Tài chính cho KCHT nông thôn ở các nước đang phát triển: Trường hợp Ấn Độ [99]. Kết quả khảo sát thực tế tại Ấn Độ cho thấy, Ấn Độ là quốc gia duy nhất tạo lập nguồn tài chính cho phát triển KCHT nông thôn từ năm 1995-1996. Quỹ phát triển KCHT nông thôn (RIDF) là một chương trình riêng, độc lập với nguồn tài chính của chính quyền các tiểu bang. Sự thành công của các chương trình như RIDF đã giảm sự bất bình đẳng và mất cân đối trong phát triển giữa các bang. RIDF được các ngân hàng thương mại Ấn Độ tài trợ đầy đủ từ nguồn vốn cho ngành nông nghiệp (được quy định là 18% tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng). Từ năm 1995-1996, các khoản vay của RIDF được gia hạn mỗi năm, thành tám "đợt" từ RIDF-I đến RIDF-VIII, và là trung gian của Ngân hàng Quốc gia về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NABARD). Các chính phủ địa phương là những đối tượng cho vay chủ yếu, tuy nhiên, gần đây đối tượng tiềm năng đã được mở rộng bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tư nhân ở nông thôn và chính quyền các địa phương. Mô
- 12 hình hoạt động của Quỹ phát triển KCHT nông thôn là gợi ý chính sách đối với Việt Nam trong huy động nguồn vốn cho phát triển KCHT khu vực nông nghiệp, nông thôn khi các nguồn lực từ ngân sách còn hạn chế. Vijay Mahajan, Preeti Sahai, and Sandeep Pasrija (2007), "Financing of Rural Infrastructure" - (Tài chính cho KCHT nông thôn), Oxford University Press [95]. Hệ thống KCHT nông thôn ở Ấn Độ bao gồm: đường giao thông, cung cấp điện, KCHT viễn thông, hệ thống thủy lợi, cấp nước và vệ sinh, bãi bán hàng, trường học và trung tâm y tế. Các công trình này gần như hoàn toàn được tài trợ và có sự ràng buộc về ngân sách rất lớn giữa chính phủ và chính quyền các bang. Việc giải ngân cho đầu tư các công trình hạ tầng tại các địa phương phần lớn phụ thuộc vào ngân sách của chính phủ trung ương và tiểu bang nên tại các tiểu bang nghèo hay tại các khu vực nghèo của các bang, đầu tư cho KCHT của cộng đồng chỉ dừng lại ở việc cung cấp nước sạch (piau) và nhà nghỉ (dharamshala) cho người dân. Vì thế, huy động vốn tư nhân cho phát triển KCHT nhằm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tiểu bang trở nên rất quan trọng, là yếu tố quyết định cho sự phát triển nông thôn và sự ổn định về kinh tế - xã hội. Các tác giả đã phân tích, đánh giá sơ bộ về khoảng cách cung - cầu tồn tại trong đầu tư cho KCHT nông thôn, hoàn toàn tách biệt với việc cung ứng các dịch vụ nông thôn như: nước và vệ sinh, đường sá, thủy lợi, điện, viễn thông, chế biến nông sản và tiếp thị. Cuối cùng, các tác giả đã thảo luận chi tiết về các lựa chọn và các cách tiếp cận nguồn tài chính hiện tại, tính khả thi của các giải pháp mới trong việc tạo ra nguồn lực. Gilberto M. Llanto, Adoracion M. Navarro and Ma. Kristina P. Ortiz, "Infrastructure financing, public-private partnerships and development in the Asia- Pacific region" - (Hình thức đầu tư hợp tác công tư và những nguồn tài chính khác cho KCHT ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương) [94]. Bài viết phân tích số liệu về châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2005 - 2014 theo các lĩnh vực chính sau: (1) tình trạng KCHT ở các nền kinh tế châu Á- Thái Bình Dương và các nguồn tài chính cho phát triển KCHT; (2) mối quan hệ giữa KCHT và phát triển bền vững; (3) hợp tác công tư (PPP) như là nguồn tài chính hiệu quả cho phát triển KCHT tại các nền kinh tế đang phát triển; và (4) thành
- 13 lập các tổ chức tài chính mới để đầu tư phát triển KCHT trong khu vực. Mặc dù nhu cầu KCHT của châu Á và Thái Bình Dương rất lớn và ngày càng tăng do sự gia tăng dân số và đô thị hóa nhanh chóng, song sự đáp ứng từ khu vực công và ODA là hạn chế, với khoảng 59% đến 69% được sử dụng để đầu tư cho KCHT. Do đó, PPP có tiềm năng đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tư phát triển KCHT và các nền kinh tế đang phát triển cần phải học cách sử dụng nó, bao gồm xây dựng chính sách và khung pháp lý phù hợp, năng lực thể chế, giảm thiểu rủi ro hiệu quả và tăng cường tín dụng. Ngoài ra, việc hình thành những tổ chức tài chính quốc tế mới Trung Quốc tài trợ đã và đang có vai trò quan trọng trong đầu tư các dự án KCHT lớn. Song có những lo ngại về hiệu quả của các dự án KCHT, tác động về kinh tế, chính trị, xã hội của Trung Quốc - cường quốc kinh tế và chính trị mới nổi- đang gia tăng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Laura Turley, David Uzsoki (2018), Report "Financing Rural Infrastructure: Priorities and pathways for ending hunger" (Tài chính cho phát triển KCHT nông thôn: Những mục tiêu ưu tiên và những cách thức nhằm chấm dứt nạn đói), Canada [105]. Báo cáo đã phân tích tầm quan trọng của KCHT nông thôn đối với tăng trưởng, giải quyết nạn đói và đảm bảo an ninh lương thực trong việc thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững và Xóa đói giảm nghèo. Trong đó, tập trung vào một số loại KCHT điển hình có tầm quan trọng trực tiếp đối với sinh kế nông thôn nói chung và đặc biệt là chấm dứt nạn đói, gồm: hệ thống kho/kho lạnh bảo quản nông sản, hệ thống giao thông kết nối các vùng miền, hệ thống cung cấp năng lượng tái tạo phi tập trung và hệ thống hạ tầng thủy lợi. Báo cáo cũng chỉ ra rằng nếu sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ thì có thể thu hút nguồn vốn từ khu vực tư nhân vào phát triển KCHT nông thôn (hệ thống lưu trữ, hệ thống cung cấp năng lượng tái tạo phi tập trung, giao thông vận tải và thủy lợi). Báo cáo cũng hàm ý việc sử dụng một số công cụ tài chính sẽ cho phép các chính phủ tận dụng nguồn vốn hạn chế từ khu vực công và huy động vốn tư nhân. Sarah Kline (2018), "Putting private capital to work in Rural infrastructure" - (Thu hút vốn tư nhân vào phát triển KCHT nông thôn) [90]. Hệ thống KCHT nông thôn ở nước Mỹ đang xuống cấp, ảnh hưởng xấu đến các cộng đồng nông thôn, nỗ lực tạo việc làm và kích thích tăng trưởng kinh tế, như hệ thống
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 233 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 188 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 17 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 19 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 19 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 10 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn