intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân cách mạng Lào hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:215

55
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phương thức lãnh đạo CTĐN của Đảng NDCM Lào thời gian qua, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo CTĐN của Đảng NDCM Lào trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết đề tài!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân cách mạng Lào hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN SISOMXAY KEOBOUNPHANH PHƢƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC HÀ NỘI - 2021
  2. ơ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN SISOMXAY KEOBOUNPHANH PHƢƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nƣớc Mã số: 9310202 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Thị Anh Đào 2. PGS.TS. Dƣơng Mộng Huyền HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của hai nhà khoa học. Tất cả các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực, khách quan. Các trích dẫn trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án đƣa ra chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả luận án Sisomxay Keobounphanh
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN........................................................................................ 7 1.1. Các công trình nghiên cứu ở trong nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có liên quan đến đề tài luận án ......................................................................................... 7 1.2. Những công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài có liên quan đến đề tài luận án ..... 13 1.3. Khái quát về kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ........................................................................................................... 28 Chƣơng 2: PHƢƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................................... 34 2.1. Khái quát chung về Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo công tác đối ngoại .......................................................................................................................... 34 2.2. Phƣơng thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân cách mạng Lào - Quan niệm và nội dung ............................................................................................. 48 2.3. Các yếu tố tác động đến phƣơng thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào................................................................................................................ 66 Chƣơng 3: PHƢƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ........................... 79 3.1. Thực trạng phƣơng thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân cách mạng Lào hiện nay .................................................................................................... 79 3.2. Nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra đối với phƣơng thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào ....................................................... 112 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƢƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO TRONG THỜI GIAN TỚI ............................... 128 4.1. Dự báo và phƣơng hƣớng đổi mới phƣơng thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân cách mạng Lào .............................................................................. 128 4.2. Giải pháp đổi mới phƣơng thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong thời gian tới................................................................... 143 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 166 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 168 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 185
  5. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Số quốc gia và Đảng chính trị hiện Đảng NDCM Lào có quan hệ ..................................................................................... 80 Biểu đồ 3.2: Thành tựu về công tác đối ngoại trong 74 năm của CHDCND Lào ............................................................................................ 87 Biểu đồ 3.3: Các văn bản do BCHTƢ Đảng ban hành về công tác đối ngoại đƣợc thông tin đến với công chúng từ 2013 đến 2020 .................89 Biểu đồ 4.1: Tốc độ tăng trƣởng GDP của nƣớc CHDCND Lào giai đoạn 1981 – 2019 ............................................................................ 127
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (The 1. ASEAN : Association of Southeast Asian Nations) 2. BCHTW : Ban Chấp hành Trung ƣơng 3. CHDCND : Cộng hòa Dân chủ nhân dân 4. CHND : Cộng hòa nhân dân 5. CTĐN : Công tác đối ngoại 6. CTQG : Chính trị quốc gia 7. CNXH : Chủ nghĩa xã hội 8 ĐCT : Đảng chính trị 9 NDCM : Nhân dân cách mạng 10 Nxb : Nhà xuất bản
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền ở các quốc gia đi theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa là nhân tố quyết định tới thành công trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc. Trong bối cảnh nhƣ vậy, việc giữ vững, tăng cƣờng và phát huy phƣơng thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào với tƣ cách là một nhân tố quan trọng đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng, đổi mới và phát triển đất nƣớc nói chung và lĩnh vực đối ngoại nói riêng là điều kiện kiên quyết và tất yếu. Trong những năm vừa qua tình hình quốc tế và khu vực biến đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lƣờng, việc xây dựng môi trƣờng hòa bình, hữu nghị và hợp tác để phát triển cũng nhƣ hội nhập giữa các nƣớc trong khu vực và quốc tế đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại đối mặt với nhiều thách thức, Đảng NDCM Lào lãnh đạo, chỉ đạo công tác đối ngoại (CTĐN) đạt đƣợc nhiều thành tựu bắt nguồn từ việc áp dụng các phƣơng thức lãnh đạo CTĐN của Đảng NDCM Lào tƣơng đối phù hợp. Điều này đã tạo nên những thành công, quan hệ đối ngoại của nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào không ngừng đƣợc mở rộng, đƣờng lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác; đa phƣơng hóa, đa dạng hóa quan hệ; sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nƣớc nhằm bảo đảm lợi ích chung và lợi ích riêng của mỗi bên, nhờ đó, vị thế và uy tín của Lào ngày càng đƣợc nâng cao trên trƣờng quốc tế. Tuy nhiên, phƣơng thức lãnh đạo CTĐN của Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập nhƣ việc lãnh đạo, chỉ đạo nhà nƣớc cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng về CTĐN thành chính sách và tổ chức thực hiện đôi khi chƣa kịp thời; Đảng
  8. 2 lãnh đạo bằng công tác tổ chức, cán bộ của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại trên một số mặt còn chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; việc phát huy vai trò của Mặt trận Lào xây dựng đất nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong việc thực hiện công tác ngoại giao nhân dân có khi chƣa phối hợp chặt chẽ; công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của đảng viên thực hiện CTĐN đôi khi còn buông lỏng. Ngoài ra, giai đoạn tới CTĐN nói chung và phƣơng thức lãnh đạo CTĐN nói riêng có những thuận lợi nhất định với việc đúc rút kinh nghiệm qua thực tiễn giai đoạn vừa qua. Đồng thời, Đại hội XI của Đảng NDCM Lào, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ IX đã có những điều chỉnh về nội dung, hoạt động trong CTĐN phù hợp hơn với thực tiễn bối cảnh trong và ngoài nƣớc. Mặt khác, vị thế và vai trò của nƣớc CHDCND Lào trong trƣờng quốc tế đã ngày càng gia tăng góp phần giúp nƣớc CHDCND Lào chủ động, tích cực cùng các quốc gia khác xây dựng các khuôn khổ hợp tác để bảo vệ lợi ích của đất nƣớc trƣớc những mặt trái của quá trình hội nhập mở cửa. Tuy nhiên, trong bối cảnh khu vực và thế giới hiện nay với những diễn biến hết sức nhanh chóng, phức tạp, chứa đựng các yếu tố bất an, bất định, bất ngờ, tác động đa chiều đến quá trình phát triển với sự đa dạng xen lẫn cả thời cơ cũng nhƣ đặt ra những thách thức không hề nhỏ trong sự nghiệp đổi mới, phát triển của đất nƣớc CHDCND Lào mà CTĐN sẽ là lĩnh vực trọng yếu nhất. Do đó, để tiếp tục gặt hái đƣợc thành công trong CTĐN nói riêng cũng nhƣ góp phần vào quá trình hội nhập, mở cửa nhằm phát triển đất nƣớc nói chung đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục đổi mới phƣơng thức lãnh đạo CTĐN của Đảng NDCM Lào qua đó giúp Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, nhân dân cùng nhau đóng góp thực hiện các hoạt động đối ngoại song phƣơng, đa phƣơng đƣợc thực hiện hiệu quả hơn.
  9. 3 Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân cách mạng Lào hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nƣớc. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phƣơng thức lãnh đạo CTĐN của Đảng NDCM Lào thời gian qua, luận án đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp đổi mới phƣơng thức lãnh đạo CTĐN của Đảng NDCM Lào trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và khái quát về kết quả của các công trình đã đạt đƣợc và chỉ ra những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phƣơng thức lãnh đạo CTĐN của Đảng NDCM Lào. - Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và xác định một số vấn đề đặt ra về phƣơng thức lãnh đạo CTĐN của Đảng NDCM Lào trong thời gian qua. - Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp đổi mới phƣơng thức lãnh đạo CTĐN của Đảng NDCM Lào trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Phƣơng thức lãnh đạo CTĐN của Đảng NDCM Lào. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án nghiên cứu về phƣơng thức lãnh đạo CTĐN của NDCM Lào. Về không gian: Luận án chủ yếu nghiên cứu phƣơng thức lãnh đạo CTĐN của Trung ƣơng Đảng NDCM Lào và các cấp ủy đảng (Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ, Cấp ủy).
  10. 4 Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng của Chủ tịch Kaysone Phomvihane; các quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng NDCM Lào về phƣơng thức lãnh đạo của Đảng, về công tác và chính sách đối ngoại. 4.2. Cơ sở thực tiễn Luận án nghiên cứu dựa trên thực tiễn quá trình hoạch định, triển khai, đánh giá, tổng kết về CTĐN dƣới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong giai đoạn 2011 đến nay. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận án sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khoa học cụ thể nhƣ: - Phƣơng pháp logic và lịch sử: đề tài sử dụng phƣơng pháp logic để tìm ra mối liên hệ bản chất, tính tất yếu, quy luật của các vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài. Luận án trình bày các vấn đề theo trình tự thời gian để thấy đƣợc sự phát triển của phƣơng thức lãnh đạo CTĐN của Đảng NDCM Lào qua các thời kỳ lịch sử. - Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: đƣợc sử dụng để nghiên cứu các văn kiện của Đảng NDCM Lào, chính sách của nhà nƣớc, văn kiện của đại hội đảng bộ các tổ chức chính trị xã hội trong giai đoạn 2011 đến nay cũng nhƣ các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nƣớc có liên quan đến đề tài luận án.
  11. 5 - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: đƣợc dùng để nghiên cứu các công trình khoa học, sách, báo, sách chuyên khảo về Đảng NDCM Lào, CTĐN nói chung cũng nhƣ phƣơng thức lãnh đạo CTĐN của Đảng NDCM Lào nói riêng để từ đó tìm hiểu những kiến thức lý luận và thực tiễn phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài theo chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nƣớc. - Phƣơng pháp thống kê, so sánh, quan sát: đƣợc sử dụng để thống kê các số liệu có liên quan đến nội dung phƣơng thức lãnh đạo CTĐN của Đảng NDCM Lào đồng thời có sự so sánh, đối chiếu và quan sát thực tế để bảo đảm sự tin cậy của các số liệu. - Phƣơng pháp tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận: đƣợc sử dụng để tìm hiểu những tài liệu của các nhà nghiên cứu có liên quan đến phƣơng thức lãnh đạo CTĐN của Đảng NDCM Lào từ đó làm cơ sở để xây dựng khung lý thuyết cũng nhƣ đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp của luận án. 5. Đóng góp mới của luận án - Từ góc độ Xây dựng Đảng luận án góp phần làm rõ nguyên tắc, phƣơng châm CTĐN của Đảng NDCM Lào và nhất là làm sáng tỏ hơn quan niệm, nội dung phƣơng thức lãnh đạo CTĐN của Đảng NDCM Lào. - Luận án đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân và làm rõ một số vấn đề đặt ra về phƣơng thức lãnh đạo CTĐN của Đảng NDCM Lào trong giai đoạn 2011 đến nay. - Từ việc dự báo những yếu tố thuận lợi và khó khăn, luận án đề xuất một số giải pháp đổi mới phƣơng thức lãnh đạo CTĐN của Đảng NDCM Lào trong thời gian tới. Trong đó tác giả tâm đắc nhất với việc đề xuất giải pháp về nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ chuyên trách về CTĐN và Đảng NDCM thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và tổng kết, rút kinh nghiệm về vận dụng các phƣơng thức trong lãnh đạo CTĐN.
  12. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp phƣơng thức lãnh đạo CTĐN của Đảng NDCM Lào sẽ cung cấp căn cứ khoa học cho Đảng NDCM Lào, cấp ủy đảng vận dụng, đổi mới phƣơng thức trong quá trình lãnh đạo CTĐN. - Luận án làm rõ những vấn đề lý luận về phƣơng thức lãnh đạo CTĐN của Đảng NDCM Lào dƣới góc độ khoa học Xây dựng Đảng. Do vậy, những kết quả nghiên cứu của luận án có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích trong nghiên cứu, giảng dạy ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nƣớc. 7. Kết cấu của luận án Luận án đƣợc cấu trúc gồm: mở đầu, 4 chƣơng với 10 tiết, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  13. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu ở trong nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phương thức lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Hội đồng khoa học xã hội quốc gia, Sáu mươi năm lãnh đạo thắng lợi của Đảng Nhân dân cách mạng Lào [131]. Cuốn kỷ yếu Hội thảo đã làm rõ một số nội dung có liên quan đến nội dung luận án thể hiện ở các nội dung nhƣ (1) Làm rõ lịch sử hình thành, phát triển và lãnh đạo của Đảng NDCM Lào qua các thời kỳ lịch sử đặc biệt là trong quá trình thống nhất đất nƣớc đến nay; (2) Phân tích vai trò lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong sự nghiệp phục hồi nền kinh tế - xã hội sau chiến tranh từ năm 1977-1985 để xây dựng nền tảng cơ sở cho quá trình đổi mới; (3) Minh chứng rõ hơn về nhiệm vụ, sứ mệnh của Đảng NDCM Lào trong việc dẫn dắt, lãnh đạo toàn dân thực hiện sự nghiệp đổi mới và hội nhập; và (4) Những yêu cầu, đòi hỏi về sự đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với các lĩnh vực trong giai đoạn hiện nay. Vi Xúc Phôm Phi Thắc, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo hệ thống chính trị trong sự nghiệp đổi mới hiện nay [56]. Đề tài đã làm rõ 3 nội dung về (1) Vị trí, vai trò của Đảng chính trị trong các hệ thống chính trị đƣơng đại - một số vấn đề lý luận và quan điểm với việc phân tích khái niệm chính trị và hệ thống chính trị, những nhân tố cấu trúc của hệ thống chính trị; (2) Đảng NDCM Lào lãnh đạo hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới - thực trạng nguyên nhân và kinh nghiệm qua việc phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh
  14. 8 tế - xã hội và chính trị liên quan đến hệ thống chính trị, thực trạng đảng NDCM Lào lãnh đạo hệ thống chính trị trong quá trình đổi mới và những nguyên nhân và một số bài học kinh nghiệm rút ra từ sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với hệ thống chính trị; và (3) Quan điểm, phƣơng hƣớng và những giải pháp cơ bản đổi mới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với hệ thống chính trị ở Lào. Xổm Nức Xổm Vi Chít, Đổi mới phương thức lãnh đạo nhà nước ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay [61]. Qua luận án tác giả đã (1) Trình bày khái quát cơ sở lý luận về đổi mới phƣơng thức Đảng lãnh đạo nhà nƣớc; (2) Phân tích thực trạng đổi mới phƣơng thức Đảng lãnh đạo nhà nƣớc ở nƣớc CHDCND Lào hiện nay; và (3) Đề xuất giải pháp nhằm góp phần vào sự nghiệp đổi mới hệ thống chính trị nói chung và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào nói riêng. Thoong Băn Seng APhon, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo giữ vững an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay [49]. Luận án đã làm rõ đƣợc những nội dung cơ bản về (1) Phân tích khái niệm cũng nhƣ nội dung, phƣơng thức Đảng NDCM Lào lãnh đạo đối với an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay; (2) Làm rõ tình hình an ninh ở nƣớc CHDCND Lào hiện nay cũng nhƣ phân tích thực trạng Đảng NDCM Lào lãnh đạo an ninh quốc gia trong những năm qua với việc chỉ ra những ƣu điểm, hạn chế cần khắc phục, nguyên nhân đối với nội dung lãnh đạo và phƣơng thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với an ninh quốc gia; (3) Chỉ rõ những trọng tâm trong lãnh đạo giữ vững an ninh quốc gia, xác định các vấn đề trong việc đổi mới nội dung và phƣơng thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với giữ vững an ninh quốc gia; và (4) Đề xuất một số giải pháp đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với giữ vững an ninh quốc gia. Viện khoa học xã hội Quốc gia, Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam [182]. Hội thảo đã làm rõ vấn đề nâng cao năng lực
  15. 9 lãnh đạo của Đảng NDCM Lào luôn (1) Gắn liền với việc đổi mới lề lối làm việc và phƣơng thức lãnh đạo của Đảng; (2) Gắn liền với việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, thƣờng xuyên kiện toàn hệ thống tổ chức của Đảng từ trung ƣơng đến cơ sở; và (3) Gắn liền với việc phát triển Đảng cả về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng. Sa Vat Chan Tha Pri Xay, “Nâng cao chất lƣợng kiểm tra, giám sát của Đảng Nhân dân cách mạng Lào” [44, tr.65-68]. Bài viết đã làm rõ vấn đề kiểm tra, giám sát - một trong những phƣơng thức lãnh đạo quan trọng của Đảng NDCM Lào và đƣa ra một số giải pháp về vấn đề này đó là (1) Nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tính chủ động của các cấp ủy đảng tiến hành kiểm tra, giám sát và giải quyết những biểu hiện tiêu cực nảy sinh; (2) Ủy ban kiểm tra các cấp và cán bộ làm công tác kiểm tra phải đƣợc xây dựng, củng cố ngang tầm với nhiệm vụ chính trị của Đảng; (3) Cấp ủy đảng và ủy ban kiểm tra các cấp phải tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên, các tổ chức quần chúng nhận thức đúng đắn về công tác kiểm tra; (4) Ủy ban kiểm tra các cấp phải chủ động xác định phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, các chƣơng trình, kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm; (5) Khi tiến hành kiểm tra, giám sát cán bộ kiểm tra phải có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc, quy định. Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào, 60 năm lãnh đạo chiến thắng của Đảng Nhân dân cách mạng Lào [183]. Hội thảo khoa học đã tổng hợp một số vấn đề và làm rõ các nội dung quan trọng đƣợc các bài tham luận đƣa ra nhƣ (1) Sự cần thiết khách quan Đảng phải hoạt động đổi mới và nội dung cơ bản đƣờng lối đổi mới của Đảng; (2) Nội dung đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng, nội dung 4 phấn đấu của Đảng; (3) Vấn đề phải quan tâm, vai trò quan trọng của chi bộ cơ sở đảng, tầm quan trọng của vấn đề xây dựng chi bộ đảng vững mạnh, toàn diện; và (4) Nội dung xây dựng
  16. 10 đảng cho vững mạnh trên ba mặt chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức cũng nhƣ nội dung các điều cấm của đảng viên. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về công tác đối ngoại và phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Viện Đối ngoại Bộ Ngoại giao, Lịch sử hợp tác ngoại giao của nước Lào [178]. Cuốn sách đã làm rõ những nội dung về Phong trào cách mạng nƣớc CHDCND Lào từ tuyên bố độc lập ngày 12/10/1945 và Đƣờng lối đối ngoại các giai đoạn: giai đoạn 1975 đến 1979, giai đoạn 1980 đến 1985, giai đoạn 1986 đến năm 1990, tiếp tục phát huy đƣờng lối đổi mới toàn diện về mặt đối ngoại trong giai đoạn 1991 đến 1995, đƣờng lối đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế trong giai đoạn 1996 đến năm 2000, tăng cƣờng thực hiện đƣờng lối đối ngoại mở rộng hội nhập quốc tế. Khamkeng Sengmilathy, “Hoạt động đối ngoại góp phần vào sự nghiệp phát triển của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” [24, tr.97-100]. Bài viết đã làm rõ một số các nội dung về (1) Hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc Lào đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc, xây dựng nƣớc Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vƣợng; và (2) Đảng NDCM Lào đã có nhiều đổi mới trong tƣ duy đối ngoại chuyển từ cách nhìn thế giới dƣới góc độ một vũ đài đấu tranh sang cách nhìn toàn diện hơn, coi thế giới nhƣ môi trƣờng tồn tại và phát triển của Lào, đồng thời có sự đổi mới trong nhận thức về vấn đề địch - ta, đối tƣợng - đối tác theo tinh thần “thêm bạn bớt thù”, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế. Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào, Hợp tác quốc tế [136]. Cuốn sách đã làm rõ đƣợc các nội dung chính nhƣ (1) Tình hình của thế giới trong giai đoạn hiện nay tác động đến quá trình hội nhập quốc tế của nƣớc CHDCND Lào cũng nhƣ sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong giai đoạn hiện nay; (2) Khái niệm về hợp tác quốc tế
  17. 11 và các vấn đề trong hợp tác quốc tế song phƣơng, đa phƣơng của thế giới trong giai đoạn hiện nay cũng nhƣ những yêu cầu đặt ra đối với nƣớc CHDCND Lào; (3) Phân tích chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách đối ngoại của Đảng NDCM Lào và Nhà nƣớc CHDCND Lào qua việc làm rõ cơ sở, quá trình thực hiện CTĐN trong thời gian vừa qua với những thành tựu, hạn chế và làm rõ nguyên nhân cũng nhƣ các vấn đề đặt ra; và (4) Đề xuất một số phƣơng châm thực hiện mục tiêu trong quá trình thực hiện hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc nhằm đạt đƣợc kết quả về hội nhập quốc tế trong thời gian tới. Cục đối ngoại Bộ Quốc Phòng, Lịch sử công tác đối ngoại của Quân đội nhân dân Lào giai đoạn 1945-2015 [129]. Cuốn sách đã làm rõ một số nội dung về (1) Quá trình hình thành và phát triển CTĐN của Quân đội nhân dân Lào trong quá trình chiến đấu cứu nƣớc và sự phát triển, bảo vệ toàn quốc dƣới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào; và (2) CTĐN của Quân đội nhân dân Lào phát triển và ngày càng đóng góp vào nền đối ngoại toàn diện của đất nƣớc dƣới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong giai đoạn hiện nay. Viện đối ngoại Bộ ngoại giao, Ngoại giao Lào 70 năm: 1945-2015 [179]. Cuốn sách đã tổng hợp và phân tích một số nội dung quan trọng về (1) Lịch sử quan hệ ngoại giao và chính sách đối ngoại của Lào trong các giai đoạn nhƣ trƣớc năm 1945, giai đoạn từ năm 1945-1955, giai đoạn từ năm 1955-1975, giai đoạn từ năm 1975-1985, giai đoạn từ năm 1985-2015 dƣới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào; (2) Hoạt động ngoại giao đa phƣơng của nƣớc CHDCND Lào trong quá trình hợp tác với các nƣớc trong các khu vực và mở rộng quan hệ ngoại giao với các nƣớc trên thế giới; (3) Hoạt động ngoại giao của nƣớc CHDCND Lào trong việc tham gia các vấn đề của Liên Hợp Quốc và mạng lƣới các tổ chức trực thuộc Liên Hợp Quốc.
  18. 12 Sủnthon Xaynhachắc, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo công tác đối ngoại trong giai đoạn hiện nay [45]. Luận án đã làm rõ các nội dung sau (1) Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc Đảng NDCM Lào lãnh đạo CTĐN qua việc khái quát tình hình trong nƣớc CHDCND Lào và bối cảnh quốc tế tác động đến sự lãnh đạo của Đảng đối với CTĐN cũng nhƣ đƣa ra quan điểm, nội dung, phƣơng thức và tầm quan trọng trong việc Đảng NDCM Lào lãnh đạo CTĐN; (2) Phân tích thực trạng, nguyên nhân và đƣa ra một số bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với CTĐN trong giai đoạn hiện nay; và (3) Phân tích phƣơng hƣớng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với CTĐN trong giai đoạn hiện nay. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng Đảng, 60 năm Đảng Nhân dân cách mạng Lào (22/03/1955-22/03/2015) [97]. Cuốn sách đã phân tích các nội dung về (1) Đƣa ra và phân tích, đánh giá những thành tựu đã đạt đƣợc trong quá trình lãnh đạo của Đảng NDCM Lào qua 9 kỳ Đại hội cũng nhƣ phân tích hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trên các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực đối ngoại và ngoại giao song phƣơng cũng nhƣ đa phƣơng nhất là trong quá trình Đảng NDCM Lào lãnh đạo quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI; và (2) Đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp đối với nội dung cũng nhƣ đổi mới phƣơng thức lãnh đạo Đảng NDCM Lào trong quá trình lãnh đạo các lĩnh vực trọng yếu nói chung cũng nhƣ CTĐN nói riêng đến năm 2025. Hội đồng lý luận Trung ƣơng, Hội nhập Quốc tế - Kinh nghiệm của Lào và kinh nghiệm của Việt Nam [16]. Cuốn sách bao gồm một số bài viết của các tác giả đã làm rõ những vấn đề về Đảng NDCM Lào luôn kiên định và tăng cƣờng vai trò của Đảng cầm quyền để lãnh đạo sự nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác với nƣớc ngoài trong điều kiện hội nhập quốc tế, làm rõ kết quả lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với sự nghiệp mở rộng quan hệ hợp
  19. 13 tác trong điều kiện hội nhập quốc tế, đƣa ra bài học kinh nghiệm lãnh đạo sự nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác trong điều kiện hội nhập quốc tế, làm rõ một số vấn đề đặt ra trong công cuộc thực hiện đƣờng lối đối ngoại đa phƣơng hóa, đa dạng hóa, đa cấp độ của Đảng trong điều kiện hội nhập quốc tế và làm rõ các nội dung về đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong quá trình lãnh đạo hội nhập quốc tế giai đoạn hiện nay. Chăn Sy Pho Sí Khăm, “Sự lãnh đạo Đảng NDCM Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế” [128, tr.3-10]. Tác giả đã làm rõ các nội dung về (1) Đảng NDCM Lào là ngƣời đầu tiên khởi động và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới và mở rộng mối quan hệ hợp tác với nƣớc ngoài; (2) Thành tựu, hạn chế về sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế; (3) Đƣa ra một số bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác với nƣớc ngoài trong điều kiện hội nhập quốc tế; và (4) Vấn đề nâng cao năng lực lãnh đạo và khả năng đấu tranh trong Đảng NDCM Lào. 1.2. Những công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài có liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 1.2.1.1. Các công trình nghiên cứu về phương thức lãnh đạo của Đảng Trần Đình Nghiêm (chủ biên), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng [37]. Cuốn sách đã đƣa ra và phân tích các nội dung có liên quan nhƣ (1) Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến lƣợc, sách lƣợc của Đảng, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phƣơng thức lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ; (2) Phƣơng thức lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp đổi mới, đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực, với cấp ủy địa phƣơng, với các đoàn thể chính trị - xã hội; và (3) Đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng, giúp nhân dân tham gia tích cực hơn, thiết thực và có hiệu quả hơn vào việc giám sát hoạt động của bộ máy
  20. 14 nhà nƣớc đồng thời phát huy chức năng giáo dục, tƣ vấn, giám sát của Mặt trận và các đoàn thể. Nguyễn Văn Huyên, “Tiếp tục đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị” [21, tr.38-41]. Bài viết đã làm rõ đƣợc (1) Khái niệm phƣơng thức lãnh đạo của Đảng cũng nhƣ các cách thức thể hiện phƣơng thức lãnh đạo của Đảng từ việc giành quyền lực cho đến việc bảo vệ và thực thi quyền lực; (2) Những vấn đề nhằm đảm bảo và đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng nhƣ xác định đúng và thực hiện đúng chức năng, vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng, đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng phải đƣợc tiến hành một cách tổng thể, bảo đảm tính toàn diện giữa nội dung cách mạng và quá trình lãnh đạo; và (3) Đƣa ra một số hạn chế trong phƣơng thức lãnh đạo của Đảng và đề ra một số vấn đề cần phải thực hiện. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Đảng Cộng sản cầm quyền - Nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng [22]. Trong bối cảnh xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN thì yêu cầu cần phải đổi mới về nội dung và phƣơng thức cầm quyền của Đảng là hết sức quan trọng. Nhƣng một vấn đề đặt ra là nội dung và phƣơng thức cầm quyền của Đảng cần đƣợc xác định nhƣ thế nào để không trái với Hiến pháp và pháp luật của Nhà nƣớc, không trái với nguyên tắc toàn bộ quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân. Cuốn sách đã làm rõ vấn đề này qua 3 phần với 12 chƣơng đó là (1) Tổng quát những vấn đề lý luận chung về Đảng cầm quyền và Đảng Cộng sản cầm quyền; (2) Nội dung và phƣơng thức cầm quyền của Đảng - Thực trạng và những vấn đề đặt ra; (3) Những điều kiện và yêu cầu đảm bảo sự cầm quyền của Đảng và những giải pháp đổi mới nội dung và phƣơng thức cầm quyền của Đảng. Nguyễn Phú Trọng , Xây dựng chỉnh đốn Đảng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Xuất bản lần thứ 2 có bổ sung, điều chỉnh) [53]. Cuốn sách bao gồm 4 phần trong đó phần thứ nhất đề cập đến một số vấn đề chung về Đảng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2