Luận án tiến sĩ Sinh học: Thành phần loài Anopheles, phân bố, đặc điểm sinh thái và sự nhạy cảm của véc tơ sốt rét với các hóa chất đang sử dụng trong phòng chống sốt rét ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2014 - 2017
lượt xem 7
download
Mục đích cơ bản của luận án này là xác định thành phần loài Anopheles, phân bố, sinh học, sinh thái và vai trò truyền bệnh của các véc tơ sốt rét khu vực miền Trung-Tây Nguyên 2014-2017. Đánh giá sự nhạy cảm của véc tơ sốt rét với lambda – cyhalothrin và alpha cypermethrin tại các điểm nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Sinh học: Thành phần loài Anopheles, phân bố, đặc điểm sinh thái và sự nhạy cảm của véc tơ sốt rét với các hóa chất đang sử dụng trong phòng chống sốt rét ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2014 - 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG -----------------*------------------ NGÔ KIM KHUÊ THÀNH PHẦN LOÀI, PHÂN BỐ, ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ SỰ NHẠY CẢM CỦA VÉC TƠ SỐT RÉT VỚI CÁC HÓA CHẤT SỬ DỤNG TRONG PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT Ở MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN (2014 - 2017) LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG -----------------*------------------ NGÔ KIM KHUÊ THÀNH PHẦN LOÀI, PHÂN BỐ, ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ SỰ NHẠY CẢM CỦA VÉC TƠ SỐT RÉT VỚI CÁC HÓA CHẤT SỬ DỤNG TRONG PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT Ở MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN (2014 - 2017) LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Chuyên ngành: Côn trùng học Mã số: 942.01.06 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. NGUYỄN VĂN CHƯƠNG 2. TS. NGUYỄN XUÂ Hà Nội - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu và các số liệu trong luận án là trung thực và chưa được bất kỳ ai công bố. Tác giả luận án Ngô Kim Khuê
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành nghiên cứu đề tài luận án tôi xin chân thành cảm ơn: Trước tiên, tôi kính gửi lời cảm ơn vô cùng sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Nguyễn Văn Chương, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng -Côn trùng Quy Nhơn và Thầy TS. Nguyễn Xuân Quang, Trưởng khoa Côn Trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi suốt thời gian học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận án một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, Phòng Sau đại học, cùng các Thầy Cô trong Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến các chú, anh, chị, em khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn đã hỗ trợ tôi trong việc thu mẫu, phân tích mẫu và thu thập số liệu nghiên cứu và điều tra thực địa. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Quy Nhơn và khoa Sinh- KTNN, nơi tôi đang công tác, đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình đã luôn quan tâm, giúp đỡ tôi về mọi mặt, luôn tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành tốt nghiên cứu của mình.
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐNN : Bẫy đèn ngoài nhà BĐTN : Bẫy đèn trong nhà BG : Bọ gậy BNSR : Bệnh nhân sốt rét c/b : con/ bát c/đ/đ : con/đèn/đêm c/n/đ : con/người/đêm c/g : con/giờ ELISA : Enzyme-Linked Immunosorbent Assay: xét nghiệm miễn dịch kháng nguyên hoặc kháng thể. KSTSR : Ký sinh trùng sốt rét ma : Mật độ đốt người trung bình MNNN : Mồi người ngoài nhà MNTN : Mồi người trong nhà MT-TN : Miền Trung-Tây Nguyên KSTSR : Ký sinh trùng sốt rét PCSR : Phòng chống sốt rét PCVT : Phòng chống véc tơ PCR : Polymerase Chain Reaction: Phản ứng chuỗi polymerase SD : Standard Deviation: Độ lệch chuẩn SGS : Soi chuồng gia súc SNN : Soi trong nhà ban ngày SR : Sốt rét SVN : Soi vách ngoài SVT : Soi vách trong SRLH : Sốt rét lưu hành
- TB : Trung bình TƯ : Trung ương VSR-KST-CT : Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng VTSR : Véc tơ sốt rét WHO : World Health Organization: Tổ chức Y tế Thế giới
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3 1.1. Thành Phần Loài Và Phân Bố Muỗi Anopheles ...................................... . 3 1.1.1. Thành phần loài và phân bố muỗi Anopheles trên thế giới .................. . 3 1.1.2. Thành phần loài và phân bố muỗi Anopheles ở Việt Nam ................... . 6 1.2. Sinh thái, tập tính, vai trò truyền bệnh của muỗi Anopheles ................... . 9 1.2.1. Sinh thái, tập tính, vai trò truyền bệnh của muỗi Anopheles trên thế giới . . 9 1.2.2. Sinh thái, tập tính và vai trò truyền bệnh của Anopheles ở Việt Nam ...... 12 1.3. Phòng chống véc tơ sốt rét ....................................................................... 15 1.3.1. Phòng chống véc tơ sốt rét trên thế giới ............................................... 15 1.3.2. Phòng chống véc tơ sốt rét ở Việt Nam................................................. 16 1.4. Kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét ..................................... 19 1.4.1. Định nghĩa kháng hóa chất ................................................................... 19 1.4.2. Cơ sở sinh học của tính kháng hóa chất diệt côn trùng ....................... 20 1.4.3. Một số cơ chế kháng của côn trùng ...................................................... 20 1.5. Tình hình kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét ..................... 21 1.5.1. Tình hình kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét trên thế giới .. 21 1.5.2. Tình hình kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét ở Việt Nam... 25 1.6. Tình hình sốt rét miền Trung - Tây Nguyên ............................................ 26 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 29 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu .............................................. 29 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 29 2.1.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 29 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 30 2.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 35 2.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 36 2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 36
- 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 36 2.4.2. Các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu ....................................... 37 2.4.3. Các chỉ số đánh giá ............................................................................... 43 2.4.4. Xử lý và phân tích số liệu ...................................................................... 44 2.4.5. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 45 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 46 3.1. Thành phần loài Anopheles, phân bố, đặc điểm sinh thái và vai trò truyền bệnh các véc tơ sốt rét ở miền Trung-Tây Nguyên ............................. 46 3.1.1. Thành phần loài muỗi Anopheles và phân bố véc tơ tại các điểm nghiên cứu ở miền Trung-Tây nguyên ............................................................ 46 3.1.2. Một số đặc điểm sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét tại các điểm nghiên cứu miền Trung - Tây Nguyên................................... 52 3.1.3. Vai trò truyền bệnh của các véc tơ sốt rét tại 02 điểm nghiên cứu có sốt rét lưu hành nặng khu vực miền Trung - Tây Nguyên .............................. 76 3.2. Đánh giá sự nhạy cảm của véc tơ sốt rét với hóa chất đang sử dụng trong phòng chống sốt rét ở miền Trung -Tây Nguyên .................................. 80 3.2.1. Nhạy cảm của véc tơ sốt rét với hóa chất tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định ........................................................................................................ 80 3.2.2. Nhạy cảm của véc tơ sốt rét với hóa chất tại Khánh Vĩnh-Khánh Hòa.... 84 3.2.3. Nhạy cảm của véc tơ sốt rét với hóa chất tại huyện Krông Pa - Gia Lai..... 88 3.2.4. Nhạy cảm của véc tơ sốt rét với hóa chất tại huyện Bắc Ái - Ninh Thuận ............................................................................................................... 89 3.2.5. Nhạy cảm của véc tơ sốt rét với hóa chất tại huyện Krông - Na, tỉnh Đắk Lắk .................................................................................................... 92 3.2.6. Nhạy cảm của véc tơ sốt rét với hóa chất tại huyện Ngân Thủy - Quảng Bình ..................................................................................................... 93 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 95
- 4.1. Thành phần loài Anopheles, phân bố, đặc điểm sinh thái và vai trò truyền bệnh các véc tơ sốt rét ở miền Trung-Tây Nguyên ............................. 95 4.1.1. Thành phần loài muỗi Anopheles tại các điểm nghiên cứu ở miền Trung - Tây nguyên ......................................................................................... 95 4.1.2. Phân bố véc tơ sốt rét tại các điểm nghiên cứu ở miền Trung - Tây nguyên ............................................................................................................. 97 4.1.3. Tập tính và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét tại các điểm nghiên cứu ở miền Trung-Tây Nguyên.......................................................... 103 4.2. Sự nhạy cảm của véc tơ sốt rét với hóa chất đang sử dụng trong phòng chống sốt rét ở miền Trung - Tây Nguyên ......................................... 114 4.2.1. Độ nhạy cảm của An. minimus với hóa chất diệt côn trùng ............... 114 4.2.2. Độ nhạy cảm của An. dirus với hóa chất diệt côn trùng .................... 116 4.2.3. Độ nhạy cảm của các véc tơ phụ với hóa chất diệt côn trùng ............ 116 KẾT LUẬN .................................................................................................. 119 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 121 TÍNH KHOA HỌC VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Thành phần loài Anopheles ở một số điểm khu vực ...................... 46 Bảng 3.2. Số lượng và tỷ lệ % số loài Anopheles ........................................... 48 Bảng 3.3. Phân bố các véc tơ sốt rét theo khu vực ......................................... 49 Bảng 3.4. Phân bố các véc tơ sốt rét theo sinh cảnh khu vực nghiên cứu ...... 50 Bảng 3.5. Phân bố véc tơ sốt rét theo khu vực ................................................ 51 Bảng 3.6. Mật độ véc tơ sốt rét qua các phương pháp điều tra ở xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình .......................................................... 52 Bảng 3.7. Hoạt động đốt người trong nhà và ngoài nhà của Anopheles trong đêm ở xã Ngân Thủy, tỉnh Quảng Bình ................................................. 53 Bảng 3.8. So sánh hoạt động đốt người của muỗi Anopheles ........................ 54 Bảng 3.9. Mật độ véc tơ sốt rét qua các phương pháp .................................... 54 Bảng 3.10. Hoạt động đốt người trong nhà và ngoài nhà của véc tơ sốt rét ....... 56 Bảng 3.11. So sánh hoạt động đốt người của véc tơ SR trong đêm ở xã Canh Hòa, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định .................................................. 57 Bảng 3.12. Mật độ véc tơ sốt rét qua các phương pháp điều tra ở xã Phước Thành - Ninh Thuận ............................................................................. 57 Bảng 3.13. Hoạt động đốt người trong nhà và ngoài nhà của véc tơ sốt rét ....... 58 Bảng 3.14. So sánh hoạt động đốt người của véc tơ An. dirus trong đêm ở xã Phước Thành, Bác Ái - Ninh Thuận........................................................ 58 Bảng 3.15. Mật độ véc tơ sốt rét thu được qua các phương pháp điều tra tại Easo, Eaka, tỉnh Đắk Lắk ........................................................................... 59 Bảng 3.16. Mật độ trú đậu của véc tơ SR ở nhà rẫy huyện Khánh Vĩnh ........ 60 Bảng 3.17. Mật độ trú đậu của véc tơ ở nhà rẫy xã Khánh Phú, .................... 61 Bảng 3.18. So sánh mật độ véc tơ SR trú đậu trên vách trong và vách ngoài nhà tại nhà rẫy xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh ............................... 62 Bảng 3.19. Mật độ trú đậu của véc tơ sốt rét .................................................. 62 Bảng 3.20. So sánh mật độ véc tơ SR trú đậu trên vách trong và vách ngoài nhà tại nhà rẫy xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh .................................. 62 Bảng 3.21. Mật độ đốt người trong, ngoài nhà rẫy ......................................... 63
- Bảng 3.22. Mật độ đốt người trong, ngoài nhà rẫy của .................................. 64 Bảng 3.23. So sánh mật độ véc tơ sốt rét đốt người ....................................... 64 Bảng 3.24. Mật độ đốt người của véc tơ trong và ngoài nhà rẫy .................... 65 Bảng 3.25. So sánh mật độ véc tơ SR đốt người trong nhà và ngoài nhà tại nhà rẫy xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh ................................................... 65 Bảng 3.26. Hoạt động đốt người trong đêm của véc tơ sốt rét ....................... 66 Bảng 3.27. Thành phần và tỷ lệ bọ gậy Anopheles tại Khánh Vĩnh ............... 67 Bảng 3.28. Mật độ véc tơ trú đậu đốt người ở nhà rẫy huyện Krông Pa ........ 67 Bảng 3.29. Mật độ véc tơ trú đậu đốt người ở nhà rẫy Ia Mlah ..................... 68 Bảng 3.30. Mật độ véc tơ trú đậu trên vách ở nhà rẫy xã Chư R Căm ........... 69 Bảng 3.31. Mật độ véc tơ sốt rét đốt người..................................................... 69 Bảng 3.32. So sánh mật độ véc tơ SR đốt người ............................................ 70 Bảng 3.33. Mật độ muỗi đốt người trong và ngoài nhà rẫy ............................ 70 Bảng 3.34. So sánh mật độ véc tơ sốt rét đốt người trong nhà và ngoài nhà tại nhà rẫy xã Ia Mlah huyện Krông Pa, Gia Lai ..................................... 71 Bảng 3.35. Mật độ muỗi đốt người trong và ngoài nhà rẫy của véc tơ sốt rét .... 71 Bảng 3.36. So sánh mật độ muỗi đốt người trong nhà và ngoài nhà tại nhà ...... 72 Bảng 3.37. Mật độ véc tơ sốt rét đốt người trong đêm ở nhà rẫy Ia Mlah ..... 72 Bảng 3.38. Mật độ đốt người trong đêm của véc tơ sốt rét ở nhà rẫy ............ 73 Bảng 3.39. Thành phần và tỷ lệ bọ gậy Anopheles tại nhà rẫy Krông Pa ...... 74 Bảng 3.40. So sánh số lượng bọ gậy giữa các thủy vực tại khu vực nhà rẫy Krông Pa.................................................................................................... 75 Bảng 3.41. Tuổi thọ trung bình của các quần thể véc tơ ................................. 76 Bảng 3.42. Tuổi thọ trung bình của các quần thể véc tơ sốt rét ...................... 76 Bảng 3.43. Số lượng muỗi nhiễm ký sinh trùng sốt rét .................................. 77 Bảng 3.44. Tỷ lệ muỗi nhiễm KSTSR ở khu vực nhà rẫy - Khánh Vĩnh ....... 78 Bảng 3.45. Tỷ lệ muỗi nhiễm ký sinh trùng sốt rét ......................................... 79 Bảng 3.46. Chỉ số lan truyền của các véc tơ tại các điểm nghiên cứu ............ 80 Bảng 3.47. Nhạy cảm của An. minimus với lambda - cyhalothrin.................. 81 Bảng 3.48. Nhạy cảm của An. aconitus với alpha - cypermethrin.................. 81
- Bảng 3.49. Nhạy cảm của An. aconitus với lambda - cyhalothrin................. 82 Bảng 3.50. Nhạy cảm của An. maculatus với alpha - cypermethrin ............... 83 Bảng 3.51. Nhạy cảm của An. maculatus với lambda - cyhalothrin............... 83 Bảng 3.52. Nhạy cảm của An. aconitus với lambda - cyhalothrin.................. 84 Bảng 3.53. Nhạy cảm của An. aconitus với alpha - cypermethrin.................. 85 Bảng 3.54. Nhạy cảm An. maculatus với lambda - cyhalothrin ..................... 86 Bảng 3.55. Nhạy cảm của An. maculatus với alpha - cypermethrin ............... 86 Bảng 3.56. Nhạy cảm của An. dirus với alpha - cypermethrin ....................... 87 Bảng 3.57. Nhạy cảm của muỗi An. maculatus ............................................ 88 Bảng 3.58. Thử nhạy cảm của An. aconitus với alpha – cypermethrin .......... 88 Bảng 3.59. Nhạy cảm của An. maculatus với alpha - cypermethrin ............... 89 Bảng 3.60. Nhạy cảm của An. maculatus với lambda - cyhalothrin.............. 90 Bảng 3.61. Nhạy cảm của An. dirus với lambda - cyhalothrin ....................... 91 Bảng 3.62. Nhạy cảm của An. aconitus với alpha - cypermethrin.................. 92 Bảng 3.63. Nhạy cảm của An. maculatus với alpha-cypermethrin ................. 93
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Phân bố các véc tơ sốt rét chính trên thế giới (Sinka, 2012) ............ 5 Hình 1.2. Tình hình kháng hóa chất của véc tơ sốt rét ................................... 23 Hình 2.1. Sơ đồ địa điểm nghiên cứu .............................................................. 34 Hình 3.1. So sánh mật độ đốt người của các véc tơ sốt rét ở phương pháp mồi người trong nhà và phương pháp mồi người ngoài nhà tại Vân Canh- Bình Định ........................................................................................................ 56 Hình 3.2. Mật độ đốt người trong đêm véc tơ SR ở nhà rẫy huyện Khánh Vĩnh ... 66 Hình 3.3. Thời gian đốt người trong đêm của véc tơ ở nhà rẫy Ia Mlah. ....... 73 Hình 3.4. Thời gian đốt người trong đêm của véc tơ ở nhà rẫy Chư R Căm........ 74 Hình 3.5. Tỉ lệ % An. aconitus ngã gục theo thời gian sau khi tiếp xúc hóa chất alpha - cypermethrin và lambda - cyhalothrin .................................. 83 Hình 3.6. Tỉ lệ An. maculatus ngã gục theo thời gian sau khi tiếp xúc hóa chất alpha - cypermethrin và lambda - cyhalothrin ........................................ 84 Hình 3.7. Tỉ lệ % An. aconitus ngã gục sau khi tiếp xúc hóa chất alpha - cypermethrin và lambda - cyhalothrin ............................................................ 85 Hình 3.8. Tỉ lệ % An. maculatus ngã gục theo thời gian sau khi tiếp xúc hóa chất alpha - cypermethrin và lambda - cyhalothrin .................................. 87 Hình 3.9. Tỉ lệ % An. maculatus và An. aconitus ngã gục theo thời gian sau khi tiếp xúc hóa chất alpha - cypermethrin............................................... 89 Hình 3.10. Tỉ lệ % An. maculatus ngã gục theo thời gian sau khi tiếp xúc hóa chất alpha - cypermethrin và lambda - cyhalothrin ........................... 91 Hình 3.11. Tỉ lệ % An. dirus ngã gục theo thời gian sau khi tiếp xúc hóa chất lambda - cyhalothrin ................................................................................ 92 Hình 3.12. Tỉ lệ % An. aconitus ngã gục theo thời gian sau khi tiếp xúc hóa chất alpha - cypermethrin ......................................................................... 93 Hình 3.13. Tỉ lệ % An. maculatus ngã gục theo thời gian sau khi tiếp xúc hóa chất alpha – cypermethrin ................................................................. 94
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sốt rét (SR) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với con người, do một số loài ký sinh trùng thuộc giống Plasmodium gây ra; mỗi năm trên thế giới có hàng trăm triệu người mắc bệnh và hàng trăm nghìn người chết do SR. Ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) được truyền từ người bệnh sang người lành bởi các loài muỗi thuộc giống Anopheles (An.). Bệnh SR phân bố trên thế giới từ 64 vĩ độ Bắc đến 32 vĩ độ Nam, đặc biệt ở các nước thuộc Châu Phi, khu vực Nam Mỹ và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2015 [117] có khoảng 3,2 tỷ người sống trong vùng sốt rét lưu hành (SRLH), bệnh lan truyền tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ, có khoảng 214 triệu ca mắc SR, 438.000 trường hợp tử vong. Riêng ở khu vực Tây Thái Bình Dương, có 10 quốc gia có SRLH, với khoảng 870 triệu người nguy cơ mắc SR, 60 triệu người sống trong vùng có tỷ lệ mắc SR >1/1.000 dân. Đến nay, trên thế giới đã xác định có khoảng 420 loài muỗi thuộc giống Anopheles, trong đó có khoảng 70 loài là véc tơ sốt rét cho người trong điều kiện tự nhiên [21]. Ở Việt Nam đã xác định được khoảng 64 loài Anopheles trong đó có 15 loài là véc tơ sốt rét, với 3 véc tơ sốt rét chính là An. dirus, An. minimus và An. epiroticus [21]. Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới, gió mùa có nhiều điều kiện thuận lợi cho bệnh SR duy trì và phát triển quanh năm. Trước đây, ở Việt Nam bệnh sốt rét lưu hành nặng, vùng sốt rét chiếm tới 2/3 diện tích, khoảng 50% dân số sống trong vùng SRLH, vì thế Việt Nam đã tiến hành chương trình Tiêu diệt SR từ năm 1958 đến năm 1975, từ 1976 đến năm 1990 chuyển sang chương trình Thanh toán SR và từ 1991 chuyển hướng sang chương trình Phòng chống sốt rét (PCSR) cho đến nay.
- 2 Khu vực miền Trung-Tây Nguyên (MT-TN) có hơn 70% dân số sống trong vùng có nguy cơ SR với sự di biến động dân cư lớn. Đây là khu vực có tình hình SR phức tạp nhất ở Việt Nam: hàng năm số bệnh nhân sốt rét (BNSR) chiếm gần 50%; KSTSR chiếm 75%; sốt rét ác tính và tử vong sốt rét chiếm trên 80 % so với cả nước. Trong năm 2015, 15 tỉnh miền MT - TN có 7.644 BNSR chiếm 39,7% và 6.500 KSTSR chiếm 69,7% so với cả nước; trong đó Gia Lai có 2.245 BNSR chiếm 29,4%, 2.215 KSTSR chiếm 34,1%; Khánh Hòa có 767 BNSR chiếm 10,0% và 756 KSTSR chiếm 11,6% của toàn khu vực MT - TN. Đa số BNSR là người dân tộc thiểu số chiếm trên 80%, có đến 21,3% dân số ở các vùng sốt rét trọng điểm có hoạt động ngủ rẫy, trong đó có 15% là thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy và khai thác lâm thổ sản [54]. Do vậy, qua nhiều năm tiến hành PCSR việc đánh giá: Thành phần loài Anopheles, phân bố, đặc điểm sinh thái và sự nhạy cảm của véc tơ sốt rét với các hóa chất đang sử dụng trong phòng chống sốt rét ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2014 - 2017 là hết sức cần thiết, nhằm làm cơ sở dữ liệu xây dựng kế hoạch phòng chống véc tơ (PCVT) góp phần giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết, khống chế bệnh sốt rét ở các tỉnh này nói riêng và cả nước nói chung. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định thành phần loài Anopheles, phân bố, sinh học, sinh thái và vai trò truyền bệnh của các véc tơ sốt rét khu vực miền Trung-Tây Nguyên 2014-2017. 2. Đánh giá sự nhạy cảm của véc tơ sốt rét với lambda – cyhalothrin và alpha cypermethrin tại các điểm nghiên cứu.
- 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Thành phần loài và phân bố muỗi Anopheles 1.1.1. Thành phần loài và phân bố muỗi Anopheles trên thế giới Đầu thế kỷ XX, con người tin rằng có thể tiêu diệt sốt rét bằng cách diệt muỗi, nên muỗi Anopheles được xem là đối tượng nghiên cứu chính và quan trọng trong PCSR trên toàn thế giới. Do vậy, có hàng loạt các công trình nghiên cứu cơ bản như hình thái, phân loại, khu hệ muỗi sốt rét đã được nghiên cứu. Theo Ralph Harbach (2008), họ muỗi Culicidae Meigen 1818, thuộc phân bộ Nematocera (Râu dài), bộ Diptera (Hai cánh), được chia thành hai phân họ: Anophelinae (gồm 3 giống) và Culicinae (gồm 92 giống) [75]. Riêng phân họ Anophelinae Grassi, 1900 hiện nay đã xác định được 547 loài thuộc 3 giống trên thế giới, bao gồm: 1 – Giống Anopheles Meigen, 1818 có 464 loài và hơn 50 thành viên chưa được định danh của các phức hợp loài, chia ra 7 phân giống là Anopheles (189 loài), Baimaia (1 loài), Cellia (217 loài), Kerteszia (12 loài), Lophopodomyia (6 loài), Nyssorhynchus (31 loài) và Stethomyia (5 loài). 2 – Giống Bironella Theobald, 1905: có 8 loài, chia ra 3 phân giống là Bironella (2 loài), Brugella (3 loài) và Neobironella (3 loài). 3 – Giống Chagasia Cruz, 1906: Có 5 loài [75]. Baimai và Green (1984), ghi nhận có 4 dạng của An. maculatus: A, B, C và G [59]. Baimai (1992) cho rằng An. dirus là một phức hợp loài gồm các dạng: A, B, C, D, E và F. Các nghiên cứu di truyền quần thể cũng phát hiện rằng An. dirus là một phức hợp loài, cho đến nay, 7 loài thuộc phức hợp An.dirus đã được ghi nhận: An. dirus A, An. dirus B, An. dirus C, An. dirus D, An. dirus E, An. nemophilous và An. takasagoensis. Sallum (2005) và
- 4 Obsomer (2007) đã làm sáng tỏ phức hợp này, tất cả các loài này đã được mô tả về hình thái, đặt tên chính thức và lập bản đồ phân bố của chúng ở vùng Đông Nam Á: An. dirus (= An. dirus A); An. cracens (= An. dirus B); An. Scanloni (= An. dirus C); An. Baimaii (= An. dirus D); An. elegans (= An.dirus E); An. nemophilous (=An. dirus F) và An. takasagoensis [97]. Harbach, Garros, Manh, Manguin (2007) [74] đã xác định phức hợp Minimus bao gồm 2 loài có tên chính thức An. minimus (loài A) và An. harrisoni (loài C) và một loài có tên gọi chưa chính thức là An. minimus, E. Sukowati, Baimaii và cs (1999) xác định có 3 thành viên trong phức hợp loài An. sundaicus ở Indonexia. Linton và Harbach (2005) đã xác định các thành viên trong phức hợp loài Sundaicus và phân bố của chúng ở khu vực Đông Nam Á [85]. Các vùng địa lý khác nhau có những loài muỗi truyền SR khác nhau. Ở Châu Phi: các véc tơ chính truyền SR là An. gambiae, An. funestus, An. arabiensis; Trung Mỹ: An. albimanus; Nam Mỹ: An. darlingi; Bắc Mỹ: An. quadrimaculatus; Vịnh Ả Rập: An. stephensi; Thổ Nhĩ Kỳ: An. sacharovi; Ấn Độ: An. culicifacies, An.dirus, An. minimus; Trung Quốc: An. anthropophagus, An. dirus, An. minimus; Vùng Trung Á: An. superpictus; Đông Âu: An. messeae; Tây Âu: An. atropavus; Australia: An. farauti; Đông Nam á: An. dirus, An. minimus, An. epiroticus [15]. Dựa trên kết quả nghiên cứu ở nhiều nước khác nhau, Sinka và cs (2012) đã vẽ bản đồ phân bố của VTSR quan trọng trên toàn thế giới [101].
- 5 Hình 1.1. Phân bố các véc tơ sốt rét chính trên thế giới (Sinka, 2012)
- 6 1.1.2. Thành phần loài và phân bố muỗi Anopheles ở Việt Nam Từ đầu thế kỷ XX, đã có nhiều công trình nghiên cứu về muỗi SR tại Việt Nam được công bố. Trong đó, đáng kể nhất là một số công trình của tác giả nước ngoài như Laveran (1901-1904) nghiên cứu về muỗi SR ở Nam Bộ; Bonet (1906) nghiên cứu muỗi SR ở Đông Dương; Staton (1926), Borel (1930), Mesnard (1934) nghiên cứu muỗi ở các đồn điền cao su; Farinaud (1938) nghiên cứu muỗi SR ở đồng bằng Nam Bộ và Côn Đảo. Mathis Legar (1910) đã công bố danh mục 15 loài muỗi tìm thấy ở Việt Nam; Borel (1926) mô tả 13 loài ở Nam Bộ và Trung Bộ. Toumanoff (1936) đã mô tả 19 loài Anopheles; Toumanoff và Hoàng Bích Truyền (1937) công bố về khu hệ Anopheles ở vùng Sapa; Galliard và Đặng Văn Ngữ (1941 - 1946) xây dựng bảng định loại gồm 22 loài (dẫn theo Nguyễn Đức Mạnh, 1988) [26]. Ở miền Nam Việt Nam, năm 1966, Stojanovich và Scott công bố 41 loài Anopheles. Sau 1957, việc điều tra cơ bản về muỗi SR được tiến hành đồng bộ trong cả nước (1976 - 1977). Sau giai đoạn này, đã có nhiều công trình nghiên cứu về khu hệ muỗi SR đã được công bố. Nguyễn Đức Mạnh (1988) nghiên cứu về muỗi SR ở Tây Nguyên [26]; Trương Văn Có (1996) nghiên cứu về muỗi SR ở Trung - Trung Bộ và Tây Nguyên [8]; Hồ Đình Trung (2005) đã thống kê ở Việt Nam phát hiện được 59 loài Anopheles, chưa kể một số là phức hợp loài bao gồm nhiều loài thành viên như: An. maculatus có ít nhất 10 thành viên, An. minimus với 2 loài thành viên [48]. Năm 2008, Viện Sốt rét - KST - CT Trung ương xuất bản bảng định loại muỗi Anophelinae ở Việt Nam bao gồm 64 loài Anopheles [12]. Các loài muỗi Anopheles có tính đa dạng cao về hình thái và đặc biệt, các véc tơ sốt rét chính là thuộc về phức hợp loài hoặc nhóm loài khó hoặc không thể phân biệt được do sự chồng chéo các đặc điểm hình thái. Việc tồn tại các loài đồng hình và sự gối nhau về giới hạn biến dị của các loài trong một nhóm loài hay một phức hợp loài là khá phổ biến. Việc phát hiện và phân loại các loài đồng hình bằng phân tích hình thái là rất khó xác định [1].
- 7 Một số phương pháp định loại phân tử hiện nay đang được sử dụng để phân biệt các loài đồng hình có cùng vùng phân bố cũng như các loài có quan hệ gần gũi có cùng vùng phân bố. Ngô Thị Hương và cs (2004, 2007) [24,25], đã xác định phức hợp Minimus gồm An. minimus và An. harrisoni được tìm thấy cùng phân bố trên diện rộng bao gồm miền Bắc và miền Trung Việt Nam, còn phức hợp Dirus chỉ mới xác định có mặt của An. dirus. Về An. maculatus, Nguyễn Thị Hương Bình (2008, 2009) đã xác định nhóm đồng hình này gồm 14 thành viên, trong đó có 6 loài đã xác định tên như trong bảng định loại muỗi Anophelinae ở Việt Nam năm 2008, còn 08 thành viên khác chưa xác định chính xác vị trí phân loại [1]. Về phức hợp Sundaicus, Nguyễn Đức Mạnh và ctv (2006) đã xác định An. sundaicus ở Nam Bộ chính là An. epiroticus trong phức hợp loài Sundaicus. Nguyễn Đức Mạnh và ctv (2008) [28] đã xác định An. sundaicus ở Cần Giờ có thể là một thành viên mới trong phức hợp loài đồng hình Sundaicus ở Việt Nam. Hiện nay An. minimus được xác định là một phức hợp gồm ít nhất hai loài. Bằng chứng sự tồn tại các loài thành viên trong phức hợp An. minimus là sự khác nhau về các dấu hiệu tập tính, hình thái và di truyền trong nội bộ An. minimus. Tuy nhiên, các dấu hiệu tập tính và hình thái không phải là bằng chứng hiển nhiên về sự tồn tại của các loài đồng hình mà chúng là các chỉ thị đầu tiên gợi ý một loài nào đó có thể là một phức hợp của các loài đồng hình. Ở Việt Nam, bằng kỹ thuật điện di enzym, dựa trên tần số kiểu gen locus Odh, An. minimus được chia thành hai “dạng”: “dạng 1” gồm những cá thể chủ yếu có kiểu gen là đồng hợp tử Odh134/134, “dạng 2” gồm những cá thể có kiểu gen đồng hợp tử Odh100/100. Hai dạng này khác nhau về tập tính: An. minimus “dạng 1” thích đốt người ngoài nhà, trong khi đó An. minimus “dạng 2” thích đốt người trong nhà (Hồ Đình Trung, 1996) )[47]. Hiện nay, với việc áp dụng kỹ thuật phản ứng chuỗi PCR, có thể phân biệt hai loài
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu nuôi cấy tế bào cây nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) và khảo sát khả năng tích lũy một số hợp chất có hoạt tính sinh học của chúng
117 p | 304 | 83
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Tạo dòng chịu hạn và phân lập gen Cystain liên quan đến tính chịu hạn ở cây lạc (Arachis hypogaea L.)
146 p | 204 | 62
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (Penaeus Monodon)
0 p | 223 | 38
-
Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số chỉ tiêu quang hợp và mối tương quan của chúng với năng suất cà phê vối tại Đăk Lăk
127 p | 167 | 30
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu nuôi cấy tế bào cây nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) và khảo sát khả năng tích lũy một số hợp chất có hoạt tính sinh học của chúng
24 p | 190 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Khu hệ Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ở cạn tỉnh Sơn La
222 p | 123 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng và sinh tổng hợp Cyclooligomer depsipeptide của nấm ký sinh côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Copia và Vườn quốc gia Xuân Sơn
218 p | 32 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu khả năng phân hủy hydrocarbon dầu mỏ của một số chủng vi khuẩn tía quang hợp tạo màng sinh học phân lập tại Việt Nam
134 p | 34 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu khả năng phân hủy một số thành phần hydrocarbon có trong nước thải nhiễm dầu của màng sinh học từ vi sinh vật được gắn trên vật liệu mang
129 p | 28 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá Măng sữa Chanos chanos (Forsskål, 1775)
201 p | 33 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu xạ khuẩn sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh thực vật ở Việt Nam
174 p | 56 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu phát triển bộ sinh phẩm multiplex realtime PCR phát hiện một số tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện và khảo sát tính kháng kháng sinh
193 p | 27 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu chế tạo vắc xin tái tổ hợp phòng bệnh do xoắn khuẩn Leptospira interrogans gây ra
136 p | 23 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Tạo dòng chịu hạn và phân lập gen Cystain liên quan đến tính chịu hạn ở cây lạc (Arachis hypogaea L.)
0 p | 137 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La
219 p | 39 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu tạo, nhân phôi vô tính và rễ bất định cây ngũ gia bì chân chim (Schefflera octophylla Lour. Harms)
171 p | 22 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu lên men và thu nhận polyhydroxyalkanoates từ vi khuẩn phân lập ở một số vùng đất của Việt Nam
159 p | 118 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng nấm sợi gây hại trên thấu kính ống nhòm tại Việt Nam
216 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn