Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học âm nhạc: Dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa cho sinh viên Đại học Thanh nhạc giọng soprano tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
lượt xem 4
download
Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học âm nhạc "Dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa cho sinh viên đại học thanh nhạc giọng soprano tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và thực trạng dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa; Đặc điểm và giá trị của ca khúc viết về Thanh Hóa đối với dạy thanh nhạc cho sinh viên giọng soprano; Biện pháp dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa cho sinh viên đại học thanh nhạc giọng soprano.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học âm nhạc: Dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa cho sinh viên Đại học Thanh nhạc giọng soprano tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG TRỊNH THỊ THÚY KHUYÊN TRỊNH THỊ THÚY KHUYÊN DẠY HỌC HÁT CA KHÚC VIẾT VỀ THANH HÓA CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC THANH NHẠC GIỌNG SOPRANO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC Khóa 4 (2016 - 2023) Hà Nội, 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG TRỊNH THỊ THÚY KHUYÊN TRỊNH THỊ THÚY KHUYÊN DẠY HỌC HÁT CA KHÚC VIẾT VỀ THANH HÓA CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC THANH NHẠC GIỌNG SOPRANO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc Mã số: 9140111 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đăng Nghị Hà Nội, 2023
- LỜI CAM ĐOAN Xin cam đoan, đây là luận án do tôi nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu và kết luận trong luận án hoàn toàn trung thực, không sao chép từ bất cứ nguồn nào khác. Việc tham khảo và trích dẫn tài liệu được thực hiện đúng quy định. Nếu có gì sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Trịnh Thị Thúy Khuyên Trịnh Thị Thúy Khuyên
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐH Đại học GV Giảng viên NCS Nghiên cứu sinh NGUT Nhà giáo ưu tú NSND Nghệ sĩ nhân dân NSUT Nghệ sĩ ưu tú Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư PPDH Phương pháp dạy học SPNT Sư phạm Nghệ thuật SV Sinh viên THPT Trung học phổ thông ThS Thạc sĩ Tr Trang TS Tiến sĩ TT&DL Thể thao và Du lịch TW Trung ương VH Văn hóa VHNT Văn hóa nghệ thuật
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.......................................................... 10 1.1. Một số công trình nghiên cứu về ca khúc Việt Nam và ca khúc viết về Thanh Hóa ............................................................................................................... 10 1.1.1. Nghiên cứu về ca khúc Việt Nam ............................................................... 10 1.1.2. Nghiên cứu ca khúc viết về Thanh Hóa ..................................................... 16 1.2. Nghiên cứu về phương pháp dạy học và dạy học âm nhạc ......................... 23 1.2.1. Về phương pháp dạy học ............................................................................. 23 1.2.2. Phương pháp về dạy học âm nhạc và dạy học thanh nhạc ....................... 26 1.3. Nhận xét tình hình nghiên cứu và hướng đi của luận án.............................. 42 1.3.1. Nhận xét......................................................................................................... 42 1.3.2. Hướng nghiên cứu của luận án.................................................................... 44 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 44 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC HÁT CA KHÚC VIẾT VỀ THANH HÓA .......................................................................... 46 2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 46 2.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 46 2.1.2. Quan điểm về dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa............................. 53 2.1.3. Các thành tố của dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa cho sinh viên đại học thanh nhạc giọng lirico soprano .............................................................. 55 2.2. Thực trạng dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa ................................................................... 58 2.2.1. Khái quát về Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch .................. 58 2.2.2. Nhiệm vụ đào tạo và công tác tuyển sinh .................................................. 62 2.2.3. Cơ sở vật chất đào tạo ................................................................................. 64 2.3. Thực trạng dạy học thanh nhạc và dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa..... 66 2.3.1. Thực trạng dạy học thanh nhạc ................................................................... 66 2.3.2. Đặc điểm của sinh viên và phương pháp dạy của giảng viên .................. 71 2.3.3. Thực trạng dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa .................................. 82 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 83
- Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA CA KHÚC VIẾT VỀ THANH HÓA ĐỐI VỚI DẠY THANH NHẠC CHO SINH VIÊN GIỌNG SOPRANO ................................................................................................................................... 85 3.1. Đặc điểm lời ca trong ca khúc viết về Thanh Hóa ....................................... 85 3.1.1. Tính địa phương............................................................................................ 85 3.1.2. Đề tài ............................................................................................................. 89 3.1.3. Các thể thơ hay dùng ................................................................................... 92 3.1.4 Cảnh đẹp quê hương ..................................................................................... 94 3.2. Đặc điểm về âm nhạc trong ca khúc viết về Thanh Hóa ............................. 95 3.2.1. Hình thức, cấu trúc ....................................................................................... 95 3.2.2. Giai điệu âm vực và các quãng đặc trưng ................................................. 99 3.2.3. Thang âm, điệu thức .................................................................................. 107 3.3. Giá trị của ca khúc viết về Thanh Hóa ........................................................ 109 3.3.1. Lưu giữ giá trị truyền thống ...................................................................... 109 3.3.2. Giá trị về giáo dục....................................................................................... 112 3.3.3. Đóng góp cho sự phát triển của âm nhạc Việt Nam .............................. 116 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 116 Chương 4: BIỆN PHÁP DẠY HỌC HÁT CA KHÚC VIẾT VỀ THANH HÓA CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC THANH NHẠC GIỌNG SOPRANO. 119 4.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp....................................................................... 119 4.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu ............................................................................... 119 4.1.2. Đảm bảo phù hợp với khả năng của sinh viên ......................................... 119 4.1.3. Đảm bảo tính nghệ thuật, tính thẩm mỹ và cấu trúc rõ ràng .................. 120 4.1.4. Đảm bảo tính lan tỏa sâu rộng trong công chúng .................................... 121 4.1.5. Đảm bảo tính kế thừa, sự đa dạng hài hòa giữa các loại ca khúc trong chương trình........................................................................................................... 121 4.2. Một số biện pháp dạy học hát ....................................................................... 122 4.2.1. Xây dựng tiêu chí lựa chọn ca khúc đưa vào chương trình .................... 122 4.2.2. Rèn luyện kỹ thuật thanh nhạc trong dạy học hát ca khúc ..................... 124 4.2.3. Sử dụng một số phương pháp dạy học hiện đại....................................... 143 4.2.4. Đổi mới thiết kế, kế hoạch bài dạy ........................................................... 149 4.3. Hướng dẫn dạy mẫu một số ca khúc viết về Thanh Hóa ........................... 151
- 4.3.1. Dạy ca khúc mang phong cách dân gian .................................................. 151 4.3.2. Dạy ca khúc mang phong cách thính phòng ............................................ 155 4.4. Thực nghiệm sư phạm................................................................................... 159 4.4.1. Mục đích và nội dung thực nghiệm .......................................................... 159 4.4.2. Đối tượng, hình thức, thời gian và giảng viên thực nghiệm ................... 159 4.4.3. Tiến hành thực nghiệm .............................................................................. 160 4.4.4. Đánh giá thực nghiệm ................................................................................ 163 4.4.5. Kết quả thực nghiệm .................................................................................. 166 4.4.6. So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm ............................................... 167 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................ 168 KẾT LUẬN ............................................................................................... 170 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 172 PHỤ LỤC .................................................................................................. 190
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của việc rèn luyện kỹ thuật thanh nhạc. .................................................................................. 75 Bảng 2.2: Kết quả khảo sát tinh thần, thái độ của với môn học ............... 75 Bảng 2.3: Kết quả khảo sát phong cách âm nhạc của SV giọng soprano ...................................................................................................... 76 Bảng 4.1: Mức độ thích học hát ca khúc viết về Thanh Hóa .................. 161 Bảng 4.2: Mức độ cảm nhận độ khó về kỹ thuật hát ca khúc viết về Thanh Hóa ........................................................................................ 161 Bảng 4.3: Mức độ cần thiết của việc kết hợp giữa kỹ thuật bel canto với kỹ thuật hát truyền thống vào học ca khúc viết về Thanh Hóa ............... 161 Bảng 4.4: Tiêu chí đánh giá khả năng hát ca khúc viết về Thanh Hóa của sinh viên giọng lirico soprano ................................................................. 162 Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra, đánh giá trước thực nghiệm ....................... 163 Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm .................... 166 Bảng 4.7: Bảng so sánh kết quả kiểm tra, đánh giá thực nghiệm .... 167
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thanh Hóa là mảnh đất địa linh nhân kiệt có lịch sử lâu đời, với di chỉ khảo cổ núi Đọ ở Đông Sơn là chứng tích của nền văn hóa phát triển rực rỡ nhất cách đây hơn ba nghìn năm thời các vua Hùng dựng nước. Thanh Hóa cũng là một vùng quần cư lâu đời của các tộc người: Việt, Thái, Mường, H’Mông, Thổ, Dao, Khơ Mú đã tạo dựng nên một nền văn hóa đa màu, nhiều sắc. Có bề dày về lịch sử đấu tranh cách mạng, ở thời kỳ nào cũng vậy, Thanh Hóa luôn là một trong những địa bàn chiến lược quan trọng, căn cứ địa vững chắc trong nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Với địa hình thiên nhiên sông núi phong phú, đa dạng, Thanh Hóa có các di tích lịch sử nổi tiếng, danh lam thắng cảnh rất thơ mộng, đây là nguồn cảm hứng vô tận cho nhà thơ, nhà văn, họa sĩ và nhạc sĩ sáng tác những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị. Chỉ riêng với âm nhạc, ở lĩnh vực ca khúc, đến nay đã có số lượng hàng trăm ca khúc viết về Thanh Hóa với các thể loại khác nhau cho các loại giọng, và được trình diễn bằng những phương thức khác nhau. Các ca khúc viết về Thanh Hóa là những thanh âm thể hiện tiếng lòng, nỗi khát vọng, niềm tự hào của người dân Thanh Hóa. Những năm tháng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ở thế kỷ XX, ca khúc viết về Thanh Hóa hòa chung với dòng chảy của ca khúc cách mạng Việt Nam, đã phát huy được vai trò với việc động viên, thôi thúc quân, dân hăng hái lên đường tham gia chiến đấu bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Khi đất nước hòa bình, thống nhất, ca khúc viết về Thanh Hóa lại có những bước chuyển mình để phù hợp với công cuộc phục hồi, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại quê hương, đất nước. Số lượng ca khúc ngày càng nhiều thêm và đối tượng phản ánh cũng đa dạng hơn. Âm hưởng chủ đạo của ca khúc trong giai đoạn này là tiếng ca reo vui, niềm tự hào về lịch sử, con người, cảnh đẹp của quê hương Thanh Hóa.
- 2 Ngày nay khi đất nước không còn chiến tranh, nhưng vai trò của ca khúc viết về Thanh Hóa vẫn đồng hành cùng nhân dân bước vào giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng và đổi mới quê hương, đất nước. Những bài ca phản ánh cuộc sống, lao động, sinh hoạt của nhân dân ở các ngành nghề, các lĩnh vực ở khắp vùng, miền của Thanh Hóa. Bên cạnh là những bài ca, ca ngợi danh lam, thắng cảnh như: khung cảnh huyền ảo mộng mơ của Từ Thức gặp tiên, của Bến En xanh biếc, của Sầm Sơn lộng gió… Những cảnh, những tình này được thể hiện trong các ca khúc: Đường về Thanh Hóa, Khúc tình ca Thanh Hóa của Nguyễn Trọng; Nhớ mãi một miền quê của Nguyễn Tiến; Tiếng cồng hội mùa của Cao Văn Anh; Khúc hát làng Dao của Mai Kiên; Chuyện tình Pha Dua của Nguyễn Liên… Theo khảo sát sơ bộ, cho tới nay đã có hơn 500 ca khúc viết về Thanh Hóa ra đời. Tuy nhiên những ca khúc viết về Thanh Hóa được mọi người biết đến với số lượng bài còn khiêm tốn, nhiều ca khúc với nội dung hay, chất lượng nghệ thuật tốt, nhưng không được công chúng biết đến. Nhiều ca khúc không được khai thác, hoặc thiếu nguồn kinh phí hòa âm, phối khí, đầu tư thu âm, quay hình, làm MV quảng cáo. Do đó không có cơ hội được trình diễn trước công chúng, chính vì thế dần dần sẽ bị quên lãng… Mặt khác, có lẽ là do ảnh hưởng của sự giao lưu văn hóa mang tính toàn cầu, sự tác động mạnh mẽ cơ chế thị trường, nên nhiều thể loại âm nhạc của các nước trên thế giới có cơ hội du nhập vào Việt Nam. Trong đó, không ít ca khúc với những nội dung ca từ đơn giản (thậm chí thiếu tính nhân văn), nhưng tiết tấu sôi động, cuốn hút lại được giới trẻ ưa thích, đón nhận với một tâm thế hồ hởi và đang trở thành trào lưu. Trên các đài phát thanh và truyền hình ở trung ương cũng như địa phương, nhiều chương trình ca nhạc, game show thu hút được phần lớn công chúng thường là những chương trình nhạc trẻ được đầu tư công phu từ âm thanh ánh sáng, dàn dựng. Các trào lưu, chương trình âm nhạc này, đã góp phần vào việc đẩy số lượng không nhỏ
- 3 công chúng xa dần với các ca khúc viết về các miền quê, trong đó có ca khúc viết về Thanh Hóa. Trong thời đại ngày nay, việc giáo dục, bồi dưỡng cho thể hệ trẻ có những phẩm chất: chân - thiện - mỹ, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Có nhiều cách giáo dục, mà âm nhạc cũng là một trong những kênh có thể mang lại hiệu quả cao. Tại Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa có bề dày về đào tạo thanh nhạc. Hơn 10 năm trở lại đây, chuyên ngành thanh nhạc đã được đào tạo ở bậc đại học. Những tác phẩm thanh nhạc đưa vào chương trình giảng dạy được xây dựng phong phú và đa dạng về thể loại như: Aria. Romance, ca khúc nghệ thuật, dân ca, ca khúc Việt Nam (trong đó có ca khúc viết về Thanh Hóa). Các ca khúc viết về Thanh Hóa được đưa vào chương trình giảng dạy cho SV đại học thanh nhạc gồm một số ca khúc nổi tiếng được nhiều người biết đến nhưng chưa sắp xếp theo hệ thống hoặc tiến trình giảng dạy, chưa phân loại ca khúc nào áp dụng dạy cho loại giọng nào? Có nhiều ca khúc viết về Thanh Hóa với nội dung mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, đòi hỏi khắt khe về xử lý các kỹ thuật thanh nhạc như: cantilena, staccato, passage, dresscando, các kỹ thuật hát luyến, láy ... bởi vậy, người hát cần phải chăm chỉ luyện tập và biết cách áp dụng linh hoạt các kỹ thuật hát thì mới đạt được hiệu quả mong muốn. Giọng soprano có màu sắc trong trẻo, vang, sáng, có ưu thế khi hát những ca khúc có âm vực rộng, hát âm khu đầu (head voice), giọng soprano có vai trò quan trọng trong đào tạo thanh nhạc, bởi có thể đáp ứng yêu cầu cao việc xử lý các kỹ thuật khó trong bài và ca khúc về Thanh Hóa cũng không phải ngoại lệ, do vậy hiện nay có nhiều ca khúc viết về Thanh Hóa được các nhạc sĩ lựa chọn viết cho giọng soprano. Việc đưa ca khúc viết về Thanh Hóa vào dạy học cho SV thanh nhạc nói chung SV giọng soprano nói riêng là điều cần thiết đối với một cơ sở đào
- 4 tạo nghệ thuật của tỉnh. Là GV trực tiếp giảng dạy, chúng tôi nhận thấy, nếu dạy tốt các ca khúc viết về Thanh Hóa cho SV, thì sẽ có tác dụng tốt trong việc củng cố, nâng cao các kỹ thuật thanh nhạc cho SV giọng soprano, nâng cao phong cách biểu diễn, mặt khác giúp các em hiểu biết thêm về đất và người xứ Thanh, qua đó nhằm giáo dục và bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học thanh nhạc tại Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa. Từ những lý do chủ quan và khách quan như đã trình bày, chúng tôi chọn: Dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa cho sinh viên đại học thanh nhạc giọng soprano tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa để làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng đồng thời đề xuất các biện pháp dạy học ca khúc viết về Thanh Hóa cho SV đại học thanh nhạc giọng soprano, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy thanh nhạc, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học thanh nhạc tại Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận về việc dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa cho SV đại học thanh nhạc giọng soprano tại Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa. - Xây dựng khung lý thuyết dạy học ca khúc viết về Thanh Hóa. - Khảo sát, nghiên cứu tìm ra đặc điểm và giá trị của ca khúc viết về Thanh Hóa nói chung và ca khúc viết cho giọng soprano nói riêng để đưa vào dạy học. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về dạy học hát ca khúc viết về Thanh
- 5 Hóa trên các phương diện: cơ sở vật chất, chương trình, tài liệu, năng lực của GV, khả năng của SV, các kỹ thuật thanh nhạc được sử dụng trong quá trình dạy học, các phương pháp dạy học… tại Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa. - Đề xuất một số biện pháp dạy học và thực hiện thực nghiệm dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa cho SV đại học thanh nhạc giọng soprano. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học hát các ca khúc viết về Thanh Hóa cho SV đại học thanh nhạc giọng soprano tại Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là biện pháp dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa cho SV giọng soprano tại trường Đại học VH,TT & DL Thanh Hóa. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Là các biện pháp dạy học, cụ thể là: kỹ thuật phát triển giọng hát, kỹ thuật rèn luyện giọng hát và áp dụng các kỹ thuật vào dạy học các khúc viết về Thanh Hóa cho SV giọng soprano. Phạm vi khảo sát: Các ca khúc viết về Thanh Hóa, đặc biệt là 32 ca khúc tiêu biểu viết cho giọng soprano. Phạm vi về đối tượng: Giọng soprano lyric (nữ cao trữ tình) từ năm thứ nhất đến năm thứ tư. Phạm vi về thời gian và không gian: Nghiên cứu này được thực hiện từ năm 2016 đến 2023, tại không gian của Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa. 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Tại sao phải dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa cho SV thanh
- 6 nhạc giọng soprano Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa? Dạy học ca khúc viết về Thanh Hóa cho sinh viên giọng soprano nhằm mục đích gì? Ca khúc viết về Thanh Hóa nói chung và ca khúc viết cho giọng soprano có những đặc điểm gì? Thực trạng dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa nói chung và ca khúc viết cho giọng soprano tại Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa như thế nào? Dạy học ca khúc viết về Thanh Hóa là dạy những gì, có giống với việc dạy hát các ca khúc Việt Nam khác hay không? Sử dụng những biện pháp nào để nâng cao chất lượng dạy học hát ca khúc viết cho giọng soprano tại Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Nếu luận án đề xuất xây dựng được các biện pháp dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa phù hợp với khả năng của SV đại học thanh nhạc giọng soprano và thực tiễn giảng dạy của cơ sở đào tạo thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học thanh nhạc tại Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa. 5. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm tiếp cận Trong luận án, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: 5.1.1.1. Tiếp cận hệ thống Tiếp cận hệ thống là xem xét hoạt động dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa cho SV giọng soprano trong mối quan hệ tương tác với các nội dung khác, nhằm đạt được mục đích dạy học, đáp ứng chuẩn đầu ra cũng như yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 5.1.1.2. Tiếp cận thực tiễn Tiếp cận thực tiễn hoạt động là xuất phát từ thực tiễn hoạt động dạy
- 7 hát ca khúc viết về Thanh Hóa cho SV giọng soprano của GV, hoạt động học hát ca khúc viết về Thanh Hóa của SV, từ đó sẽ đề xuất các biện pháp dạy học hát cho hiệu quả. 5.1.1.3. Tiếp cận quá trình dạy học Để xác định được khung lý thuyết và nội dung dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa cho SV giọng soprano, luận án tập trung nghiên cứu các thành tố của quá trình dạy học đó là: mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức, đặc điểm, năng lực người học và các điều kiện khác… 5.1.1.4. Tiếp cận năng lực Là tiếp cận để tìm hiểu khả năng, năng lực của SV đại học thanh nhạc dựa trên triết lý lấy người học làm trung tâm, lấy quan điểm dạy học phát huy tính tích cực, SV chủ động lĩnh hội kiến thức để tự hình thành năng lực. 5.1.1.5. Tiếp cận lý luận âm nhạc Là cách tiếp cận hệ thống lý thuyết của âm nhạc phương Tây và Việt Nam trong các công trình nghiên cứu, các sách xuất bản được đưa vào sử dụng trong đào tạo âm nhạc nói chung, thanh nhạc nói riêng. 5.1.1.6. Tiếp cận lý luận dạy học Đay là cách tiếp cận hệ thống lý thuyết về dạy học, phương pháp dạy học hiện đại và truyền thống, phương pháp dạy học mang tính đặc thù của môn thanh nhạc. 5.1.2. Phương pháp nghiên cứu 5.1.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Với phương pháp nghiên cứu lý thuyết, chúng tôi sẽ sử dụng các thao tác nghiên cứu sau: Phân tích, tổng hợp: phân tích lý thuyết thành những bộ phận (nội dung, nguồn tài liệu, tác giả, tác phẩm…), hệ thống hóa các nghiên cứu lý luận và tư liệu thức tế, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa phù hợp với SV đại học giọng soprano tại Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa.
- 8 Khái quát: Sau khi thu thập được hệ thống tài liệu liên quan đến luận án, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích và đưa ra những kết luận mang tính khái quát, làm cơ sở lý luận cho luận án. Cụ thể hóa: Để chứng minh cho những luận điểm, luận cứ trong luận án đưa ra, chúng tôi dùng phương pháp này để phân tích, diễn giải đưa ra các dẫn chứng, ví dụ cụ thể để minh chứng như: các ví dụ âm nhạc, những số liệu, con số… So sánh: Dùng phương pháp này để so sánh những ưu điểm, hạn chế của phương pháp bel canto với phương pháp dạy truyền thống từ đó đưa ra các đề xuất biện pháp thực hiện. 5.1.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra, khảo sát: để tìm hiểu thực trạng dạy học ca khúc nói chung, dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa cho SV đại học thanh nhạc giọng soprano nói riêng tại Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa. Thông qua dự giờ, trao đổi, thảo luận với GV dạy thanh nhạc để tìm hiểu khả năng, năng lực hát ca khúc viết về Thanh Hóa của SV. Qua đó, thấy được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình dạy học để đề xuất những biện pháp dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường. Phỏng vấn: trao đổi với lãnh đạo khoa Âm nhạc, để thấy được những ý kiến, quan điểm về dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa cho SV đại học thanh nhạc giọng lirico soprano. Quan sát sư phạm: Tiến hành đi dự giờ, quan sát quá trình một giờ dạy thanh nhạc, quan sát hoạt động dạy và học của GV và SV, từ đó rút ra những ưu điểm, hạn chế trong quá trình dạy học hát và dạy học ca khúc viết về Thanh Hóa. Thực nghiệm sư phạm: Thông qua quá trình thực nghiệm sẽ kiểm chứng lại tính khả thi, tính hiệu quả, khoa học của các biện pháp mà luận án đã đề xuất. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục: Để nghiên cứu về khung
- 9 chương trình, chương trình đào tạo, đề cương chi tiết ngành thanh nhạc, qua đó sẽ nắm bắt được chuẩn đầu ra, mục tiêu và nội dung của chương trình dạy học. Đông thời, nắm được thời gian, thời lượng, quy mô, phương pháp, hình thức tổ chức lên lớp, tài liệu giảng dạy, cơ sở vật chất, giáo trình, giáo án của GV và kết quả học tập của SV. Thống kê toán học: dùng để xử lý, thống kê các kết quả khảo sát, thực nghiệm sư phạm, từ đó góp phần vào việc đánh giá tính khả thi của luận án. 6. Đóng góp của luận án 6.1. Phương diện lý luận Luận án góp phần xây dựng lý luận về dạy học hát nói chung và dạy học hát các khúc viết về Thanh Hóa nói riêng. Luận án cụ thể hóa được một số nội dung của dạy học, cũng như biện pháp học hát ca khúc. Các biện pháp này không chỉ áp dụng cho việc dạy học hát ca khúc nói chung ở Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa, mà có thể áp dụng cho các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp khác trên phạm vi toàn quốc. 6.2. Phương diện thực tiễn Luận án có lẽ là công trình nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu về việc dạy học hát một loại ca khúc cụ thể (ca khúc viết về Thanh Hóa) cho một đối tượng cụ thể (giọng soprano), trong môi trường cụ thể (Trường Đại học VH,TT&DLThanh Hóa). Luận án có thể làm tư liệu tham khảo cho GV bộ môn Thanh nhạc - Nhạc cụ tại trường và những GV có cùng hướng, cùng mục đích nghiên cứu về dạy học hát ca khúc. 7. Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
- 10 Chương 2: Cơ sở lý luận và thực trạng dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa Chương 3: Đặc điểm và giá trị của ca khúc viết về Thanh Hóa đối với dạy thanh nhạc cho sinh viên giọng soprano Chương 4: Biện pháp dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa cho sinh viên đại học thanh nhạc giọng soprano. Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Nhìn tổng thể có thể thấy, ca khúc viết về Thanh Hóa là bộ phận không thể tách rời của nền thanh nhạc mới Việt Nam. Mặt khác, dạy học ca khúc viết về Thanh Hóa cho SV giọng soprano là một bộ phận trong tổng thể của phương pháp dạy học nói chung. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về các biện pháp dạy học hát ca khúc viết về Thanh Hóa cho SV giọng soprano, chúng tôi sẽ nhìn nhận từ cái chung đến cái riêng, cụ thể là tập trung vào ba vấn đề chính: nghiên cứu về ca khúc Việt Nam và ca khúc viết về Thanh Hóa; nghiên cứu về phương pháp dạy học; nghiên cứu về phương pháp dạy học thanh nhạc, từ đó tìm ra những khoảng trống để luận án tiếp tục nghiên cứu. 1.1. Một số công trình nghiên cứu về ca khúc Việt Nam và ca khúc viết về Thanh Hóa 1.1.1. Nghiên cứu về ca khúc Việt Nam Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về ca khúc Việt Nam với nhiều cấp độ và cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi điểm qua một số công trình nghiên cứu dưới đây 1.1.1.1. Công trình nghiên cứu Âm nhạc mới Việt Nam tiến trình và thành tựu: “Đây là công trình khoa học đầu tiên được tổng kết dưới dạng chuyên luận, mang tính hệ thống, đánh giá cả một quá trình hình thành và phát triển của nền âm nhạc mới Việt
- 11 Nam trải dài gần toàn bộ thế kỷ XX” [110, tr.6]. Công trình với số lượng 100 trang được chia làm ba phần: Phần thứ nhất: Sự hình thành âm nhạc mới (khoảng đầu thế kỷ XX đên 1945) gồm 5 chương (Chương 1: Đời sống âm nhạc; Chương 2: dòng ca khúc lãng mạn; Chương 3: Dòng ca khúc yêu nước tiến bộ; Chương 4: Dòng ca khúc cách mạng; Chương 5: Ý nghĩa và vai trò lịch sử của âm nhạc giai đoạn trước 1945). Nội dung phần này là cái nhìn khái quát chung về vấn đề giao lưu văn hóa âm nhạc giữa nước ta với các nước phương Tây thông qua văn hóa Pháp, và quá trình hình thành của các dòng ca khúc. Không thấy nội dung nào trong phần này đề cập tới ca khúc viết về Thanh Hóa. Phần thứ hai: Những bước trưởng thành, phần này dựa trên sự phân đoạn lịch sử chiến tranh cách mạng tương đương với hai giai đoạn của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Phần thứ hai có hai nội dung: A. Âm nhạc mới sau Cách mạng Tháng Tám và trong cuộc kháng chiến chống Pháp, gồm các chương: chương VI (Đời sống âm nhạc), chương VII (Ca khúc quần chúng: ca khúc hành khúc, ca khúc tập thể), chương VIII (Ca khúc trữ tình), chương IX (Ca khúc hợp xướng và trường ca), chương X (Ca cảnh và ca kịch), chương XI (Ca khúc thiếu nhi) Chương XII (Ý nghĩa và vai trò lịch sử của âm nhạc giai đoạn 1945- 1954). B. Âm nhạc trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất đất nước và trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (từ chương XIII đến chương XXII). Trong đó, từ chương XII đến chương XVII có tiêu đề và bố cục gần giống hoàn toàn với phần A. Các chương còn lại thứ tự với các nội dung: Âm nhạc thính phòng và giao hưởng; Những tác phẩm; Những tác phẩm viết cho nhạc cụ cổ truyền dân tộc; Âm nhạc trong vùng tạm chiếm; Ý nghĩa và vai trò lịch sử của âm nhạc giai đoạn 1954 - 1975. Phần thứ 2, chương XIV với tiêu đề là Ca khúc quần chúng, ở mục Hành khúc có điểm ca khúc Pháo thủ Hàm Rồng của Hoàng Tạo [110,
- 12 tr.3450]. Mục Ca khúc tập thể, có đoạn: “Những chiến công bảo vệ cầu Hàm Rồng trên dòng sông Mã của quân và dân Thanh Hóa được ngợi ca trong các ca khúc Chào sông Mã anh hùng (1965) của Xuân Giao, Thanh Hóa anh hùng (1965) của Hoàng Đạm” [110, tr.355]. Cũng trong nội dung của mục ca khúc tập thể một số ca khúc viết về Thanh Hóa được nhắc tới: Hát mừng các cụ dân quân của Đỗ Nhuận, Bô lão chúng ta còn dẻo dai của Nguyễn Đình Phúc, Trúng rồi các cụ ơi của Nguyễn Văn Tý [110, tr.367]. Phần thứ ba: Chặng đường mới (từ 1975 đến nay), gồm 5 chương (từ chương XXIII đến XXVIII) với các nội dung về đời sống âm nhạc sau ngày thống nhất đất nước; các thể loại nhạc nhẹ; âm nhạc thính phòng và giao hưởng; âm nhạc viết cho nhạc cụ truyền thống; âm nhạc viết cho sân khấu điện ảnh và đánh giá vai trò của âm nhạc trong giai đoạn này. Toàn bộ nội dung trong Phần thứ ba, không thấy xuất hiện ca khúc viết về Thanh Hóa. Tổng tập Âm nhạc Việt Nam - Tác giả và tác phẩm, tập 1, công trình tập trung vào giới thiệu chân dung của 61 nhạc sĩ và các tác phẩm tiêu biểu của họ. Trong đó, phần viết của tác giả Lê Văn Toàn, ông cho rằng: “Nhạc sĩ Hoàng Đạm đã vận dụng sáng tạo cấu trúc và lối diễn xướng đối đáp trong Hò sông Mã ở tác phẩm Thanh hóa anh hùng” [117, tr.674-676]. Bay lên từ truyền thống là công trình nghiên cứu của Nguyễn Đăng Nghị [123]. Công trình gồm 3 chương, Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển của ca khúc Việt Nam từ 1930 đến 1975; Chương 2: Nhận diện một số đặc trưng của ca khúc cách mạng Việt Nam từ 1930 đến 1975, Chương 3: Những giá trị của ca khúc cách mạng Việt Nam từ 1930 đến 1975. Chúng tôi chú ý tới chương 2, trong mục 2.2. Sự đa dạng của các loại thể, trong sự phân loại ca khúc, ở loại thể Những bài hát trào phúng, tác giả đã nhắc tới một số ca khúc viết về Thanh Hóa, cụ thể: Cũng những năm tháng này, chúng ta còn thấy tiếng reo vui của các bô lão, khi tham gia canh giữ bầu trời Tổ quốc. Niềm vui ấy được các nhạc sĩ thể hiện qua: Bô lão chúng ta càng dẻo dai
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận văn học: Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại
171 p | 55 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Dạy học định hướng phát triển năng lực tự học môn hóa học với sự hỗ trợ của công nghệ trí tuệ nhân tạo
253 p | 25 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Hiệu ứng của giáo dục STEM đến kết quả học tập của học sinh trung học tại thành phố Hà Nội
178 p | 14 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Hiệu ứng của giáo dục STEM đến kết quả học tập của học sinh trung học tại thành phố Hà Nội
25 p | 11 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến
250 p | 21 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học Kỹ Thuật: Dạy học phần Cơ sở kỹ thuật theo hướng quy nạp trong đào tạo ngành cơ khí trình độ cao đẳng
168 p | 45 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn ở Việt Nam
264 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Hoa văn trang trí đồ gỗ nội thất thời Nguyễn
221 p | 8 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và Lịch sử Điện ảnh - Truyền hình: Kịch học điện ảnh trong sáng tạo tác phẩm đa phương tiện (Phim trực tuyến, phim quảng cáo và chương trình trò chơi điện tử)
182 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Yếu tố trang trí trong tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1976 - 2015
243 p | 19 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Sự chuyển biến hình thức trong thiết kế bao bì thực phẩm và đồ uống ở Việt Nam (1995 - 2020)
238 p | 21 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng
13 p | 89 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Dạy học hát aria của W.A. Mozart cho sinh viên thanh nhạc giọng soprano Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
196 p | 7 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự ở Việt Nam
28 p | 48 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học: Phát triển năng lực ngữ văn cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học văn học trung đại Việt Nam
28 p | 14 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng
27 p | 5 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và Lịch sử Điện ảnh - Truyền hình: Kịch học điện ảnh trong sáng tạo tác phẩm đa phương tiện (Phim trực tuyến, phim quảng cáo và chương trình trò chơi điện tử)
38 p | 12 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc: Dạy học hát ca khúc Việt Nam cho sinh viên giọng soprano ngành Thanh nhạc tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
27 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn